1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số BP nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non

18 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 146,5 KB

Nội dung

Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non”.. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và tìm tòi để tìm ra một số biện phá

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non”.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí

3 Tác giả: Nguyễn Thị Hưng Nam (nữ): Nữ

- Ngày/ tháng/ năm sinh: 10/05/1977

- Trình độ chuyên môn: Đại học

- Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng – Trường Mầm non Sao Mai

- Điện thoại: 0979.557.368

4 Đồng tác giả: Không

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm non Sao Mai – Thị xã Chí Linh – Tỉnh Hải Dương

- Điện thoại: 03203.882.626

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Mầm non Sao Mai – Thị xã Chí Linh – Tỉnh Hải Dương

- Điện thoại: 03203.882.626

7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Các nhà trường có tổ chức ăn bán trú đều có thể áp dụng sáng kiến này

8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9/ 2014 – 5/2015

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Hưng

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN

VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Qua thực tế công tác quản lí chỉ đạo và tìm hiểu thực trạng hiểu biết về chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và tìm tòi để tìm ra một số biện pháp thiết thực, hiệu quả chỉ đạo tổ nuôi dưỡng nâng cao chất lượng bữa ăn và chăm sóc trẻ cụ thể như: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ các cô trong tổ nuôi dưỡng về kiến thức chế biến bữa ăn phải đa dạng, cân đối, điều độ và đảm bảo chất lượng vệ sinh

an toàn thực phẩm cho trẻ, quản lí tốt quỹ tiền ăn của trẻ, xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ hợp lý và phối kết hợp giữa giáo viên nuôi và giáo viên trên lớp trong quá trình tổ chức cho trẻ ăn Xuất phát từ lòng yêu nghề mến trẻ lên tôi đã chọn đề tài

“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” để nhằm giải quyết những khó khăn khi

thực hiện công tác này

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:

Thời gian thực hiện sáng kiến từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2015 được áp dụng tại các trường mầm non có tổ chức ăn bán trú

3 Nội dung sáng kiến:

+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Trong sáng kiến này tôi đã chỉ rõ

được tính mới so với biện pháp cũ đã thực hiện trong năm học trước Vì khi thực hiện các biện pháp cũ hiệu quả việc nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đạt kết quả chưa cao Vì vậy tính mới, tính sáng tạo trong sáng kiến tôi đã lựa chọn 08 biện pháp và mỗi giải pháp khi đưa ra đều mang tính chất cụ thể cao

+ Khả năng áp dụng của sáng kiến: Khả năng áp dụng sáng kiến tôi đã

trình bày ở 08 biện pháp và mỗi biện pháp tôi đưa ra đều có giá trị hiệu quả khác nhau, cách thức áp dụng của từng biện pháp tôi phải dựa vào tình hình thực tế của nhà trường khi thực hiện nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ Khi tôi đưa các biện pháp trên vào thực hiện trong năm học này tôi thấy kết quả tốt hơn so với năm trước

Trang 3

+ Chỉ ra lợi ích thiết thực của sáng kiến: Trong sáng kiến này của tôi, tôi

đã mạnh dạn xây dựng và thực hiện áp dụng trong thực tế một quá trình chỉ đạo, bồi dưỡng để cán bộ, giáo viên có thể nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:

Sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” từ những việc làm cụ thể và những biện pháp nêu trên đã đạt được kết quả trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đồng thời khẳng định rất rõ giá trị mà sáng kiến đã mang lại

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:

Trong quá trình áp dụng sáng kiến này tôi rất mong được sự giúp đỡ của lãnh đạo cấp trên, Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh trong nhà trường, đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về trình độ, năng lực và chăm sóc sức khỏe cho trẻ, hướng tới mục tiêu chung “Tất cả

vì tương lai con em chúng ta”

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

1.1 Lý do chọn đề tài:

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước Trẻ

em hôm nay – Thế giới ngày mai Vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng Vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và nó ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ Do vậy việc nuôi dưỡng, giáo dục và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết Chính vì vậy trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng, nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn giữ vị trí quan trọng

Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và việc nâng cao chất lượng bữa

ăn cho trẻ ở trường mầm non là vấn đề cần thiết, để thực hiện được nhiệm vụ năm học về nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Tôi đã băn khoăn, chăn trở xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa

ăn cho trẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường, giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện Đây cũng là một thông điệp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục trẻ tại trường mầm non

Dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em là vấn đề đang được xã hội quan tâm Chúng ta đều biết việc ăn uống hàng ngày của trẻ là vô cung quan trọng, đó là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người Vậy trẻ em cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cân đối hài hòa giữa các chất với nhau giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ trong nhà trường Vì vậy việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non vẫn luôn được quan tâm và chú trọng

Để có món ăn ngon, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng một cách an toàn, hợp

lý không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non Xuất phát

Trang 5

từ nhận thức trên bản thân tôi là một cán bộ quản lí phụ trách công tác chăm sóc,

nuôi dưỡng, sức khỏe cho trẻ Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ”

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Xuất phát từ những lý do đã trình bày ở trên tôi viết sáng kiến này nhằm trao đổi một số kinh nghiệm của bản thân, giúp các đồng chí tìm ra cách chế biến món ăn phong phú hơn, hấp dẫn hơn, mùi vị thơm ngon hơn và phối hợp được nhiều loại thực phẩm sẵn có ở địa phương Đảm bảo cho trẻ có được nguồn dinh dưỡng hợp lý, giữ được vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ Giúp cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất và cơ thể của trẻ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Sáng kiến của tôi đưa ra một số biện pháp về cải thiện chế biến nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non nơi tôi công tác

Đối tượng áp dụng sáng kiến này là tất cả các nhà trường có tổ chức ăn bán trú

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện sáng kiến này tôi đã sử dụng một số phương pháp

cơ bản sau:

- Phương pháp nghiên cứu: (Đọc, tìm hiểu các loại tài liệu có liên quan và nghiên cứu tình hình thực tế …)

- Phương pháp thực hành: (Mang ý tưởng, sáng kiến vào thực hành trong thực tế để đánh giá và tích lũy kinh nghiệm…)

- Phương pháp quan sát: (Dùng quan sát, khả năng thực hiện… ) và một số phương pháp khác

2 Cơ sở lý luận của vấn đề:

Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước là vốn quý của con người Vì vậy ăn uống giúp cho trẻ em có một thể lực tốt, và ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ

Trang 6

thể, đảm bảo đủ về lượng và chất thì cơ thể mới phát triển toàn diện được Vậy vấn dinh dưỡng là nhu cầu sức khỏe của mỗi người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực, trí tuệ, nếu trẻ không được nuôi dưỡng tốt sẽ chậm lớn, chậm phát triển về mọi mặt và ngược lại nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn khỏe mạnh

Đời sống nhân dân ngày được nâng cao là nhờ có nền kinh tế phát triển Vì vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng dần được chú trọng nhiều hơn, đặc biệt là trẻ em Trẻ em ngày nay có thông minh, khỏe mạnh, có khả năng học tập tốt thì mới tạo ra một tương lai phát triển vững mạnh

Như ta đã biết trong thức ăn có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết Do đó mà chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, vấn đề đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ an toàn, hợp vệ sinh, cân đối giữa các chất là rất quan trọng và cần thiết trong bữa ăn của trẻ Vì vậy để chế biến được những món ăn phong phú, hấp dẫn đạt tiêu chuẩn phải đòi hỏi các cô nuôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra các món mới, ăn ngon và hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường Bên cạnh đó phải tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ

3 Thực trạng của vấn đề:

Để tiến hành thực hiện nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:

3.1 Thuận lợi:

Nhà bếp được đầu tư xây dựng theo quy trình bếp một chiều thuận lợi cho việc giao nhận thực phẩm cũng như chế biến món ăn

100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ Đội ngũ

cô nuôi nhiệt tình và tâm huyết với nghề, sáng tạo trong chế biến món ăn và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ

Được sự tin tưởng và ủng hộ kịp thời của các bậc phụ huynh lên tỷ lệ trẻ ăn

Trang 7

bán trú tại trường đạt 100%.

3.2 Khó khăn:

Điều kiện để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn

Do điều kiện kinh tế, do cô nuôi chưa được đào tạo chuẩn về chuyên ngành nấu ăn

mà chỉ có kinh nghiệm nấu ăn trong thực tế

Các cô nuôi đa số tuổi đời đã cao lên việc học hỏi, tìm tòi, khám phá qua sách báo và cập nhập bằng công nghệ thông tin còn hạn chế…

Ngày nay việc sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu cho nuôi trồng, chăm sóc ngày càng lạm dụng, làm ảnh hưởng rất lớn đến vệ sinh an toàn thực phẩm

3.3 Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.

Căn cứ vào thực tế bữa ăn của trẻ với mức đóng góp của phuynh là 12.000 đồng/ 1 trẻ/ 1 ngày Trẻ ăn tại trường một bữa chính và một bữa phụ theo thực đơn

cụ thể như:

Bảng thực đơn chuẩn về mùa hè Thứ

Ăn trưa (Bữa chính)

- Thịt rim

cà chua

xương bí đỏ

- Đậu sốt thịt lợn

- Canh cua rau đay, mồng tơi

- Chả trứng

- Canh tôm nấu bầu

- Thịt bò sào rau củ

- Canh cá rau cải

Thịt gà rim

- Riêu hến

cà chua

Ăn chiều (Bữa phụ)

- Dưa hấu

- Cháo tôm rau củ

- Bún canh

xương

- Cháo hến

- Mì ngan - Chè đỗ

xanh

Trang 8

3.4 Kết quả điều tra về trẻ tình trạng sức khỏe của trẻ trong thời điểm tháng 9 năm 2014.

Trẻ phát triển bình thường về cân nặng 403 92,6%

Trẻ phát triển bình thường về chiều cao 407 93,6%

Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy trẻ đến trường tình trạng sức khỏe của trẻ chưa đảm bảo sự phát triển của trẻ chưa được cân đối về cân nặng và chiều cao Qua tìm hiểu tôi thấy có một số nguyên nhân sau:

- Về đội ngũ giáo viên: Có lòng nhiệt tình, tự giác và có ý thức trách nhiệm, thường xuyên tìm hiểu và tham khảo tài liệu để nâng cao trình độ, chăm sóc, nuôi dưỡng và chế biến thức ăn cho trẻ Bên cạnh đó còn hạn chế ở một vài đồng chí tuổi đời còn quá trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

- Về cơ sở vật chất: Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện mua sắm trang thiết bị phục vụ cho khâu nuôi dưỡng nhưng vẫn còn một số đồ dùng chưa đảm bảo và đúng quy cách

- Về an toàn thực phẩm: Do giá cả thực phẩm trên thị trường không ổn định, gây khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm Để chọn được những thực phẩm tươi ngon mà giá cả lại hợp lý đó cũng là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn Điều đó cũng làm ảnh hưởng một phần đến quá trình nâng cao chất lượng bữa ăn đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Về chỉ đạo chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non: Ban giám hiệu nhà trường nhiều năm qua đã chỉ đạo thực hiện đều đặn việc nâng cao chất lượng bữa

ăn cho trẻ nhưng chưa tạo được sự thi đua giữa giáo viên trong nhà trường

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện:

Trang 9

Với trách nhiệm là người chỉ đạo trực tiếp công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trong nhà trường, Nhìn chung cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng bữa ăn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ Vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên làm tốt việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non Cụ thể như sau:

4.1 Bữa ăn phải đa dạng:

Trong bữa ăn của trẻ phải đảm bảo và đa dạng các loại thực phẩm Vì mỗi loại thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu ta chế biến hỗn hợp nhiều loại thực phẩm thì ta sẽ có thêm nhiều chất dinh dưỡng và các chất sẽ bổ sung cho nhau để tạo cho trẻ có một bữa ăn ngon cân đối, đủ chất và đảm bảo

4.2 Bữa ăn phải cân đối:

Cơ thể có đủ các chất dinh dưỡng, đủ năng lượng để duy trì sự phát triển, vui chơi, giải trí phải nhờ có một khẩu phần ăn cân đối Trẻ em chỉ cần ăn đủ chất và hoạt động, vui chơi đều đặn sẽ phát triển bình thường Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng sẽ gây béo phì Nhưng nếu để trẻ ăn không đủ chất, đủ lượng trẻ sẽ mệt mỏi, hoạt động kém và dẫn đến suy dinh dưỡng

4.3 Bữa ăn phải điều độ và đảm bảo chế độ dinh dưỡng:

- Cần phải xây dựng thực đơn đảm bảo theo mùa, theo tuần

- Tính khẩu phần ăn cân đối hàng ngày

- Khoảng cách các bữa ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo

- Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải thực hiện tốt

4.4 Nâng cao trình độ cho giáo viên nuôi:

Các cô trong tổ nuôi dưỡng phải có kỹ năng chế biến các món ăn cho trẻ mầm non, có như vậy khi chế biến các cô mới thực hiện nghiêm túc thực đơn đã đề

ra Đảm bảo thường xuyên thay đổi các món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất

Các cô trong tổ nuôi dưỡng phải biết tính khẩu phần ăn cho trẻ, để biết được lượng Kcal cung cấp cho trẻ trong ngày đạt bao nhiêu % so với nhu cầu cần đạt Kcal do các chất cung cấp có được cân đối, hợp lý hay không?

Trang 10

Các bữa ăn của trẻ trong ngày phải có khoảng cách đảm bảo, không lên quá gần nhau và phải bổ sung kịp thời năng lượng cho trẻ Cũng không lên cho trẻ ăn khi trẻ vẫn còn no, như vậy sẽ gây lên sự chán ăn ở trẻ

Thực hiện tốt chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo Biết cách thay thế thực phẩm theo đúng nhóm, đúng định lượng, phù hợp với thực phẩm sẵn có ở địa phương

Hợp đồng mua thực phẩm phải có uy tín, chất lượng đáp ứng được yêu cầu,

rõ nguồn gốc, tươi sạch, phù hợp với điều kiện, khả năng của nhà trường

Nhà bếp thực hiện tốt chế độ sinh hoạt, vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng dụng cụ nhà bếp, vệ sinh an toàn thực phẩm Chế biến món ăn theo đúng nguyên tắc và đúng quy trình bếp ăn một chiều

Thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày

4.5 Quản lý tốt quỹ tiền ăn của trẻ:

Thực hiện tốt việc điểm danh và báo ăn hàng ngày,

Nhà trường cần quản lý chặt chẽ các khoản thu - chi liên quan đến vấn đề ăn uống của trẻ Thực hiện tài chính công khai, có sự thống nhất giữa sổ báo ăn, sổ chợ và sổ tính khẩu phần ăn hàng ngày

Thanh toán sòng phẳng với các bậc phụ huynh theo từng tháng

Không sử dụng quỹ tiền ăn của trẻ vào các hoạt động khác hoặc mua sắm những

đồ dùng không phải là lương thực, thực phẩm sử dụng trong các bữa ăn của trẻ

4.6.Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý của trẻ:

Khi xây dựng khẩu phần ăn điều quan trọng nhất là phải cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể

- Cân đối về năng lượng: Năng lượng chủ yếu là do 3 chất Prôtêin, Lipit, Gluxit Trong khẩu phần ăn tỷ lệ của 3 chất này phải thích hợp, nên có tỷ lệ 1:1:5

- Cân đối về Prôtêin: Xác định tỷ lệ % giữa Prôtêin động vật với Prôtêin thực vật để đánh giá mức độ, thông thường Prôtêin động vật ở trẻ em là 50 – 60%

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w