Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Nước Việt Nam của chúng ta có nền văn hóa lâu đời giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em đặc biệt là âm nhạc dân gian hết sức phong phú và đa dạng, trong đó một
Trang 1Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
Họ và tên: Đặng Việt Nga Nam (nữ): Nữ.
Ngày tháng/năm sinh: 20/10/1981
Trình độ chuyên môn: Đại học SP Âm nhạc
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên
Trường THCS Cổ Thành-thị xã Chí Linh-Tỉnh Hải Dương
Trang 2TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Nước Việt Nam của chúng ta có nền văn hóa lâu đời giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em đặc biệt là âm nhạc dân gian hết sức phong phú và đa dạng, trong đó một số thể loại âm nhạc đạt đến trình độ nghệ thuật đỉnh cao được UNESCO công nhân là Di sản văn hóa thế giới như: Nhã nhạc Cung đình Huế,
Ca trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử Nam Bộ Tuy nhiên, nhìn từ thực tế ai cũng thấy rõ xã hội ngày càng phát triển, sự du nhập một cách mạnh
mẽ của nhiều luồng văn hóa đương đại đã làm cho những giá trị văn hóa truyền thống cả về vật thể và phi vật thể trong thế hệ trẻ hôm nay đang bị mai một Nhận thức được vấn đề đó, từ năm học 2013-2014, Bộ GD&ĐT và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch triển khai Thông tư số 73/HD-BGDĐT-BVHTHDL ngày 16/1/2013 về Sử dụng Di sản trong dạy học ở trường phổ thông trên toàn quốc, được thực hiện lồng ghép trong các môn học Lịch sử, Địa lý và Âm nhạc
Là một giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS, tôi luôn mong muốn được góp sức mình cùng với những bạn đồng nghiệp xây dựng văn hóa
âm nhạc lành mạnh cho học sinh mà nền móng là âm nhạc truyền thống, đặc biệt là giúp học sinh biết và hiểu được những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể thuộc lĩnh vực âm nhạc của dân tộc Đến tháng 12 năm 2013, tôi cùng các bạn đồng nghiệp đã được tham gia buổi tập huấn “Sử dụng di sản trong dạy học
ở trường phổ thông” do Sở GD&ĐT tổ chức Qua buổi tập huấn đó đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức bổ ích; kết hợp với sự tự học, tự nghiên cứu tài liệu,
tham khảo kiến thức qua các kênh thông tin tôi quyết định áp dụng đề tài “Sử dụng di sản vào dạy phần giới thiệu bài hát dân ca môn Âm nhạc lớp 8”.
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
2.1 Điều kiện: Để áp dụng sáng kiến giáo viên cần phải có những điều
kiện tối thiểu như: máy chiếu project, đầu đĩa DVD hoặc VCD, các clip biểu diễn các thể loại âm nhạc được công nhận di sản văn hóa, các mẫu vật như quần áo, nhạc cụ
2.2 Thời gian: Sáng kiến được tôi thực nghiệm bắt đầu từ tháng 02 năm
2014, tiếp tục áp dụng từ tháng 09 năm 2014 và kết thúc tháng 12 năm 2014
Trang 32.3 Đối tượng áp dụng: Sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên đối với phân môn Học hát lớp 8, cụ thể là phần giới thiệu bài khi dạy các bài hát Lí dĩa bánh
bò (Dân ca Nam Bộ) và bài hát Hò ba lí (Dân ca Quảng Nam).
