1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện chiêm hoá tỉnh tuyên quang

104 433 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 774,27 KB

Nội dung

Tuy nhiên do quá trình phát triển kinh tế cũng đã bộc lộ những hạnchế nhất định nh: nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc mangnặng dấu ấn của nền kinh tế tự nhiên, năng suấ

Trang 1

Lời nói đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Huyện chiêm hoá là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang.Đây

là một huyên có nhiều đặc thù và là huyện có nhiều tài nguyên phong phú

và vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội Huyện Chiêm Hoá đã cónhững bớc tiến dài và có những thành tựu nổi bật đặc biệt là đời sống nhândân đợc nâng cao, công bằng xã hội đợc duy trì ổn định ,

Tuy nhiên do quá trình phát triển kinh tế cũng đã bộc lộ những hạnchế nhất định nh: nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc mangnặng dấu ấn của nền kinh tế tự nhiên, năng suất cây trồng vật nuôi, năngsuất lao động và hiệu quả kinh tế thấp- cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tỷtrọng sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng sản xuất dịch vụ thấp, các nhu cầu cầnthiết cho đời sống nhân dân cha đợc đảm bảo, văn hóa- xã hội cha pháttriển, trình độ dân trí thấp Đúng nh nhận định nghị quyết trung ơng 5 (khoáVII) : cơ chế quản lý chính sách của nhà nớc để phát triển cha phù hợp, lợiích của ngời lao động cha đợc đảm bảo, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nôngthôn cha thoát khỏi độc canh và thuần nông, chăn nuôi cha phát triển manh,lâm nghiệp nặng về khai thác để lại hậu quả năng nề (lũ lụt) rừng trồng vàbảo vệ rừng cha thành ngành kinh doanh làm giàu cho ngời lao động côngnghiệp, thơng nghiệp dịch vụ nông thôn cha phát triển, các ngành côngnghiệp xây dựng, giao thông vận tải, thơng nghiệp dịch vụ chuyển hớngchậm Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các xã vùng sâu vùng xa Vìvậy trong chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện thìchúng ta thấy qua quá trình phát triển huyện Chiêm Hoá còn gặp nhiều khókhăn, nên vấn đề phát triên kinh tế - xã hội trở nên hết sức cấp thiết và đặcbiệt quan tâm hơn để góp phần cải thiện mức sống của nhân dân ,giảm mứcnghèo đói, chính vì những lẽ đó mà em tiến hành chọn nghiên cứu đề tài :

"Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang" Đây là vấn đề có ý

nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học với những vấn đề thực tiễn, cấp bách

đang đợc đặt ra trong phát triển kinh tế Tuyên Quang nói chung và huyênChiêm Hoá nói riêng

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài :

Trang 2

Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá một số vấn đề lý luận

và phơng pháp luận để xem xét đánh giá vấn đề phát triển kinh tế chuyểndịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá

Phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế và xoá đói giảmnghèo ở huyện Chiêm Hoá và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

Từ đó rút ra những mặt đạt đợc, những mặt hạn chế và những vấn đề đặt racần giải quyết Trên cơ sở đó đa ra những phơng hớng và những giải phápchủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyệnChiêm Hoá

3 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :

Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất, thực trạng đời sốngcủa dân c, điều kiệt sản xuất và phơng hớng phát triển sản xuât ở huyệnChiêm Hoá

t-5 Kết cấu của đề tài :

Chơng I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế và

xoá đói giảm nghèo trong nông thôn

Chơng II: Thực trạng đói nghèo và xoá đói giảm nghèo trong nông

thôn huyện Chiêm Hoá

Chơng III: Phơng hớng và những giải pháp cơ bản thúc đẩy kinh tế

và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá

Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo :PGS.TS Hoàng Việt và sự nỗlực của bản thân, luận văn đã đợc hoàn thành Tuy nhiên do khả năng cóhạn, thời gian thực tập ngắn nên chắc chắn luận văn còn nhiều hạn chế, emmong đợc sự góp ý thêm của các thầy, Cô giáo và các bạn đọc

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hớng dấn : PGS.TS HoàngViệt và các thầy cô giáo trong khoa KTNN-PTNT trờng đại học kinh tếquốc dân Hà Nội.

Trang 4

Chơng I Một số vấn đề lý luận và thực tiễn và phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong nông thôn

1 Quan niệm và tiêu chí xác đinh đói nghèo

1.1 Quan niệm về đói nghèo

Xã hội loài ngời đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độsản xuất quy đinh Bằng lao động sản xuât con ngời khai thác thiên nhiên

để tạo ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở, và những nhu cầukhác Năng suất lao động ngày càng tăng thì của cải ngày càng nhiều, cácnhu cầu sống đợc đáp ứng đầy đủ hơn; trái lại năng s1uất lao động thấp, củacải vât chất thu đợc ít, con ngời rơi vào cảnh đói nghèo Đói nghèo khôngchỉ xuất hiện và tồn tại dới chế độ công xã nguyên thuỷ, chế độ chiếm hữunô lệ,chế độ phong kiến với trình độ lực lợng sản xuất kém phát triển màngay trong thời đại ngày nay với công cuộc cách mang khoa học hiện đại,với lực lợng sản xuất cao tra từng thấy, trong từng quốc gia kể cả các quốcgia đã phát triển nhất trên thế giới, đói nghèo vẫn tồn tại một cách hiểnnhiên Do đó loài ngời đã phải luôn tìm mọi cách để nâng cao trình độ sảnxuất của mình, nâng cao đời sống của nhân dân Đối với nớc ta Bác Hồ

đã từng nói: "Đảng và Nhà nớc vừa lo những việc lớn nh đổi nền kinh tế vănhoá tiên tiến, vừa đồng thời quan tâm đến những việc nhỏ nh, tơng, cà, mắmmuối cấn thiết cho đời sống hàng ngày của nhân dân"

Đói nghèo là một vấn đề nóng bỏng và nhức nhối, nó đợc các giớinghiên cứu, cơ quan hoạch định chính sách của nhiều quốc gia quan tâmnghiên để tìm ra những nguyên nhân của đói nghèo và xác định các biệnpháp xoá đói giảm nghèo

Tại các hội nghị bàn về giảm đói nghèo khu vực Châu á thái Bình

D-ơng do ESCAP tổ chức ở Băng Kôk Thái Lan tháng 9 năm 1993 đã đa rakhái niệm và định nghiã đói nghèo nh sau:

"Nghèo là một bộ phận dân c không đợc hởng và thoả mãn các nhucầu cơ bản của con ngời mà những nhu cầu này đã đợc xã hội thừa nhận tuỳtheo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa ph-

ơng"

Theo PGS - PTS Đỗ Nguyên Phơng thì đói nghèo đợc nghiên cứu

nh sau: "Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân c có điều kiện thoả mãn

Trang 5

một phần các nhu cầu tối thiều, cơ bản của cuộc sống và có mức thu nhậpthấp hơn mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi phơng diện".

Trên cơ sở nhất trí với quan điểm xem xét vấn đề nghèo đói của tổchức Liên Hợp Quốc, Ngân hàng châu á đã đánh giá về thực trạng nghèo

đói và đã đa ra 2 khái niệm nghèo đói là: Nghèo tơng đối và nghèo tuyệt

đối Nghèo tơng đối là tình trạng thu nhập không có khả năng thoả mãn cácnhu cầu tối thiểu, chỉ duy trì cuộc sống cơ thể con ngời Nghèo tuyệt đối làtình trạng thu nhập thấp không có khả năng đạt tới mc sống tối thiểu tại mộtthời điểm nào đó

Theo uỷ ban kinh tế xã hội khu vc châu á thái bình Dơng (ESCAP)thì "sự thiếu thốn của cải trong mỗi quan hệ với nhu cầu thiết yếu của conngời đợc xem là nghèo khổ tuyệt đối Còn khi xem xét thực trạng mức sống

và vị trí ( về kinh tế - xã hội ) các nhóm hoặc cá nhân khác ở phơng diệnmức độ tiêu thụ và thu nhập của họ sẽ cho ta hình dung đợc về khèo khổ t-

- Nghèo tơng đối là tình trạng của một bộ phận dân c có mức thunhập thấp không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt xã hội ởmột thời điểm nào đó

Nhng hiện nay ở Việt Nam, bên cạnh khái niệm "nghèo " còn sửdụng khái niệm "đói "để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân

c "nghèo là một bộ phận dân c có mức sống dới mức tối thiểu không thoảmãn các nhu cầu ăn, mặc, ở, ytế, giáo dục, đi lại giao tiếp; và "đói" là mộttình trạng một bộ phận có mức sống dới mức tối thiểu cơm không đủ ăn, áokhông đủ mặc, thu nhập không đảm bảo duy trì cuộc sống

Tuỳ thuộc vào khả năng đảm bảo nhu cầu lơng thực, thực phẩm đểduy trì cuộc sống trong năm, Việt nam còn phân hộ đói ra thành hai nhómlà: hộ thiếu đói và hộ đói gay gắt để có biện pháp hỗ trợ kịp thời

Ngoài khái niệm hộ nghèo, hộ đói, việt Nam còn sử dụng khái niệm

"vùng nghèo, xã nghèo" là nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều và mức sốngdân c thấp hơn nhiều so với mức sống chung của cả nớc

Trang 6

Tình trạng phổ biên của vùng nghèo là các điểu kiện tự nhiên khôngthuận lợi (đất xấu, thiên tai thờng xuyên), kết cấu hạ tầng kém phát triển.

1.2 Tiêu chí xác định ranh giới đói nghèo.

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội ở nớc ta và hiện trạng

đời sống trung bình phổ biến của dân c hiện nay, có thể xác lập các chỉ tiêu

đánh giá về đói nghèo theo mấy chỉ tiêu sau đây: thu nhập, nhà ở và tiệnnghi sinh hoạt, t liệu sản xuất, vốn

Chuẩn mức nghèo đói do bộ lao động thơng binh xã hội đề ra năm

1993 nh bảng sau:

- Theo tiêu chí cũ

quânNghèo tuỵêt đối < 15 kg gạo / ngời / tháng < 1765 kcalo/ ngàyNghèo tơng đối < mức TB của địa phơng

Thiếu đói kinh niên < 12 kg gạo / ngời / tháng < 1412 kcalo /ngày

Đói gay gắt kinh niên < 8 kg gạo / ngời / tháng < 943 kcalo/ ngày

Nghèo khổ đợc xem xét ở nhiều góc độ khác nhau Xét điều kiện sốngcủa ngời giầu và ngời nghèo ta thấy: ngòi giàu thờng đợc ở trong nhữngngôi nhà sang trọng, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, công cụ lao động hoànthiện, hiện đại hơn, thể lực cờng tráng, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, concái đợc học hành tử tế ngợc lại những ngời nghèo khổ phải chịu điều kiện

ăn, ở, tồi tàn, nhà cửa dột nát, xiêu vẹo phơng tiện sinh hoạt thiếu thốn, cũ

kỹ, công cụ lao động thô sơ, lạc hậu, thể trọng gầy yếu, tác phong châmchạp, tâm t buồn bã, con cái thờng nghỉ học sớm hoặc không có điều kiện

để theo học

- Theo tiêu chí mới

Sự phân hoá giàu nghèo đợc xem xét trên nhiều lĩnh vực đời sống kinh

tế - xã hội Cụ thể hơn, có thể xem xét sự phân hoá giàu nghèo ở các khu

Trang 7

vực khác nhau giữa các tầng lớp dân c và các vùng theo các lĩnh vực cụ thểnh:

