Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
668,4 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ GIANG Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ HOÀNG SƠN HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ GIANG Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ HOÀNG SƠN HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn Khóa học : 2010 - 2014 Người hướng dẫn khoa học: Th.S. Lành Ngọc Tú Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Với quan điểm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn nhằm giúp cho sinh viên nắm vững những kiến thức đã học và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn mỗi sinh viên trước khi hoàn thành chương trình đào tạo của nhà trường đều phải trải qua quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận tôi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy cô giáo khoa Kinh tế & phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xin chân thành cảm ơn đến UBND xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã giúp tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Đặc biệt tôi vô cùng biết ơn cô giáo Thạc sỹ: Lành Ngọc Tú đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình thực tập để tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2013 Sinh viên Lê Thị Giang MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 3 4. Đóng góp mới của đề tài 3 5. Bố cục của khóa luận 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.1.1. Khái niệm hộ 5 1.1.2. Hộ nông dân 5 1.1.3. Kinh tế hộ nông dân 6 1.1.4. Phân loại kinh tế hộ nông dân 8 1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân 8 1.2. Cơ sở thực tiễn 10 1.2.1. Các kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ trên thế giới và nước ta 10 1.2.2. Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân và những bài học rút ra 15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 18 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 18 2.2. Nội dung nghiên cứu 18 2.3. Câu hỏi nghiên cứu 18 2.4. Phương pháp nghiên cứu 19 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 19 2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu 19 2.4.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 21 2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 22 2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sản xuất 22 2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và thu nhập của hộ nông dân 22 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên xã Hoàng Sơn, Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa 24 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 26 3.2. Thực trạng kinh tế hộ ở xã Hoàng Sơn 35 3.2.1. Sơ lược về kinh tế nông hộ của địa phương 35 3.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động 36 3.2.3. Tình hình sử dụng đất đai 38 3.2.4. Vốn và tư liệu sản xuất của nông hộ. 40 3.2.5. Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra 42 3.2.6. Tình hình thu nhập của các nông hộ 52 3.2.7. Tình hình chi tiêu và tích lũy của nhóm hộ điều tra 54 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân tại địa phương 55 3.3.1. Ảnh hưởng của nhóm chủ quan bên trong hộ nông dân 56 3.3.2. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố khách quan bên ngoài 58 3.4. Những thuận lợi, khó khăn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Hoàng Sơn 59 3.4.1. Những thuận lợi 59 3.4.2. Những khó khăn 60 CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CHO CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ HOÀNG SƠN 61 4.1. Quan điểm mục tiêu phương hướng về phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã 61 4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ 63 4.2.1. Giải pháp cụ thể 63 4.2.2. Giải pháp chung 66 4.5. Kiến nghị 74 4.5.1. Đối với nhà nước 74 4.5.2. Đối với địa phương 74 4.5.3. Đối với chủ hộ 75 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHIẾU ĐIỀU TRA DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Đặc điểm cơ bản của thôn Phú Quý, Thanh Liêm, Nhâm Cát 20 Bảng 3.1: Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của xã trong 3 năm 26 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm qua 28 Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 32 Bảng 3.4: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2013 37 Bảng 3.5: Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ 39 Bảng 3.6: Vốn bình quân của nông hộ xã Hoàng Sơn 41 Bảng 3.7: Chi phí sản xuất bình quân của 1 sào/năm 43 Bảng 3.8: So sánh kết quả và hiệu quả cây lúa của các nhóm hộ 44 Bảng 3.9: Chi phí chăn nuôi trung bình một con/hộ 48 Bảng 3.10: Chi phí và kết quả chăn nuôi của các nông hộ trong năm 2014 49 Bảng 3.11: Kết quả sản xuất kinh doanh từ hoạt động phi nông nghiệp/hộ 51 Bảng 3.12: Tình hình thu nhập BQ của các nông hộ/năm 52 Bảng 3.13: Một số chi tiêu cho sinh hoạt và tích lũy của hộ 54 Bảng 3.14: Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của nông hộ 55 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1: Bản đồ xã Hoàng Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa 24 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT : Số thứ tự GO : Tổng giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian VA : Giá trị gia tăng MI : thu nhập hỗn hợp LĐ : Lao động BQC : Bình quân chung BQ : Bình quân ĐVT : Đơn vị tính DT : Diện tích Ha : Hecta Kg : Kilôgam HTX : Hợp tác xã CC : Cơ cấu CN : Công nghiệp TTCN : Tiểu thủ công nghiệp DV : Dịch vụ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trò của hộ gia đình cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Kinh tế hộ hiện nay có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn lao động sản xuất, tuy những đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn không thay đổi, nhưng việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản, là động lực mới cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập. Đứng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay thì người nông dân đã gặp phải không ít những khó khăn, thách thức. Có nhiều hộ đã nắm bắt, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của hộ và nguồn lực bên ngoài để chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ sang quy mô lớn, từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, trao đổi sản phẩm trên thị trường. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số bộ phận khá lớn hộ nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản suất phát triển kinh tế hộ họ không hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Một trong những nguyên nhân là do thu nhập không tương xứng với kết quả lao động mà họ bỏ ra. Trong khi đó, nền sản xuất vẫn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch, định hướng cụ thể nào cả nên từ bao nhiêu năm nay người nông dân vẫn đang ở trong trạng trái “bơi tự do” trong một nền kinh tế thị trường nên hàng loạt mặt hàng của nông dân làm ra đều bị dư thừa, giá cả xuống rất thấp nên không có lãi, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn. [...]... đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Hoàng Sơn - Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ 2.3 Câu hỏi nghiên cứu Kinh tế hộ nông dân nói chung và kinh tế hộ nông dân ở xã Hoàng Sơn nói riêng có nhiều khó khăn và tụt hậu trong phát triển Những vấn đề trên đặt ra câu hỏi cho đề tài này là: 19 - Thực trạng phát triển kinh tế của các hộ tại xã Hoàng Sơn hiện nay như thế... triển kinh tế nông hộ tại xã Hoàng Sơn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa” làm khóa luận tốt nghiệp 2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài * Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kinh tế hộ nông dân của xã Hoàng Sơn, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy và duy trì sự ổn định của kinh tế hộ nông dân * Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ ở xã Hoàng Sơn, ... của hộ nông dân chưa được hợp lý, thiếu bền vững Chính vì vậy việc nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân sẽ cho chúng tra câu trả lời: Hiện trạng kinh tế hộ nông dân xã Hoàng Sơn thế nào? Những giải pháp cơ bản nào phát triển kinh tế hộ nông dân? Đây cũng là vấn đề cần thiết đối với từng vùng, từng địa phương và phạm vi toàn quốc Do đó tôi chọn đề tài Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển. .. cấp đã ban hành để phát triển kinh tế hộ một cách thuận lợi và có hiệu quả nhất 4 Đóng góp mới của đề tài Hệ thống hóa và bổ sung lý luận và phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay Phản ánh những thực trạng, những thuận lợi khó khăn của phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã những năm gần đây 4 Đưa ra một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hộ trong nền kinh tế thị trường hiện... thống kê của xã từ năm 2011 – 2013 và số liệu điều tra các nông hộ năm 2013 Thời gian thực hiện từ 25/1/2014- 12/4/2014 2.2 Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu về thực trạng sản xuất của các nông hộ Từ đó đề ra những giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ của xã - Thực trạng phát triển kinh tế hộ ở xã Hoàng Sơn - Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ Những thuận lợi và khó khăn đặt... đặc thù của kinh tế hộ nông dân ở xã Hoàng Sơn 3 - Đánh giá đúng thực trạng phát triển của kinh tế hộ nông dân ở địa phương - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập, phát triển của từng loại hộ nông dân trong xã - Đưa ra định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập cho các nông hộ xã Hoàng Sơn trong những năm tới 3 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu * Ý nghĩa học tập và nghiên... Để giải quyết những điều đó trước hết phải có những giải pháp thiết thực và hữu hiệu nhằm phát triển mạnh kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa dựa trên nguồn lực của hộ và địa phương và quy hoạch tổng thể đồng bộ của nhà nước tại mỗi vùng, địa phương trên cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng kinh tế hộ địa phương Xã Hoàng Sơn thuộc huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, thuộc vùng đồng bằng của tỉnh. .. khóa luận Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở xã Hoàng Sơn Kết luận 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm hộ Hộ và kinh tế hộ được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau... một nước có nên nông nghiệp cao như Hà Lan đã làm 17 1.2.2.3 Bài học rút ra cho xã Hoàng Sơn Phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển bền vững môi trường nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Hiện nay có rất nhiều địa phương trong nước đã thành công trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ nông dân nói riêng... phát triển kinh tế hộ nông dân hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì ? - Cần có những giải pháp chủ yếu nào và những giải pháp cụ thể nào để phát triển kinh tế hộ ? 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Chọn điểm nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các điểm chọn nghiên cứu phải đại diện cho các vùng sinh thái kinh tế của các hộ trong xã trên phương diện về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã . ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ GIANG Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ HOÀNG SƠN HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN. từng địa phương và phạm vi toàn quốc. Do đó tôi chọn đề tài Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hoàng Sơn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa làm khóa luận tốt. LÊ THỊ GIANG Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ HOÀNG SƠN HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC