1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại đại học huế

132 919 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 318,08 KB

Nội dung

Vấn đề đặt ralà làm sao tăng thêm nguồn thu, quản lý chi tiêu sử dụng như thế nào cho hiệu quảnhất các nguồn lực hiện có của đơn vị mình, nói cách khác nếu các trường đại họcbiết sử dụng

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong công trình nghiên cứukhoa học này là độc lập và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi xincam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Tuấn

Trang 2

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Huế, ngày 18 tháng 6 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Minh Tuấn

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 6

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 6

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 7

2.1 Mục tiêu chung 7

2.2 Mục tiêu cụ thể 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 7

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 7

5 Nội dung nghiên cứu: 8

CHƯƠNG I: TÀI SẢN CÔNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 9

1.1 Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 9

1.1.1 Khái niệm tài sản công 9

1.1.2 Phân loại tài sản công 11

1.1.2.1 Phân loại tài sản công theo nguồn gốc hình thành 11

1.1.2.2 Phân loại tài sản công theo thời hạn sử dụng 11

1.1.2.3 Phân loại tài sản công theo mục đích sử dụng tài sản 11

1.1.2.4 Phân loại tài sản công theo đặc điểm và tính chất của tài sản 12

1.1.3 Đơn vị sự nghiệp và tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 13

1.1.3.1 Đơn vị sự nghiệp 13

1.1.3.2 Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp 13

1.1.3.3 Đặc điểm tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 14

1.1.3.4 Vai trò của tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 15

1.2 Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 16

1.2.1 Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 16

1.2.2 Chức năng, tác dụng của cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 17

1.2.2.1 Chức năng của cơ chế quản lý tài sản công 17

1.2.2.2 Tác dụng của quy chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 18

Trang 4

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự

nghiệp 19

1.2.3.1 Cơ chế thị trường 19

1.2.3.2 Chủ trương, chính sách phát triển hoạt động sự nghiệp của Đảng và Chính phủ 20

1.2.3.3 Thể chế về quản lý kinh tế, quản lý tài chính và quản lý tài sản công 20

1.2.3.4 Ý thức, năng lực của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý và các đơn vị sự nghiệp 21

1.2.4 Thực trạng công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 21

1.2.4.1 Tổng quan về tài sản Nhà nước đến ngày 31/12/2014 21

1.2.4.2 Biến động về tài sản Nhà nước năm 2014 23

1.2.4.3 Hạn chế công tác quản lý tài sản của các đơn vị hành chính sự nghiệp 27

1.3 Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước và kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam 30

1.3.1 Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước 30

1.3.2 Hiệu quả trong quản lý tài sản ở các nước và vận dụng cho Việt Nam 35

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐẠI HỌC HUẾ GIAI ĐOẠN 2011-2015 38

2.1 Tổng quan về Đại học Huế 38

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Đại học Huế 38

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 39

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Đại học Huế 40

2.1.4 Ngành nghề và quy mô đào tạo 40

2.1.5 Đội ngũ cán bộ giảng viên 42

2.1.6 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo 44

2.2 Công tác quản lý tài sản công tại Đại học Huế 48

2.2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý tài sản công của Đại học Huế 48

2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý tài sản công tại Đại học Huế 49

2.2.2.1 Ban Quản lý dự án đầu tư của Đại học Huế 49

2.2.3 Các công cụ quản lý tài sản công tại Đại học Huế 50

2.2.3.1 Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước 50

2.2.3.2 Quy định về trang cấp tài sản công tại Đại học Huế 52

Trang 5

2.2.3.2.1 Nguyên tắc xây dựng, mua sắm tài sản công 52

2.2.3.3 Quy định trong quản lý sử dụng tài sản công tại Đại học Huế 57

2.2.3.4 Công tác báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước 58

2.2.3.4.1 Quy định về trách nhiệm và nội dung công khai 58

2.2.3.6 Xử lý tài sản Nhà nước 61

2.2.4 Công tác quản lý tài sản công tại Đại học Huế 63

2.2.4.1 Công tác đầu tư xây dựng cơ bản 63

2.2.4.3 Công tác quản lý xe ôtô công 67

2.3 Đánh giá các đối tượng điều tra về công tác quản lý tài sản công tại ĐHH 69

2.3.1 Thông tin về đối tượng điều tra 69

2.3.2 Kiểm định độ tin cậy của các biến quan sát được phân tích 71

2.3.3 Phân tích nhân tố ánh hưởng đến công tác quản lý tài sản 72

2.3.4 Mô hình hồi quy 75

2.3.5 Khảo sát nhóm chuyên gia về công tác quản lý tài sản công tại Đại học Huế 77

2.3.6 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý tài sản công tại Đại học Huế trong giai đoạn 2011-2015 79

2.3.7 Một số hạn chế trong công tác quản lý tài sản công của Đại học Huế 81

2.3.8 Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại 83

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐẠI HỌC HUẾ 86

3.1 Phương hướng và yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý tài sản công 86

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công 87

3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài sản công 88

3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện việc sử dụng các công cụ quản lý tài sản công 89

3.2.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát 90

3.2.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện và ban hành quy chế quản lý sử dụng tài sản 90

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

3.1 Kết luận 90

3.2 Kiến nghị 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 98

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Đại học Huế 39

Bảng 2.1: Quy mô và ngành đào tạo của Đại học Huế giai đoạn 2011-2015 41

Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Đại học Huế giai đoạn 2011-2015 43

Bảng 2.3: Tình hình cơ sở vật chất của Đại học Huế giai đoạn 2011-2015 46

Bảng 2.4: Tình hình cơ sở vật chất của các trường đại học thuộc Đại học Huế giai đoạn 2011-2015 47

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp đầu tư xây dựng cơ bản của Đại học Huế 2011-2015 65

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp của Đại học Huế giai đoạn 2011-2015 66

Bảng 2.7: Bảng tổng hợp quản lý ôtô của Đại học Huế giai đoạn 2011-2015 68

Bảng 2.13: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý tài sản công của Đại học Huế 76

Bảng 2.15: Bảng tổng hợp ý kiến khảo sát chuyên gia về công tác quản lý và sử dụng tài sản công 78

Trang 7

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của

xã hội là đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chấtlượng đào tạo của các Trường Đại học trước lộ trình các trường phải tự chủ hoàntoàn về mặt tài chính Một trong những yếu tố để các trường có thể đứng vững vàphát triển là phải có nền tài chính đủ mạnh và phải tự chủ về tài chính Vấn đề đặt ra

là làm sao tăng thêm nguồn thu, quản lý chi tiêu sử dụng như thế nào cho hiệu quảnhất các nguồn lực hiện có của đơn vị mình, nói cách khác nếu các trường đại họcbiết sử dụng tài sản của đơn vị một cách hiệu quả nhất, hợp lý nhất sẽ là một trongnhững giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

Tài sản công nói chung là nguồn lực nội sinh của đất nước, là yếu tố cơ bảncủa quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn tài chính tiềm năng cho đầu tưphát triển, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; như Bác Hồ kính yêu đãkhẳng định: “Tài sản công là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh

tế chung, để làm cho dân giàu, nước mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân” (tríchtrong Hồ Chí Minh về vấn đề tài chính Nhà xuất bản sự thật năm 1989, trang 79).Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ tàisản công của đất nước, do các đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý sử dụng để pháttriển các hoạt động sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công phục vụ cho sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp ngàycàng lớn và chiếm tỷ trọng quan trọng trong toàn bộ tài sản công thuộc khu vựchành chính sự nghiệp

Đại học Huế và các trường thành viên có bề dày lịch sử hơn 58 năm hìnhthành và phát triển, là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, các trường luôn tích cựchướng tới mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới cơ chế quản lýtài chính và đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công của Đại học Huế.Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về quản lý tàisản nhà nước; đồng thời hình thành bộ máy quản lý tài sản công từ Trung ương

Trang 8

xuống địa phương Công tác quản lý và sử dụng tài sản công từng bước theo chế độ

và tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản công Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng tàisản của một số Trường Đai học vẫn mang nặng tính hành chính bao cấp, quản lýthiếu chặt chẽ, sử dụng lãng phí.v.v chưa hình thành cơ chế quản lý tài sản côngphùhợp với quá trình đổi mới và cải cách hành chính Do vậy, việc nghiên cứu đề tài

“Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Đại học Huế” đang là vấn đề bức

súc có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiện trang công tác quản lý tài sản công tạiĐại học Huế giai đoạn 2011-2015, đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần hoànthiện công tác quản lý tài sản công tại Đại học Huế trong thời gian tới

2011 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Đại học Huế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài này tập trung chủ yếu nghiên cứu tài sản công và cơ chế quản lý tàisản công đối với các tài sản phục vụ trực tiếp cho hoạt động sự nghiệp của cácTrường Đại học trong Đại học Huế bao gồm các loại tài sản phục vụ cho giáo dục

và đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quản lý tài sản công của Đại họcHuế từ năm 2011-2015 và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản

lý tài sản công cho toàn Đại học Huế

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp nghiên cứucủa đề tài là phương pháp thống kê mô tả, thu thập

số liệu sơ cấp từ các báo cáo tình hình tăng giảm tài sản, báo cáo kiểm kê tài sản,báo cáo tổng hợp tài sản và bảng tính khấu hao tài sản cuối năm của Đại học Huếqua các thời kỳ từ 2011 – 2015

Trang 9

- Phương pháp so sánh với số liệu sơ cấp thu thập từ các văn kiện của đạihội, báo cáo của các hội nghị về công tác quản lý công sản của các đơn vị hànhchính sự nghiệp trên cả nước.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý về thực trạng và hướngđổi mới công tác quản lý tài sản công thuộc các phòng ban chức năng của một số TrườngĐại học và cán bộ quản lý tài sản cấp trên ở Đại học Huế

- Phương pháp phân tích nhóm nhân tố khám phá EFA

- Các công cụ xử lý số liệu chủ yếu là excel, SPSS16

- Phương pháp khảo sát ý kiến chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng trực tiếpđến công tác quản lý tài sản công của Đại học Huế

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích kết hợp lýluận với thực tiễn của Việt Nam cũng như đúc kết kinh nghiệm của một số nước đểđánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp và đưa racác kiến nghị và giải pháp hoàn thiện công quản lý tài sản công tại các đơn vị sựnghiệp trong thời gian tới

5 Nội dung nghiên cứu:

Về bố cục của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày 3chương

Chương I: Tài sản công và cơ chế quản lý tài sản công tại cácđơn vị sự

Trang 10

CHƯƠNG I TÀI SẢN CÔNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG

TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

1.1 Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

1.1.1 Khái niệm tài sản công

Sự tăng trưởng của nền kinh tế đòi hỏi phải huy động tố đa mọi nguồn lực,trong đó tài sản công được coi là một nguồn lực quan trong và cần thiết nhất Đặcbiệt là trong điều kiện đất nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế nhanh vàbền vững Do vậy, nếu không đặt vấn đề quản lý tài sản công một cách có hiệu quảthì cũng có nghĩa là chúng ta đang sử dụng nguồn lực to lớn của quốc gia một cáchlãng phí và cũng là khe hở cho nạn tham những, biển thủ tài sản công,