+ Sự khác nhau về sở hữu / chiếm hữu t liệu sản xuất

+ Sự chêng lệch về thu nhập / mức sống và việc làm

+ Sự khác nhau về sở hữu / sử dụng các tài sản nh nhà ở, các phơngtiện trong cuộc sống và sinh hoạt

+ Sự khác nhau về khả năng và hởng thụ các thành quả phát triển kinh

tế, văn hoá, xã hội ( nh y tế, giáo dục, giải trí )

+ Sự phân biệt về chính tri, tức là khả năng và điều kiện tham gia vào

1 USD / ngày là thuộc mức nghèo khổ tuyệt đối

* Theo tiêu chí của ngân hàng thế giới: các nhà kinh tế ngân hàng thếgiới đã đề xuất một mức chuẩn quốc tế dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ấn Độ.Theo đó ranh giới đói nghèo là mức thu nhập cần thiết để có mức cung cấphàng ngày 2250 kcalo / ngời vào năm 1995

* Theo tiêu chí của tổng cục thống kê: năm 1994 các chỉ tiêu đựơc ápdụng cụ thể nh sau:

Nghèo ở nông thôn < 50.000 đồng / ngời / thángCực nghèo ở nông thôn < 25.210 đồng/ ngời / thángNghèo ở thành thị < 70.000 đồng / ngời / thángCực nghèo ở thành thị < 42.140 đồng / ngòi / tháng Theo cách tính này, năm 1993 ở nớc ta có 20% hộ nghèo và 4,4% hộcực nghèo

* Theo tiêu chí của Bộ lao động thơng binh xã hội : theo thông báo số 1751/ LĐ- XH của Bộ lao động - thơng binh xã hội ngày 20/5/1997,chuẩn mực đối với hộ nghèo đói ở nớc ta nh sau:

Trang 8

+ Hộ đói: là hộ có TNBQ < 13 kg gạo ( 45.000 đồng) / ngời/ tháng.

+ Hộ nghèo có TNBQ < 15 kg gạo ( 55.000 đồng ) / ngời / tháng

Đối với khu vực nông thôn, vùng núi và hải đảo

+ Hộ nghèo đối với khu vực nông thôn vùng đồng bằng, trung du cómức

Nghiên cứu các chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá sự phân hoá giàunghèo ở nớc ta cũng cần đề cập sự khác biệt giữa các nhóm dân c về sởhữu / chiếm hữu t liệu sản xuất, về sở hữu các tài sản, phơng tiện phục vụ

đời sống vật chất và tinh thần, về khả năng và điều kiện hởng thụ của cácthành quả phát triển trên các lĩnh vực văn hoá xã hội ( y tế, giáo dục, vuichơi giải trí) khả nằng hội nhập với cộng đồng trong quá trình phát triển

2 Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hởng tác động đến đói nghèo trong nông thôn.

2.1 Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng nghèo khó đó là trình độ học vấn thấp, việc làm chủ yếu trong khu vực nông nghiệp với việc làm không ổn định.

Những ngời nghèo là những ngời có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hộikiếm đợc việc làm tốt, ổn định Mức thu nhập của họ hầu nh chỉ đảm bảonhu cầu tối thiểu và do vậy không có điều kiện dể nâng cao trình độ củamình trong tơng lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó Bên cạnh đó trình độ học

Trang 9

vấn thấp ảnh hởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ,nuôi dỡng con cái, ảnh hởng không nhỏ đến thế hệ hiện tại và cả thế hệtrong tơng lai

Ngời nghèo có trình độ học vấn thấp khoảng 90% những ngời nghèo lànhững ngời chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn Kết quả điều tramức sống cho thấy trong số ngời nghèo, tỷ lệ số ngời cha bao giờ đợc đihọc chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiế 39%, phổ thông có sở chiếm37%.Tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lên, 80%số ngờinghèo làm các công việc trong nông nghiệp có mức độ thu nhập rấtthấp.Trình độ học vấn thấp, hạn chế nên khả năng kiếm việc làm trong khuvực, trong các nghành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhậpcao hơn và ổn định hơn

2.2 Các nguyên nhân về dân số

Quy mô hộ gia đình là "mẫu số" quan trọng có ảnh hởng đến mức thunhập bình quân của các thành viên trong hộ đông con vừa là hệ quả của đóinghèo Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao, đông con là mộttrong những đặc điểm của các hộ gia đình nghèo Năm 1998, số con bìnhquân /phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con củanhóm 20% giàu nhất Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ phụ thuộc cao

Tỷ lệ phụ thuộc của nhóm nghèo nhất là 0,95 so với 0,37 của nhóm giàunhất

Một trong những nguyên nhân tỷ lệ sinh cao trong các hộ nghèo là do

hộ không có kiến thức cũng nh điều kiện tiếp cận với các biện pháp sứckhoẻ sinh sản, tỷ lệ phụ nữ nghèo đặt vòng chánh thai thấp độ hiểu biết củaphụ nữ nghèo về an toàn tình dục, cũng nh mối liên hệ giữa tình trạngnghèo đói và sức khoẻ sinh sản và tăng nhân khẩu còn hạn chế

Tỷ lệ phụ nữ cao trong các hộ nghèo còn có nghĩa là nguồn lực về lao

động rất thiếu, và đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạngnghèo đói của hộ

2.3 Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn

Ngời nghèo thờng thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩnquẩn của nghèo đói và thiếu nguồn nhân lực, ngời nghèo có khả năng tiếptục nghèo vì họ không thể đầu t vào nguồn nhân lực của họ Ngợc lại,nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói

Trang 10

Các hộ nghèo có rất ít đất đai, và tình trạng không có đất của họ có

xu hớng tăng lên Đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, thiếu đất đai

ảnh hởng đến việc đảm bảo an ninh lơng thực của ngời nghèo cũng nh khảnăng đa dạng hoá sản xuất, để hớng tới sản xuất các loại cây trồng có giá trịcao hơn Đa số ngời nghèo lựa chọn phơng án tự cung, tự cấp, họ vẫn dữcác phơng thức sản xuất truyền thống với giá trị thấp, thiếu cơ hội thực hiệncác phơng án mang lại lợi nhuận cao hơn Do vẫn theo phơng pháp sản xuấttruyền thống nên giá trị sản phẩm và năng suất thấp, thiếu tính cạnh tranhtrên thị trờng và vì vậy đã đa họ vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó

Bên cạnh đó, đại đa số ngời nghèo không có cơ hội tiếp cận với cácdịch vụ sản xuất nh khuyến nông, phòng dịch bệnh, tiếp cận các nguồn nớc,

hệ thống thuỷ lợi, giống mới, phân bón, thị trờng… các yếu tố này góp các yếu tố này gópphần làm tăng nguồn lực đầu vào cũng nh của cải đầu ra của họ

Ngời nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cân các nguồn tín dụng là mộttrong những yếu tố rất quan trọng đối với sản xuất Sự hạn chế của nguồnvốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, đacông nghệ mới, thay đổi giống, chất lợng cao… các yếu tố này gópMặc dù trong khuôn khổ dự

án tín dụng cho ngời nghèo thuộc chơng trình xóa đói giảm nghèo quốc gia,khả năng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều, song vẫn còn khá nhiềungời nghèo, đặc biệt là ngời rất nghèo, không có khả năng tiếp cận với cácnguồn tín dụng Một mặt những ngời nghèo do không có tài sản thế chấp,

họ phải dựa vào tín chấp với các món vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảmkhả năng hoàn trả vốn Mặt khác, đa số ngời nghèo không có kế hoạch sảnxuất cụ thể, hoặc sử dụng các nguồn vốn vay không đúng mục đích, do vậy

họ không có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn, và cuối cùng cũng làm cho

họ nghèo hơn

2.4 Nguy cơ dễ bị tổn thơng và sự cô lập

Các hộ gia đình nghèo dễ bị tổn thơng bởi những khó khăn hàngngày và những biến động bất thờng xảy ra đối với cá nhân, gia đình haycộng đồng Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹkém nên họ khó có khả năng chống trọi với những biến cố xảy ra trongcuộc sống (mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sứckhoẻ… các yếu tố này góp) Đối với khả năng kinh tê mong manh của các hộ gia đình nghèotrong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớntrong cuộc sống của họ

Trang 11

Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với ngời nghèo cũng rất cao,

do họ không có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn Khả năng

đối phó và khắc phục các rủi ro của ngời nghèo cũng rất kẽm do nguồn thunhập hạn hẹp làm cho hộ gia đình mất khả năng khắc phục rủi ro và có thểcòn gặp rủi ro hơn nữa

Hàng năm số ngời phải cứu trợ đột xuất do thiên tai khoảng từ 1- 1,5triệu ngời Bình quân hàng năm, số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừathoát khỏi đói nghèo vẫn còn lớn, do ít số hộ đang sống ở bên ngỡng đóinghèo và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro nh thiên tai, ốm đau, mấtviệc làm … các yếu tố này góp

Các phân tích từ cuộc điều tra hộ gia đình 1992- 1993 và 1997- 1998cho thấy các hộ gia đình phải chịu nhiều thiên tai nguy cơ dễ lún sâu vào

đói nghèo Điều này chỉ ra vai trò quan trọng của việc giảm nhẹ hậu quảthiên tai nh là một thớc đo chủ yếu để đánh giá xóa đói giảm nghèo

2.5 Sức khoẻ yếu kém cũng là nhân tố chính đẩy con ngời vào tình trạng nghèo đói trầm trọng.

Vấn đề sức khoẻ kém ảnh hởng trực tiếp đến thu nhập và chỉ tiêu củangời nghèo do mất đi nguồn lao động và tăng chi phí cho chữa chạy các độtbiến về chi phí y tế, là một trong những nguyên nhân khiến ngời nghèo rơivào tình trạng khốn quẫn

Gánh nặng chi phí bảo vệ sức khoẻ đối với ngời nghèo cũng là mộtcái bẫy đẩy ngời nghèo luẩn quẩn trong vòng đói nghèo Họ phải chịu đựnghai gánh nặng: thứ nhất là mất thu nhập do ngời lao động đem lại và thứ hai

là chi phí thuốc thang chữa bệnh cho ngời ốm (liên quan đến thu nhập và tàisản gia đình) Không giống nh cong nhân và công chức nhà nớc, những ng-

ời có thu nhập cố định, ngời nghèo phần lớn là tự lao động và do vậy họ mấtthu nhập mà hộ không lao động do ốm đau, bệnh tật hay sức khoẻ yếu Chiphí chữa bệnh là gánh nặng đối với ngời nghèo và đẩy họ đến chỗ vaymựơn, cầm cố tài sản làm cho họ khó có thể thoát ra khỏi đói nghèo

Tuy có sự cải thiện đáng kể về tình trạng sức khoẻ ở Việt Nam trongthập kỷ qua, song sự bất bình đẳng lại tăng lên Tỷ lệ ngời nghèo mắc cácbệnh thông thờng khác cao Theo số liệu điều tra mức sống năm 1998, sốngời ốm bình quân của nhóm ngời nghèo là 3,07 ngày/ năm so với khoảng2,4 ngày/năm của nhóm giàu nhất

Trang 12

Điều đáng chú ý là trong thời kỳ 1993- 1997, tình trạng ốm đau củanhóm ngời giàu đợc cải thiện đáng kể (giảm 30%), trong khi tình trạng củanhóm ngời nghèo vẫn giữ nguyên Năm 1999, số ngời trong độ tuổi lao