3 Nội dung sáng kiến
Phân môn Học hát ở trường THCS thường thực hiện các bước đó là: Giới thiệu bài Nghe mẫu Tìm hiểu bài Khởi động giọng Tập hát từng câu Hát cả bài Củng cố, kiểm tra
Trong các bước trên thì bước Tập hát từng câu là bước quan trọng nhất, bên cạnh đó các phần còn lại cũng không kém phần quan trọng góp phần mang lại thành công cho bài học đặc biệt là phần giới thiệu bài vì nếu giáo viên giới thiệu bài tốt sẽ làm cho bài giảng được sâu sắc hơn, mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn, đặc biệt là gây hứng thú cho học sinh ngay từ khi bước vào tiết dạy bài hát Trong năm học vừa qua, tôi đã mạnh dạn sử dụng các di sản văn hóa của dân tộc vào dạy phần giới thiệu bài hát dân ca Qua các tiết dạy có sử dụng
di sản, tôi nhận thấy học sinh học tập hứng thú, tích cực, chủ động hơn; không khí lớp học sôi nổi hơn, học sinh nắm bài chắc hơn; đặc biệt là các em nhận biết và hiểu được các giá trị của di sản văn hóa
4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Trong hơn một năm áp dụng sáng kiến, tôi đã thu được kết quả như mong muốn Ngoài việc hoàn thành mục tiêu của các tiết dạy học đảm bảo kiến thức
kỹ năng, thái độ và phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh thì bước đầu tôi đã trang bị cho học sinh tình yêu nghệ thuật truyền thống, hiểu và trân trọng những giá trị của di sản văn hóa dân tộc góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em
5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
Với sáng kiến này có thể áp dụng vào dạy phần giới thiệu các bài hát dân
ca ở phân môn Học hát của tất cả các khối lớp ở trường THCS Tuy nhiên trong quá trình sử dụng di sản, giáo viên cần linh hoạt để sao cho vẫn đảm bảo được nội dung của bài và hoàn thành mục tiêu bài học trên lớp
Để áp dụng được tốt cần có các trang thiết bị dạy học hiện đại như: máy chiếu đa năng, đầu đĩa DVD, máy nghe nhạc; một số mẫu vật thật như: trang phục, nhạc cụ dân tộc
Trang 4PHẦN 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN
1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại di sản văn hóa
1.1 Khái niệm về di sản văn hóa:
Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh
thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác
1.2 Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam:
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại Những giá trị đó
là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn hóa bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam
Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua Luật di sản văn hóa năm 2001 (có hiệu lực từ 01/01/2002), được sửa đổi, bổ sung năm 2009
1.3 Phân loại di sản:
Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể
và di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật
và bảo vật quốc gia
Trang 5Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc
cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác
Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian (bao gồm: Âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác); Tập quán
xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống
2 Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục phổ thông
Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục
Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, di sản văn hóa giúp cho quá trình học tập của HS trở nên hấp dẫn hơn, HS hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS Ý nghĩa, vai trò của các di sản văn hóa có thể được phân tích dưới các góc độ sau:
- Về vai trò: Di sản là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung Vì vậy, sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa toàn diện:
+ Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho HS:
Các di sản văn hóa sử dụng trong dạy học, giáo dục đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản Tiếp cận với di sản, HS sử
dụng hệ thống tín hiệu thứ nhất (sử dụng các giác quan như mắt-nhìn, tai nghe…) để nghe được, thấy được, cảm nhận được và qua đó tiếp thu được
những kiến thức cần thiết từ di sản Ngoài ra, các giá trị có trong di sản còn được GV khai thác bằng cách đặt các câu hỏi mang tính định hướng hoặc gợi ý cho HS tìm hiểu chúng qua đó di sản được sử dụng như là phương tiện điều khiển quá trình nhận thức của HS
Trang 6+ Kích thích hứng thú nhận thức của HS:
Hứng thú nhận thức là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cường
độ và hiệu quả của quá trình học tập Trong quá trình tiếp cận với di sản văn hóa theo sự hướng dẫn của GV, các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong
di sản sẽ được các em tìm hiểu Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và HS sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản văn hóa tốt hơn
+ Phát triển trí tuệ của HS
Trong quá trình học tập, trí tuệ của HS được phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lí: tri giác, biểu tượng, trí nhớ,….cho HS tiếp cận di sản đúng mục đích, đúng lúc với những phương pháp dạy học phù hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích thích tư duy, GV sẽ giúp HS phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em
+ Giáo dục nhân cách HS
