1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP ở NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

230 594 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 230
Dung lượng 3,51 MB

Nội dung

Ngành nghề TTCN Thừa Thiên Huế đã và đang mang lại hiệu quảtrên các mặt KTXH như: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theohướng CNH, HĐH; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế,

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

*

HỒ THẮNG

PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP

Ở NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 62.62 01.15

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS Trần Văn Hòa

HUẾ - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình thực hiện Luận án này, ngoài sự nỗ lực của mình bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

và PGS.TS Trần Văn Hòa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu Luận án Xin cảm ơn PGS TS Mai Văn Xuân; PGS TS Bùi Đức Tính; PGS.

TS Phùng Thị Hồng Hà đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành các chuyên đề tiến sĩ liên quan đến Luận án của mình.

Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Lãnh đạo Khoa Kinh tế và Phát triển, Phòng Đào tạo Sau Đại học; Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Tài nguyên Môi trường và tập thể các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến khoa học quý giá để hoàn thiện Luận án

Chắc chắn rằng tôi sẽ không hoàn thành Luận án của mình nếu không nhận được

sự quan tâm của Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, các nhà quản lý và chuyên viên các

Sở, Ban, Ngành, Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, UBND, các Phòng, Ban của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thừa Thiên Huế, các tổ chức khoa học, các tạp chí khoa học chuyên ngành và cơ quan công tác đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu và đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành Luận án này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiều mặt và trách nhiệm đó.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chia sẽ khó khăn và sự động viên của gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.

Mặc dù có nhiều nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm góp ý của các tổ chức, các nhà khoa học, độc giả để tôi hoàn thiện Luận án Tiến sĩ của mình.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Hồ Thắng

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

*

3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4 CN-XD Công nghiệp – Xây dựng

6 DNTN Doanh nghiệp tư nhân

8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Production)

9 GO / GTSX Giá trị sản xuất (Gross Ouput)

26 PTNN Phát triển Nông nghiệp

27 PTNT Phát triển Nông thôn

36 TTCN Tiểu, thủ công nghiệp

37 TTBQ Tăng trưởng bình quân

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO NGHIÊN CỨU 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4 Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN 4

5 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN 5

CHƯƠNG I 6

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN 6

TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 6

1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

6 1.1.1 Khái niệm tiểu, thủ công nghiệp nông thôn 6

1.1.2 Phân loại tiểu, thủ công nghiệp nông thôn 11

1.1.3 Đặc điểm cơ bản của tiểu, thủ công nghiệp nông thôn 12

1.1.4 Nội dung phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn 15

1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

16 1.2.1 Xu hướng phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn 16

1.2.2 Vai trò của phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn 17

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

20 1.3.1 Nhân tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 20

1.3.2 Nhân tố thị trường 21

1.3.3 Nhân tố vốn đầu tư 22

1.3.4 Nhân tố nguồn nguyên vật liệu 22

1.3.5 Nhân tố khoa học công nghệ 23

1.3.6 Nhân tố kết cấu hạ tầng 24

1.3.7 Nhân tố cơ chế chính sách của nhà nước 24

1.3.8 Nhân tố văn hóa, truyền thống 25

1.4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

26 1.4.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn các nước trên thế giới 26

1.4.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn ở Việt Nam 30

1.4.3 Một số nhận xét rút ra từ các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn 34

Trang 7

1.5 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC

36 1.5.1 Kinh nghiệm phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn các nước trên thế giới 36

1.5.2 Thực tiển phát triển TTCN nông thôn ở nước ta 40

1.5.3 Một số kinh nghiệm và bài học rút ra đối với sự phát triển Tiểu, thủ công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế 44

CHƯƠNG II 45

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ

46 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 46

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 47

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

51 2.2.1 Cơ sở phương pháp luận 51

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 52

2.3 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ KHUNG PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂU TTCN NÔNG THÔN

57 2.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triểu TTCN nông thôn 57

2.3.2 Khung phân tích 60

CHƯƠNG III 62

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP 62

NÔNG THÔN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 62

3.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2010 -2014

63 3.1.1 Khái quát tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 63

3.1.2 Phân tích thực trạng phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 -2014 65

3.2 ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN TTCN NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ

155 3.2.1 Điểm mạnh – Tiềm năng 155

3.2.2 Điểm yếu - Hạn chế 156

3.2.3 Cơ hội – Thời cơ 157

3.2.4 Thách thức – Cản trở 158

CHƯƠNG IV 160

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 160 4.1 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

160

Trang 8

4.1.1 Quan điểm phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn Thừa Thiên

Huế 160

4.1.2 Định hướng phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế 160

4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

163 4.2.1 Giải pháp chung 164

4.2.2 Giải pháp cụ thể 174

KẾT LUẬN 179

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 183

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 183

TÀI LIỆU THAM KHẢO 184

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

*

Bảng 1: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội – môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế 48

Bảng 2: Số cơ sở tiểu, thủ công nghiệp ở Thừa Thiên Huế theo địa bàn 66

Bảng 3: Số lượng cơ sở tiểu, thủ công nghiệp nông thôn ở 67

Thừa Thiên Huế phân theo nhóm nghề 67

Bảng 4: Các loại hình tổ chức quản lý cơ sở TTCN nông thôn 69

ở Thừa Thiên Huế GĐ 2010 -2014 69

Bảng 5: Số lượng các làng nghề và cơ sở TTCN nông thôn trong các làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế phân theo địa bàn giai đoạn 2010– 2014 69

Bảng 6: Quy mô giá trị sản xuất tiểu, thủ công nghiệp nông thôn của Thừa Thiên Huế 71

phân theo địa bàn giai đoạn 2010 – 2014 71

Bảng 7: Quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất tiểu, thủ công nghiệp nông thôn 73

phân theo nhóm ngành của Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 – 2014 73

Bảng 8: Quy mô lao động TTCN nông thôn của Thừa Thiên Huế 80

phân theo địa bàn giai đoạn 2010 - 2014 80

Bảng 9: Số lao động tiểu, thủ công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế 81

phân theo nhóm ngành 81

Bảng 10: Nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước cho các chương trình 83

khuyến công nhằm phát triển TTCN giai đoạn 2010 – 2014 83

Bảng 12: Tình hình hoạt động của cơ sở TTCN ở Thừa Thiên Huế, năm 2014 87

Bảng 13: Quy mô lao động của các cơ sở TTCN nông thôn trên địa bàn 89

tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2014 (tính BQ/cơ sở sản xuất) 89

Bảng 14: Chất lượng lao động của các cơ sở TTCN nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 91

(tính BQ/cơ sở sản xuất) 91

Bảng 15: Tình hình huy động lao động tham gia sản xuất TTCN nông thôn 93

của các cơ sở điều tra trên địa bàn Thừa Thiên Huế (tính BQ/cơ sở) 93

Bảng 16 Tình hình sử dụng vốn của các cơ sở điều tra phân theo nhóm ngành năm 2014 96

Trang 10

Bảng 17: Tình hình vay vốn của cơ sở tiểu, thủ công nghiệp 97

nông thôn ở Thừa Thiên Huế 97

Bảng 18: Mục đích vay vốn của cơ sở tiểu thủ công nghiệp 98

ở Thừa Thiên Huế 98

Bảng 19: Tình hình đầu tư máy móc thiết bị ở các cơ sở TTCN nông thôn (trung bình cái/cơ sở) 99

Bảng 20: Nguyên nhân không có kế hoạch mua sắm thiết bị kỹ thuật mới để thay thế nâng cao 102

chất lượng sản phẩm của cơ sở điều tra ở Thừa Thiên Huế 102

Bảng 21: Nguyên nhân không có kế hoạch cải tiến mẫu mã, bao bì mới cho sản phẩm 105

của cơ sở điều tra ở Thừa Thiên Huế 105

Bảng 22: Tình hình đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm của các cơ sở điều tra ở Thừa Thiên Huế 107

Bảng 23: Chi phí nguyên vật liệu bình quân hàng tháng/cơ sở 108

TTCN nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2014 108

Bảng 24: Tình hình thu mua nguyên vật liệu của cơ sở TTCN nông thôn 109 Bảng 26: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm TTCN nông thôn theo các hình thức bán của các cơ sở điều tra 111

Bảng 27: Phương pháp xác định giá bán của các cơ sở TTCN nông thôn 113 Bảng 28: Đánh giá mức độ khó khăn về một số nhân tố chính sách ảnh hưởng đến các cơ sở tiểu, thủ công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế 115

Bảng 29: Nhu cầu nâng cao trình độ và kỹ năng lao động 118

của các cơ sở TTCN nông thôn Thừa Thiên Huế 118

Bảng 30 Chi phí và kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất TTCN nông thôn điều tra năm 2014 121

Bảng 31 Kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở điều tra 127

Bảng 32: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ảnh hưởng của các nhân tố đến xác suất đạt MI trên ngưỡng trung bình của các cơ sở 145

Bảng 33 Lương của người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2014 (phân theo lĩnh vực hoạt động) 148

Bảng 34 Lương của người lao động làm việc tại các cơ sở 149

TTCN nông thôn Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2014 149

Trang 11

Bảng 35 Thực trạng xử lý vấn đề môi trường của các cơ sở TTCN nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 152 Bảng 36 Đánh giá tổng quát về các vấn đề môi trường xung quanh và trong

cơ sở TTCN nông thôn ở Thừa Thiên Huế năm 2014 153 Bảng 37 Đánh giá tổng quát về các vấn đề môi trường xung quanh và trong

cơ sở TTCN nông thôn 154

ở Thừa Thiên Huế phân theo lĩnh vực hoạt động 154

Trang 12

Biểu đồ 5: số lượng cơ sở điều tra nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chứctrong việc xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm Error: Reference source not found

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO NGHIÊN CỨU

Việt Nam đang trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH) để trở thành nước có nền kinh tế phát triển tiên tiến là một quá trình tất yếukhách quan, trong đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ngàycàng trở nên quan trọng và bức thiết Do công nghiệp nông thôn là một nội dunghết sức quan trọng của công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nênphát triển tiểu, thủ công nghiệp (TTCN), một bộ phận của công nghiệp nông thôntrong giai đoạn hiện nay có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nôngnghiệp nông thôn [49] Phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp ở nôngthôn (TTCN nông thôn) vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm,thu hút lao động nhàn rổi ở nông thôn, đồng thời nâng cao thu nhập, nâng caochất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng KHCN và phát triển cơ sở hạtầng ở khu vực nông thôn Từ đó đẩy nhanh quá trình thực hiện mục tiêu đến năm

2020 đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp phát triển [8]

Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có Cố

đô Huế là di sản văn hóa thế giới, một trung tâm văn hoá, du lịch lớn của cảnước, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam [13] Thừa Thiên Huế cónhiều tài nguyên khoáng sản và tiềm năng lợi thế để phát triển công nghiệp,TTCN Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế có những bước phát triển khátoàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2014 đạt 9,1%/năm, làmức khá cao so với các địa phương trong vùng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch ngàycàng rõ nét theo hướng dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp Quá trình phát triểnKTXH từ nay đến năm 2030 đang đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu vàxây dựng các mục tiêu, kế hoạch khả thi cho từng lĩnh vực kinh tế xã hội

Sản xuất công nghiệp, TTCN được xem là một ngành chủ đạo trong cơcấu kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân, giá trị sản xuất ngành công nghiệpcàng cao thể hiện quy mô của nền kinh tế càng lớn Đối với tỉnh Thừa ThiênHuế, sản xuất TTCN có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã

Trang 14

hội (KTXH) Ngành nghề TTCN Thừa Thiên Huế đã và đang mang lại hiệu quảtrên các mặt KTXH như: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theohướng CNH, HĐH; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, và thu hút nguồn lựctrong các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn; tạo rakhối lượng hàng hoá đa dạng, phong phú phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, đónggóp vào cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương; tạo công ăn việclàm, thu hút lao động nhàn rỗi và nâng cao thu nhập cho lao động, góp phầnchuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn; phát triển ngành nghề TTCNtruyền thống góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá của dân tộctrong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển TTCN nông thônThừa Thiên Huế vẫn còn nhiều hạn chế bất cập và đang đứng trước những khókhăn lớn Câu hỏi đặt ra là: (1) Thực trạng phát triển TTCN nông thôn ThừaThiên Huế hiện nay như thế nào?; (2) Đâu là những tồn tại hạn chế và các nhân

tố ảnh hưởng đến sự phát triển TTCN nông thôn Thừa Thiên Huế hiện nay?

Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích đánh giá sát đúngthực trạng và đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển TTCN nông thônThừa Thiên Huế, nhằm giúp cho các nhà quản lý địa phương có cơ sở khoa họchoạch định chính sách và các chương trình phát triển TTCN nông thôn ThừaThiên Huế nhanh và bền vững là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay

Từ những vấn đề trên tác giả chọn nghiên cứu đề tài: "Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm Luận án Tiến sĩ kinh

Trang 15

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháttriển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn; những vấn đề về thực trạng phát triển tiểu,thủ công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Đề tài tiếp cận nghiên cứu và chọn mẫu khảo

sát các cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu, thủ công nghiệp đang hoạt động ở khuvực nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc các nhóm ngành nghềTTCN, bao gồm các khu vực địa lý: Huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền,huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, huyện A Lưới, huyện Nam Đông, riêng Thị xãHương Thủy, Thị xã Hương Trà chỉ chọn điều tra ở các xã khu vực nông thôn

Do thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà vừa mới thành lập, một sốphường, thị trấn vừa mới nâng cấp đô thị, một số điều kiện hạ tầng kinh tế xãhội vẫn chưa đạt tiêu chí đô thị, nên quá trình phân tích chúng tôi xác định phạm

vi địa bàn nông thôn bao gồm cả Thị xã Hương Thủy và Thị xã Hương Trà

- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp để đánh giá phân

tích quá trình phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế giaiđoạn 2010-2014 Những thông tin được điều tra vào năm 2015 về kết quả sảnxuất kinh doanh của các cơ sở trong năm 2014

- Phạm vi nội dung: Các vấn đề kinh tế chủ yếu về phát triển tiểu, thủ

công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 16

4 Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN

4.1 Ý nghĩa về khoa học

- Trên cơ sở tổng hợp những vấn đề về lý luận, khái niệm tiểu côngnghiệp, thủ công nghiệp trên các giác độ khác nhau của các công trình nghiêncứu trên thế giới và trong nước, luận án đã hệ thống hóa và bổ sung làm rõ kháiniệm tiểu, thủ công nghiệp nông thôn, phân tích đặc điểm, nội dung, vai trò vàcác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TTCN nông thôn trong giai đoạn hiện nay

- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến TTCN nông thôn ởViệt Nam và các nước trên thế giới, Luận án đã phân tích được những kinhnghiệm và bài học thực tiển từ các nước trên thế giới và các địa phương trongnước để vận dụng vào thực tiễn phát triển TTCN nông thôn Thừa Thiên Huế;đồng thời Luận án đã bàn luận để xác định được cách tiếp cận, phương phápnghiên cứu, chỉ tiêu đánh giá và khung phân tích vấn đề phát triển TTCN nôngthôn đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tiễn Việt Nam

4.2 Ý nghĩa về thực tiễn

- Bằng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, Luận án đã phân tích, đánhgiá sát đúng thực trạng phát triển TTCN nông thôn Thừa Thiên Huế, đã đánhgiá, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TTCN nông thôn Luận án đãchỉ ra ba nhóm hạn chế chính tác đống đến sự phát triển TTCN nông thôn ThừaThiên Huế:

+ Một là, nhóm những hạn chế về môi trường phát triển bao gồm nhữngtác động về cơ chế chính sách của nhà nước, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, điềukiện tự nhiên và tiềm năng phát triển của Thừa Thiên Huế;

+ Hai là, nhóm hạn chế bởi nhân tố về nhu cầu bao gồm những yếu tố cóliên quan đến các hạn chế về quy mô và mô hình các thị trường mà ngành TTCNnông thôn nhắm tới, chúng bao gồm các yếu tố như khả năng phát triển thịtrường nội địa, sự gia tăng tỷ trọng thị trường xuất khẩu, khả năng tiếp cận vàsức cạnh tranh của sản phẩm TTCN nông thôn Thừa Thiên Huế

Trang 17

+ Ba là, những hạn chế về nguồn cung là những yếu tố cản trở việc sảnxuất và sự sẵn có của các sản phẩm TTCN nông thôn ở Thừa Thiên Huế Đó là

sự thiếu hụt nguồn lao động có kỹ năng, có tay nghề được đào tạo; sự khó khăntrong quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu tại chổ, sự miễn cưỡng trongviệc đầu tư trang thiết bị và tiếp nhận những phương pháp sản xuất hiện đại, sựthiếu hụt tài chính nhất là chính sách hỗ trợ nguồn vốn sản xuất kinh doanh chocác cơ sở, thiếu các biện pháp kiểm soát chất lượng, khả năng ứng dụng KHCNthấp, cải tiến mẫu mã hàng hóa, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệuhàng hóa chưa được đề cao, và những hạn chế khác liên quan đến sự cung cấp

- Luận án cũng chỉ ra rằng các nhóm ngành nghề như dệt, may mặc, thêuren; nông sản thực phẩm; thủ công mỹ nghệ và ngành nghề chế biến gỗ và mâytre đan là những nhóm ngày có xu hướng phát triển tốt nếu có sự hỗ trợ mạnhchính sách về vốn, thị trường và đào tạo nguồn nhân lực sẽ mang lại những đónggóp tích cực

- Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận án đã gợi mở và đề xuất khuyếnnghị những giải pháp phù hợp nhằm phát triển TTCN nông thôn tỉnh ThừaThiên Huế trong thời gian tới

5 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các biểu bảng, biểu đồ và danh mục các tàiliệu tham khảo, nội dung kết quả nghiên cứu của luận án gồm 170 trang đượckết cấu thành 4 chương

- Chương I: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển tiểu, thủ côngnghiệp nông thôn

- Chương II: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

- Chương III: Thực trạng phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn tỉnhThừa Thiên Huế

- Chương IV: Định hướng và giải pháp phát triển tiểu, thủ công nghiệpnông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 18

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

1.1.1 Khái niệm tiểu, thủ công nghiệp nông thôn

Trong lịch sử phát triển các ngành kinh tế trên thế giới, có nhiều quan điểm

về tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp hay còn gọi chung là tiểu, thủ công nghiệp(Tiếng Anh: Handicraft industry) Tùy theo điều kiện, bối cảnh lịch sử và đặc điểmcủa mổi quốc gia, vùng lãnh thổ nhất định, các nhà kinh tế trên thế giới nói chung

và Việt Nam nói riêng đã có nhiều nghiên cứu với cách tiếp cận khác nhau, từ đómỗi nước đã có những định hướng và cách nhìn nhận để phát triển tiểu, thủ côngnghiệp phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia

- Tiếp cận trên giác độ về nguồn gốc hình thành phương thức sản xuất

Theo UNESCO (1997), sản phẩm tiểu, thủ công nghiệp được định nghĩa làcác sản phẩm được sản xuất hoặc hoàn toàn bằng tay hoặc có sự hỗ trợ của các công

cụ khác Các loại công cụ máy móc có thể được sử dụng miễn là công trực tiếp bằngtay của các nghệ nhân được duy trì trong hầu hết các bộ phận quan trọng của các sảnphẩm cuối cùng Hàng tiểu thủ công được làm từ các nguyên vật liệu thô và đượcsản xuất với số lượng không giới hạn Những sản phẩm như vậy có đặc điểm là thiếtthực, thẩm mỹ, nghệ thuật, sáng tạo, gắn liền với văn hóa, trang trí, giàu chức năng,

có tính truyền thống, mang ý nghĩa tôn giáo và biểu tượng xã hội [88]

Ở Nepal, Điều 1.4 của Quy định của Hiệp hội tiểu thủ công Nepal địnhnghĩa: Thủ công nghiệp là một ngành công nghiệp sản xuất một sản phẩm phản ánhvăn hóa, nghệ thuật, truyền thống của đất nước; sử dụng lao động thủ công với các

kỹ năng được chuyên môn hóa, và/hoặc sử dụng nguyên vật liệu thô của địaphương và/hoặc nguồn tài nguyên [89]

Đồng quan điểm với các nghiên cứu trên thế giới một số tác giả ở nước tatrong cách tiếp cận này đã nêu khái niệm: Thủ công nghiệp hay gọi là nghề thủcông là hình thức công nghiệp sử dụng công cụ cầm tay để chế biến nguyên liệu ra

Trang 19

sản phẩm Dùng tay để tác động trực tiếp lên đối tượng lao động là hình thứcnguyên thủy của lao động thủ công Đặc trưng kỹ thuật của thủ công nghiệp làcông cụ cầm tay thô sơ hoặc cải tiến Người lao động trực tiếp cầm nắm công cụ đểtác động vào đối tượng lao động (Nghiêm Phú Ninh, 1986) Tiểu công nghiệp haygọi là công nghiệp nhỏ là hình thức công nghiệp sử dụng lao động nữa cơ khí đểhoặc các máy móc nhỏ hiện đại chế biến nguyên liệu ra sản phẩm [70]

Như vậy, theo chúng tôi tiểu, thủ công nghiệp là một nền công nghiệp có

quy mô nhỏ, sử dụng công cụ lao động thủ công, công cụ nữa cơ khí và trong một chừng mực nhất định sử dụng công cụ cơ khí và máy móc hiện đại để chế biến nguyên liệu ra các sản phẩm cho xã hội.

- Tiếp cận theo giác độ quản lý phát triển kinh tế xã hội:

Cách tiếp cận này lý giải sự phân hóa lực lượng lao động và tài nguyên ởvùng nông thôn và thành thị cũng như những vấn đề phát sinh trong nền kinh tế

xã hội từ đó việc phát triển đa dạng các loại hình sản xuất công nghiệp, tiểu, thủcông nghiệp được coi là quan trọng nhất Theo cách tiếp cận này, phát triển tiểu,thủ công nghiệp nông thôn là những biện pháp phát triển kinh tế xã hội ở nôngthôn Ở Malaysia, vai trò của nghề thủ công mỹ nghệ trong quá trình côngnghiệp hoá ở nông thôn được đề cao (Marof Redzuan và Fariborz Aref, 2010) ỞBangladesh, Easnin Ara (2015) đã xem phát triển TTCN là giải pháp nâng caochất lượng nguồn nhân lực và giảm nghèo ở nông thôn [84]

Trong quản lý nhà nước ở Việt Nam, ngành nghề nông thôn được địnhnghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, kế thừa những nghềtruyền thống phi nông nghiệp như tiểu, thủ công nghiệp và được mở mang sang cáclĩnh vực mới như dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn với quy môvừa và nhỏ bào gồm nhiều thành phần kinh tế tham gia, trên cơ sở khai thác tàinguyên và lao động sẵn có tại chỗ là chính tạo việc làm tăng thu nhập cho cư dânnông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn [15]

Cách tiếp cận này cho thấy có mối liên hệ rất lớn đối với sự phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn với nền kinh tế - xã hội ở nông thôn Vì vậy cần đặt ra yêu cầu quản lý nhà nước trong quá trình phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông

Trang 20

thôn gắn với phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.

- Tiếp cận với giác độ kinh tế ngành:

Cách tiếp cận này thể hiện mối liên hệ giữa TTCN với các ngành khác nhưnông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp nông thôn Tác giả Nguyễn Ty (1991) chorằng thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp là một bộ phận của công nghiệp, tồn tạikhách quan trong các phương thức sản xuất của xã hội [70] Trong khi đó tác giả

Lê Mạnh Hùng (2005) lại nhấn mạnh: “Tiểu, thủ công nghiệp nông thôn là ngànhkinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộ phận cấu thành nền sản xuất vậtchất của xã hội, tồn tại khách quan trong các phương thức sản xuất của xã hội vànằm trong hệ thống công nghiệp nông thôn ” [37]

+ Trong mối liên hệ với ngành nông nghiệp, cách tiếp cận này thể hiện ởmột số nhận định cho rằng: Ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp là những ngành cómột hoặc một số nghề tiểu, thủ công nghiệp được tách ra khỏi nông nghiệp để sảnxuất kinh doanh độc lập; Khi sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định đãkhiến cho thủ công nghiệp dần dần tách khỏi nông nghiệp ( Nguyễn Ty, 1991).Một số nghiên cứu khác cho rằng: "tiểu, thủ công nghiệp thời cận đại bao gồm toàn

bộ nền sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi nông nghiệp truyền thống " [48];

"Thủ công nghiệp là từ nông nghiệp mà ra, và có thể nói thủ công nghiệp là nềnsản xuất trung gian giữa nông nghiệp và công nghiệp” [55]

+ Trong mối liên hệ với làng nghề truyền thống, ngành nghề truyền thống,tác giả Mai Thế Hởn (2003) cho rằng:

Làng nghề truyền thống là những thôn làng có một hay nhiều nghề thủ công

truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lạinguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm những nghề thủ công đó đượctruyền từ đời này qua đời khác thường là nhiều thế hệ Cùng với thử thách của thờigian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyềntinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đãchuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề

đó Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa trên thị trường [35]

Ngành nghề truyền thống là những ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp đã xuất

Trang 21

hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta, còn tồn tại đến ngày nay baogồm những ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụngnhững máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất, nhưng vẫn tuân thủ công nghệtruyền thống [35]

Như vậy, ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp nông thôn bao gồm những

ngành nghề truyền thống và ngành nghề TTCN mới du nhập; Các ngành nghề TTCN này có thể hoạt động trong các làng nghề truyền thống, trong làng nghề TTCN và một số vùng chưa quy hoạch làng nghề ở khu vực nông thôn.

+ Trong mối liên hệ với công nghiệp nông thôn, tác giả Hoàng Ngọc Hòa(2001) cho rằng: “Công nghiệp nông thôn là một bộ phận kết cấu ngành côngnghiệp, được hình thành và phát triển ở nông thôn; bao gồm các cơ sở côngnghiệp, TTCN tồn tại dưới nhiều hình thức, thuộc nhiều thành phần kinh tế, cóquy mô vừa và nhỏ; hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng gắn bómật thiết với sản xuất nông nghiệp và kinh tế xã hội ở nông thôn do địa phươngquản lý về mặt nhà nước.” [32] Nguyễn Ty (1991), đưa ra khái niệm: “Thủcông nghiệp ở nông thôn hay còn gọi là công nghiệp nông thôn ở trình độ thấp

là một bộ phận của hệ thống công nghiệp mà trong đó quá trình lao động chủyếu dựa vào lao động chân tay sử dụng các công cụ sản xuất giản đơn ” [70]

Từ các khái niệm trên cho thấy tiểu, thủ công nghiệp nông thôn là một bộ phận thuộc công nghiệp nông thôn và cũng là một bộ phận của ngành công nghiệp trong nền kinh tế Do vậy, tiểu, thủ công nghiệp nông thôn có các đặc điểm tương đồng với ngành công nghiệp nông thôn.

- Tiếp cận ở góc độ về quy mô lao động và vốn sản xuất:

Theo nghiên cứu của Lê Khắc Thành (1982): Ở Mỹ, có một quy chế chínhthức quy định về số lượng công nhân, dưới 250 công nhân được xem như là cơ sởsản xuất thuộc tiểu công nghiệp, trên 1000 công nhân là đại công nghiệp Ở ChâuÂu: Số lượng công nhân tại các cơ sở tiểu công nghiệp không thống nhất tuỳ thuộcvào trình độ phát triển của từng nước Con số trung bình của toàn Châu Âu là 50công nhân, trong đó ở Anh là 10 công nhân; Pháp là 5 công nhân; Ở Nhật Bản, theomột luật được ban hành vào năm 1957 quy định, các xí nghiệp sử dụng dưới 300

Trang 22

công nhân và có mức vốn dưới 10 triệu yên được thừa nhận là tiểu công nghiệp ỞViệt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn trong đó có cả ngành nghềTTCN, được quy định có vốn sản xuất kinh doanh dưới 10 tỷ đồng hoặc lao độngdưới 300 người [33], [35].

Tóm lại, trên cơ sở phân tích những quan điểm trên các khía cạnh tiếp cận

khác nhau về TTCN nông thôn, để đi đến một khái niệm phù hợp với sự pháttriển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và xu hướng phát triển của ngành TTCNnông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trước xu thế hội nhậpkinh tế quốc tế hiện nay của đất nước, chúng tôi rút ra một số điểm cơ bản sau:

- Một là: tiểu, thủ công nghiệp nông thôn là một khái niệm được dùng để

chỉ một bộ phận của công nghiệp nông thôn, tồn tại khách quan trong cácphương thức sản xuất của xã hội Tiểu, thủ công nghiệp nông thôn có thể hiểu làcông nghiệp nông thôn ở quy mô nhỏ, trong quá trình sản xuất, lao động thủcông nghiệp chủ yếu là lao động thủ công với các công cụ sản xuất thô sơ; cònlao động tiểu công nghiệp thì chủ yếu là lao động sử dụng máy móc với cáccông cụ lao động nữa cơ khí và cơ khí ở trình độ thấp

- Hai là: Quy mô và trình độ phát triển của mổi nước có ảnh hưởng lớn

tới quan niệm về tiểu, thủ công nghiệp nông thôn, từ đó ảnh hưởng đến sự nhậndạng và mô tả nó trong thực tế khi áp dụng các chính sách và hoạch định chiếnlược phát triển

- Ba là: Trước đây các cán bộ quản lý và các nhà nghiên cứu của Việt

Nam coi công nghiệp nông thôn chỉ là tiểu, thủ công nghiệp được phân bố ởnông thôn Tuy nhiên vào những năm 90, khái niệm công nghiệp nông thônkhông chỉ bao gồm TTCN nông thôn mà còn bao gồm các xí nghiệp côngnghiệp có trình độ kỹ thuật và công nghệ tương đối hiện đại

- Bốn là: Các nhà kinh tế khi xem xét khái niệm TTCN mặc dù có nhiều

điểm chung nhưng do cách tiếp cận khác nhau và ở mỗi thời điểm khác nhaunên có sự khác nhau nhất định Sự khác nhau trong các cách tiếp cận gợi chochúng ta cách nhìn nhận toàn diện trên các các mặt: Nguồn gốc phương thức sảnxuất; lĩnh vực, loại hình sản xuất; đặc điểm về quy mô trình độ sản xuất

Trang 23

- Năm là: Một số nghiên cứu cho thấy có thể lấy số lượng công nhân và

mức vốn cố định làm tiêu chí để xác định các cơ sở sản xuất TTCN Ở nước tahiện nay, theo chúng tôi quy mô của các cơ sở sản xuất TTCN nông thôn khôngvượt quá giới hạn của tiêu chí xác định các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có vốn sảnxuất kinh doanh dưới 10 tỷ đồng hoặc lao động dưới 300 người ” [33]

Sự phân tích đánh giá các quan điểm, các khái niệm và các đặc điểm nói trên,đối chiếu chúng với thực tế cho thấy cần tiếp cận tiểu, thủ công nghiệp nông thôn từnhững căn cứ và quan điểm toàn diện, bao gồm một cách tổng hợp các vấn đề đặt ra.Chúng tôi đưa ra khái niệm về tiểu, thủ công nghiệp nông thôn như sau:

Tiểu, thủ công nghiệp nông thôn là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, một bộ phận của ngành công nghiệp nông thôn, gắn bó mật thiết với sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế - xã hội ở nông thôn, tồn tại khách quan trong các phương thức sản xuất của xã hội; với nhiều thành phần kinh tế tham gia, có quy mô sản xuất nhỏ, sử dụng công cụ lao động thủ công, công cụ nửa cơ khí và trong một chừng mực nhất định sử dụng công cụ

cơ khí và máy móc hiện đại cùng các nguồn lực ở nông thôn để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội

1.1.2 Phân loại tiểu, thủ công nghiệp nông thôn

Có thể sử dụng những tiêu chí khác nhau để phân loại các hoạt độngTTCN nông thôn bởi lẽ TTCN là một sự thể vốn đa tạp, đa dạng Tuy nhiên,việc sử dụng tiêu chí phân loại nào là tuỳ theo mục đích của việc phân loại

- Phân loại theo tính chất và lịch sử hình thành:

+ Nghề tiểu, thủ công nghiệp truyền thống: Đó là những nghề thủ công

được truyền từ đời này sang đời khác, tồn tại đến ngày nay, trong đó có nhữngnghề đã được cải tiến hoặc sử dụng máy móc hiện đại để sản xuất, nhưng vẫntuân thủ công nghệ truyền thống, kết hợp với bàn tay tài hoa của người thợ tạo

ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị, tính văn hóa cao [35]

+ Nghề tiểu, thủ công nghiệp hiện đại (mới du nhập): là những ngành

nghề mới được hình thành do nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và tiêudùng của xã hội, bao gồn những ngành nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng,

Trang 24

các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất công nghiệp hiện đại [70]

- Phân theo nhóm các loại hình hoạt động:

Có thể phân theo các nhóm ngành nghề có cùng tính chất sản xuất tương

tự nhau về công nghệ, về nguyên liệu và sản phẩm Theo Nghị định66/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, các hoạtđộng ngành nghề nông thôn được chia ra thành bảy loại hình hoạt động, trong

đó có 4 nhóm thuộc ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp là: (1) Chế biến, bảo quảnnông, lâm, thuỷ sản; (2) Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, cơ khínhỏ; (3) Chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; (4)Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Theo mục đích nghiên cứu của đề tài này chúng tôi phân loại các hoạtđộng TTCN nông thôn thành các nhóm ngành nghề: (1) Chế biến nông sản, thựcphẩm; (2) Chế biến gỗ, mây tre, đan; (3) Dệt, may mặc, thêu ren; (4) Cơ khí,ngũ kim, kim hoàn; (5) Thủ công mỹ nghệ; và (6) nhóm ngành nghề khác (baogồm: gốm sứ, thủy tinh, VLXD, khai khoáng, một số mặt hàng khác )

Phân loại theo nhóm ngành TTCN nông thôn nêu trên có ý nghĩa quantrọng trong việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và xây dựng một cơ cấu TTCNhợp lý để phát huy lợi thế của các ngành TTCN trong phát triển kinh tế xã hội

1.1.3 Đặc điểm cơ bản của tiểu, thủ công nghiệp nông thôn

Do TTCN nông thôn là một bộ phận của công nghiệp nông thôn nênngành nghề TTCN nông thôn vừa có những đặc điểm cơ bản như công nghiệpnông thôn vừa có những đặc điểm của ngành nghề TTCN riêng biệt sau đây:

- Một là, tiểu, thủ công nghiệp nông thôn có tính đa dạng bao gồm nhiều loại hình, nhiều ngành nghề, nhiều trình độ khác nhau Nó bao gồm các cơ sở

sản xuất thuộc nhiều thành phần kinh tế nhất là kinh tế hộ gia đình, kinh tế tậpthể và các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Các cơ sở TTCNnông thôn bao gồm cả những đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, tự mình khaithác các yếu tố đầu vào, tự tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu

ra của mình, và cả những đơn vị chỉ làm gia công cho các đơn vị sản xuất kinhdoanh lớn, thực hiện một số khâu công việc, một số giai đoạn công nghệ nhất

Trang 25

định trong toàn bộ quá trình gia công, chế biến sản phẩm Sự tồn tại và pháttriển ngành TTCN rất đa dạng và phong phú, với nhiều loại hình hoạt động vàngành nghề như: Ngành khai thác, ngành chế biến lương thực, thực phẩm,ngành thủ công mỹ nghệ, ngành chế tác kim loại, cơ khí, thêu ren may mặc,sản xuất các mặt hàng hàng tiêu dùng Các sản phẩm ngành nghề TTCN cóthể được sản xuất tại hộ gia đình, sử dụng lao động gia đình, có thuê thêm laođộng và được sản xuất tại các cơ sở sản xuất như hộ gia đình, HTX, doanhnghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn… các công nghệ sản xuất được

sử dụng từ thủ công, bán cơ khí, cơ khí và máy móc hiện đại Như vậy TTCNnông thôn vừa đáp ứng trực tiếp nhu cầu tại chổ ở địa phương, vừa có thể độclập hoặc kết hợp với nền công nghiệp hiện đại để thỏa mãn nhu cầu của toàn

bộ nền kinh tế quốc dân Sản phẩm của nó vì thế mà đa dạng và phong phú cả

về mẫu mã, chủng loại và chất lượng

- Hai là, tiểu, thủ công nghiệp nông thôn gắn bó rất chặt chẽ với nông thôn và nông nghiệp Sự gắn bó này thể hiện trên bốn mặt cơ bản sau đây:

+ Có sự đan xen, gắn bó giữa lao động của tiểu, thủ công nghiệp với laođộng nông nghiệp, nhiều lao động vừa làm nông nghiệp vừa làm ngành nghề, có

sự luân chuyển lao động giữa hai khu vực này Điều này đã phát huy lợi thế sửdụng được lao động nhàn rỗi trong nông thôn Hầu hết các hộ ở nông thôn tiếnhành các hoạt động nông nghiệp lẫn hoạt động phi nông nghiệp

+ Có sự gắn bó giữa tiểu thủ công nghiệp với nông nghiệp và nông thôntrong việc xây dựng, hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương Cả haikhu vực kinh tế này đều sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ởnông thôn, mặc dù ở mổi bộ phận có mổi yêu cầu riêng biệt nhất định và mức độkhai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng nông thôn có khác nhau

+ Thị trường của nhiều yếu tố đầu vào và đầu racủa tiểu thủ công nghiệp

ở nông thôn và nông nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau , trong nhiều trườnghợp có sự đồng nhất ở một mức nhất định Sự gắn bó này không chỉ tồn tại trênthị trường địa phương mà cả trên thị trường toàn quốc Mối quan hệ này thể hiệnnhững nội dung có tính bản chất giữa công nghiệp và nông nghiệp

Trang 26

+ Tiểu, thủ công nghiệp nông thôn gắn bó mật thiết với nông nghiệp vànông thôn trên các mặt kinh tế xã hội Đặc biệt tiểu, thủ công nghiệp ở nôngthôn phải tham gia giải quyết những vấn đề xã hội như đào tạo việc làm, thu hútlao động địa phương Sự phát triển của TTCN đồng thời cũng đòi hởi mỗi địaphương phải có sự điều chỉnh đời sống xã hội một cách thích hợp, ví dụ như mốiquan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ cải thiện môi trường tự nhiên, giữaviệc cung cấp mặt bằng sản xuất cho tiểu, thủ công nghiệp nông thôn với việc tổchức khu dân cư, hệ thống giao thông nội bộ [49].

- Ba là, tiểu, thủ công nghiệp nông thôn có tính chất chuyên môn hoá thấp trong quản lý sản xuất kinh doanh Ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành

nghề TTCN trong nông thôn, chức năng quản lý và lãnh đạo thường chưa phânđịnh rõ Người chủ các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp thường kiêm nhiệmmọi khâu trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh Đặc điểm nàythể hiện rõ nét ở các hộ sản xuất, kinh doanh T-TCN Qui mô càng mở rộngthìnhu cầu phân công chuyên môn hoá mới được đặt ra Thông thường, ở quy môtrên dưới100 công nhân, sự chuyên môn hoá trong quản lý mới trở nên quantrọng

- Bốn là, các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh Hoạt động sản xuất ở quy mô công nghiệp

nhỏ, các cơ sở sản xuất TTCN có tính mềm dẻo, linh hoạt cao trong các khâusản xuất hay giao dịch, nên có thể đáp ứng kịp thời những yêu cầu cụ thể củakhách hàng, nhanh chóng “bắt lấy” thời cơ kinh doanh, dễ dàng tìm kiếm nhữngthị trường ngách, lấp chỗ trống mới xuất hiện trong thị trường khi thấy có lợi vàcũng dễ dàng rút khỏi thị trường khi sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, kémhiệu quả và dễ chuyển hướng sang sản xuất sản phẩm khác cùng nhóm ngànhnghề hoặc sangcác ngành dịch vụ sửa chữa Ở quy mô nhỏ, các cơ sở sản xuấtTTCN dễ ứng phó với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh có nhiều biếnđộng, sáng tạo sản phẩm mới và tìm kiếm nhu cầu mới từ thị trường Linh hoạttrong việc khai thác các nguồn lực sẵn có ở địa phương, dễ khởi nghiệp, nhưngcũng dễ tổn thương và gặp nhiều rủi ro, dẫn đến tỷ lệ phá sản cao Do đó, cần cómột thái độ linh hoạt trong các chính sách đối với TTCN, tránh những quy định

Trang 27

rườm rà về thủ tục hành chính, nếu không sẽ làm triệt tiêu khả năng thích ứngnhanh, mềm dẻo và linh hoạt của các cơ sở sản xuất TTCN.[37]

- Năm là, tiểu, thủ công nghiệp nông thôn có hạn chế trong tiếp cận các nguồn vốn chính thức nhưng lại rất linh hoạt trong tiếp cận các nguồn vốn không chính thức Các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh TTCN nông thôn khó vay

vốn ở các ngân hàng hơn so với các xí nghiệp trong ngành công nghiệp có quy

mô lớn, và khi tình hình tài chính có sự biến động thì dễ bị cắt giảm tài chính vàcàng khó vay vốn Đây là điểm hạn chế của các cơ sở sản xuất, kinh doanhTTCN về nguồn vay tín dụng ở các ngân hàng Tình hình này phổ biến ở Việtnam cũng như nhiều nước trên thế giới Vì vậy, vấn đề tài chính cho phát triểncác ngành TTCN là mối quan tâm hàng đầu trong chương trình phát triển củanhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngànhTTCN nông thôn lại có được khả năng huy động vốn dễ dàng từ gia đình, ngườithân và bạn bè để thành lập, mở rộng sản xuất, nhanh chóng đi vào hoạt động

và không bỏ lỡ các cơ hội sản xuất, kinh doanh Đây là lợi thế chung của các cơ

sở sản xuất, kinh doanh TTCN ở Việt Nam hiện nay cũng như nhiều nước trênthế giới, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singgapo, Ấn Độ, mà các cơ

sở sản xuất kinh doanh lớn không có Vì vậy, lợi thế này cần được phát huytrong phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành TTCN [37]

1.1.4 Nội dung phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn

Theo quan điểm về phát triển kinh tế, nội dung của phát triển kinh tế đượckhái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh

tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người Hai là, sự biến đổitheo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trongcác vấn đề xã hội [31] Đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành nghềTTCN nông thôn nói riêng, ngoài những tiêu thức chung của nền kinh tế, sựphát triển TTCN nông thôn trong giai đoạn hiện nay cần có quan điểm phát triểntheo xu hướng phát triển bền vững Theo quan điểm về phát triển bền vững làngnghề truyền thống của Bạch Thị Lan Anh (2010), và quan điểm của Mai ThếHởn (2003) về mối liên hệ giữa làng nghề truyền thống và ngành nghề TTCN,tác giả cho rằng phát triển TTCN nông thôn bao gồm những nội dung sau:

Trang 28

- Sự phát triển TTCN nông thôn về mặt kinh tế là sự gia tăng giá trị sảnlượng, tăng năng suất lao động, thu hút lao động vào ngành nghề TTCN nôngthôn, nâng cao thu nhập, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, thay đổi mô hình sản xuất

và tiêu dùng

- Sự phát triển TTCN nông thôn về mặt xã hội, sự phát triển TTCN nôngthôn là tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, xóa đói giảm nghèo,tăng quỹ phúc lợi, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng nông thôn mới, bảo tồnvăn hóa vùng miền ở nông thôn

- Sự phát triển TTCN nông thôn về mặt môi trường là giảm thiểu tác hại ônhiễm môi trường do quá trình sản xuất kinh doanh ngành nghề TTCN nôngthôn gây ra; có kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyênliệu; đa dạng hóa, nghiên cứu, sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế [1] [35]

1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

1.2.1 Xu hướng phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn

Tiểu, thủ công nghiệp nông thôn có vị trí quan trọng trong kinh tế nôngthôn Nó bao gồm nhiều loại hình sản xuất, nhiều ngành nghề đa dạng với sựtham gia của nhiều thành phần kinh tế hoạt động ở nông thôn, có quan hệ chặtchẽ với nhau trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như khai thác cácnguồn lực ở địa phương

Tiểu, thủ công nghiệp nông thôn là cầu nối giữa sản xuất kinh doanh ởnông thôn với sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại ở đô thị

và các trung tâm công nghiệp thông qua hàng loạt các mối quan hệ kinh tế - kỹthuật, qua các hình thức tổ chức sản xuất (đặc biệt là quan hệ liên kết kinh tế,phân công lao động, hiệp tác sản xuất) và các quan hệ kinh doanh khác

Sự ra đời và phát triển của TTCN nông thôn, là xu hướng tất yếu kháchquan Xét về mặt phân công và hợp tác lao động, thủ công nghiệp, tiểu nôngnghiệp ở nông thôn phát triển từ thủ công gia đình, hiệp tác giản đơn, đến côngtrường thủ công rồi lên công xưởng hóa, nghĩa là từ nền sản xuất tự cung, tự cấpthành nền sản xuất hàng hóa Xét về mặt kỹ thuật, TTCN nông thôn phát triển

Trang 29

theo xu hướng từ công cụ thủ công lên công cụ cải tiến, nửa cơ khí đến cơ khí và

tự động hóa, nghĩa là từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn Xu hướng pháttriển của TTCN nông thông qua các quá trình chủ yếu sau đây:

- Quá trình phát triển của tiểu, thủ công nghiệp nông thôn là quá trìnhphát triển của sự hiệp tác và phân công lao động xã hội

- Quá trình phát triển của tiểu, thủ công nghiệp nông thôn là quá trìnhtách công nghiệp ra khỏi nông nghiệp

- Quá trình phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn là quá trình pháttriển khoa học kỹ thuật

- Quá trình phát triển của tiểu, thủ công nghiệp nông thôn là quá trìnhphát triển của quan hệ sản xuất và quản lý

- Quá trình phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn là quá trình pháttriển của lực lượng sản xuất;

- Quá trình phát triển của tiểu, thủ công nghiệp nông thôn là quá trình mởrộng và phát triển của thị trường [70]

Ngày nay, trong điều kiện nước ta đã trở thành thành viên của WTO, thamgia vào cộng đồng kinh tế ASEAN, tham gia Hiệp định xuyên Thái Bình DươngTPP , ngành nghề TTCN nước ta đã và đang đứng trước những cơ hội và tháchthức không nhỏ Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp cho TTCN mở rộng được thịtrường xuất khẩu, tiếp thu công nghệ mới và thừa hưởng cơ sở hạ tầng đangđược Nhà nước đầu tư; tuy nhiên thách thức rất lớn đối với ngành là sự gia tăngcạnh tranh không chỉ trên thị trường xuất khẩu mà ngay cả thi trường nội địa.Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển của ngành nghề TTCNnông thôn trong thời gian tới

1.2.2 Vai trò của phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn

Công nghiệp nói chung và tiểu, thủ công nghiệp nói riêng có vị trí hết sứcquan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Trong khi quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang gặp những khó khăn về vốn, về thịtrường, về cơ sở hạ tầng nhất là ở khu vực nông thôn nên việc phát triển tiểu,thủ công nghiệp nông thôn có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là:

Trang 30

1.2.2.1 Góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Phát triển các nghề TTCN là góp phần phát triển công nghiệp nông thôntrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Phát triểncác nghề TTCN góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo ra sản phẩmphục vụ xã hội và góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

và nông thôn Phát triển các nghề TTCN giúp nâng tỷ trọng công nghiệp trong

cơ cấu kinh tế nông thôn và tăng tốc độ phát triển kinh tế nông thôn Đồng thờivới thúc đẩy phát triển công nghiệp, phát triển các làng nghề sẽ kéo theo pháttriển nông nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tiêu thụ sảnphẩm của công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các nghềdịch vụ Do vậy, phát triển các nghề TTCN sẽ góp phần tích cực vào chuyểndịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn

1.2.2.2 Góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Hệ thống kết cấu hạ tầng vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của phát triển cáclàng nghề TTCN Trước tiên thì làng nghề TTCN được hình thành ở những nơi

có đường giao thông cơ sở hạ tầng thuận lợi, song chính sự phát triển làng nghềlại làm nảy sinh đòi hỏi phải có hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển.Ngoài ra, việc phát triển TTCN nông thôn cùng với việc tăng thu nhập của dân

cư đã tạo ra nguồn tích lũy khá lớn và ổn định ngân sách địa phương cũng nhưcác hộ gia đình Do đó, có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đườnggiao thông, trạm biến thế điện, hệ thống thông tin liên lạc và các yếu tố kết cấu

hạ tầng phục vụ sinh hoạt, nâng cao dân trí và sức khỏe người dân như trườnghọc, trạm y tế, vệ sinh môi trường,…

1.2.2.3 Tạo công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa ở nông thôn

Phát triển TTCN góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và đẩynhanh quá trình phân công lao động ở nông thôn Giải quyết việc làm cho ngườilao động ở nông thôn là vấn đề bức xúc hiện nay bởi dân số và lao động gia tăngnhanh, diện tích canh tác trên đầu người thấp và ngày càng thu hẹp, khả năng

Trang 31

thu hút lao động từ phát triển nông nghiệp hiện nay ở nông thôn rất thấp Trongkhi đó TTCN nông thôn với nhiều ngành nghề không đòi hỏi vốn đầu tư lớn; laođộng sống chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm ở các ngành TTCN truyềnthống nên việc phát triển các ngành TTCN sẽ phù hợp với yêu cầu giải quyếtviệc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn Phát triển TTCN nông thôn khôngchỉ thu hút lao động dư thừa ở gia đình, làng, xã, mà có thể thu hút được nhiềulao động từ địa phương khác đến Không những thế phát triển ngành TTCNnông thôn còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề dịch vụ khác, tạo ranhiều việc làm mới cho người lao động Đồng thời, thúc đẩy sự phân công vàphân công lại lao động nông thôn, tạo ra những điều kiện thuận lợi để vừachuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang sản xuất ở những ngànhTTCN vừa tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp đẩy nhanh tốc độ tập trunghoá ruộng đất, chuyên môn hoá sản xuất cao, tạo điều kiện cho kinh tế nôngthôn phát triển bền vững.

1.2.2.4 Đa dạng hoá các sản phẩm, cung cấp ngày càng nhiều hàng hoá cho tiêu dùng và cho xuất khẩu.

Phát triển các ngành nghề TTCN nông thôn nhằm khai thác và huy động

có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế sẵn có ở nông thôn về tài nguyên, điều kiện

tự nhiên, nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm, thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thờigian và lực lượng lao động, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động để đẩy mạnhsản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêudùng trong nước và xuất khẩu thu ngoại tệ, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sảnxuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn,tăng giá trị tổng sản phẩm cho nền kinh tế Phát triển TTCN nông thôn sẽ chophép tăng thu thập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động,làm cho người lao động “ly nông bất ly hương” Họ sẽ tích cực, hăng hái laođộng, sản xuất, kinh doanh để làm giầu cho gia đình mình và cho xã hội

1.2.2.5 Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

Sản phẩm thủ công truyền thống là sự kết tinh của lao động vặt chất vàlao động tinh thần, được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của ngườithợ Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao, mỗi sản phẩm là một

Trang 32

tác phẩm nghệ thuật, trong đó hàm chứa những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc,đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề Vớinhững đặc điểm riêng biệt ấy chúng không còn là hàng hóa đơn thuần mà đã trởthành sản phẩm văn hóa với tính nghệ thuật cao, được coi là biểu tượng nghệthuật truyền thống của dân tộc Việt Nam

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Quá trình nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước chothấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TTCN nông thôn Một sốnghiên cứu đề cập đến những ảnh hưởng bên ngoài như yếu tố điều kiện tựnhiên, kinh tế xã hội; các chính sách quản lý của nhà nước; yếu tố thị trường, cơ

sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu Trong khi một số nghiên cứu đi sâu nghiên cứucác nhân tố bên trong như chất lượng nguồn nhân lực, nguồn vốn, trình độ khoahọc công nghệ của các cơ sở sản xuất Trong nghiên cứu này, chúng tôi xemxét một số nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển TTCN nông thôn như sau:

1.3.1 Nhân tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Theo Nguyễn Văn Phúc (2004), tất cả những yếu tố và đặc điểm thuộcđiều kiện tự nhiên ở nông thôn vừa tạo điều kiện thuận lợi, sức ép đối với việcphát triển công nghiệp nông thôn, vừa tạo ra những bất lợi và khó khăn trong sựphát triển của khu vực kinh tế này Do vậy, những nhân tố điều kiện tự nhiên đấtđai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những nguồn lực cho sự pháttriển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn Các nhân tố này hoặc trở thành đối tượnglao động để phát triển các ngành TTCN khai thác và chế biến, hoặc trở thànhđiều kiện để xây dựng và phát triển các ngành TTCN Tài nguyên thiên nhiênphong phú, trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi sẽ cho phép phát triểnnhiều ngành TTCN với cơ cấu hợp lý

Vị trí địa lý là một điều kiện quan trọng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển

và cơ cấu các ngành TTCN, nhất là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở,tăng cường và mở rộng các quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới Vị trí địa lý thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế tạo thành một lợi thế quan

Trang 33

trọng cho phát triển thị trường TTCN ở mỗi địa phương (Lê Mạnh Hùng, 2005).

Các điều kiện về kinh tế xã hội như nguồn nhân lực, quy mô nền kinh tế

và yếu tố văn hóa có tác động rất lớn đến sự hình thành cũng như động lực cho

sự phát triển TTCN nông thôn Nguồn lực lao động dồi dào, tỷ lệ lao động quađào tạo càng cao thì chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển TTCN càng thuậnlợi; điều kiện kinh tế có quy mô phát triển sẽ có điều kiện phát triển cơ sở hạtầng; bên cạnh đó các yếu tố văn hóa là những điều kiện tác động kích hoạt chotiểu, thủ công nghiệp phát triển (Nguyễn Văn Phúc, 2004; Đoàn Hòa,2006)

1.3.2 Nhân tố thị trường

Theo Marof Redzuan và Fariborz Aref (2011), ngành tiểu, thủ côngnghiệp chịu sự tác động bởi sự những hạn chế về nhu cầu, bao gồm nhữngyếu tố có liên quan đến quy mô và các loại thị trường mà ngành TTCN nhắmtới; chúng bao gồm các yếu tố giải thích cho sự thiếu hụt nhu cầu, hoặc giảmnhu cầu đối với các sản phẩm TTCN ở một thị trường cụ thể Đồng thời chịutác động của những hạn chế nguồn cung là những yếu tố cản trở sản xuất và

sự cạnh tranh của sản phẩm TTCN khác Chúng bao gồm những yếu tố nhưnguồn cung lao động, nguồn nguyên liệu, sự thiếu hụt của dịch vụ tài chính,các biện pháp kiểm soát chất lượng, mẫu mã hàng hóa, công nghệ sản xuất

Động lực thúc đẩy tiểu, thủ công nghiệp phát triển chính là yếu tố thịtrường cho sản xuất Thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra của sảnphẩm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp Theocác tác giả Khan, W.A và Amir, Z (2013), trong phương pháp tiếp cậnMarketing Mix thì 4 yếu tố: về Product (sản phẩm), Pricing (giá cả), Place (phânphối) và Promotion (xúc tiến) có ảnh hưởng đến những hạn chế trong phát triểnthị trường ngành tiểu thủ công nghiệp

Sự tồn tại và phát triển của các nghề tiểu, thủ công nghiệp phụ thuộc rấtlớn vào khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và thườngxuyên biến đổi của thị trường Những nghề có khả năng thích ứng với sự thayđổi nhu cầu của thị trường thường có sự phát triển nhanh chóng Sự thay đổi nhucầu của thị trường tạo định hướng cho sự phát triển của các nghề tiểu, thủ công

Trang 34

nghiệp Những nghề mà sản phẩm của nó phù hợp với nhu cầu của xã hội, cókhả năng tiêu thụ lớn thì vẫn phát triển bình thường Ngay cả trong mỗi mộtnghề, cũng có những làng nghề phát triển, trong khi một số làng nghề khác lạikhông phát triển được, do sản phẩm làm ra chỉ là những sản phẩm truyền thống,

ít chú ý đến sự thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, xây dựng thương hiệu, nâng caochất lượng và giá cả nhằm đáp ứng được sự thay đổi thị hiếu của người tiêudùng trên thị trường (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2009)

1.3.3 Nhân tố vốn đầu tư

Vốn là một nhân tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất, nhân

tố vốn đầu tư có tác động rất lớn đến sự tăng trưởng và hoạt động của các loạihình tiểu thủ công nghiệp (Charu C Garg, 1996) Để phát triển TTCN, đặc biệt

là để có điều kiện sử dụng công nghệ hiện đại nhằm tăng năng lực sản xuất, tăngtính cạnh tranh của sản phẩm thì nhu cầu về vốn càng rất lớn Vốn, bao gồm cảvốn bằng tiền và tài sản khác phục vụ cho sản xuất, tác động đến nhiều khíacạnh của sản xuất Nhờ có vốn mà tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tự chủtrong nền KTTT, chủ động điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm đáp ứngđúng nhu cầu phong phú và biến đổi của thị trường

Tuy nhiên, nhiều vốn mới chỉ là điều kiện cần, sử dụng vốn có hiệu quả

để đảm bảo tiêu thụ được hàng hóa, thu hồi được vốn ứng ra ban đầu và có tíchlũy mới tạo cơ sở để đổi mới thiết bị, dự trữ nguyên nhiên vật liệu, giải quyếtviệc làm, tạo điều kiện phát triển cho cơ sở sản xuất một cách bền vững

Thực tế nhiều cơ sở khi có nhu cầu vốn để đổi mới thiết bị, hay muanguyên liệu để phát triển sản xuất thường gặp nhiều khó khăn trong tiếp cậnnguồn vốn của các tổ chức tín dụng Các cơ sở thường phải vay vốn của tư nhânvới lãi suất cao hoặc kết hợp vốn tự có với huy động của người thân, làm hạnchế khả năng nắm bắt được cơ hội kinh doanh Do vậy các cơ sở TTCN vẫnđang mong chờ sự tháo gỡ, các chính sách hỗ trợ sản xuất về vốn không có cácphiền hà, phức tạp trong thủ tục cho vay để có điều kiện tiếp tục phát triển sảnxuất (Nguyễn Văn Phúc, 2004; Trần Văn Chăm, 2006)

1.3.4 Nhân tố nguồn nguyên vật liệu

Trang 35

Theo Hoàng Ngọc Hòa (2001), Nguyễn Văn Phúc (2004), Bạch Thị LanAnh (2010) , cho rằng nguồn nguyên liệu là yếu tố đầu vào hết sức quan trọngcho quá trình sản xuất và phát triển của các cơ sở TTCN vì chất lượng củanguyên liệu thường có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm và khả năngcạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Do đó, vấn đề chủ động được nguồnnguyên liệu trong sản xuất có ý nghĩa rất lớn Trước đây, hầu hết sản xuất củalàng nghề thường gắn bó chặt chẽ với các vùng nguyên liệu, nguồn nguyên liệutại chỗ Nhưng những năm gần đây nguồn nguyên liệu tại chỗ ngày càng khókhăn do đã cạn kiệt dần và chủ yếu phải khái thác từ ngoài vùng Hơn nữa, việckhai thác nguồn nguyên liệu của các làng nghề TTCN còn tự phát và chưa cóquy hoạch, dẫn đến sự lãng phí Điều này gây ảnh hưởng lớn đên giá thành sảnphẩm Nhờ có sự phát triển của các phương tiện giao thông và sự phát triển củakhoa học kỹ thuật, nguồn nguyên liệu của các làng nghề đã được giải quyết phầnnào; điều đáng đề cập đến là chất lượng, chủng loại, nguồn nguyên liệu có dồidào hay không, ổn định hay không, khoảng cách nguồn nguyên liệu và nơi sảnxuất ra sao sẽ quyết định lợi thế của doanh nghiệp.

1.3.5 Nhân tố khoa học công nghệ

Nhân tố đầu tiên quyết định đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm làtrình độ công nghệ, điều đó đồng nghĩa với việc ứng dụng khoa học công nghệcàng có ý nghĩa quyết định KHCN đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộngkhả năng sản xuất cho các cơ sở sản xuất TTCN, tạo nền tảng vững chắc đểnâng cao năng lực cạnh tranh trong từng sản phẩm, từng cơ sở sản xuất và tạođiều kiện nâng cao khả năng tự chủ trong sản xuất của mỗi cơ sở sản xuất Vìvậy, nhiều làng nghề TTCN đã đẩy mạnh việc áp dụng các kỹ thuật và côngnghệ mới, đổi cách thức sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,giảm thiểu chi phí sản xuất để đạt mục đích cuối cùng là hạ giá thành sản phẩm.(Hoàng Hà, 2011; Đặng Ngọc Dinh, 1997)

Tuy nhiên, do khả năng có hạn về vốn, nhu cầu giải quyết việc làm, nênvẫn phải tận dụng công nghệ truyền thống Hạn chế của công nghệ truyền thống

là quy mô nhỏ, năng suât thấp, ít có khả năng phổ biến rộng rãi, gây ô nhiễmmôi trường, nhưng ưu điểm là khả năng tạo việc làm rất lớn, nhu cầu vốn thấp,

Trang 36

phù hợp với trình độ người lao động Để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩmTTCN phải từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại, phải HĐH một số khâuphục vụ sản xuất như thiết kế mẫu mã, các công đoạn sản xuất nặng nhọc, sửdụng mạng internet vào cung cấp thông tin và quảng bá sản phẩm rộng rãi…

1.3.6 Nhân tố kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống đường giao thông, điện, cấp thoátnước, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục,… có ảnh hưởng tới hoạt động sảnxuất TTCN Theo tác giả Yared Awgichew (2010), giữa sự phát triển của kếtcấu hạ tầng và sự phát triển TTCN nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,hiện đại hóa cơ sở hạ tầng sẽ giúp các làng nghề phát triển Đây là yếu tố tácđộng tạo điều kiện, tiền để cho sự ra đời và phát triển các cơ sở SXKD; tạo điềukiện khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có của các làng nghề Thực tếcho thấy ở đâu đó có hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, phát triển thì cáchoạt động sản xuất và giao thương cũng phát triển mạnh (Hoàng Hà, 2011)

Chính nhờ yếu tố này mà sự vận chuyển và cung ứng nguyên liệu, tiêu thụsản phẩm, nhanh nhạy trong tiếp thu và ứng dụng KHCN mới cho sản xuất, hạnchế tối đa ô nhiễm môi trường Nhờ có hệ thống thông tin liên lạc phát triển làchìa khóa để người sản xuất nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, sở thích của ngườitiêu dùng, từ đó có chiến lược sản xuất hợp lý Đây chính là kênh quan trọng đểcác doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, đưa các thông tin của sản phẩm đến vớingười tiêu dùng, từ đó đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm Như vậy, kết cấu

hạ tầng là yêu cầu cấp thiết để đẩy mạnh sự phát triển TTCN nông thôn

1.3.7 Nhân tố cơ chế chính sách của nhà nước

Cơ chế chính sách của nhà nước hay còn gọi là môi trường thể chế là tổnghợp các nhân tố và điều kiện pháp lý, luật lệ mà tại đó các cơ sở sản xuất kinhdoanh tồn tại, hoạt động, phát triển Nó bao gồm hệ thống văn bản pháp quy ởphạm vi cả nước và những quy định của chính quyền địa phương; hệ thống bộmáy tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động sản xuất TTCN nông thôn (NguyễnĐình Phan, 1997) Quá trình đổi mới kinh tế cùng với hệ thống chính sách kinh tế

vĩ mô của nhà nước đã có những tác động to lớn có ý nghĩa quyết định tới sự phát

Trang 37

triển của ngành nghề TTCN ở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệpnông thôn Những chính sách hỗ trợ phát triển các thành phần kinh tế trong đókhu vực kinh tế tư nhân được phép phát triển chính thức, kinh tế hộ gia đình đượckhuyến khích phát triển, được công nhận là chủ thể kinh tế độc lập, đã có tácdụng thúc đẩy sự phát triển của ngành TTCN Đồng thời cùng với chính sách mởcửa và hội nhập kinh tế thế giới đã và đang có tác động vừa thuận lợi vừa tạo ranhững thách thức mới trong quá trình phát triển của ngành TTCN (Hoàng Hà,2011)

Theo Nguyễn Quang Dũng (2012), nhà nước ban hành những cơ chếchính sách hỗ trợ và phát huy các lợi thế của TTCN cũng như tăng cường quản

lý nhà nước trong khu vực kinh tế này sẽ là những cú huých cho phát triển nănglực sản xuất, khắc phục những hạn chế tồn tại về nguồn cung như thị trường laođộng, vốn, khoa học công nghệ, phát triển thị trường nhằm thúc đẩy thúc đẩy

sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn

1.3.8 Nhân tố văn hóa, truyền thống

Mặc dù trong xu thế của sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hiệnđại, nhưng yếu tố văn hóa truyền thống trong ngành nghề TTCN nông thôn, nhất

là trong các làng nghề truyền thống luôn thể hiện bản sắc vốn quý của cả dântộc, là dấu ấn văn hóa riêng có của mổi địa phương Sự kết tinh văn hóa trongvóc dáng của một sản phẩm, tính bản địa của nó ảnh hưởng đến sự thích nghi vànhu cầu thị hiếu của các đối tượng khách hàng (Nghiêm Phú Ninh, 1986; TrầnĐình Hằng, 2015) Đây là nhân tố quan trọng không chỉ chi phối các hoạt độngsản xuất mà chi phối cả tiêu dùng và đời sống của cư dân nông thôn

Trong các nghề truyền thống, bao giờ cũng có các thợ cả, nghệ nhân cótrình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm sản xuất, có tâm huyết với nghề, là nhữnghạt nhân để duy trì và phát triển của nghề Yếu tố truyền thống có tác dụng bảotồn những nét đặc trưng văn hóa của từng nghề, của dân tộc, làm cho sản phẩm

có tính độc đáo và có giá trị cao Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường,không thể chỉ có kinh nghiệm cổ truyền, mà còn phải có khoa học và công nghệhiện đại Do vậy, việc đưa tiến bộ của KHCN hiện đại vào sản xuất TTCNnhưng vẫn giữ được những yếu tố truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân

Trang 38

tộc và những sản phẩm đó phải được tiếp nhận trong xã hội hiện đại (Lê Mạnh,Hùng 2005; Trần Đình Hằng 2015)

1.4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

1.4.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn các nước trên thế giới

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến sự phát triển củangành TTCN được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, các trangweb của các tổ chức khoa học trên thế giới, với nội dung tập trung vào nhiềulĩnh vực đa dạng trên các góc độ tiếp cận khác nhau Trong phạm vi nghiên cứucủa luận án này, tác giả đề cập đến một số công trình liên quan đến phát triểnTTCN nông thôn như sau:

- Các công trình đề cập đến sự phát triển chung của ngành TTCN và chính sách của nhà nước đối với sự phát triển TTCN

Chúng tôi chọn các nghiên cứu ở Ấn Độ là đất nước có đa dạng các loạingành nghề TTCN nhất là hàng thủ công mỹ nghệ với truyền thống văn hóa lịch

sử lâu đời, một nét tương đồng với Thừa Thiên Huế Tiêu biểu trong nhóm này

có nghiên cứu của các tác giả: Charu C Garg (1996), trong công trình nghiêncứu: Tăng trưởng của các ngành tiểu công nghiệp ở Ấn Độ: Một số vấn đề vềchính sách; Tác giả Agasty, và Senapati (2015), trong nghiên cứu: “Ngành tiểuthủ công nghiệp ở Odisha: Vấn đề và triển vọng”, và nghiên cứu của Tổ chức

Tư vấn toàn cầu - GFE Consulting Worldwide (2001), với tiêu đề: Ngành Tiểuthủ công nghiệp Ấn Độ (Indian Handicrafts Industry.doc - GFE ConsultingWorldwide) Điểm nổi bật trong các nghiên cứu này là các tác giả sử dụng nhiềuphương pháp nghiên cứu đa dạng, tùy theo mục tiêu nghiên cứu một số tác giả

sử dụng các phương pháp truyền thống như phân tổ thống kê, phương pháp sosánh , sử dụng các chỉ tiêu: tổng giá trị sản xuất, tổng giá trị gia tăng, số việclàm, vốn, tiền lương và số lượng nhà máy, vốn đầu tư, giá trị xuất khẩu, năngsuất lao động,… để phân tích, so sánh sự tăng trưởng của các nhóm ngành(Charu C Garg, 1996); Tác giả Agasty và Senapati (2015) tiến hành thu thập dữ

Trang 39

liệu thứ cấp về hiện trạng ngành tiểu thủ công và dữ liệu sơ cấp để tieps cậnphân tích các nhân tố về nguồn nguyên vật liệu thô, marketing, tài chính, cạnhtranh, hỗ trợ từ chính phủ, lao động, công nghệ lạc hậu bằng xây dựng môhình kinh tế lượng và tiến hành hồi quy đơn biến và tiến hành các kiểm định.Trong khi đó GFE Consulting Worldwide (2001) lại tập trung vào phân tíchchuỗi giá trị gia tăng hàng thủ công mỹ nghệ và phương pháp SWOT để phântích các kênh phân phối sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ

Bằng các phương pháp nghiên cứu này, các công trình đã gợi mở ranhững vấn đề thực trạng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành TTCN, mốiliên hệ giữa các nhân tố vốn và lao động ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của các

cơ sở sản xuất, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong củangành TTCN từ đó gợi mở những kiến nghị đề xuất khá phù hợp

Tuy nhiên theo chúng tôi, các nghiên cứu này vẫn còn những hạn chế nhấtđịnh đó là: Các nghiên cứu đánh giá các chính sách của chính phủ đối với sựtăng trường ngành TTCN cần sử dụng nhiều phương pháp mới, nhưng nghiêncứu của Charu C Garg (1996) lại sử dụng các phương pháp truyền thống và chỉ

sử dụng nguồn số liệu thứ cấp; Trong khi đó khi đánh giá đến các nhân tố ảnhhưởng đến hoạt động TTCN cần kết hợp phân tích đa biến và các kiểm định phùhợp thì trong nghiên cứu của Agasty và Senapati (2015) chỉ điều tra số lượngmẫu nhỏ để phân tích hồi quy đơn biến Ngoài ra, những giải pháp và khuyếnnghị trong nghiên cứu của GFE Consulting Worldwide (2001) chỉ dừng lại ởmức độ nêu khó khăn và thách thức mà chưa đề xuất được giải pháp phù hợp

- Các nghiên cứu liên quan đến phát triển TTCN nông thôn trong mối liên

hệ với sự phát triển kinh tế nông thôn.

Trong nghiên cứu: Những tiềm năng và hạn chế của ngành thủ công mỹnghệ ở khu vực kém phát triển của Malaysia (Constraints and potentials ofhandicraft industry in underdeveloped region of Malaysia) của tác giả MarofRedzuan và Fariborz Aref (2011), đặt mục đích chính là xác định những khókhăn, hạn chế mà ngành thủ công mỹ nghệ tại một khu vực ngoại ô, kém pháttriển ở Malaysia phải đối mặt, cũng như xác định những tiềm năng sẵn có Đểđạt được các mục tiêu cho nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp

Trang 40

như: phỏng vấn với các quan chức chính phủ; nghiên cứu thư viện, phỏng vấnnhững nhân vật chủ chốt; và nghiên cứu thực địa, phỏng vấn chuyên sâu về cácmẫu hàng của các nhà sản xuất / các chủ doanh nghiệp, người lao động Vớinhững phân tích mang tính thực tiển và kế thừa các công trình nghiên cứu trước

đó, tác giả đi sâu phân tích những hạn chế yếu kém của ngành tiểu, thủ côngnghiệp mà nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống ở nông thônMalaysia Vấn đề trọng tâm nhất của nghiên cứu là tác giả chỉ ra những hạn chếcho sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp có thể được chia thành hainhóm: nhóm gồm những hạn chế về nhu cầu và nhóm gồm những hạn chế vềnguồn cung Tác giả khuyến nghị, cần phải nỗ lực để có sự phối hợp tốt hơngiữa các cơ quan chính phủ và những cấp khác nhau trong giai đoạn lập kếhoạch cũng như trong quá trình thực hiện Quá trình công nghiệp hóa nông thônnên sát cánh với quá trình phát triển nông thôn, và là một thành phần quan trọng,một chiến lược không thể thiếu trong quá trình phát triển nông thôn Để pháttriển công nghiệp cần phải có một kế hoạch phát triển cụ thể cho ngành côngnghiệp thủ công mỹ nghệ và nên có sự phối hợp cũng như chính sách giữa các

cơ quan hỗ trợ phát triển cho ngành công nghiệp, đặc biệt là loại trừ những hạnchế của ngành tiểu thủ công nghiệp đang phải đối mặt Tuy nhiên, hạn chế củanghiên cứu này là nguồn số liệu hạn chế và tác giả chưa sử dụng được cácphương pháp phân tích kinh tế để dẫn chứng và định lượng cho những nhân tốảnh hưởng đến sự phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp

Tác giả Easnin Ara (2015), trong nghiên cứu: Phát triển nguồn nhân lựcngành thủ công mỹ nghệ góp phần xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thônBangladesh: công trình nghiên cứu ở Thanapara Swallows Mục tiêu trọng tâmcủa nghiên cứu này là xác định sự đóng góp của ngành công nghiệp thủ công mỹnghệ trong việc phát triển nguồn nhân lực nông thôn và đóng góp như mộtphương tiện cho quá trình xóa đói giảm nghèo ở Bangladesh Tác giả đã sử dụngnhững công cụ thống kê khác nhau như: tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, trungtuyến, độ lệch… được sử dụng để phân tích các dữ liệu thu thập và biểu đồthanh, biểu đồ tròn, biểu đồ tần suất… đã được sử dụng để biểu thị kết quả Kết

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bạch Thị Lan Anh, Luận án Tiến sĩ “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển bền vững làng nghề truyềnthống Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”
2. Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Thu Hoà (2005), Tác động xã hội và môi trường của việc phát triển làng nghề, Đề tài cấp Viện của Viện kinh tế Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động xã hội và môi trườngcủa việc phát triển làng nghề
Tác giả: Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Thu Hoà
Năm: 2005
3. Trần Thị Minh An (2009), Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Namhiện nay
Tác giả: Trần Thị Minh An
Năm: 2009
4. BCH Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI , Hà Nội, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
5. BCH Trung ương Đảng, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễnqua 30 năm đổi mới (1986-2016)
6. BCH Trung ương Đảng khóa IX, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 18/7/2002 về đường lối CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 18/7/2002 vềđường lối CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn
7. BCH Trung ương Đảng, Nghị quyết 26 về nông nghiệp - nông thôn - nông dân, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 26 về nông nghiệp - nông thôn - nôngdân
8. BCH Trung ương Đảng, Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứXII
9. Bộ Công thương (2014), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện quyết định số 136/2007/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện quyết định số136/2007/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ
Tác giả: Bộ Công thương
Năm: 2014
10. Trần Thi Ca, Làng nghề ở huyện đảo Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang: thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc khai thác phục vụ phát triển du lịch, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề ở huyện đảo Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang: thựctrạng và những vấn đề đặt ra trong việc khai thác phục vụ phát triển du lịch
11. Trần Văn Chăm (2006), Tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Trần Văn Chăm
Năm: 2006
12. Hoàng Văn Châu (2006) “Xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch sinh thái tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ”, Đề tài khoa học cấp Bộ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịchsinh thái tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ”
13. Chính phủ (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh ThừaThiên Huế đến năm 2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
14. Chính phủ (2006), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam - Chương trình Nghị sự 21, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam -Chương trình Nghị sự 21
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
15. Chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 củaChính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
16. Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chínhphủ về trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
17. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chínhphủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
18. Chính phủ (2010), Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chínhsách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
19. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, niên giám thống kê các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: niên giám thống kê các năm 2011, 2012,2013, 2014, 2015
20. Trần Thọ Đạt và TS Lê Quang Cảnh (2013), Phát triển Công nghiệp nông thôn Hàn Quốc và những kinh nghiệm cho công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 423 – tháng 8/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Công nghiệp nôngthôn Hàn Quốc và những kinh nghiệm cho công nghiệp hóa nông thôn ViệtNam
Tác giả: Trần Thọ Đạt và TS Lê Quang Cảnh
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w