Hiện có vài cách lí giải tên gọi Dạ Lang (Ye lang). Mới nhất là cách lí giải của học giả Mỹ Geoff Wade ( 2009) coi gốc của Dạ Lang là Zina, âm Hán cổ Jia lang, là tên gọi một bộ tộc Lô LôDi, từ đó có tên gọi ChinaTrung Quốc. Trong bài này, tôi sẽ đặt tên gọi Dạ Lang trong mối quan hệ tương ứng về mặt ngôn ngữ với một loạt tên gọi tộc người, quốc gia cổ của người Bách Việt ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Việc khám phá các mối quan hệ đó sẽ góp phần làm sáng tỏ những tương đồng giữa các di vật khảo cổ của văn hóa Dạ Lang với văn hóa Đông Sơn. Chúng cũng liên quan với vấn đề nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam, đặc biệt là của tộc người trong sách báo Việt Nam thường gọi là người Việt, nhưng trong bối cảnh thời tiền sử cần phải gọi là người Việt Nam để vừa kết nối vừa phân biệt với người ViệtYuemột khái niệm trong sách báo thế giới chỉ một tộc người, một nước đã xuất hiện trong văn giáp cốt Thương, sau đó chỉ tộc người của hai nước NgôViệt thời Xuân Thu –Chiến Quốc, tiếp đó chỉ một cộng đồng rộng lớn hơn ở Nam Trung Quốc thời TầnHán gồm nhiều nhóm thường được gọi là Bách Việt, vốn là tổ tiên của nhiều tộc người hiện nói tiếng Nam Á, TháiKađai, Nam Đảo, MôngDao, TạngMiến ở Nam Trung Quốc và ĐNA.
Trang 1INTERNATIONAL SEMINAR “ TRACES OF YELANG CULTURE IN VIETNAM”
HANOI; 2nd Nov 2010
Tên gọi Dạ Lang
từ góc độ ngôn ngữ-dân tộc học
Tạ Đức Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á
Hiện có vài cách lí giải tên gọi Dạ Lang (Ye lang) Mới nhất là cách lí giải của học giả Mỹ
Geoff Wade ( 2009) coi gốc của Dạ Lang là Zina, âm Hán cổ Jia lang, là tên gọi một bộ tộc Lô
Lô/Di, từ đó có tên gọi China-Trung Quốc
Trong bài này, tôi sẽ đặt tên gọi Dạ Lang trong mối quan hệ tương ứng về mặt ngôn ngữ với một loạt tên gọi tộc người, quốc gia cổ của người Bách Việt ở Nam Trung Quốc và Việt Nam Việc khám phá các mối quan hệ đó sẽ góp phần làm sáng tỏ những tương đồng giữa các
di vật khảo cổ của văn hóa Dạ Lang với văn hóa Đông Sơn Chúng cũng liên quan với vấn đề nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam, đặc biệt là của tộc người trong sách báo Việt Nam thường gọi là người Việt, nhưng trong bối cảnh thời tiền sử cần phải gọi là người Việt Nam để vừa kết nối vừa phân biệt với người Việt/Yue-một khái niệm trong sách báo thế giới chỉ một tộc người, một nước đã xuất hiện trong văn giáp cốt Thương, sau đó chỉ tộc người của hai nước Ngô-Việt thời Xuân Thu –Chiến Quốc, tiếp đó chỉ một cộng đồng rộng lớn hơn ở Nam Trung Quốc thời Tần-Hán gồm nhiều nhóm thường được gọi là Bách Việt, vốn là tổ tiên của nhiều tộc người hiện nói tiếng Nam Á, Thái-Kađai, Nam Đảo, Mông-Dao, Tạng-Miến ở Nam Trung Quốc
và ĐNA
1 Dạ Lang -Văn Lang
Năm 1918, trong bài viết “Nước Văn Lang”, nhà Hán học Pháp Henri Maspero ( 1918:2)
đưa ra giả thuyết Văn Lang là do các sử gia Trung Quốc, Việt Nam đọc hay chép nhầm Dạ
Lang Ông đưa ra các luận cứ sau:
- Hai chữ Văn và chữ Dạ giống nhau, dễ đọc hay chép nhầm Thực vậy, Thông Điển
(thời Tống) viết: Phong Châu là nước Văn Lang xưa (chú thích ở đó có sông Văn Lãng)
-Trong khi đó, Nguyên Hòa Quận Huyện Chí (cũng thời Tống) quả quyết: Phong Châu là
đất của nước Dạ Lang xưa; ở đó có suối Dạ Lang
-Lãnh thổ nước Dạ Lang (sau là quận Kiện Vi và Thương Ngô), một bên giáp nước Ba, một bên giáp hồ Động Đình Do nhầm Dạ Lang thành Văn Lang, sử Việt cũng chép lãnh thổ Văn Lang như lãnh thổ Dạ lang là tây giáp Ba Thục, bắc đến Hồ Động Đình
Trang 2-Tên Văn Lang không có trong cổ thư, bỗng nhiên xuất hiện vào thời Đường là do một nhầm lẫn khác Sách Lâm ấp ký viết ở nam huyện Chu Ngô, quận Nhật Nam có người Văn Lang, phía nam huyện có sông Văn Lang Khi chép Lâm ấp ký có người chép Chu Ngô thành Thương Ngô, nên các nhà địa lý thời Đường chép sai theo Phần lớn tên các bộ của nước Văn Lang cũng là các tên có từ đời Đường
Maspero là người đầu tiên đã đưa ra mối quan hệ Dạ Lang-Văn Lang về mặt ngôn ngữ Tuy nhiên, luận cứ của ông về việc đọc –chép nhầm chữ Dạ thành chữ Văn, từ đó phủ nhận
sự tồn tại của nước Văn Lang, đã bị nhiều học giả phản bác
Trong một bài viết trước năm 1945, nhà Hán học Việt Nam Nguyễn Văn Tố (1997: 435)
đã vạch rõ: chính các sách Trung Quốc như Thủy Kinh Chú, Thái Bình Ngự Lãm… cũng chép
tên nước Việt Nam cổ là Văn Lang vấn đề là sách Trung Quốc viết các tên gọi Việt Nam phần nhiều viết từ đồng âm, ít khi đúng mặt chữ, như chữ Giao Chỉ viết hai chữ Chỉ khác nhau; sử Trung Quốc viết tên người Trung Quốc ở mối quyển mỗi khác Cụ Tố tin các sử gia Việt Nam chép tên Văn Lang là đúng, bởi Văn Lang là “những người con trai vẽ hay xăm mình”, cũng như Giao Chỉ là “người có hai ngón chân cái giao nhau”.…Thời Vua Hùng đã biết dùng chữ (Hán) Văn Lang, bởi đã biết dùng các chữ Quan Lang, Lạc Hầu, Lạc Tướng, Bồ chính, Phụ Đạo (!?) Cụ cũng cho rằng, truyền thuyết kể lãnh thổ của nước Văn Lang phía tây đến Ba Thục, phía bắc đến hồ Động Đình là sai, là quá sự thực
Cụ Tố chắc đã sai khi cho rằng Văn Lang là tên Hán-Việt thực của nước Việt cổ Nhưng Cụ đã đúng khi coi Văn Lang và Dạ Lang là những tên gọi tương đương trong tiếng Hoa Cần nhấn mạnh là, sử sách Trung Quốc ghi các danh từ của các tộc khác Hoa theo kiểu phiên âm, và cùng một từ có thể được ghi lại bằng âm và viết bằng các chữ khác nhau ở mỗi nơi, mỗi lúc, bởi những người khác nhau Chúng ta biết tên gọi Campuchia đã từng được phiên âm thành các tên Cam Bố Trí/Cam Phá Giá/Giản Phố Trại Tên hồ Po Yang ở Giang Tây
có thể phiên âm thành Bà Dương, Phàn Dương, Phiền Dương, Phồn Dương
Chúng ta biết, việc ghi lại từ ngữ của một ngôn ngữ khác lạ thường có tính lơ lớ na ná Đọc sách báo tiếng Anh ngày nay, đôi khi vẫn thấy có những từ Việt Nam quen thuộc được ghi thành những từ mà ngay người Việt Nam cũng không nhận ra!
Sau Cụ Tố, các học giả R Stein (1947), Gaspadone (1955), Bình Nguyên Lộc (1971) cũng đều bác bỏ quan điểm của Henry Maspero Đáng chú ý là ý kiến của Stein về hiện tượng một loạt tên nước ở Hoa Nam có từ Lang: Bách Lang ở Tứ Xuyên , Dạ Lang ở Quảng Tây , Việt Lang ở Quảng Đông và Văn Lang ở Việt Nam Ông cho biết Hậu Hán Thư cũng nói đến
”người man di Dạ Lang ở biên giới phía nam Cửu Chân, Nhật Nam” và truyền thuyết Việt Nam
có kể đến một người Việt Nam đã dựng lên một nước nhỏ mang tên Dạ Lang bên bờ sông Mã Chưa hết, ở Quảng Trị vào thời Hán có một con sông mang tên Dạ Lang, sau là sông Hằng Giang Trong khi đó, (dẫn theo Bình Nguyên Lộc : 1971:774)
Từ nhận xét của Stein, một loạt câu hỏi mới lại được đặt ra: phải chăng các tên gọi
Bách Lang ( Po/Bo/Bai Yang) và đặc biệt Việt Lang (Yue Lang) cũng có quan hệ cội nguồn với Văn Lang ( Wen Lang) và Dạ Lang ( Ye Lang)? Từ Lang ở đây có ý nghĩa gì? Phải chăng các
nước đó được tạo nên bởi những nhóm người có cùng nguồn gốc? Truyền thuyết Việt Nam kể
về một nước Văn Lang có lãnh thổ ở hầu khắp vùng Nam Dương Tử, và sử Trung Quốc từng
kể vua Dạ Lang ( và cả vua Điền) hỏi sứ giả Hán nước Dạ Lang ( hay nước Điền) và nước Hán, nước nào rộng hơn, từ đó, đã có câu thành ngữ “Dạ Lang tự đại” Nhưng nếu hai tên gọi
Trang 3Văn Lang –Dạ Lang là hai từ cùng gốc, thì phải chăng câu hỏi đó của vua Dạ Lang là có cơ sở trong mối liên hệ sâu sa với “nước” Văn Lang? Người/nước Dạ Lang ở Thanh Hóa liệu có quan hệ cội nguồn với người hay nước Dạ Lang ở Quí Châu?
2 Văn Lang -Việt Thường
Trong một bài viết cũng trước năm 1945 về nước-người Việt Thường, Cụ Tố (1997:440) lại cho rằng Việt Thường cũng là tên của người Trung Quốc gọi nước Văn Lang, nhưng chủ yếu dựa vào suy luận: sử Trung Quốc ghi việc nước Việt Thường sai sứ sang Trung Quốc; sử Việt Nam ghi Việt Thường là một bộ của nước Văn Lang; việc cử sứ sang Trung Quốc là việc của nước Văn Lang mà sử Trung Quốc gọi là Việt Thường
Không nói rõ, nhưng có vẻ Cụ Tố cũng ngầm lưu ý sự gần gũi về âm giữa Văn Lang và Việt
Thường trong tiếng Hoa (Wen Lang- Yue Shang).
Không cần phải có những phục dựng từ nguyên mà mỗi nhà ngôn ngữ học lịch sử có thể đưa ra những dạng khác nhau cho cùng một từ, sự gần gũi giữa hai tên gọi trên về âm, và đặc biệt sự tương ứng về chức năng: tên nước đủ cho chúng ta cảm nhận mối liên hệ cội nguồn của chúng
Chuyện nước Việt Thường ở Nam Giao Chỉ cống chim trĩ cho nhà Chu lần đầu tiên xuất hiện trong Trúc Thư, Thượng Thư ( thế kỷ 3 TCN), sau đó được nhiều sách chép lại, nhưng với những chú thích về vị trí của nước Việt Thường rất khác nhau
Thủy Kinh Chú ( thế kỷ 6), Cựu Đường Thư (thế kỷ 10) viết: Việt Thường là tên một huyện
ở quận Cửu Đức ( Hà Tĩnh), nơi vào thời Ngô ( thế kỷ 3), có suối Việt Thường
Lương Thư (thế kỷ 6), Minh Sử (thế kỷ 14) viết: nước Việt Thường xưa trên đất Lâm Ấp, Chiêm Thành sau này, tức vùng đất Quảng Bình-Quảng Trị
Đại Việt Sử Lược (thời Trần), Khâm định Việt sử (thời Nguyễn) lại viết: An Dương Vương xây Loa Thành ở đất Việt Thường
Một số sách thời Tống và Thanh còn ghi chuyện nước Việt Thường dâng cho Đế Nghiêu rùa thần nghìn tuổi, trên lưng rùa có chữ khoa đẩu, đưa nước Việt Thường về tận thời nhà Hạ
Có thể thấy, cùng với thời gian, tên gọi Việt Thường di chuyển dần từ Bắc xuống Nam Sách Lĩnh Nam Chích Quái có truyện kể việc nước Việt Thường cống chim trĩ khá cụ thể:
Đời vua Chu Thành Vương, Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là người Việt Thường đem chim bạch trĩ sang cống… Chu Công hỏi: "Người Giao Chỉ cắt tóc ngắn, xăm mình, để đầu trần, đi chân đất, nhuộm răng đen là cớ làm sao?" Sứ đáp: "Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng Xăm mình để giống hình vua rồng bơi lội dưới sông, giao long không làm hại Đi chân đất để tiện leo cây Cày bằng dao, trồng bằng lửa Để đầu trần cho khỏi nóng bức Ăn trầu cau để khỏi hôi mồm cho nên răng đen "…
Trong đoạn trên, đáng chú ý là các chi tiết Hùng Vương vốn là vua nước Văn Lang lại sai bề tôi xưng là người Việt Thường, tức người Việt Thường là người nước Văn Lang Chu Công hỏi sứ giả Việt Thường về người Giao Chỉ, tức người Việt Thường là người Giao Chỉ; người Việt Thường có tục cắt tóc ngắn, xăm mình hình rồng, ăn trầu cau như người Bách Việt
Trang 4Về mối quan hệ Giao Chỉ -Việt Thường, Đại Việt Sử Ký ToànThư giải thích: “ Bách Việt
thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy Từ đời Chu Thành Vương (1063-1026) (Giao Chỉ) mới gọi là Việt Thường (Thị), tên Việt bắt đầu có từ đấy”
Ở đây, chúng ta lại thấy có mối liên hệ giữa Bách Việt-châu Dương-Giao Chỉ-Việt Thường Chúng ta biết, châu Dương tương ứng với vùng hạ lưu Dương Tử bao gồm các tỉnh: Giang Tây, Chiết Giang, An Huy, Giang Tô ngày nay, đó cũng là địa bàn của hai nước Ngô Việt thời Xuân Thu-Chiến Quốc có cùng cư dân là người Việt
Như vậy, càng xa xưa, vị trí nước Việt Thường lại càng xa về phía bắc Vậy nước Việt Thường có từ bao giờ, ở đâu?