Di sản văn hóa là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống động nhất Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của HS Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản, chuyển giao cho HS để các em cũng nhận thức được những giá trí đó, GV giúp hình thành ở HS một hệ thống các quan điểm, các khái niệm về nhận thức thế giới xung quanh, giúp các em nhận thức được bản chất và có cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản Tiến hành nghiên cứu di sản một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng cũng chính là rèn cho các em tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học
+ Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở HS:
Trang 7Dạy học với di sản văn hóa tạo điều kiện phát triển một số kỹ năng sống như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực; kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán
II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SỬ DỤNG DI SẢN TRONG DẠY MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Tính đến năm 2014, nước ta có 18 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận Điều đó cho thấy di sản văn hóa (DSVH) Việt Nam rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên việc hiểu biết, tiếp cận về di sản văn hóa phi vật thể chỉ mới dừng lại ở các khu vực, các địa phương có di sản văn hóa hoặc tập trung vào di sản vật thể, quan tâm tới lễ hội và văn hóa dân gian Đối với địa phương không có di sản văn hóa thế giới được công nhận thì còn xa lạ đối với nhân dân địa phương nói chung và các nhà trường phổ thông nói riêng Bản thân tôi và các bạn đồng nghiệp, trong quá trình giảng dạy bộ môn
Âm nhạc ít sử dụng di sản văn hóa trong các tiết học do vậy dẫn đến học sinh còn xa lạ và chưa biết đến những di sản văn hóa cũng như cái hay của di sản văn hóa phi vật thể trong lĩnh vực âm nhạc
Tiến hành điều tra khảo sát về sự hiểu biết của các em về di sản văn hóa phi vật thể trong lĩnh vực âm nhạc cũng như hiểu biết về giá trị của di sản văn hóa đó, tôi thu được kết quả như sau:
Lớp Sĩ số Số HS biết từ 05
DSVH trở lên
Số HS biết từ 3-4 DSVH
Số HS biết từ 1-2 DSVH
Trang 8Sở dĩ tôi chọn phần giới thiệu bài hát trong phân môn Học hát vì trước đây bước này không được tôi coi trọng trong quá trình dạy bài hát mới; vì đây là bước gây hứng thú cho học sinh và vì các bài hát dân ca lớp 8 là những bài hát ngắn nên giáo viên có thể áp dụng có thời gian tương đối rộng rãi để cung cấp nhiều thông tin về di sản văn hóa cho học sinh mà không ảnh hưởng gì đến thời lượng của tiết học và vì là bài hát dân ca nên sử dụng di sản văn hóa là rất hợp
lý và có hiệu quả cao
III MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Mục đích nghiên cứu
- Giúp cho HS có hiểu biết về những giá trị của các di sản, qua đó giáo dục HS ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản của đất nước, giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh;
- Tìm biện pháp để quá trình học của HS trở nên hấp dẫn hơn, tạo hứng thú trong học tập, hiểu bài sâu sắc, phát triển tư duy độc lập, rèn luyện tính tích cực chủ động, sáng tạo; phát triển một số kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng khai thác và xử lí thông tin
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh
- Phát huy năng lực tổ chức hoạt động dạy học trong và ngoài nhà trường, nâng cao sự hiểu biết về Di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Học sinh khối lớp 6 trường THCS
- Phạm vi: Giới hạn ở phân môn Âm nhạc thường thức
3 Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp các phương pháp như:
+ Điều tra; Khảo sát
+ Nghiên cứu tài liệu
+ Thực hành
IV HÌNH THỨC SỬ DỤNG DI SẢN VÀ CÁC DI SẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG DẠY MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1 Hình thức sử dụng di sản trong dạy học môn Âm nhạc
Trang 9Việc sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông coi như là một phương tiện để dạy học, có nhiều ưu điểm và hiệu quả Có nhiều hình thức sử dụng di sản trong dạy học khác nhau Song đặc trưng nhất vẫn là hai hình thức,
đó là Sử dụng di sản dạy học trên lớp và Dạy học tại di sản
- Băng đĩa âm thanh;
- Băng, đĩa video;
- Tranh ảnh;
- Hiện vật cụ thể;
- Các bài báo, bài nói chuyện
Kết hợp với các phương tiện như: máy vi tính, đầu video, máy chiếu, các nhạc cụ, loa máy
Giáo viên cũng nên yêu cầu, giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm các tư liệu cần thiết phục vụ cho bài học và chuẩn bị trước ở nhà
Trong quá trình thực hiện sáng kiến tôi đã vận dụng hình thức Sử dụng di sản dạy học trên lớp đã mang lại hiệu quả cao trong tiết dạy âm nhạc cũng như hiệu quả trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh
1.2 Dạy học tại di sản (hay còn gọi là dạy học tại thực địa):
Đây là một hình thức tương đối khó khăn và phức tạp Nó phụ thuộc vào điều kiện của nhà trường như: kinh phí, phương tiện, số học sinh và khả năng
tổ chức của giáo viên, thời gian để thực hiện Để tiến hành một bài dạy học tại
di sản cần rất nhiều yếu tố, từ khâu chuẩn bị phải thật chu đáo, kĩ lưỡng Phải chọn địa điểm dạy học thuận lợi, phù hợp với nội dung và mục tiêu của bài học Giáo viên cần phải lập kế hoạch cụ thể, chi tiết và đi khảo sát thực tế địa điểm
tổ chức giờ dạy Có những yêu cầu cụ thể và chuẩn bị trước cho HS về tư
Trang 10tưởng, kiến thức chuyên môn và những kĩ năng cần thiết khi đi ra ngoài nhà trường Không nên hiểu về dạy học tại di sản như là một hình thức tổ chức cho học sinh đi tham quan tại di sản, bảo tàng Sau giờ học tại di sản, học sinh thu hoạch được là kết quả đạt được như thế nào? Có những điều gì tốt hơn, hiệu quả hơn so với giờ dạy trên lớp.
2 Các di sản được sử dụng trong dạy học Âm nhạc
Cũng như một số môn học, âm nhạc là môn học có nhiều liên quan, có khả năng sử dụng di sản trong dạy học rất phong phú Với môn Âm nhạc, Di sản văn hóa dưới dạng vật thể hay phi vật thể đều có thể sử dụng tốt trong quá trình dạy học
2.1 Di sản văn hóa phi vật thể:
Có đến 6 di sản thế giới tại Việt Nam gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc đó là: Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ Bắc Ninh-Bắc Giang, Ca trù, Hát Xoan, Đờn ca tài tử Nam Bộ
2.1.1 Nhã nhạc Cung đình Huế
Nhã nhạc Cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận Trong phần nhận định về nhã nhạc, tổ chức Unesco đánh giá Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa “âm nhạc tao nhã”
Trang 11Nhã nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên bao gồm các lễ kỉ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức.
Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được Unesco công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
2.1.2 Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh gồm: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau như Ê-đê, Bana, Mạ, Lặc
Văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn-Tây Nguyên Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình, nhất là vào dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên
Năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức
được Unesco công nhận là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”.
2.1.3 Dân ca Quan họ Bắc Ninh-Bắc Giang
Dân ca quan họ (còn gọi là dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca quan họ Bắc Giang hay dân ca quan họ Kinh Bắc) là những làn điệu dân ca của vùng Đồng
Trang 12bằng Bắc Bộ-Việt Nam; chủ yếu phát triển mạnh ở vùng ven song Cầu, một ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay.
Ý nghĩa của từ “Quan họ” thường được tách thành hai từ rồi lí giải nghĩa đne về mặt từ nguyên của “quan” và của “họ” Điều này dẫn đến những kiến giải về Quan họ xuất phát từ “âm nhạc cung đình”, hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị
ở đó và đã dừng bước để thưởng thức (“họ”) Tuy nhiên cách lí giải này đã bỏ qua những thành tố của không gian văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không thể thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổ chức giao lưu, lối sử dụng
từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian
Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo mang yếu tố phồn thực chú không phải là quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình
Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là “quan hệ” của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc
Trang 13Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các nhà học giả chấp nhận Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa “liền anh” (bên nam, người nam giới hát quan họ) và “liền chị” (bên nữ, người phụ
nữ hát quan họ) mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai bên hát.Ngày 30 tháng 09 năm 2009, tại kỳ họp thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước Unesco Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Quan họ đã được công
nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
2.1.4.Ca trù
Hát ca trù (hay hát “ả đào”, hát “cô đầu”) là bộ môn nghệ thuật truyền
thống của miền Bắc Việt Nam, rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở khu vực này từ thế kỷ XV Ca trù sử dụng ba nhạc khí đặc biệt (không chỉ về cấu tạo mà còn về cách thức diễn tấu) là đàn đáy, phách và trồng chầu Về mặt văn học, ca trù làm nảy sinh một thể loại văn học độc đáo là hát nói
Hội đồng chuyên môn của Unesco đánh giá về ca trù: Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ thứ XV cho đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử khác
Trang 14nhau Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội nhưng ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị của nghệ thuật đối với văn hóa Việt Nam.
Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được Unesco ghi danh vào Danh
sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
2.1.5.Hát xoan
Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương-Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam
Nguồn gốc của Hát xoan gắn với những giai thoại của thời đại Vua Hùng dựng nước Các làng xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang, vì vậy hát xoan còn được lưu truyền yếu tố văn hóa
cổ thời đại bình minh dựng nước
Trang 15Thường vào mùa xuân, có các phường xoan (phường xoan là một tổ chức văn nghệ của làng, phần lớn là người có họ hàng, đứng đầu phường là ông trùm phường-người dạy hát đồng thời là người tổ chức biểu diễn, sau ông trùm là các cô đào trẻ) lần lượt khai xuân ở đình, miếu làng Vào ngày mùng 5
âm lịch thường hát ở hội đền Hùng Thời điểm hát được quy định tại một điểm nhất định, mỗi “phường” chọn một vị trí cửa đình với mục đích là phục vụ nhân dân địa phường kết nghĩa với nhau Theo lệ làng tại chỗ là vai anh, họ
(làng khác) là vai em Khi kết nghĩa rồi cấm trai gái hai bên dân và họ kết hôn
với nhau do là anh em
Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các Vua Hùng và thần thành hoàng làng, hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe và hát lễ hội là hình thức
để nam nữ hát giao duyên Hát xoan có lối hát đối giao duyên nam nữ giữa đào xoan và trai làng, hát múa mời rượu, hát tiều ngư canh mục-còn gọi là mò cá, điệu múa hát ước vọng sinh sôi
Ngày 24 tháng 01 năm 2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của Unesco tổ chức tại Bali (Indonesia), Hồ sơ Hát xoan Phú Thọ của Việt Nam được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp đại diện của nhân loại”
Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau
Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục