Chính không gian tâm tưởng ấy như bệ đỡ tinh thần mà Josef phải đi hết cuộc hành trình mà mình đã chọn...53Với cảm thức lưu vong trước những biến động của xã hội, Kundera đã thấy rõ sự k
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
PHẠM QUỐC HOÀNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CẢM THỨC LƯU VONG TRONG TIỂU HUYẾT
VÔ TRI CỦA MILAN KUNDERA
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ SỐ : 60220245
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS HOÀNG THỊ HỒNG HÀ
HUẾ, 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực,được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bốtrong bất kỳ một công trình nào khác
Tác giả luận văn
Phạm Quốc Hoàng
Trang 3Lời Cảm Ơn
Nhân dịp luận văn Thạc sỹ hoàn thành, tôi xin bày tỏlòng tri ân sâu sắc tới các thầy cô trong tổ bộ môn Văn họcnước ngoài của trường ĐHSP Huế, ĐHSP Hà Nội với những bàigiảng tâm huyết, khoa học, hữu ích trang bị cho tôi một nềntảng kiến thức chuyên ngành rộng - vững: GS.TS Lê HuyBắc, PGS.TS Bửu Nam, PGS TS Nguyễn Thị Bích Hải, TS.Nguyễn Thị Tịnh Thy, TS Phạm Xuân Hoàng cùng nhiềuthầy cô khác Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô,cán bộ Khoa Ngữ Văn và Phòng Đào tạo Sau Đại học thuộcTrường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế đã giúp đỡ và tạođiều kiện cho tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Hoàng Thị Hồng Hà người đã hướng dẫn nhiệt tâm, kiến thức uyên bác và khoahọc Người đã động viên tôi thực hiện một đề tài khá lí thú,
-bổ ích, có chiều sâu Tôi cảm ơn những người thầy, người cô
đã đồng hành và giúp tôi vững vàng hơn trên con đường trithức và truyền cho tôi ngọn lửa say mê cũng như thái độnghiêm túc đối với công việc lao động khoa học
Cảm ơn Bạn Phan Danh Hiếu người đã thắp lên niềm tingiúp tôi hoàn thành luận văn
Cảm ơn gia đình và đồng nghiệp luôn ủng hộ và tin tưởng
sự lựa chọn của tôi
Thành phố Huế ngày 15 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Phạm Quốc Hoàng
Trang 4MỤC LỤC
PHỤ BÌA ……….i
LỜI CAM ĐOAN……….ii
LỜI CẢM ƠN………iii
MỤC LỤC iv
7
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng và phạm vi khảo sát 7
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Đóng góp của luận văn 8
6 Cấu trúc luận văn 8
Chương 3: Cảm thức lưu vong trong Vô tri nhìn từ kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu 8
NỘI DUNG 9
Chương 1 9
CẢM THỨC LƯU VONG TRONG TIỂU THUYẾT VÔ TRI NHÌN TỪ THÂN PHẬN CON NGƯỜI 9
1.1.Khái lược về cảm thức lưu vong và hành trình sáng tạo của Milan Kudera 9
1.1.1 Cảm thức lưu vong 9
1.1.2 Hành trình sáng tạo của Milan Kundera 13
1.2 Cảm thức lưu vong nhìn từ thân phận con người 17
1.2.1 Thân phận lưu vong 17
1.2.2 Bản nguyên lưu vong 24
CHƯƠNG II 37
CẢM THỨC LƯU VONG TRONG TIỂU THUYẾT VÔ TRI NHÌN TỪ CẢM QUAN VỀ ĐỜI SỐNG VÀ KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 37
1
Trang 52.1 Cảm thức lưu vong từ hiện thực cuộc sống 37
2.1.1 Hiện thực không ranh giới 37
Theo Nguyễn Hưng Quốc, thân phận lưu vong thường có một trú xứ phi hạn định Họ không thuộc quê mới mà cũng không thuộc về quê cũ Vậy không gian thực sự của người lưu vong là ở đâu? Ở giữa Giữa các quốc gia và các nền văn hoá Giữa đây và đó Giữa quá khứ và hiện tại [41] Bằng cảm quan của thực tế cuộc sống Cảm thức lưu vong khiến cho nhà văn Kundera đã nhìn thấy rõ về thân phận con người, kiếp đời lưu vong Họ có một hiện thực cuộc sống không ranh giới Điều này được thể hiện khá nhiều trong tiểu thuyết của ông 37
2.1.2 Hiện thực cuộc sống trong sự đứt gãy, dung hợp các giá trị văn hoá 41
2.2 Cảm thức lưu vong qua không - thời gian nghệ thuật 47
2.2.1 Không gian nghệ thuật 47
Không – thời gian là một trong những khái niệm của vật lí học hiện đại nhằm chỉ mối quan hệ gắn bó chặt chẽ không thể tách rời của thời gian với không gian dựa trên nguyên tắc tính tương đối do Einstein chứng minh Thực ra khái niệm không - thời gian nghệ thuật được Bakhtin đặt ra nhằm hướng đến “mối liên quan cơ bản giữa thời gian và không gian được thể hiện một cách nghệ thuật trong văn học là chronotope (thời - không gian) trên tinh thần đó Bakhtin hướng sự tập trung chú ý tìm hiểu “chronotope” vào thể loại tiểu thuyết và xem đó là một sự thể hiện đầy đủ và có tầm bao quát rộng lớn hơn cả I.u Lotman cũng nhấn mạnh rằng, một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên thế giới tác phẩm chính là không gian nghệ thuật: “việc chú ý đến vấn đề không gian nghệ thuật là hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm như một không gian hình ảnh được khu biệt, phản ánh cái hữu hạn của mình về một thế giới vô hạn là không gian bên ngoài tác phẩm” Theo đó, mối quan hệ giữa không gian hiện thực và không gian ý niệm của tác giả được hiểu là những nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc phản ánh thế giới vô hạn mà con người tồn tại trong đó 47 Quan niệm của triết học về không gian, là phương thức tồn tại của vật chất Không có vật thể nào, kể cả con người trong vũ trụ tồn tại ngoài không gian Vì vậy không thể tìm hiểu con người trong sự tách rời không gian mà nó tồn tại Với
ý nghĩa là một hình thức cho các hiện tượng vật chất tồn tại, không gian mang tính khách quan Nó có đặc tính riêng không phụ thuộc vào sự biến đổi chủ quan của con người Không gian là đối tượng mà con người luôn hướng tới để khám phá và chiếm lĩnh Nhưng sự bất tận của nó có khi vượt ra tầm kiểm soát của con người Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, nhà văn thường sử dụng không gian như một phương tiện thẩm mỹ qua đó thể hiện những quan niệm, tư tưởng
2
Trang 6trong tác phẩm Vì vậy không gian trần thuật không còn là không gian khách quan nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, không gian nghệ thuật được nhà văn chắt lọc lựa chọn một cách kỹ lưỡng, nhằm sử dụng, với những dụng ý mang ý nghĩa nhất định, góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm 47Theo Trần Đình Sử: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do
đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất” [32tr.116] Mỗi nhà văn luôn tạo ra cho đứa con tinh thần của mình một không gian nghệ thuật riêng là linh hồn của thời đại Trong mỗi không gian nghệ thuật mà nhà văn tạo ra luôn tồn tại nhiều nhân vật đặc thù,mỗi không gian riêng đó góp phần tạo nên sự phong phú cho không gian nghệ thuật trong tác phẩm Đối với Milan Kundera hầu hết trong các tác phẩm của ông, điều người đọc dễ nhận thấy trong cảm thức của ông, là kiểu không gian lưu vong: ở giữa tất cả những đường biên giới 482.2.1.1 Không gian dịch chuyển 482.2.1.2 Không gian tâm tưởng 51
“Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của sự sống con người, gắn liền với ý niệm về giá trị và sự cảm nhận về giá trị giới hạn của con người Không gian nghệ thuật có thể xem là “không quyển” tinh thần bao bọc cảm thức con người là một hiện tượng tâm linh nội cảm” [, tr143] Xét về mặt chiều kích tồntại khác của không gian, không gian không đơn thuần là hiện tượng địa lý, vật
lý Trên bình diện này, tồn tại đồng nghĩa với “tồn tại trong” Nhân vật được tồn tại trong hai đời sống, hai trạng thái tồn tại: đời sống hiện thực trong mối quan hệ với các nhân vật khác, và đời sống nội tâm bên trong Đó là không gian tâm tưởng 51Với Milan Kundera xây dựng nhân vật không dựa trên tâm lý, đó là sự độc đáotrong tiểu thuyết của ông Với những nguyên tắc mà chủ nghĩa hiện thực đã xác lập, khó có thể hình dung một tiểu thuyết thiếu vắng phương diện tâm lý khi xây dựng nhân vật Milan Kundera trong khi sáng tác không tránh khỏi quán tính ấy Điều dễ nhận thấy những dấu hiệu như lời nửa trực tiếp hoặc độcthoại có mặt thường xuyên trong tác phẩm của ông Trong Nghệ thuật của tiểu thuyết ông thừa nhận mình không loại trừ đời sống nội tâm của nhân vật Vấn
đề là ông đã làm khác đi khi xử lý nội tâm Tương tự với sự biến đổi khi ông
mô tả ngoại hình – từ đôi mắt thành cái nhìn – nội tâm từ chỗ chủ yếu là cảm xúc, đã chuyển hẳn sang các suy nghĩ của nhân vật Trong Nghệ thuật của tiểu thuyết - Bảy mươi hai từ - dành riêng một mục cho “suy nghĩ” Ở đó ông nêu lên một yêu cầu với dịch giả, cho thấy quan niệm của ông, hoạt động nội tâm
3
Trang 7này thành tố quan trọng trong tiểu thuyết: “Khó dịch hơn cả: không phải đối thoại, mô tả, mà là những đoạn suy nghĩ Phải tuyệt đối chính xác (mỗi sự không trung thành về ngữ nghĩa sẽ khiến cho suy nghĩ trở thành giả) đồng thờigiữ được vẻ đẹp của chúng” [13tr151] Từ thế giới nội tâm của nhân vật Milan Kundera đã xây dựng những không gian tâm tưởng mang đậm bi kịch sắc thái lưu vong 51Không gian trong tiểu thuyết của Milan Kundera không chỉ là không gian vật
lý mà còn là không gian mở và trống Không có chỗ dựa vững chắc, cái không gian mở và trống ấy thành một khoảng chân không trôi nổi Nhân vật trong tiểu thuyết của Milan Kundera đều có một không gian suy nghĩ của riêng mình Bất kỳ lúc nào nhân vật cũng chìm trong dòng suy tư tâm tưởng: Tomas
đi vào giấc ngủ “giữa không gian lãng đãng với những ý niệm hỗn độn mơ hồ”Ruben ngồi sau bàn và xoè bàn tay đỡ lấy đầu suy nghĩ miên man về số phận, cuộc đời trong Đời nhẹ khôn kham Trong tiểu thuyết Cuốn sách của tiếng cười và sự lãng quên thế giới nội tại của mỗi con người được “tạo hình bằng máu và suy nghĩ” chứ không phải bằng tình cảm Trong tiểu thuyết Vô tri không gian của niềm hoài nhớ về ký ức luôn chập chờn, lảng vảng trong tâm tưởng của nhân vật, đó không phải là một cơn mơ mộng dài và có ý thức, đượcmong muốn Trong những ngày đầu xuất cư những cảnh trí của đất nước luôn cháy bùng trong đầu Irena, đầy bất ngờ, đột ngột, nhanh chóng, và ngay lập tức biến đi “Cô đang nói chuyện với sếp, thì bỗng nhiên như một tia chớp, cô nhìn thấy một con đường đang chạy ngang qua cánh đồng Cô bị xô đẩy trong toa tàu điện ngầm và, đột ngột, một lối đi nhỏ trong một khu phố đầy cây xanhcủa Praha hiện ra trong khoảnh khắc Cả ngày những hình bóng ấy đến thăm
cô để làm nguôi ngoai nỗi nhớ hướng về Bohême đánh mất của cô.[19] Cái không gian lẻ loi của hồi ức ấy càng làm tăng thêm nỗi đau của sự cô đơn, hờntủi, của những ngày tháng lịch sử mới chụp lấy cuộc đời của cô “một người phụ nữ trẻ đang đau đớn vì bị đuổi khỏi đất nước của mình” [27] Nỗi buồn luôn vây bủa cuộc đời của cô Để minh hoạ chính xác cho những suy nghĩ và nỗi buồn của Irena và những người xuất cư Milan Kundra trích bốn câu thơ của Jan Skacel, nhà thơ Séc lừng danh thời ấy: “ông nói đến nỗi buồn vây bủa ông; nỗi buồn đó, ông muốn nhấc nói lên, mang nó đi thật xa, dùng nó dựng lên một ngôi nhà, ông muốn tự nhốt mình trong đó ba trăm năm và suốt trong
ba trăm năm ấy không mở cửa, không mở cửa cho ai hết![15] Không gian tâm
lý gắn với điểm nhìn, trường nhìn của nhân vật và luôn nhuốm màu sắc tâm trạng của nhân vật Cuộc sống bấp bênh, đầy biến cố, dồn đẩy Irena qua nhiều không gian vật lý, từ đó mở ra miên man không gian tâm lý xuất hiện trong cô.Không gian quê nhà, luôn làm sống dậy bao ký ức tuổi thơ của cô “cái Praha của tuổi thơ cô, nơi vào mùa đông cô trượt tuyết trên những phố nhỏ lên xuốngliên tiếp, Praha nơi những khu rừng bao quanh, vào lúc hoàng hôn, bí mật tiến
4
Trang 8hành lan toả mùi hương ( ) với những ngôi nhà nhỏ bé trong những khu vườn trải dài đến hết tầm mắt trên một mặt đất gặp ghềnh lên xuống ( ) Praha với những nhà hát nhỏ và những quán rượu nhỏ của những năm sáu mươi, tự do đến vậy với cái không khí đầy bất nhã của chúng; đó là hương vị bất khả thôngước của đất nước cô, cái tính phi vật chất mà cô đã mang theo cùng khi đi Pháp”[145] Trong suốt quãng thời gian nhập cư của cô, cô đã lưu giữ chính hình ảnh này như biểu tượng của đất nước đã mất đi của cô Chính cái không gian yên tĩnh điền viên này như một mối dây liên hệ của cái đẹp để cô gắn chặt
và cảm thấy hạnh phúc tại Pari Chính sự yên tĩnh ấy cô đã tìm thấy tự do của
cô đơn “Cô nhìn thật lâu những mái nhà, sự đa dạng của các ống khói được làm thành những hình thù kỳ quặc nhất, cái thảm thực vật Pari từ lâu nay với
cô đã thay thế màu xanh cây cỏ của những khu vườn Séc, và cô nhận ra mình hạnh phúc biết bao nhiêu vì được ở thành phố này”[26] 52Sống trong không gian xa lạ nơi nhập cư con người buộc phải sống bên ngoài các giới hạn và khuôn khổ vốn có của mình, một mình phải đương đầu với không gian sống đó bằng nội lực vốn có mà Bakhtin coi đó là không gian làm bộc lộ “con người trong con người” không gian của cuộc sống thực tại đầy phủphàng đã làm nền cho không gian tâm tưởng Nhân vật Josef anh như chối bỏ tất cả thậm chí ngay tình yêu của Irena người sẽ đem đến hạnh phúc cuối cùng
và tương lai trong cuộc đời của anh, nhưng anh đã chọn một thế giới riêng cho mình một thế giới của sự cô đơn nhưng đem lại hạnh phúc cho anh “ như vậy
là anh quyết định sống với người chết như đã từng sống với người sống Anh không đến mộ để nhớ về cô nữa, mà là được ở với cô; để nhìn đôi mắt cô đangnhìn anh, và nhìn anh không phải từ quá khứ, mà là từ thời điểm hiện tại, đối với anh cuộc đời mới bắt đầu :sống chung với người chết Một cái đồng hồ mới bắt đầu tổ chức thời gian của anh Kể từ nay anh dọn dẹp nhà cửa một cách kỹ càng Bởi vì anh yêu nhà của họ hơn khi cô còn sống: hàng rào thấp bằng gỗ với một cánh cổng nhỏ; khu vườn; cây thông trước ngôi nhà xây bằng gạch đỏ sẫm; hai cái ghế phô tơi đặt đối diện nhau, nơi họ ngồi khi đi làm về;
bệ cửa sổ nơi cô đặt chậu hoa, bên cạnh là một cái đèn ( ) anh tôn trọng tất cả những thói quen ấy mà cô thích [140] Chính không gian tâm tưởng ấy như bệ
đỡ tinh thần mà Josef phải đi hết cuộc hành trình mà mình đã chọn 53Với cảm thức lưu vong trước những biến động của xã hội, Kundera đã thấy rõ
sự khủng hoảng sâu sắc tâm lý cá nhân khi con người sống trong thời hiện đại đánh mất bản thể của mình, vì bao sức ép bên ngoài, và chính họ cũng không hiểu nổi mình Đó là sự đánh mất cả bên ngoài lẫn bên trong của cá nhân; những biến động về chính trị, xã hội; những thiết chế của xã hội toàn trị; những thúc đẩy từ cõi vô thức khiến cho giá trị con người nhẹ bồng, cái nhẹ bồng không thể giải thích nhưng lại mang một sức nặng ghê gớm Tiểu thuyết
5
Trang 9Vô tri không gian tâm tưởng trở thành nỗi ám ảnh của nhân vật Không gian tâm tưởng trong dòng cảm thức nhân vật mất phương hướng và mất hết trọng lượng Chính vì cái hoang mang, hoài nghi của con người lại càng rơi vào cái tận cùng của nỗi cô đơn hay phải tìm hạnh phúc hư ảo Từ vấn đề tình dục Kundera không chỉ phản ánh hiện thực mà còn bộc lộ cái nhìn hoài nghi hiện thực Đó là sự phản tỉnh của nhà văn về một thế giới hỗn loạn và phi lý 542.2.2 Thời gian lịch sử - xã hội 542.2.2.1 Thời gian lịch sử - xã hội tuyến tính 54Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật Nếu thế giới thực tại tồn tại trong thời gian thì cũng thế, thế giới nghệ thuật cũng tồn tại trong thời gian nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật baogiờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vôtận Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặplại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ,chia tay, mùa này, mùa khác…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm Như vậy, thờigian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới Có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích, có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức như tiểu thuyết, có tác phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ khép kín trong tương lai, có thời gian nghệ thuật “trôi” trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian gắn với vận động của thời đại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật có tính “vĩnh viễn”, đứng ngoài thời gian như thần thoại Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thời gian Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả Gắn với phương thức, phương
6
Trang 10tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng” [Từ
điển thuật ngữ văn học, tr.322-323] 54
2.2.2.2 Thời gian đảo ngược, hồi cố và đồng hiện 56
CHƯƠNG III 59
CẢM THỨC LƯU VONG TRONG “VÔ TRI” 59
NHÌN TỪ KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 59
3.1 Kết cấu liên văn bản 59
3.1.1 Liên văn bản trong chủ đề 59
3.1.2 Kết cấu đa tuyến 62
3.2 Ngôn ngữ 65
3.2.1 Ngôn ngữ người kể chuyện 65
3.2.2 Ngôn ngữ nhân vật 67
3.3 Giọng điệu 68
3.3.1 Giọng điệu triết lý hoài nghi – suy nghiệm 68
3.3.2.Giọng điệu giễu nhại, châm biếm 70
C KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
7
Trang 11Nếu không phải trải qua những đau đớn giằng xé trong tình cảm gia đình, nỗi
ám ảnh chịu cảnh lưu đày trong 15 năm, chứng kiến biết bao nỗi đầy đoạ của những
kiếp người cùng khổ thì làm sao có được một Victor Hugo với kiệt tác Những người
khốn khổ Nếu không dấn thân vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và bị lưu lạc từ
Pháp đến Tây Ban Nha sang Cu Ba và mang vết thương thời đại thì Hemingway cũng
khó có thể gióng được tiếng Chuông nguyện hồn ai bi thiết cho nhân loại Không có một Trung Hoa loạn lạc bởi chủ nghĩa Mao thì sao có một Cao Hành Kiện với Linh
Sơn kia giữa bao thế thái nhân tình Có thể nói chính cuộc sống lưu vong nổi trôi đã
mang đến cho các nhà văn nhiều trăn trở với cuộc đời, nhiều trải nghiệm quý giá.Nhưng sức nặng bên trong từng thân phận, từng cuộc đời mới trở thành dòng cảmthức tạo nên những kiệt tác Và Kundera, một hiện tượng độc đáo trên văn đàn nhânloại cũng không nằm ngoài quy luật trên
Milan Kundera (sinh ngày 1/4/1929 tại Brno, Tiệp Khắc) là một nhà văn TiệpKhắc,di cư sang Pháp.Vốn sinh trưởng ở vùng Đông Âu gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Từ khi còn rất trẻ, ông đã gia nhập Đảng, tham gia các cuộc đấu tranh giành quyền tự
do dân chủ Ông góp mặt vào Hội nhà văn Tiệp Khắc, và có chân trong cánh văn họccủa phong trào Ngay những bài phát biểu đầu tiên của Kundera về các vấn đề của lýluận văn học , bài viết “Quanh những cuộc bàn cãi về di sản” đã gây tiếng vang lớntrong xã hội Séc, đem lại những diện mạo mới cho nền văn học Séc lúc bấy giờ Đặc
biệt, tiểu thuyết đầu tay Chuyện đùa (1967) khi ra mắt đã gây tiếng vang trong dư luận
vì đã cho thấy một cái nhìn mỉa mai về đời sống chủ nghĩa xã hội Khi Đông Âu rơi
1
Trang 12vào chế độ Cộng Sản Xô Viết, cuộc sống Kundera gặp rất nhiều khó khăn Bị trụcxuất khỏi Đảng, bị cấm xuất bản tiểu thuyết, bản thân ông phải mang thân phận lưuvong sang Pháp Những biến động thời đại và bản thân càng tạo cho Kundera sức sángtạo mãnh liệt Bằng cảm quan, thực nghiệm của đời sống Ông đã đem lại dấu ấnriêng trong sáng tạo nghệ thuật tiểu thuyết, giữa lý luận và thực tiễn sáng tác, giữanhững quan niệm sâu sắc đến những trang văn khớp chặt với hệ thống “đường ray” lý
luận ấy Lý thuyết tiểu thuyết độc đáo của Kundera trong cuốn Tiểu luận (Sự kết hợp của 2 tiểu luận: Nghệ thuật tiểu thuyết và Những di chúc bị phản bội) là một minh
chứng thuyết phục cho sự dung hòa giữa lý luận và thực tiễn.Các bản dịch tiểu thuyếtcủa Kundera thuộc vào danh mục các sách bán chạy và được trao nhiều giải thưởng uytín, danh giá, mang tầm quốc tế
Là một cây bút nổi bật của văn học Hậu hiện đại phương Tây, Milan Kunderađược xem như một hiện tượng độc đáo, không chỉ của văn học châu Âu mà còn làmột tiểu thuyết gia đóng góp nhiều cái mới cho văn học thế giới, đáng chú ý, đángnghiên cứu sâu đối với người đọc và giới nghiên cứu “Nhà văn uyên bác nhất hànhtinh” là sự đánh giá đầy ưu ái mà Russell Banks đã dành cho Kundera Những tiểuthuyết cô đọng của Kundera mang lại cho độc giả một cái nhìn độc đáo về thế giớihiện đại và thân phận con người trong đó, một thứ triết học riêng về cuộc sống và cácquan hệ liên cá nhân Ta luôn bắt gặp trong những sáng tác ấy các hệ chủ đề khá riêngbiệt, hệ thống chi tiết sắc sảo và cá tính cách nhân vật sinh động được kết hợp vớinhững suy tư về các đề tài triết học và hiện sinh mang tính toàn cầu Ông đã mang đếnlàn gió mới lạ cho văn đàn thế giới
Rất nhiều tác phẩm của Milan Kundera đã được dịch ra tiếng Việt như: Điệu
Valse giã từ, Đời nhẹ khôn kham, Sự bất tử, Chậm rãi, Bản nguyên,Vô tri, kể cả ba tập tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết, Những di chúc bị phản bội, Màn Thế nhưng ở
Việt Nam, việc nghiên cứu về ông cho tới nay vẫn chưa được chú ý nhiều Còn ít công
trình đề cập đến những sáng tạo của Kundera Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Cảm thức
lưu vong trong tiểu thuyết Vô tri của Milan Kundera, nhằm mục đích khám phá sự
chi phối của cảm thức lưu vong đến việc kiến tạo thế giới nghệ thuật, khẳng định giátrị của tác phẩm, phong cách của nhà văn, từ đó có một cái nhìn trọn vẹn về tài năngvăn chương cũng như những đóng góp của Milan Kundera trên văn đàn thế giới
Trang 13Tuy nhiên, đề tài, như một sự tất yếu, việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở tiểu thuyết
Vô tri Trong quá trình khảo sát, chúng tôi sử dụng nhiều tác phẩm khác trong mối
tương quan làm bật lên những vấn đề của Vô tri, đồng thời, từ Vô tri, nhiều chi tiết,
chủ đề, nhân vật của những tác phẩm khác sẽ được soi rọi trong sự liên quan chặt chẽ
2 Lịch sử vấn đề
Milan Kundera tác giả giành được nhiều sự chú ý trong văn học quốc tế nói
chung và ở Việt Nam nói riêng Chưa thể tiếp cận hết các nguồn tư liệu và các côngtrình nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước đối với nhà văn này, bên cạnhnhững tài liệu dịch bằng tiếng Việt, người viết chọn lọc thêm một số công trình nghiêncứu ở nước ngoài
2.1 Nghiên cứu ở Việt Nam
Độc giả Việt Nam biết đến Kundera gần 20 năm qua, từ năm (1996) khi tạp chí
văn học với bản dịch tiểu thuyết Sự bất tử sau đó hàng loạt các tác phẩm chính của Milan Kundera được dịch và ấn hành gồm bảy tiểu thuyết Sự bất tử, Bản nguyên,
Chậm rãi, Đời nhẹ khôn kham, Điệu valse giã từ, Cuộc sống không ở đây, Vô tri tập
truyện ngắn Những mối tình nực cười hay tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết, Những di
chúc bị phản bội
Công trình Văn học hậu hiện đại thế giới: những vấn đề lý thuyết (NXB Hội
nhà văn và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây) là tuyển tập những bài viết, bàinghiên cứu Trong đó, tên tuổi Milan Kundera luôn được liệt kê vào hàng ngũ nhữngnhà văn (hậu) hiện đại cùng với Umberto Eco và Italo Calvino (Ý), Gabriel Márquez(Colombia), J.M.Coetzee (Nam Phi), John Barth, Paul Auster, Donald Barthelme(Mỹ), Giới thiệu về đặc trưng phong cách của Milan Kundera, Antonio Blach, một
nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha, đã chỉ ra trong bài viết Vài suy nghĩ về cái gọi là
tiểu thuyết hậu hiện đại đó là thái độ khôi hài Sáng tạo nghệ thuật của Kundera luôn
song hành cùng tiếng cười Theo Antonio, tiếng cười của Kundera là hình thức phảnứng trước những tín điều của tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa, thể hiện tinh thần tự do,
và nó khiến ông nhớ đến Rabelais, Cervantes
Những quan điểm về nghệ thuật tiểu thuyết của Milan Kundera qua bài viết Sứ
mệnh của tiểu thuyết trong thời đại cáo chung của văn học của (Svetlane
Sherlaimova, (Ngân Xuyên dịch),Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2005), Milan
Trang 14Kundera và quan niệm về nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyễn Văn Tùng, Tạp chí Nghiên
cứu văn học số 6/2005) Svetlae Sherlaimova nhấn mạnh kỳ vọng của Kundera với thểloại tiểu thuyết Theo Sherlaimova, tính chất sứ mệnh mà Kundera đặt lên vai tiểuthuyết – nghệ thuật mang tính châu Âu nhất, đầy hoài nghi và vô can trước hiện thực –
có thể hơi cường điệu nhưng rất “khiêu khích”, gợi mở
Milan Kundera – người đi tìm những giá trị hiện sinh (Đoàn Tử Huyến, 108
nhà văn thế kỷ XX – XXI , NXB lao động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây
ấn hành 2011) là một cố gắng điểm lại các tiểu thuyết của Milan Kundera, giúp độcgiả tiếp nhận con đường sáng tác, sáng tạo của Milan Kundera , từ những sáng tác đầutay viết về người trí thức Séc dưới thời Xô Viết đến những tác phẩm khám phá khíacạnh con người riêng tư, kể cả tính dục, kết hợp đa giọng điệu, đa thể loại trong cùngmột tác phẩm, đến những suy tư đậm chất triết học như một trong những đặc trưngphong cách nổi bật của nhà văn này
Tiểu luận Cảm thức lưu vong trong tiểu thuyết của Milan Kundera của Trần
Thanh Hà (Tạp chí nghiên cứu văn học 2012) khảo sát sâu hơn và khám phá sự chiphối của cảm thức lưu vong, vốn không chỉ mang đến cho Kundera những chiêmnghiệm, suy tư về thân phận con người trong thời đại ngày nay mà cảm thức đó còn làmột nội lực bí ẩn tác động đến tư duy nghệ thuật của ông
Bàn về tính chất bất định của tiểu thuyết Lukac đã có một hình ảnh ẩn dụ rất
thú vị khi cho rằng : “Tiểu thuyết diễn tả về cõi không nhà siêu việt” Còn với
Kundera, ông cho rằng bản mệnh của tiểu thuyết gắn chặt với bản mệnh con ngườitrong xã hội hiện đại; Nên chăng vì thế, cảm thức lưu vong đã mang đến cho ông quan
niệm về tiểu thuyết mới mẻ, những điều mà Kundera đã đề cập trong Nghệ thuật tiểu
thuyết
Luận án tiến sĩ Quan niệm của Milan Kundera về tiểu thuyết qua lý luận và
thực tiễn sáng tác của Trần Thanh Hà (bảo vệ tháng 03/2011 tại Viện Khoa học Xã
hội) là một công trình nghiên cứu so sánh ba tiểu luận và bảy tiểu thuyết của Kundera
(Những mối tình nực cười, Cuộc sống không ở đây, Điệu valse giã từ, Đời nhẹ khôn kham, Sự bất tử, Chậm rãi, Bản nguyên) Tác giả luận án kết luận giữa hai bộ phận
Trang 15này “có sự tương đồng về kết cấu, cách viết giọng điệu” [8,tr.105] Đặc biệt tác giả
“bàn về kết cấu của tiểu thuyết, có thể nói quan niệm của Kundera tiếp thu và pháttriển quan niệm giản hoá trong thuyết hoàn thành, cấu trúc văn bản của chủ nghĩa cấutrúc, đề cao tính tự trị của văn chương và tính tổng thể của chủ nghĩa hình thức Nga”[8,tr176] Theo đánh giá của hội đồng, luận án này là công trình đầu tiên ở Việt Namnghiên cứu khá toàn diện và hệ thống về các quan niệm về tiểu thuyết của Kundera ở
cả lý luận và thực tiễn sáng tác
Luận văn thạc sĩ Một vài đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Milan Kundera của
ThS Nguyễn Thị Lan Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đãgiới thiệu khái quát về những đặc trưng trong phong cách sáng tác của Kundera.Trong công trình này, ThS Nguyễn Thị Lan Anh đã khám phá thế giới nghệ thuật tiểuthuyết của Milan Kundera trên ba bình diện là kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ Tác giảluận văn nhấn mạnh vào kết cấu con số bảy – kết cấu âm nhạc, thủ pháp cô đặc và tính
đa âm Về nhân vật Kundera khắc hoạ nhân vật từ chi tiết nhỏ hình dánh, cử chỉ; diễn
tả tâm lý nhân vật bằng cách để nhân vật tách rời với bản thể, ít khi miêu tả suy nghĩ,cảm xúc Về ngôn ngữ văn phong, Nguyễn Thị Lan Anh nhận xét Kundera có lối viếtsúc tích, đậm tính triết lý và rất tỉnh táo
Luận văn thạc sĩ Những thể nghiệm của Milan Kundera trong sáng tạo tiểu
thuyết của ThS Dương Bảo Linh (bảo vệ năm 2014 tại trường ĐH KHXH& NV
TPHCM) tác giả luận văn khám phá thể nghiệm của Milan Kundera trong sáng tạotiểu thuyết phản ánh tinh thần chung của tư tưởng văn học thế giới cuối thế kỷ XX.Tác giả luận văn nhấn mạnh giá trị những thể nghiệm trước hết là sự độc lập trong tưduy Kundera chủ ý xây dựng hệ thống luận điểm và thuật ngữ riêng ông đã sử dụngrất nhiều kỹ thuật trong quá trình thể nghiệm nhằm tác động lên hầu hết các yếu tố cấuthành tiểu thuyết: kết cấu, nhân vật, cốt truyện Dương Bảo Linh kết luận hiệu quảnghệ thuật và độ khả dụng các nhóm thể nghiệm không đồng đều Dù chưa đạt hiệuquả như mong muốn, đó vẫn là sự đối chọi mang tính khiêu khích với truyền thống đã
ổn định trong một thời gian dài trong lịch sử thể loại Thể nghiệm của Kundera thểhiện nỗi băn khoăn về cá nhân tính trong bối cảnh xã hội hỗn loạn, vừa đề cao vừachực chờ đẩy con người đến chỗ tha hoá - nỗi băn khoăn ông từng trăn trở khi viếttiểu luận
Trang 162.2 Nghiên cứu ở nước ngoài
Đối với các công trình tìm hiểu tác phẩm của Milan Kundera như một hệ thống,các tác giả thường được tập trung khảo sát xem tiểu sử nhà văn và bối cảnh xã hội đãảnh hưởng đến nghệ thuật của tiểu thuyết Với điều kiện tiếp cận hạn chế, có thể nói
đến: Milan Kundera: về chính trị và tiểu thuyết (Milan Kundera on politic anh the
Novel, History of intellectual Culture) của Yvon Grenier trên tạp chí Lịch sử Văn hoá
Trí tuệ tập 6 1/2006 Bài viết khảo sát quan điểm của Milan Kundera vế cái nhìn của
nhà tiểu thuyết đối với chính trị trong tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết và các tác phẩm
Đời nhẹ khôn kham, Sự bất tử, Cuốn sách của tiếng cuời và sự lãng quên Sự mơ hồ của Milan Kundera (The Ambiguities of Milan Kundera, Roger Kimball, Tạp chí tiêu
chuẩn mới tập 4 tháng 6/1986), chỉ ra thái độ không rõ ràng của Milan Kundera đốivới chính trị và cách miêu tả thân phận con người trong xã hội hiện đại qua việc phân
tích các tiểu thuyết Chuyện đùa, Đời nhẹ khôn kham, Cuốn sách của tiếng cười và sự
lãng quên và tập truỵên ngắn Những mối tình nực cười…
Đi sâu vào nghệ thuật tiểu thuyết của Milan Kundera, có “Sự di cư và văn học”
(Miggaration and Literature, Soren Frank, NXB Palgrave Macmillan, New York2008) với lời nhận xét “Phương thức bố cục các khảo sát có tính “di cư” xuất phát từnhững quan điểm khác nhau làm nên giá trị thi pháp tiểu thuyết Kundera: chúng cótính ẩn dụ hệ thống hơn là ngữ đoạn…chúng kìm hãm thời gian và mở rộng khônggian, kết hợp ý nghĩa lại với nhau xung quanh một tình thế cho trước” [47]
Nghiên cứu về tiểu thuyết Sự bất tử, có bài viết A Way of Life and Death: Milan
Kundera’s National Dilemma as Represented in his Novel “Immortality” (Tạm dịch:
Một phương diện của cuộc sống và cái chết: Tình trạng lưu vong của Milan Kunderanhư vấn đề tiêu biểu trong tiểu thuyết “Sự bất tử” của ông) của Ore Koren Trong bàiviết này, Ore Koren đã chứng minh nhân vật tôi và nhân vật giáo sư Avenarius là cùng
là hình ảnh của tác giả Hai nhân vật luôn mang những khác biệt trong lối sống, cáchsuy nghĩ cũng giống như con người thời trẻ của tác giả ở Tiệp Khắc và con người hiệntại đang sống ở Pháp
Trang 17Bằng việc xác lập mối quan hệ giữa tiểu thuyết và triết học, tiểu thuyết và thuyết
hiện sinh, bài viết Filling an empty sky: Milan Kundera’s novels “The Unbearable
Lightness of Being” and “Immortality” as literary existentialist texts (Tạm dịch: Lấp
đầy bầu trời trống – Tiểu thuyết Đời nhẹ khôn kham và Sự bất tử của Milan Kundera
như một văn bản hiện sinh) của Kila van der Starre đã chỉ ra những vấn đề hiện sinh
trong hai tác phẩm Đời nhẹ khôn kham và Sự bất tử của Milan Kundera lần lượt là
tính xác thực và nỗi đau hiện hữu, cái khác, những cảm xúc hiện hữu, không gian nhỏ,thân thể, cử chỉ Starre cho việc kết hợp nghiên cứu tiểu thuyết của Kundera với triếthọc hiện sinh không chỉ là cách để tìm điểm tương đồng giữa triết học và văn học màcòn là cách sử dụng triết học để giải thích văn học
Sự thật hư cấu và nguỵ tạo: Lịch sử, tường thuật và thực tế hậu hiện đại, từ Woolfđến Roshdie (Fact, Fiction and Fabrication: History, Narrative, and the PostmodernReal from Woolf to Roshdie, Eric L.Berlatsky, luận án Tiến sĩ Triết học, Viện ĐHMarylan, College Park, 2003) là một luận án nghiên cứu trần thuật và hư cấu trongtiểu thuyết Tác giả luận án đã chú ý phân tích cách Milan Kundera mô tả lại những sựkiện lịch sử như một phần kí ức của con người hậu hiện đại Nhân vật chối bỏ hồi ứccủa mình nhưng họ vẫn được miêu tả cùng những câu chuyện riêng tư và hoàn cảnhlịch sử chính trị Họ là nhân vật hư cấu nhưng đồng thời người đọc là cái tôi thửnghiệm mà Kundera nhắc đến nghệ thuật trong tiểu thuyết
Tóm lại các nhà nghiên cứu ở thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều cónhững nghiên cứu về nội dung chính trị lưu vong trong sáng tác của Milan Kundera
và nghệ thuật của tiểu thuyết Trong đó, cảm nhận và ý thức của nhà văn đối với thânphận lưu vong như một biến động lịch sử mang tầm châu lục, cũng là một biến động
có tính định mệnh đối với cá nhân nhà văn, là một nỗi ám ảnh lớn, có ảnh hưởng đến
tư duy nghệ thuật và nhiều phương diện tinh tế khác của tác phẩm Điểm gặp nhaucủa các nhà nghiên cứu cũng là cơ sở chúng tôi triển khai đề tài này
3 Đối tượng và phạm vi khảo sát
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tiểu thuyết Vô tri (2000) Xuất bản năm:2010, dịch năm 2008 Cao Việt Dũng dịch.
Trang 18Bên cạnh đó, người viết còn tham khảo thêm những tiểu thuyết khác của Milan
Kundera như: Điệu valse giã từ (1976), Đời nhẹ khôn kham (1984), Sự bất tử (1990),
Chậm rãi (1993) , Bản nguyên (1998)…để đối chiếu so sánh góp phần làm rõ vấn đề
của đề tài
3.2 Phạm vi khảo sát
Khảo sát cảm thức lưu vong trong tiểu thuyết Vô tri của Milan Kundera, sự chi
phối của cảm thức lưu vong đến các bình diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện trongtác phẩm
4 Phương pháp nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài này được người viết tiến hành theo những phương phápnghiên cứu cơ bản như:
- Phương pháp lịch sử: đặt tác phẩm trong hoàn cảnh xã hội hiện đại với nhữngbiến động của lịch sử - xã hội tác động đến tâm lý, suy nghĩ của nhà văn
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: dựa trên những tài liệu nghiên cứu sau đóphân tích, tổng hợp để đưa ra cái nhìn chung nhất và khách quan về các vấn đề trong
tiểu thuyết Vô tri của Milan Kundera, và trong tương quan với các tác phẩm khác
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: nhằm chỉ ra những điểm tương đồng, cũng
như khác biệt dựa trên mối quan hệ liên văn bản giữa các tác phẩm, tập trung vào việcxác định những đặc điểm nổi bật của tác phẩm được nghiên cứu
5 Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu làm rõ sự chi phối cảm thức lưu vong đến việc kiến tạo thế giới
nghệ thuật tác phẩm Vô tri của Milan Kundera, nhằm khẳng định: giá trị của tác phẩm, phong cách của nhà văn Từ đó, góp phần xác lập vị trí của tác phẩm Vô tri
trong sự nghiệp của Milan Kundera
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn đượctriển khai thành ba chương:
Chương 1: Cảm thức lưu trong tiểu thuyết vô tri nhìn từ thân phận con người Chương 2: Cảm thức lưu vong trong tiểu thuyết vô tri nhìn từ cảm quan về đời sống
và không - thời gian nghệ thuật
Chương 3: Cảm thức lưu vong trong Vô tri nhìn từ kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu
Trang 19NỘI DUNG Chương 1
CẢM THỨC LƯU VONG TRONG TIỂU THUYẾT VÔ TRI NHÌN
TỪ THÂN PHẬN CON NGƯỜI
1.1 Khái lược về cảm thức lưu vong và hành trình sáng tạo của Milan Kudera
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều số phận con người bị buộc khỏi quêhương xứ sở, sống lưu đày xa xứ nơi đất khách quê người, chịu nhiều bất công, kỳ thị
về màu da, sắc tộc, văn hoá…khái niệm lưu vong tập trung chủ yếu vào cách thức conngười lìa bỏ quê hương, chính bởi vậy mới có sự phân biệt với hiện tượng sống xuyênquốc gia Những người sống xuyên quốc gia thường ra đi một cách tự nguyện và cóthể trở về bất cứ lúc nào, những người lưu vong thường là những di dân bị ép buộc: họkhông thể không ra đi, và khi ra đi rồi, họ không thể trở về hoặc nếu trở về được thìcũng chỉ trở về trong một số điều kiện khắc nghiệt nào đó khiến họ không muốn chấpnhận
Khái niệm lưu vong cũng dùng để chỉ con người sống trong một trú xứ phi hạn
định (nonlimited locality): trú xứ đó nằm giữa các biên giới hoặc vượt qua các biên
giới Không gian của họ là ở giữa các quốc gia và các nền văn hoá, giữa quá khứ vàhiện tại Cũng do đó mà khái niệm lưu vong có phần nào là vấn đề mang bản chất màu
sắc bi kịch “Lưu vong không phải là một hình thái xã hội (Social form) mà còn có một kiểu ý thức (type of conciousness) và là một phương thức sản xuất văn hoá (mode
cultural production)” (James Clifford)
Đặc điểm nổi bật nhất của lưu vong chính là tính phi – yếu tính luận
(nonessentialism), mà trong đó bản sắc là một quá trình, luôn luôn là một cái gì đó
Trang 20đang – hình – thành và đang – thay – đổi, do sự tương tác của vô số điều kiện khácnhau, trong đó ngày càng có nhiều những điều kiện mang tính toàn cầu.
Lưu vong – ý thức sáng tạo nghệ thuật
Lưu vong thường được mở đầu bằng một bi kịch chính trị và kết thúc bằng một
bi kịch văn hoá Khi một nhà văn rời quê hương ra định cư và sáng tác ở nước ngoài,hẳn không phải chỉ thay đổi một chỗ ở và một bàn viết mà còn thay đổi hẳn một thếgiới với những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, để rồi, một cách tự giác hay không,dần dần thay đổi cách nghĩ, cách cảm, cách viết Cuộc sống nổi trôi đã mang đến chocác nhà văn nhiều trải nghiệm quý giá, vốn sống phong phú Nhưng sức nặng bêntrong mới là căn nguyên tạo nên những kiệt phẩm Và Kundera, một hiện tượng trênvăn đàn nhân loại cũng không nằm ngoài quy luật trên Là một người Tiệp di cư sangPháp, Kundera trải qua kiếp sống lưu vong và điều này in bóng trong nhiều tiểu thuyết
và tiểu luận của ông Cũng là một sự khẳng định tài năng và sức sáng tạo của ông Theo các nhà Phân tâm học thì bao giờ những ẩn ức bị dồn nén cũng tìm cáchbộc lộ ra ngoài, nhiều khi sự bộc phát nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ thể Vậy nên,trong tác phẩm văn chương ta vẫn nhận ra thấp thoáng cuộc đời, thân phận, tâm trạngcủa nhà văn Với Milan Kundera viết là để thấy mình tồn tại và tồn tại có ý nghĩa.Viết để giải toả những ẩn ức đời sống Đọc những trang tiểu luận của Milan Kundera,chúng ta thấy rằng ông luôn bộc lộ cái nhìn nghiêm khắc, cái nhìn đầy ý thức củamình đối với trách nhiệm, với sứ mệnh của tiểu thuyết, cũng là sứ mệnh của việc
“viết”, của sự sáng tạo: “Cuốn tiểu thuyết nào không khám phá thêm được một mẩu
sự sống trước nay chưa từng biết là một cuốn tiểu thuyết vô đạo đức Hiểu biết là đạo đức duy nhất của tiểu thuyết” Ông đề cao sự khám phá, sự hiểu biết trong tiểu thuyết
như là chuẩn mực đạo đức của nó vậy Đi từ những khám phá nơi chính bản thể conngười đến sự quan sát, nắm bắt những chuyển vận của thế giới bên ngoài, tiểu thuyếtđang dần thể hiện những khả năng, thực thi những sứ mệnh vốn thuộc về mình
Cảm thức lưu vong không chỉ mang đến cho Kundera những chiêm nghiệm, suy
tư về thân phận con người trong thời đại ngày nay mà cảm thức đó còn là một nội lựctác động đến tư duy nghệ thuật của ông Khi bàn về tính chất bất định của tiểu thuyết
trong thời hiện đại Lukac đã quan niệm rằng : “ Tiểu thuyết diễn tả về cõi không nhà
Trang 21siêu việt” Với Kundera, ông cho rằng bản mệnh của tiểu thuyết gắn chặt với bản thể
nhà văn, với vận mệnh con người trong xã hội hiện đại; Vì thế, cảm thức lưu vong đãmang đến cho ông quan niệm về tiểu thuyết khá mới mẻ, mang đậm dấu ấn của thờiđại Từ cuộc sống nổi trôi, bất ổn của thân phận lưu vong, Kundera chỉ ra tính bất địnhcủa tiểu thuyết Tính bất định được thể hiện qua quan niệm của ông về những khảnăng, về tính ngẫu nhiên, về “cái hiền minh của sự lưỡng lự”, nghĩa là khi con ngườikhông thể dự định được tương lai sẽ đưa mình về đâu thì cuộc sống (cũng như tiểuthuyết) sẽ chỉ là cách đưa ra những tình thế giả định mà thôi Bởi vậy khi chính mìnhkhông thể làm chủ cuộc sống của chính mình thì cuộc đời chỉ là tập hợp của vô vànnhững sự kiện ngẫu nhiên, mang tính tình thế Cuộc sống lưu vong cũng như tiểuthuyết sẽ giúp cho con người khám phá, nhận thức được những tình thế của cõi người
và những mặt khác nhau của sự tồn tại Tiểu thuyết đưa ra những khả năng, tính ngẫunhiên, các tình thế của cõi người Và, khi tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh và nhiều quanniệm khác nhau thì con người sẽ nhận ra không tồn tại một chân lý vĩnh hằng Chínhnhững quan điểm mới mẻ, có phần được phức tạp hóa như bản thân phong cách củaông, này đã đem đến cho Milan Kundera những cách tân, và sáng tạo độc đáo điều
này được thể hiện rõ trong Nghệ thuật tiểu thuyết.
Lưu vong - quá trình tái hiện ký ức
Ký ức là một loại nguyên liệu đặc biệt tồn tại trong tâm thức của mỗi con người,với người sống lưu vong, ký ức là một ám ảnh, một nỗi day dứt, một âm bản của quêhương Ký ức trở thành quê hương Có thể nói người lưu vong không có quê hươngnào ngoài ký ức
Ký ức đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với người lưu vong Không có aisống mà không cần ký ức: ký ức là chất liệu của lịch sử và là nền tảng của văn hoá.Nhưng có lẽ không ai cần ký ức và bị ám ảnh bởi ký ức một cách day dứt cho bằngngười lưu vong: ký ức không những là tài sản mà còn là hơi thở trong đó người lưuvong tồn tại, hơn nữa, là điều kiện mang tính bản thể luận để người lưu vong ý thứcđược thân phận lưu vong của mình
Ký ức không phải là cái gì bất biến Ký ức thay đổi theo thời gian, dĩ nhiên Ký
ức còn thay đổi theo nhu cầu tâm lý cũng như chính trị khi con người đối diện với
Trang 22những thử thách mới: ký ức không những được duy trì mà còn được sáng tạo và táitạo
Lưu vong - cảm thức tha hoá và tâm thế phê phán
Tha hoá là quá trình con người tự đánh mất mình biến thành hay tự xem mình
như một thực thể khác mình Lưu vong do bản chất của vấn đề nên luôn gắn bó vớitiến trình tha hoá của con người Con người lưu vong bị tách khỏi gốc rễ bản nguyên,
bị đặt vào môi trường khác, buộc phải tái cấu trúc bản thân nên rơi vào trạng thái bấttín về bản thể và hiện thực đời sống “luôn phải tự tìm kiếm và tự định nghĩa chínhmình” Ở đâu cũng chỉ thấy mình “thất lạc bản vị”, luôn lạc lõng, cô đơn, hụt hẫnggiữahai hiện thực, quá khứ và hiện tại, hoang mang tương lai…
Cùng với cảm thức tha hoá, tâm thức phê phán cũng là một đặc điểm của lưuvong “Người lưu vong, một mặt, bắc cầu giữa các nền văn hoá, mặt khác, giữ mộtkhoảng cách nhất định đối với các nền văn hoá ấy, nghĩa là nói cách khác, vừa là sứgiả, vừa là kẻ đối lập” (Nguyễn Hưng Quốc) Do được tiếp xúc văn hoá đa chiều, nênngười lưu vong có được cái nhìn đa diện trong việc đánh giá các nền văn hoá
Thân phận lưu vong của con người có những tương thích, phù hợp với tâm thế
hậu hiện đại Theo J Hawthorne, “sự tha hoá gần như trở thành một hình ảnh sáo
mòn (cliché) trong nền văn học hiện đại chủ nghĩa” Mô típ tha hoá ấy cũng là mộtđặc điểm của văn học hậu hiện đại: khi mọi đại tự sự đều bị đặt thành nghi vấn, conngười không còn tự đồng nhất mình với bất cứ một niềm tin hay một ý thức hệ nào,hơn nữa, sẵn sàng chấp nhận sống trong một thế giới đa trung tâm, lai ghép và bấtđịnh, ở đó, mọi ranh giới và biên giới đều bị xoá nhoà Salman Rushdie có lần gợi ý:trong thế kỷ lang thang như thế kỷ chúng ta đang sống, chính những người di dânhay lưu vong mới là những hình ảnh trung tâm trong sinh hoạt văn học: kinh nghiệm
bị đứt lìa với gốc rễ, với mọi người chung quanh và phải hoá thân thành một cáikhác của họ là những ẩn dụ hữu ích nhất để mô tả tính chất lẫn lộn và đầy mâu thuẫncủa thế giới hậu hiện đại
Tóm lại xây dựng trên những nỗ lực tái cấu trúc và tái định nghĩa liên tục nhưvậy, văn chương lưu vong, một mặt, nhìn trên tổng thể, có thể được xem như một hìnhthức thăng hoa của ký ức, hơn nữa, một thứ tu từ học của ký ức; mặt khác, cũng nhưbản thân khái niệm lưu vong, có tính chất bất định Với tính chất bất định ấy, lưu vong
Trang 23bao giờ cũng ở trong trạng thái trở thành một cái gì đó: bản sắc lưu vong, do đó, làmột quá trình sản xuất không bao giờ hoàn tất; thân phận của người cầm bút lưu vong,
do đó, thường trực bất an: luôn luôn phải tự tìm kiếm và tự định nghĩa chính mình
1.1.2 Hành trình sáng tạo của Milan Kundera
Sáng tác ở Tiệp Khắc.
