1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn tổ chức hoạt động ngoại khóa về lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử 7

28 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 185,5 KB

Nội dung

Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Trong dạy học lịch sử, cũng như các bộ môn khác ở nhà trường phổthông, ngoài việc tiến hành bài học nội khoá - hình thức dạy học cơ bản, còn có các hoạt động

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Tổ chức hoạt động ngoại khóa về Lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử 7

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lịch sử khối 7

3 Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Hải Yến Nam (Nữ): Nữ

Ngày/tháng/năm sinh: 21/ 10/ 1979

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm chuyên ngành Lịch sử

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Tổ phó Tổ Khoa học Xã hộiTrường THCS Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương

Điện thoại: 0984473432

4 Đồng tác giả: Không

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Cộng Hòa, ChíLinh, Hải Dương; Điện thoại: 03203.882.669

7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

+ Môi trường giáo dục gồm: Giáo viên, học sinh và các cơ sở vật chấtcủa trường học

8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2012 – 2013

HỌ TÊN TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Hải Yến

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Trong dạy học lịch sử, cũng như các bộ môn khác ở nhà trường phổthông, ngoài việc tiến hành bài học nội khoá - hình thức dạy học cơ bản, còn

có các hoạt động giáo dục ngoài lớp Hoạt động ngoại khoá có tác dụng tíchcực đối với việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh, gópphần quan trọng cùng với các bài học lên lớp, thực hiện tốt chức năng, nhiệm

vụ bộ môn Ngoại khóa các vấn đề lịch sử địa phương là một phần quan trọngtrong việc dạy và học lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức

tư tưởng tình cảm chọ học sinh

Sống ở địa phương mình mỗi người đều phải có sự hiểu biết nhất định

về địa phương mình Khi nghiên cứu được lịch sử địa phương thì sẽ là mộtcống hiến không nhỏ cho khoa học lịch sử nước nhà Ngày hôm nay, chúng

ta có được cuộc sống bình yên là nhờ công lao to lớn của các vị anh hùng đã

xả thân vì nước, do vậy chúng ta phải giữ gìn trân trọng những di sản củacha ông Hơn nữa, xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, nước ta mở rộnggiao lưu văn hoá với nước ngoài Một số thanh thiếu niên đã quên đi nét vănhoá truyền thống của quê hương mình hoặc hiểu biết rất sơ sài về lịch sử củađịa phương mình

Vậy để hiểu biết về truyền thống lịch sử địa phương, lịch sử dân tộccần phải tìm hiểu quan tâm hơn nữa đến những di tích, danh lam thắng cảnh

ở địa phương mình Từ đó biết trân trọng gìn giữ bảo tồn những di tích lịch

sử những danh lam thắng cảnh của quê hương, đặc biệt là giáo dục tư tưởngđạo đức ý thức giữ gìn và bảo vệ những di sản văn hoá của cha ông để lạicho các thế hệ trẻ

Với những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài là tổ chức một hoạt động

ngoại khoá lịch sử địa phương lớp 7 với chủ đề “ Anh hùng Trần Hưng Đạo với di tích lịch sử đền Kiếp Bạc” với mong muốn là góp thêm một số kinh

nghiệm để nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học lịch sử địa phương

Trang 3

2 Đối tượng áp dụng sáng kiến

a Đối tượng nghiên cứu

- Quá trình dạy và học các vấn đề ngoại khoá lịch sử địa phương ởtrường THCS

- Học sinh bậc THCS, cụ thể là học sinh khối 7

b Phạm vi đề tài

- Hoạt động ngoại khoá vô cùng phong phú và đa dạng với những hìnhthức khác nhau Trong phạm vi đề tài này tôi xin đề cập đến một vấn đề nhỏ

đó là tổ chức một hoạt động nói chuyện lịch sử vể chủ đề:

“Anh hùng Trần Hưng Đạo với di tích lịch sử đền Kiếp Bạc”

3 Nội dung sáng kiến

- Tiến hành sưu tầm nghiên cứu về lịch sử địa phương với chủ đề:

“Anh hùng Trần Hưng Đạo với di tích lịch sử đền Kiếp Bạc” và thực hiện

hoạt động nói chuyện lịch sử về nội dung trên

4 Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

- Qua đề tài này tôi mong muốn cung cấp nguồn tư liệu những sự kiện,hiện tượng, di tích, những đánh giá…để góp phần vào việc hiểu biết về anhhùng Trần Hưng Đạo với di tích lịch sử Kiếp Bạc – làm cho học sinh hiểu rõhơn về lịch sử địa phương, về những anh hùng dân tộc găn liền với những ditích lịch sử trên quê hương mình, tự hào về truyền thống đấu tranh đánh giặcgiữ nước của cha ông, đồng thời giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức giữ gìn

và bảo vệ những di sản văn hoá do cha ông ta để lại

5 Đề xuất

- Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh được đi tham quan tìm hiểucác di tích lịch sử có ở địa phương

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Trong dạy học lịch sử, cũng như các bộ môn khác ở nhà trường phổthông, ngoài việc tiến hành bài học nội khoá - hình thức dạy học cơ bản, còn

có các hoạt động giáo dục ngoài lớp Hoạt động ngoại khoá có tác dụng tíchcực đối với việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh, gópphần quan trọng, cùng với các bài lên lớp, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ

bộ môn Song do quan niệm chưa đúng, nên hoạt động này ở trường phổthông hiện nay còn nghèo nàn, hiệu quả chưa cao

Hoạt động ngoại khoá có tác dụng giáo dục lớn đối với học sinh.Trong hoạt động ngoại khoá, những cá tính, phẩm chất, ý thức khuynhhướng của học sinh bộc lộ rõ rệt Bời vì, những hoạt động ngoại khoá tronghọc tập lịch sử ở trường phổ thông được thực hiện phù hợp với những đặcđiểm tâm lí lứa tuổi, trình độ của học sinh, với nhiều hình thức phong phú,

bổ ích như: trò chơi, các câu đố lịch sử, diễn các câu chuyện lịch sử

Ngoại khóa các vấn đề lịch sử địa phương là một phần quan trọngtrong việc dạy và học lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức

tư tưởng tình cảm chọ học sinh

Về mặt giáo dưỡng: Tri thức lịch sử địa phương góp phần làm cho lịch

sử dân tộc và thế giới của học sinh trở nên hoàn chỉnh, đa dạng, sinh động,phong phú, làm cho học sinh không chỉ hiểu biết về lịch sử địa phương màcòn hiểu sâu sắc hơn về tiến trình lịch sử dân tộc và thế giới

Về mặt giáo dục: Qua các bài học về ngoại khoá, các vấn đề lịch sửđịa phương sẽ góp phần giáo dục các em lòng yêu quê hương, tự hào vềtruyền thống quê hương đất nước của mình, từ đó nâng cao ý thức trong các

em về lòng tự hào dân tộc và ý thức tôn trọng, bảo vệ các di tích lịch sử địaphương, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, những người đã ngã xuống vì nền độclập dân tộc Trên cơ sở đó các em sẽ yêu mến quê hương và có ý thức xâydựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp

Trang 5

Về mặt rèn luyện và phát triển: Ngoại khoá các vấn đề lịch sử địaphương còn góp phần xây dựng thế giới quan khoa học cho các em, rènluyện cho các em thói quen học đi đôi với hành, hình thành cho các em các

kĩ năng về thực hành bộ môn như: Kĩ năng sưu tầm tư liệu, kĩ năng hệ thốnghoá tư liệu lịch sử địa phương…

Hoạt động ngoại khóa còn góp phần phát triển học sinh Nếu bài nộikhóa là hình thức bắt buộc của việc học tập, tuân thủ nghiêm ngặt chươngtrình đã quy định về thời gian, nội dung…thì hoạt động ngoại khóa lại mở ramột khả năng rộng lớn để hình thành các thói quen, kỹ năng về trí tuệ vàthực hành cho học sinh trong học tập lịch sử Các em có thể tự chọn và thamgia một công tác hợp với sở thích và trình độ của mình Tính chất tự nguyệntrong việc tham gia hoạt động ngoại khóa đã phát huy năng lực nhận thứcđộc lập, làm nảy sinh và phát triển hứng thú của học sinh

Tuy nhiên, vấn đề dạy và học lịch sử địa phương nhìn chung chưađược người dạy và người học đầu tư và chú trọng nên kết quả của việc giáodục đạo đức tư tưởng cho học sinh đạt được kết quả chưa cao, chưa phát huyđược sức mạnh của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức tưtưởng, truyền thống yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, dẫn tớihọc sinh không biết về lịch sử địa phương

Với những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài là tổ chức một hoạt độngngoại khoá lịch sử địa phương lớp 7 với chủ đề “Anh hùng Trần Hưng Đạo

với di tích lịch sử đền Kiếp Bạc” với mong muốn là góp thêm một số kinh

nghiệm để nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học lịch sử địa phương

Trang 6

những hạn chế Nguyên nhân chính là chưa có tài liệu phong phú, chưa đápứng được nhu cầu dạy và học bộ môn Việc hướng dẫn cho học sinh thamquan học tập, nghiên cứu, tìm hiểu các di tích lịch sử địa phương chưa đượcchú trọng, phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thực sự lôi cuốn họcsinh, chưa tạo được hứng thú cho các em yêu thích môn lịch sử, điều đó đãlàm ảnh hưởng đến hiệu quả dạy và học lịch sử nói riêng và việc giáo dụcđạo đức tư tưởng tình cảm cho học sinh nói chung, chưa phát huy hết sứcmạnh bộ môn trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, cho học sinh

Trong quá trình dạy học, hoạt động ngoại khoá có tác dụng tích cựcđối với việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy của học sinh Hoạtđộng ngoại khoá giúp học sinh đem những kiến thức đã học, những kĩ năng

đã được rèn luyện trong giờ nội khoá vận dụng vào công tác thực tế như sưutầm tài liệu, biên soạn lịch sử địa phương, công tác xã hội, góp phần rènluyện năng lực hành động

Muốn biết lịch sử dân tộc chúng ta cần xem xét nghiên cứu lịch sử củatừng địa phương vì lịch sử địa phương chính là tế bào cấu thành lịch sử dântộc Sống ở địa phương mình mỗi người đều phải có sự hiểu biết nhất định

về địa phương mình Khi nghiên cứu được lịch sử địa phương thì sẽ là mộtcống hiến không nhỏ cho khoa học lịch sử nước nhà, vì nó sẽ là nguồn cungquốc gia có nền văn hiến lâu đời nhân dân ta rất anh hùng, lịch sử dân tộc ta

vẻ vang Vì vậy, công tác nghiên cứu lịch sử mà chỉ dựa vào sách vở cũ vàcông sức nghiên cứu của cá nhân riêng lẻ, sẽ không thể làm nổi bật được hếtnhững sự thật lịch sử dân tộc ta Cho nên khi nghiên cứu lịch sử địa phương,với sự tham gia của các lực lượng khác nhau dưới sự chỉ dẫn của người thựchiện đề tài sẽ giúp học sinh tiếp cận với công tác nghiên cứu lịch sử, qua đógiáo dục lòng yêu nước của thanh niên, học sinh ở địa phương quê hương,những di sản văn hoá để lại Đồng thời sẽ khơi dạy đạo lí “Uống nước nhớnguồn” nhắc nhở mỗi người khi sinh ra và lớn lên ở quê hương thì phải biếtcách sống, cách cư xử đúng mức Ngày hôm nay, chúng ta được sống yên

ấm, là nhờ phần lớn vào công lao của các vị anh hùng đã xả thân vì nước, do

Trang 7

vậy chúng ta phải giữ gìn trân trọng những di sản của cha ông Hơn nữa,xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, nước ta mở rộng giao lưu văn hoá vớinước ngoài Một số thanh thiếu niên đã quên đi nét văn hoá truyền thống củaquê hương mình hoặc hiểu biết rất sơ sài về lịch sử của địa phương mình

Vậy để hiểu biết về truyền thống lịch sử địa phương, lịch sử dân tộccần phải tìm hiểu quan tâm hơn nữa đến những di tích, danh lam thắng cảnh

ở địa phương mình Từ đó biết trân trọng gìn giữ bảo tồn những di tích lịch

sử những danh lam thắng cảnh của quê hương, đặc biệt là giáo dục tư tưởngđạo đức ý thức giữ gìn và bảo vệ những di sản văn hoá của cha ông để lạicho các thế hệ trẻ Căn cứ vào cơ sở đã trình bày, trong đề tài này tôi mạnhdạn thực hiện sưu tầm nghiên cứu về lịch sử địa phương: “Anh hùng Trần

Hưng Đạo với di tích lịch sử đền Kiếp Bạc” và thực hiện hoạt động nói

chuyện lịch sử về nội dung trên

Qua đề tài này tôi mong muốn cung cấp nguồn tư liệu những sự kiện,hiện tượng, di tích, những đánh giá…để góp phần vào việc hiểu biết về anhhùng Trần Hưng Đạo với di tích lịch sử Kiếp Bạc – Hiểu được truyền thốngcao đẹp của quê hương mình, góp phần làm tăng thêm lòng yêu quê hươngđất nước, niềm tự hào truyền thống tốt đẹp của Tổ tiên

3 Các giải pháp, biện pháp thực hiện

Có nhiều hình thức ngoại khoá khác nhau, tuỳ thuộc ở mục đích tổchức, ở quy mô tổ chức, trình độ học sinh và thời gian tiến hành Dưới đâytôi xin giới thiệu một số hình thức hoạt động ngoại khoá cơ bản, phổ biếnthích hợp với điều kiện trường phổ thông hiện nay

3.1 Đọc sách:

Đây là hình thức có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho họcsinh trong giờ nội khóa, song chủ yếu trong hoạt động ngoại khóa Trướctiên giáo viên giúp học sinh lập danh mục sách cần đọc cho mỗi khóa trìnhtrong năm học Trong danh mục nên có phần “tối đa” và phần “tối thiểu”, tức

là những loại sách cần đọc và loại sách đọc thêm nếu có thời gian

Trang 8

Việc hướng dẫn của giáo viên đối với học sinh trong chọn sách vàphương pháp thích hợp, có hiệu qua là yêu cầu quan trọng cho việc đọc sáchkhông tản mạn chệch hướng.

Trong chương trình lịch sử THCS, học sinh có thể tìm đọc các loạisách thích hợp Ở khóa trình lịch sử thế giới cổ - trung đại, học sinh cần đọccác quyển: lịch sử thế giới cổ đaị và lịch sử thế giới trung đại Ngoài ra họcsinh còn có thể đọc các tập sách thần thoại, cổ tích của Việt Nam của cácnước khác như Iliat, Ôđixê, thần thoại Hy Lạp, thần thoại Ấn Độ…; các sáchnói về cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của các nô lệ, nông nô;

Trong chương trình lịch sử việt Nam từ thời kì dựng nước đến nay córất nhiều loại sách, không chỉ phù hợp với nội dung các bài nội khóa, mà còn

có thể sử dụng cho ngoại khóa Khi lựa chọn, giáo viên có thể hướng dẫnhọc sinh tập trung vào các loại sau đây:

- Những tài liệu văn kiện của Đảng, của Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết vềlịch sử dân tộc, các loại sách về các cuộc khởi nghĩa (Lam Sơn, Tây Sơn…),các chiến thắng (Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa xuân 1975…) các anh hùngdân tộc (Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo…) Các hồi kí, ký sự cách mạng

Biện pháp thực hiện: Có hai hình thức đọc sách đem lại hiệu quả tốt:

Cá nhân tự đọc và đọc chung ở lớp, ở tổ Hai hình thức này đều phải tiếnhành đối với mỗi học sinh, tùy theo kế hoạch, điều kiện tổ chức

Đọc sách không phải để giải trí, mà cần biết ghi chép theo mẫu sauđây:

- Tên sách.Tác giả Thời gian đọc

- Nội dung của sách theo từng phần, từng chương, ghi chép những câuthích thú…

- Những vấn đề rút ra sau khi đọc sách

3.2 Kể chuyện lịch sử:

Đây là hình thức ngoại khóa hấp dẫn, dễ làm và có tác dụng giáo dụccao Nội dung kể chuyện lịch sử là việc phổ biến kiến thức lịch sử một cáchkhoa học, chứ không phải những chuyện hư cấu Do đó, nội dung câu chuyện

Trang 9

kể phải có chủ đề - một sự kiện, một nhân vật – dựa vào một tài liệu chínhxác Có nhiều cách kể chuyện: kể lại nội dung một cuốn sách hay đã đọc, mộtcâu chuyện được ghi chép tài liệu, hay của chính người tham gia, chứng kiến

sự kiện thuật lại

Biện pháp thực hiện: Khi kể chuyện, nội dung câu chuyện phải liênquan đến các sự kiện cơ bản trong bài học, chân xác, tránh li kì, không có giátrị khoa học, không phù hợp với yêu cầu học tập Kể chuyện phải làm chongười nghe xúc động như được sống lại sự kiện ấy, như câu chuyện cácnhân chứng lịch sử hay việc trình bày của học sinh đã “nhập thân” với sựkiện Kể chuyện khác với thông báo Nội dung bài kể chuyện không chỉ cókhối lượng sự kiện, tri thức được cung cấp, mà còn bao gồm cả việc phântích, nêu lên bản chất sự vật, hiện tượng Nếu logíc của câu chuyện kể đượcxây dựng trên cơ sở những sự kiện, tri thức chính xác thì nó có ý nghĩa giáodục rất lớn

3.3 Nói chuyện lịch sử:

Nói chuyện lịch sử có nội dung, yêu cầu cao hơn kể chuyện lịch sử

Kể chuyện chủ yéu là việc trình bày các sự kiện cụ thể nâng lên trình độ tưduy khái quát, còn nói chuyên lịch sử chủ yếu là làm cho người nghe nhậnthứ một cách khái quát, được minh họa, dẫn chứng bằng các sự kiện cụ thểtheo một chủ đề nào đấy Ví dụ, kể chuyện về một cuộc đấu tranh chính trịcủa “Đội quân tóc dài” với nhiều tài liệu – sự kiện cụ thể làm người nghenhư được chứng kiến sự kiện này

Biện pháp thực hiện : Thực hiện hoạt động nói chuyện lịch sử phải cóchủ đề rõ ràng, chủ đề phải phù hợp với nội dung chương trình nội khóa, vớinhiệm vụ chính trị trước mắt Nói chuyện lịch sử không thể tổ chức thườngxuyên và ở bất cứ nơi nào như kể chuyện lịch sử Nó thường được tổ chứcnhân ngày kỉ niệm một sự kiện lịch sử quan trọng, một danh nhân, lãnh tụcách mạng…, những đợt sinh hoạt chính trị, bồi dưỡng về văn hóa, nghiêncứu lịch sử địa phương Người nói chuyện phải là người am hiểu sâu sắc vấn

đề trình bày Do đó, người nói chuyện thường là giáo viên, cán bộ nghiên

Trang 10

cứu cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, cán bộ làm công tác tuyên huấn.Trong một số trường hợp đặc biệt, giáo viên có thể bồi dưỡng cho một họcsinh giỏi để nói chuyện lịch sử với lớp, hay một học sinh lớp trên nói chuyệnvới các học sinh lớp dưới

3.4 Trao đổi, thảo luận:

Đây là hình thức ngoại khóa nhằm giúp học sinh bày tỏ ý kiến củamình để củng cố kiến thức đã học, lòng tin sau khi đọc một quyển sách, nghe

kể chuyện, nói chuyện lịch sử, hoặc suy nghi về một vấn đề nào đấy Cónhiều cách tiến hành trao đổi thảo luận Trước hết, có thể tổ chức trao đổithảo luận trong phạm vi lớp Đối với học sinh THCS, những cuộc trao đổithảo luận không chỉ để ghi nhớ nội dung một vấn đề, mà chủ yếu là khơi dạynhững suy nghĩ độc lập cuẩ các em Chủ đề nêu ra là những vấn đề cơ bản cótính chất tổng hợp, khái quát, những vấn đề mà nhiều người quan tâm, có liênquan đến cuộc sông hiện tại

Trong quá trình trao đổi, giáo viên cần động viên các em đề xuất vàgiải quyết vấn đề theo suy nghĩ độc lập của mình, đồng thời cũng khiêm tốnhọc tập và tôn trọng ý kiến của bạn Giáo viên theo dõi, kịp thời bổ sungnhững thiếu sót, uốn nắn các lệch lạc, khi kết thúc thảo luận có nhận xét,đánh giá, rút kinh nghiệm

Biện pháp thực hiện: Trao đổi, thảo luận được tiến hành trên cơ sởmột số chủ đề quan trọng, có tác động đến việc bổ sung kiến thức đã học Ví

dụ, trao đổi, thảo luận về “ý nghĩa bước ngoặt” của việc thành lập Đảng vớicách mạng Việt Nam

Có những hình thức tổ chức trao đổi thảo luận với nội dung phong phúhơn, như tổ chức các “hộp thư” trao đổi trên báo tường

Trang 11

giả Đối với cả hai nhóm, dạ hội lịch sử có tác dụng củng cố, làm sâu sắc,phong phú thêm nhiều tri thức khoa học và nghệ thuật, gợi dậy những xúccảm làm cơ sở để giáo dục tình cảm bồi dưỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú họctập bộ môn

3.6 Tham quan có một vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở

trường phổ thông Những dấu vết của quá khứ, những hiện vật trưng bàytrong bảo tàng không chỉ cụ thể hóa kiến thức, mà còn để lại một ấn tượngmạnh mẽ nâg cao hứng thú học tập và rèn luyện khả năng quan sát, phân tíchcủa học sinh

Biện pháp thực hiện: Trong thực tế, có thể tổ chức hai loại tham quanlịch sử chủ yếu, phù hợp với yêu cầu học tập và điều kiện tổ chức:

Thứ nhất, những cuộc tham quan phục vụ trực tiếp nội dung bài họcnội khóa, và có thể là bài giảng trong nhà bảo tàng, hoặc trên thực địa ở địaphương trường đóng

Thứ hai, những cuộc tham quan có tinh chất một hoạt đông ngoại khóa

ở nhà bảo tàng, di tích lịch sử xa trường, cuộc hành quân thăm chiến trườngxưa, “theo bước chân người anh hùng chiến sĩ”

Việc tham quan lịch sử có thể được tổ chức vào đầu năm học hoặcnhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn: 22-12 (Thành lập quân đội nhân dân ViệtNam), ngày mồng 3-2 (Thành lập Đảng) ngày 19-5 (Kỉ niệm sinh nhật Chủtịch Hồ Chí Minh)…

3.7 Những hình thức ngoại khóa khác

Các hình thức tham quan lịch sử trình bày trên là những hình thức chủyếu, cần thực hiện trong những điều kiện cho phép, vì nó làm cho hoạt độngngoại khóa được phong phú, sinh động Ngoài những hình thức ngoại khóa

có tính chất phổ biến và cần thiết nêu trên, có thể kể thêm một số hoạt độngkhác Những hoạt động này hoặc là bộ phận cuả hình thức ngoại khóa nàođấy hoặc chỉ là sự thay đổi môi trường hoạt động, đói tượng phục vụ

a Trò chơi lịch sử, là một hình thức ngoại khóa gọn nhẹ, dễ tổ chức,

mà hấp dẫn học sinh Đây không chỉ là một việc giải trí, mà đòi hỏi người

Trang 12

tham dự phải phát huy năng lực tư duy, trí thông minh để giải quyết các vấn

đề đặt ra Nếu trò chơi không đòi hỏi sự lỗ nực, không đòi hỏi sự hoạt đôngtích cực của tư duy thì trò chơi đó chưa đạt yêu cầu về mặt giáo dưỡng,giáodục và phát triển mà chỉ là công việc giải trí,không có ích gì cho việc dạyhọc lịch sử

Biện pháp thực hiện: tiến hành dưới các hình thức vui chơi Hinh thứcnày phải phù hợp với sự sôi nổi của tuổi trẻ và có ý nghĩa giáo dục Phân biệttrò chơi lịch sử với việc thi tìm hiểu lịch sử Trò chơi lịch sử không đòi hỏihọc sinh phải hiểu biết sâu rộng, chuẩn bị lâu và kỹ, như trong khi tìm hiểulịch sử mà dựa vào vốn hiểu biết sẵn có của ngươi tham dự, sự thông minhnhanh trí

b Gặp gỡ những chiến sĩ cách mạng, những người có thành tích trongcông tác, sản xuất chiến đấu Hình thức này rất có tác dụng trong việc giáodục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh Bời vì tiếp xúc trực tiếp vớinhững con người thật-nhân chứng lịch sử - có sức thuyết phục mạnh với họcsinh hơn bất cứ các phương tiện dạy học nào khác

Biện pháp thực hiện: Có thể nhân dịp kỉ niệm chiến thắng lịch sử ĐiệnBiên Phủ (Ngày 7-5), giáo viên tổ chức cho học sinh gặp gỡ những người ởcác địa phương trường đóng đã từng tham gia chiến đấu ở Điện Biên Phủ.Đây là hinh thức giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ để các em biết ơnnhững ngừơi có công với đất nước, noi gương trong học tập và lao động

c Công tác công ích xã hội không chỉ có tác dụng củng cố, hiểu sâusắc hơn kiến thức, mà còn là biện pháp gắn nhà trường với xã hội, rèn luyệnnăng lực hành động cho học sinh

Biện pháp thực hiện:

- Xây dựng nhà bảo tàng, nhà truyền thống cách mạng địa phương.Công việc này do giáo viên lịch sử phụ trách, nhưng phải kết hợp chặt chẽvới chính quyền xã, ban văn hóa xã và biến thanh một việc chung của nhândân địa phương

Trang 13

- Tổ chức triển lãm nói chuyện ở địa phương nhân ngày lễ lớn nhằmtuyên truyền phổ biến kiến thức lịch sử cho nhân dân.

- Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, cách mạng, nghĩa trang liệt sĩ…

- Tham gia công tác Trần Quốc Toản, thăm viếng các bà mẹ Việt Namanh hùng, các thương binh, lão thành cách mạng, gia đình liệt sĩ, gia đìnhchính sách, neo đơn, nghèo khổ…

4 Kết quả đạt được

- Tôi đã tiến hành sưu tầm, nghiên cứu những tài liệu lịch sử địaphương và xây dựng thành những đề tài để áp dụng vào tổ chức các buổingoại khoá trong năm học, cụ thể là giảng dạy trong các tiết lịch sử địaphương ở khối lớp 7, kết quả đạt được rất khả quan Tôi đã tổ chức buổingoại khoá nói chuyện về lịch sử địa phương cho học sinh khối 7 với đề tài

"Anh hùng Trần Hưng Đạo với di tích lịch sử Kiếp Bạc" Sau buổi ngoạikhoá tôi yêu cầu học sinh viết bản thu hoạch với nội dung câu hỏi

(1) Trình bày hiểu biết của em về tiểu sử Trần Hưng Đạo?

(2) Em hãy viết bài giới thiệu về di tích lịch sử Kiếp Bạc?

Trang 14

Qua bài thu hoạch của học sinh hầu hết các em đều trình bày đượcnhững điểm cơ bản về anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo cũng như mối quan

hệ giữa Trần Hưng Đạo với di tích lịch sử Kiếp Bạc

Như vậy qua việc giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia hoạt độngngoại khóa lịch sử địa phương đã giúp học sinh lĩnh hội được những kiếnthức lịch sử, làm cho các em hiểu rõ về lịch sử địa phương, về những anhhùng dân tộc găn liền với những di tích lịch sử trên quê hương mình, tự hào

về truyền thống đấu tranh đánh giặc giữ nước của cha ông, đồng thời giáodục tư tưởng đạo đức, ý thức giữ gìn và bảo vệ những di sản văn hoá do chaông ta để lại

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 Kết luận

Lịch sử địa phương là một phần của lịch sử dân tộc, nó góp phần quantrọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, tình yêu quê hương đất

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị (chủ biên): Phương pháp dạy học lịch sử.NXB Giáo dục năm 2000 Khác
2. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Phan Quang: Công tác ngoại khóa thực hành môn Lịch sử ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1968 Khác
3. Phan Ngọc Liên (chủ biên): Từ điển thuật ngữ lịch sử ở trường phổ thông Khác
4. Lương Ninh : Trò chơi lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1973 Khác
5. Tài liệu về Khu di tích lịch sử Kiếp Bạc (Hưng Đạo, Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương): Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc Khác
6. Việt Nam phong tục // Phan Kế Bính. NXB tổng hợp Đồng Tháp, năm 1990 Khác
7. Sự tích Đức Thánh Trần // Hoàng Giáp, Nguyễn Khắc Minh, năm 2003 Khác
8. Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1// Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, NXB Giáo Dục, năm 1999 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w