1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn phương pháp dạy bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn ở lớp 2

45 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 288,5 KB

Nội dung

Nội dung của sáng kiến: Trong sáng kiến này tôi đã đưa ra được một cách ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràngcác giải pháp áp dụng dạy học bài toán nhiều hơn, bài toán ít hơn ở lớp 2 nhằmphát huy t

Trang 1

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến:

Phương pháp dạy bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn ở lớp 2.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Toán lớp 2

3 Tác giả:

Họ và tên: Trần Thị Hoa Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 01/4/1978

Trình độ chuyên môn: Đại học

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Trường Tiểu học Bắc An

Điện thoại: 01628458789

4 Đồng tác giả: Không

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Bắc An - Thị xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương Điện thoại: 03203887034

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Dùng cho giáo viên giảng dạy môn Toán tại trường tiểu học và áp dụng trong giảng dạy đối với học sinh lớp 2

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013 – 2014

HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)

Trần Thị Hoa

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Lý do lựa chọn:

Sáng kiến của tôi trình bày về phương pháp dạy bài toán về nhiều hơn, bài toán

về ít hơn ở lớp 2 Xuất phát từ thực trạng dạy bài toán có lời văn nói chung và dạybài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn nói riêng ở các trường tiểu học trong đó

có trường tôi chưa được hiệu quả, học sinh còn làm bài một cách máy móc, thụđộng, chưa hiệu quả Vì vậy tôi đã lựa chọn mảng kiến thức này trong chương trìnhtoán lớp 2 để nghiên cứu nhằm đưa ra phương pháp dạy học có hiệu quả, học sinhhiểu bản chất của vấn đề, từ đó các em làm bài có hiệu quả, nắm bài chắc là cơ sởcho các em học các dạng toán tương tự ở các lớp học trên

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng:

- Sáng kiến được áp dụng trong điều kiện học sinh đã hoàn thành chươngtrình học lớp 1, học sinh đã đọc thông, viết thạo, tính toán cộng trừ trong phạm vi

100 không nhớ

- Sáng kiến này được áp dụng rộng rãi đối với học giáo viên và học sinh khối

2 của các trường tiểu học đang học chương trình sách giáo khoa hiện hành của BộGiáo dục và Đào tạo do nhà xuất bản giáo dục ban hành

- Thời gian được áp dụng từ tuần 5 của chương trình học toán khối 2

3 Nội dung của sáng kiến:

Trong sáng kiến này tôi đã đưa ra được một cách ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràngcác giải pháp áp dụng dạy học bài toán nhiều hơn, bài toán ít hơn ở lớp 2 nhằmphát huy tính chủ động, tích cực của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạytoán ở tiểu học nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay là đào tạo ranhững con người phát triển toàn diện, linh hoạt, năng động, sáng tạo Mục đích củasáng kiến là góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán , toán có lời văn nóichung và dạy bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn ở lớp 2 nói riêng

- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Sáng kiến chỉ ra phương pháp đểdạy

Trang 3

bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn Cụ thể sáng kiến bám vào sự so sánh đểhọc sinh nắm chắc được sự vật A nhiều hơn sự vật B nghĩa là sự vật B ít hơn sự vật

A và ngược lại, sự vật B ít hơn sự vật A nghĩa là sự vật A nhiều hơn sự vật B Vìvậy nếu bài toán yêu cầu tìm sự vật A nghĩa là đi tìm số lớn và ngược lại nếu bàitoán yêu cầu đi tìm sự vật B nghĩa là đi tìm số bé Từ đó giáo viên gợi mở cáchthức để các em học sinh tìm số lớn trong bài toán nhiều hơn và tìm số bé trong bàitoán ít hơn Vì vậy các em nắm bài chắc hơn có thể tìm số lớn hoặc số bé ở dạngđảo, đổi, nâng cao

- Khả năng áp dụng: Sáng kiến này được áp dụng rộng rãi đối với tất cả cácgiáo viên đang dạy toán lớp 2 theo chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đàotạo Khi áp dụng , giáo viên cần thực hiện theo các bước:

+ Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề toán

+ Bước 2: Tóm tắt đề toán

+ Bước 3: Tìm cách giải và trình bày bài giải

+ Bước 4: Thử lại đáp số

4 Giá trị và kết quả đạt được của sáng kiến:

Sau khi được áp dụng các biện pháp giảng dạy, các em học sinh có hứng thúvới tuyến kiến thức trừu tượng này hơn, các em cảm thấy yêu thích bộ môn học;còn giáo viên cảm thấy tự tin, sáng tạo trong dạy học Đặc biệt giờ học sôi nổi hơntrước rất nhiều, học sinh tự tin hăng hái xây dựng bài, các em không ngại đưa ranhững ứng dụng giải toán có lời văn dạng bài toán về nhiều hơn và bài toán về íthơn vào thực tế Hơn nữa là kết quả học tập của các em được nâng cao rõ rệt, chấtlượng học sinh nắm chắc bài được nâng cao, học sinh nắm bài máy móc giảmnhiều Điều đặc biệt đa phần các em đều làm bài rất tốt ở dạng đảo, đổi, ẩn dữ liệuhay nâng cao

5 Đề xuất, kiến nghị:

Để thực hiện việc áp dụng sáng kiến này vào trong dạy học có hiệu quả, cácgiáo viên khi giảng dạy dạng toán này cần nghiên cứu thật kĩ nội dung chương

Trang 4

trình toán lớp 2 để thấy được sự liên hệ mật thiết giữa các bài học với nhau, bêncạnh đó cần nghiên cứu thêm chương trình toán của các lớp 1,3,4,5 vì chương trìnhtoán ở Tiểu học được xây dựng theo hướng vòng tròn đồng tâm hay nôm na theocách gọi vòng xoáy ốc Bên cạnh đó giáo viên cần có sự chuẩn bị về đồ dùng dạyhọc đầy đủ, học sinh có đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút mực và văn phòng phẩmphục vụ việc học có hiệu quả.

Trang 5

PHẦN 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trong chương trình môn học ở bậc học tiểu học thì môn toán chiếm số giờ rấtlớn Việc nâng cao hiệu quả của dạy và học môn Toán là một yêu cầu bức xúc hiệnnay Cùng với môn Tiếng Việt thì môn Toán có một vị trí rất quan trọng Nó cungcấp những kiến thức cơ bản Nó chính là chìa khoá vạn năng để giúp các em mởcánh cửa lâu đài trí thức của dân tộc và nhân loại trên thế giới Môn toán là mộttrong những môn học mà nhiều trường, nhiều giáo viên mong muốn đạt chất lượngcao Chương trình Toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình môn Toán Tiểu học

và là sự tiếp nối của chương trình Toán lớp 1

Mặt khác, đối với học sinh lớp 2, việc dạy học giải toán nói chung và giải bàitoán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn nói riêng có một vị trí rất quan trọng Có thểcoi giải toán là “hòn đá thử vàng” của dạy học toán Khi học giải toán nói chung vàhọc giải bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn nói riêng, học sinh phải tư duymột cách tích cực và linh hoạt, huy động một cách thích hợp các kiến thức và khảnăng đã có vào các tình huống khác nhau Trong nhiều điều kiện phải phát hiện racác dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong mộtchừng mực nào đó phải suy nghĩ một cách năng động, sáng tạo Vì vậy giải toánnói chung và giải bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn nói riêng là một trongnhững biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh

1.2 Lý do chọn sáng kiến:

Qua nghiên cứu nội dung, chương trình , Sách giáo khoa Toán lớp 2 và quathực tế giảng dạy, tôi thấy môn Toán lớp 2 được cấu trúc bởi các mảng nội dungsau:

+ Dạy số học

+ Dạy học các đại lượng và đo đại lượng

+ Dạy học các yếu tố hình học

Trang 6

+ Dạy học giải toán có lời văn

Trong các nội dung trên thì “Dạy học giải toán có lời văn nói chung và dạy Bàitoán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn nói riêng” là tuyến kiến thức đòi hỏi học sinhphải có khả năng tư duy lôgíc và tư duy trừu tượng cao Mảng kiến thức này là nềntảng quan trọng cho học sinh tiếp tục tìm hiểu toán có lời văn ở bậc học cao hơn.Hiện nay qua theo dõi quan sát tôi thấy việc dạy và học môn toán nói chungđặc biệt là dạy Bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn của giáo viên và học sinhcòn nhiều hạn chế cụ thể như sau:

*Đối với Học sinh:

- Kĩ năng giải toán của học sinh còn nhiều hạn chế Đại đa số các em mắc bệnhchủ quan Khi gặp dạng toán này các em chỉ đọc lướt qua đầu bài một lần là đặt bútlàm ngay Thậm trí có những em chưa nắm được dữ kiện đầu bài cho biết gì, đầubài hỏi gì để tìm phép tính giải một cách hợp lý

- Học sinh chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, tự mình chiếm lĩnh kiếnthức dưới sự hướng dẫn (có mức độ) của giáo viên

- Đa phần các em còn giải bài toán một cách máy móc, chỉ dựa vào từ “ nhiềuhơn” để làm phép tính cộng, hoặc từ “ ít hơn” để làm phép tính trừ, giải bài màkhông nắm được bản chất của bài toán

- Trình bày của các em còn chủ quan, thiếu tính cẩn thận Các em chưa có thóiquen tìm nhiều cách giải cho một bài toán và kiểm tra lại kết quả của bài toán đó

*Đối với Giáo viên:

- Việc đầu tư nghiên cứu, thiết kế bài dạy phù hợp cho đối tượng học sinh lớp

mình còn hạn chế Đại đa số các giáo viên dạy các em dạng toán này một cách máymóc chủ yếu bám vào từ “ nhiều hơn” để làm phép tính cộng, hoặc từ “ ít hơn” đểlàm phép trừ mà không hướng dẫn các em bản chất của bài toán

- Giáo viên thường chỉ truyền đạt, giảng giải trong sách giáo khoa, vì vậy giáoviên thường chỉ làm việc một cách máy móc và thường ít quan tâm đến phát huykhả năng sáng tạo của học sinh

Trang 7

Chính vì vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu nội dung chương trình, phương phápgiảng dạy Toán ở lớp 2 Đồng thời tích cực học hỏi đồng nghiệp, thâm nhập thực

tế… Sau một thời gian tôi đã rút ra một số kinh nghiệm: “Phương pháp dạy bài toán về nhiều hơn; Bài toán về ít hơn ”

1.3 Mục đích nghiên cứu:

Tôi nghiên cứu nội dung này với mục đích là giúp cho học sinh nắm bài

chắc hơn, sâu hơn về dạng toán nhiều hơn, ít hơn Từ đó các em làm bài tốt hơn, cókiến thức, kĩ năng để học toán tốt hơn ở các lớp trên Mặt khác giúp giáo viên vững

về kiến thức, chắc về phương pháp khi dạy mảng toán này Từ đó các thầy cô thấy

tự tin khi lên lớp giảng dạy toán có lời văn nói chung và toán về nhiều hơn, ít hơnnói riêng, góp phần tạo không khí lớp học sôi nổi

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu : Phương pháp dạy học bài toán về nhiều hơn, bài toán

1.5 Phương pháp nghiên cứu:

Để viết Sáng kiến này, tôi đã áp một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Đọc tài liệu và sách tham khảo có liênquan và phục vụ cho việc nghiên cứu;

- Phương pháp thống kê phân loại: Phân tích hệ thống hóa tài liệu thu thập được

- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Tổ chức khảo sát nắm chất lượng, đối chiếu

so sánh kết quả

- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức dạy thực nghiệm

- Phương pháp rút kinh nghiệm

Trang 8

1.6 Điểm mới của vấn đề nghiên cứu:

Việc giải các bài toán có lời văn nói riêng và giải bài toán về nhiều hơn,bài toán về ít hơn nói riêng sẽ giúp học sinh phát triển trí thông minh, óc sáng tạo

và thói quen làm việc khoa học Bởi vì khi giải toán, học sinh phải tập trung chú ývào các bản chất của đề toán, các em phải biết gạt bỏ những cái thứ yếu, phải biếtphân biệt cái đã cho với cái phải tìm Vì vậy mà cách suy nghĩ và cách làm của các

em sẽ khoa học hơn, tư duy logic hơn, sáng suốt hơn, tinh tế hơn, linh hoạt hơn

Vì vậy, tôi đưa kinh nghiệm của bản thân để từ đó giáo viên biết cách ápdụng phương pháp để dạy nội dung toán có lời văn ở dạng bài toán về nhiều hơn,bài toán về ít hơn có hiệu quả Điểm mới của vấn đề nghiên cứu là chỉ ra được cách

áp dụng phương pháp dạy học để dạy dạng toán này ở lớp 2 làm cơ sở cho các emhọc dạng toán tương tự ở các lớp trên và đặc biệt là dạng toán Tìm trung bình cộngcủa toán ở lớp 4, lớp 5 Cụ thể, khi nghiên cứu vấn đề này, tôi hướng các em bámchắc vào so sánh hai sự vật A và B Sự vật A nhiều hơn sự vật B nghĩa là sự vật B

ít hơn sự vật A và ngược lại, sự vật B ít hơn sự vật A nghĩa là sự vật A nhiều hơn

sự vật B Vì vậy nếu bài toán yêu cầu tìm sự vật A nghĩa là đi tìm số lớn và ngượclại nếu bài toán yêu cầu đi tìm sự vật B nghĩa là đi tìm số bé Từ đó giáo viên gợi

mở cách thức để các em học sinh tìm số lớn trong bài toán nhiều hơn và tìm số bétrong bài toán ít hơn Vì vậy các em nắm bài chắc hơn có thể tìm số lớn hoặc số bé

ở dạng đảo, đổi, nâng cao

2 Một số vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Trang 9

phương pháp gợi mở vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành –luyện tập…

- Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạyhọc Toán nói chung cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, các điều kiện dạy học,tâm lý lứa tuổi của học sinh … Do đặc điểm về nhận thức của học sinh Tiểu học,trong quá trình dạy học Toán, giáo viên thường phải vận dụng linh hoạt các phươngpháp trực quan, thực hành – luyện tập, gợi mở, vấn đáp, giảng giải – minh họa…Mức độ vận dụng từng phương pháp trên ở từng loại bài học, ở từng lớp, từng giaiđoạn dạy học không giống nhau

- Hiện nay ở Tiểu học đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, cácphương pháp dạy học Toán nêu trên vẫn rất cần thiết, chúng được vận dụng theohướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh để phát triển năng lực họctập toán của từng học sinh

2.2.Cơ sở thực tiễn

Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học trongtrường Tiểu học được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng để ngay từ cấp Tiểuhọc, mỗi học sinh đều cần và có thể đạt được trình độ học vấn toàn diện, đồng thờiphát triển được khả năng của mình về một môn nào đó nhằm chuẩn bị ngay từ bậcTiểu học những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng được mục tiêu chung củacấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước

Trong chương trình dạy toán 2, bài toán có lời văn nói chung và bài toán vềnhiều hơn, bài toán về ít hơn nói riêng có vị trí vô cùng quan trọng Phần lớn thờigian học toán của học sinh trong học kì 1 dành cho việc giải các bài toán ấy Việcgiải các bài toán dạng này có tác dụng vô cùng to lớn và toàn diện như: Giúp họcsinh hiểu sâu sắc thêm tất cả các kiến thức về số học, về đo lường, về các yếu tố đại

số, yếu tố hình học đã được học Mặt khác, các khái niệm, quy tắc, tính chất toánhọc đều được học sinh tiếp thu qua đường giải toán nói chung và giải bài toán vềnhiều hơn; bài toán về ít hơn nói riêng chứ không phải qua con đường lí luận

Trang 10

Việc giải toán sẽ giúp học sinh phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và thóiquen làm việc một cách khoa học Bởi vì khi giải toán, học sinh phải biết tập trungchú ý vào vác bản chất của đề toán, phải biết gạt bỏ những cái thứ yếu, phải biếtphân biệt cái đã cho với cái cần tìm Nhờ đó mà đầu óc các em sẽ sáng suốt hơn,tinh tế hơn, tư duy các em linh hoạt hơn, cách suy nghĩ và cách làm việc của các

em sẽ khoa học hơn

2.3 Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy bài toán về nhiều hơn, bài toán

về ít hơn

2.3.1 Mục tiêu của việc dạy bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn

- Việc dạy giải toán có lời văn nói chung và bài toán có về nhiều hơn và bàitoán ít hơn nói riêng ở lớp 2 nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiếnthức về toán, được rèn luyện kỹ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiệnmột cách đa dạng, phong phú Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiệnrèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và nhữngphẩm chất cần thiết của người lao động mới

- Giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác: xác lập được mối liên hệgiữa các giữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán, chọnđược phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán

2.3.2 Nội dung dạy toán ở lớp 2

Trong chương trình Toán 2 các em được học các mảng kiến thức sau:

Trang 11

b là các số bé đã học ) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả củaphép tính.

+ Lập bảng nhân 2,3,4,5 có tích không quá 50

+ Lập bảng chia cho 2,3,4,5, có số chia không quá 50

+ Nhân với 1 và chia cho 1

+ Nhân với 0 Số bị chia là 0, không thể chia cho 0

số cho số có 1 chữ số, các bước chia trong phạm vi bảng tính

+ Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.Tìm số còn thiếu trong phép nhân và phép chia, dạng:

Trang 12

3 x … = 15

… : 3 = 5

+ Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị (có dạng 1/n với n là số tự nhiênkhác 0 và không vượt quá 5)

Đại lượng và đo đại lượng:

- Giới thiệu đơn vị đo độ dài đềximét, mét, kilômét, và milimét Đọc, viếtcác

số đo độ dài theo đơn vị đo mới học Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài: 1dm =10cm, 1m = 100cm, 1km = 1000m, 1m = 1000mm Tập chuyển đổi các đơn vị đo

độ dài (các trường hợp đơn giản) Tập đo và ước lượng độ dài

- Giới thiệu về lít: đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị lít Tập đong

đo, ước lượng theo lít

- Giới thiệu đơn vị đo khối lượng kilôgam: Đọc, viết, làm tính với các số đotheo đơn vị kilôgam Tập cân và ước lượng theo kilôgam

- Giới thiệu đơn vị đo thời gian: Giờ, tháng Thực hành đọc lịch (loại lịchhàng

ngày), đọc giờ đúng trên đồng hồ (khi kim phút chỉ vào số 12) và đọc giờ khi kimphút chỉ vào số 3, 6, 9 Thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị giờ, tháng

- Giới thiệu tiền Việt Nam (trong phạm vi các số đang học) Tập đổi tiềntrong

trường hợp đơn giản Đọc, đếm, làm tính với số đo theo đơn vị đồng

Yếu tố hình học:

- Giới thiệu về đường thẳng Ba điểm thẳng hàng Điểm ở giữa và trung điểmcủa đoạn thẳng

- Giới thiệu đường gấp khúc Tính độ dài đường gấp khúc

- Giới thiệu hình tứ giác, hình chữ nhật Vẽ hình trên giấy ô vuông

- Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi của hình hình học Tính chu vi củahình tam giác, hình tứ giác

Trang 13

Giải toán:

- Giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ, về phép nhân và phép chia,trong đó có các bài toán so sánh hai số hơn, kém một số đơn vị, so sánh hai số gấp,kém một số lần

- Giới thiệu bước đầu về các bài toán có đến hai bước tính, chủ yếu là cácdạng có hai phép cộng, hai phép trừ, một phép cộng và một phép trừ

Mạch toán dạng bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn nằm trong phần giải toán Được thể hiện bằng hai tiết dạy cụ thể là:

+ Tiết thứ 5 của tuần 5: Bài toán về nhiều hơn (trang 24)

+ Tiết thứ 6 của tuần 6: Bài toán về ít hơn (trang 30)

Các bài tập dạng bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn được đan xen với cácmạch kiến thức khác thể hiện ở phần luyện tập trong các bài toán có lời văn bắt đầu

- Sử dụng phương pháp trực quan là quá trình kết hợp giữa cụ thể và trừutượng, nghĩa là tổ chức cho học sinh nắm bắt được các kiến thức trừu tượng, kháiquát dựa trên những cái cụ thể, gần gũi với học sinh, sau đó vận dụng những quy tắc,khái niệm trừu tượng để giải quyết những vấn đề cụ thể của học tập và đời sống

- Sử dụng phương pháp dạy học trực qua rất cần thiết, vì: Nhận thức của trẻ từ

6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với các hình ảnh và hiện tượng cụ thể.Trong khi đó các kiến thức của môn toán lại có tính trừu tượng và khái quát cao

Sử dụng phương pháp trực quan sẽ giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy,

bổ sung vốn hiểu biết để nắm được các kiến thức trừu tượng, phát triển năng lực tưduy trừu tượng và trí tưởng tượng

Trang 14

- Yêu cầu khi sử dụng phương pháp trực quan:

+ Có các phương tiện trực quan phù hợp với từng giai đoạn học tập của học sinh.+ Sử dụng đúng lúc, đúng mức độ các đồ dùng dạy học Toán

+ Chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện trực quan từ dạng cụ thể sangdạng trừu tượng hơn

+ Không lạm dụng phương pháp trực quan vì nếu quá phụ thuộc thì dẫn đếnhạn chế khả năng phát triển của học sinh, tạo điều kiện cho các em ngại suy nghĩ,ngại sử dụng trí tưởng tượng, làm việc máy móc thiếu linh hoạt

2.3.3.2 Phương pháp thực hành – luyện tập:

- Là phương pháp dạy học liên quan đến hoạt động thực hành luyện tập các

kiến thức – kĩ năng của môn học

- Hoạt động thực hành luyện tập trong môn Toán chiếm tới 50% tổng thời giandạy học Toán Vì vậy phương pháp thực hành – luyện tập được sử dụng thườngxuyên Trong các tiết luyện tập và thực hành toán học, phương pháp dạy học chủyếu là phương pháp thực hành – luyện tập

- Khi dạy học kiến thức mới, bằng cách hướng dẫn học sinh sử dụng các đồdùng học tập của từng học sinh, hoặc giải bài toán có mục đích dẫn tới việc nhậnbiết, phát hiện ra kiến thức mới, giáo viên có thể sử dụng phương pháp thực hành –luyện tập để giúp học sinh học bài mới một cách tích cực

- Yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thực hành – luyện tập:

+ Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo nội dung thực hành luyện tập rồi căn cứ vào

đó chuẩn bị phương pháp dạy học tích cực

+ Cần tạo điều kiện để học sinh được thực hành – luyện tập nhiều và đặc biệt làcần tổ chức, hướng dẫn các em chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực hành luyệntập, tránh làm thay hoặc áp đặt các em

2.3.3.3 Phương pháp gợi mở - vấn đáp:

- Là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh

mà sử dụng một hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ và lần lượt

Trang 15

trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết, giúp học sinh tựmình tìm ra kiến thức mới.

- Phương pháp này rất cần thiết vì khi sử dụng phương pháp này tạo điều kiệncho học sinh tích cực, chủ động, độc lập trong suy nghĩ để tìm ra kiến thức mới.Mặt khác, khi sử dụng phương pháp này sẽ góp phần làm cho không khí lớp họcsôi nổi, nảy sinh gây hứng thú học tập, tạo niềm tin vào khả năng học tập của các

em đồng thời rèn luyện cho các em cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, làm chokết quả vững chắc

- Yêu cầu khi sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp:

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với các đối tượng học sinh, nội dung câuhỏi phải chính xác phù hợp mục đích, yêu cầu của bài học Câu hỏi phải ngắn gọn, rõràng, không mập mờ khó hiểu Câu hỏi phải gợi ra vấn đề cần suy nghĩ, giải quyết.+ Phải sử dụng đúng lúc, đúng mức độ phương pháp gợi mở - vấn đáp

+ Khi dạy học, giáo viên nêu câu hỏi cho tất cả học sinh cùng suy nghĩ, sau đógọi học sinh trả lời Khi các em trả lời, cả giáo viên và học sinh trong lớp cần theodõi rồi có thể nhận xét, bổ sung

2.3.3.4 Phương pháp giảng giải – minh họa

- Là phương pháp dùng lời nói để giải thích tài liệu toán kết hợp với cácphương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích

- Phương pháp này thường được sử dụng khi dạy bài mới, khi hướng dẫn họcsinh luyện tập và thực hành, khi tổ chức học sinh ôn tập kiến thức đã học

Tuy nhiên, giáo viên nên hạn chế giảng giải – minh họa vì phương pháp nàyđặt học sinh ở tình trạng thụ động, ít phát huy được tính tích cực trong học tập Khicần phải giảng giải – minh họa thì giáo viên nên nói ngắn gọn, rõ ràng và càng ởlớp dưới thì càng giảng giải ít, minh họa nhiều hơn, kết hợp giảng giải – minh họavới gợi mở - vấn đáp

- Yêu cầu khi sử dụng phương pháp giảng giải minh họa:

+ Giáo viên cần dự đoán và lựa chọn nội dung bắt buộc phải giảng giải – minh

Trang 16

họa Khi đã dự kiến phải giảng giải minh họa thì phải chuẩn bị cách giảng giải thậtđơn giản, ngắn gọn, chuẩn bị sẵn các tài liệu để minh họa và cách sử dụng các tàiliệu đó.

+ Khi tổ chức tiết dạy, có thể có có một số trường hợp sau: giảng giải – minhhọa cho một số cá nhân hoặc cho một nhóm học sinh có nhu cầu; giảng giải – minhhọa cho cả lớp khi giáo viên phát hiện ra có vấn đề cả lớp chưa giải quyết đượchoặc giải quyết chưa trọn vẹn

2.3.3.5 Nguyên tắc lựa chọn và vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học

- Đảm bảo tính khoa học và vừa sức:

+ Dạy học phải chính xác (kiến thức, ngôn ngữ, kí hiệu, phương pháp suy luận …)+ Dạy học phải giúp học sinh thấy được nguồn gốc thực tế của kiến thức, mốiquan hệ giữa các kiến thức, tính thiết thực của các kiến thức

+ Dạy học theo trình độ chuẩn và tạo điều kiện để mọi học sinh đều phát triểntheo khả năng của mình (dạy phân hóa đối tượng)

- Đảm bảo tính trực quan và tính tích cực, tự giác:

+ Kiến thức toán trừu tượng khái quát Muốn giúp học sinh dễ học, dễ hiểuphải đảm bảo tính trực quan để dạy học chuyển từ trực quan sinh động sang tư duytrừu tượng Sử dụng trực quan đúng mức sẽ góp phần phát triển tư duy trừu tượngcho học sinh

+ Để có thể nắm vững các kiến thức, kĩ năng, học sinh phải chủ động, tích cực

và tự giác trong học tập Muốn vậy giáo viên phải định hướng, giúp đỡ học sinhphát hiện vấn đề và tích cực hoạt động để giải quyết vấn đề

Trang 17

Thường xuyên quan tâm đến hệ thống hóa kiến thức từng bài học, từng phần,từng chương, từng năm học, từng giai đoạn học tập Trên cơ sở đó mà lựa chọn cácphương pháp dạy học thích hợp, để khắc sâu kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm

và mối quan hệ giữa chúng

+ Sự vững chắc giữa kiến thức và kĩ năng đòi hỏi phải củng cố, ôn tập, thựchành thường xuyên và phải học tập trung vào những nội dung cơ bản, trọng tâmđúng mức đến các phương pháp giúp học sinh hiểu rõ, nhớ lâu những nội dung cầnghi nhớ và vận dụng linh hoạt những nội dung đó để làm bài, để giải quyết nhữngvấn đề của học tập và đời sống

- Đảm bảo cân đối giữa học và hành, kết hợp dạy học với ứng dụng trong đờisống:

+ Nắm chắc đặc điểm của dạy Toán là thông qua thực hành theo các nội dunggắn bó với đời sống để dạy học Toán Từ đó cần coi trọng phương pháp thực hành,coi trọng rèn luyện các kĩ năng thực hành (tính toán, giải toán, trình bày…) hết sứchạn chế các phương pháp làm thay cho học sinh

+ Nội dung Toán gắn bó chặt chẽ với thực tế đời sống và có nhiều ứng dụng rấtthiết thực trong cuộc sống Vì vậy, cần lựa chọn các phương pháp để góp phần giúphọc sinh nhận biết được nguồn gốc thực tế và khả năng vận dụng trong đời sốnghàng ngày của các nội dung trừu tượng của môn Toán

Trang 18

Trình bày của các em còn chủ quan, thiếu tính cẩn thận Câu trả lời của các em cònmáy móc bằng việc bỏ chữ “Hỏi” và thay từ “bao nhiêu”, “mấy” bằng từ “số”,thay dấu ? bằng từ “là và dấu:”

Về phía giáo viên:

Việc đầu tư nghiên cứu, thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớpmình còn hạn chế Đại đa số các giáo viên khi dạy bài toán dạng này thường dạycác em một cách qua loa, chiếu lệ, hình thức, máy móc Giáo viên chỉ nhấn mạnhhướng dẫn học sinh trong bài toán có từ “nhiều hơn” thì làm phép tính cộng còn bàitoán có từ “ít hơn” thì làm phép tính trừ Nhiều giáo viên dạy học sinh cách trả lờibằng phương pháp nhớ máy móc bằng việc bỏ chữ “Hỏi” và thay từ “bao nhiêu”,

“mấy” bằng từ “số”, thay dấu ? bằng từ “là và dấu:” Giáo viên còn sử dụng đồdùng dạy học chưa hiệu quả hoặc thậm trí còn dạy chay

3.2 Nguyên nhân

- Nguyên nhân từ phía nhà trường:

Cấp quản lí trực tiếp về chuyên môn chưa chú ý nhiều đến mở các hội thảo,chuyên đề cho khối chuyên môn sinh hoạt riêng mà mới chỉ dừng lại ở việc mởchuyên đề cho tổ chuyên môn

- Nguyên nhân từ phía giáo viên:

Chưa đầu tư nhiều về thời gian cho việc nghiên cứu phương pháp dạy học ởdạng toán này Giáo viên chưa nắm được bản chất của việc dạy bài toán về nhiềuhơn, bài toán về ít hơn chính là dạy cho các em về giải toán ở dạng so sánh hai sựvật, để từ đó các em phải đi tìm sự vật nhiều hơn (số lớn) hay sự vật ít hơn (số bé)

- Nguyên nhân từ phía học sinh:

Học sinh chưa chủ động tích cực lĩnh hội tri thức Các em ghi nhớ một cáchmáy móc Các em còn quá lệ thuộc vào cách giảng dạy của giáo viên

4 Giải pháp thực hiện

4.1 Dạng Bài toán về nhiều hơn:

Trong chương trình toán lớp 2, học sinh bắt đầu được làm quen với bài toán về

Trang 19

nhiều hơn từ tuần học thứ 5 qua tiết học: Bài toán về nhiều hơn trang 24 Ở tiết họcnày, yêu cầu các em biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn Đây là yêu cầu khó đối với các em vì các em mới được làm quen với dạng toán này Để giúp các em nắm chắc dạng toán này, khi dạy tôi hướng dẫn các em thực hiện qua 4bước như sau:

+ Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề toán

+ Bước 2: Tóm tắt đề toán

+ Bước 3: Tìm cách giải và trình bày bài giải

+ Bước 4: Thử lại đáp số

Phương pháp dạy cụ thể cho từng bước như sau:

Ví dụ: Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam.

Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?

Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề toán: Ở bước này, giáo viên hướng dẫn học sinh

đọc thật kĩ đề toán (ít nhất là đọc 2 lần) Sau đó yêu cầu các em phải phân biệt đượccái đã cho và cái phải tìm: Cái đã cho là: hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới cónhiều hơn hàng trên 2 quả cam; cái phải tìm là: hàng dưới có mấy quả cam?

Ở phần này, giáo viên gợi mở để học sinh biết được số cam ở hàng nào đã biết ;

số cam ở hàng nào phải tìm; số cam ở hàng phải tìm đó có liên hệ như thế nào với

số cam ở hàng đã biết (nhiều hơn) như thế nào? Từ đó gợi cho các em so sánh sốcam ở hàng đã biết với số cam ở hàng phải tìm để các em thấy được số cam ở hàngphải tìm là số lớn (vì nhiều hơn) số cam ở hàng đã biết là số bé

Ở bước này giáo viên nên sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp nhiều Tuynhiên nên kết hợp với phương pháp trực quan, phương pháp giảng giải minh họa

Bước 2: Tóm tắt đề toán: Mặc dù phần tóm tắt đề toán không bắt buộc, nhưng

bước này vô cùng quan trọng đối với học sinh Việc tóm tắt đề toán sẽ giúp các embớt đi được một số câu chữ, làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó quan hệ giữa các số

đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn Khi học sinh tóm tắt được bài toán và nhìnvào tóm tắt đó để nêu lại đề toán có nghĩa là các em đã thực sự hiểu bải toán một

Trang 20

cách thấu đáo, nắm được bản chất của bài toán (cái cần thiết nhất khi học toán cólời văn nói chung).

Có nhiều cách tóm tắt: Tóm tắt bằng chữ, tóm tắt bằng hình tượng trưng, tómtắt bằng sơ đồ, tóm tắt bằng bảng kẻ ô…Giáo viên khuyến khích học sinh nên tómtắt một bài toán bằng nhiều cách vì học sinh càng biết nhiều cách tóm tắt sẽ càngnhanh tìm ra cách giải bài toán Tuy nhiên giáo viên vần hướng dẫn học sinh chọncách tóm tắt cho phù hợp nhất để tìm ra lời giải nhanh nhất

Với dạng toán này giáo viên nên sử dụng cách tóm tắt bằng hình tượng trưng (vớicác bài mới hình thành), và tóm tắt bằng sơ đồ (với các bài luyện tập thực hành)

Với bài toán trên, giáo viên hướng dẫn các em tóm tắt như sau:

Hàng dưới:

5 quả

? quả

2 quả

Trang 21

5 quảVậy ta có tóm tắt hoàn chỉnh như sau:

Hàng trên:

Hàng dưới:

Ở bước này giáo viên nên sử dụng kết hợp giữa phương pháp trực quan, phươngpháp gợi mở vấn đáp và phương pháp giảng giải minh họa để cho học sinh dễ hiểu nhất

Bước 3:Tìm cách giải và trình bày bài giải: Đây là bước học sinh suy nghĩ để

tự tìm cách giải bài toán dựa vào những yếu tố đã biết để tìm yếu tố chưa biết Đóchính là cầu nối để học sinh tìm ra cách giải quyết bài toán một cách hợp lý Giáoviên không được làm thay, không được áp đặt cách giải Cần tạo ra cho học sinh tựtìm ra cách giải bài toán, khuyến khích các em tự tìm nhiều cách giải và biết sosánh, lựa chọn cách giải tốt nhất Dần dần hình thành cho các em thói quen khôngbằng lòng với kết quả đã đạt được và có lòng mong muốn tìm giải pháp tốt cho bàilàm của mình Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cùng học sinh khai thác triệt đểtiềm năng các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học sinhtrao đổi ý kiến về các cách giải, qua đó củng cố, khắc sâu kiến thức bài học, chứkhông nhất thiết là bắt học sinh làm được nhiều bài hay giáo viên cung cấp thêmnhiều bài tập

Ở ví dụ trên, giáo viên hướng dẫn các em tìm cách giải như sau: Nhìn vào hình

vẽ (hoặc sơ đồ), Số cam ở hàng dưới như thế nào so với hàng trên? (So sánh sự vật

A với sự vật B) : nhiều hơn Vậy số cam ở hàng dưới không những bằng mà nó cònnhiều hơn số cam ở hàng trên, vậy số cam ở hàng dưới sẽ là số lớn còn số cam ởhàng trên sẽ là số bé

Nhìn vào hình vẽ hoặc sơ đồ, muốn tìm số cam ở hàng dưới ta làm như thếnào?- Lấy số cam ở hàng trên cộng với phần hàng dưới nhiều hơn hàng trên.( tức làlấy số bé cộng với phần nhiều hơn) Đi tìm số cam ở hàng dưới tức là đi tìm số lớn,

? quả

2 quả

Trang 22

vậy muốn tìm số lớn ta làm như thế nào? Muốn tìm số lớn ta lấy số bé cộng với phần nhiều hơn.

Sau khi hướng dẫn học sinh tìm cách giải, giáo viên hướng dẫn học sinh trìnhbày bài giải Bài giải được trình bày 3 dòng: Dòng thứ nhất viết câu trả lời; dòngthứ hai viết phép tính; dòng thứ 3 viết đáp số Khuyến khích học sinh trả lời bằngnhiều cách Với bài này các em có thể trả lời là: Hàng dưới có số quả cam là :Hoặc: Số quả cam ở hàng dưới là: … Bài toán này được trình bày như sau:

Giáo viên nên khuyến khích học sinh tìm nhiều cách giải cho một bài toán.Trong khi giải, yêu cầu học sinh viết câu lời giải phải ngắn gọn, rõ ràng; phéptính phải đúng, kết quả tính toán phải chính xác, phải kèm danh số thích hợp

Ở bước này, giáo viên cần phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học như:phương pháp trực quan, phương pháp gợi mở vấn đáp, phương pháp giảng giảiminh họa và đặc biệt là phương pháp thực hành luyện tập

Bước 4: Thử lại đáp số: Đây chính là bước thử lại để khẳng định xem cách làm

của mình là đúng hay sai Nếu sai có thể tìm lại cách làm khác Đây là bước quantrọng song nhiều giáo viên lớp 1, lớp 2 lại bỏ qua bởi vì cho rằng kết quả của cácbài toán thường nhỏ hơn100, ai cũng có thể nhìn ra không cần phải thử lại Đây làmột sai lầm lớn vì để các em có một thói quen thử lại khi làm toán(vô cùng cầnthiết ở các lớp trên) thì thói quen này phải được hình thành từ bé, ngay từ lớp1,lớp 2

Ở bước này, giáo viên nên kết hợp giữa phương pháp trực quan với phươngpháp thực hành luyện tập

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w