Tài sản công được hiểu là những tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước Nóirộng ra chúng thuộc sở hữu của toàn dân Do vậy quản lý và sử dụng có hiệu quả tàisản công được xem là nghĩa vụ và trách nhiệm không chỉ đối với Chính phủ mà cònđối với tất cả các Bộ ngành, địa phương, các tổ chức, đơn vị và nhân dân

Nguồn gốc hình thành tài sản công chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước và tàinguyên quốc gia Tài sản công bao gồm tài sản quốc gia do Chính phủ sở hữu, tàisản do các cấp địa phương quản lý, tài sản Nhà nước do doanh nghiệp Nhà nướcquản lý, tài sản do các cơ quan hành chính sự nghiệp quản lý, tài sản do các dự ánviện trợ vay nợ hình thành, tài sản Nhà nước trong các tổ chức chính trị xã hội Hiện nay, nước ta chưa có số liệu thống kê nào xác định được toàn bộ giá trị cũngnhư số lượng tài sản công trên toàn quốc để quản lý và theo dõi

Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước được quy định theo Điều 181 Bộ luật Dân sự,

đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá IX thông quatại kỳ họp thứ 8 ngày 28/10/1995, quy định tài sản thuộc sở hữu toàn dân là “Đấtđai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển,thềm lục địa và vùng trời, phần vốn do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trìnhthuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao,quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nướcđều thuộc sở hữu toàn dân”

Trang 11

Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đại diện cho lợi ích củatoàn dân, nên Nhà nước được dân giao thực hiện quyền chủ sở hữu đối với tài sảnthuộc sở hữu toàn dân và đã được luật pháp qui định tại Điều 206 Bộ luật Dân sự10/1995 Theo Điều này, “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiệnquyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân” Theo qui định cácĐiều 181 và 206 của Bộ luật Dân sự 10/1995, tài sản thuộc sở hữu của Nhà nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các loại tài sản sau:

- Đất đai, các tài nguyên trên và trong lòng đất

- Các tài sản được đầu tư mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước trang cấpcho các doanh nghiệp nhà nước, các ngành lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoahọc kỹ thuật, ngoại giao quốc phòng an ninh

- Các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước Theo Bộ luật dân

sự 10/1995, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản qui phạm pháp luật,các tài sản này bao gồm các tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước, tài sản chôn dấu,chìm đắm tìm thấy, tài sản vắng chủ, vô chủ đã được xác lập quyền sở hữu Nhànước và các tài sản do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến tặng Chínhphủ hoặc các tổ chức nhà nước

Tài sản của Nhà nước ngay từ chế độ phong kiến đã hiểu là tài sản công, nhưđất đai thuộc sở hữu của Nhà nước phong kiến được gọi là công điền, công thổ Tàisản thuộc sở hữu toàn dân của nước ta hiện nay mà Nhà nước là người thực hiệnquyền của chủ sở hữu đối với các tài sản này được gọi là tài sản công Nhà nướcthực hiện chức năng sở hữu tài sản công, song Nhà nước không trực tiếp sử dụngcác tài sản này mà Nhà nước giao quyền sử dụng tài sản công cho các tổ chức thuộc

hệ thống bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị – xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp,đơn vị kinh tế nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng tài sản công phục vụcho các hoạt động của mình và xã hội theo chế độ qui định của pháp luật; Các tổchức cá nhân được Nhà nước giao sử dụng tài sản công đều phải chịu sự thống nhấtquản lý của Chính phủ và Nhà nước kiểm tra giám sát tình hình quản lý sử dụng tàisản công của tổ chức, cá nhân

Như vậy, tài sản công được hiểu là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, bao gồm

Trang 12

toàn bộ tài sản được hình thành từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốcNgân sách nhà nước, các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thôngqua quốc hữu hóa hoặc quy định bằng pháp luật và đất đai, tài nguyên thiên nhiên khácgắn liền với đất đai, vùng trời, vùng biển của quốc gia được Nhà nước giao cho tổchức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng theo qui định chung của Nhà nước và chịu sựkiểm tra giám sát của Nhà nước trong quá trình quản lý sử dụng tài sản

1.1.2 Phân loại tài sản công

Để nhận biết và từ đó định ra các biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả vớitừng loại tài sản, tài sản công có thể được phân chia theo các tiêu thức chủ yếu sau:

1.1.2.1 Phân loại tài sản công theo nguồn gốc hình thành

Theo cách phân loại này, tài sản công gồm:

- Tài sản do thiên nhiên tạo ra ban tặng cho con người và thuộc chủ quyền củatừng quốc gia như: đất đai, rừng tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nướctrong lòng đất, vùng trời, vùng biển, mặt nước, những danh lam thắng cảnh Nhữngtài sản này thường gọi chung là tài nguyên thiên nhiên

- Tài sản nhân tạo là tất cả các tài sản do con người tạo lập ra và được duy trìqua các thế hệ như: hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, các công trình văn hoá,các cổ vật, công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh, phương tiện đi lại và thiết bị vănphòng, thiết bị máy móc sản xuất, tài sản tài chính… Tài sản nhân tạo được hìnhthành do đầu tư, mua sắm bằng kinh phí của Ngân sách nhà nước và những tài sản

mà Nhà nước thu nạp được từ các tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước, tài sản hiếntặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

1.1.2.2 Phân loại tài sản công theo thời hạn sử dụng

Theo cách phân loại này, tài sản công bao gồm các loại tài sản có thể sử dụngvĩnh viễn không mất đi như tài nguyên đất, tài nguyên nước, không khí… và các tàisản có thời gian sử dụng nhất định như tài nguyên khoáng sản và các tài sản nhântạo khác Tuy nhiên, việc phân loại ra tài sản sử dụng vĩnh viên và tài sản sử dụng

có hạn chỉ là tương đối, vì ngay tài nguyên đất nếu không có biện pháp quản lý, sửdụng và bảo vệ đất thì đất bị sói mòn, cằn cỗi không sử dụng được hoặc trong phạm

vi một địa phương diện tích đất cũng bị giảm

1.1.2.3 Phân loại tài sản công theo mục đích sử dụng tài sản

Trang 13

Theo cách phân loại này tài sản công bao gồm:

1.1.2.3.1 Tài sản công thuộc khu vực hành chính sự nghiệp

Bao gồm những tài sản công là đất đai, nhà, công trình, vật kiến trúc trên đất,các phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị làm việc, thiết bị chuyên dùng và cáctài sản khác phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp.mà Nhànước giao cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị lực lượng vũtrang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghềnghiệp (gọi chung là đơn vị hành chính sự nghiệp) quản lý và sử dụng

1.1.2.3.2 Tài sản công dùng cho mục đích công cộng

Những tài sản công là đất đai; Hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ,đường hàng không, bến cảng, bến phà, nhà ga…; Hệ thống thuỷ lợi: đê điều, hệthống kênh mương, trạm bơm, hồ chứa nước, đập thuỷ lợi…; Hệ thống chiếu sáng,cấp, thoát nước, công viên…; Hệ thống các công trình văn hoá, di tích lịch sử vàdanh lam thắng cảnh đã được xếp hạng

1.1.2.3.3 Tài sản công dùng vào sản xuất kinh doanh

Bao gồm đất đai giao cho các thành phần kinh tế khai thác sử dụng, tàinguyên thiên nhiên, nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải… vốnbằng tiền giao cho các doanh nghiệp nhà nước quản lý sử dụng vào sản xuất kinhdoanh hoặc Nhà nước dùng các tài sản này góp vốn vào các công ty cổ phần và giaohoặc cho các tổ chức kinh tế khác, hộ gia đình và cá nhân thuê

1.1.2.3.4 Tài sản công chưa sử dụng

Bao gồm các tài sản dự trữ Nhà nước, tài sản được xác lập sở hữu của Nhà nướcđang trong quá trình xử lý và đất đai tài nguyên thiên nhiên chưa giao cho ai sử dụng

1.1.2.4 Phân loại tài sản công theo đặc điểm và tính chất của tài sản

Theo cách phân loại này, tài sản công bao gồm:

1.1.2.4.1 Bất động sản

Bất động sản là các tài sản không di dời được như: Đất đai; Nhà ở, công trình xâydựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó;Các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định

1.1.2.4.2 Động sản

Động sản là những tài sản không phải là bất động sản như phương tiện giao

Trang 14

thông vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác.

1.1.3 Đơn vị sự nghiệp và tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

1.1.3.1 Đơn vị sự nghiệp

Đơn vị sự nghiệp là những đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp giáodục, khoa học công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao, sựnghiệp kinh tế, dịch vụ, tư vấn, … do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Đơn

vị sự nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì các đơn vị này cung cấpcho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, quy trình công nghệ cao, công trình nghiêncứu khoa học cơ bản và thực hiện các hoạt động công ích phục vụ cho kinh tế – xã hộiphát triển Các đơn vị sự nghiệp này được Nhà nước đầu tư, mua sắm, trang cấp tài sảncông (cơ sở vật chất), bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụchính trị, chuyên môn được giao như các cơ quan quản lý nhà nước; ngoài ra, đơn vịđược phép thu một số khoản phí, lệ phí theo qui định của Nhà nước, thu thông quahoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ rất đa dạng ở hầu hết các lĩnh vực Hiện nay, cácđơn vị sự nghiệp được chia thành ba loại:

- Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thườngxuyên: là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đủ bù đắp toàn bộ chi phí hoạt độngthường xuyên, Ngân sách nhà nước không phải cấp kinh phí hoạt động thườngxuyên cho đơn vị;

- Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thườngxuyên: là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chỉ đủ bù đắp một phần chi phí hoạt độngthường xuyên, chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, Ngânsách nhà nước phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị;

- Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp hoặc không có thu do Ngân sách nhànước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên

1.1.3.2 Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp

Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp là một bộ phận tài sản công mà Nhà nướcgiao cho các đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng, để thực hiện các hoạtđộng sự nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bao gồm:

- Đất đai, nhà cửa, công trình, vật kiến trúc: là tài sản của đơn vị được giao vàhình thành sau quá trình đầu tư xây dựng như trụ sở làm việc, trường học, bệnh

Trang 15

viện, nhà thi đấu thể thao, nhà văn hóa, phòng thí nghiệm, nhà kho, hàng rào, thápnước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt,cầu tầu, cầu cảng ;

- Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị trang bị cho cán bộ

để làm việc và phục vụ hoạt động của đơn vị như máy móc chuyên dùng, thiết bịcông tác, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ ;

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải, thiết

bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải ;

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tácquản lý hoạt động của đơn vị như máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đolường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt ;

- Vườn cây lâu năm, súc vật nuôi để thí nghiệm hoặc nhân giống như vườn càphê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả và đàn gia súc các loại

- Các loại tài sản khác: là toàn bộ các tài sản khác chưa liệt kê vào năm loạitrên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật

1.1.3.3 Đặc điểm tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp có các đặc điểm sau:

- Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp không chỉ được Nhà nước giao, đượcđầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước mà còn được đầu tư mua sắm

từ nguồn vốn của các dự án, vốn vay của quỹ hỗ trợ phát triển hoặc Ngân hàng vàquỹ phát triển sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp có thu

- Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp trong qúa trình sử dụng một phần giátrị của tài sản là yếu tố chi phí tiêu dùng công, không trực tiếp thu hồi được phầngiá trị hao mòn của các tài sản trong quá trình sử dụng, mà phần lớn thu hồi giámtiếp qua phí, lệ phí theo qui định của Nhà nước hoặc qua hiệu quả của các hoạt động

sự nghiệp phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội; chỉ một số tài sản công trựctiếp sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, thì các tài sản đó lànhững tư liệu sản xuất để tạo ra các sản phẩm dịch vụ công được tính vào giá thànhsản phẩm dịch vụ và thu hồi trực tiếp phần giá trị hao mòn của tài sản đó trong quátrình sử dụng

- Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp phần lớn mang tính chất đặc thù theo

Trang 16

ngành, lĩnh vực sự nghiệp mà đơn vị đó hoạt động; cùng một loại tài sản nhưng cóđặc điểm kỹ thuật và đặc tính riêng để phục vụ cho từng loại hoạt động sự nghiệpriêng theo ngành, lĩnh vực của đơn vị sự nghiệp thực hiện.

1.1.3.4 Vai trò của tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

Tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp là một bộ phận của tài sản quốc gia,

là tiềm lực phát triển đất nước như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã khẳng định:

“Tài sản công là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, đểlàm cho dân giàu, nước mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân” trích dẫn lời chủ tịch

Hồ Chí minh với vấn đề tài chính của Nhà xuất bản sự thật năm 1989, trang 79 Vaitrò của tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp được thể hiện trên các mặt sau:

- Tài sản công trước hết là điều kiện vật chất phục vụ cho hoạt động bộ máyquản lý điều hành các đơn vị sự nghiệp Các tài sản này là nhà đất thuộc trụ sở làmviệc, các phương tiện đi lại, máy móc thiết bị văn phòng trang bị cho bộ máy quản

lý điều hành đơn vị sự nghiệp Hoạt động của bộ máy này không thể thiếu đượctrong mỗi đơn vị sự nghiệp, vì bộ máy này không chỉ quyết định chương trình hoạtđộng của đơn vị mà còn tổ chức các hoạt động sự nghiệp của đơn vị Muốn nângcao hiệu suất hoạt động của bộ máy này theo hướng tinh giản biên chế thì phải tăngcường trang bị tài sản làm việc cho các bộ máy này cả về số lượng và chất lượngcủa tài sản

- Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp là nhân tố quan trọng trong quá trình tổchức thực hiện các hoạt động sự nghiệp, cung cấp các sản phẩm dịch vụ công với chấtlượng cao cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nước ta là nước nôngnghiệp tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với yêu cầu phải rút ngắn thờigian, phải có bước nhảy vọt về công nghệ Từ đó, tại Hội nghị Trung ương 2 khoá VIIIĐảng ta đã khẳng định, chiến lược phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ làkhâu đột phá để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp là điều kiện vật chất để đào tạo con người

có tri thức, có năng lực khoa học và công nghệ mạnh Để có con người có tri thức, cónăng lực khoa học để tiếp cận khoa học, công nghệ thế giới, đồng thời có lực lượng laođộng có trình độ kỹ thuật, phải từ phát triển các sự nghiệp giáo dục - đào tạo; như năm

1994 UNESCO đã khẳng định: “không có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách

Trang 17

khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó”

- Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp là điều kiện vật chất để nâng cao thểchất và tinh thần cho con người lao động Con người lao động hiện nay không chỉcần có tri thức, trình độ khoa học kỹ thuật mà còn phải có thể chất cường tráng, cóhiểu biết về văn hoá, tinh thần yêu nước Để tạo cho con người đạt các yêu cầu nàyphải bằng các hoạt động sự nghiệp phát triển trên cơ sở vật chất phục vụ cho cáchoạt động này được bảo đảm về số lượng và phù hợp với xu hướng phát triển khoahọc công nghệ

- Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp là điều kiện vật chất cần thiết để thựchiện các công trình khoa học công nghệ và áp dụng các thành tựu khoa vào pháttriển kinh tế - xã hội để thực hiện nghiên cứu và ứng dụng các công trình khoa học,ngoài các nhà khoa học thì điều kiện không thể thiếu là cơ sở vật chất; cơ sở vậtchất này chính là yếu tố quan trọng đóng góp cho các hoạt động nghiên cứu, kết quả

và sự thành công của các công trình nghiên cứu khoa học

1.2 Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

1.2.1 Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

Cơ chế quản tài sản công được hiểu là phương thức mà qua đó bộ máy quản

lý tác động vào khu vực tài sản công để kích thích, định hướng, hướng dẫn, tổ chức,điều tiết tài sản công vận động đến các mục tiêu đã xác định Cơ chế quản lý tài sảncông do chủ thể quản lý là Nhà nước hoạch định thông qua các quan hệ pháp lý, tổchức theo luật định Về nguyên tắc, cơ chế quản lý tài sản công do bộ máy quản lýsoạn thảo và được quy chế hoá theo quy trình ban hành các văn bản qui phạm phápluật, sau đó chính bộ máy quản lý sử dụng và hoàn thiện để tác động vào đối tượngquản lý là nền tài sản quốc gia Cơ chế quản lý tài sản công là sản phẩm mang tínhchủ quan, nhưng đòi hỏi phải phù hợp với những đòi hỏi khách quan trong điều kiện

cụ thể; bản thân cơ chế quản lý tài sản công cũng là một hệ thống bao gồm hai bộphận cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, là hệ thống các mục tiêu của quản lý tài sản công Đây là bộ phận

có tính quyết định sự vận hành của hệ thống hiệu qủa Hệ thống các mục tiêu quản

lý tài sản công được đề ra căn cứ vào sự phân tích tổng hợp quan hệ tương tác giữa

Trang 18

mục tiêu và phương tiện, mục tiêu và nguồn lực.

- Thứ hai, là các công cụ quản lý (bao gồm cả chính sách), phương pháp,phương tiện sử dụng để đạt mục tiêu đã đề ra, là bộ phận cốt yếu của cơ chế quản lýtài sản công

Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp chỉ là một bộ phận trong

cơ chế quản lý tài sản công nói chung Hay nói khác đó chỉ là các phương thức màqua đó bộ máy quản lý tác động vào tài sản tại các đơn vị sự nghiệp để kích thích,định hướng, hướng dẫn, tổ chức, điều tiết việc duy trì, phát triển, sử dụng, khai thác

và xử lý tài sản công trong các đơn vị hành chính sự nghiệp vận động đến các mụctiêu đã xác định Bộ phận cốt yếu của cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sựnghiệp là các công cụ quản lý (bao gồm cả chính sách), phương pháp, phương tiện

sử dụng để đạt mục tiêu quản lý

1.2.2 Chức năng, tác dụng của cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

1.2.2.1 Chức năng của cơ chế quản lý tài sản công

- Chức năng thông tin: Chức năng thông tin của cơ chế thể hiện ở chỗ nóchứa đựng thông tin về chiến lược, chính sách, các quy tắc, quy định, khuôn khổ,chuẩn mức, để cung cấp cho các đối tượng liên quan trong việc quản lý, sử dụng,

xử lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

- Chức năng định hướng, hướng dẫn hành vi quản lý tài sản công tại các đơn

vị sự nghiệp: Chức năng này thể hiện ở chỗ thông qua những nguyên tắc, qui tắc,quy định, quy chế thể hiện thông qua các văn bản qui phạm pháp luật được banhành để định hướng, hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan, tổ chức và cánhân thực hiện việc quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp; đồng thời để Nhànước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại cácđơn vị sự nghiệp Tài sản công trong cơ quan sự nghiệp do Nhà nước trang cấp chocác đơn vị sự nghiệp sử dụng; các đơn vị sự nghiệp được Nhà nước giao tài sảncông để trực tiếp quản lý sử dụng phục vụ cho hoạt động của đơn vị, chỉ có quyền

và trách nhiệm thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm trang bị, bảo quản duy trì, sửdụng và xử lý bán, điều chuyển, thanh lý, theo đúng mục đích, hướng dẫn trong

Trang 19

những nguyên tắc, qui tắc, quy định, quy chế của Nhà nước đã qui định đối với tàisản được Nhà nước giao

- Chức năng tổ chức, điều tiết việc quản lý tài sản công tại các đơn vị sựnghiệp: Chức năng này thể hiện ở bằng các qui định, hướng dẫn thông qua văn bảnqui phạm pháp luật và các biện pháp kinh tế kết hợp với biện pháp hành chính, Nhànước qui định việc tổ chức thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản công trong các đơn vịhành chính sự nghiệp, việc sử dụng, việc xử lý bán, điều chuyển, thanh lý tài sản đểcác đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức và cá nhân có liên quan tổ chức thựchiện Đồng thời cũng điều tiết việc quản lý sử dụng tài sản công tại các đơn vị sựnghiệp cân đối, phù hợp với khả năng nguồn tài sản hiện có của Nhà nước, khảnăng của Ngân sách nhà nước; cân đối, phù hợp với tài sản công tại các lĩnh vựckhác, cũng như trong từng loại hình đơn vị sự nghiệp để bảo đảm phục vụ nhu cầucông tác hoạt động của các đơn vị sự nghiệp vừa duy trì phát triển có hiệu quả vàtiết kiệm tài sản công

- Chức năng pháp lý làm căn cứ, cơ sở cho việc quản lý tài sản công tại cácđơn vị sự nghiệp: Thể hiện ở chỗ, cơ chế tạo lập các chuẩn mực, các quy phạm đểlàm căn cứ, cơ sở cho việc xây dựng qui chế, qui định quản lý sử dụng, kiểm tragiám sát và xử lý vi phạm trong quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Bằngthể chế quản lý bao gồm những quy tắc, qui định, quy chế, trong cơ chế quản lý,được ban hành thông qua các văn bản qui phạm pháp luật, thiết lập nên các căn cứ,

cơ sở pháp lý cho việc huy động các nguồn tài sản, nguồn vốn để trang bị tài sảncông phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp; là căn cứ, cơ sở để thực hiện việc quản

lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp từ khi hình thành đến quátrình sử dụng và kết kết thúc; đồng thời đó cũng là công cụ pháp lý để các cơ quanchức năng của nhà nước, tổ chức và nhân dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát việcquản lý sử dụng và xử lý những vi phạm trong việc quản lý sử dụng tài sản côngtrong các đơn vị sự nghiệp