động của nhóm ngời nghèo mất nhiều ngày ốm đau hơn khoảng 55% so vớinhóm không nghèo Sự khác nhau trớc đây chỉ 16%

2.6 Những hạn chế của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách (tự do hóa thơng mại, cải cánh doanh nghiệp Nhà nớc …) ảnh h ) ảnh h ởng đến

đói nghèo …) ảnh h

Tốc độ tăng trởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian qua là mộttrong những ảnh hởng lớn tới mức giảm tỷ lệ nghèo Việt Nam đã đạt đợcnhững thành tích giảm nghèo đói rất đa dạng và trên diện rộng Tuy nhiên,quá trình phát triển và mở cửa của nền kinh tế cũng có những tác động tiêucực đến đói nghèo

* Tình trạng cải cách các doanh nghiệp Nhà nớc, khiến nhiều ngờimất việc làm và một bộ phận trong số họ rơi vào tình trạng nghèo khó dokhông có việc làm, chiếm tỷ trọng cao trong số này là phụ nữ, ngời không

có trình độ và tuổi cao

* Chính sách cải cách nền kinh tế, tạo môi trờng cạnh tranh lànhmạnh, tự do hoá thơng mại tạo ra những động lực tốt Tuy nhiên, đa sốnhững ngời nghèo cha có điều kiện nắm bắt cơ hội này, sự thiếu thông tin,trang thiết bị sản xuất lạc hậu, giá thành sản xuất cao khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm thấp và năng lực sản xuất hạn chế Vì vậy, không ít các doanhnghiệp vừa và nhỏ đã bị phá sản và trở thành ngời nghèo

* Ngời lao động trở nên thất nghiệp một phần do chủ quan của chính

Trang 13

3.Vài nét về kết quả và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế và xóa

đói giảm nghèo trong nông thôn nớc ta giai đoạn hiện nay.

Ngay từ khi Việt nam giành đợc độc lập (1945) chủ tịch Hồ ChíMinh đã xác định đói nghèo nh một thứ "giặc", cũng nh giặc dốt, giặc ngoạisâm, nên đã đa ra mục tiêu phấn đấu làm sao để nhân dân lao động thoátnạn bần cùng, làm cho mọi ngời có công ăn việc làm, đợc ấm no và đờisống hạnh phúc

Công việc xóa đói giảm nghèo vẫn là vấn đề kinh tế xã hội cấp báchtrớc mắt vừa cơ bản vừa lâu dài để tạo điều kiện thuận lợi cho ngời nghèotăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống tạo việc làm, tiếp cận với các dịch

vụ xã hội nh giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ… các yếu tố này góp

Xóa đói giảm nghèo là vấn đề kinh tế xã hội là chách nhiệm của cáccấp các ngành, các tổ chức xã hội, của mọi ngời dân và của chính ngờinghèo Đây là vấn đề chơng trình lớn của quốc gia, phục vụ rất hữu ích chocông nghiệp hoá, cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hộicông bằng, văn minh Cho một chủ nghĩa cao cả "vì hạnh phúc của nhândân"

Từ những chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc về xóa đóigiảm nghèo diễn ra trong thời gian qua đã đợc thực hiện và đi vào cuộcsống nh: tín dụng u đãi, hớng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ y tế, giáo dục, hỗ trợ

đồng bào dân tộc khó khăn, hỗ trợ đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng; đinh canh

định c, di dân kinh tế mới, … các yếu tố này góp tạo hành lang phát lý thuận lợi cho xóa đóigiảm nghèo và tăng cờng đầu t cơ sở vật chất cho các xã nghèo để pháttriển sản xuất và nâng cao chất lợng cuộc sống của ngân dân, đặc biệt lànhững xã nghèo miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa vùng đồngbào dân tộc

Nhờ vậy mà tỷ lệ hộ đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) giảm từ 20,3%vào cuối năm 1995 xuống 19,2% năm 1996; 17,7% năm 1997; 15,7% năm

1998 ; 13,1% năm 1999; và còn 10% vào cuối năm 2000; trung bình mỗinăm giảm 2% ( khoảng 300.000 hộ ) Tính chung 5 năm qua cả nớc đãgiảm đợc 1,5 triệu hộ nghèo tơng đơng 7,5 triệu ngời riêng hộ đói kinh niên

từ 450 ngàn họ vào cuối năm 1995 giảm còn 150 ngàn hộ vào cuối năm

2000, chiếm tỷ lệ 1% tổng số hộ cả nớc Mặc dù thiên tai diễn ra trên diệnrộng gây hậu quả nặng nề, nhng mục tiêu xóa đói giảm nghèo đề ra trongnghị quyết đại hôi Đảng VIII đã cơ bản hoàn thành

Trang 14

Tổng nguồn vốn huy động cho các chơng trình, dự án có liên quan

đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong năm qua khoảng 15.000 tỷ đồngriêng hai năm 1999- 2000 gần 9600 tỷ đồng trong đó;

+ Ngân sách Nhà nớc đầu t trực tiếp cho chơng trình 3.000 tỷ đồng(TƯ:2100 tỷ đồng và địa phơng 900 tỷ đồng)

Nhiều mô hình hộ gia đình, thôn bản, xã huyện xóa đói giảm nghèo

có hiệu quả đã đợc nhân rộng, nh : mô hình tiết kiệm- tín dụng của hội phụnữ; mô hình xóa đói giảm nghèo theo hớng tự cứu ở các tỉnh miền trung;mô hình xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc của hộ nông dân;, môhình phát triển cộng động gắn với xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang,Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Sơn La; mô hình gắn kết các hoạt động củatổng công ty (tổng công ty thuốc lá, cao xu với huyện, cụm, xã phát triểnsản xuất xóa đói giảm nghèo ở Cao Bằng; Ninh Thuận; Gia Lai; ComTum… các yếu tố này góp

Các dự án thuộc chơng trình mực tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèotheo quyết định 133/1998/QĐ- TT ngày 23/7/1998 của thủ tớng chính phủ

đã đạt đợc những kết quả quan trọng trong 2 năm 1999- 2000

- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: trong 2 năm (1999- 2000) đã đầu tbằng các nguồn vốn 3000 tỷ đồng để hỗ trợ đầu t 6.500 công trình cơ sở hạtầng ở các xã nghèo (trong đó ngân sách Nhà nớc đầu t trực tiếp cho 1200xã năm 1999 và năm 2000 là 1878 xã với số vốn gần 1700 tỷ đồng; ngânsách địa phơng lồng ghép và các nguồn khác trên 1300 tỷ đồng đầu t cho

650 xã nghèo khác) bình quân mỗi xã đợc xây dựng đợc 2,5 công trình,ngoài ra các địa phơng đã huy động đợc trên 17 triệu ngày công lao độngcủa nhân dân tham gia xây dựng các công trình, huy động đóng góp bằng

Trang 15

tiền và hiện vật trong nhân dân trị giá hàng trục tỷ đồng Đến tháng 4/2001

đã có trên 5000 công trình đợc hoàn thành đa vào sử dụng

- Dự án tín dụng tổng nguồn vốn cho vay ngời nghèo đạt 5.500 tỷ

đồng, trong đó nguồn vốn Ngân hàng phục vụ ngời nghèo 5015 tỷ đồng( bao gồm cả vốn các tổ chức đoàn thể 350 tỷ đồng, vốn tiết kiệm chi tiêucủa các địa phơng 338 tỷ đồng, vốn lồng ghép và vốn khác trên 300 tỷ đồng) Tính đến cuối năm 2000, đã cung cấp vốn tín dụng u đãi ( lãi suất thấp,không phải thế chấp ) cho trên 5 triệu lợt hộ nghèo với mức vốn bình quân1,85 triệu đồng / hộ, góp phần giảm 700 hộ nghèo trong hai năm 1999 -2000

- Dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn: Ngân sách Nhà

n-ớc đã bố trí gần 60 tỷ đồng, hỗ trợ đời sống cho 2000 hộ đồng bào dân tộc

đặc biệt khó khăn và cho 90.000 hộ vay vốn sản xuất không lấy lãi

- Dự án định canh định c, di dân, kinh tế mới: Tổng kinh phí thựchiện trên 500 tỷ đồng từ ngân sách trng ơng, định canh định c cho 118000hộ; di dân xây dựng vùng kinh tế mới 38925 hộ và sắp xếp ổn định cuộcsống 23543 hộ di dân tự do

- Dự án hớng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm ng: kinh phí thựchiện trên 25 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung Ương đầu t trực tiếp cho ch-

ơng trình 17 tỷ đồng, hớng dẫn trên hai triệu lợt ngời nghèo; xây dựng trên

400 mô hình trình diễn về lúa, ngô, lạc, đậu tơng… các yếu tố này góp năng suất cao đã đợcngời nghèo áp dụng vào sản xuất

- Dự án đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xóa đói giảmnghèo và cán bộ xã nghèo: đội ngũ cán bộ xóa đói giảm nghèo chuyêntrách đã đợc quan tâm bố trí, đến cuối năm 2000 đã có 1798 xã thuộc 22tỉnh, thành phố, có cán bộ chuyên trách xóa đói giảm nghèo tại chỗ, trong

đó 1474 cán bộ đợc hởng phụ cấp do ngân sách địa phơng chi trả; 14 tỉnh

đã tăng cờng trên 2000 cán bộ tỉnh, huyện, tri thức trẻ tình nguyện cho cácxã nghèo

Đã biên soạn hai tập tài liệu tập huấn cho cán bộ xóa đói giảm nghèocấp tỉnh, huyện và xã, tổ chức tập huấn cho trên 80.000 lợt cán bộ xóa đóigiảm nghèo các cấp ( cấp tỉnh 3000, cấp huyện 5000, cấp xã 72000 ) kinhphí thực hiện khoảng 22 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ơng bố tríkhoảng 17 tỷ đồng, ngân sách địa phơng và lồng ghép 5 tỷ đồng Qua cáclớp tập huấn, đội ngũ cán bộ cơ sở đã đợc trang bị những kiến thức cần thiết

Trang 16

để tổ chức thực hiện chơng trình thực hiện trên địa bàn, góp phần quantrọng trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo đề ra.

- Dự án hỗ trợ ngời nghèo về y tế: đã xây dựng chính sách miễn phí

và mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tợng quá nghèo; các tỉnh thành phố đãmua và cấp trên 1,2 triệu thẻ BHYT cho ngời nghèo với kinh phí trên 36 tỷ

đồng; đồng thời các tỉnh, thành phố đã cấp thẻ hoặc giấy chứng nhận khám,chữa bệnh miễn phí cho gần 3 triệu ngời; thực hiện khám chữa bệnh miễnphí cho khoảng hai triệu lợt ngời nghèo Tổng kinh phí thực hiện khoảng

170 tỷ đồng từ nguồn chi đảm bảo xã hội của các địa phơng và kinh phí củacác ngành y tế ngoài ra hàng vạn trẻ em nghèo, ngời nghèo đợc khám chữabệnh nhân đạo, từ thiện miễn phí ( lắp thủy tinh thể, vá môi, chỉnh hìnhphục hồi chức năng,… các yếu tố này góp)

- Dự án hỗ trợ ngời nghèo về giáo dục:đã thực hiện miễn, giảm họcphí cho hơn 1,3 triệu học sinh nghèo, miễn giảm các khoản học phí kháccho trên một triệu học sinh nghèo, đồng thời đã cấp sách giáo khoa cho gần1,4 triệu học sinh nghèo với tổng kinh phí thực hiện trên 172 tỷ đồng

- Dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề: kinh phí thực hiệntrên 40 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ơng 2 tỷ đồng, còn lại là ngânsách địa phơng và lồng ghép Có khoảng 3000 hộ đợc hỗ trợ sản xuất, hớngdẫn ngành nghề phi nông nghiệp cho trên 40.000 hộ nghèo Tỉnh Cần Thơ,

Đồng Tháp đã thực hiện cho 524 hộ nghèo vay để chuộc đất sản xuất vớitổng số tiền là 3 tỷ đồng

Việt Nam đã đạt đợc những kết quả suất sắc trong xóa đói giảmnghèo Chủ trơng của chính phủ u tiên phát triển nông nghiệp nông thôn vànhững thành công trong lĩnh vực này nhất là về sản xuất lơng thực bìnhquân đầu ngời từ 330 kg năm 1990 tăng lên 455 kg năm 2000, đã góp phầnquan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập, cải thiện đời sốngcủa nông thôn

Chính sách xóa đói giảm nghèo đợc sự hởng ứng tích cực của cácngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể quần chúng, tổ chức xãhội và cả bản thân ngời lao động ; nhiều hoạt động cụ thể đã đợc triển khaigiúp các hộ đói nghèo giảm bớt khó khăn, từng bớc vơn lên, thoát khỏi đóinghèo và ổn định cuộc sống

Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam những năm qua đã nhận

đợc sự giúp đỡ của nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phichính phủ về nhiều mặt ( kinh nghiệm, kỹ thuật và nguồn vốn ) dới dạng

Trang 17

không hoàn lại, và tín dụng u đã Đây là yếu tố rất quan trọng, tạo điều kiệnthúc đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo

Nhờ thực hiện có kết quả đờng lối đổi mới toàn diện về kinh tế , xã hội

do Đảng ta khởi sớng, thời kỳ 1991- 2000 của nền kinh tế nớc ta tăng trởngcao nhất từ trớc tới nay, sau 10 năm tăng gấp đôi tổng sản phẩm trong nớc( GDP ) Đặc biệt sản xuất nông nghiệp phát triển tơng đối toàn diện, sảnxuất lơng thực 12 năm đợc mùa liên tục Năm 2000 sản lợng lơng thực quythóc đạt 34,5 - 35 triệu tấn, đa sản lợng lơng thực bình quân đầu ngời từ 330

kg năm 1990 lên 435kg năm 2000 Nhờ đó đã biến nớc ta thành một nớcthiếu lơng thực, nay đã không những đảm bảo an ninh lơng thực Nhữngthành tựu nổi bật về phát triển kinh tế xã hội đã cải thiện rõ rệt đời sống đại

bộ phận nhân dân , là điều kiện quan trọng thực hiện mục tiêu xóa đóigiảm nghèo

Trong 10 năm qua đã giảm trên 2 triêu hộ đói nghèo, tỷ lệ đói nghèogiảm nhanh, từ gần 30% năm 1992 xuống còn gần 11% vào năm 2000 Mỗinăm bình quân giảm đợc 250.000, riêng giai đoạn 1996- 2000 mỗi nămgiảm đựoc 300.000 hộ chiếm (2%) , đạt mục tiêu nghị quyết đại hội Đảnglần thứ VIII đề ra và đã đợc cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong nhữngnớc giảm tỷ lệ đói nghèo tốt nhất, trở thành một “điểm sáng” trong cuộc đổimới của đất nớc

Từ thực tiễn xoá đói giảm nghèo ở nớc ta những năm qua có thể rút ramột số bài học bớc đầu nh sau:

1 Qua thực tiễn 10 năm xoá đói giảm nghèo có thể thấy bài học trớctiên là nhận thức về trách nhiệm và quyết tâm cao xoá đói giảm nghèo củacác cấp Đảng uỷ và chính quyền, các tổ chức đoàn thể và chính quyền ngờinghèo Từ chuyển biến nhận thức đúng đã tạo ra và tăng đầu t nguồn lực,cán bộ và hình thành hệ thống chính sách, cơ chế, chơng trình, dự án, kếhoạch, xoá đói giảm nghèo hàng năm từ TƯ đến địa phơng Xoá đói giảmnghèo đã trở thành nhiệm vụ thờng xuyên của các cấp các tổ chức đoàn thể,không có xã phờng nào không có hành động cụ thể về xoá đói giảm nghèo

2 Đa dạng hoá tạo nguồn lực (Nhà nớc và cộng đồng, dân c hỗ trợcác tổ chức, doanh nghiệp và hợp tác quốc tế) cho xoá đói giảm nghèo, trớchết và chủ yếu là phát huy nguồn lực tại chỗ Đồng thời tập trung nguồn lựccho các mục tiêu trọng điểm là xoá các hộ đói kinh niên, xây dựng cơ sở hạtầng ,tín dụng, y tế, giáo dục … các yếu tố này góp Nhất là nơi có tỷ lệ hộ nghèo đói cao vànhiều xã đặc biệt khó khăn

Trang 18

3 Xác định rõ chách nhiệm lánh đạo của các cấp Đảng uỷ, chức năngnhiệm vụ của các bộ, ngành: Vai trò của mặt trận tổ quốc và các tổ chức

đoàn thể ( hội phụ nữ, hội nông dân , đoàn thanh niên CSHCM, hội cựuchiến binh… các yếu tố này góp.), khơi đậy chách nhiệm cộng đồng và của chính ngời nghèo.Thực hiện cơ chế dân chủ, công khai về nguồn lực, tài chính Phân côngcác địa phơng khá, đơn vị, cơ quan các tổng công ty hỗ trợ các xã nghèo

Tổ chức công tác thông tin hai chiều từ TƯ đến cơ sơ và với các tổchức quốc tế Coi trọng tổng kết, xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo cóhiệu quả ở các thôn, bản, xã, huyện Khen thởng động viên kịp thời các tổchức, cá nhân có thành tích xuất sắc về xoá đói giảm nghèo

4 Tổ chức tốt việc điều tra, khảo sát phân tích đúng nguyên nhân, lậpdanh sách các hộ đói nghèo, xây dựng kế hoạch biện pháp cụ thể, thờngxuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, tăng cờng đội ngũ cán bộ amhiểu, có tâm huyết làm công tác xoá đói giảm nghèo nhất là các xã đặc biệtkhó khăn và quan tâm bồi dỡng, đào tạo là khâu rất quyết định

5 Mở rộng hợp tác quốc tế vễ xoá đói giảm nghèo, tranh thủ kinhnghiệm, nguồn lực, kỹ thuật và thông tin Thành tựu về xoá đói giảm nghèotốt góp phần thuyết phục và mở rộng hợp tác quốc tế cho xoá đói giảmnghèo và các chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nớc ta(hội nghị của cácnhà tài trợ cho Việt Nam tháng 12 năm1998 ) đã thu hút hàng trăm triệu đô

la, hàng trăm dự án quốc tế(chính phủ và phi chính phủ) cho mục tiêu xoá

đói giảm nghèo

Thành tựu xoá đói giảm nghèo 10 năm qua cho ta những bài học quýgiá, nhất là đã hình thành hệ thống chính sách, cơ chế, chơng trình mực tiêuquốc gia xoá đói giảm nghèo đã và đang đi vào cuộc sống; nguồn lực choxoá đói giảm nghèo đợc tăng cờng; hệ thổng tổ chức và cán bộ xoá đóigiảm nghèo đợc tăng cờng và phát triển

4 Phát triển kinh tế và vai trò phát triển kinh tế trong xoá đói giảm nghèo.

Phát triển kinh tế là tạo điều kiện cho con ngời sinh sống bất kỳ nơi

đâu trong một quốc gia hay cả hành tinh trái đất đều trờng thọ, đều đợc thoảmãn các nhu cầu sống đều có mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tốt màkhông phải lao động quá cực nhọc, đều có trình độ học vấn cao, đều đợc h-ởng những thành tựu về văn hoá tinh thần, có đủ tiện nghi cho một cuộcsống sung túc, đều đợc sống trong một môi trờng trong lành, đợc hởng cácquyền cơ bản của con ngời và đợc đảm bảo an ninh

Trang 19

4.1 Phát triển kinh tế và tăng trởng kinh tế.

* Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt củanền kinh tế bao gồm sự tăng về quy mô sản lợng, sự biến đổi về cơ cấu kinh

tế xã hội

Khái niệm trên không phản ánh hết nội dung của phát triển kinh tế, tuynhiên nó đợc phản ánh nh sau:

- Sự phát triển tăng thêm cả về khối lợng, của cải vật chất, dịch vụ và

sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế và điều kiện sống xã hội

- Tăng thêm về quy mô sản lợng và kinh tế xã hội là hai mặt có mốiquan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập của lợng và chất

Kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội là một quá trình vận độngkhách quan còn mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đề ra là thể hiện s tiếpcận với các kết quả đó

*Tăng trởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lợngcủa nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Đó là kết quả của tất cả cáchoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra, do vậy để biểu thị sựtăng trởng kinh tế , ngời ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lợng nền kinh

tế (tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu ngời) của thời kỳ so sánh vớithời kỳ trớc Đó là mức tăng phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, bìnhquân trong một giai đoạn

4.2 Bảo vệ môi trờng và duy trì cuộc sống lành mạnh cho ngời nghèo.

Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ và cảithiện môi trờng theo hớng phát triển bền vững, đảm bảo cho mọi ngời dân

đều đợc sống trong môi trờng có chất lợng tốt về không khí, đất nớc, cảnhquan và các nhân tố môi trờng khác Tập trung giải quyết tình trạng suythoái môi trờng ở các khu công nghiệp, các khu dân c đông đúc, các thànhphố lớn và một số vùng nông thôn Kiểm soát nghiên cứu ô nhiễm và ứng

sử sự cố môi trờng do thiên tai lũ lụt gây ra, thực hiện các dự án và cải tạobảo vệ môi trờng xây dựng vờn quốc gia, khu rừng cấm, trồng cây xanh,bảo vệ các nguồn gen di truyền xây dựng các công trình làm sạch môi tr-ờng

Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nớc và bảo vệ môi trờng đến địa

ph-ơng, tăng cờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trờng, nhất là hợp

Trang 20

tác với các nớc trong khu vực, trong việc ngăn ngừa môi trờng, chuyển giaocông nghệ sử lý ô nhiễm môi trờng và xây dựng các chơng trình sử lý chấtthải.

