1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung Bộ

24 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 191,53 KB

Nội dung

Vì vậy chúng tôi làm bản “Quy hoạch phát triển vùng Bắc trung bộ” nhằm góp phần đưa Bắc trung bộ trở thành một vùng kinh tế trọng điểm trong tương lai.. Nhiều vũng nước sâu và cửa sông c

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BẮC TRUNG BỘ 3

1 Vị trí địa lí kinh tế, đặc điểm địa hình địa mạo và tài nguyên thiên nhiên 3

2 Dân số và nguồn nhân lực 5

3 Thực trạng kinh tế 6

4 Lợi thế và hạn chế 6

II QUI HOẠCH TỔNG THỂ KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BẮC TRUNG BỘ 7

1 Quan điểm và mục tiêu phát triển 7

1.1 Quan điểm 7

1.2 Mục tiêu phát triển 8

2 Phương án phát triển 9

3 Qui hoạch phát triển ngành và lĩnh vực 10

4 Qui hoạch phát triển lãnh thổ, đô thị và vùng trọng điểm 14

4.1 Tổ chức không gian lãnh thổ 14

4.2 Qui hoạch phát triển đô thị 15

4.3 Quy hoạch Vinh thành "thủ phủ" của Bắc Trung bộ 15

5 Phát triển kinh tế với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái 19

6 Phát triển khoa học công nghệ 20

7 Kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng 20

III NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU 20

1 Giải pháp 20

1.1 Giải pháp về vốn, thị trường 20

1.2 Dân số nguồn nhân lực: 21

1.3 Đầu tư công trình trọng điểm: 21

2 Chính sách và cơ chế quản lý 22

2.1 Mục tiêu 22

2.2 Các chính sách và cơ chế vĩ mô của Nhà nước chế định sự phát triển vùng Bắc Trung Bộ 23

2.3 Kiến nghị một số chính sách và cơ chế tạo điều kiện cho vùng Bắc Trung Bộ phát triển theo đúng mục tiêu của quy hoạch 24

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU Bắc trung bộ có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế: tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, địa hình thuận lợi, cảnh quan rất đẹp rất thuận tiện cho phát triển du lịch… Tuy nhiên Bắc trung bộ vẫn chưa khai thác

hết tiềm năng thực có của mình Vì vậy chúng tôi làm bản “Quy hoạch phát triển vùng Bắc trung bộ” nhằm góp phần đưa Bắc trung bộ trở thành một

vùng kinh tế trọng điểm trong tương lai.

Trong quá trình thực hiện có gì sai sót chúng tôi mong được sự đóng góp của các bạn để cho bản quy hoạch này hoàn thiện hơn.

Trang 3

NỘI DUNG

I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BẮC TRUNG BỘ

1. Vị trí địa lí kinh tế, đặc điểm địa hình địa mạo và tài nguyên thiên nhiên

- Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (7,8,9,29) nối Lào với Biển Đông Có

hệ thống sân bay (Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An ) tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế giữa các tỉnh, các vùng và quốc

tế, đặc biệt với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Mianma

- Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp Trường Sơn và Lào, phía Đông là biển Đông, đồng bằng hẹp, cũng có cả trung du và miền núi, ven biển, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh

tế đang dạng phong phú Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải lợi dụng hợp lí Nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế.

- Tài nguyên phong phú đa dạng:

+ Đất: 80% là đồi núi, 20% đồng bằng có nhiều cồn cát, bãi bồi, đất dùng cho nông nghiệp không lớn song có nhiều mặt bằng sử dụng cho phát triển công nghiệp, đô thị Tổng quĩ đất 5117,4 ngàn ha,

đã sử dụng 2791,2 ngàn ha (54,4%) chưa sử dụng 2362,2 ngàn ha (45,6%) (Đất nông nghiệp 693 ngàn ha, 13,5%).

+ Rừng: Lâm nghiệp quản lý 3436,86 ngàn ha, đất có rừng 1633,0 ngàn ha, trữ lượng gỗ

134737 triệu m3 gỗ, 1466,49 triệu cây tre nứa Đứng sau Tây Nguyên về tài nguyên rừng, song chủ yếu là rừng nghèo Đất không có rừng 1599,8 ngàn ha (không kể 204011 ha núi đá), đây là đối tượng phát triển kinh doanh nghề rừng.

+ Biển: có 670 km bờ biển, 23 cửa sông, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đầm phá, thềm lục địa rộng nhiều tài nguyên, thuận lợi phát triển du lịch và kinh tế tổng hợp biển (trữ lượng cá khoảng 620.000 tấn, tôm

2750 tấn, mực 5000 tấn ).