3 Việt Thường=Việt Chương
Bàn về nước Việt Thường, trong cuốn “Nguồn gốc dân tộc Việt Nam” xuất bản năm
1950, nhà bác học Đào Duy Anh (1950:19) nêu giả thuyết : tên Việt Thường vốn có từ xưa, nước Việt Thường đã có từ thời Thương, trên đất cũ của nước Tam Miêu, ở khoảng giữa hồ Động Đình và hồ Phiên Dương Lãnh thổ của Việt Thường thuộc châu Kinh và châu Dương Trung tâm của nước Việt Thường là xứ Việt Chương (trong tiếng Hoa Việt Chương=Yue Zhang đồng âm với Việt Thường=Yue Chang).…Nước Việt Thường suy từ khi nước Sở thành lập ở vùng Hồ Bắc và Hồ Nam (thế kỷ 12), lúc đầu mất phần đất phía tây, đến đời Hùng Cừ, đất Việt Chương ở vùng hồ Phiên Dương mất nốt Mối quan hệ giữa người Giao Chỉ và người Việt Thường không rõ ràng nhưng cả hai đều là người Việt và khi tên Việt Thường xuất hiện thì tên Giao Chỉ không còn
Trong giả thuyết trên, rất đáng chú ý là việc xác định lãnh thổ của Việt Thường thuộc châu Kinh và châu Dương, gợi tới nước Xích Quỉ của Kinh Dương Vương trong truyền thuyết
Họ Hồng Bàng Việc đồng nhất Việt Thường-Việt Chương dựa trên mối quan hệ đồng âm
Tuy nhiên, trong cuốn “Lịch sử cổ đại Việt Nam” xuất bản năm 1957, tái bản các năm
2006 và 2010, Cụ Đào lại đưa ra và nhất trí với một giả thuyết khác của Lê Chí Thiệp, theo đó: nước Việt Thường ghi trong thư tịch xưa chỉ thuộc châu Dương, là đất Việt Chương thời Sở, quận Dự Chương thời Hán Như vậy, so với giả thuyết đưa ra năm 1950, lãnh thổ của nước Việt Thường bị thu hẹp, chỉ ở châu Dương và đúng hơn chỉ ở vùng đất Nam Xương, Giang Tây ngày nay
Cụ Đào cũng cho hay: "Sách Điền Hệ của Súy Phạm viết một tộc thiểu số ở Vân Nam tên là Sản Lý hay Xa Ly có truyền thuyết kể đời Chu Thành vương họ sai sứ giả đến triều cống, khi về được Chu công cho xe chỉ nam, vì thế họ lấy tên là Xa Lý Lại có một tộc khác là Lão Qua (Lào) có truyền thuyết kể ở thời Chu, tổ tiên của họ ở nước Việt Thường Sách Điền nam tạp chí thì nói Miến Điện là nước Việt Thường xưa… Nước Việt Thường của người Việt ở miền nam Dương Tử là một nước có thực, vì thế một số tộc người, trong đó có người Việt Nam, vẫn còn ghi nhớ coi đó là nước tổ của mình
Cần nói thêm ở đây là: các tên gọi Sản Lý/Sa Ly là tên Hán-Việt của tộc Ss-va hay Va/Lava/Kala -ở Vân Nam, Myanma cũng như các tên gọi Lão Qua/ Lào đều là những biến thể của tên gọi Lava mà tôi đã chứng minh là tương ứng với Lạc Việt
Trang 5Chúng ta hiểu, vì những lý do nhất định về cả khoa học và chính trị, ở Việt Nam, cả hai giả thuyết trên của Đào Duy Anh đều chìm trong quên lãng.Tại Trung Quốc, một số học giả đã phản bác giả thuyết của Đào Duy Anh và chứng minh nước Việt Thường thực sự hoặc ở châu Phi (?), hoặc ở Lào và Miến Điện
Gần đây, học giả người Hồ Nam Hà Quang Nhạc ( 1989), chủ yếu dựa trên cứ liệu ngôn ngữ về địa danh, tộc danh cho rằng người Việt Thường có gốc từ Sơn Đông, nước Việt
Thường thời Chu là ở Tương Tây, Hồ Nam Trong thời Xuân Thu-Chiến Quốc , người Việt Thường thiên di đến Trung Bộ Việt Nam, sau đó tới Lào, Thái Lan
Dù thế nào, những phát hiện khảo cổ học gần đây đã rọi những tia sáng mới vào các giả thuyết của Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh và Hà Quang Nhạc
4 Việt Chương= Dự Chương= Chương=Dương Việt
Cũng theo Hà Quang Nhạc (2005:248-58) trong thư tịch và địa danh, Việt Chương cũng được gọi là Chương (Zhang), Dự Chương ( Yu Zhang) hay Dương Việt ( Yang Yue) Người Việt Chương là một nhánh của người Dương Việt, và là nhóm Bách Việt ở xa nhất về phía bắc
Tên gọi Việt Chương thường được gắn với một đoạn trong Sử Ký của Tư Mã Thiên viết
về việc vua Sở Hùng Dịch, vào thế kỷ 9 TCN, đánh Dương Việt, phong cho con út Hùng Chấp làm Việt Chương Vương
Tuy nhiên, về địa vực của nước Việt Chương, các học giả Trung Quốc có 3 quan điểm khác nhau