Milan Kundera - nhà văn Séc (Tiệp Khắc) sinh năm 1929, hiện đang định cư ở
Pháp Ông nổi tiếng chủ yếu với tư cách là nhà tiểu thuyết Bằng nhãn quan của thờiđại cũng như tâm huyết của một người nghệ sĩ, Milan Kundera đã góp phần tạo dựngmột sắc diện mới cho tiểu thuyết Tiểu thuyết của ông không chỉ chứa đựng những suy
tư về cuộc sống, về con người mà còn ghi dấu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo Khitiểu thuyết đang trên đường cạn kiệt sức sáng tạo, Milan Kundera đã tìm kiếm sứcsống mới cho tiểu thuyết không ở đâu xa xôi mà bằng cách quay ngược lại những di
sản đã mất, đã bị lãng quên trong tiếng cười phát ra từ Gargantua và Pantagruel của Rabelais, Don Quixote của Cervantes, những tác phẩm của Kafka, Hơn nữa, ông còn
kết hợp âm nhạc với văn học, triết học với văn học, lịch sử với văn học để hình thànhnên một phong cách riêng
Milan Kundera bắt đầu sáng tác văn học từ những năm 50 thế kỷ XX, đầu tiên
xuất hiện trên văn đàn với tư cách nhà thơ trẻ Tập thơ đầu tay Con người, một vườn
hoa bao la (1953) Năm 1955, ông căn cứ vào ký sự văn học nổi tiếng Viết dưới giá
treo cổ của anh hùng dân tộc Julius Fucik viết trong trại tập trung phát xít để sáng tác
tập thơ dài mang màu sắc tự sự Mùa xuân cuối cùng Tập thơ khắc họa tâm lý của chủ nghĩa anh hùng của nhân vật chính Lần đầu viết lý luận văn học, công trình Quanh
những cuộc bàn cãi di sản (1955) đã giúp ông có tiếng nói nhất định trong giới hoạt
động văn chương Séc
Thời kỳ đầu trong thơ của Milan Kundera đã chứa đựng những chủ đề tư tưởngliên quan đến sáng tác thời kỳ sau này, nghi ngờ đối với “niềm tin” và “chân lý”, đàosâu vào suy nghĩ đối với lịch sử
Những năm 60 thế kỷ XX, Kundera dạy ở trường điện ảnh cao cấp Praha Ởphương diện điện ảnh, ông và học sinh của ông đều lập nên thành tích rất lớn để phục
Trang 24hưng sự nghiệp điện ảnh dân tộc Tiệp Khắc Về văn học, những công trình lý luận tạo
dấu ấn trong giới hoạt động nghệ thuật Đó là chuyên luận Nghệ thuật tiểu thuyết
-Con đường của Vladislav Vanchuara đi đến sử thi (1960) so sánh tiểu thuyết Anh thợ
bánh mì Jan Margoul của phái tiền phong Séc với tiểu thuyết kiểu Balzac để nói lênquá trình tiến triển của thể loại tiểu thuyết - từ phác hoạ chân dung xã hội đến phảnánh con người riêng rẽ Năm 1967 ông có bài phát biểu Đại hội Nhà văn lần thứ IVkhẳng định động lực nội tại của văn học, chống chủ nghĩa tuyên truyền trong nghệ
thuật Trong thời gian nay với tiểu thuyết đầu tay Chuyện đùa, Kundera mang đến một
cái nhìn châm biếm về tính chất toàn trị của chủ nghĩa cộng sản Và cũng bởi nhữngphê phán của ông đối với chế độ Xô Viết, năm 1968, Kundera đã bị đưa vào sổ đen vàtác phẩm bị cấm lưu hành chỉ một thời gian ngắn sau khi Liên Xô tiến vào Tiệp Khắc
Sau khi cuốn tiểu thuyết Chuyện đùa xuất bản, Kundera trở thành hiện tượng độc đáo
về tiểu thuyết, và bắt đầu được thế giới chú ý Chuyện đùa được dịch ra tiếng Pháp với
lời tựa của L.Aragon: “Đây là cuốn tiểu thuyết tôi cho là tuyệt vời” năm 1969 bản dịchđầu tiên bằng tiếng Anh xuất hiện
Năm 1969 Kundera hoàn thành tác phẩm quan trọng của ông Cuộc sống không
ở đây, xét từ trạng huống đương thời, tác phẩm đó đã không thể xuất bản ở tổ quốc
ông, mà vào năm 1973 lần đầu ra đời bằng bản Pháp văn Cuộc sống không ở đây,
khiến Kundera được giải thưởng văn học ngoại quốc của Pháp năm 1973 - giải thưởngMédicis
Từ những sáng tác của Milan Kundera trong thời gian ở Tiệp Khắc, có thể thấythực tế là tất cả những gì ông viết ra, kể từ những tập thơ đầu tiên xuất bản vào nhữngnăm 50, đều thu hút sự chú ý của độc giả và làm dấy lên những cuộc tranh cãi phê
bình, mặc dù nhìn chung thơ của ông, cũng như vở kịch Người giữ nguồn nước (1962)
vẫn nằm trong khuôn khổ những quan niệm vốn có hồi ấy về văn học xã hội chủ nghĩa,còn những xung đột tình yêu từng được coi là mạnh bạo, cho dù có đến như trong tập
thơ Độc thoại (1957) xét về mặt tính dục, thì với nhãn quan văn học hậu hiện đại hôm
nay vẫn thấy là bình thường Có thể nói tận trong tính cách và tài năng của Kunderangay từ đầu đã có tính phi chuẩn mực, tính luận chiến, chúng sẽ được bộc lộ đầy đủ
Trang 25trong văn xuôi và các bài luận lý thuyết của ông.
Sáng tác tại Pháp.
Năm 1975, Kundera bị buộc rời khỏi tổ quốc, lưu vong sang Pháp Đây đượcxem như là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp sáng tác của ông.Ở Pháp ông tiếp tụckhẳng định tài năng của mình bằng việc sáng tạo tiểu thuyết và tiểu luận về tiểu thuyết.Nhà nghiên cứu người Séc K.Hvatik đã có nhận xét đúng đắn: “Cái chế độ muốn bắtMilan Kundera im tiếng, ngược đời sao, lại đã tặng cho châu Âu một trong những nhàtiểu thuyết lớn nhất thế kỷ XX.” Chúng ta có thể nói thêm không chỉ cho văn học châu
Âu Các bản dịch tiểu thuyết của Kundera thuộc vào danh mục các sách bán chạy vàđược trao nhiều giải thưởng uy tín không chỉ ở các nước Tây Âu mà còn ở Mĩ, sáchcủa Kundera còn được dịch ra tiếng Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và các thức
tiếng châu Á khác… Năm 1976, ông xuất bản tiểu thuyết dài Điệu valse giã từ, miêu
tả chặng đường sống và chặng đường tư tưởng của một trí thức Tiệp Khắc Tác phẩmnày được giải thưởng văn học nước ngoài của Italia - giải thưởng Mondro
Trong giai đoạn lịch sử đặc thù sau chiến tranh, tác phẩm của Kundera vẫn thểhiện suy nghĩ đối với lịch sử và số phận, vừa tự trào, vừa hí hước vừa bất lực Năm
1979 Kundera còn xuất bản tiểu thuyết dài Sách cười và lãng quên Trong tác phẩm
này, Kundera thể hiện sự thăm dò tìm kiếm tự giác đối với văn thể, trong việc cánhtân nghệ thuật của tiểu thuyết, các tác phẩm về sau dần dần chệch khỏi các các phẩmthời kỳ đầu vốn gần với truyền thống, mà bắt đầu đi theo hướng phong cách “lượntròn”, “phức điệu” và “kiểu tản văn” mà tác phẩm thời kỳ sau thể hiện Kundera tiếnhành sự phân tích và suy nghĩ sâu sắc đối với mệnh đề “cười” và “quên”, chỉ ra “cuộcđấu tranh của con người với cường quyền là cuộc đấu tranh của “nhớ” và “quên” Tất
cả cái đó đều khiến Sách cười và lãng quên có một phong cách riêng, và lại lần nữa
tăng cường chất tự vấn, suy tư trong tác phẩm của Kundera: cường quyền và nhân
tính, lịch sử và tồn tại Năm 1984, Kundera xuất bản tiểu thuyết Đời nhẹ khôn kham.
Tác phẩm này là một bước tiến xây dựng vững chắc địa vị của Kundera, một nhà văn
vĩ đại, “một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỷ XX” Đời nhẹ khôn kham là tác
phẩm tiêu biểu thời kỳ sau của Kundera Trong tác phẩm này, không chỉ phong cách
Trang 26“lượn vòng’, “phức điệu”, “khúc biến tấu” và “kiểu tản văn” của “kiểu Kundera” pháttriển đến độ cao tự nhiên thuần thục, những suy nghĩ Kundera đối với chủ đề mà ông
xử lý cũng đạt tới cấp bậc mới Từ một loạt vấn đề triết học, chính trị căn bản - nhưnhẹ và nặng, linh hồn và xác thịt, mị tục, chuyển thế luân hồi v.v Kundera tiến hành
đi sâu phân tích, hàm súc, thâm trầm mà không mất hí hước, chứng tỏ sáng tác của
Kundera đạt tới tầm cao mới Những năm 90 hàng loạt tác phẩm ra đời như: Sự bất tử (1990) Chậm rãi (1993), Bản nguyên (1998), lại mang đến cho độc giả cái nhìn độc
đáo về về thế giới hiện đại và vị trí của con người, một thứ triết học riêng về cuộcsống kết hợp những suy tư về các đề tài triết học và hiện sinh mang tính toàn cầu
Tác phẩm Vô tri (2000) được viết khi nhà văn đã sống lưu vong ở Pháp
khoảng 25 năm Vô tri được xem như là kết tinh nghệ thuật của một phong cách sáng
tạo, là thành quả từ quá trình hoạt động lý luận phê bình lâu dài, liên tục Như thườngthấy trong các tiểu thuyết của Milan Kundera - khảo sát một vài hiện hữu thể nghiệm,
Vô tri khảo sát cái tôi trong tương quan với các chìa khoá hay mật mã cuộc sống: trí
nhớ, những kỷ niệm, sự hồi hương, chiều kích lịch sử - chính trị của con người, xung
đột giữa đại tự sự và tiểu tự sự Vô tri còn trình bày quan niệm mang tính bản thể học
của Kundera về sự không biết, Kundera xem sự không biết như là một yếu tố nằmtrong cấu trúc của bản thể Con người cần có ý thức về nó để nhận thức được sự tồntại của mình, để nhận thức được ý nghĩa của tồn tại, để nhận thức được quá khứ, hiệntại và tương lai của mình
Về tiểu luận có bốn tiểu luận: Nghệ thuật tiểu thuyết (1985), Những di chúc bị
phản bội (1992), Màn (2005), Một cuộc gặp gỡ (2009) Nội dung các tiểu luận của
Milan Kundera rất phong phú; từ lý luận chung về tiểu thuyết đến phê bình cụ thể một sốtác phẩm; ngoài ra còn có nhiều bài viết về các nghệ thuật khác: âm nhạc, kịch, hội hoạ… Nhìn lại quãng đường cầm bút của Milan Kundera, có thể thấy việc sáng tác tiểuthuyết và viết tiểu luận diễn ra một cách gắn bó, đồng thời Nội dung các tiểu luậntrải trên phạm vi rộng, phân tích sâu sắc không chỉ các vấn đề lý luận văn học mà cả
âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh…Riêng về tiểu thuyết, bên cạnh việc phê bình tác phẩmcủa các nhà văn khác, Kundera còn bày tỏ ý tưởng và tái khẳng định ý nghĩa các tìm
Trang 27tòi về nghệ thụât của mình, đặc biệt là ở nghệ thuật tiểu thuyết Toàn bộ các tiểu thuyết ra đời trước 1985 bao gồm Chuyện đùa, Điệu valse giã từ, Cuộc sống không
ở đây, Sách cuời và sự lãng quên, Đời nhẹ khôn kham đều được đề cập như những
dẫn chứng nói về các phương diện nghệ thuật thể loại Đến Những di chúc bị phản
bội (1992), Milan Kundera tiếp tục mạch phân tích ấy, không quên nhắc tới tiểu
thuyết mới nhất thời điểm đó – tác phẩm Sự bất tử Đây là minh chứng cho mối quan
hệ kép đối với tiểu thuyết cả phương diện lý thuyết lẫn thực hành Văn học thế giớicũng đã công nhận Milan Kundera nhà tiểu thuyết kiêm nhà lý luận Kundera đượcbiết đến như một tiểu thuyết gia độc đáo với phong cách triết luận, tên ông thườngxuyên xuất hiện khi giới phê bình đoán định chủ nhân giải Nobel văn học Bên cạnh
đó mảng tiểu luận của ông đánh giá là hiện tượng “đáng được chú ý một cáchnghiêm túc” [40] vì đã xác lập trường phái “tiểu thuyết học” Thành tựu rực rỡ cảhai mảng sáng tác và lý luận giúp Milan Kundera được nhìn nhận như một nhà tiểuthuyết viết tiểu luận nổi bật trong thế kỷ XX
1.2 Cảm thức lưu vong nhìn từ thân phận con người
1.2.1 Thân phận lưu vong
Lưu vong thân xác: Lưu vong thân xác thể hiện như một sự thay đổi khách
quan sinh hoạt của con người, dưới một sức ép một áp lực, một mưu toan áp đặt nào
đó từ hoàn cảnh khách quan Lưu vong thân xác cũng chính là lưu vong địa lý Conngười buộc phải rời xa một trú xứ nào đó thân thuộc để đến với một trú xứ xa xôi, lạlẫm và bất định, mang trong mình cảm thức lạc loài
Con người tìm kiếm tự do, giải thoát
Nhà văn, nhà thơ người Đức Hermann Hesse đã từng nói: “Giải phóng nhâncách và ca tụng bản năng mới chỉ là giai đoạn xuất phát của một nẻo đường…Mọi tự
do cá nhân đều nhàm và nhỏ bé trước cái tự do cao nhất của mỗi con người: đầy ýthức và hân hoan coi mình là mãnh đất của nhân loại, và đem những năng lực đượcgiải phóng mà phục vụ cho nhân loại ấy”… Điều đó nghĩa là sự khát khao và thoảmãn, ca ngợi bản năng mới chỉ là tự do bình thường Cái tự do cao nhất mà mỗi conngười có được là khi họ ý thức được mình là một phần của thế giới
Milan Kundera nói rằng “con người là hiền minh của sự lưỡng lự” Trong cuộcsống con người phải luôn tự đấu tranh, tự dò tìm đường đi trong muôn ngàn ngã rẽ
Trang 28cuộc đời Ở đó con người luôn đứng ở cái ranh giới, giữa đúng - sai, thiện – ác giữanhững lựa chọn, những ngả rẽ của cuộc đời Với thân phận lưu vong, Milan Kunderanhận ra đâu là khả năng còn lại của con người trước những biến động của lịch sử xãhội - điều đã trở thành đề tài phản ánh trong tác phẩm của ông.
Người đọc thường nhận thấy nhân vật trong tiểu thuyết của Milan Kundera đềukhởi đầu những cuộc hành trình tìm kiếm tự do, giải thoát Bởi lẽ Milan Kundera nhậnthức sự lưu vong là tiêu biểu cho thân phận con người hiện đại Bởi những người lưuvong là kết quả của cuộc biến động lịch sử, xã hội; những người lưu vong luôn phảigặp nhiều hoàn cảnh nghiệt ngã; và, những người lưu vong là hiện thân của sự bất ổnmang tính thời đại Các nhân vật trong tiểu thuyết của Kundera dù thuộc nhiều lứatuổi, tầng lớp, địa vị khác nhau đều rơi vào một tình huống là bị đánh bật ra khỏi cuộc
sống bình an.Với Đời nhẹ khôn kham là cuộc hành trình của Tomas, Tezera; với Sự
bất tử là hành trình của Agnés, Rubens; Trong Bản nguyên là hành trình của Santal
và Jan – Mark; Trong Điệu Valse giã từ bắt đầu hành trình của Jakub về một nơi xa
xôi bất định, với quá khứ đóng lại sau lưng
Trong tiểu thuyết Vô tri, đó là cuộc hành trình tìm kiếm tự do, giải thoát Irena
và Josef hai công dân Tiệp đã rời bỏ tổ quốc năm 1969 khi Praha bị quân đội Liên Xôchiếm đóng Irena theo chồng sang Pháp còn Josef sang Đan Mạch Với Irena việc rời
bỏ tổ quốc của côlà bị áp đặt từ bên ngoài và ngược lại ý muốn của cô, cô yêu Prahaxinh đẹp biết bao và sự ra đi của cô hẳn là đã phải đau đớn tới mức nào Chính sứcmạnh tàn bạo của lịch sử đã tác động đến số phận Irena, từng xâm phạm tự do của cô
từ chuyện gia đình, hôn nhân đến việc xuất cư Hai từ hạnh phúc và tự do chưa baogiờ Irena với tới, cô đã mất niềm tin vào gia đình ngay từ lúc cô còn nhỏ, bà mẹ đối
xử cô theo lối rèn giũa kiểu sparte đầy nam tính xuất phát từ bố Irena- người chồngđầu tiên mà bà đầy khinh miệt Irena lấy chồng khi còn rất trẻ, đó là một quyết định épbuộc , chỉ để thoát khỏi bàn tay quản thúc của người mẹ tràn đầy năng lượng và sứckhoẻ Bà lo lắng cho tình trạng thiếu sức sống của Irena theo những cung cách hà khắccủa mình “Với một cơn hưng phấn thuộc dạng bạo dâm, bà vờ coi rằng sự yếu đuốicủa Irena là biểu hiện của thái độ bàng quan, sự lười biếng, tính hỗn xược, và quởtrách điều đó”[24] Số phận của Irena được bà mẹ đẩy về phía Martin, Irena không
Trang 29còn lý do gì tồn tại ở quê hương mình nữa “một người phụ nữ trẻ đang đau đớn bịđuổi khỏi đất nước của mình” [27] bởi vì cảnh sát mật không để yên cho Martin, anhkhông thể sống ở đây được nữa Hành động xuất cư bị coi là sự phản bội xấu xa nhất.Nhà nước cộng sản đã phạt vạ tuyệt thông đối với hành động xuất cư [20] Vì vậytrong những ngày đầu xuất cư Irena có những giấc mơ kỳ lạ: “cô ở trong một cái máybay đang đổi hướng và đỗ xuống một sân bay xa lạ; những người mặc đồng phục;mang súng đợi sẵn cô ở chân cầu thang; một giọt mồ hôi lạnh trên trán, cô nhận racảnh sát Séc” Những cơn ác mộng đó với cô lại càng thêm phần bí hiểm vì cùng lúc
cô phải chịu dựng một nỗi hoài nhớ bất kham và một trải nghiệm khác hoàn toàn tráingược “Ngày được soi chiếu bằng vẻ đẹp của đất nước bị bỏ rơi, đêm bởi nỗi kinhhoàng phải quay lại đó Ngày chỉ cho cô thấy thiên đường mà cô đã đánh mất, đêm làđịa ngục mà cô đã trốn chạy” [20]
Cuộc đời nhập cư nghèo khổ từng đeo đẳng Irena trong một quãng thời gianrất dài, khó khăn lắm mới tìm một chỗ nhỏ cho mình trong một thế giới xa lạ Martinchết khi cô đang mang thai lần thứ hai Irena phải sống qua những năm mệt mỏi, chấpnhận mọi loại công việc, dọn dẹp nhà cửa, làm hộ lý chăm sóc một người liệt hai chângiàu có, và với cô, nhận được việc dịch từ tiếng Nga sang tiếng Pháp cho các tờ tạpchí, quảng cáo đã là một thành công lớn…Tháng năm trôi đi cảm giác cô đơn lạc lõngnhư sợi dây vô hình đeo bám cuộc đời cô, sự nhọc nhằn ấy là nỗi ám ảnh chung chothân phận người xuất cư Nhưng khoảng thời gian chia cắt hai mươi năm, nỗi hoài nhớcàng lớn, càng thiếu vắng các kỷ niệm, Irena thật sự muốn tìm thấy tự do, muốn thoátkhỏi ám ảnh lưu vong khi cô nhận Paris chính là quê hương của mình, lúc này ở Pháp
cô đã sống yên ổn với công việc, căn hộ và các con, cô đã xây dựng cho mình mộtkhoảng trời riêng đủ ấm áp, đủ hạnh phúc, và đủ những đường nét nhân văn chínhyếu Nhân vật Josef chủ động xuất cư Lý do để Josef bỏ ra nước ngoài là anh khôngchấp nhận được, không chịu đựng được cảnh đất nước anh “bị chế ngự, bị làm nhục”[81] sau khi quân đội Nga tiến vào, năm 1968 Anh không thể vừa chịu đựng sự nhụcnhã đó mà vẫn yêu quý bản thân mình Nghĩa là anh sẽ căm ghét bản thân nếu ngồigiương mắt nhìn đất nước bị làm nhục Rồi anh ra đi, và sự ra đi của anh sẽ khôngđược những người ở lại tha thứ, anh biết như vậy Nhưng anh tự nhủ mình chỉ có một
Trang 30cuộc đời và mình muốn sống ở nơi khác, nơi ấy sẽ đem lại sự tự và giải thoát cho anh
và Đan Mạch chính là quê hương thực sự của anh, nơi có “một ngôi nhà gạch” với
“một cây thông mảnh mai như một cánh tay giơ lên” Còn đối với anh chàng ThuỵĐiển Gustaf, cuộc tình với Irena như là một cuộc trốn chạy vợ mình để tìm đến mộtcuộc sống mới Anh rất muốn dược ly dị vợ nếu chuyện đó diễn ra một cách thân ái
“Bản thân anh cũng xuất thân từ một thành phố Thuỵ Điển mà anh căm ghét một cáchnhã nhặn và tự ngăn cấm mình đặt chân trở về Nhưng trường hợp của anh điều đó làbình thường Bởi vì mọi người vỗ tay hoan hô anh như một người Scandinavia thânthiện rất quảng giao, người đã quên đi nơi mình sinh ra” [27] Với bản thân Gustaf,hành trình tìm kiếm tự do của anh như là hành trình của sự sáng tạo, là sự du nhập cácnền văn hoá kết nối lại với nhau Hiện tại anh đã có hai văn phòng giao dịch thươngmại ở Pháp và Séc như là chiếc cầu nối của tương lai
Bên cạnh những nhân vật văn học này, trong Vô tri, Kundera còn phân tích
nhiều nhân vật lưu vong có thật khác, mang tính lịch sử và thời đại rõ rệt, như ArnoldSchönberg - nhà soạn nhạc thiên tài gốc Áo, sang Mỹ năm 1933 và mất tại đó năm
1951, hay Jonas Hallgrimsson - nhà thơ lãng mạn Iceland, sinh năm 1807, mất năm
1845 tại Copenhagen Chạy suốt tiểu thuyết là hình ảnh và hành trình trong nỗi hoàinhớ khôn nguôi của chàng Ulysse trong thần thoại Hy Lạp, kẻ đã sống hai mươi nămlưu lạc, mà Kundera coi như biểu tượng xa xưa nhất của thân phận lưu vong
Như thế, nếu từ xưa đến nay sự rời bỏ tổ quốc đương nhiên được coi là mộtthảm kịch, thì Kundera nói rằng nó có thể đồng nghĩa với hạnh phúc và sáng tạo Nếutrong mọi nền văn hóa, hồi hương hẳn nhiên được xem như niềm vui sướng tột cùng,thì Kundera nói rằng nó cũng có thể là sự thất vọng, hơn thế nữa, có thể là sự đánhmất quê hương lần thứ hai Hành trình với Irena và Josef, sau gần hai mươi năm xa
xứ, là hành trình của những kẻ thất bại trong cuộc trở về, những người thân trong giađình hay những người bạn cũ như không biết, hoặc không muốn biết sự có mặt của
họ Tất cả là “vô tri” Irena cô đơn lạc lõng ngay chính quê hương của mình, để rồi
cô nhận ra rằng “việc rời bỏ tổ quốc của cô, mặc dù bị áp đặt từ bên ngoài và ngượclại ý muốn của cô, có lẽ, thật không ngờ, đã là giải thoát tốt đẹp nhất cho cuộc đời cô.Những sức mạnh tàn bạo của lịch sử đã từng xâm phạm tự do của cô, cuối cùng lại
Trang 31giải phóng cho cô” [26] Với Josef, anh sớm biết mình là kẻ có tội, một kẻ đào ngũ; họ
đã lấy nhà cửa của anh và nhất là bức tranh quý giá của một hoạ sĩ tặng cho anh
"Anh không cảm thấy chút hứng thú nào với việc ngoái nhìn lại sau lưng và cố làmviệc ấy càng ít càng tốt." Sự gắn kết với hiện tại giúp anh xua đuổi dễ dàng các kỷniệm Anh tự nhủ “mình chỉ có một cuộc đời và mình muốn sống ở nơi khác” Cuộcsống riêng tư của anh có thể sẽ rất tẻ nhạt, nhưng biết sao được, vì đó là chọn lựa củaanh, chọn lựa quên lãng tất cả, và cũng sẵn sàng chấp nhận bị lãng quên
Con người tình thế
Sartre đã từng quan niệm rằng: “cuộc đời con người như đường hầm không lối
thoát, từ hư vô sẽ trở về hư vô” Và trong tiểu thuyết của Milan Kundera số phận con
người được định đoạt một cách phi lý từ bên ngoài, mỗi người rơi vào cạm bẫy củađịnh mệnh, gọi là “tình thế” Tình thế được thể hiện qua một loạt tình huống khácnhau, từng bước cho thấy khả năng – tức kết cuộc - của nhân vật Tình thế trong tiểu
thuyết của Kundera cho thấy bản chất ngẫu nhiên của đời sống Một chuyện tình cờ
bỗng dưng tìm đến và đặt nhân vật vào tình thế không thể tránh né, một sự an bài của
số phận làm cho nhân vật trở thành con người này chứ không phải con người khác
Tình thế của Agnès trong Sự bất tử là cô muốn cô đơn nhưng không được Tình thế
này với các tình huống: bố cô là người hiểu về sự cô đơn của cô nhưng đã qua đời, emgái cô tìm mọi cách để tham dự vào đời sống của cô, chồng cô đồng nhất tình yêu
giữa hai người …Kết cuộc, Agnès phải ra đi để bảo vệ nỗi cô đơn Tereza trong Đời
nhẹ khôn kham mang bản tính được di truyền từ mẹ, cô đau khổ vì giống mẹ Trong
Sự bất tử khi bàn về cái ngẫu nhiên Kundera nói lên ý nghĩa của chúng : “Cuộc sống
rải đầy các tình tiết giống như tấm nệm giắt đầy lông ngựa…cuộc sống thật sự chính
là được tạo nên từ sự độn lót như thế” [26, tr411] những điều ngẫu nhiên đã can thiệpvào số phận con người, trước sự ngẫu nhiên vô tri, nhân vật trở nên cay đắng bất lực
Trong tiểu thuyết Vô tri, tình thế can thiệp vào số phận Irena và Josef khá
nhiều Sự can thiệp của lịch sử đã bứt họ khỏi tổ quốc và khi họ trở về để rồi nhận ramình không còn thuộc về nơi đã ra đi Bởi vì nơi mà họ đã ra đi cho dù đã chuyểnsang một chế độ mới thì Séc từ lâu đã không còn là “tổ quốc” thân yêu mà họ từng
Trang 32hoài nhớ Những kỉ niệm, kí ức nhanh chóng lụi tàn và trống rỗng “Cuộc Trở Về VĩĐại” thực ra là cuộc trở về “vô tri” mà nó bao ý nghĩa: không biết và không muốnbiết Thời gian và sự ngăn cách khiến cho Irena và Josef không biết những gì đã xảy
ra trên quê hương họ, sự không biết tạo nên nỗi đau đớn của hoài nhớ Những cơn ácmộng chung của người nhập cư toàn Châu Âu thật ra là cơn ác mộng “vô tri” Họ trở
về như một kẻ tội đồ trước sự lạc lõng từ chối “không muốn biết” của những ngườithân cũ ở quê hương Họ không còn thuộc về nơi sinh ra, cũng không thuộc về nơi mà
họ nhập cư, họ như không còn gia đình, không còn bạn Và bản thân họ trong khi cố
đi tìm kí ức thì lại từ hoặc bị từ chối, cuộc gặp gỡ tình cờ, ngẫu nhiên giữa Irena vàJosef mang lại nỗi đau bi kịch của sự vô tri Họ vĩnh viễn mãi mãi là kẻ lưu vong nhậnlấy một kết cục buồn thảm
Milan Kundera đặt con người vào tình thế để nhận ra rằng cái tôi cá nhâncủa con người trong xã hội hiện đại ngày càng bị triệt tiêu, con người luôn truy tìm cáitôi của mình, nhưng không thể Những giới hạn của lịch sử, xã hội, chính trị đã chặnđứng cuộc truy tìm đó, và Kundera đã khám phá ra sự bất lực mang tính triết học củacon người Ông khẳng định : “Việc soi rõ những giới hạn đó đã là một khám phá tolớn” Tác phẩm của Kundera đã đặt ra một câu hỏi căn bản : đâu là khả năng còn lạicủa con người trong một thế giới mà quyết định bên ngoài đã trở thành nặng trĩu đếnnỗi những động cơ bên trong chẳng còn chút trọng lượng nào