Môi trờng và nghèo đói có quan hệ hai chiều, cải thiện tốt chất lợngmôi trờng góp phần làm giảm đói nghèo Việc cải thiện hệ thống cấp nớcsạch có thể nâng cao sức khoẻ làm giảm lợng thời gian tiêu phí và tạo điềukiện có thời gian làm việc khác, làm giảm ảnh hởng của thiên tai đối vớingời nghèo sẽ làm cho họ có điều kiện tiếp súc tốt hơn với các sinh kế vànguồn cung cấp thức ăn, nâng cao chất lợng quả lý các nguồn tài nguyên cóthể hỗ trợ ngời nghèo vì những ngời nghèo phụ thuộc vào các nguồn tàinguyên để nâng cao mức sống của họ

Gắn các chính sách kinh tế với chính sách môi trờng, sửa đổi các quy

định về bảo vệ môi trờng liên quan đến quá trình đầu t theo hệ thống đa ra

cụ thể và lợng hoá nhằm vừa đảm bảo quyền tự do đầu t của công dân vừa

đảm bảo chống đợc nguy cơ gây ô nhiễm môi trờng

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trờng thông qua chơng trình giáo dục môitrờng và khuyến khích mọi tầng lớp dân c, của doanh nghiệp, của các tổchức xã hội và các hoạt động bảo vệ môi trờng

Thực hiện các quy định và luật bảo vệ rừng để bảo vệ các khu rừng

đầu nguồn loại bỏ các điểm gây ô nhiễm, tăng cờng giám sát và thi hànhcác quy định hiện có của Nhà nớc

4.3 Vai trò của phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo.

Từ hai khái niệm về phát triển kinh tế và đói nghèo thì phát triển kinh

tế là nhằm tạo ra của cải vật chất, tạo ra nguồn thu nhập cao để thỏa mãncác nhu cầu ngoài nhu cầu ăn nh: nhà ở, mặc, văn hoá, y tế, giáo dục, ph-

ơng tiện đi lại, trong khi đó đói nghèo lại là kết quả của sự không đợc ởng và thoả mãn những nhu cầu đó Do vậy muốn xoá đói giảm nghèo thìnhất thiết phải gắn liền với phát triển kinh tế xã hội và muốn phát triển kinh

h-tế xã hội thì phải tiến hành xoá đói giảm nghèo

Phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo có mối quan hệ chặt chẽ và

có sự tơng quan tỷ lệ thuận với nhau

Nh vậy phát triển kinh tế có một vai trò cực kỳ quan trong việc xoá đóigiảm nghèo của cả nớc nói chung và của tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt làtrong huyện Chiêm Hoá nói riêng Phát triển kinh tế có vai trò trong xoá đóigiảm nghèo đợc thể hiện qua mấy điểm sau:

Trang 21

Một là: xoá đói cho một số hộ hay thiếu ăn thờng xuyên để duy trì sự

tồn tại của cón nguời nh ăn, mặc, ở

Hai là: giúp các hộ nghèo có điều kiện để thực hiện các nhu cầu về xã

hội, y tế, giáo dục và đời sống tinh thần nói chung

Ba là: giúp các hộ nghèo có cơ hội làm ăn để phát triển kinh tế gia

đình, tiếp cận đợc với các phơng pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến vàkhoa học, từ đó họ có nguồn thu nhập đủ để trang trải cho cuộc sống và cótiền để tiết kiệm qua hàng tháng trong năm

5 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nớc và một số tỉnh trong khu vực.

5.1 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở một số nớc trong khu vực.

+ Trung Quốc: Trung Quốc là một nớc đông dân nhất thế giới có tới

210 triệu ngời nghèo đói chiếm 20% dân số, trong đó có 80 triệu sống dớimức nghèo khổ chiếm 8% dân số và 27 triệu ngời là bần cùng chiếm 2,6%dân số Trung Quốc sớm quan tâm đến phát triển nông nghiệp, quan tâmchú trọng tới phát triển kinh tế hộ, khoảng 100 triệu hộ đợc giao hơn 10triệu ha đất để sử dụng lâu daì và có quyền chuyển nhợng, khuyến khíchtích tụ tập trung ruộng đất hình thành các trang trại sản xuất hàng hoá.Chính phủ Trung Quốc đã đa ra chơng trình (đốm lửa nhằm chuyển giaocông nghệ khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn trên cơ sở kết hợpgiữa vấn đề khoa học kỹ thuật với kinh tế để huy động mọi tiềm năng sắn

có ở nông thôn vào việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá để không ngừngnâng cao mức sống của ngời nông dân Trung Quốc chú trọng phát triểncông nghiệp nông thôn(vừa và nhỏ) nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, cải tạokinh tế thuần nông, thực hiện khẩu hiệu”ly nông bất ly thơng” với chủ ch-

ơng này Trung Quốc đã thu đợc những thành tựu rất lớn Trong thời gian từnăm 1978- 1985 giá trị sản lợng lơng thực tăng bình quân 10% mỗi năm.Giải quyết việc làm cho hơn 20% lao động nông thôn Tuy là một nớc đôngdân nhất thế giới mà tỷ lệ nghèo đói đã giảm, đến năm 1991 đã còn lại 87triệu ngời sống dới mức nghèo khổ 27 triệu ngời là bần cùng mà hiện nayTrung Quốc là nớc có tỷ lệ số ngời sống ở mức nghèo khổ thấp nhất

+ ấn Độ: ấn Độ đặt ra vấn đề phát triển nông nghiệp toàn diện nhằm

khơi dậy những tiềm năng sắn có ở nông thôn Đặc biệt trong nông nghiệp

là “cuộc cách mạng xanh” nhằm đa tiễn bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

để tăng nhanh năng xuất cây trồng Đi liền với nó chính phủ ấn Độ chủ

ch-ơng phát triển công nghiệp nông thôn và tiễn hành hoạt động giúp đỡ các

Trang 22

gia đình nh phổ biến khoa học kỹ thuật, cung cấp vật t mua bán sản phẩmvàđào tạo tay nghề trong 5 năm thực hiện chơng trình đãgiải phóng đợc

15 triệu gia đình với 15 triệu ngời thoát khỏi cảnh nghèo

+ Nam Triều Tiên: Chính Phủ đã ban hành luật cải cách ruộng đất

Nhà nớc đã thực hiện việc mua lại ruộng đất của Chính Phủ, ruộng đất cótrên 3 ha để bán lại cho nông dân theo phơng thức trả tiền dần Chính Phủ

đã khởi sớng phong trào phát tiển kinh tế - văn hoá với mục tiêu chínhlà:"Xây dựng một đất nớc Triều Tiên mới và hiện đại" Phong trào này đợc

tổ chức từ TƯ đến địa phơng ,làng ,xã,mỗi làng xã đều có cán bộ nòng cốtvàđợc định kỳ tập huấn về các mặt khoa học kỹ thuật, tổ chức giáo dục, vănhoá và công tác quần chúng … các yếu tố này góp Nguồn vốn để thực hiện chủ trơng này mộtphần của Chính Phủ một phần của các tổ chức phi Chính Phủ và t nhân, cònlại của các hộ gia đình Biện pháp của phi Chính phủ là hỗ trợ về vật t, tiềnvốn cho làng xã xây dựng đờng giao thông, trờng học, trạm xã, phát tiểncác ngành công nghiệp nông thôn … các yếu tố này góp

Kinh nghiệm của các nớc cho thấy nghèo đói là một vấn đề xã hộigiải quyết nghèo đói không thể thành công nếu không có sự quan tâm giúp

đỡ của Chính Phủ và của các tổ chức xã hội khác Nhà nớc không thể chokhông ngời nghèo tiền hoặc vật t sản xuất … các yếu tố này góp ợc mà phải khai thác khảĐnăng ngời nghèo có nhiều nhất là sức lao động, sự cần cù … các yếu tố này góp Chính Phủphải tạo cho họ một cơ hội kiếm đợc việc làm và khả năng đáp ứng nó

5.2 Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nớc.

+ Yên Bái : là một tỉnh miền núi,có diện tích tự nhiên 6.807 km dân

số trên70 vạn ngời, bao gồm 30 dân tộc anh em cùng chung sống ở 2.179thôn bản, tổ dân phố/180 xã, phờng thị trấn thuộc 9 huyện thị xã; trong đó

có 70 xã vùng cao đặc biệt khó khăn,chủ yếu là đồng bào dân tộc HMôngsinh sống Là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát tiển trình độ dân trí thấpkhông đồng đều, tỷ lệ tăng dân số cao,cơ sở hạ tầng còn yếu kém

- Trong những năm qua tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo chỉ

đạo các ngành các cấp cùng toàn thể nhân dân vợt qua những khó khăn thửthách, đoàn thể đổi mới và dành đợc những thắng lợi tơng đối toàn diện trênnhiều mặt, tốc độ tăng trởng khá và đều, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng h-ớng, thực hiện chính sách xã hội, an ninh chính trị đợc giữ vững,đời sốngnhân dân đợc ổn định và cải thiện

Tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói giảmnghèo cấp huyện và cấp tỉnh giai đoạn 1996 - 2000 và thành lập đợc ban chỉ

Trang 23

đạo xóa đói giảm nghèo từ tỉnh xuống cơ sở để chỉ đạo thực hiện chơngtrình bằng nhiều giải pháp và hình thức khác nhau Vì vậy bằng sự nỗ lực

cố gắng của ngời dân, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nớc, sự chỉ đạo sát saocủa tỉnh uỷ, HĐND UBND và các cấp các ngành,chơng trình xóa đói giảmnghèo tỉnh Yên Bái đã đạt đợc những kết quả đáng khích lệ, đã giảm đợc tỷ

lệ đói nghèo từ trên 30% năm (1992), xuống còn 22,38% năm(2000) bìnhquân mỗi năm giảm đợc gần 2% số hộ thuộc diện đói nghèo

+ Quảng Trị : là một tỉnh nhỏ của miền trung có diện tích tj nhiên4.592 km2 với 566.000 dân Tỉnh ở vị trí trọng điểm của 2 miền nam Bắc tr-

ớc đây trong chiến tranh đã bị tàn phá vô cùng nặng nề, còn hiện nay lại thìlại thờng xuyên bị thiên tai, riêng năm 1998 với trận hạn hán lịch sử cùng 3cơn bão, lụt đã làm cho Quảng trị bị tổn thất 252 tỷ đồng, và ảnh hởng trựctiếp đến đời sống của nhân dân làm thất thu 4 vạn tấn lơng thực, làm cho 12vạn ngời thiếu ăn.Vì vậy đối với tỉnh Quảng trị vấn đề xóa đói giảm nghèovừa là vấn đề cơ bản lâu dài, vừa là vấn đề bức xúc và cấp bách

Quảng trị là một trong số tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao nhất Việt Nam(64,5%) và theo tiêu chí của Bộ LĐ - TBXH quy định tỉnh đã mở 3 cuộc

điều tra lớn, những cuộc điều tra đó đã giúp cho các cấp các ngành hiểu đợcnhiều điều về số lợng, mức độ phân bố cũng nh các nguyên nhân đói nghèo

Kết quả điều tra đầu năm 1996 cho thấy 530.000 ngời dân thì đã có177.298ngời thuộc diện đói nghèo (gần 23% - tại thời điểm đó trung bìnhcủa cả nớc là 20%)

Từ thực tế đó, tỉnh đã bớc vào thực hiện chơng trình xóa đói giảmnghèo với một quyết tâm cao Một mặt là sự cố gắng cao nhất của Nhà nớctrong việc đầu t cơ sở hạ tầng và giải quyết các chính sách xã hội, mặt khác

là xã hội hoá một cách mạnh mẽ thông qua việc lồng ghép với chơng trìnhcủa các ngành, các đoàn thể trong tổ chức thực hiện công tác xóa đói giảmnghèo tại các làng,xã, phờng,phố Vì vậy sau hơn 2 năm tính đến ngày1/4/2000 toàn tỉnh xoá đợc 1990 hộ đói giảm đợc 7.334 hộ nghèo, hạ tỷ lệ

đói nghèo chung từ 23% xuống còn 18,88 (bình quân mỗi năm giảm 2%).Mặc dù kết này còn rất khiêm tố,còn thấp so với một số tỉnh,thành phố, nh-

ng với Quảng trị đây là một chặng đờng mở đầy ý nghĩa và để tiếp tục vơnlên trong những năm tiếp theo

Qua thực tế ở Yên Bái, Quảng trị cho thấy có thể rút ra một số kinhnghiệm sau:

Trang 24

- Để xóa đói giảm nghèo phải tổ chức sao cho tất cả các cấp cácngành,toàn xã hội tham gia, không có ai là ngời ngoài cuộc,trong đó ý trí vàquyết tâm của chính các hộ đói nghèo là nhân tố quyết định

Trong việc làm cụ thể cần tập trung sử lý theo đúng các nguyên nhân

đói nghèo đã kết luận Chẳng hạn ở Quảng trị có 73% hộ là do thiếu vốn,27% hộ đói là vì quá đông con,… các yếu tố này góp

Việc củng cố và ban hành các cấp, nhất là cấp xã là một trong cácyếu tố sống còn về mặt kinh tế và xoá đói giảm nghèo,nếu là nơi làm tốt thìnơi đó có ban chỉ đạo xã mạnh và ngợc lại

- Muốn tiến hành xóa đói giảm nghèo có hiệu quả thì nhất thiết phảitiến hành điều tra chu đáo,cặn kẽ để xây dựng đợc cơ sở dữ liệu đầy đủ vớinhững căn cứ có khoa học

Chơng II Thực trạng về phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong nông thôn huyện Chiêm Hoá

I Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Chiêm Hoá ảnh hởng đến sản xuất và đời sống của các hộ trong nông thôn.

1 Điều kiện tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý

Trang 25

Chiêm Hoá là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, mang đậmnét đặc thù của vùng núi phía Bắc Việt Nam; phía Bắc giáp huyện Na Hang;phía Nam giáp huyện Yên Sơn; Phía Đông giáp huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn);phía Tây giáp huyện Hàm Yên và huyện Bắc Quang (Hà Giang); huyện lỵ

đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách tỉnh lỵ Tuyên Quang 65km về phía Bắc Tính

từ các điểm tận cùng theo Bắc - Nam, Đông - Tây, chiều rộng của huyện là75km, chiều dài là 120km Tổng diện tích toàn huyện là 1.387km2, trong đó

có 20.345 ha đất nông nghiệp đang sử dụng (14,7%) và 102.892 ha đất lâmnghiệp (74%)

1.2 Địa hình

Địa hình của Chiêm Hoá bị chia cắt khá lớn bởi hệ thống sông ngòi vànhiều dãy núi lớn, có sự xen kẽ không đồng đều giữa các núi đá vôi và núi

đất, đợc hình thành từ vùng núi thấp tiếp giáp với vùng núi cao, tạo nên một

hệ thống đồi núi bao quanh huyện, giữa các vùng đồi núi đó là các thunglũng có diện tích không lớn, thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân c.Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao điển hình là dãy núi phía Nam có đỉnh caonhất là núi Quạt (1.229m), dãy núi phía Bắc có đỉnh cao nhất là núi PhiaGioòng (1.229m), dãy núi phía Đông có đỉnh cao nhất là núi Khau Bơn(957m), dãy núi phía Tây có đỉnh cao là núi Chặm Chu (1.587m)

1.3 Thời tiết, khí hậu

Chiêm Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp, đợc phân chia thành 2mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thờng có ma nhiều và ma ràotập trung từ tháng 5 đến tháng 8, với lợng ma cao nhất là 300,3mm/tháng,mùa này thờng xảy ra lũ lụt; mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trớc tớitháng 3 năm sau, thờng có gió mùa đông bắc, sơng mù và sơng muối, nhiệt

độ trung bình năm là 22,6%, cao nhất là 39,70c và thấp nhất là 4,20c; độ ẩmtrung bình là 65% thấp nhất là 42,25%

Nhìn chung khí hậu của huyện tơng đối thuận lợi, phù hợp với nhiềuloại cây trồng vật nuôi nh: cây lơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp, câydợc liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm Tuy nhiên lợng ma trong huyệnphân bố không đồng đều Mùa ma thờng có tình trạng đất đai bị sói mòn,sạt lở gây ách tắc trì trệ giao thông, mùa khô thờng hạn hán thỉnh thoảngnhiệt độ xuống thấp thờng gây băng giá, sơng mù, sơng muối ảnh hởng đếnquá trình sinh trởng phát triển của cây trồng vật nuôi và sức khoẻ con ngời

1.4 Đất đai: do địa hình huyện Chiêm Hoá phức tạp độ cao trung bình

từ

Trang 26

90 - 110m, nằm trên nền địa chất có tuổi rất cổ (thuộc cổ sinh vànguyên sinh) Đá mẹ là phiến thanh, Sa thạch, đá vôi, đá biến chất, đá cátkết Do địa hình cao thờg có mây mù, độ âm cao nên thuận lợi cho quátrình tích luỹ mùa Sụ hình thành các loại đất cũng nh các đặc tính hoá họccủa đất chịu ảnh hởng rất lớn các điều kiện tự nhiên này Trong huyện có

13 loại đất thuộc 3 nhóm chính cụ thể nh sau:

- Nhóm đất phù sa: Nhóm này gồm 4 loại đất chính

+ Đất phù xa đợc bồi hàng năm

+ Đất phù xa không đợc bồi hàng năm

+ Đất phù xa có tầng loang lổ đỏ vàng

+ Đất phù xa ngoài suối

- Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm này gồm 6 loại đất chính

+ Đất lâu đỏ trên đá vôi

+ Đất đỏ vàng trên đá xét và đá biến chất

+ Đất vàng đỏ trên đát Mác ma axit

+ Đất vàng nhạt trên đá cát

+ Đất lâu vàng trên phù xa cổ

+ Đất vàng biến đổi do trồng lúa nớc

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao: gồm có 3 loại đất chính

+ Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất

Trang 27

Chiêm Hoá có một huyện sông suối lớn, độ dốc cao, hớng xảy khá tậptrung, các con suối, ngòi đều đổ đồn về sông ngâm,bắt nguồn từ TrungQuốc, sau khi chảy từ cao Bằng , Na Hang, sông Gâm chảy qua Chiêm Hoátrên mật độ dài 40 km mà là con đờng thuỷ duy nhất nối từ huyện đến tỉnhlỵTuyên Quang và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ Các suối lớn nhngòi Quẵng, ngòi Đài, ngòi Nhụng … các yếu tố này góp cùng nhiều khe nhỏ khác với tổngchiều dài 317 km, tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, cung cấp n-

ớc, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân và những con đờnggiao thông,vận tải khá quan trọng

Tóm lại, sông suối ở Chiêm Hoá đợc phân bổ tơng đối đồng đều trên

địa bàn, bình quân 1000 ha đất có 130 km suối chảy qua, thuận lợi chotrồng trọt, chăn nuôi, vận tải đờng thuỷ và sinh hoạt, đồng thời là nguồnnăng lợng dồi dào cho thuỷ điện nhỏ

1.6 Thảm động thực vật.

Do tình trạng chặt phá rừng bừa bãi nên độ che phủ của rừng hiệncòn khoảng 35% Tập đoàn cây rừng chủ yếu là song, mây, tre, nhà nứa, … các yếu tố này góplát, nghiến, trò trỉ, … các yếu tố này góp và một số cây dợc liệu nh mộc nhĩ, măng khô,… các yếu tố này góp

động vật rừng có nhiều lóại quý hiếm nh lợn rừng, hu, nai, khỉ,… các yếu tố này góp và cácloại gặm nhấm chim chóc,… các yếu tố này góp

Tập đoàn cây trồng vật nuôi khá phong phú:

- Cây lơng thực: lúa ngô, khoai, sắn, rong, riềng,… các yếu tố này góp

- Cây công nghiệp: chè, cà phê

- Cây ăn quả: cam, quýt, nhãn, vải

- Cây dợc liệu: quế, sa nhân

- Cây lấy gỗ: thông, luông, tếch, xoan

- Động vật nuôi: trâu, bò, lợn, dê, gia cầm

2- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội.

2.1 Quy mô, cơ cấu, chất lợng đất đai.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 145.575 ha chiếm 20,90% diệntích tự nhiên của tỉnh Huyện nằm trong địa hình núi cao, độ dốc lớn Địahình phức tạp, nên quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp gặp nhiều khó

Trang 28

khăn hạn chế, quá trình này thể hiện ở việc sử dụng đất đai vào mục đíchnông lâm nghiệp ở biểu sau:

Biểu 1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Chiêm Hoá năm 2000

Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện chiêm Hoá cung cấp.

Do địa hình của huyện có nhiều núi cao độ dốc lớn nên diện tích đất

đai của huyện đợc sử dụng vào mục đích lâm nghiệp tơng đối lớn so vớidiện tích đất tự nhiên, chiếm 62,44% Trong khi đó đất sử dụng vào mục

Trang 29

đích nông nghiệp lại không lớn, đất nông nghiệp 11.681 ha chiếm 8,02%tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.

Đất nông nghiệp bình quân đầu ngời của huyện là 912m2 Tuy nhiên

sự phân bố lại không đồng đều giữa các xã trong huyện Một thực tế là tuydiện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngời nh vậy, nhng đất đai ở đây

đang bị xói mòn, bạc màu ở những nơi có độ dốc cao, mặt khác nhân dânlại cha chủ động đợc nớc tới tiêu cho cây trồng, trình độ thâm canh nên gặprất nhiều khó khăn về sản xuất nông- lâm- nghiệp

Tuy tiềm năng đấ lâm nghiệp trong huyện còn rất lớn nhng khả năngkhai thác đa vào sử dụng lại không cao vì để đa đất đai hoang hoá vào sảnxuất ngời nông dân phải tốn rất nhiều công sức, tiền của Trong khi trình độtrang bị khoa học kỹ thuật của ngời dân lại rất thấp, vốn cho các công trìnhkhai hoang, định canh, định c lại không nhiều,

2.2 Dân số và lao động

2.2.1 Dân số, lao động

Hiện nay toàn huyện có tổng dân số là 128.065 ngời với 26.415 hộ gia

đình, bao gồm 22 hộ dân tộc anh em cùng chung sống, có 28 xã và 1 thịtrấn với 412 thôn bản, tổ dân phố, trong đó có 15 xã thuộc vùng đặc biệtkhó khăn, có số lao động nông nghiệp là 61.123 lao động

Theo số liệu điều tra ngày 1/4/2000 tình hình dân số và lao động chothấy, lao động của huyện là lao động trẻ khoẻ, cần cù, chịu khó, ham họchỏi Nếu đợc đào tạo tốt thì đây là hạt nhân cơ bản của huyện để thoát cảnh

đói nghèo

Trang 30

Nguồn: Số liệu phòng Thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp.

Dân tộc Tày và Dao chiếm tỷ lệ lớn trong huyện, dân tộc Tày chiếm46,89%; Dao chiếm 24,16%, sinh sống chủ yếu ở vùng xa và nhiều nhất là

ở xã Hồng Quang, Bình An Dân tộc Hmông sống chủ yếu ở vùng núi cao,dân tộc Kinh sống chủ yếu ở các xã gầ n trung tâm huyện, và ở thị trấnVĩnh Lộc

Tỷ lệ dân tộc Kinh còn nhỏ chiếm 17,4% điều này có ảnh hởng rất lớn

đến quá trình phát triển kinh tế của huyện vì ngời dân tộc Kinh có khả năngnắm bắt khoa học kỹ thuật nhanh, vì vậy họ là những hạt nhân kích thích

đồng bào các dân tộc khác tiến hành sản xuất hàng hoá, xoá đói giảmnghèo

3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

3.1 Giao thông

Trang 31

Hệ thống giao thông đợc củng cố và phát triển, hoạt động thực thi dự

án thành phần giao thông chủ yếu là hoạt động xây dựng cơ bản và duy tubảo dỡng đờng Xây dựng đờng chủ yếu là cải tạo, nâng câp đã hoàn thành

đa vào sử dụng là 90,03 km (cha tình đoạn đờng Xuân Vân - Kim Bình,

đoạn đi qua Kim Bình đang xây dựng)

Các xã đều có đờng ô tô đến trung tâm và 343/412 thôn bản Hoànthành 2 cầu lớn: Cầu Chiêm Hoá, Cầu Quẵng và 1 cầu bản; 80 cầu tạm 358cống thoát nớc; 14 đoạn kè, đá tràn; Đảm bảo giao thông thông suốt Tuyvậy còn 69 thôn bản cha có đờng ô tô đến trung tâm thôn và các tuyến đờngdân sinh từ trung tâm xã đi đến các bản chủ yếu là do nhân dân tự làm mặt

đờng rộng từ 1-2m, nhằm phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá giữacác bản các xã với nhau

Nhìn chung, hệ thống đờng giao thông của huyện, đặc biệt là cáctuyến đờng liên xã, liên thôn là đờng đất, lắm dốc, nhiều đèo, luôn bị mabão, lũ lụt làm sạt lở, sói mòn, gây không ít khó khăn cho giao thông, vậntải, đặc biệt là mùa ma lũ, gây ách tác giao thông, hạn chế rất lớn đến việcvận chuyển vật t nông - lâm sản của nhân dân trong huyện

3.2 Bu điện

Phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của địa phơng; 29/29 xã

có th báo đến trong ngày, 16 xã có điện thoại, 14/29 xã có điểm bu điện vănhoá xã, bình quân 0,5 máy điện thoại/100 dân

3.3 Thuỷ lợi

Từ năm 1994 đến ngày 30/10/2001, hoạt động thành phần thuỷ lợi do

dự án đầu t là một hoạt động thờng xuyên và liên lạc đợc theo dõi chỉ đạosát sao, đợc cập nhật kịp thời các thông tin nhất là trong việc xây dựng côngtrình và hoạt động của nhóm sử dụng nớc cũng nh việc khai thác, vận hành,duy tu bảo dỡng các công trình xây dựng thuỷ lợi để khai thác, vận hành,duy tu bảo dơng các công trình xây dựng thuỷ lợi để phục vụ tốt cho sảnxuất nông nghiệp, góp phần tích cực vào việc đảm bảo nớc tới

Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi đã đóng góp tích cực vào củng

cố hạ tầng cơ sở, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phù hợp với chủ trơngchung của tỉnh và của huyện Diện tích tới tiêu chắc chắn mà các công trình

đem lại đã góp phần tích cực vào việc phát triển lơng thực trong mục tiêuchiến lợc của Đảng và Nhà nớc ta, khắc phục hậu quả thiên tai và tăng sảnlợng, lơng thực, góp phần thực hiện chơng trình xoá đói giảm nghèo

Trang 32

Chất lợng thiết kế còn thấp, cha thực hiện việc tham khảo ý kiến củangời hởng lợi, cho nên đến khi thực thi xây dựng thờng có những chỗ liênlạc không đáng có, không phù hợp tình hình cụ thể của từng công trình, đãvậy việc chỉnh sửa rất chậm trễ, vì phải qua nhiều khâu lại phải chờ đợi.

3.4 Công trình điện

Hiện nay đờng điện 35KV (điện quốc gia) đã đợc kéo đến 29/29 xãnhng nhìn chung trong thôn bản ở các xã vùng sâu vùng xa còn nhiều gia

đình cha có điều kiện để kéo đờng dây đến nhà mặc dù ngời dân ở đó họ

đ-ợc nhà nớc hỗ trợ 3/4 kinh phí do những ngời dân ở đó quá nghèo nên họkhông có đủ điều kiện để kéo đờng dây điện đến tận nhà Hiện nay trongtoàn huyện còn có nhiều hộ gia đình vẫn cha đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt,sản xuất của nhân dân

3.5 Trờng học

Hiện nay có 63 trờng học với 1.433 lớp/736 phòng học đảm bảo chohọc 2 ca, trong đó nhà xây 60, nhà cứng hoá, ngói hoá 601, nhà tre nứa tạm

bợ 75, trang thiết bị gồm 6.932 bộ bàn ghế phục vụ cho 43.361 học sinh

đang theo học, cán bộ giáo viên ở các xã vùng xa vùng cao là 175 ngời.Trong toàn huyện đã xoá mù chữ cho 754 ngời, và hoàn thành phổ cậptrung học cơ sở cho các xã nh: Vĩnh Lộc, Phúc Thịnh, Xuân Quang, đợcphổ cập vào năm 1998 đạt tỷ lệ so với toàn huyện là 10,3% và năm 1999 đãhoàn thành phổ cập cho các xã Thổ Bình, Yên Nguyên, Hoà Phú, Kim Bình,Tân Thịnh, đã hoàn thành đạt tỷ lệ 37,9% và đến năm 2000, 2001 đã hoànthành các xã còn lại đạt tỷ lệ 100%

Nhìn chung, các cơ sở trờng lớp còn thiếu, cha đáp ứng đợc nhu cầu họctập của học sinh, giáo viên, sách giáo khoa, đồ dùng học tập đã cũ và còn thiếunhiều

3.6 Y tế

Hiện nay trong huyện có 1 bệnh viện huyện, 4 phòng khám đa khoakhu vực và có 26 trạm y tế, bệnh viên của huyện và 4 phòng khám đa khoakhu vực là nhà tầng và các trạm y tế đa phần là nhà cấp 4 và còn có một sốthôn bản hiện nay đang thực hiện, xây dựng trạm y tế thôn nhng chỉ là nhàtạm bợ và với tổng số giờng bệnh nhân là 265 giờng

- Tổng số lần khám chữa bệnh đạt 0,8 - 1 lợt/ngời/năm

Trang 33

- Công suất sử dụng giờng bệnh đạt > 80% đối với tuyến huyện, >70% đối với tuyến phòng khám đa khoa khu vực, > 60% đối với tuyến xã.Thực hiện nghị quyết 30 của tỉnh uỷ Đẩy mạnh thực hiện hoá xã hộihoá công tác y tế và củng cố y tế từ huyện đến cơ sở Đã lồng ghép đợc 256cán bộ y tế thôn bản, 21 trạm y tế có bác sĩ, 30/31 trạm có vờn thuốc nam.Trong huyện có tổng số ngời ngời mắc bệnh sốt rét là 10.000 ngờichiếm 0,42% dân trong huyện, số ngời mắc bệnh ỉa chảy 8000 ngời chiếm0,38% dân trong huyện, số ngời mắc bệnh nghiện hút là 60 ngời chiếm0,25% dân trong huyện Công tác kế hoạch hoá gia đình mặc dù đã đợc vận

động nhng không thờng xuyên nên tỷ lệ sinh con thứ 3 còn rất cao nhất là ởcác thôn, bản vùng cao, xa trung tâm xã

3.7 Công trình nớc sinh hoạt

Nguồn nớc cho sinh hoạt của huyện chủ yếu là từ các sông suối và mỏnớc Chất lợng một số nguồn nớc không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh Nguồnnớc cho nhu cầu sinh hoạt còn khó khăn đặc biệt trong những tháng mùa khô,

đồng bào phải đi gùi, gánh nớc rất xa, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số nh ở các xã Linh Phú, Trí Phú, Tân Mỹ, BìnhPhú

Trong những năm qua nhà nớc đã đầu t xây dựng đợc 15 công trìnhcấp nớc sinh hoạt cho 4 xã: Linh Phú 3, Tri Phú 2, Bình Phú 5, Tân Mỹ 5(còn một số xã cha đợc cấp nớc sinh hoạt nh xã Vinh Quang, Kim Bình )

Đã xây dựng đợc 45 bể nớc (Linh Phú 10, Trí Phú 10, Bình Phú 13, Tân Mỹ12) Đờng ống dẫn nớc dài 105 km (Tân Mỹ 35km, Tri Phú 17km, BìnhPhú 35,km Linh Phú 18km) Đã nâng hệ số sử dụng nớc sạch lên 25%

3.8 Chợ

Hiện nay có 1 chợ ở trung tâm huyện đã đợc xây dựng kiên cố và đợchoạt động có hiệu quả, duy trì chợ ở xã Hoà Phú, chợ này chỉ là tạm bợ đợclàm bằng tre, bằng nứa, ở các xã hầu hết chợ không có nhà cửa mà chỉ làkhu đất trống để trao đổi buôn bán Nhân dân thờng họp chợ vào các ngàythứ 2 và thứ 5 hàng tuần, chợ ở trung tâm xã còn rất xa các thôn bản, có nơidân bản phải đi hàng chục km mới tới chợ, hàng hoá chủ yếu là dầu, mỡ,

muối và dụng cụ lao động Trong huyện sản xuất chủ yếu là tự cấp, tự túc,

quan hệ hàng tiền không phát triển, nhu cầu mua bán ít

4 Phong tục tập quán

Trang 34

Xã hội truyền thống của các dân tộc ở đây là xã hội của các c dânnông nghiệp với các nghề trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản, trong

đó chủ yếu là nghề trồng lúa, trồng ngô Dân tộc Tày, Nùng chuyên trồnglúa nớc sống tập trung ở những vùng tơng đối bằng phẳng, thuận tiện đi lại,dân tộc Dao, H’mông vừa canh tác trên các nơng dốc đá, vừa làm nơng rẫy,

c trú tập trung ở vùng cao, vùng xa

Sản xuất độc canh cây lơng thực, du canh, du c, phá rừng làm nơng.Quảng canh và chăn nuôi thả rông là đặc trng lâu đời (đặc biệt là dân tộcH’mông) ý thức tự cấp, tự túc phân phối bình quân và tinh thần đoàn kết t-

ơng trợ lẫn nhau vừa là tâm lý, vừa là tập quán của nhiều dân tộc tronghuyện Tính cộng đồng ở đây rất cao, những ngời trởng họ, trởng tộc, trởngbản có nhiều uy tín trong dân

5 Tình hình đội ngũ cán bộ của huyện

- Đội ngũ cán bộ của huyện: Có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệmnhiều năm hoạt động trong ngành, hoạt động có hiệu quả Tuy nhiên dokhối lợng công việc nhiều, địa bàn rộng nên về quản lý còn hạn chế, nhngcũng có một số cán bộ huyện chỉ tốt nghiệp cao đẳng hay trung học chuyênnghiệp, trình độ đại học còn ít, nên cũng gây khó khăn trong quá trình côngtác quản lý kinh tế - xã hội

- Đội ngũ cán bộ của xã, bản: hiện nay trình độ cán bộ xã, cơ bản cònthấp, cha đáp ứng đợc yêu cầu công tác quản lý Đa số cán bộ xã chỉ tốtnghiệp trung học chuyên nghiệp (phổ thông trung học cơ sở) cha qua lớp

đào tạo dài hạn về quản lý Bên cạnh đó việc thay đổi cán bộ xã, bản lạidiễn ra thờng xuyên

Tình hình yếu kém của cán bộ huyện, xã, bản là tình trạng chung vàkhá phổ biến ở trong huyện, đặc biệt là ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng

xa, sự yếu kém này thể hiện ở nhiều mặt: trình độ văn hoá, trình độ quản lý,năng lực chuyên môn và tâm huyết nghề nghiệp

6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Chiêm Hoá

6.1 Những thuận lợi

- Do có tiềm năng lớn vè điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nôngnghiệp vừa mang tính đặc thù vừa mang tính đa dạng, cho nên có khả năngphát triển nhiều nông sản hàng hoá có giá trị nh: chè, mía, mận, nhãn, vải

Trang 35

- Huyện đợc nhà nớc quan tâm, đầu t phát triển thông qua các nguồnvốn thông qua nhiều chơng trình đầu t phát triển kinh tế - xã hội và an ninhquốc phòng.

- Đồng bào các dân tộc trong huyện đoàn kết tin tởng vào chủ trơng, ờng lối đúng đắn của Đảng, Nhà nớc

đ Nhân dân trong huyện có truyền thống văn hoá đặc sắc, mang đậm

đà bản sắc dân tộc, cần cù chịu khó

6.2 Những khó khăn cơ bản cần giải quyết

- Chiêm Hoá là một huyện vùng cao cách xa tỉnh lỵ, xa các cửa khẩu,bến cảng và các trung tâm thị trờng lớn Do đó khó khăn về thị trờng tiêu thụhàng hoá, hạn chế việc phát triển các loại nông sản tơi sống và nhu cầu vậnchuyển lớn

- Địa hình dốc chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn đặc biệt làmùa ma thờng bị sụt lở gây ách tắc giao thông, hàng năm chi phí tốn kémnhiều để tu sửa khắc phục

- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn, đời sốngvật chất và tinh thần đồng bào trong huyện còn thấp Số hộ nghèo đói thiếu

ăn chiếm tỷ lệ lớn Phần lớn các hộ cha có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng

- Do không có thị trờng, sản xuất lạc hậu, manh mún, sản xuất hànghoá chỉ mới bắt đầu nhng chủ yếu dựa vào hỗ trợ của nhà nớc

- Nguồn nớc sạch cho nhu cầu ăn và sinh hoạt của đồng bào còn gặpnhiều khó khăn, đặc biệt là trong mùa khô, một số xã thiếu nớc nghiêmtrọng

- Tuy lực lợng lao động nhiều, nhng lực lợng lao động có kỹ thuật, cókiến thức kinh tế còn ít, trình độ dân trí còn thấp Do đó hạn chế nhiều đếnviệc đa tiến bộ công nghệ vào sản xuất

II thực trạng phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân huyện chiêm hoá

A Tình hình phát triển kinh tế

Quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là nghị quyết TW

5, khoá VII, Nghị quyết TW4, Nghị quyết TW6 khoá VIII và các nghịquyết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang khoá XI, XII nhân dân và các dân tộc

Trang 36

trong huyện đã khắc phục khó khăn, phấn đấu tích cực và đã đạt đợc nhữngthành quả nhất định trong quá trình phát triển kinh tế thể hiện ở các mặt sau

Biểu 3: Giá trị sản xuất - tốc độ tăng trởng và cơ cấu kinh tế

Trang 37

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp

- Năm 1997 giá trị sản xuất của toàn huyện đạt 177.096 triệu đồng,năm 1999 tăng lên đạt 246.938 triệu đồng Qua 2 năm tăng 17.816 triệu

đồng, bình quân mõi năm tăng 8.908 triệu đồng, trong đó ngành nông - lâmnghiệp tăng 5.842 triệu đồng, ngành công nghiệp tăng 5.612 triệu đồng

Nh vậy xét về quy mô thì ngành thơng mại dịch vụ có mức tăng cao nhất là6.722 triệu đồng chiếm 37,73% mức tăng của toàn ngành trong huyện Giátrị sản xuất bình quân một ngời, một năm của toàn huyện là 1,78 triệu đồngnăm1998; 1,79 triệu đồng năm năm 1999 và 1,92 triệu đồng năm 2000.Nhìn chung mức sống của huyện còn rất thấp so với các huyện và các khuvực khác, xét về mặt đời sống văn hoá - xã hội

Xét về tốc độ tăng trởng của toàn huyện thì huyện Chiêm Hoá có tốc

độ tăng trởng còn rất thấp là 5,74%/năm Trong đó ngành công nghiệp cótốc độ tăng trởng cao nhất, vào cao hơn toàn huyện (tốc độ tăng trởng củangành công nghiệp là 26,44%/năm) Mức tăng trởng của ngành côngnghiệp tăng cao là do các chơng trình 925 đã đợc thực hiện trên địa bàntoàn huyện, trong khi đó ngành nông - lâm nghiệp thì có tốc độ tăng trởngrất thấp chỉ có 1,63%/năm, tốc độ tăng trởng của ngành nông - lâm nghiệpthấp nh vậy là do thời gian qua huyện Chiêm Hoá đã bị lũ lụt gây thiệt hạirất lớn dẫn đến năng suất, sản lợng cây trồng; còn ngành thơng mại - dịch

vụ có tốc độ tăng trởng bình quân là 8,65%/năm; tốc độ tăng trởng này hầu

nh không đổi Nhìn chung tốc độ tăng trởng của các ngành trong toànhuyện năm 2000 cao hơn so với năm 1998 và thấp hơn so với năm 1999

Đây cũng là những điều mà nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn huyệncùng các cấp quản lý phải suy ngẫm làm thế nào để phòng tránh lũ lụt caohơn, hiệu quả hơn (tránh lũ lụt nh năm 2000 - gây ra rất nhiều thiệt hại).Nếu làm đợc nh vậy thì mới có thể thúc đẩy tốc độ tăng trởng lên dần dần

đợc, để giảm bớt đợc những hộ nghèo trong toàn huyện

- Xét về cơ cấu kinh tế ta thấy toàn huyện thì ngành nông - lâm nghiệpchiếm tỷ trọng rất cao và cũng có xu hớng tăng nh năm 1999 Tỷ trọngngành nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 78,25% tổng giá trị sản lợng, nhng

tỷ trọng của ngành này ổn định nh đến năm 2000 thì tỉ trọng ngành nông lâm nghiệp lại giảm xuống còn 74,25% tổng giá trị Sản lợng ngành côngnghiệp cũng có xu hớng tăng nhng không ổn định, thể hiện nh năm 1999giảm xuống còn 4,76% tổng giá trị sản lợng và đến năm 2000 lại tăng lên

Trang 38

-7,70%, còn ngành thơng mại - dịch vụ có xu hớng tăng qua các năm 1998

có 16,50% và đến năm 2000 thì tăng lên đến 18,30% tổng giá trị sản lợng.Ngành nông - lâm nghiệp và ngành công nghiệp có tỷ trọng tăng giảmkhông ổn định nh vậy là do tốc độ tăng trởng rất thấp, mà thậm chí còngiảm Cơ cấu kinh tế của huyện Chiêm Hoá đã có sự chuyển dịch, tuy nhiên

sự chuyển dịch này cha phù hợp với xu thế chung của cả nớc (tăng tỷ trọngngành thơng mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp và côngnghiệp) Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện cha có hiệu quả

Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế của huyện Chiêm Hoá có kếtquả cao, cha phát huy đợc những tiềm năng của huyện trong ngành nông -lâm nghiệp và công nghiệp và cha đáp ứng đợc yêu cầu phát triển củahuyện Tuy nhiên để đi vào phân tích, đánh giá ta cần đi vào chi tiết cụ thểtừng ngành, từng lĩnh vực trong toàn huyện

Trang 39

3 Dịch vụ phục vụ trồng trọt và

chăn nuôi

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp.

Trong những năm gần đây huyện Chiêm Hoá đã gặp phải nhiều khókhăn trong sản xuất nông nghiệp, hàng năm còn ảnh hởng, tác động củathời tiết bất lợi nh lũ lụt, lũ quét, gió xoáy đã gây ra ảnh hởng không nhỏ

đến sản xuất và đời sống của nhân dân các dân tộc trong toàn huyện

Từ những thực trạng trên đợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nớc, và

đ-ợc sự chỉ đạo trực tiếp của huyện uỷ - UBND huyện và ngành dọc HĐNDtỉnh Tuyên Quang và nhân dân trong huyện đã cố gắng khắc phục khó khăn

và thực hiện phòng tránh lũ lụt, lũ quét, gió xoáy

Qua biểu 4 trên ta thấy

* Về quy mô

Năm 1998 giá trị tổng sản lợng nông nghiệp của huyện là 147.773triệu đồng, trong đó ngành trồng trọt đạt 32.545 triệu đồng chiếm 77,57%giá trị tổng sản lợng nông nghiệp, đến năm 2000 đạt 116.686 triệu đồngchiếm 80,16% giá trị tổng sản lợng nông nghiệp của toàn huyện, bình quân

1 lao động nông nghiệp đạt 1,87 triệu đồng năm 1998 và 1,90 triệu đồngnăm 2000 Chịu ảnh hởng rất nặng nề của thời tiết khí hậu, nên quy môngành tăng, giảm không ổn định Cụ thể nh sau:

* Trồng trọt tăng : 2050 triệu đồng, trong đó:

+ Cây lúa tăng : 3559 triệu đồng

+ Cây lơng thực khác : 1023 triệu đồng

+ Cây ăn quả giảm : 709 triệu đồng

+ Rau, đậu và gia vị tăng : 1.496 triệu đồng

+ Sản phẩm phụ khác tăn : 281 triệu đồng

* Chăn nuôi giảm : 5.046 triệu đồng, trong đó:

+ Gia súc giảm : 6.649 triệu đồng

+ Gia cầm tăng : 1.316 triệu đồng

Trang 40

+ Sản phẩm chăn nuôi khác tăng: 287 triệu đồng.

* Dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi tăng: 789 triệu đồng

Ngày đăng: 27/07/2016, 20:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nớc ta hiện nay. NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, năm 1997 Khác
2. Văn bản toàn diện về chiến lợc tăng trởng và XĐGN (CPRGS) NXB Hà Nội, tháng 1 năm 2002 Khác
3. Chiến lợc XĐGN 2001- 2010 NXB Hà Nội năm 2000 Khác
4. Chơng trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn 2001- 2005, NXB Hà Nội năm 2001 Khác
5. Giải quyết vấn đề phân hoá giàu nghèo ở các nớc và Việt Nam NXB Hà Néi n¨m 2000 Khác
6. Giáo trình kinh tế nông nghiệp NXBNN năm 1996 Khác
7. Giáo trình quả trị kinh doanh nông nghiệp NXB thống kê Hà Nội năm 2001 Khác
9. Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp nông thô NXBNN Hà Nội n¨m 2001 Khác
10. Báo cáo kết quả chơng trình XĐGN năm 2001 của huyện Chiêm Hoá Khác
11. Đề án chơng trình XĐGN năm 2001 của huyện Chiêm Hoá Khác
14. Báo cáo tổng kết 8 năm hoạt động dự án PRMD huyện Chiêm hoá năm 1994- 2001 của ban kiểm soát huyện Chiêm Hoá 2001 Khác
15. Đề án chơng trình mục tiêu giải quyết lao động việc làm giai đoạn 2000- 2005 của huyện Chiêm Hoá Khác
16. Giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế văn hoá xã hội của huyện Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w