- Việt Chương là vùng phía nam sông Hoài, vùng hồ Bà Dương, miền tây An Huy
- Việt Chương là vùng Đan Dương bên sông Hán, tức huyện Đương Đồ, An Huy
- Việt Chương nằm ở đông sông Hán, bắc và nam sông Dương Tử, nam sông Hoài, tức huyện An Lục, Hồ Bắc Đây là đất gốc của người Việt Chương, là nơi lập nước Việt Chương Tại phía đông An Lục có núi Chương, sông Chương Núi Chương còn gọi là núi Dự Chương Đất Dự Chương ở An Lục chính là nơi quân Ngô và Sở giao chiến ( năm 509, Sở đánh Ngô, Tôn Vũ đem quân đón dánh ở Dự Chương, đập tan quân Sở) Sau này, người Việt Chương mới đi xuống vùng Nam Xương, bắc Giang Tây
Đáng chú ý là tại vùng bắc Giang Tây có sông Cám, tên cổ là Dự Chương hay Chương, cho thấy đây đúng là đất của người Chương/ Dự Chương xưa Cần nhấn mạnh là, có một hiện tượng khá phổ biến ở Nam Trung Quốc-Việt Nam : tên sông, suối được đặt theo tên tộc người sống gắn với dòng sông/suối đó
Tuy nhiên, về nước Việt Chương hay Việt Thường, các tư liệu cổ sử và địa danh không thể đưa chúng ta đi xa hơn May mắn, chúng ta đã có các phát hiện khảo cổ học với các bằng chứng rất thuyết phục trong thời gian gần đây
Trang 65 Văn hóa Ngô Thành và nước Việt Chương/Việt Thường
Các khai quật khảo cổ từ năm 1973 ở hai di chỉ Ngô Thành và Tân Can ở bắc Giang Tây đã cho thấy đó là nơi có sự bành trướng xa nhất về phía nam của văn hóa Nhị Lý Cương của nhà Thương Nói một cách khác, đó là một thuộc địa của nhà Thương, nơi nhà Thương đưa quan quân đến cai trị nhằm khai thác các mỏ kim loại ở Nam Dương Tử, đặc biệt là mỏ đồng Đồng Lĩnh ở Thụy Chương, Giang Tây
Di chỉ Ngô Thành là di chỉ thời Thương đầu tiên có qui mô tương đối lớn (400 ha/4 km2).được phát hiện ở Nam Dương Tử Văn hóa Ngô Thành được chia làm ba giai đoạn, tương ứng với các giai đoạn Nhị Lý Cương (1600-1400 TCN), Ân Khư (1400-1100 TCN) và đầu Tây Chu (1100-1000 TCN)
Vào giai đoạn 2, Ngô Thành đã phát triển thành một trung tâm lớn mạnh trong vùng với một tòa thành rộng 61 ha với các lò gốm, lò nấu quặng, lò đúc đồng, đền đài, nhà cửa, đường
xá, kho tàng mộ táng
Đặc biệt, đã phát hiện trên đồ đồng đồ gốm Ngô Thành 66 chữ, có 6 chữ được đoán là chữ số, các chữ khác chưa được giải mã Khác với các chữ trên đồ gốm thời Đá Mới, chữ Ngô Thành có các câu khá dài (gồm 12 chữ ) Nhiều chữ giống chữ văngiáp cốt Thương, các chữ khác chưa từng thấy ở đâu Có giả thuyết người Ngô Thành đã bảo lưu và phát triển một dạng chữ có cội nguồn từ các văn hóa Đại Khê -Lương Chử
Năm 1989, các nhà khảo cổ lại phát hiện ra một ngôi mộ lớn có niên đại cuối thời Thương tại Tân Can, cách Ngô Thành 20 km Trong mộ có tới 1900 đồ tùy táng, trong đó có
480 đồ đồng,1,072 đồ ngọc, còn lại là đồ gốm Đồ gốm Tân Can hoàn toàn giống đồ gốm Ngô Thành về chất đất, loại hình, màu men, hoa văn và các ký hiệu Cho đến nay, mộ Tân Can là
mộ có nhiều đồ tùy táng thứ nhì thời Đồ Đồng ở Trung Quốc, chỉ đứng sau mộ Phụ Hảo, vợ vua Thương Vũ Đinh
Điều cần nhấn mạnh là mộ Tân Can là dạng mộ gò, tức dạng mộ đặc trưng của người
Bách Việt
Theo học giả Mỹ Bagley (1999: 173-74) “Sự phân bố rộng các đồ đồng có chất lượng cao, đặc điểm lạ cho phép khẳng định Ngô Thành là quê hương của một nền văn minh riêng biệt với hiện vật tiêu biểu là những chiếc não, bạt cỡ lớn ….Đồ đồng ở Tân Can với các đồ đẹp nhất có hoa văn hay hình dáng không kém gì đồ đồng phương bắc cho thấy người ở đây đã làm chủ hoàn toàn các kỹ thuật đúc đồng Rõ ràng, Ngô Thành và Tân Can là những dấu tích của một nhà nước với thành quách và mộ táng của vua chúa …Văn hóa Ngô Thành là một câu trả lời mạnh mẽ đối với sự bành trướng của văn hóa Nhị Lý Cương (tức văn hóa Thương) Rõ ràng, xã hội đã tiếp nhận sự tác động của văn hóa Nhị Lý Cương ở đây đã có một tầng lớp lãnh đạo đủ thế đủ lực để cung cấp nguyên liệu cho nghề luyện kim ở qui mô lớn và nuôi nấng những thợ đúc lành nghề, nắm vững các kỹ thuật đúc phức tạp”
