1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn đổi mới phương pháp dạy các yếu tố hình học về thể tích cho học sinh lớp 5

32 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 231 KB

Nội dung

Việc hình thành biểu tượng thể tích,các công thức tính thể tích, giúp học sinhHS vận dụng công thức để giải toánliên quan đến thể tích khiến bản thân tôi và nhiều GV cùn

Trang 1

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP

DẠY YẾU TỐ HÌNH HỌC

VỀ THỂ TÍCH CHO HỌC SINH LỚP 5

BỘ MÔN: TOÁN

Trang 2

Năm học 2014 - 2015

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy yếu tố hình học về thể tích cho học sinh lớp 5

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Toán Tiểu học

3 Tác giả:

Họ và tên: Vũ Thị Hạnh Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 13 - 11 - 1976

Trình độ chuyên môn: ĐHTH

Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn 4+5

Đơn vị công tác: Trường TH Nhân Huệ

Điện thoại: 0979752835

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường TH Nhân Huệ

Địa chỉ: Xã Nhân Huệ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 03203881028

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:

Tên đơn vị: Trường TH Nhân Huệ

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Nhà trường tạo điều kiện nhất trí với kế hoạch giảng dạy của GV, GV quan tâm, mong muốn nâng cao chất lượng bộ môn, HS được tham gia đầy đủ các tiết học về thể tích

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2014 - 2015

TÁC GIẢ

(ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

SÁNG KIẾN

Trang 3

Vũ Thị Hạnh

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Trong nhiều năm dạy học lớp 5 và chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn, vấn

đề dạy học về thể tích một hình luôn là vấn đề các đồng chí giáo viên(GV) thắcmắc, đặc biệt là các GV trẻ mới ra trường Việc hình thành biểu tượng thể tích,các công thức tính thể tích, giúp học sinh(HS) vận dụng công thức để giải toánliên quan đến thể tích khiến bản thân tôi và nhiều GV cùng trăn trở làm thế nàođể có được cách làm phù hợp nhất để giúp GV giảng dạy thuận lợi, HS nắmchắc kiến thức Hơn nữa, trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều việc liênquan đến thể tích của một vật thể mà HS lại chưa biết áp dụng công thức được

học để thực hiện tính toán Do vậy, tôi đã tìm hiểu và viết sáng kiến “Đổi mới phương pháp dạy yếu tố hình học về thể tích cho học sinh lớp 5” nhằm

nâng cao chất lượng dạy và học về thể tích cho HS lớp 5

2 Các điều kiện, thời gian, đối tượng để áp dụng sáng kiến:

Điều kiện áp dụng sáng kiến:

* Đối với nhà trường: Tạo điều kiện cho GV nghiên cứu và áp dụng sáng kiến

*Về phía giáo viên: GV phải nghiên cứu kĩ và nắm chắc nội dung chuẩn kiếnthức, kĩ năng của môn học nói chung và phần hình về thể tích một hình nóiriêng

- Cần vận dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt, kích thích hứng thúhọc tập và phát huy được sự sáng tạo, chủ động khám phá kiến thức của HS

* Về phía học sinh: Có đầy đủ đồ dùng học tập, sách giáo khoa, vở ghi, có mộtsố sách tham khảo như: Bài tập Toán 5, vở bài tập Toán 5

- Học sinh phải chuẩn bị bài chu đáo, có ý thức tự học, tự nghiên cứu, có lònghăng say trong học Toán

Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2014 - 2015

Đối tượng áp dụng sáng kiến: học sinh lớp 5

3 Nội dung của sáng kiến

Trang 4

+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

Áp dụng sáng kiến trong dạy học là GV không còn phụ thuộc vào hướngdẫn giảng dạy của sách giáo viên (SGV), không dừng lại như nội dung của sáchgiáo khoa (SGK) Các giải pháp được đưa ra trên cơ sở mục tiêu của các tiếthọc đảm bảo phát triển kĩ năng thực hành cho HS Dạy học phải đi đôi với thựchành Chính vì vậy tôi đã đề nghị thực hiện một tiết thực hành cho phần thểtích

+ Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Các giải pháp của sáng kiến được tôi áp dụng cho HS lớp 5 ở trường THnơi tôi công tác Trong điều kiện nhà trường ở vùng khó khăn của thị xã ChíLinh, HS còn chịu nhiều thiệt thòi, ít được tiếp xúc với thế giới bên ngoài,những giải pháp trên được áp dụng rất phù hợp cho việc giảng dạy và học tậpcủa GV và HS Các giải pháp trên không chỉ phù hợp cho các trường khó khăn

mà còn có thể áp dụng rộng rãi cho lớp 5 của các trường Tiểu học

+ Lợi ích thiết thực của sáng kiến:

- Nâng cao chất lượng dạy giải toán về thể tích cho học sinh lớp 5, đáp ứngđược yêu cầu của giáo dục hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàndiện, linh hoạt, năng động, chủ động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề

- Đổi mới cách đặt vấn đề trong dạy kiến thức mới cho học sinh một cách tíchcực Giúp học sinh luôn tự giác, tích cực, chủ động học tập Phát triển ở họcsinh những phẩm chất đạo đức cá nhân như: tính kiên trì, lòng nhẫn nại, tinhthần trách nhiệm, ý thức tập thể

- Học sinh nắm vững, hiểu sâu và bền vững hơn về kiến thức

4 Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Sáng kiến “Đổi mới phương pháp dạy yếu tố hình học về thể tích cho học sinh lớp 5” đã thực sự giúp GV nâng cao chất lượng dạy về thể tích, giúp

HS nắm chắc kiến thức và vận dụng thành thạo

5 Đề xuất, kiến nghị

Trang 5

Từ những lợi ích mà sáng kiến mang lại, tôi đề nghị các cấp lãnh đạonghiên cứu để sáng kiến được áp dụng cho tất cả HS lớp 5 trên toàn thị xã.

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

1.1 Trong thực tiễn dạy học

Năm học 2014-2015 là năm học đầu tiên thực hiện đổi mới đánh giá họcsinh theo TT 30 của Bộ GD & ĐT Năm học tiếp tục áp dụng mô hình trườnghọc mới VNEN trong dạy học và giáo dục HS Cùng với sự đổi mới toàn diệnnền giáo dục nước nhà, bản thân mỗi GV đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thànhtốt nhiệm vụ giảng dạy của mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục củađịa phương nói riêng và của ngành giáo dục nói chung Một trong những mônhọc góp phần không nhỏ trong kết quả giáo dục HS là môn Toán

Đối với bậc học phổ thông nói chung và bậc tiểu học nói riêng, mônToán với tư cách là một môn học độc lập, nó cùng với các môn học khác gópphần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện Môn Toán có một vị tríhết sức quan trọng đối với học sinh tiểu học Trong đó nội dung hình học cómột vai trò không nhỏ đối với kết quả học tập của học sinh Phần hình học ởtiểu học được chia ra làm hai mảng kiến thức rõ rệt là hình học phẳng và hìnhhọc không gian, trong đó hình học không gian chiếm một phần không nhỏ Đểhọc tốt phần hình học, các nhà giáo dục đã bố trí dung lượng kiến thức từ đơngiản đến phức tạp, từ nhận dạng hình cơ bản đến cách tính chu vi, diện tích, thểtích theo từng khối lớp Trong các mạch kiến thức của môn Toán lớp 5 thì nộidung hình học được trình bày trong chương 3 với 35 tiết và 5 tiết ôn tập trongchương 5 Ngoài ra, các bài toán có nội dung hình học còn xen kẽ trong cácchương khác chiếm tương đối nhiều tiết Ở nội dung hình học mà học sinh lớp

5 được tìm hiểu thì toán về thể tích là một dạng bài khó mà học sinh cần nắmchắc để vận dụng trong cuộc sống

Qua các buổi họp tổ chuyên môn, một số đồng chí giáo viên thường đưa

ra thắc mắc về việc dạy khái niệm hình học cho học sinh lớp 4+5 Trong đóviệc dạy thể tích cho học sinh lớp 5 được nhiều giáo viên quan tâm và đưa ý

Trang 6

kiến thảo luận Tuy nhiên, để thống nhất về phương pháp, hình thức tổ chứcdạy học như thế nào cho phù hợp là vấn đề cần được tìm hiểu và nghiên cứu kĩhơn Vì thế tôi luôn suy nghĩ và tìm các biện pháp để cùng thực hiện giảng dạytrong khối sao cho chất lượng học tập của HS được nâng cao.

1.2 Trong thực tế cuộc sống

Qua việc phỏng vấn một số học sinh lớp 6 của Trường THCS mà nămtrước tôi đã chủ nhiệm, tôi thấy nhiều vấn đề liên quan đến thể tích mà học sinhchưa nắm được bản chất như: khối đất đá, khối nước, dung tích, Tuy đã đượchọc ở lớp 5 nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều em đã quên công thức tínhthể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương, vận dụng để tính thể tíchtrong thực tế rất hạn chế

Điều đó chứng tỏ việc học về thể tích của các em còn mang tính hìnhthức, chưa thực sự trở thành kiến thức để có thể vận dụng trong cuộc sống Vậyđể việc học tập của các em về thể tích một hình thực sự đi vào cuộc sống hàngngày thì GV cần phải có những giải pháp mới, những cách làm hiệu quả

Với những lí do trên, tôi đã chọn nghiên cứu sáng kiến “Đổi mới phương pháp dạy yếu tố hình học về thể tích cho học sinh lớp 5”

1.3 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, sáng kiến đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học về thể tích cho học sinh lớp 5 nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học

1.4 Đối tượng nghiên cứu:

Các phương pháp nâng cao chất lượng dạy thể tích cho học sinh lớp 5.1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của biện pháp nâng cao chất lượng dạy thểtích cho học sinh lớp 5

- Nghiên cứu thực trạng dạy của giáo viên và thực trạng học của học sinh

về thể tích một hình

- Tìm hiểu phương pháp dạy tính thể tích hình

Trang 7

- Bước đầu đề xuất một số phương pháp nhằm góp phần nâng cao chấtlượng dạy học về thể tích cho học sinh lớp 5.

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định các biện pháp mà sángkiến đề xuất

2 Cơ sở lí luận

Phần "yếu tố hình học” là một mạch kiến thức trong chương trình Toán ởTiểu học nhằm cung cấp một số kiến thức gắn với thực hành trong đời sốngthực tế, chưa là phần hình học theo nghĩa quen thuộc Do đặc điểm phát triển trítuệ của học sinh tiểu học, việc dạy học các yếu tố hình học chưa thể dạy trênphép suy diễn, mà chủ yếu dạy trên sự quan sát, thực hành, giúp học sinh bướcđầu tiếp xúc với các biểu tượng hình học cơ bản, một số tính chất của các hìnhhình học

Các hoạt động hình học ở Tiểu học bao gồm:

- Hoạt động ”thuần túy” hình học: Nhận dạng, vẽ hình, cắt ghép, xếp hình

- Hoạt động về hình học đo lường mà cốt lõi là tính toán với các số đo đạilượng

- Hoạt động giải các bài toán có nội dung hình học, có sự kết hợp giữa hìnhhọc, số học và đại lượng hình học giúp học sinh làm quen với phương pháp suyluận, suy diễn (cuối cấp học), vận dụng kiến thức đã học giải quyết tình huốngthực tế đơn giản

Nội dung phần dạy học về thể tích là một trong các hoạt động có nộidung hình học Việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp dạy học thể tích chohọc sinh lớp 5 góp phần nâng cao chất lượng hoạt động hình học nói chung vàchất lượng phần học về thể tích nói riêng

Ở lớp 5, nội dung phần hình học gồm:

- Giới thiệu: hình hộp chữ nhật, hình lập phương (phần hình trụ, hình cầu đượcgiảm tải) Tính diện tích hình tam giác, hình thang, tính chu vi, diện tích hìnhtròn Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữnhật, hình lập phương Trong đó nội dung, chương trình dạy về thể tích mộthình ở lớp 5 gồm những nội dung sau:

Trang 8

- Về hình thành khái niệm:

+ Khái niệm về thể tích một hình

- Về đơn vị đo thể tích:

+ Các đơn vị thường dùng: cm3, dm3, m3

- Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương:

+ Quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lậpphương

+ Từ công thức tính thể tích rút ra cách tính: chiều cao, diện tích đáytương ứng

- Về chương trình: Phần thể tích một hình được đưa vào chương trình Toán 5chủ yếu tập trung ở 6 tiết (Thể tích một hình, Xăng- ti- mét khối Đề- xi- métkhối, Mét khối, Luyện tập, Thể tích hình hộp chữ nhật, Thể tích hình lậpphương) Nhưng cách tính thể tích lại được vận dụng vào rất nhiều trong cáctiết Luyện tập chung và xuyên suốt cho đến bài cuối cùng của chương trìnhToán 5 Trong các nội dung đó, việc dạy nội dung thể tích một hình cho họcsinh rất quan trọng Nó giúp học sinh có kiến thức để tiếp tục học tập ở nhữnglớp của bậc học THCS

3 Thực trạng của vấn đề.

Qua dự giờ thăm lớp, kiểm tra chất lượng HS, tôi nhận thấy:

3.1.Việc dạy của giáo viên

Trang 9

đưa ra nội dung thật sơ sài, khó hiểu, khó nêu bật vấn đề cho học sinh nắmđược kiến thức một cách chủ động.

- Trong quá trình hình thành công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật,hình lập phương, GV cũng chỉ biết thực hiện theo SGK, không sáng tạo theomột cách dễ hiểu hơn nên HS thuộc và áp dụng một cách máy móc các côngthức

- GV chưa biết liên hệ thực tế để mở rộng kiến thức và áp dụng kiến thứctrong thực tế

3.2 Việc học của học sinh

3.2.1 Ưu điểm:

- HS có đầy đủ SGK, vở ghi, VBT, các đồ dùng học tập

- Chú ý nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ học tập theo đúng yêu cầucủa GV

- Tích cực trong hoạt động nhóm, biết áp dụng các công thức với các số

đo cụ thể

3.2.2 Hạn chế

- Các em được tìm hiểu bài học chủ yếu qua nội dung SGK, nên chỉ nắmđược bài một cách máy móc mà chưa thực sự hiểu về bản chất của các biểutượng hình học, các công thức liên quan

- HS còn lúng túng khi tính thể tích của hình khối không phải dạng hìnhhộp

- Nhiều học sinh chưa vận dụng được công thức một cách thành thạo,chính xác, còn sai về đơn vị đo

- Việc vận dụng tổng hợp các kiến thức trong giải toán có lời văn còn hạn chế

Cụ thể qua việc học sinh làm một bài kiểm tra ngắn, kết quả lớp tôi năm học trước như sau:

Đề bài (thời gian 10 phút)Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước đo trong lòng bể là: chiều dài 4m, chiều rộng 3m, chiều cao 2,5m Biết rằng 80% thể tích của bể đang chứa nước Hỏi:

Trang 10

a) Trong bể có bao nhiêu lít nước? (1l = 1dm 3)

b) Mức nước chứa trong bể cao bao nhiêu mét?

5a 2013-2014 14 2 14,3% 5 35,7% 6 42,9% 1 7,1%Theo bảng kết quả trên, tôi thấy đa số HS chỉ làm được một phần của bàitoán Vẫn còn HS chưa đạt yêu cầu và tỉ lệ HS đạt điểm cao còn hạn chế Điềuđó chứng tỏ HS vận dụng kiến thức chưa tốt, chưa biết phân tích tìm lời giảicủa bài toán

Từ những hạn chế của GV và HS, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện

pháp để đổi mới phương pháp đã thực hiện nhằm khắc phục các hạn chế đó,

nâng cao chất lượng của học sinh trong việc học nội dung về thể tích Nhữngbiện pháp sau

được tôi bắt đầu áp dụng trong năm học này Đồng thời, tôi cũng trao đổi cùngGV

trong khối để cùng tham khảo

4 Các biện pháp thực hiện

4.1 Nghiên cứu kĩ nội dung phần hình học trong chương trình Toán 5

Phần hình học trong chương trình Toán 5 được trình bày trọn vẹn trongchương 3 gồm 35 tiết (có một tiết giảm tải được thay bằng tiết do GV tự chọn).Ngoài ra còn một số tiết trong chương 5 khi ôn tập cuối năm

Theo tác giả cuốn “Thực hành phương pháp dạy học Toán ở TH”- TrầnNgọc Lan thì chương trình Toán của học kì II lớp 5 có một số điểm đáng chú ýsau:

- Mục tiêu cốt lõi trong chương trình kì II Toán 5 là hình thành khái niệm

về một số hình hình học; công thức tính diện tích, thể tích các hình và vận dụngtổng hợp các kiến thức vào giải toán

- Kiến thức khó đáng lưu ý là khái niệm về thể tích một hình, về đơn vị

đo thể tích

Trang 11

- Phương pháp dạy học chủ yếu khi hình thành các công thức tính diệntích và thể tích hình học là phương pháp trực quan kết hợp với “ Gợi mở – Vấnđáp” và “ Thực hành – Luyện tập” Sử dụng phép quy nạp không hoàn toàngiúp học sinh thừa nhận các công thức một cách có căn cứ.

Như vậy, phần dạy về thể tích là một trong những kiến thức khó đánglưu ý của nội dung hình học Một số công thức, biểu tượng hình học khác còncó cơ sở từ kiến thức nền tảng đã được học sinh làm quen từ những năm họctrước, nhưng thể tích thì là lần đầu tiên các em được tiếp cận Sau này trongchương trình Toán học bậc THCS thì thể tích được đưa vào phần hình học lớp

8 Học sinh lớp 5 bước đầu được làm quen với khái niệm thể tích rồi sau đó rấtlâu các em mới lại được gặp lại phần kiến thức này Vì thế giáo viên cần nắmchắc các nội dung và thông qua giảng dạy để giúp học sinh vận dụng kiến thứcmột cách hợp lí trong cuộc sống, không để rơi vãi kiến thức

4.2 Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học.

Trong bộ đồ dùng dạy học Toán 5 đã có hình hộp chữ nhật, hình lậpphương, mô hình để dạy thể tích hình hộp chữ nhật Tuy nhiên để đảm bảo chotiết dạy được phong phú và vận dụng tích cực trong thực tế thì Gv cần chuẩn bịthêm một số vật thể khác không thuộc dạng hình hộp mà có thể dễ dàng tìmtrong thực tế như: sỏi, đá, chai, lọ, vỏ hộp…

Trong quá trình dạy về thể tích, tôi đã sử dụng giáo án điện tử để thuậnlợi cho HS quan sát từ thực tế: Hình ảnh của những khối đất, đá để làm đường,nước trong bể cá Ngoài ra, tôi còn làm mô hình của các khối gỗ trong bài tập

2 trang 121, bài tập 3 trang 123 của tiết Luyện tập chung bằng đất nặn để có thểthực hiện quan sát và chia cắt hình

4.3 Dạy tiết “ Thể tích một hình” theo hướng phân hóa đối tượng HS.

Thể tích của một vật thể được hiểu như khả năng chiếm không gian củavật thể đó Biểu tượng thể tích được hình thành bằng cách xét một vật thể đặcbiệt là khối hình hộp chữ nhật Học sinh sẽ tìm hiểu: khối hình chữ nhật nàychứa được bao nhiêu hình lập phương cạnh 1cm Số lượng các khối hình lập

Trang 12

phương cạnh 1cm sẽ nói lên khả năng chiếm chỗ không gian của khối hình chữnhật Qua đó học sinh có biểu tượng ban đầu về thể tích của khối hình chữ nhậtnày Qua các hoạt động tiếp với các khối hình hình học, HS sẽ có biểu tượngđúng về thể tích.

Sau khi thực hiện các nội dung như SGK, tôi cho HS quan sát và so sánhthêm về thể tích của một số vật khác, không thuộc dạng khối hộp như: viên sỏi,hòn đá, hòn gạch, chai, lọ, Học sinh dễ dàng nhận ra thể tích của viên sỏi nhỏhơn thể tích hòn đá mà các em quan sát được

Từ các mô hình trong SGK, qua ví dụ 2( Hình C và hình D cùng có 4hình lập phương như nhau nhưng hình dạng khác nhau), tôi giúp học sinh nhậnthấy: các hình có thể tích bằng nhau nhưng hình dạng có thể khác nhau Qua ví

dụ 3( Hình P gồm 6 hình lập phương như nhau, ta tách hình P thành hai hình M

và N Hình M gồm 4 hình lập phương, hình N gồm 2 hình lập phương như thế),học sinh thấy được: Thể tích của một hình có thể tách ra mà tổng thể tích khôngbị thay đổi (GV có thể so sánh với hình học phẳng như chu vi chẳng hạn)

Cụ thể trong tiết dạy này, tôi đã thực hiện giảng dạy theo các bước như giáo án trong phần phụ lục.(Tiết 1)

4.4 Dạy về các đơn vị đo thể tích thông dụng phải đảm bảo tính thực tế.

Khi dạy về xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối, mét khối, ngoài việc đảmbảo

cho HS nắm được mục tiêu tiết dạy thì tôi đã liên hệ thực tế để học sinh lấyđược ví dụ về những trường hợp sử dụng các đơn vị đó một cách phù hợp

Ví dụ: Đo khối cát, đất, đá, gỗ xây dựng, nước, người ta dùng đơn vịmét khối, không dùng xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối Đo thể tích của mộtkhối rubic, khối gỗ nhỏ, chai nước, dầu ăn,… người ta thường dùng xăng- ti-mét khối hoặc đề- xi- mét khối, lít, tùy thuộc vào cỡ hình

Sau đó, tôi giúp HS thấy được việc sử dụng từ “thể tích” trong thực tế cókhác so với trong sách vở Đó là từ “ khối” mà người ta thường trao đổi vớinhau hàng ngày Ví dụ: Trong thực tế, người ta hỏi: “ Mỗi tháng gia đình bạn

Trang 13

dùng mấy khối nước?” Vậy phải hiểu đây là hỏi về thể tích của số nước đó (tức

là bao nhiêu mét khối) chứ không phải hỏi về khối lượng như một số học sinhnhầm lẫn

4.5 Hình thành công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương đảm bảo tính chủ động, sáng tạo của học sinh.

4.5.1 Hình thành công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật

Khi hình thành công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, tôi tổ chức cho

HS thực hành trên mô hình trong bộ đồ dùng Toán 5 GV nêu vấn đề: “Đểtính thể tích hình hộp chữ nhật này bằng xăng-ti-mét khối, ta cầntìm số hình lập phương 1 cm3 xếp đầy trong hộp” Các em sẽ tự đếm số hìnhlập phương 1cm3 xếp ở lớp cuối của hình hộp gồm 16 hàng, mỗi hàng 20 hìnhlập phương 1cm3, và rồi tìm xem phải xếp bao nhiêu lớp như thế (10 lớp) Cuốicùng học sinh tự tìm ra công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật Các bước cụthể được thể hiện minh họa trong giáo án phần phụ lục.(Tiết 2)

4.5.2 Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương

Đối với hình lập phương, học sinh vận dụng kiến thức đã được học: hìnhlập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt có chiều dài, chiều rộng và chiều caobằng nhau Như vậy các em có thể tính ngay thể tích của hình lập phương cócạnh 3 cm Từ đó HS tự rút ra công thức tính thể tích hình lập phương

4.6 Thay tiết dạy “Giới thiệu hình trụ, giới thiệu hình cầu” bằng tiết

“ Thực hành về thể tích một hình”

Thực hiện theo hướng dẫn giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiết

“Giới thiệu hình trụ, giới thiệu hình cầu” được giảm tải và thay vào đó nội dung

do tổ chuyên môn thống nhất Tôi đã nghiên cứu và đề nghị Ban giám hiệu nhàtrường thống nhất trong chuyên môn thay tiết học đó bằng tiết “Thực hành vềthể tích một hình” Ban giám hiệu nhà trường đã nhất trí với những nội dung tôi

đề xuất và duyệt kế hoạch thay đổi nội dung như trên Trong tiết thực hành này,tôi giúp học sinh tự đo thể tích của các loại hình hộp và thực hành đo thể tíchcủa một số vật thể không phải hình hộp Đồng thời phân biệt cho HS khi nào sửdụng từ “thể tích”, khi nào sử dụng từ “dung tích” Các em đã biết đơn vị lít,

Trang 14

làm tính với đơn vị lít, tập đong, đo, ước lượng theo lít từ lớp 2 Mục tiêu củatiết thực hành này là giúp học sinh có kĩ năng tìm thể tích của một hình bất kì

do GV yêu cầu Các hoạt động cụ thể của tiết học này được thể hiện trong giáo

án phần phụ lục.(Tiết 3)

4.7 Nghiên cứu và hướng dẫn học sinh vận dụng tổng hợp các công thức để giải các bài toán có lời văn.

4.7.1 Một số dạng bài liên quan đến thể tích hình hộp chữ nhật

Từ công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, tôi hướng dẫn học sinhcách rút ra các công thức liên quan:

Bài 1: Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng 6m,chiều cao 4,5m Nếu mỗi người trong phòng cần 3m3 không khí thì phòng họcđó chứa được nhiều nhất bao nhiêu người? Biết thể tích đồ đạc trong phòng là3,5m3

Bài 2: Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 50cm,chiều cao 60cm Khi bể không có nước, hỏi cần đổ vào bể bao nhiêu ca nướcbiết mỗi ca

chứa 1,5l để 2/3 bể có nước

Bài 3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi bằng 340m, chiều dài hơn chiềurộng 25m Giữa ruộng đào 1 cái ao hình vuông có chu vi 60m Nếu đất đào aorải đều trên mặt ruộng còn lại thì lớp đất này dày đến 4cm Hỏi ao sâu baonhiêu mét?.( Biết đất đào lên do xốp nên thể tích tăng 48,75m3.)

4.7.2 Một số dạng bài liên quan đến thể tích hình lập phương

Trang 15

Đối với thể tích hình lập phương, GV hướng dẫn HS tính được diện tíchmột mặt của hình lập phương đó thì sẽ suy luận ra độ dài một cạnh và sẽ tínhđược thể tích của hình lập phương Vận dụng các công thức để giải quyết cácbài tập cơ bản như: bài 1,2 trang 122; bài 3 trang 123; bài 2, 3 trang 128,… Tóm lại, để học sinh tính đúng và giải được các bài toán ứng dụng vềtính thể tích trước hết phải giúp các em nắm chắc các công thức, sau đó hướngdẫn học sinh thực hiện theo các bước sau:

*Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán, xác định yêu cầu của đề bài:

+ Chỉ ra những yếu tố đã biết

+ Xác định được yếu tố cần tìm

+ Xác định một vài yếu tố có liên quan

+ Từ điều kiện bài toán rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố đã cho và yếutố cần tìm

Biểu thị bằng mối quan hệ toán học qua các công thức hoặc phép toánthích hợp Cần sàng lọc, lựa chọn yếu tố có liên quan

Có thể tóm tắt đề bài toán bằng hình học, sơ đồ đoạn thẳng, ngôn ngữ, kýhiệu sẵn có

*Bước 2: Lập kế hoạch giải

- Dựa vào công thức để lập kế hoạch giải

- Tôi sử dụng lối phân tích xuất phát từ câu hỏi, yêu cầu của bài toán đểsuy nghĩ xem tìm được kết quả của bài cần biết được những yếu tố nào, điều gìđã biết Dựa vào cái đã biết để tìm cái chưa biết

- Qua cách phân tích ngược từ cuối lên từ các yêu cầu cần tìm trở vềnhững điều đã cho trong bài toán

Sơ đồ như sau:

(cái cần tìm) X C B A (cái đã biết hoặc có thể tìm được)

+ Muốn tìm X phải tìm được C

+ Muốn tìm C phải tìm được B

+ Muốn tìm B phải tìm được A

* Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải

Trang 16

Cách giải bài toán theo thứ tự ngược lại ở bước 2 X C B A

* Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả

a Kiểm tra kết quả: phát hiện, tìm ra những sai sót trong quá trình tính toántìm lời giải

- Biện pháp kiểm tra:

+ Đối chiếu với công thức, quy tắc

+ Cách thực hiện tính toán, đơn vị

+ So sánh các kết quả

+ Thử lại bằng các phép tính ngược

b Đánh giá khai thác lời giải

- Tìm ra nhiều lời giải khác nhau trong mỗi bài

Ví dụ: Bài toán: Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 600 cm2 chiều cao 10 cm, chiều dài hơn chiều rộng 6cm Tính thể tích hình hộp chữ nhật đó

Tôi hướng dẫn HS thực hiện các bước như sau:

+Bước 1:

Tìm hiểu bài toán:

- Đọc đề, nêu yêu cầu: Bài toán cho biết gì? hỏi gì?

- Tóm tắt:

Sxq HHCN = 600 cm2, dài hơn rộng 6 cm

Chiều cao = 10cm Tính thể tích?

*Bước 2: Lập kế hoạch giải:

Thể tích HHCN = Chiều dài x chiều rộng x chiều cao ( đã biết)

Chiều dài = (Tổng + Hiệu) : 2 ; Chiều rộng = Tổng – chiều dài

Tổng của chiều dài và chiều rộng = Diện tích xung quanh : 2 : chiều cao

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w