+ Khoáng sản: có 60% trữ lượng quặng sắt, 80% thiếc, 100% Cronit, 40% đá vôi so toàn quốc Xếp theo trữ lượng thì hàng đầu là đá (hoa cương hàng tỷ tấn, đá vôi xi măng hàng tỷ tấn), sắt nửa tỷ tấn, sau đó đến thiếc, cao lanh dầu mỏ khí đốt có nhiều triển vọng Đây là cơ sở tốt cho công nghiệp khai khoáng luyện kim, VLXD đưa Bắc trung bộ trở thành vị trí nổi bật về ngành công nghiệp.

+ Du lịch: Nhiều bãi biển dẹp, nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như: sông suối, núi, rừng, biển, hồ, đầm phá Với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước để lại nhiều di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc

có giá trị (có 144/1221 di tích đã xếp hạng) Ngoài ra còn có nhiều lễ hội truyền thống mang tính văn hoá đặc sắc lành mạnh, tất cả tạo điều kiện tốt để phát triển du lịch Nhiều dân tộc ít người sinh sống, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và rừng quốc gia với nhiều động vật phong phú.

+ Nước: Tổng trữ lượng nước mặt: 154,3 km3/năm (18,39 m3/năm người) song phân bố không đồng đều theo thười gian nên gây lũ và hạn cục bộ Nguồn thuỷ năng lớn khoảng 7 tỷ Kwh với 30 vị trí có thể xây dựng nhà máy điện, diện tích ngập lại không nhiều, có thể kết hợp thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông vận tải, nông lâm ngư nghiệp.

+ Tài nguyên thực vật: Có 194 họ, 723 chi, 1438 loài thực vật, có 4 loài gỗ tứ thiết và nhiều loại gỗ quý khác, 200 loài cây cho gỗ, 150 loài cây thuốc, 70 loài cây cảnh 9 loài đặc hữu và 60 cây quý hiếm.

Trang 4

+ Tài nguyên động vật: Có 669 loài thuộc 111 họ, 35 bộ động vật Song một số loài thực vật

và động vật (đặc biệt là loại quý hiếm) đang mất dần do khai thác bừa bãi Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia chiếm 1,7% diện tích lãnh thổ, đang được mở rộng như: Bạch Mã, Bến Én, Vũ Quang, Anh Sơn, Tam Quì, Hòn Mê, Thanh Thuỷ, Bù Huống, Ngọc Trạn, Lam Sơn, Kẻ Bàn, đặc biệt là rừng thiên nhiên và động Phong Nha.

Trang 5

2. Dân số và nguồn nhân lực

Dân số trung bình(Nghìn người)

Diện tích (Km2)

Mật độ dân số(Người/km2)

Nguồn: Niên giám thống kê 2005

- Dân số bằng 12,78% cả nước, tốc độ tăng trưởng trên trung bình của cả nước (2,26%) trong khi tốc

độ tăng kinh tế thấp hơn trung bình cả nước nên đời sống BTB còn thấp Có 50,4% dân số trong tuổi lao động và Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 4,98% Đặc biệt chỉ có 3,02% dân số làm việc trong cơ quan nhà nước, 25 dân tộc; dân tộc ít người chiếm 9,4%, chủ yếu phân bố ở phía Tây, đời sống nghèo, mù chữ nhiều Mật độ dân cư 206 ng/km2, tỷ lệ đô thị hoá xấp xỉ 12%, nông thôn chiếm 86,3% dân số, có 3 thành phố, 7 thị xã và 61 thị trấn Tỷ lệ biết chữ 87,8% bằng mức trung bình cả nước.

- Có 5,4 triệu lao động, sản xuất chưa phát triển, lao động gia tăng 3,1% năm, sức ép việc làm lớn, hàng năm hàng chục ngàn người ra khỏi vùng lập nghiệp Trong lao động có 35,7% trẻ, song học vấn không cao, trình độ nghề kém, thiếu nghiêm trọng đội ngũ cán bộ chuyên môn KHKT để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá Tỷ lệ thất nghiệp 4,98% phần nhiều là dân nông thôn Cơ cấu lao động nông lâm nghiệp là chiếm đến 73,4%, trong khi đó công nghiệp và dịch vụ chỉ có 26,6%, năng suất lao động thấp.

- Mức thu nhập thành thị gần 2 lần nông thôn, số hộ rất giàu 0,57%, giàu 1,17%, dưới trung bình 26,07%, nghèo và rất nghèo 24,88%.

Nhìn chung nguồn nhân lực, tính nhân văn còn chưa được khai thác, nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết trong giai đoạn phát triển mới.

Trang 6

3. Thực trạng kinh tế

Nhiều năm qua, Chính phủ có những chính sách đầu tư, kể cả khoa học

- công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ven biển Trung Bộ nói chung và bắc trung bộ nói riêng Do vậy giai đoạn từ năm 1991 đến 2002, kinh tế bắc trung bộ tăng trưởng ở mức khá, đạt 8,4%/năm; ngành nông - lâm

- thủy sản tăng 5,29%/năm, cùng kỳ, cơ cấu kinh tế vùng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực Tỷ trọng nông nghiệp cả năm giảm 14,3% (trung bình mỗi năm giảm 1,3%).

Tuy nhiên, đến nay bắc trung bộ vẫn là vùng kinh tế còn nhiều khó khăn GDP bình quân đầu người chỉ đạt 3,5 triệu đồng/người/năm 2002, bằng 52% mức trung bình cả nước Trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn (37,8%) Quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, giá trị sản phẩm tính trên một ha canh tác còn thấp, chỉ đạt trung bình 15 - 17 triệu đồng/ha

4. Lợi thế và hạn chế

- Ở VỊ trí trung độ cả nước có điều kiện quan hệ với các vùng trong nước với Lào và khu vực, tài nguyên khoáng sản phong phú đặc biệt sắt, đá xi măng cho phép phát triển công nghiệp luyện kim và VLXD Bờ biển dài với nhiều cảng biển, vũng, vịnh thuận lợi phát triển GTVT và đánh bắt nuôi trồng hải sản, nhiều bãi tắm, di tích, cảnh quan để phát triển du lịch, đồng thời trình độ dân trí cao, có truyền thống yêu nước, cần cù thông minh hiếu học, là những lợi thế rất cơ bản.

- Tuy nhiên hạn chế không ít: Lãnh thổ bị phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt không thuận lợi cho cây trồng, cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch Kính tế chậm phát triển, tăng trưởng chưa tương xứng tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch không đáng kể, công nghiệp dịch vụ còn kém Trình độ phát triển kinh tế chênh lệch nhau giữa các vùng lãnh thổ, nền kinh tế chưa có tích luỹ Cơ sở hạ tầng yếu kém gây trở ngại nhiều, cơ sở phúc lợi xã hội y tế, giáo dục đầu tư ít, xuống cấp nhiều, đời sống nông dân còn bấp bênh, đặc biệt ven biển và vùng núi Đội ngũ cán bộ trình độ yếu, thiếu nhân tài.

Trang 7

II.QUI HOẠCH TỔNG THỂ KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BẮC TRUNG BỘ

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

- Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu tiến bộ và công bằng xã hội, nhằm tạo việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư Trước hết là xây dựng kết cấu hạ tầng (cảng biến, đường bộ nối liền với phía Tây, đường xuyên Á, hệ thống điện.v.v ) đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh đi đôi với mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế giải quyết tốt các chính sách xã hội cho khu vực nông thôn, miền núi theo tinh thần Nghị quyết TW 5 về phát triển nông thôn nhằm từng bước rút ngắn khoảng cách ở trong vòng

15 năm tới về sự chênh lệch mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư theo hướng ngày càng nâng cao Phát triển kinh tế đi đôi vưói nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực.

- Kết hợp cải tạo tự nhiên với phòng tránh thiên tai đặc biệt là những bất lợi của điều kiện thời tiết, địa hình Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tăng tỷ trọng công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu, tăng tỷ trọng dịch vụ

và du lịch, phát triển nông lâm ngư nghiệp Xây dựng các khu vực ven biển như Thanh Hoá, Nghi Sơn, Vinh, Vũng Áng, Hoàn La, Huế đặc biệt là những khu vực có điều kiện xây dựng cảng biển thành những trọng điểm phát triển Đồng thời trên mỗi lãnh thổ tỉnh lựa chọn những ngành, sản phẩm mũi nhọn, đưa vào trọng điểm để tạo sự đột phá trong nền kinh tế của toàn tỉnh và của vùng như các trục đường 7,8,9,29 nối qua các nước phía Tây Cơ cấu kinh tế mới phải được hình thành theo yêu cầu của thị trường trong nước, ngoài nước

và lợi thế tài nguyên của vùng được điều chỉnh dân qua từng thời gian.

- Đa dạng hoá các thành phần kinh tế nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của vùng có cân nhắc để kế thừa có chọn lọc hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật công nghiệp hiện có, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh (hạ tầng, con người, chính sách) để chủ động nguồn lực trong vùng, đồng thời kết hợp nguồn lực bên ngoài, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới các các vùng trong nước và ngoài nước.

- Nhanh chóng xây dựng hệ thống đô thị trở thành các trung tâm kinh tế với chức năng là những hạt nhân thúc đẩy vùng nông thôn phát triển, đặc biệt là các đô thị hạt nhân: Thanh Hoá, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà, Huế.

- Quá trình phát triển kết hợp chặt chẽ các yếu tố kinh tế - xã hội với môi trường sinh thái: kinh tế với an ninh quốc phòng trên từng khu vực, chú trọng vùng ven biển và hải đảo, vùng biên giới và các vùng

Trang 8

đưa vùng Bắc Trung Bộ ra khỏi tình trạng nghèo và chậm phát triển, đưa nền kinh tế vùng dần dần tiến kịp mức trung bình toàn quốc, tạo điều kiện tiến xa hơn nữa vào những năm tiếp theo.

- Các mục tiêu cụ thể:

Do xuất phát điểm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ còn thấp và có nhiều khó khăn ở các mặt vì vậy các mục tiêu phát triển được xác định như sau:

- Tiếp tục tạo điều kiện để giữ vững nhịp độ tăng trưởng: năm 2001-2010: 11,44 - 14,5%.

- GDP bình quân đầu người: Đạt 10.934 triệu đồng

- Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách từ GDP: 28,7 - 29,5%

- Tích luỹ đầu tư phát triển từ nội bộ nền kinh tế: 18,06 - 19,65% GDP

Nhịp độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 14,5%/năm thời kỳ 2001-2010; năm 2010 đạtkhoảng 143232,7 tỷ đồng Vùng Bắc Trung Bộ sẽ dần giảm được khoảng cách chênh lệch

so với cả nước Trong bối cảnh dân số của vùng tăng thêm 1,1 triệu người Thời kỳ

2006-2010 khoảng cách chênh lệch về kinh tế giữa vùng Bắc Trung Bộ với cả nước sẽ dần đượcthu hẹp lại, GDP bình quân đầu người sẽ đạt bằng mức bình quân chung cả nước Tuynhiên điều này phụ thuộc rất nhiều vào vốn đầu tư từ bên ngoài, vào khả năng chuyển giao

và tiếp nhận công nghệ tiên tiến

Trang 9

Dự báo cơ cấu kinh tế và nhịp độ tăng trưởng GDP

* Tổng nhu cầu đầu tư vốn: Giai đoạn 2001-2010 là 280.049,4 tỷ

2. Qui hoạch phát triển ngành và lĩnh vực

- Công nghiệp

Trang 10

Cây công nghiệp: Vùng đất đồi Thanh Hoá, Ba zan Nghệ An, Quảng Trị.

Diện tích cây công nghiệp dài ngày 184300 ha

+ Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn vùng dự kiến 1.238.159 ha

+ Bảo vệ vốn rừng 1.633.033 ha trong đó có 1.464.607 ha rừng tự nhiên và

168426 ha rừng trồng, khoanh nuôi phục hồi 962.676 ha, trồng thêm 500.108 ha rừng vàonăm 2010

+ Cơ cấu đất: Rừng phòng hộ: 1.583.619 ha, rừng đặc dụng 304.640 ha,rừng kinh doanh 1.538.061 ha

+ Sản xuất: Dự kiến khai thác 707.000 - 2.523.000 m3 gỗ, 125-514 triệucây tre luồng, 305.500 tấn nhựa thông và 30 - 100.000 tấn cánh kiến vào thời kỳ 2001-2010

- Thủy sản

+ Sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đóngtàu lớn khai thác ngoài khơi, nuôi trồng cả vùng nước nợ, nước ngọt, xây dựng cơ sở hạtầng phục vụ đánh bắt và chế biến hải sản (cảng cá,v.v )

+ Nuôi trồng 55.150 - 65.170 ha mặt nước, khai thác 125.000 - 205.000 tấnhải sản, sản phẩm chế biến đạt trên 50% sản lượng đạt 11.120 tấn - 21.500 tấn đông lạnhxuất khẩu vào thời kỳ 2001 - 2010 Xây dựng và nâng cấp các cảng cá: Lạch Bang, Hới(Thanh Hoá), Cửa Hội (Nghệ An), Cửa Gianh, Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Việt (QuảngTrị) và Thuận An (Huế)

Trang 11

Trị, Huế - Nam Thừa Thiên Huế) Có 8 tuyến du lịch nội vùng, 2 tuyến liên vùng và 3tuyến quốc tế.

- Thương mại

Phương hướng chính là: Đến năm mở rộng thị trường, đẩy mạnh bán buôn phát luồng,

tổ chức lại mạng lưới thương mại 3 đầu mối: chương trình tổng hợp, xuất nhập khẩu, vậttư

 Về xuất khẩu: Tăng trưởng 28%, đạt: 330.286 tỷ đồng (3,4% so cả nước)

 Về nhập khẩu: Tăng trưởng 36% năm, đạt 768.000 tỷ đồng

Có các hành lang thương mại: hành lang 1: dọc QL8 gắn với cảng Cửa Lò (trướcmắt) Hàng lang 2: QL29 gắn với cảng Vũng áng và Hòn La (trong tương lai) Hành lang3: Dọc QL9, gắn với cảng Cửa Việt - cửa khẩu Lao Bảo (trước mắt) và QL1 nối với cảngChân Mây (tương lai)

- Dân số, lao động tính

+ Dân số: 13,1 triệu

+ Lao động: 7,9 triệu

+ Tăng tự nhiên giảm dần xuống còn 1,67% (2001-2010)

+ Nâng cao toàn diện nguồn nhân lực về thể lực, trình độ học vấn, đào tạonghề trình độ nghề nghiệp và quản lý

+ Cải thiện cơ cấu nguồn nhân lực, giảm số lượng tuyệt đối những ngườikhông có việc làm và có việc nhưng không ổn định

Trang 12

- Văn hoá, giáo dục đào tạo y tế

+ Tiếp tục đổi mới giáo dục, cân đối qui mô ngành học, phổ cập giáo dụccấp I và chống mù chữ đạt tiêu chuẩn quốc gia toàn vùng, đa dạng các loại hình trường lớp

và hình thức học

+ Xây dựng gia đình văn hoá gắn với làng bản, văn minh đô thị, tăng cường

cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành một số trung tâm văn hoá vùng, kết hợp với du lịch khaithác hiệu quả các di tích

+ Xây dựng và củng cố mạng y tế cơ sở, tới tận xã, phường, cải tạo nângcấp các cơ sở y tế hiện có

Chú ý các địa bàn trọng điểm, cải thiện khu vực nông thôn đặc biệt là những vùng khókhăn như miền núi hải đảo

- Hạ tầng kỹ thuật

+ Giao thông: Phục hồi tiến tới nâng cấp QL1A, nâng cấp các QL 7, 8 , 29đặc biệt QL9 và đường 15 Cải tạo hệ thống đường sắt, xây dựng tuyến ngầm (cả sắt, bộ)8km qua đèo Hải Vân và xây dựng tuyến xa lộ Bắc Nam

Xây dựng cảng Nghi Sơn (trước mặt cảng chuyên dùng), cảng thương mại Vũng áng, ChânMây và củng cố nâng cấp các cảng hiện có như Cửa Lò, Lệ, Môn, Gianh, Nhật Lệ, CửaViệt, Thuận An

Nâng cấp sân bay Phú Bài, Vinh, phục hồi sân bay Đồng Hới, ái Tử và nghiên cứu pháttriển sân bay tắc xi Thanh Hoá

+ Thủy lợi và cấp nước sạch: Đảm bảo an toàn lương thực, cân bằng nguồnnước tưới, an toàn khi có lũ lụt từng bước hiện đại hoá thủy lợi Cân đối 22 con sông cho

14 vùng: vùng sông Bưởi; Bắc sông Mã, Bắc Sông Chu; Nam sông Mã, Bắc Nghệ An;Nam Nghệ An; Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh; vùng đèo Ngang, Bắc Lí Hoà; sông Dinh, LíHoà; Nam Quảng Bình, vùng sông Bến Hải, vùng Thạch Hãn; Nam Bắc sông Hương vàcác vùng núi

Mức cấp cho công nghiệp đô thị lấy tiêu chuẩn cấp 90% dân, nguồn chủ yếu nướcmặt:

Khu vực Thanh Hoá: sử dụng sông Mã, sông Chu cho Thanh Hoá- Sâm Sơn, nướcngầm cho Bỉm Sơn, hồ Yên Mỹ, sông Hiến cho Nghi Sơn

Khu vực Nghệ An: nước sông Cấm cho Vinh và phụ cận

Khu vực Hà Tĩnh: nước sông Bộc Nguyên cho thị xã hồ Kẻ Gỗ, sông La choThạch Khê; Hồng Lĩnh, Gia Lách

Khu vực Quảng Bình: nước hồ Bầu Tró, Phú Vinh, vực Tròn, sông Ròn

Khu vực Quảng Trị: nước sông Vĩnh Phước, nước ngầm Gio Linh

Khu vực Thừa Thiên Huế: nước sông Hương

Ngày đăng: 27/07/2016, 20:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w