Học giả Mỹ Warner (1993:21) cũng nói đến một “nền văn hóa cao” hay “văn minh” Ngô Thành với nghề đúc đồng, thành thị và chữ viết
Trang 7Vấn đề ở đây là, Ngô Thành cũng nằm đúng ở khoảng giữa hồ Động Đình và hồ Bà Dương, đúng như giả thuyết đầu) và cũng không xa huyện Nam Xương, như giả thuyết sau của Đào Duy Anh về địa bàn nước Việt Thường
Tư liệu khảo cổ cũng cho thấy vào cuối thế kỷ 13 TCN, Bàn Long Thành ở vùng sông Hán, Hồ Bắc, một vùng đất bị cả nhà Hạ và nhà Thương chiếm đóng và biến thành một trung tâm kiểm soát việc khai thác, vân chuyển nguyên liệu đồng, thiếc từ vùng Nam Dương Tử về phía bắc bị rời bỏ không người ở
Hai nhà khảo cổ học Li Liu và Xingcan Chen (2003:126) cho rằng hoặc cư dân Bàn Long Thành tiếp tục thiên di về phía nam tới vùng Ngô Thành, hoặc cư dân Ngô Thành đã hủy diệt Bàn Long Thành
Chúng ta có thể đoán cư dân ở Bàn Long Thành và Ngô Thành cùng là người Việt Chương/Việt Thường Tư liệu khảo cổ trên cũng phù hợp với tư liệu ngôn ngữ của Hà Quang Nhạc, theo đó, người Việt Chương ở Nam Xương, gần Ngô Thành là di dân từ vùng đông sông Hán Hồ Bắc chuyển xuống
Sự phổ biến của dạng mộ gò đặc trưng của văn hóa Bách Việt từ Ngô Thành đến vùng Giang Tô, Chiết Giang cho thấy người Việt ở Ngô Thành có quan hệ cội nguồn với người Việt ở hai nước Ngô, Việt
Cần nhấn mạnh ở đây là có sự tương ứng về âm giữa từ Yu (trong Yu chang=Dự Chương) với Yu (trong Yu Yue=Ư/Vu Việt), với Wu=Ngô Các học giả Trung Quốc cũng coi văn hóa Ngô Thành thực chất là văn hóa sớm của nước Ngô
Tóm lại, mối tương quan Việt Chương-Dự Chương và các di tích thành quách, mộ táng
ở Ngô Thành, Tân Can cho thấy Ngô Thành rất có thể là kinh đô của nước Việt Chương /Việt Thường thời Thương-Chu
Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là mối liên hệ về văn hóa-tộc người giữa người Việt Chương với các nhóm Việt khác ở vùng Dương Tử
6 Việt Chương –Nhạc Dương-sông Tương
Năm 2000, các nhà khảo cổ học Trung Quốc phát hiện ra di chỉ Đồng Cổ Sơn tại Nhạc Dương, Hồ Nam những đồ đồng được định niên đại khoảng 1500 TCN, là đồ đồng sớm nhất ở
Hồ Nam Các di vật sớm ở đây cũng mô phỏng đồ Thương, nhưng các di vật muộn hơn cho thấy sự trỗi dậy của văn hóa bản địa-được coi là văn hóa Việt
Nhạc Dương nằm bên hồ Động Đình, nơi đổ về của sông Tương, một nhánh của Dương Tử nhưng bắt nguồn từ Quảng Tây chảy lên phía bắc, qua Hồ Nam Sông Tương được coi là sông Mẹ của Hồ Nam Hồ Nam cũng gọi là tỉnh Tương Sông Tương cùng với sông Nguyên là những con đường chính nối trung lưu Dương Tử với Châu Giang-Quảng Đông-Quảng Tây-Bắc Việt Nam Vùng lưu vực sông Tương-Nguyên được coi là đất cổ của người Lạc Việt ( Lạc Việt chi cổ địa)
Trang 8Đáng chú ý ở đây là các tên gọi Nhạc Dương (Yue Yang), Tương ( Xiang) và Nguyên ( Yuan) cũng khá gần gũi với Việt Chương/Dương ( Yue Chang/Yang)
Được biết, Nguyên cũng là một tên gọi của sông Hồng Liệu có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Năm 2003, các nhà khảo cổ lại phát hiện di chỉ Tạo Thị ở quận Thạch Môn, thành phố Thường Đức nằm bên sông Lễ, một nhánh khác của Dương Tử cũng chảy vào hồ Động Đình Đây được coi là di chỉ văn hóa Đồ Đồng lớn nhất thời Thương ở Hồ Nam ( 7 ha) Đặc biệt ở đây đã phát hiện được lò và khuôn đúc đồng cùng với những đồ gốm mang phong cách Việt có niên đại cuối thời Thương
Các đồ đồng ở Đồng Cổ Sơn không có gì đặc biệt, nhưng tên gọi Đồng Cổ Sơn-Núi Trống Đồng lại rất đáng quan tâm Đó là vì vào năm 1977, tại Sùng Dương, tỉnh Hồ Bắc, một nơi nằm cách Nhạc Dương không xa, người ta đã tìm thấy một chiếc trống đồng được gọi là trống đồng Sùng Dương (Chong Yang) Các nhà khảo cổ học Trung Quốc cho biết, nơi tìm ra trống không hề có mộ táng, kho tàng, cũng chẳng có các di vật hay tầng văn hóa liên quan Họ đoán: chiếc trống này có thể đã được đưa từ nơi khác đến để dùng trong chiến trận liên quan đến cuộc chinh phạt Kinh-Sở của vua Thương Vũ Đinh (1250-1192 TCN)
Học giả Mỹ Bagley (1999:150), một chuyên gia về khảo cổ học thời Thương xác định trống Sùng Dương thuộc các đồ đồng được đúc ở vùng trung lưu Dương Tử, nam Hồ Bắc, bắc
Hồ Nam Dựa trên phong cách hoa văn, ông cho nó niên đại khoảng thế kỷ 14-13 TCN
Học giả Đức U Theobald ( 2000) nhấn mạnh: những trống đồng lớn như trống Sùng
Dương cũng như những chiếc não từ di chỉ Ninh Hương, Hồ Nam có kích thước cực kỳ lớn (
như chiếc não- voi cao 103 cm, nặng 215,5 kg), so với những chiếc não ở mộ Phụ Hảo ( vợ vua Thương Vũ Đinh/Cao Tôn) và “ chưa từng thấy ở phương Bắc”
Cần nhấn mạnh, trống đồng Sùng Dương –đúc mô phỏng dạng trống da có hai mặt kín-hình thùng- chính là dạng trống đồng đầu tiên của người Bách Việt ở Nam Trung Quốc Chúng
ta có thể chứng minh những tương đồng về mặt chức năng, tính biểu tượng giữa trống đồng Sùng Dương với trống đồng Đông Sơn, đặc biệt mối liên hệ về lịch sử-văn hóa giữa trống đồng Sùng Dương với truyền thuyết Thánh Dóng
Chưa hết, các tư liệu khảo cổ cũng cho thấy có sự liên kết thống nhất về văn hóa-tộc người của các nhóm Việt vùng trung và hạ lưu Dương Tử ( tức hai châu Kinh Dương) với các các nhóm Việt ở xa hơn về phía bắc vùng sông Hán, sông Vị Điều này được thể hiện qua sự tương đồng giữa những mặt nạ đồng ở Tân Can với các mặt nạ đồng ở Thành Cố, Lão Ngưu Pha (Thiểm Tây), Tam Tinh Đôi (Tứ Xuyên) trong đó Lão Ngưu Pha, dựa trên tư liệu khảo cổ chính là kinh đô của nước Việt được ghi nhận trên văn giáp cốt Thương
Theo học giả Cao Sĩ Kỳ (1992:262), nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Nam: đa số các học giả Trung Quốc đều nhất trí coi những chiếc não bạt bằng đồng thời Thương-Chu được tìm thấy ở các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây là những nhạc cụ đặc trưng của người Việt ở Nam Trung Quốc và do người Việt đúc Não xuất hiện đầu tiên ở Tân Can, Giang Tây, và sau đó, ở nam Hồ Bắc, bắc Hồ Nam
Trang 9với số lượng nhiều hơn, kích cỡ lớn hơn Cho đến năm 1992, nơi phát hiện nhiều não bạt nhất
ở Nam Trung Quốc ( 21 trong tổng số 73 chiếc) là Ninh Hương, một di chỉ cũng nằm bên bờ sông Tương ở Hồ Nam
Cao Sĩ Kỳ cũng chứng minh một loại chuông phổ biến thời Tây Chu gọi là chuông dũng
(chuông có cán hình ống), trước thường được coi là có nguồn gốc từ một dạng não nhỏ ở phía
bắc, nhưng đúng ra là từ dạng não lớn phương nam
Một nguồn tư liệu cho biết tại vùng bắc và đông bắc hồ Động Đình xưa có một loại
chuông dũng được gọi là “chuông sấm”, thể hiện mối quan hệ của nó với thần sấm-thần
mưa-rồng
Học giả Mỹ Fankenhousen (1993:139) cho rằng não phương nam mô phỏng não
phương bắc, nhưng có một chức năng tín ngưỡng rất khác Người ta có thể đánh nó để tập hợp mọi người, mời gọi hồn ma, hay phát ra tiếng nói của thần linh
Rõ ràng, chức năng của não, chuông dũng khá gần gũi với các chức năng của trống
đồng Đông Sơn sau này
Học giả Mỹ Bagley (1999:210) coi những chiếc não bạt cỡ lớn là hiện vật đặc trưng, thể
hiện sự thống nhất về văn hóa của vùng trung và hạ lưu Dương Tử Chúng có vai trò then chốt
trong các nghi lễ ở phương nam tương tự như các đồ đựng bằng đồng ở phương bắc
Về đồ đồng Hồ Nam, Bagley nhận xét: Kiểu cách chôn cất, chủng loại, kích cỡ dị
thường, hình dáng và hoa văn khác lạ, tất cả cho thấy một nền văn minh khác hẳn văn minh Thương…Nếu hiểu biết của chúng ta về văn minh Dương Tử dựa trên các đồ đồng hơn là trên các thành quách, nếu ở Hồ Nam chúng ta không có di chỉ thành thị nào có thể so sánh với An Dương thì đó chỉ là hàng chục năm nay An Dương là trung tâm của các cuộc điều tra-khai quật khảo cổ học còn Hồ Nam thì không Ngay cả những bằng chứng được phát hiện ngẫu nhiên cũng đủ để xác lập sự có mặt ở phương nam những trung tâm văn minh với những mối quan
hệ xa rộng…”
Quan điểm của Bagley đã được những phát hiện khảo cổ học gần đây ở Trung Quốc bước đầu chứng thực
Năm 2004, tại di chỉ Thán Hà Lý, Ninh Hương, Hồ Nam, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích tường, hào, nền cung điện của một tòa thành cùng với 7 ngôi mộ của tầng lớp trên có nhiều đồ đồng và đồ ngọc được xác định niên đại thời Tây Chu
Có thể, một nước của người Việt ở Hồ Nam thời Tây Chu với kinh đô ở Ninh Hương đã phát triển từ một nước Việt thời Thương có trung tâm ở Nhạc Dương
Dựa trên tư liệu khảo cổ, có thể thấy vào giữa thời Thương, hầu hết các điểm ở vùng trung tâm của nhà Thương như Trịnh Châu, Yến Sư, Đồng Long Sơn, Đông Hạ Phùng…đều bị rời bỏ, đồng thời với sự phát triển của một loạt trung tâm ở xa hơn về phía bắc Điều đó cho thấy có sự di dân Thương về phía bắc, tương ứng với việc sử ghi năm 1300 TCN, vua Thương Bàn Canh chuyển đô từ Trịnh Châu về Ân Khư-An Dương ( từ đó có tên gọi nhà Ân) Mặt khác,
Trang 10các trung tâm của người Bách Việt như Ngô Thành, Ninh Hương, Lão Ngưu Pha, Tam Tinh Đôi
đã phát triển với những yếu tố văn hóa kết hợp nhưng đậm bản sắc phương Nam
Về hiện tượng này, học giả Mỹ Keightly (1999) nhận xét: nhà Thương đã thành nạn nhân cho chính sự thắng lợi của mình: sự bành trướng về chính trị và văn hóa của nhà Thương
đã kích thích sự ra đời của các nhà nước có dùng đồ đồng ở vùng Dương Tử Tầng lớp thống trị địa phương nhờ có thế lực kinh tế-chính trị ngày càng cao, tinh thần độc lập ngày càng mạnh, có lẽ đã liên kết lại để dành độc lập, dẫn đến sự khủng hoảng và tan rã của đế quốc Thương
Trên cơ sở đó, chúng ta trở lại với tên gọi Văn Lang
7 Từ gốc của tên gọi Văn Lang?
Về từ gốc của tên gọi Văn Lang , cho đến nay, có 3 giả thuyết đáng chú ý
-Bình Nguyên Lộc (1971), với mục đích chứng minh “Người Việt có nguồn gốc Mã Lai” nên coi từ gốc của Văn Lang là từ Mã Lai chỉ cau là pinang, phiên âm Hán-Việt là tân lang hay
binh lang, là vật tổ của người Văn Lang cũng như một nhóm Chăm sau này
-Trần Quốc Vượng (1973) cũng cho rằng từ gốc của Văn Lang là một từ Việt cổ chỉ vật
tổ, và ông chọn từ mlang chỉ chim ưng/ đại bàng, trong mối liên hệ với Mê LInh-nơi dựng cờ
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
-Riêng nhà ngôn ngữ học Hoàng Thị Châu (1969) chứng minh tên gọi Văn Lang có họ
hàng với orang-môt từ Nam Đảo chỉ Người sau mở rộng thành từ chỉ nước
Có thể thấy, điểm chung và là điểm hợp lý của các giả thuyết trên là truy từ gốc của Văn Lang trong tiếng Bách Việt cổ Tiếng Việt Nam hiện được khẳng định là một ngôn ngữ Nam Á,
vì thế, đó phải là một từ trong ngôn ngữ Mẹ của cả tiếng Nam Á và Nam Đảo Học giả Đức Wilheim Schmidt (1906) gọi đó là siêu hệ Nam Phương (Austric) Học giả Mỹ Benedict ( 1975),
mở rộng siêu hệ Nam Phương gồm cả tiếng Thái-Ka đai và Mông-Dao, gọi đó là siêu hệ Nam Thái (Austro-Tai) Các nhà ngôn ngữ học, cho đến nay, người ủng hộ, người bác bỏ sự tồn tại của hai siêu hệ trên Có người còn đưa một giả thuyết về siêu hệ Đông Á, bao gồm thêm tiếng Hoa
Từ góc độ nghiên cứu của mình, tôi ủng hộ thuyết Nam Thái của Benedict
Về từ gốc của Văn Lang, tôi cũng ủng hộ giả thuyết của Hoàng Thị Châu, coi từ gốc của Văn Lang là từ chỉ Người, sau thành tên tự gọi tộc người, sau thành từ chỉ nước Đó là một hiện tượng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và hiện còn thấy rõ ở ĐNA lục địa: người Việt/Việt Nam-nước Đại Việt-Việt Nam, người Thái-nước Sukhothai-Thailand, người Lào-nước Lão Qua-Lào, người Chăm-nước Champa…Với trường hợp người Khmer-nước Campuchia, cũng có thể chứng minh tên gọi Khmer có họ hàng với tên gọi Khmu, với các biến thể:
Kumhmuq/Khamu/Khamouk/Kemu, tương ứng với Kambu/Kampu