1.2.2.2 Tác dụng của quy chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

- Củng cố vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng phát triểnvăn hóa xã hội và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Với cơ chếquản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp để phục vụ tốt cho các hoạt động sự

Trang 20

nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, …, bảo đảm cơ sở vậtchất cho không chỉ bộ máy của các đơn vị sự nghiệp hoạt động mà còn bảo đảm chocác hoạt động sự nghiệp do các đơn vị sự nghiệp đảm nhận thực hiện ngày càngđược nâng cao phục vụ ngày càng tốt hơn cho xã hội và mọi người dân; từ đó khẳngđịnh và thể hiện rõ vai trò của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do dân và vìdân, củng cố vững chắc vai trò của nhà nước không chỉ là bộ máy quản lý xã hội,

mà còn là bộ máy phục vụ nhân dân, phục vụ lợi ích của toàn xã hội

- Góp phần nâng cao cả về chất lượng và số lượng của các hoạt động sựnghiệp phục vụ lợi ích chung của quốc gia, lợi ích công cộng Với cơ chế quản lý tàisản tại các đơn vị sự nghiệp phù hợp, sẽ tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn lựchiện có cho việc đầu tư tài sản tại các đơn vị sự nghiệp bảo đảm đáp ứng yêu cầu về

cơ sở vật chất để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, tạo lập nên hệ thống

cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, cải tạo môitrường, phát triển văn hóa, thể thao,…;từ đó mở rộng các hoạt động sự nghiệp phục

vụ cho xã hội, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng và kết quả của các hoạtđộng sự nghiệp

- Phát huy và nâng cao hiệu quả của tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp nóiriêng và tài sản công nói chung phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế

xã hội của đất nước Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp định ra nhữngnguyên tắc, quy chế, qui định, trong việc sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệpmột cách phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế những thất thoát, lãng phí; bảo đảm chotoàn bộ cơ sở vật chất trong các đơn vị sự nghiệp ngày càng phục vụ tốt cho công táccủa các đơn vị sự nghiệp, phục vụ tốt các hoạt động sự nghiệp với mức cao nhất; từ đógóp phần phát huy và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản phục vụ cho các hoạt động sựnghiệp và sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ngày càng cao

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

Trang 21

phối tác động trong nền kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, trong đó

có lĩnh vực hoạt động sự nghiệp Vì vậy, cơ chế thị trường cũng là nhân tố ảnhhưởng đến lĩnh vực hoạt động sự nghiệp và cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn

vị sự nghiệp Nhân tố này ảnh hưởng đến các quy định trong cơ chế về trang bị, đầu

tư, mua sắm đến theo dõi quản lý tài sản hay xử lý tài sản công tại các đơn vị sựnghiệp cũng phải được thể chế phù hợp với các quy luật cung cầu, quy luật giá trị,Điều này thể hiện ở quy định đấu thầu trong đầu tư, xây dựng, xác định giá trị tàisản tại đơn vị, định giá tài sản khi chuyển giao, đấu giá tài sản khi xử lý bán, thanh

lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp đều phải bảo đảm thể hiện đúng giá trị củatài sản theo giá thị trường, hay nói khác là phải thực hiện theo quy luật cung cầu,quy luật giá trị,

1.2.3.2 Chủ trương, chính sách phát triển hoạt động sự nghiệp của Đảng và Chính phủ

Đây là nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành, xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện

cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Trên cơ sở chủ trương, chính sáchphát triển hoạt động sự nghiệp của Đảng và Chính phủ, các chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển hoạt động sự nghiệp trong các lĩnh vực, khoa học, giáo dục, môitrường, văn hóa, thể thao, và các mục tiêu phát triển hoạt động sự nghiệp được xácđịnh; từ đó cơ chế quản lý tài sản tại các đơn vị sự nghiệp sẽ phải xây dựng, sửa đổi,hoàn thiện cho phù hợp để bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ công tác của các đơn vị sựnghiệp, phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạchphát triển hoạt động sự nghiệp và đạt được các mục tiêu đã đề ra

1.2.3.3 Thể chế về quản lý kinh tế, quản lý tài chính và quản lý tài sản công

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến những nguyên tắc, quy chế, quiđịnh, trong cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Thể chế quản lý

về kinh tế, về tài chính và quản lý tài sản công qui định chuẩn mực hành vi của cácchủ thể tham gia trong hệ thống kinh tế, qui định trách nhiệm và thẩm quyền củachủ thể quản lý về tài chính, tài sản và nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tượng quản lý.Thể chế quản lý kinh tế, quản lý tài chính và quản lý tài sản công qui định cái gìđược làm, cái gì không được làm, các gì làm phải có điều kiện; đồng thời cũng xáclập các công cụ cưỡng chế, chế tài hành vi của các tổ chức, của các đơn vị trong

Trang 22

lĩnh vực kinh tế, tài chính, tài sản công Thể chế quản lý tài sản công tại các đơn vị

sự nghiệp phải căn cứ các thể chế quản lý kinh tế, quản lý tài chính và quản lý tàisản công để sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp; đồng thời lấy các thể chế quản lýkinh tế, quản lý tài chính và quản lý tài sản công làm cơ sở để xây dựng, bổ sung vàthể chế để quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

1.2.3.4 Ý thức, năng lực của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý và các đơn vị sự nghiệp

Đây là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của cơ chế Do cơ chếquản lý do chủ thể quản lý hoạch định thông qua các quan hệ pháp lý, tổ chức theoluật định; Về nguyên tắc, cơ chế quản lý do bộ máy quản lý soạn thảo và được quychế hoá theo quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tác động vàođối tượng quản lý, cơ chế quản lý là sản phảm mang tính chủ quan, nhưng đòi hỏiphải phù hợp với các đòi hỏi khách quan trong điều kiện cụ thể Việc thực hiện cơchế cũng do các tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi chi phối của cơ chế và các đơn vị sựnghiệp tổ chức thực hiện Vì vậy, ý thức trách nhiệm, trình độ năng lực chuyênmôn, v.v của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý, cơ quan soạn thảocác văn bản quy phạm pháp luật để quy chế hoá cơ chế quản lý tài sản công tại cácđơn vị sự nghiệp và trong các đơn vị được giao chức năng quản lý, trong các đơn vị

sự nghiệp được giao tài sản trực tiếp quản lý sử dụng là nhân tố ảnh hưởng lớn đếnchất lượng của cơ chế và hiệu quả thực hiện cơ chế

1.2.4 Thực trạng công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

Theo báo cáo số 214/BC-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ gửi Quốc hội vềtình hình quản lý và sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức tính đến ngày31/12/2014:

1.2.4.1 Tổng quan về tài sản Nhà nước đến ngày 31/12/2014

Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008, BộTài chính thực hiện tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của các

cơ quan, tổ chức, đơn vị với 04 loại tài sản Tiếp đó, để tăng cường công tác quản

lý tài sản phục vụ công tác quản lý của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm

cả vốn ODA), Bộ Tài chính đã mở rộng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước

Trang 23

để quản lý tài sản của các Ban Quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước thuộc các Bộ,

cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Tại thời điểm hiệnnay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước đang theo dõi đối với 05 loại tàisản gồm: (i) đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; (ii) nhà thuộc trụ

sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; (iii) xe ô tô các loại; (iv) tài sản khác cónguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản; (v) tài sản khác có nguyên giádưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốnnhà nước

Đến nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước đã cập nhật thông tin vềtài sản nhà nước của 104.011 đơn vị; trong đó có 88.199 đơn vị có tài sản thuộc 05loại nêu trên (chưa bao gồm tài sản nhà nước tại các đơn vị lực lượng vũ trangnhân dân, các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài) và đã thực hiện việc kê khai đăng

ký vào Cơ sở dữ liệu, số đơn vị còn lại không có tài sản thuộc đối tượng phải kêkhai đăng ký Số liệu tổng hợp về tài sản nhà nước thể hiện trong Cơ sở dữ liệuquốc gia đến ngày 31/12/2014 như sau:

1.2.4.1.1 Tổng hợp tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị

Tổng giá trị tài sản nhà nước tại cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nướcđến ngày 31/12/2014 là 999.692,08 tỷ đồng; trong đó: tài sản là quyền sử dụngđất: 692.372,26 tỷ đồng, tài sản là nhà: 240.641,96 tỷ đồng, tài sản là ôtô: 20.623,27 tỷ đồng, tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vịtài sản: 45.911,83tỷ đồng; tài sản khác có nguyên giá dưới 500 triệu đồng của các

về số lượng

1.2.4.1.2 Cơ cấu tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị

Xét về tổng thể (cả hiện vật và giá trị), cơ cấu tài sản nhà nước của các cơ

Trang 24

quan, tổ chức, đơn vị quản lý như sau: Khối các đơn vị sự nghiệp sử dụng nhiều tàisản nhà nước nhất, chiếm 63,82% tổng số hiện vật và 69,08% tổng giá trị; khối các

cơ quan nhà nước đứng vị trí thứ hai với 32,28% tổng số hiện vật và 26,98% tổnggiá trị; khối các tổ chức đứng thứ ba với 2,78% tổng số hiện vật và 3,66% tổng giátrị; và khối các Ban quản lý dự án chiếm tỷ trọng thấp nhất: 1,12% về hiện vật và0,28% về giá trị

Phân tích chi tiết theo loại tài sản, tài sản nhà nước được phân bổ cụ thể nhưsau:

Về đất: (i) Khối cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng 174,97 triệu m2, chiếm7,08%; (ii) Khối đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng 2.284,48 triệu m2, chiếm92,36%; (iii) Khối các tổ chức quản lý, sử dụng 13,62 triệu m2, chiếm 0,55%; (iv)Khối các Ban quản lý dự án quản lý, sử dụng là 0,28 triệu m2, chiếm 0,01%;

Về nhà: (i) Khối cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng 30,88 triệu m2, chiếm24,33%; (ii) Khối đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng 92,50 triệu m2, chiếm 72,87%;(iii) Khối các tổ chức quản lý, sử dụng 3,51 triệu m2, chiếm 2,76%; (iv) Khối cácBan quản lý dự án quản lý, sử dụng là 0,04 triệu m2, chiếm 0,04%;

Về ô tô: (i) Khối cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng 16.482 chiếc, chiếm44,67%; (ii) Khối đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng 15.651 chiếc, chiếm 42,42%;(iii) Khối các tổ chức quản lý, sử dụng 4.609 chiếc, chiếm 12,49%; (iv) Khối cácBan quản lý dự án quản lý, sử dụng là 155 chiếc, chiếm 0,42%;

Về tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản: (i)Khối cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng 4.294 tài sản, chiếm 19,70%; (ii) Khối đơn

vị sự nghiệp quản lý, sử dụng 17.294 tài sản, chiếm 79,32%; (iii) Khối các tổ chứcquản lý, sử dụng 153 tài sản, chiếm 0,70%; (iv) Khối các Ban quản lý dự án quản

lý, sử dụng là 60 tài sản, chiếm 0,28%;

Về tài sản khác có nguyên giá dưới 500 triệu đồng của các dự án sử dụngvốn nhà nước: số lượng là 5.076 tài sản

1.2.4.2 Biến động về tài sản Nhà nước năm 2014

Năm 2014 là năm các cơ quan nhà nước tích cực triển khai kế hoạch thực thiHiến pháp, chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh và Nghị quyết số 67/2013/QH13ngày 29/11/2013 của Quốc hội về việc tăng cường công tác triển khai thi hành luật,

Trang 25

pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ban hành vănbản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vựcquản lý tài sản công được ban hành như: Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanhbất động sản, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Đầu tư công, các Nghịđịnh hướng dẫn Luật Đất đai, Luật Đấu thầu Bên cạnh đó, thực hiện các giải phápchỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2014, đẩymạnh thực hiện Chương trình hành động về phòng chống tham nhũng, lãng phí,thực hành tiết kiệm, tăng cường quản lý kinh tế, ngân sách nhà nước và tài sảncông, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm

2014 trong đó việc chi tiêu công cho xây dựng, mua sắm tài sản được hạn chế tối

đa, chỉ mua sắm, trang bị trong những trường hợp cần thiết; thực hiện mua sắm,quản lý công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, ngườiđứng đầu, do vậy, biến động tăng tài sản nhà nước năm 2014 chủ yếu là tăng đối vớinhững tài sản nhà nước thực sự cấp thiết phải mua sắm như xe ô tô chuyên dùng, tàisản thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục,…

Tổng giá trị tài sản nhà nước (theo nguyên giá) tăng trong năm 2014

là 26.481,18 tỷ đồng Trong đó: tài sản là quyền sử dụng đất tăng 11.190,74 tỷđồng; tài sản là nhà tăng 11.187,54 tỷ đồng; tài sản là ô tô tăng 1.046,52 tỷ đồng; tàisản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên tăng 3.031,14 tỷ đồng; tài sản khác

có nguyên giá dưới 500 triệu đồng của các dự án sử dụng vốn nhànước tăng 25,24 tỷ đồng

Tổng giá trị tài sản nhà nước (theo nguyên giá) giảm trong năm 2014

là 3.069,25 tỷ đồng Trong đó: tài sản là quyền sử dụng đất giảm 1.388,02 tỷ đồng;tài sản là nhà giảm 657,13 tỷ đồng; tài sản là ô tô giảm 582,41 tỷ đồng; tài sản khác

có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên giảm 441,69 tỷ đồng

Cơ cấu biến động, phân theo cấp quản lý năm 2014: tài sản nhà nước thuộc các

Bộ, cơ quan trung ương quản lý tăng 16.251,24 tỷ đồng, giảm 1.431,78 tỷ đồng; tài sảnNhà nước thuộc địa phương quản lý tăng 10.229,94 tỷ đồng, giảm 1.637,47 tỷ đồng

1.2.4.2.1 Tài sản là đất

Năm 2014, diện tích đất do được giao mới, do tiếp nhận, nhận chuyểnnhượng tăng 66,40 triệu m2 với tổng giá trị 11.190,74 tỷ đồng Trong đó: khối

Trang 26

Trung ương tăng 0,65 triệu m2 với tổng giá trị 8.226,74 tỷ đồng; khối địa phươngtăng 65,75 triệu m2 với tổng giá trị 2.964,00 tỷ đồng.

Diện tích đất giảm do thu hồi, điều chuyển, chuyển nhượng là 67,22 triệu

m2 với tổng giá trị 1.388,02 tỷ đồng Trong đó: khối Trung ương giảm 0,24triệu

m2 với tổng giá trị 590,81 tỷ đồng; khối địa phương giảm 66,99 triệu m2 với tổnggiá trị 797,21 tỷ đồng

Tổng quỹ đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng đến31/12/2014 là 2.473,36 triệu m2 với tổng giá trị 692.372,26 tỷ đồng, chiếm69,26%tổng giá trị toàn bộ tài sản Nhà nước

1.2.4.2.2 Tài sản là nhà

Năm 2014, diện tích nhà tăng (do xây dựng mới, tiếp nhận) là 6,73 triệu

m2 với tổng nguyên giá 11.187,54 tỷ đồng Trong đó: khối Trung ươngtăng2,37 triệu m2 với tổng nguyên giá 5.999,01 tỷ đồng; khối Địa phươngtăng 4,36 triệu m2 với tổng nguyên giá 5.188,53 tỷ đồng

Diện tích nhà giảm do thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý là 0,42 triệu m2 vớitổng nguyên giá 657,13 tỷ đồng Trong đó: khối Trung ương giảm 0,08triệu m2 vớitổng nguyên giá 198,90 tỷ đồng; khối Địa phương giảm 0,34 triệu m2 với tổngnguyên giá 458,23 tỷ đồng

Tổng Quỹ nhà do các cơ quan, tổ chức, đơn vị hiện đang quản lý, sử dụngđến 31/12/2014 là 126,93 triệu m2 với tổng nguyên giá theo sổ kế toánlà240.641,96 tỷ đồng chiếm 24,07% tổng giá trị toàn bộ tài sản nhà nước, tổng giátrị còn lại theo sổ kế toán là 134.477,65 tỷ đồng (bằng 55,88% tổng nguyên giá)

1.2.4.2.3 Tài sản là xe ô tô

Năm 2014, số xe ô tô công tăng (mua mới, tiếp nhận) là 1.142 chiếc với tổngnguyên giá 1.046,52 tỷ đồng Trong đó: khối Trung ương tăng 288chiếc với tổngnguyên giá 399,07 tỷ đồng; khối Địa phương tăng 854 chiếc với tổng giátrị 647,45 tỷ đồng

Số xe ô tô công giảm do thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy

là 1.023 chiếc với tổng nguyên giá 582,41 tỷ đồng Trong đó: khối Trung ươnggiảm 301 chiếc với tổng nguyên giá 289,42 tỷ đồng; khối Địa phươnggiảm 722 chiếc với tổng nguyên giá 292,99 tỷ đồng

Trang 27

Trong tổng số 1.142 xe ô tô công tăng của năm 2014 thì có 635 xe tăng doviệc tiếp nhận, điều chuyển giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị với tổng nguyên giá

là 573,86 tỷ đồng; mua mới là 507 xe với tổng nguyên giá là 472,66 tỷ đồng Trongđó: Xe phục vụ chức danh tăng: 23 xe; xe phục vụ công tác chung tăng 602 xe; xechuyên dùng tăng 517 xe

Tổng số xe ô tô công hiện có 36.897 chiếc với tổng nguyên giá 20.623,27 tỷđồng chiếm 2,07% tổng giá trị tài sản nhà nước, chi tiết như sau:

- Phân theo đối tượng phục vụ

Xe ô tô công được phân bổ theo 3 nhóm đối tượng phục vụ, gồm: Xe phục

vụ chức danh, xe phục vụ công tác chung và xe chuyên dùng Cụ thể như sau:

+ Xe phục vụ chức danh 872 chiếc, chiếm 2,36% tổng số xe với nguyên giá804,68 tỷ đồng, chiếm 3,9% tổng nguyên giá và giá trị còn lại 331,53 tỷ đồng,chiếm 5,58% tổng giá trị còn lại

+ Xe phục vụ công tác chung 24.460 chiếc, chiếm 66,29% tổng số xe vớinguyên giá 13.247,66 tỷ đồng, chiếm 64,24% tổng nguyên giá và giá trị còn lại3.123,61 tỷ đồng, chiếm 52,59% tổng giá trị còn lại Trong đó, loại xe 4 - 5 chỗ có

số lượng nhiều nhất với 12.096 chiếc, chiếm 32,78% tổng số xe; loại xe 6 - 8 chỗ8.533 chiếc, chiếm 23,13% tổng số xe

+ Xe chuyên dùng 11.565 chiếc, chiếm 31,35% tổng số xe với nguyên giá6.570,93 tỷ đồng, chiếm 31,86% tổng nguyên giá và giá trị còn lại 2.484,35 tỷđồng, chiếm 41,83% tổng giá trị còn lại Trong đó, xe cứu thương là 2.493 chiếc,

xe tập lái là 2.127 chiếc, xe tải là 1.379 chiếc, xe chuyên dùng khác là 5.566 chiếc

- Về chất lượng xe

Quỹ xe ô tô công hiện nay có tổng giá trị còn lại theo sổ kế toán 5.939,49 tỷđồng, bằng 28,80% tổng nguyên giá Điều này cho thấy phần lớn xe ô tô công đã sửdụng trên 2/3 thời gian theo chế độ quy định( 2 ) Cụ thể đến thời điểm báo cáo, số xe

ô tô công đã sử dụng trên 15 năm (quá thời gian tính hao mòn) là 7.183 chiếc,chiếm 19,47 % tổng quỹ xe công; trong đó: xe phục vụ chức danh: 59 chiếc, chiếm6,77% trong tổng số xe phục vụ chức danh; xe phục vụ công tác chung: 5.309 chiếc,chiếm 21,7% tổng số xe phục vụ công tác chung; xe chuyên dùng: 1.815 chiếc,chiếm 15,69% tổng số xe chuyên dùng

Trang 28

1.2.4.2.4 Tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên

Trong năm 2014, số tài sản này tăng (do mua mới, tiếp nhận) là 1.582 tài sảnvới tổng giá trị 3.031,14 tỷ đồng Trong đó: khối Trung ương tăng 856 tài sản vớitổng giá trị 1.619,67 tỷ đồng; khối địa phương tăng 726 tài sản với tổng giá trị1.411,47 tỷ đồng

Số tài sản giảm do bị thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy 218 tài sảnvới tổng giá trị 441,69 tỷ đồng Trong đó: khối Trung ương giảm 190 tài sản vớitổng giá trị 352,65 tỷ đồng; khối địa phương giảm 28 tài sản với tổng giá trị89,04 tỷ đồng

Tổng số tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên hiện có là 21.801 tàisản với tổng nguyên giá 45.911,83 tỷ đồng, chiếm 4,59% tổng giá trị tài sản

1.2.4.2.5 Tài sản khác có nguyên giá dưới 500 triệu đồng của các Dự án sử dụng vốn nhà nước

Trong năm 2014, số tài sản này tăng (do mua mới, tiếp nhận) là 995 tài sảnvới tổng giá trị 25,24 tỷ đồng Trong đó, khối trung ương tăng 355 tài sản với tổnggiá trị 6,75 tỷ đồng; khối địa phương tăng 640 tài sản với tổng giá trị 18,49 tỷ đồng

Tổng số tài sản khác có nguyên giá dưới 500 triệu đồng của các dự án sửdụng vốn nhà nước hiện có là 5.076 tài sản với tổng nguyên giá là 142,76 tỷ đồng,chiếm 0,02% tổng giá trị tài sản nhà nước

1.2.4.3 Hạn chế công tác quản lý tài sản công của các đơn vị hành chính sự nghiệp

Báo cáo chính phủ cũng nhận định: Sau một thời gian triển khai thực hiệnluật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008 đã bộc lộ những tồn tại, hạn chếcần khắc phục để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý tài sản nhà nước trong tìnhhình mới

Phạm vi điều chỉnh của Luật còn hẹp, chưa bao quát hết các loại tài sản Nhànước, mới chỉ một nhóm là tài sản nhà nước thuộc khu vực hành chính sự nghiệp đãhạn chế hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước Sự phân địnhgiữa chức năng quản lý Nhà nước và dịch vụ công trong quản lý, sử dụng tài sảnnhà nước chưa thực sự rõ ràng, cụ thể nên các bộ, ngành, chính quyền địa phươngvừa thực hiện nhiệm vụ quản lý, vừa thực hiện các nghiệp vụ mang tính chất dịch

Trang 29

vụ như tổ chức bán, thanh lý, mua sắm tài sản

Cơ chế quản lý, sử dụng tài srn tại đơn vị sự nghiệp công lậpchưa đáp ứngđược yêu cầu thực tiễn Việc sử dụng tài sản công ở một số nơi còn lãng phí, khôngđạt được mục tiêu đầu tư Tình trạng đầu tư xây dựng quảng trường, trung tâm hộinghị, nhà văn hoá, cảng biển của một số địa phương vượt quá nhu cầu cần thiết, tầnsuất sử dụng thấp, kinh phí bảo dưỡng, duy trì lớn, trong khi ngân sách nhà nướcđang rất khó khăn, chưa phù hợp với thực tiễn, gây lãng phí

Cơ chế giao vốn cho các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và chophép các đơn vị này sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanhdịch vụ, cho thuê, liên doanh liên kết, đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý,

sử dụng tài sản nhà nước, khai thác có hiệu quả nguồn lực có sẵn từ tài sản nhànước gắn với việc huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển dịch vụ sựnghiệp công lập là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, vềmặt tổng thể việc xác định tài sản giao vốn cho đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chínhcòn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, kết quả còn khiêm tốn

Những hạn chế về công tác quản lý, sử dụng tài sản công được thể hiện quacác nội dung sau:

1.2.4.3.1 Đối với việc mua sắm tài sản

Các đơn vị HCSN mua sắm tài sản phải theo dự toán được duyệt, nhưng dựtoán lại không sát với nhu cầu thực tế (về chủng loại, chất lượng và giá cả) Nhiềuđơn vị do còn nặng tư tưởng bao cấp nên khi lập dự toán chưa xuất phát từ nhu cầuthực tế dẫn đến khi mua tài sản về không sử dụng được, để tồn kho gây lãng phí.Đồng thời việc kiểm tra kiểm soát của cơ quan chủ quản chưa tốt nên có tình trạngnơi thừa nơi thiếu Mặc dù Chính phủ và Bộ Tài chính có những văn bản quy địnhrất chặt chẽ về quy định mua sắm và quản lý tài sản nhưng tình trạng đấu thầu hìnhthức vẫn còn phổ biến, như chia nhỏ gói thầu để không phải đấu thầu, nâng khốnggiá hoặc thay đổi chủng loại để thu lợi bất chính, chưa thực sự quan tâm đến chấtlượng tài sản

1.2.4.3.2 Công tác quản lý tài sản trong các đơn vị hành chính sự nghiệp còn nhiều yếu kém

Có các đơn vị còn nặng tính bao cấp nên chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả

Trang 30

sử dụng tài sản, việc hạch toán và theo dõi tài sản không kịp thời và đầy đủ, kế toánchưa tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định đúng chế độ qui định, thậm chí

có đơn vị không phản ánh tài sản vào sổ và báo cáo kế toán Đây là kẽ hở để phátsinh thất thoát, nhất là các loại tài sản và thiết bị chuyên dùng điện tử, tin học Vìvậy công tác quản lý tài sản chưa được phát huy

1.2.4.4.2 Hiệu quả sử dụng cũng như việc tính toán lợi ích kinh tế trong tương lai của các tài sản của các đơn vị chưa được quan tâm đúng mức

Đối với tài sản của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tính kinh tế không đượccoi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, nhiều đơn vị ỷ lại vào nguồn kinh phí ngân sáchcấp để hoạt động do vậy chưa phát huy được hiệu quả tiềm năng vốn có hoặc sửdụng nguồn lực này một cách lãng phí Có thể thấy vẫn còn nhiều đơn vị chiếm giữnhà đất vượt định mức, sử dụng tài sản nhà nước sai mục đích, cho thuê tài sản tạonguồn thu không hợp pháp, mua xe và sử dụng xe công tràn lan lãng phí, khônghiệu quả, mua tài sản không sử dụng để tồn kho nhiều năm vẫn đang xảy ra khá phổbiến ở hầu hết các lĩnh vực, các cơ quan, tổ chức

Nguyên nhân những tồn tại trên là:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về quản lý tài sản công chưa đồng bộ, chưa

điều chỉnh bao quát hết các quan hệ về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và đặtbiệt là hiệu quả điều chỉnh thấp.Năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định 14/1998/NĐ- CP ngày 6/3/1998 về quản lý tài sản nhà nước Năm 1999, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành 2 văn bản quy định tiêu chuẩn định mức xe ô tô và trụ sở làm việctrong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp Năm 2004, Chính phủ ban hànhNghị định 197/2004/NĐ- CP và Nghị định 198/ 2004/ NĐ- CP ngày 3/12/2004hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Có thể nói việc ban hành kịp thời các văn bản này

đã khắc phục một phần nào những tồn tại trong công tác quản lý tài sản công, xongmới chỉ dừng lại quản lý một số loại tài sản chủ yếu là đất đai, trụ sở và xe công dovậy chưa mang tính toàn diện và đầy đủ

Thứ hai, công tác quản lý tài sản công chưa gắn kết với công tác lập dự toán,

cấp phát và quyết toán kinh phí về đầu tư, mua sắm và sửa chữa cải tạo tài sản dẫnđến một số tài sản được hình thành từ nguồn vốn đầu tư không được quản lý và theodõi Thực tế cho thấy có rất nhiều tài sản như nhà cửa, trụ sở, ô tô, máy móc thiết bị

Trang 31

được hình thành từ các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn vay nợ viện trợ tại các banquản lý dự án các bộ, ngành, các đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng thoát ly khỏi

sự kiểm soát và quản lý của nhà nước dẫn đến sử dụng sai mục đích và lãng phí màđiển hình là vụ PMU18

Thứ ba, việc công khai quỹ công cũng như tài sản công chưa được thực hiện

tốt Mục đích của việc công khai là tăng cường tính minh bạch và tăng cường sựgiám sát nhằm hạn chế thất thoát và lãng phí trong quản lý và sử dụng các nguồnlực nói trên Mặc dù chúng ta đang ở thời đại của công nghệ thông tin và truyềnthông nhưng việc thực hiện công khai trên các phương tiện thông tin còn hạn chế,chưa phát huy hiệu quả

Thứ tư, công tác kiểm tra kiểm soát của Nhà nước trong việc quản lý sử dụng tài

sản công chưa toàn diện và mang tính hệ thống Xuất phát từ số lượng các đơn vị hànhchính sự nghiệp của nước ta rất lớn tới hàng trăm nghìn đơn vị, phạm vi phân bố rộngkhông tập trung, có nhiều cấp quản lý, chỉ riêng công tác thống kê tài sản cũng là vấn

đề phức tạp do đó công tác kiểm tra, kiểm soát cũng gặp nhiều khó khăn

Thứ năm, việc phân cấp quản lý nhà nước về quản lý tài sản công chưa gắn

trách nhiệm với quyền hạn trong việc quản lý tài sản và chưa có quy định cụ thể vềchế tài xử phạt Chính phủ ban hành Nghị định 10/2002/ NĐ- CP cũng như Nghịđịnh 43/2006/NĐ- CP đã phần nào phân quyền cho các đơn vị tự chủ và tự chịutrách nhiệm trong hoạt động nhưng các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ cũng nhưcác chế tài chưa rõ ràng do vậy trong khi triển khai gặp nhiều vướng mắc

1.3 Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước và kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam

1.3.1 Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước

Ở Trung Quốc: Năm 2003 đã thành lập Bộ Quản lý tài sản quốc gia

thuộc Chính phủ Bộ này được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ làđại diện quyền sở hữu tài sản nhà nước tại tất cả các cơ quan sự nghiệp, đảm bảo sự tồntại và phát triển của tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp, ngăn chặn mọi trường hợp

hư hao, tổn thất mất mát tài sản bằng các biện pháp theo qui định của pháp luật

Ở Trung Quốc tài sản sự nghiệp là tổng hợp các nguồn kinh tế tính thànhtiền, được pháp luật công nhận là sở hữu nhà nước và do đơn vị sự nghiệp được

Trang 32

quyền chiếm hữu và sử dụng, gồm có tài sản của Nhà nước cấp cho đơn vị sựnghiệp, tài sản của đơn vị sự nghiệp được hình thành từ nguồn thu của tổ chức tàisản nhà nước sử dụng theo quy định của chính sách nhà nước, cũng như những tàisản quyên góp, biếu tặng và tài sản khác được pháp luật xác nhận là sở hữu nhànước Hình thức biểu hiện của tài sản sự nghiệp cụ thể là: tài sản lưu động, đầu tưdài hạn, tài sản cố định, tài sản vô hình và các loại tài sản khác.

Nhiệm vụ chủ yếu của quản lý tài sản sự nghiệp là: xây dựng và hoàn thiệncác loại điều lệ, chế độ, xác định rõ quan hệ về quyền sở hữu tài sản, thực hiện quản

lý quyền sở hữu tài sản một cách hợp lý, sử dụng tài sản một cách tiết kiệm và cóhiệu quả, thực hiện chế độ sử dụng có hoàn trả đối với tài sản kinh doanh, giám sátviệc bảo toàn vốn và phát triển vốn đối với tài sản kinh doanh

Nội dung quản lý tài sản sự nghiệp gồm có: đăng ký, xác định giới hạn, thayđổi quyền sở hữu tài sản và xử lý tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; sử dụng, xử

lý, đánh giá, thống kê báo cáo và giám sát về tài sản, thông báo cho cơ quan tàichính cùng cấp về tình hình tài sản

Nhà nước quản lý mọi tài sản sự nghiệp, giữ vững nguyên tắc tách biệt giữaquyền sở hữu với quyền sử dụng, thực hiện chế độ quản lý nhà nước do Nhà nướcnắm quyền sở hữu thống nhất, chính quyền giám sát và quản lý theo từng cấp vàđơn vị được quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản này

Trong quá trình sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp, một số đơn vị sựnghiệp được phép chuyển tài sản không kinh doanh sang kinh doanh với điều kiệncác đơn vị này phải đảm bảo hoàn thành công tác bình thường được Nhà nước giao

và phải thu hồi vốn đầu tư mua sắm tài sản Cơ quan quản lý tài sản nhà nước cáccấp có quyền giám sát, kiểm tra hiệu quả kinh tế, tình hình chia lời của tài sảnkhông kinh doanh chuyển thành tài sản kinh doanh của đơn vị, kịp thời xử lý nhữngvấn đề còn vướng mắc

Ở Pháp: Tài sản công là toàn bộ các tài sản gồm động sản và bất động sản

cấu thành tài sản của nhà nước trung ương và chính quyền địa phương các cấp Tàisản nhà nước chia thành tài sản công của Nhà nước và tài sản tư của Nhà nước:

- Tài sản công của Nhà nước là tất cả các tài sản dưới dạng động sản và bấtđộng sản thuộc về Nhà nước và không thể chuyển quyền sở hữu tư nhân do tính

Trang 33

chất của chúng hay chức năng sử dụng của chúng như: tài sản công có thuộc tính tựnhiên (tài nguyên thiên nhiên, sông hồ, vùng biển, vùng trời…); tài sản công cóthuộc tính nhân tạo (cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cảng, hệ thống phân phối điện,nhà máy, điện nguyên tử, các công trình tôn giáo, văn hoá, công trình công cộng…)

- Tài sản tư của Nhà nước là các tài sản được sử dụng cho cơ quan, tổ chức,đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng Nhóm tài sản công này bao gồm các tài sản đượcđại diện của từng cơ quan, tổ chức nhà nước nắm giữ như một chủ sở hữu tư nhân

và chịu trách nhiệm về tài sản cũng như hưởng lợi từ tài sản theo thẩm quyền quản

lý của mình

Cơ quan quản lý công sản là cơ quan duy nhất được trao thẩm quyền bán tàisản từ các nguồn sau:

- Tài sản không cần dùng,

- Tài sản do cơ quan toà án chuyển sang để phát mãi sung công,

- Tài sản vô thừa nhận, tài sản vô chủ, vắng chủ, được xác lập sở hữu Nhànước,

- Tài sản bị tịch thu sung quĩ Nhà nước

Ngoài ra các đơn vị cũng có thể yêu cầu cơ quan công sản bán các động sảnkhông còn sử dụng cũng như các sản phẩm sản xuất thử…

Việc bán tài sản nhà nước được tiến hành bằng nhiều phương thức khác nhaunhư bán theo thoả thuận, bán chỉ định hoặc bán theo hình thức gọi thầu, bán đấu giácông khai, trong đó bán đấu giá công khai là hình thức cơ bản nhất

Ở Đức: Tài sản công được chia làm 2 loại: tài sản quản lý và tài sản tài

chính

Tài sản quản lý là những tài sản được Liên bang, Bang sử dụng cho công táccủa các cơ quan Nhà nước Tài sản do cơ quan nào sử dụng thì cơ quan đó có quyềnquản lý; song cũng có bang, cơ quan tài chính quản lý toàn bộ tài sản của các cơquan được giao sử dụng Mặc dù, cách giao quản lý khác nhau, nhưng đều thốngnhất là:

- Bộ Tài chính quyết định mua bán đất đai công, mua bán hoặc xây dựngcông sở của mọi cơ quan Nhà nước (trừ xã) Riêng các trường hợp bán nhà thuộctrụ sở làm việc và đất có giá trị trên 3 triệu DM thì Bộ Tài chính phải trình Quốc hội

Trang 34

quyết định (tất nhiên phải thông qua Chính phủ); quyết định thu hồi cơ sở nhà đất làtrụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước khi các cơ quan này không còn nhu cầu sửdụng tài sản hoặc cơ quan giải thể;

- Các bộ, ngành muốn thay đổi mục đích diện tích đất và nhà (thuộc trụ sở)

dư thừa phải xin ý kiến của Bộ Tài chính Bộ Tài chính kiểm tra, xem xét và chophép mới được sử dụng;

- Đối với các động sản là tài sản quản lý thì giao cho các bộ, ngành quản lýtheo chế độ, định mức, tiêu chuẩn do Bộ Tài chính qui định

- Toàn bộ việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản Nhà nước đều thực hiện theođịnh mức cố định và giao cho cơ quan quản lý sử dụng tự tổ chức thực hiện sau khi

đã được Bộ Tài chính đồng ý và được Quốc hội phê chuẩn Trường hợp tài sản bị

hư hỏng đột xuất thì cơ quan sử dụng phải bàn bạc với Bộ Tài chính để xử lý, có thểcho sửa chữa tạm thời sau mới sửa chữa hoặc thay thế hoàn toàn

Tài sản tài chính bao gồm toàn bộ đất đai (bất động sản) không sử dụng xâydựng nhà, công trình được giữ lại phục vụ cho mục tiêu chung như: đất lâm nghiệp,đất nông nghiệp, đất bảo vệ môi trường, đất chưa sử dụng trong đó, chủ yếu là đấtrừng Toàn bộ tài sản tài chính do Bộ Tài chính quản lý trực tiếp (Vụ Công sản):Quyết định mua, bán, cho thuê hoặc đi thuê và có trách nhiệm giữ vốn đất (khi bánhoặc đưa vào sử dụng thì phải tìm cách mua để bù vào)

Ở Hàn Quốc: Tài sản công được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các tài sản do

Chính phủ sở hữu phục vụ cho các mục đích công cộng Theo nghĩa hẹp là các tàisản được mô tả trong mỗi mục dưới đây và do Chính phủ sở hữu thông qua việc thu,mua hoặc chiếm dụng đã được quy định trong các Luật chung (Luật tài sản quốcgia, Luật quy hoạch đô thị) và Luật riêng (Luật đường sá, sông ngòi, đất đai…) như:

+ Bất động sản và các tài sản kèm theo;

+ Tàu lớn, cầu phao, máy bay và các phụ kiện;

+ Các máy móc và dụng cụ quan trọng cho các Công ty của Chính phủ hay

cơ sở vật chất của Chính phủ;

+ Quyền khai thác mỏ và các quyền tương đương khác

Chính phủ Hàn Quốc thông qua cơ quan quản lý tài sản quốc hữu trực thuộc

cơ quan tài chính để thực hiện vai trò chủ sở hữu và quản lý nhà nước đối với tài

Trang 35

sản quốc hữu với các nội dung sau:

- Xây dựng các văn bản pháp luật về quản lý tài sản quốc hữu như luật củaQuốc hội, luật của Tổng thống và Nghị định của Chính phủ về tài sản quốc hữu;

- Quyết định các khoản chi tiêu tài chính về xây dựng, mua sắm, sửa chữa tàisản quốc hữu tại các cơ quan;

- Thực hiện điều động tài sản công hữu giữa các cơ quan, đơn vị, góp cổphần bằng tài sản quốc hữu;

- Xác định giá tài sản quốc hữu theo định kỳ 5 năm và thống kê tài sản quốchữu báo cáo Chính phủ

Ở các đơn vị sự nghiệp muốn mua sắm, xây dựng mới tài sản và trụ sở làmviệc hàng năm phải căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và quy chếcung cấp tài sản công để lập kế hoạch trình phê duyệt Khi kế hoạch đã được phêduyệt thì đơn vị chủ động ký hợp đồng với đơn vị xây dựng để xây dựng (đối vớitrụ sở làm việc) và đơn vị tổ chức cung cấp hàng hoá để mua và thanh toán trựctiếp

Trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản công, các đơn vị sự nghiệp phảiđảm bảo thực hiện nguyên tắc: không được cho thuê, nhượng bán, trao đổi và phảigiao lại cho Chính phủ (Bộ Tài chính) những bất động sản các đơn vị xét thấykhông cần dùng; nhưng được phép tổ chức chuyển đổi, nhượng bán các tài sản máymóc, dụng cụ mà đơn vị xét thấy không cần dùng hoặc cần thanh lý, sau khi được

cơ quan điều hành chung về tài sản công đồng ý Việc bán thanh lý thông qua tổchức đấu giá, số tiền thu được nộp vào một tài khoản đặc biệt của Chính phủ

Ở Quebéc - Canađa: Việc quản lý, sử dụng đối với bất động sản (nhà đất)

và phương tiện vận tải, đi lại trong các cơ quan sự nghiệp, trước năm 1995 đượcgiao trực tiếp cho các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý, sử dụng Từcuối năm 1994, Chính phủ Quebéc thực hiện đổi mới công tác quản lý sử dụng trụ

sở làm việc và phương tiện đi lại, không giao cho các cơ quan nhà nước trực tiếpquản lý tài sản, Chính phủ thành lập đơn vị chuyên quản lý tài sản là:

+ Công ty (Hãng) bất động sản Quebéc – là doanh nghiệp nhà nước trựcthuộc Chính phủ để thực hiện quản lý toàn bộ nhà đất văn phòng và nhà chuyêndùng

Trang 36

+ Trung tâm quản lý thiết bị vận tải để quản lý xe ôtô của các cơ quan Chínhphủ và thực hiện cho các cơ quan Chính phủ thuê theo hợp đồng kinh tế.

- Các bộ, ngành, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp chỉ được thuê trụ sởlàm việc, phương tiện đi lại theo tiêu chuẩn, định mức hoặc theo yêu cầu, nhiệm vụđược giao và phải sử dụng tài sản theo đúng mục đích Quan hệ này được thực hiệntheo hợp đồng thuê tài sản Các đơn vị phải thuê trụ sở làm việc của Công ty quản

lý bất động sản song không nhất thiết phải thuê phương tiện vận tải của Trung tâm

để sử dụng Khi các cơ quan có sự thay đổi về nhu cầu sử dụng diện tích làm việc,phương tiện đi lại hoặc không còn nhu cầu sử dụng sẽ ký lại hợp đồng thuê sử dụng(thuê tăng lên hay giảm đi) cho phù hợp với nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức sử dụnghoặc chấm dứt hợp đồng thuê

Việc quản lý, sử dụng đối với máy móc, trang thiết bị phương tiện làm việckhi đầu tư mua sắm trong các cơ quan ở Quebéc, do bộ phận chuyên trách mua sắmtài sản thực hiện và mua sắm từng kỳ 3 năm để trang bị cho các cơ quan quản lý, sửdụng trên cơ sở nhu cầu, đề nghị của các đơn vị và ý kiến thẩm định của Bộ Tàichính

- Các đơn vị được giao tài sản có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản và

bố trí sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức Chính phủ quy định để bảo đảm phục vụnhu cầu công tác và sử dụng tài sản có hiệu quả và tiết kiệm Việc điều chuyển tàisản giữa các đơn vị hầu như không có, nếu có do các đơn vị tự thoả thuận với nhau

- Khi các đơn vị có nhu cầu bán tài sản (kể cả bán thanh lý), các đơn vị trựctiếp quản lý, sử dụng tài sản có văn bản đề nghị với bộ phận chuyên trách mua sắmtài sản để xem xét quyết định; căn cứ vào quyết định các đơn vị tổ chức thực hiệnviệc bán, thanh lý tài sản

1.3.2 Hiệu quả trong quản lý tài sản ở các nước và kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam

Từ nghiên cứu quản lý tài sản công của các nước, rút ra một số nhận xét vềhiệu quả và kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam, như sau:

- Việc thể chế cơ chế quản lý tài sản bằng văn bản quy phạm pháp luật ở cấp

độ Luật và các qui định, quy chế được thể chế cụ thể bằng các văn bản dưới luật tạothành hệ thống pháp luật về quản lý tài sản công đã bảo đảm cho việc quản lý và sử

Trang 37

dụng tài sản công nói chung và tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp trong toàn quốcgia đi vào nề nếp, bảo đảm việc sử dụng tài sản tại các đơn vị đúng mục đích, ít xảy

ra thất thoát hoặc sử dụng lãng phí tài sản

Từ đó rút ra kinh nghiệm có thể vận dụng vào nước ta là Nhà nước cần phảithực hiện quản lý tài sản công bằng pháp luật với mức cao là Luật chung về quản lýtài sản nhà nước, bên cạnh đó còn có các Luật khác quy định quản lý một số tài sản

cụ thể như Luật đất đai, Luật tài nguyên khoáng sản, cùng các văn bản quy phạmpháp luật dưới Luật hợp thành một hệ thống thống nhất về quản lý tài sản công củaNhà nước; và trong các lĩnh vực hoặc nhóm tổ chức, đơn vị thực hiện các chức năngnhiệm vụ khác nhau, cũng cần có cơ chế, qui định, quy chế cụ thể về quản lý tài sảnkhác nhau

- Với cơ chế quản lý tài sản được thể chế bằng các nguyên tắc, quy định, quychế, chế độ,càng đầy đủ, cụ thể, thì việc quản lý tài sản công vừa chặt chẽ, vừathuận lợi, hạn chế được những sai phạm trong cả quản lý và sử dụg; đồng thời việccho phép các cơ quan quản lý tài sản công được khai thác tài sản công dư thừa chưa

bố trí cho các cơ quan, tổ chức của nhà nước sử dụng và cho các đơn vị sự nghiệpđược Nhà nước giao quản lý sử dụng tài sản công phục vụ công tác, được phépchuyển tài sản hoặc sử dụng tài sản công vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từ đó đãđem lại nguồn kinh tế không nhỏ để tái đầu tư tài sản hoặc sửa chữa, nâng cấp tàisản công

Từ đó rút ra kinh nghiệm để có thể vận dụng vào nước ta là cơ chế quản lýtài sản công nói chung và cơ chế quản lý tài sản công ở từng lĩnh vực, từng nhóm tổchức, đơn vị cần được thể chế bằng các nguyên tắc, quy định, quy chế, chế độ, mộtcách đầy đủ, cụ thể sẽ bảo đảm hướng dẫn, điều tiết, tổ chức, việc quản lý tài sảncông phục vụ cho các mục tiêu của nhà nước đã đề ra một cách hiệu quả

- Việc Chính phủ thành lập cơ quan ở trung ương và địa phương có chứcnăng, nhiệm vụ chuyên quản lý tài sản công và các tổ chức chuyên trách thực hiệnviệc mua sắm tài sản công để trang bị cho các đơn vị sử dụng hoặc quản lý tài sảncông (nhà, xe ô tô) để bố trí, cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuê sửdụng đã bảo đảm cho việc sử dụng của các cơ quan phù hợp với nhu cầu, không cóhiện tượng thiếu tài sản sử dụng hay sử dụng tài sản dư thừa; vừa tiết kiệm được

Trang 38

trong sử dụng tài sản và vừa phát huy được hết công suất sử dụng của tài sản phục

vụ cho công tác và các hoạt động sự nghiệp

Từ đó rút ra kinh nghiệm có thể vận dụng vào nước ta là cần xây dựng cơcấu tổ chức quản lý tài sản của Nhà nước và trong các đơn vị sử dụng tài sản thành

hệ thống hoàn chỉnh; thành lập các tổ chức chuyên trách về quản lý và khai thác tàisản công sẽ làm cho tài sản công phát huy được hiệu quả cao trong phục vụ côngtác, phục vụ hoạt động sự nghiệp cũng như đem lại nguồn thu cho Ngân sách nhànước

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm rõ các chế độ, tiêu chuẩn,định mức sử dụng tài sản nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp Theo Dag Detter –chuyên gia tư vấn cho các nhà đầu tư ở Châu Âu và Châu Á trong lĩnh vực sápnhập, giải thể các doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước Trích trong cuốn sách “Củacải của các quốc gia” thì giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công đó làphải quản lý theo nguyên tác minh bạch, độc lập và chuyên nghiệp

Nguyên tác minh bạch là phải tách biệt được tài sản công có khả năng sinhlời và tài sản công phục vụ với mục đích chính sách Từ đó xây dựng danh mục tàisản công quốc gia theo hai nhóm trên và công bố công khai

Nguyên tắc độc lập đòi hỏi phải tách việc quản lý tài sản công thương mạikhỏi can thiệp của các chính trị gia nhằm mục đích chính trị Thay vào đó, tài sảncông thương mại cần được các tổ chức chuyên nghiệp quản lý, áp dụng các kiếnthức quản trị doanh nghiệp hiện đại

Một bài học nữa có thể rút ra từ kinh nghiệm quản lý tài sản công của cácnước đó là việc tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước không phải là giải phápduy nhất, và các tranh luận về sở hữu công – tư thường bỏ qua một vấn đề quantrọng hơn nhiều đó là chất lượng quản lý tài sản công như thế nào

Trang 39

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN

CÔNG TẠI ĐẠI HỌC HUẾ GIAI ĐOẠN 2011-2015

2.1 Tổng quan về Đại học Huế

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Đại học Huế

Đại học Huế được thành lập năm 1994 tiền thân là Viện Đại học Huế ra đời

từ năm 1957 và cụ thể được tóm lược các mốc lịch sử phát triển như sau:

Viện ĐHH được thành lập 01/03/1957 với 4 phân khoa (Khoa học, Sư phạm,Văn khoa và Luật khoa) vànăm 1959, một phân khoa mới được thành lập là Y khoa.Sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất (1975), tổ chức Viện không còn, thayvào đó là mô hình trường độc lập trực thuộc các bộ chủ quản Sau 18 năm hoạtđộng, để phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của đất nước, ngày 04/04/1994,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/CP thành lập Đại học Huế trên cơ

sở sắp xếp, tổ chức lại các trường đại học, cao đẳng trong khu vực Lúc này, Đạihọc Huế gồm có các đơn vị: Trường Đại học Khoa học, Sư phạm, Nông Lâm, Ykhoa, Nghệ thuật cùng các Trung tâm NCKH và đào tạo khác

Năm 2002, Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Huế được thành lậptheo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 27/09/2002 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ

sở Khoa Kinh tế (thành lập năm 1995) Năm 2004, Trường Đại học Ngoại ngữ đượcthành lập trên cơ sở sáp nhập các khoa, bộ môn ngoại ngữ của các trường thànhviên; Thành lập: Trung tâm CNTT, Trung tâm Học liệu Năm 2005, Khoa Giáo dụcThể chất, Nhà xuất bản Đại học Huế được thành lập Năm 2006, Phân hiệu Đại họcHuế tại Quảng Trị được thành lập trên cơ sở Văn phòng đại diện Đại học Huế tạiQuảng Trị (2005) Năm 2008, thành lập Khoa Du lịch Năm 2009, thành lậpKhoaLuật Năm 2013, Trung tâm ươm tạo và chuyển giao công nghệ được thành lập(tách ra từ viện Tài nguyên môi trường) Năm 2014, Trung tâm Công nghệ sinh họcđược thành lập Năm 2015, Trường Đại học Luật được thành lập trên cơ sở nângcấp từ Khoa Luật trực thuộc Đại học Huế

Sau gần sáu mươi năm xây dựng và phát triển, Hiện nay, Đại học Huế đangquản lý 21 đơn vị trực thuộc trong đó có 08 trường Đại học thành viên, 01 phânhiệu Đại học Huế tại Quảng Trị, 02 khoa trực thuộc, 02 viện nghiên cứu, 06 trung

Trang 40

ĐẠI HỌC HUẾ

Cơ quan

Đại học Huế

Trường đại học thành viên

Khoa, Trung tâm, Viện, Phân hiệu, NXB

tâm đào tạo và nghiên cứu, 01 bệnh viện và 01 nhà xuất bản Với quy mô 3770 cán

bộ, giảng viên (trong đó có 206 giáo sư, phó giáo sư; 24 giáo sư danh dự; hàng trăm

giáo sư, phó giáo bán cơ hữu, thỉnh giảng;529 tiến sĩ; 1332 thạc sỹ; 37 chuyên khoa

1, chuyên khoa 2; 93 NGND, NGƯT) Với 71 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 31

chuyên ngành đào tạo tiến sĩ; 32 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I; 28

chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp II

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Đại học Huế là một trong ba cơ sở đào tạo trong cả nước được Chính phủ tổ

chức theo mô hình Đại học vùng Cơ cấu tổ chức của Đại học Huế gồm 3 cấp: Đại

học Huế; các đơn vị thành viên trực thuộc Đại học Huế (các trường đại học, các

khoa, các trung tâm, Viện, phân hiệu); các đơn vị trực thuộc Trường, Khoa, Trung

tâm Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Đại học Huế được thể hiện ở sơ đồ 2.1

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Đại học Huế

Ban Giám đốc Đại học Huế chịu trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt

động trong toàn Đại học Huế Hội đồng Khoa học Đào tạo có chức năng tư vấn về

chiến lược phát triển đào tạo và NCKH của Đại học Huế; Văn phòng và các Ban

Ngày đăng: 26/07/2016, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w