Con người hạnh phúc hư ảo trong tình dục
Tình dục trong tiểu thuyết của Kundera thể hiện cái nhìn của ông về con ngườimang ý nghĩa khái quát cao; bởi lẽ hành trình khát vọng của con người muôn đời làkiếm tìm hạnh phúc, nhưng sống trong một thế giới bất ổn: sự nghiệp không chắcchắn, tiền bạc không là tất cả, gia đình không còn là nơi nương tựa thì con người tìmđến sự giải thoát trong tình dục, và gán cho nó cái áo mỹ miều: hạnh phúc, tình yêu.Tình yêu hư ảo, trong phúc chốc đã biến thành tình dục, nên điều còn lại chỉ là một
nỗi ngán ngẩm vô vị Nhân vật trong tiểu thuyết của Milan Kundera như: Tomas Đời
nhẹ khôn kham và Jan Mark trong Bản nguyên là những nhân vật không bao giờ hiểu
tình yêu Họ tìm đến các cô gái như một sự khám phá tình dục vì vậy hạnh phúc của
họ chìm đắm trong sự hư ảo của tình dục Nhân vật Tezera trong Đời nhẹ khôn kham
Trang 33đớn đau, thất vọng khi cô từng mơ ước, hy vọng vào tình yêu với bao điều đẹp đẽ, vớiniềm tin và nỗi khao khát hạnh phúc mãnh liệt Con người trong xã hội hiện đại đánhmất bản thể Hành trình đi tìm cái tôi trở thành không thể vì chính điều riêng tư nhất,bản ngã nhất lại không thuộc về mình Ngay trong đời sống dục tình họ không nhận ramình và cuối cùng họ thất vọng đau đớn
Trong tiểu thuyết Vô tri nhân vật Irena khao khát một tình yêu thật sự bằng
quyền tự do lựa chọn của mình nhưng điều đó không bao giờ đến với cô Tình yêu vàhạnh phúc đến với cô thật ra chỉ là sự hư ảo trong tình dục, một kiểu chịu ơn: mộtcách đền đáp lòng tốt của Gustaf Cô không tìm được lối “bồi hoàn” nào khác ngoàicách phô bày ham muốn của mình trước anh Chính vì thế khi gặp Gustaf là cả một lễhội “Sau một thời gian dài đến vậy, cơ thể của cô, khuôn mặt của cô cuối cùng đãđược nhìn thấy, được thích thú, và nhờ sự hấp dẫn của chúng, Gustaf đã mời cô chia
sẻ cuộc đời với anh” [32] đến với Gustaf, Irena tưởng tìm ra tự do.Nhưng cô đã hiểu
ra rằng đó chỉ là một biến thể của mối quan hệ của cô với Martin, mà cô đã đón nhậnbởi những hòan cảnh khó nhọc mà cô không đủ khả năng đảm trách một mình Cômuốn một tình yêu đích thực, một cuộc phiêu lưu đích thực Bởi tình cảm với nhữngngười đàn ông mà cô có trong đời luôn gắn với lòng biết ơn “Điều mà từ nay cômuốn có, đó là tình yêu không một chút biết ơn Và cô biết rằng cần phải trả giá chomột tình yêu như thế bằng một hành động táo tợn và liều lĩnh Bởi vì trong cuộc sốngtình cảm của mình, cô chưa bao giờ táo tợn, thậm chí cô còn chưa biết điều đó cónghĩa là gì.”[147] Irena ngộ nhận Josef chính là tình yêu đích thực Có thể cô cónhững suy nghĩ riêng của mình: hiện tại họ có tình cảnh giống nhau, cùng yêu trongquá khứ, và có những cảm nhận giống nhau về cuộc trở về, và đều tự do Lần gặp lạiđầu tiên tại sân bay, nghe Josef tuyên bố rằng anh tuyệt đối tự do, cô tưởng rằng đấy
là điều kiện về một tương lai Và rồi họ có một quan hệ tình dục hòa hợp, người nàythỏa mãn người kia Vậy mà như thế vẫn chưa đủ để có một tương lai hạnh phúc đếnvới cô chỉ bằng sự hư ảo mong manh của dục tình Josef đã đẩy Irena vào tuyệt vọngcủa sự ê chề Anh đã làm nhục Irena bằng việc không biết cô là ai, “vừa làm tình, mộtcách kín đáo, Josef vừa nhìn đồng hồ đeo tay” [197] và anh hủy hoại cô bằng việcchối từ đồng hành cùng cô vào tương lai Tác phẩm kết thúc bằng cảnh Josef bỏ đi đểlại Irena trần truồng đơn độc trong khách sạn đang lạc sâu vào một giấc ngủ tuyệt
Trang 34vọng Trong nỗi tuyệt vọng ấy cô cũng không hề hay biết rằng, người tình Gustaf của
cô đang cùng bà mẹ chìm đắm trong lạc thú với một điều khoản “Anh được tự do.Anh có thể khi nào anh muốn”
Từ vấn đề tình dục, Kundera không chỉ phản ánh hiện thực mà còn bộc lộ cáinhìn hoài nghi hiện thực Đó là sự phản tỉnh của nhà văn về một thế giới hỗn loạn vàphi lý Tình dục không còn là sự hòa hợp giữa tâm hồn và thể xác nữa mà trờ thành
công việc của một cỗ máy có tên bản năng Với yếu tố nhục dục trong tác phẩm Vô
tri, Kundera minh định cái hiền minh của sự lưỡng lự, tính phức tạp của cõi người
trong một tình thế hiện sinh phổ quát nhất Nhà văn như đặt ra câu hỏi : Điều còn lạitrong quá trình tha hóa của con người là gì? Phải chăng là tình dục?
1.2.2 Bản nguyên lưu vong
Lưu vong tinh thần: Lưu vong tinh thần được hiểu như một trạng huống của lý
trí Con người sống trong một tâm thế bất ổn, tinh thần của họ bị lưu đầy trong nhữngchuyến lưu vong bất tận, con người trở thành xa lạ với chính mình
Hai trường hợp có thể xảy ra: Thứ nhất : mất tỉnh táo, phi lý trí trở nên ảo tưởng,hoang tưởng phi thực tế Thứ hai: mất niềm tin, mang mặc cảm bị nhấn chìm, bị trảthù, bị chế ngự… Cũng có trường hợp lưu vong tinh thần kép
Con người “Vong thể” là con người không được sống như mình mong muốn,
không được sống thật với bản chất vốn có của mình Họ bị chi phối, bị điều khiển bịđẩy đi bởi một thế lực khác, dẫn đến tha hoá về thể xác lẫn tâm hồn Khi cái tôi củacon người ngày càng bị triệt tiêu, con người lao vào cuộc truy tìm cái tôi của chínhmình Nhưng việc làm đó trở thành không thể Những giới hạn của lịch sử, xã hội,chính trị đã chặn đứng cuộc truy tìm đó, và Kundera đã khám phá ra điều ấy Ông đãtừng khẳng định : “Việc soi rõ những giới hạn đó đã là một khám phá to lớn” Tácphẩm của Kundera đã đặt ra một câu hỏi căn bản: đâu là khả năng còn lại của conngười trong một thế giới mà quyết định bên ngoài đã trở nên quá nặng đến nỗi nhữngnăng lực bên trong chẳng còn chút trọng lượng nào
Điều dễ nhận thấy qua các tiểu thuyết của Kundera một chủ đề xuyên suốt :
con người mất tích trong thế giới hiện đại Thời đại chiếc máy ảnh lên ngôi đã đè bẹp
con người dưới ống kính đầy quái ác và quyền năng Nhân vật Agnés trong Sự bất tử
luôn đau khổ bởi không không thể sống đúng sự thật với chính bản thân mà mình mơ
Trang 35ước Hình ảnh cô lấy tay ôm ngực nhìn vào gương được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thểhiện niềm khát khao tuyệt vọng tìm ra bản thể của chính mình Trước cái ống kính đầyquyền năng hình ảnh ca sĩ Jacques Brel bị những người thợ ảnh vây hãm trước bệnhviện ung thư Người ca sĩ ấy chỉ còn biết kháng cự là cố che mặt mình trong cơn tuyệtvọng Những nhân vật lịch sử Goethe, Beethoven, Hemingway tưởng chừng như vĩnhhằng trong sự bất tử nhưng cũng bị hậu thế đem ra phán xét Bởi vì, thời đại thông tinkhông đi vào đánh giá những tác phẩm của họ mà cố gắng tìm cho ra những giới hạn
sự của họ, bình phẩm soi mói vào cuộc sống riêng tư của họ Đây là lời củaHemingway nói với Goethe: “Những cuốn sách của chúng ta có lẽ sẽ chẳng được đọcmấy nữa Từ cuốn Faust của anh chỉ còn lại vở opera ngu ngốc của Guno Và có lẽmay ra còn được câu thơ nói về tính nữ vĩnh hằng hấp dẫn chúng ta Nhưng cuộc đờianh thì mọi người sẽ không bao giờ ngừng quan tâm, soi mói đến từng chi tiết nhỏ
nhặt.” Trong Đời nhẹ khôn kham, sự biến mất cái tôi cá nhân là do sự can thiệp của
nhà nước chuyên chế Nhân vật Jan Prochazka và giáo sư Vaclav Cerny chơi thân vớinhau, điều không thể ngờ được tất cả cuộc trò chuyện của họ trong bàn tiệc đều đượcghi âm lại một cách bí mật tỉ mĩ Vào năm 1970 hay 1971, để làm mất uy tín củaProchazka, cảnh sát cho phát thanh những cuộc nói chuyện ấy trên đài Như vậy, điều
đễ dàng nhận thấy cái riêng tư của con người và cái công cộng vốn là khác nhau vềbản chất nhưng chúng đã bị nhập lại làm một Nói về thân phận con người trong xãhội hiện đại, Kundera nhận xét : “việc tiết lộ đời sống riêng tư của người khác, khi nótrở thành thói quen và quy tắc, đưa chúng ta vào thời đại mà cuộc được thua lớn nhất
là sự sống sót hay biến mất của cá nhân” Và ông kết luận: “ Nhà nước càng tù mùbao nhiêu, thì các công việc của cá nhân càng phải công khai bấy nhiêu; chủ nghĩa
quan liêu dầu là đại diện của một việc công lại là vô danh, bí mật, mã hóa, tối nghĩa, trong khi con người riêng tư lại phải buộc phơi bày sức khỏe, tài chính, hoàn cảnh gia
đình của mình ra, và nếu bản án của các phương tiện thông tin đại chúng đã quyếtđịnh như vậy rồi, thì anh sẽ không còn có được một khoảnh khắc riêng tư nào hết cảtrong tình yêu, lẫn trong bệnh tật, cả trong cái chết
Bản nguyên của sự lưu vong này chính là từ nỗi sợ hãi bị soi mói vào đờisống riêng, và nó là nguyên nhân cho việc con người để bảo vệ sự riêng tư của
Trang 36mình đã phải sống khác đi, “đóng vai” với một nhân cách “kép” ngay trong đờisống bình thường
Như vậy cách ứng xử duy nhất khi con người bị mất cả bên ngoài lẫn bên trong
là sự dối trá Dối trá vì con người không được sống với bản chất thật của mình, dối trá vì
xã hội đầy rẫy sự lừa lọc Con người trong xã hội hiện đại bộc lộ vong thể được biểuhiện rõ nhất là trong tình yêu - tình dục, bởi vì những điều được coi là riêng tư nhất, bảnthể nhất vẫn không thuộc về mình Ngay trong đời sống dục tình họ không hiểu nổimình, họ không nhận ra đâu là tình yêu hay chỉ là khoái cảm của tình dục Không nhận
ra mình và cuối cùng họ ghê tởm ngay chính bản thân mình Các nhân vật Tomas trong
Đời nhẹ khôn kham hay Jaromil trong Cuộc sống không ở đây và Jan Mark trong Bản nguyên đều không bao giờ có một tình yêu đích thực, mãi mãi không hiểu tình yêu là
gì Họ tìm đến các cô gái như một trò đùa của sự chán chường đầy khinh bỉ, vẫn âuyếm, làm tình như một tình nhân đích thực, để rồi kết thúc trong sự lạc lõng vô vị Cònđối với Josef, anh đã làm nhục Irena bằng sự vô tri thường trực Con người vong thể
còn đánh mất cả quá khứ, hiện tại, và tương lai Trong tiểu thuyết Vô tri bi kịch của
Irena cũng là bi kịch của nhiều thân phận người lưu vong, họ luôn bị mất phươnghướng, lưu lạc Họ như một người thừa dưới cái nhìn của mọi người ngay cả nhữngthân của họ Irena và Josef đều rơi vào hoàn cảnh tương tự Khi đón mẹ sang Parischơi, Irena đã gặp phải chính nỗi đau này Irena gặp lại mẹ sau hai mươi năm xa cách
và có cảm giác chưa hề có gì thay đổi Bất chấp quãng thời gian xa cách, sự trưởngthành và sự tồn tại của Irena, bất chấp sự già đi của bà mẹ, bản chất mối quan hệ giữa
họ không thay đổi: một quan hệ giữa người áp chế (bà mẹ) và người bị áp chế (Irena)
Bà mẹ không quan tâm đến Paris và trong suốt cả năm ngày đó, bà không hỏi cô câunào về cuộc sống của cô, cũng không câu hỏi nào về nước Pháp, về nghệ thuật bếp núc,
về văn chương, về pho mát, rượu vang, chính trị, sân khấu, điện ảnh, ô tô, nghệ sĩ piano,nghệ sĩ violon, hay các cầu thủ bóng đá của Pháp Thay vì vậy, bà không ngừng nói vềPraha…” [23] Bà không muốn biết gì về Paris, tức là không muốn biết những gì thuộc
về cuộc sống của con gái bà Rồi khi trở về Praha, Irena mời những người bạn cũ ăntrưa, để họ có thể cùng tâm tình Và rốt cuộc là cô đã không thể mở miệng nổi Chỉ có
họ tâm tình mà thôi Cũng giống như bà mẹ, các bạn cô nói liên tục và không để cho cô
kể bất kỳ điều gì về cuộc sống của cô Rốt cuộc là hai mươi năm đời cô trôi qua ở nước
Trang 37ngoài, cũng giống những chai rượu vang cô mang từ Pháp xa xôi về để mời họ, bị gạtsang một bên Như vậy cuộc sống mà cô đã từng sống và cảm nhận được hạnh phúc bị
từ chối Đám phụ nữ nói không ngừng và gần như không thể áp đặt cho cuộc trò chuyện
ấy một chủ đề … Những lời của cô tách xa khỏi những mối bận tâm của họ, không aibuồn lắng nghe cô nữa cả Irena mong muốn được hòa nhập với cuộc sống tại quêhương nhưng cô lại bị Josef bỏ rơi Cuộc sống hiện tại và tương lai của cô là ở Paris,nhưng Sylvie không nghĩ như vậy và bạn bè của Irena ở quê nhà cũng không nghĩ nhưvậy Vậy, với Irena, cô không thể nhận ra mình thuộc về nơi nào và cả thế giới mênhmông kia cô không biết đâu là chốn dung thân
Tóm lại cảm thức lưu vong mang đến cho Kundera một cái nhìn toàn diện vềthân phận con người trong thời hiện đại Cảm thức lưu vong khiến nhà văn Tiệp nhận
ra lưu vong không đơn thuần là hoàn cảnh sống mà còn là tình thế lưu vong trong timtrong hồn mỗi con người Sự trở về của những người lưu vong (Sự Trở Về Vĩ Đại)Irena và Josef, hai nhân vật chính, được xây dựng như là phiên bản của Ulysse thờihiện đại Họ, cũng như chàng, có hai mươi năm lưu lạc, hai mươi năm của sự xa cáchđầy luyến nhớ và một Cuộc Trở Về Vĩ Đại Họ đã trải nghiệm những bi kịch hồihương giống như Ulysse Bi kịch trở về của họ khiến cho cuộc hồi hương lớn lao củangười anh hùng Hy Lạp cũng nhuốm màu ảm đạm, vì câu chuyện về Ulysse đượcKundera suy nghiệm lại, đánh giá lại dưới góc nhìn của những người lưu vong đươngđại Ulysse trong thời hiện đại tiêu biểu cho cảm thức và thân phận của kẻ tha hương,với một cuộc trở về bất hạnh Irena và Josef mãi mãi là kẻ lưu vong, mãi mãi là conngười mất ký ức, quá khứ, hiện tại, và tương lai
Con người và “cái Kitsch”
Cảm thức lưu vong khiến cho Milan Kundera nhận thấy rõ hơn về bản chất củacon người trong xã hội hiện đại, khi con người không được sống đúng với bản thể củamình, trở nên lừa lọc dối trá, thậm chí gian trá ngay với chính bản thân của mình Vấn
đề này Milan Kundera gọi là Kitsch Kitsch là khái niệm trụ cột, là vấn đề được Kundera đặc biệt chú ý đến trong tiểu thuyết Đời nhẹ khôn kham của ông Trong Nghệ
thuật tiểu thuyết, Kundera có giải thích kitsch nghĩa là “nhu cầu tự nhìn mình trong
tấm gương dối trá làm đẹp người lên, và tự nhận ra mình trong đó với một sự thỏa
mãn đầy xúc động” Đi sâu vào tìm hiểu, cái Kitsch trong tiểu thuyết của Milan
Trang 38Kundera được biểu hiện qua các phương diện: cách ứng xử Kitsch, thái độ Kitsch, nhu cầu Kitsch Sự lừa lọc, gian trá ấy được thể hiện trong các mối quan hệ: tình cảm thân
thiết của bạn bè, tình đồng nghiệp, tình yêu, thậm chí ngay cả tình cảm vợ chồng Khi
sự tha hoá tâm hồn đã đến mức độ đỉnh điểm, họ tự dối trá ngay với chính bản thânmình, đó được xem là đỉnh điểm của sự lưu vong tâm hồn
Trong Sự bất tử hình ảnh của Laura luôn nguỵ tạo cho mình vẻ mặt đầy đau
khổ, tô điểm khuôn mặt bằng chiếc kính râm, như vậy bất ly thân., Nó như một sựthay thế đầy hiệu quả của nước mắt, đầy sự giả tạo, bởi sau khi ly hôn Laura đã nhiềulần thay đổi bạn tình: “Hồi đó nàng không rời kính ra và khi gặp bạn bè chỉ xin lỗi:“Đừng giận mình mang kính, nhưng mình khóc đến sưng cả mắt nên không thể khôngmang được.” Sự giả tạo ấy cho ta thấy sự vô cảm kiệt cùng trong tâm hồn con ngườitrong xã hội hiện đại Hay hình ảnh của Bertrand đang diễn tuồng làm trò ra vẻ nhânđạo trước ống kính truyền hình được Kundera tái hiện lại: “Bertrand ngồi cúi xuốngngười bệnh và ống kính cho thấy ông đang truyền cho bệnh nhân hy vọng chữa lànhbệnh Khi ông thốt ra từ “Hy vọng” lần thứ ba, thì người bệnh bỗng nhiên phátkhùng…Bertrand khiếp đảm: ông không thể nói nên lời được nữa, chỉ gắng hết sứccho khuôn mặt tươi cười, và ống kính quay hồi lâu chỉ một nụ cười đông cứng lại đócủa con người đang run lên vì sợ hãi…”
Trong tiểu thuyết Vô tri, tuy thuật ngữ Kitsch không xuất hiện nhưng tính chất của cái Kitsch thường xuyên hiện diện trong tác phẩm Đó là những ảnh hưởng lan rộng
của văn hóa với thị hiếu đại chúng, sự thao túng của ý thức đám đông, những địnhhướng tư tưởng, hình mẫu, sự gian trá, lừa lọc của con người trong mọi mối quan hệ
Con người hòa mình vào cộng đồng, trở nên dễ dãi và sẵn sàng thỏa hiệp với cái Kitsch
để vừa thỏa mãn những thị hiếu tầm thường mang tính giả tạo, vừa tạo nguồn lợi chomình Tất cả những điều trên không phải là một bước tiến của văn minh mà là vấn nạncủa con người trong thời hiện đại Kundera luôn dùng ngòi bút của mình để chống lại
cái kitsch, tác phẩm của ông vạch ra một thực trạng trong để cảnh tỉnh người đọc.
Bản chất cái Kitch là sự lừa dối, lạnh nhạt, thờ ơ, vô cảm : Irena nhớ lại những
ngày trước khi xuất cư để nói những lời vĩnh biệt với bạn bè: “Dưới sự thúc đẩy củathời điểm, hai ngày trước khi đi, họ đến thăm một người bạn cũ, độc thân, và trải quavới anh vài tiếng đồng hồ đầy cảm động Mãi sau này, khi đã ở Pháp, họ mới biết là
Trang 39anh ta biểu lộ với họ một sự quan tâm lớn đến thế từ lâu nay chỉ là vì anh ta đã đượccảnh sát lựa chọn làm người theo dõi Martin” [144] Chính vì thế Martin không còn lý
do gì tồn tại trên quê hương mình nữa, anh đã bị cảnh sát mật theo dõi và sẵn sàng kếttội anh bất cứ lúc nào Hay với cô bạn thân, hôm trước ngày ra đi “Cô tới bấm chuôngcửa nhà một người bạn Cô bắt gặp người bạn gái đang nói chuyện với người phụ nữkhác Không nói lời nào, cô ngồi nghe cuộc nói chuyện không hề liên quan đến cômột lúc lâu, chờ đợi một cử chỉ, một lời khích lệ, một lời từ biệt; không có gì hết cả.Liệu họ có quên mất cô sắp sửa ra đi? Hay là họ đã làm ra vẻ đã quên chuyện ấy? Hay
cả sự hiện diện lẫn vắng mặt của cô với họ đều không còn quan trọng nữa?” [144].Câuhỏi mà Kundera đặt ra như là một lời chất vấn về bản chất con người trong thời hiệnđại, đâu là tính nhân bản của con người còn sót lại Ngay cả bà mẹ người thân nhấtcủa cô, khi tạm biệt, bà đã không ôm hôn cô Bà đã ôm hôn Martin, chứ không phải là
cô, nói bằng cái giọng vang dội của mình: “Chúng ta không thích thể hiện quá nhiều
về tình cảm!” những lời ấy muốn tỏ ra thân ái một cách đầy nam tính, nhưng bản thânchúng giá lạnh Đó là những lời vĩnh biệt đầy vờ vĩnh, những lời vĩnh biệt biệt giả tạo
Một lý giải của tác giả, về cái kitsch của con người từ góc độ tâm lý, về việc tại sao
người ta thích áp chế, hay áp đặt người khác, một lý giải về những khoái cảm đượckích thích từ việc áp chế người khác, hay hạ thấp người khác Phải chăng đây là bảnchất của con người thời hiện đại?
Còn đối với Josef khi trở về Praha, sau hai mươi năm nhung nhớ, người thânduy nhất của anh, là người anh trai họ gặp mặt nhau nhưng lúc nào cũng ở trong haithế giới hoàn toàn khác nhau, họ mang cả hai thế giới ấy vào trong từng khoảnh khắccủa cuộc gặp gỡ, và cái không gian chung nơi họ gặp nhau đã đổ vỡ Giữa hai anh em
là cả khoảng trống mênh mông của sự không biết đầy vô cảm, người này không biết gì
về người kia, không biết gì về các cảm xúc, cảm giác của người kia, không biết gì vềmong muốn của người kia “Bởi những gì mà họ tìm, đó là những khoảng cách có thể
có giữa người kia và cái chết hoặc, nói một cách thức tàn nhẫn hơn, họ tìm kiếm ởngười kia cái chết đang ló hiện”[61] Sự trở về của Josef đối với người anh trai củaanh không có ý nghĩa, mà ý nghĩa hơn đó là căn hộ của gia đình nay đã được giảiquyết thuộc về tay người anh, ngay cả bức tranh mà Josef yêu quý nhất cũng thuộcquyền sở hữu của họ Bởi vì dẫu sao những lý do ít ỏi mà Josef có thể đưa ra để biện
Trang 40minh cho sự xuất cư của mình mà chắc chắn họ đánh giá là thiếu trách nhiệm “chế độkhông làm cho cuộc đời người thân của những người xuất cư trở nên dễ dàng”[68].Trong phút chốc cảm thức của người xuất cư Josef nhận ra cái thế giới riêng củamình “Anh có cảm giác mình đang tìm thấy lại thế giới theo cách của một người chết
ra khỏi mồ sau hai mươi năm nằm dưới đó: anh dò dẫm đặt chân lên mặt đất, bàn chân
đã mất thói quen đi lại; anh chỉ lờ mờ nhận ra cái thế giới nơi anh đã sống và khôngngừng vấp phải những gì còn sót lại từ cuộc đời anh: anh nhìn thấy cái quần của mình,cái cà vạt trên cơ thể của những người còn sống, đã chia chác chúng với nhau, mộtcách hết sức tự nhiên; anh nhìn thấy tất cả và không đòi hỏi gì hết; những người chếtvốn rất rụt rè” [75] Bị xâm chiếm bởi sự rụt rè ấy, Josef không tìm ra sức lực để nói
dù chỉ là một điều nhỏ nhất Anh tự nhủ “mình chỉ có một cuộc đời và mình muốnsống ở nơi khác” và anh muốn hoàn thành lịch sử của cá nhân mình với tất cả sự ngậmngùi lẫn dửng dưng
Bản chất Kitsch trong tác phẩm Vô tri còn thể hiện qua sự giả tạo, mất bản thể
của dục tình: Con người lưu vong bị tách khỏi gốc rễ bản nguyên, bị đặt vào môitrường khác, buộc phải tái cấu trúc bản thân nên rơi vào trạng thái bất tín, mất nhậnthức về bản thể và hiện thực đời sống “luôn phải tự tìm kiếm và tự định nghĩa chínhmình” Ở đâu cũng chỉ thấy mình “thất lạc bản vị”, luôn lạc lõng, cô đơn, hụt hẫnggiữa hai hiện thực, quá khứ và hiện tại, hoang mang tương lai… Cuộc trở về vĩ đạicủa Irena và Josef không ai cần biết nữa, đó là thực tế phũ phàng của những người lưuvong Đâu ai nhận ra rằng Irena cũng cảm thấy mình yêu Praha xinh đẹp biết bao, vàthực sự muốn lấp đầy những khoảng trống đầy ý nghĩa cho chuyến trở về này bằngcách tìm lại một Praha với bao kỷ niệm êm đềm xa xưa, “Praha của những khu vườnbao quanh, vào lúc hoàng hôn, bí mật tiến hành lan tỏa mùi hương” [14] Không aicần biết điều gì đang diễn ra trong sâu xa tâm hồn cô, kể cả Gustaf người chồng đicùng cô Nỗi cô đơn lạc lõng muốn tìm lại bản thể, một cuộc “ngoại tình trong tâmtưởng” Để rồi, cô sẽ ngoại tình trong thực tế Cô tự tìm đến Josef, một người bạn traitừng yêu mến cô ngày xưa Anh ta cũng là người di cư bất đắc dĩ như cô và tình cờgặp lại trong chuyến bay về Praha với cô Cô để cho toàn bộ thân thể và bản năngmình đón nhận cảm giác của ngày trở về Nhưng còn đối với Josef, anh không biết cô
là ai.nhưng anh vẫn làm tình một cuộc làm tình qua loa đầy giả tạo