cạnh đó, đề tài cũng góp phần làm rõ hơn một số lý thuyết như thuyết vai trò, thuyếtnhu cầu, thuyết hệ thống…Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần thể hiện tầm quan trọng của công tác x
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Huế, 5-2016
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
TS NGUYỄN XUÂN HỒNG
Huế, 5-2016
Trang 3Để hoàn thành bài khóa luận với đề tài: “Hỗ trợ tâm lý cho trẻ khiếm thị tại xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình”, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban chủ nhiệm bộ môn CTXH, trường Đại học Khoa học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có được thời gian đi tìm hiểu thực tế tại xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình Đặc biệt, tôi xin được chân thành cảm
ơn thầy giáo Nguyễn Xuân Hồng đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và viết bài khóa luận này.
Tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới UBND
xã Thuận Hóa cùng các tổ chức, cơ quan, đoàn thể thanh niên, các gia đình và bà con nhân dân xã Thuận Hóa, đặc biệt là gia đình em Lê Thị Thảo đã nhiệt tình giúp đỡ tôi tìm hiểu và cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Do hạn chế về thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 13 tháng 05 năm 2016
Sinh viên Trần Thị Thủy Tiên
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 CTXH Công tác xã hội
2 NVCTXH Nhân viên công tác xã hội
3 NVXH Nhân viên xã hội
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 4
4 Mục tiêu nghiên cứu 5
5 Đối tượng, phạm vi khách thể nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Bố cục đề tài 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN11 1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 11
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 11
1.1.2 Điều kiện kinh tế 11
1.1.3 Văn hóa xã hội 12
1.2 Một số khái niệm liên quan 13
1.2.1 Trẻ em 13
1.2.2 Người khiếm thị 14
1.2.3 Trẻ em khiếm thị (gọi tắt trẻ khiếm thị) 14
1.2.4 Hỗ trợ tâm lý 14
1.2.5 Hòa nhập cộng đồng 14
1.2.6 Công tác xã hội cá nhân 14
1.3 Một số lý thuyết liên quan 15
1.3.1 Lý thuyết nhu cầu 15
1.3.2 Lý thuyết hệ thống 17
1.3.3 Thuyết nhận thức - hành vi 18
1.3.4 Thuyết vai trò 19
1.3.5 Lí thuyết tương tác xã hội 20
1.4 Quan điểm trong nghiên cứu và thực hành CTXH 20
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TRẺ KHIẾM THỊ TẠI XÃ THUẬN HÓA 24
2.1 Thực trạng người khiếm thị ở Việt Nam 24
Trang 62.3 Thực trạng trẻ khiếm thị tại địa bàn xã Thuận Hóa 25
2.4 Thực trạng về đối tượng nghiên cứu 26
2.4.1 Thông tin chung về đối tượng 26
2.4.2 Những biểu hiện của đối tượng 30
CHƯƠNG 3 TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ KHIẾM THỊ TẠI XÃ THUẬN HÓA 33
3.1 Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề ban đầu 33
3.2 Thu thập thông tin 34
3.3 Chẩn đoán 37
3.4 Lập kế hoạch trị liệu 39
3.5 Thực hiện can thiệp 41
3.6 Lượng giá (Đánh giá quá trình can thiệp) 44
3.7 Kết thúc 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 52
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước “Trẻ em hôm nay thế giớingày mai” Trẻ em chiếm giữ một vị trí rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, dântộc Xã hội phát triển ngày càng hiện đại, đời sống ngày càng được nâng cao và trẻ
em đang được hưởng sự quan tâm và ưu ái nhất định, đảm bảo cho các em phát triểnmột cách toàn diện Bên cạnh sự phát triển của mỗi quốc gia luôn tồn tại hai mặt, sựphát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đem lại nhiều thành tựu to lớn trongmọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nhưng cũng đặt ra không ít vấn đề cần phải quantâm và giải quyết Việt Nam là một quốc gia đã và đang đạt được những bước tiếnvượt bậc về kinh tế và xã hội Tuy nhiên, cùng tồn tại song song với những thànhquả đạt được đó, xã hội lại có những tiêu cực ngăn cản sự phát triển toàn diện củacon người, trong đó có vấn đề chăm sóc, giáo dục và hỗ trợ trẻ khiếm thị
Hàng năm, có tới hàng triệu trẻ em được sinh ra trên thế giới Trẻ em sinh ra
và lớn lên trong những điều kiện và đặc điểm của mỗi gia đình, cộng đồng thật đadạng và không giống nhau Do vậy, có những hoàn cảnh học tập, lao động và sinhhoạt khác nhau Có những đứa trẻ được lớn lên trong sự yêu thương, chăm sóc củacha mẹ, được sống khỏe mạnh và được quan tâm một cách chu đáo thì đâu đó cònmột số lượng không nhỏ các em đang chịu thiệt thòi về vật chất cũng như tinh thần,trong đó phải kể đến trẻ em khiếm thị
Mỗi khi nói đến trẻ khiếm thị thì mọi người thường gọi trẻ bằng các từ có tínhmiệt thị, và gán cho trẻ những từ như mù, đui… từ cách nhìn nhận đó mà dẫn tớithái độ coi thường, xem nhẹ khả năng của trẻ góp phần làm cho các em thêm mặccảm, tự ti về bản thân Cộng đồng xã hội cũng như gia đình cần thực hiện đúngnhững trách nhiệm, vai trò của mình đối với việc chăm sóc, giúp đỡ trẻ khuyết tậtnói chung và trẻ khiếm thị nói riêng để các em cảm thấy được an ủi, sống tự tin vàyêu đời hơn Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em có điều kiện phát triển đầy đủ
về vật chất và tinh thần
Như chúng ta đã biết, cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc,giúp đỡ trẻ khiếm thị, để các em không còn cảm giác mặc cảm, tự ti khi trở thành
Trang 8gánh nặng cho gia đình và cộng đồng xã hội Vì vậy, trước những vấn đề bất cập ấy
có nhiều cá nhân, tổ chức từ thiện ra đời đã chia sẻ tấm lòng nhân ái của mình đểgiúp đỡ, bù đắp những thiếu hụt trước mắt cho các em, một phần nào đó giúp các
em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống
Việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ khiếm thị đang được nhà nước rấtquan tâm, chú trọng Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều người khiếm thị, đặcbiệt là trẻ em khiếm thị không được tạo điều kiện hoặc gặp khó khăn trong học tập vàđiều này gây nhiều trở ngại cho quá trình hòa nhập cộng đồng của các em Hơn nữa,
do không được học hành và tâm lý mặc cảm, tự ti trẻ em khiếm thị thường gặp nhiềurủi ro trong cuộc sống như sự phân biệt kỳ thị của những người xung quanh, bị lạmdụng sức lao động, lạm dụng tình dục, thất học, thất nghiệp…chính vì vậy sự canthiệp, giúp đỡ của NVCTXH trong những trường hợp như vậy là vô cùng cần thiết.Trên cả nước nói chung và ở xã Thuận Hóa nói riêng tỉ lệ trẻ em khiếm thịkhông đi học hoặc bỏ học giữa chừng vẫn đang còn cao Với tư cách là mộtNVCTXH tương lai tôi nhận thức được rằng, việc hỗ trợ tâm lý cho các trẻ emkhiếm thị, giúp các em vượt qua được khủng hoảng tâm lý, hòa nhập với cộng đồng
và có được cuộc sống ổn định như những người bình thường khác là vô cùng quantrọng và cần thiết
Tôi quyết định chọn đề tài: “Hỗ trợ tâm lý cho trẻ khiếm thị tại xã Thuận
Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên
ngành CTXH của mình Đây là cơ hội để tôi có thể vận dụng những kiến thức, kỹnăng và phương pháp đã được học tại trường vào thực tiễn nhằm giúp trẻ em khiếmthị tại địa phương có thể tự tin hơn vào bản thân và qua đó nâng cao khả năng hòanhập cộng đồng của các em vì một tương lai tươi sáng và công bằng
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề người khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thị nói riêng là một vấn đềmang tính xã hội và được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm nhằm hướng tớimột cuộc sống công bằng bình đẳng trên tất cả mọi lĩnh vực, rút ngắn khoảng cáchgiữa những người khuyết tật với những người bình thường
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, những đề tài, những bài viết và nhiều chương trình dự án dành cho người khiếm thị tiêu biểu như:
Trang 9Tại lễ công bố Báo cáo tình hình trẻ em thế giới 2013 do Quỹ Nhi đồng Liên
Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức, với chủ đề về trẻ em khuyết tật, UNICEF kêu gọichính phủ các nước giữ lời hứa trong việc bảo đảm quyền bình đẳng cho ngườikhuyết tật, phê chuẩn và thực hiện Công ước về quyền của người khuyết tật Báocáo cho rằng, trẻ khuyết tật thường bị chối bỏ những cơ hội mà trẻ khác đươngnhiên được hưởng Do đó việc đầu tiên cả thế giới cần làm đó là thay đổi thái độ,tập trung vào những khả năng thay vì nhìn vào khuyết tật của các em, đồng thờiphải đảm bảo về trường học, dịch vụ y tế cũng như các dịch vụ vui chơi, giải trí chotrẻ khuyết tật… Báo cáo cũng chỉ ra ba lĩnh vực lớn cần phải hành động ngay để cảithiện tình hình của trẻ khuyết tật và thực hiện quyền của các em Trước hết, phải cómột xã hội hòa nhập hơn Con đường tiến tới một xã hội hòa nhập hơn được thểhiện trong Công ước về Quyền của Người khuyết tật (CRPD) và Công ước vềQuyền trẻ em (CRC) Qua báo cáo cũng đã chỉ ra những vấn đề, những nội dungcần thực hiện để giúp đỡ trẻ khuyết tật, tuy nhiên vẫn chưa đưa ra giải pháp cụ thể.Năm 1988, Trường Nguyễn Đình Chiểu đã từng bước tổ chức nghiên cứu thựchiện đề tài giáo dục trẻ khiếm thị và nuôi dạy trẻ bậc PTTH
Năm 1992, Có đề tài “Nghiên cứu thực hiện mô hình giáo dục học sinh khiếm
thị” Các đề tài nghiên cứu thực nghiệm những vấn đề liên quan đến trẻ khiếm thị
được trường quan tâm như: Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thị, biên soạn phần mềmcho người khiếm thị
Tác giả Thanh Thúy đã có bài viết trên thư viện điện tử cho người khiếm thịđược in trong trong tạp chí Người bảo trợ số 111 tháng 3 năm 2009 Bên cạnh đó
có hàng loạt dự án được triển khai cho người khiếm thị như; Phần Lan đã thực
hiện dự án về “Phát hiện và giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thị của huyện Từ
Liêm - Hà Nội”.
Đề tài nghiên cứu “Các phương pháp dạy học cho trẻ khuyết tật trong trường
chuyên biệt” của Đào Thị Hương Liên (năm 2011) đã trình bày những phương pháp
dạy học cho trẻ khuyết tật trong những môi trường chuyên biệt nhằm giúp các emkhuyết tật có thể học tập một cách có hiệu quả nhất Tuy nhiên, đề tài chỉ mới dừnglại ở phương pháp dạy học chứ chưa đưa ra được các giải pháp giúp các em học tậptrong môi trường chuyên biệt có thể hòa nhập với bên ngoài
Trang 10Đề tài “Quá trình hòa nhập cộng đồng của người khiếm thị dưới nhản quan văn
hóa” của Nguyễn Văn Long (năm 2009) đã làm rõ được những thuận lợi, khó khăn của
người khiếm thị khi hòa nhập với cộng đồng, cũng như đề xuất những giải pháp để hỗtrợ người khiếm thị trong việc hòa nhập với cộng đồng Tuy nhiên, đề tài chỉ mới xemxét quá trình hòa nhập cộng đồng của người khiếm thị dưới góc độ văn hóa nên chưathể làm rõ được quá trình hòa nhập cộng đồng trên các lĩnh vực khác
Qua các nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy rằng người khiếm thị đang nhậnđược quan tâm nhất định từ các nhà nghiên cứu, nhà phát triển nhằm giúp họ có thểhòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, vào xã hội Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằngnhững nghiên cứu trên vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu thực tế của rất nhiều ngườikhiếm thị, đặc biệt là trẻ em khiếm thị trên các tỉnh thành trong cả nước Như vậy,tuy có nhiều bài viết liên quan đến người khuyết tật, nhưng tài liệu nghiên cứu riêngdành cho trẻ em khiếm thị chưa nhiều Trong quá trình thực hiện, đề tài sẽ vận dụngnhững quan điểm, nội dung phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn và mục tiêunghiên cứu của mình
Với vai trò là một NVCTXH tương lai, tôi nhận thấy phải có hướng đi kháchơn, thực tế hơn so với các phương pháp, cách tiếp cận trước đây và áp dụng tại địabàn xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình Đề tài không chỉ tìm hiểuđời sống, nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của bản thân các trẻ khiếm thị và gia đìnhcác em mà đề tài tập trung chủ yếu đến việc thực hành phương pháp công tác xã hộivới cá nhân trẻ em khiếm thị Qua việc thực hành này để hiểu hơn về các em, giúpcác em và gia đình hiểu hơn về vấn đề mình đang gặp phải, nhằm cùng nhau giảiquyết vấn đề tạo sự tự tin, hòa nhập với cộng đồng
Hiện nay tại xã Thuận Hóa vẫn chưa có một nghiên cứu nào về trẻ khiếm thị.Việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ khiếm thị vẫn chưa đề cập được một cách thoả đáng Do
đó, với đề tài này sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ thực trạng về vấn đề hỗ trợ tâm lý chotrẻ khiếm thị Đặc biệt đưa ra các giải pháp công tác xã hội cá nhân nhằm hỗ trợgiúp đỡ một đối tượng cụ thể
3 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
3.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài có ý nghĩa lý luận thực sự quan trọng, dựa vào nghiên cứu bổ sung một
số giải pháp nhằm giúp đỡ trẻ khiếm thị nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung Bên
Trang 11cạnh đó, đề tài cũng góp phần làm rõ hơn một số lý thuyết như thuyết vai trò, thuyếtnhu cầu, thuyết hệ thống…
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần thể hiện tầm quan trọng của công tác xãhội chuyên nghiệp trong xã hội hiện nay, đồng thời thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữangành công tác xã hội với một số ngành liên quan như tâm lý học, xã hội học,…
Việc thực hiện đề tài nghiên cứu cũng đã đem lại ý nghĩa to lớn đối với bảnthân đối tượng nghiên cứu nhằm hỗ trợ tâm lý để giúp em xoá bỏ mặc cảm, tự ti đểhoà nhập với cộng đồng từ đó giúp em cảm thấy bản thân mình có ích cho gia đình
và xã hội
Đối với cá nhân tôi, khi thực hiện đề tài này trong thực tế tôi đã học hỏi và rènluyện rất nhiều các kỹ năng, phương pháp đã được học ở nhà trường, áp dụng đượcnhững lý thuyết đã được học vào thực tiễn cuộc sống Qua đó, tôi nhận thấy mìnhtrưởng thành hơn trong suy nghĩ và trong cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề Giúptôi tự tin hơn trên con đường nghề nghiệp tương lai của mình
4 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu đời sống, tâm tư, nguyện vọng của trẻ khiếm thị
- Nâng cao khả năng giao tiếp, sự tự tin, tăng cường khả năng tự lực cho trẻkhiếm thị trong cuộc sống
- Phân tích vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ khiếm thị
5 Đối tượng, phạm vi khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động hỗ trợ tâm lý cho trẻ khiếm thị tại xã Thuận Hóa, huyện TuyênHóa, tỉnh Quảng Bình
Trang 125.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
- Về thời gian: từ ngày 22/02/2016 đến ngày 09/05/2016
5.3 Khách thể nghiên cứu
- Trẻ khiếm thị tại địa bàn xã Thuận Hóa
- Gia đình, người thân, họ hàng của trẻ khiếm thị
- Cán bộ tại xã, cán bộ y tế…
- Trường học của trẻ khiếm thị
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
6.1.1 Phương pháp duy vật lịch sử
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử khi nhìn nhận và đánh giá bất
kỳ hiện tượng, sự việc nào trong xã hội thì phải xác định được hoàn cảnh lịch sử cụthể nơi hiện tượng, sự việc đó tồn tại Cùng một sự việc, hiện tượng nhưng trongnhững hoàn cảnh lịch sử khác nhau thì cách nhìn nhận, đánh giá và cách giải quyếtvấn đề cũng có sự khác nhau
Vận dụng quan điểm này trong đề tài người viết xem xét, đánh giá, phân tíchvấn đề hỗ trợ tâm lý cho trẻ em khiếm thị trong điều kiện kinh tế, xã hội của xãThuận Hóa , huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình từ đó tìm ra những nguyên nhândẫn đến sự mặc cảm, tự ti, không hòa nhập cộng đồng của các em và đưa ra những
sự hỗ trợ phù hợp với điều kiện của địa phương
6.1.2 Phương pháp duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong sự tác độngqua lại lẫn nhau tức là trong mối quan hệ phổ biến với các sự vật, hiện tượng khác,đồng thời phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho chúng ta một cáinhìn chỉnh thể, bao quát khách quan từ đó có cách nhìn nhận sự vật, hiện tượngchính xác nhất
Áp dụng quan điểm này trong đề tài thì đây không chỉ là vấn đề riêng của trẻ
em khiếm thị mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như: Hoàn cảnh sống, giađình, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội mà thân chủ đang sinh sống Nếu tiếp
Trang 13cận vấn đề theo hướng này thì sẽ giúp chúng ta có cách nhìn nhận và giải quyết vấn
đề một cách khách quan, toàn diện và chính xác hơn
6.2 Phương pháp công tác xã hội
6.2.1 Phương pháp công tác xã hội cá nhân
Trên cơ sở các thông tin thu thập được tôi đã tiến hành thực hiện phương phápcan thiệp CTXH cá nhân với trẻ khiếm thị trên địa bàn nghiên cứu cụ thể là em LêThị Thảo nhằm mục đích nâng cao nhận thức của trẻ khiếm thị tại địa phương vềtầm quan trọng của việc học tập cũng như giúp các em có thể tự tin hơn, xóa bỏ mặccảm về bản thân
Tôi đã thực hiện chính xác các giai đoạn của CTXH cá nhân đã được học theo
kế hoạch, thời gian và mục tiêu cụ thể
Tiến hành sử dụng công tác xã hội với một cá nhân cụ thể: Tìm hiểu sâu về cánhân có thể giúp đỡ bằng các mối quan hệ của Nhân viên xã hội và cá nhân trẻkhiếm thị Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm để hiểu rõ hơn vềvấn đề nghiên cứu, hiểu rõ hơn về cuộc sống của trẻ khiếm thị để giúp em ổn địnhtâm lý, phát huy những điểm mạnh của bản thân để hòa nhập và học tập tốt trongmôi trường hiện nay, huy động các nguồn lực để có những cơ hội tiếp cận việc làmđược tốt hơn dành cho trẻ khiếm thị, góp phần vào việc cải thiện chất lượng cuộcsống cho bản thân cũng như gia đình của mỗi trẻ khiếm thị
Tiến trình sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân gồm 7 bước sau đượcthực hiện từ ngày 22/02/2016 đến ngày 09/05/2016:
Bước 1: Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề ban đầu
Bước 2: Thu thập thông tin
Bước 3: Chẩn đoán vấn đề
Bước 4: Lập kế hoạch trị liệu
Bước 5: Thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch
Bước 6: Lượng giá
Bước 7: Kết thúc
Việc sử dụng phương pháp CTXH cá nhân để can thiệp, hỗ trợ nhằm mục đíchnâng cao sự ti tin vào bản thân, giúp em bớt đi mặc cảm và tự tin thể hiện bản thântrong cuộc sống
Trang 14Trong đề tài này, phương pháp vãng gia được sử dụng trong suốt quá trình làmviệc với thân chủ để thực hiện đề tài Việc thực hiện can thiệp chủ yếu là tại nhà củathân chủ, chính vì vậy, phương pháp vãng gia đóng vai trò quan trọng không thểthiếu trong đề tài.
6.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Người nghiên cứu tự thu thập, quan sát, phỏng vấn trực tiếp để có được thôngtin phục vụ cho đề tài Một số vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu có rất ít tàiliệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa đượcbiết Đối với những thông tin này cần phân tích, kiểm tra đối chiếu với các nguồnthông tin khác nhau để có thể có được thông tin chính xác và khách quan vì nóthường mang ý kiến chủ quan của người nghiên cứu
6.3.1 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp thu thập thông tin bằng cách hỏi và trả lời trực tiếp giữa nhânviên xã hội với cán bộ tại xã Thuận Hóa, hàng xóm, gia đình, thầy cô… và cá nhântrẻ khiếm thị tại xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Các câu hỏi nội dung phương pháp nhằm khai thác các thông tin thái độ vớingười khiếm thị tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu, tâm tư nguyện vọng và khó khăntrong việc hòa nhập với cộng đồng Nội dung của việc phỏng vấn xoay quanh thựctrạng những khó khăn, những vấn nạn mà bản thân trẻ khiếm thị cũng như gia đình
họ đang gặp phải Cụ thể như sau:
Phỏng vấn sâu giáo viên trực tiếp giảng dạy em là chị Hoàng Thị Loan để biếttình hình học tập và thái độ của các em khi đến lớp, những khó khăn mà em gặpphải trong quá trình học tập
Trang 15Phỏng vấn những người trong gia đình, cụ thể là mẹ em gì Nguyễn Thị Thủy
để hiểu rõ hơn về cuộc sống của em, những khó khăn, nhưng đặc điểm về tính cáchcủa em để dễ dàng hơn trong khi tiếp cận với em
Phỏng vấn họ hàng, hàng xóm của em để biết chính xác hơn về gia đình em,cách chăm sóc cũng như đối xử của gia đình đối với em hằng ngày như thế nào.Đặc biệt tiến hành phỏng phấn sâu thân chủ là em Lê Thị Thảo để biết được
tình hình của em
6.3.2 Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu đời sống thực của đối tượng tạigia đình cũng như quan sát cách em sinh hoạt, giao lưu với mọi người trong cộngđồng Đồng thời ghi chép lại những thông tin tiến trình tâm lý xã hội của em
Việc quan sát một cách có hiệu quả sẽ giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhậnđúng vấn đề, người quan sát cũng hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sống của các em cũngnhư thấy được cách nhìn của mọi người xung quanh dành cho các em
Sử dụng phương pháp khi đi qua nhà thân chủ, và đặc biệt phương pháp quansát còn được sử dụng trong suốt toàn bộ tiến trình làm việc với thân chủ, trongnhững cuộc phỏng vấn sâu khác việc quan sát cử chỉ, điệu bộ của em giúp choNVCTXH sẽ có được những thông tin quan trọng, giúp đánh giá chính xác hơn vềtình trạng của thân chủ, về sự thay đổi của thân chủ qua tiến trình can thiệp
6.4 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Bất cứ một nghiên cứu nào cũng cần phải thu thập những thông tin được lưutrữ và tài liệu liên quan về đối tượng hay vấn đề nghiên cứu Trong đề tài này ngườinghiên cứu sẽ thu thập những thông tin về số lượng người khiếm thị ở Việt Nam; ở
xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình; thu thập số lượng trẻ em khiếmthị và tình hình học tập của các em thông qua báo cáo tổng kết của hội người mùViệt Nam, hội người mù tỉnh Quảng Bình…, tìm hiểu những sự hỗ trợ của Đảng,Nhà nước về người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng thông quaLuật người khuyết tật, chỉ thị 51 của ban bí thư trung ương đảng, Luật giáo dục…thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau như internet, sách, báo cáo…
Trang 167 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì khóa luận tốt nghiệp nàygồm có 3 chương:
Chương 1: Cở sở thực tiễn và lý luận
Chương 2: Thực trạng trẻ khiếm thị tại xã Thuận Hóa
Chương 3: Tiến trình công tác xã hội cá nhân với trẻ khiếm thị tại xã Thuận Hóa
Trang 17CHƯƠNG 1 CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Thuận Hóa là một xã miền núi thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.Cách trung tâm thị trấn Đồng Lê khoảng 3km, nằm phía Tây của huyện Tuyên Hóa.Nằm bên cạnh sông Gianh
Các mặt tiếp giáp:
- Phía Đông là rừng núi
- Phía Tây giáp với thị trấn Đồng Lê
- Phía Nam giáp xã Đồng Hóa
- Phía Bắc giáp xã Lê Hóa
Xã Thuận Hóa bao gồm 6 thôn: thôn Đồng Lào, thôn Hạ Lào, thôn Trung Lào,thôn Ba Tâm, thôn Thượng Lào và thôn Xuân Canh
- Đất đai: tổng diện tích đất tự nhiên: 10.487 ha.
Đất nông nghiệp: 6.767,34 ha
Diện tích lúa nước: 353,89 ha
Đất lâm nghiệp có rừng: 6.199,10 ha trong đó: rừng tự nhiên là 6.074,7
1.1.2 Điều kiện kinh tế
Tổng diện tích gieo trồng trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 82,9 ha Năng suấtcây trồng chính là cây lúa vụ Đông Xuân đạt 182,6 tấn, đạt 86,9% kế hoạch CácLoại cây trồng khác như ngô, lạc, cây dài ngay, cây ăn quả…mặc dù chịu ảnhhưởng xấu của thời tiết nhưng nhờ phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả từ các đoàn thểđịa phương, nên năng suất, chất lượng đạt kết quả như mong muốn
Trang 18Rừng tự nhiên có khối lượng gỗ tương đối lớn, ngoài gỗ còn có nhiều loại tre,nứa, song, mây và nhiều loại thảo dược quý và nhiều loại rau quả Bên cạnh đó, xenlẫn giữa núi đồi sông suối là những đồng cỏ, đây là môi trường lý tưởng cho chănnuôi đại gia súc.
Trong 6 tháng qua toàn xã đã trồng mới và nghiệm thu 25,2ha rừng trồng thuộcnguồn vốn đầu tư chương trình 661, kết quả đạt 93% Được đánh giá là địa phươngthực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi Riêng lĩnh vực chăn nuôi thuđược kết quả đáng mừng Đàn gia súc gia cầm không những ổn định mà ngày càngtăng lên, cho thu nhập khá, là một phần thu nhập quan trọng của bà con Ngoài trâu,
bò, lợn xã còn chủ trương nhân rộng các mô hình nuôi ong lấy mật, dê đàn
Bên cạnh trồng trọt chăn nuôi người dân còn phát triển các ngành nghề thủcông như nghề mộc, đan lát…chăn nuôi cá lồng cũng được người dân tập trung pháttriển [2;21]
1.1.3 Văn hóa xã hội
- Về y tế:
Chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Đẩy mạnh việc ứng dụngcác tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khám chữa bệnh Từng bước nâng caochuyên môn và y đức của đội ngũ bác sỹ và nhân viên y tế, tăng cường bác sỹ cộngđồng để phục vụ tại trạm y tế xã Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị tại cơ sở y
tế theo chuẩn quốc gia
Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, chương trìnhchăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, củng cố và nâng cao mạng lưới y tế thônbản Thực hiện tốt các chỉ tiêu dân số
Chú trọng công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế
tỷ lệ nhiễm các bệnh xã hội trong cộng đồng dân cư Đến năm 2016, tỷ lệ trẻ emdưới 1 tuổi được tiêm chủng 100%, tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng 100%.Ngoài ra trạm y tế còn tiến hành vận động quyên góp tại cộng đồng để tríchtặng các phần quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập đãnhận được sự tin tưởng, cảm phục lớn của nhân dân
- Về giáo dục:
Tiếp tục thực hiện phát triển giáo dục – đào tạo toàn diện, nâng cao chấtlượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực đáp ứngyêu cầu sự nghiệp đổi mới
Trang 19Công tác giáo dục được chính quyền chú trọng đầu tư với phương châm “ Đầu
tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển lâu dài” nên những năm qua chất lượng giáodục được nâng lên một cách toàn diện
Tập trung mục tiêu phổ cập mầm non đúng độ tuổi, phấn đấu đến năm 2017huy động 100% số cháu 5 tuổi vào học mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, họcsinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%, học sinh tốt nghiệpTHCS vào bậc trung học phổ thông đạt 77%
Xã Thuận Hóa hiện nay có các trường như sau:
- Trường mầm non Thuận Hóa
- Trường tiểu học Thuận Hóa
- Trường THCS Thuận Hóa
- Về cơ sở hạ tầng:
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và cơ sở vật chất trường học,trạm y tế hệ thống đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, xây dựng trạm y
tế, trường học mới, cơ sở vật chất được cải thiện và nâng cao
- Các hoạt động văn hóa thông tin-thông tin và các chính sách xã hội khác
được chú trọng và phát triển một cách toàn diện [21]
1.2 Một số khái niệm liên quan
1.2.1 Trẻ em
Từ điển Bách khoa toàn thư đã đưa ra những khái niệm về trẻ em như sau :
- Về mặt sinh học, trẻ em là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổidậy thì
- Định nghĩa pháp lý về một “trẻ em” nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn biếttới là một người chưa đến tuổi trưởng thành
- Hiệp ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc định nghĩa một đứa trẻ là “mọicon người dưới 18 tuổi trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởngthành được quy định sớm hơn”
- Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em của Việt Nam năm 2004 quy định trẻ em làcông nhân Việt Nam dưới 16 tuổi [25]
Trong đề tài này tôi sử dụng khái niệm trẻ em theo Luật bảo vệ và chăm sóctrẻ em của Việt Nam năm 2004
Trang 201.2.2 Người khiếm thị
Người khiếm thị là người sau khi được điều trị hoặc điều chỉnh khúc xạ mà thịlực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận được sáng tối, vàbệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và thực thi cáchoạt động hàng ngày.( Bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh)
1.2.3 Trẻ em khiếm thị (gọi tắt trẻ khiếm thị)
Trẻ khiếm thị là trẻ dưới 16 tuổi có khuyết tật thị giác, khi đã có phương tiệntrợ giúp nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt [7]
1.2.4 Hỗ trợ tâm lý
Nhân viên xã hội sử dụng kỹ năng và công cụ hỗ trợ nhằm giúp cho những đốitượng bị ảnh hưởng, chấn thương về mặt tâm lý từ đó giúp họ ổn định tinh thần,tránh những tác động biến cố xấu xảy ra đối với họ Qua đó đối tượng có được cuộcsống tinh thần ổn định [5]
1.2.5 Hòa nhập cộng đồng
Hòa nhập cộng đồng theo nghĩa rộng là một xã hội không có rào cản cho mọingười trong việc tham gia vào đời sống xã hội, trong tiến trình xã hội hóa của cánhân sẽ không gặp bất cứ khó khăn nào làm trở ngại đến tâm lý, sức khỏe và về mặt
xã hội
Hòa nhập cộng đồng theo nghĩa hẹp là sự hòa nhập của các nhóm đối tượng
dễ bị tổn thương trong việc tham gia vào đời sống xã hội những rào cản này baogồm thái độ kỳ thị, xa lánh và phân biệt đối xử thậm chí là sự bất bình đẳng củacộng đồng đối với từng cá nhân [28]
1.2.6 Công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là hoạt động dịch vụ xã hội trực tiếp hướng đến cácthân chủ do các nhân viên cộng đồng thực hiện Các nhân viên này phải có các kỹnăng trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn lực, các vấn đề về xã hội và xúccảm Đây là một hoạt động mang tính chuyên ngành để qua đó các nhu cầu của thânchủ được đánh giá trong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã hội của cá nhân Nhânviên xã hội cá nhân hướng đến nâng cao sức mạnh của các thân chủ nhằm giải quyếtcác vấn đề và và đối mặt các vấn đề một cách hiệu quả trong môi trường sống củathân chủ Các dịch vụ thông qua nhân viên xã hội bao trùm nhiều vấn đề từ việc trợ
Trang 21giúp về vật chất đến các vấn đề tham vấn phức hợp.( trích từ Speccht và vickery,
Integrating Social Work Methods 1997 Allen and Unwin London).
Tiến hành sử dụng công tác xã hội với một cá nhân cụ thể: Tìm hiểu sâu về cánhân có thể giúp đỡ bằng các mối quan hệ của Nhân viên xã hội và cá nhân trẻkhiếm thị Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm để hiểu rõ hơn vềvấn đề nghiên cứu, hiểu rõ hơn về cuộc sống của trẻ khiếm thị để giúp họ ổn địnhtâm lý, phát huy những điểm mạnh của bản thân để hòa nhập và học tập tốt trongmôi trường hiện nay, huy động các nguồn lực để có những cơ hội tiếp cận việc làmđược tốt hơn dành cho trẻ khiếm thị góp phần vào việc cải thiện chất lượng cuộcsống cho bản thân cũng như gia đình của mỗi trẻ khiếm thị
Tiến trình sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân gồm 7 bước sau đượcthực hiện từ ngày 22/02/2016 đến ngày 09/05/2016:
Bước 1: Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề ban đầu
Bước 2: Thu thập thông tin
Bước 3: Chẩn đoán vấn đề
Bước 4: Lập kế hoạch trị liệu
Bước 5: Thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch
Bước 6: Lượng giá
Bước 7: Kết thúc [1]
1.3 Một số lý thuyết liên quan
1.3.1 Lý thuyết nhu cầu
Thuyết nhu cầu của A.Maslow nêu lên 5 bậc Hệ thống thứ bậc phụ thuộckhá nhiều vào môi trường bên ngoài Mô hình thứ bậc của Maslow xem xét cácnhu cầu kích thích vận động khác nhau được đặt theo hệ thống thứ bậc và cho rằngtrước khi đáp ứng các nhu cầu ở mức cao hơn, tinh vi hơn thì phải thỏa mãn nhucầu ở mức sơ cấp Mô hình được diễn ra như một kim tự tháp:
* Nhu cầu sinh lý (nhu cầu được sinh tồn)
Bậc thang này rất cơ bản và rất quan trọng Nhu cầu về thức ăn, quần áomặc, nơi ăn chốn ở Nếu nhu cầu cơ bản này chưa được đáp ứng đủ thì các nhucầu khác ít có động cơ thúc đẩy Một người đang đói thì không có một quan tâmnào khác tồn tại, ngoại trừ thức ăn Tất cả mọi năng lực khác của anh ta đều đổ
Trang 22dồn vào việc tìm thức ăn Khi đói, toàn cơ thể của chúng ta đều tham dự vào việcthỏa mãn nhu cầu này Nhưng nếu nó được đáp ứng thì nhu cầu kế tiếp lại xuấthiện trội hơn và tiếp tục như vậy Khi nhu cầu sinh lý được thỏa mãn thì con người
sẽ hướng về sự an toàn
* Nhu cầu được an toàn
Nhu cầu không bị đe dọa và không bị mất nhu cầu sinh lý Đây là nhu cầu tựduy trì và chuẩn bị cho tương lai vững chắc hơn An toàn có nghĩa là an toàn đểsống trong một môi trường cho phép sự phát triển của con người được liên tục vàlành mạnh Điều này có thể có nghĩa là một ngôi nhà, công việc, điều kiện đượcchăm sóc y tế, và sự bảo vệ cơ thể
Nhu cầu an toàn này dễ quan sát thấy ở trẻ em nhiều hơn vì đối với trẻ, những
gì đột ngột và có tính cách đe dọa đều khiến cho chúng cảm thấy bất an Nhu cầu antoàn thể hiện trong việc tìm kiếm sự bảo vệ và ổn định từ tiền bạc, sức khỏe, côngviệc và thu nhập ổn định, sự tin tưởng ở tương lai Khi nhu cầu sinh lý và nhu cầu
an toàn đã được thỏa mãn tốt thì nhu cầu xã hội hay hội nhập lại xuất hiện trội hơn
* Nhu cầu xã hội
Trong đời sống, mỗi cá nhân đều mong muốn mình "thuộc về"các nhóm khácnhau và được chấp nhận, được yêu thương, cố gắng có mối quan hệ giao tiếp tốt đẹpvới người khác Con người thèm khát những quan hệ thân ái với người khác nóichung, và một chỗ đứng trong lòng những người chung quanh nói riêng Cảm tưởngkhông được yêu thương, bị bỏ rơi, không được gắn bó với người khác… là cội rễcủa hầu hết những trường hợp không hội nhập Nhu cầu xã hội được thể hiện mạnhhơn các nhu cầu khác khi các nhu cầu sinh lý và được an toàn đã được thỏa mãn.Nhu cầu được tôn trọng và tự khẳng định còn đang tiềm ẩn
* Nhu cầu được tôn trọng
Khi đã được người khác chấp nhận thì con người lại muốn được đánh giácao Điều này đơn giản là nhu cầu cảm thấy mình tốt, cảm nhận con người mình
có giá trị và một chút tự hào về những thành quả của bản thân Một mặt, conngười muốn tự do và độc lập, mặt khác cũng muốn có sức mạnh, năng lực khiđối phó với cuộc đời Việc thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng này giúp con người
tự tin, uy tín, quyền lực và sự kiềm chế Con người cảm thấy có ích và có ảnh
Trang 23hưởng đến môi trường xung quanh, được sự kính nể của người khác Sự tự nhìnnhận của mọi người giúp cho con người nỗ lực nhiều hơn nữa Ngược lại thì cóthể dẫn đến các hành vi phá hoại.
* Nhu cầu tự khẳng định mình (tự thể hiện)
Khi nhu cầu được tôn trọng được thỏa mãn thì nhu cầu tự khẳng định mình trởnên mạnh hơn vì con người cảm thấy vẫn chưa được hài lòng Tự khẳng định mình
là nhu cầu để tăng đến mức tối đa tiềm năng của một người Nhu cầu này bao gồmnhững khát vọng và những nỗ lực để trở thành cái mà một người có khả năng trởthành Maslow nói: "Một con người muốn có thể sẽ là gì, thì anh ta sẽ phải là cáiđó” Vì vậy, tự khẳng định mình là một mong muốn làm cái điều mà người ta có thểđạt được Đó là nhu cầu về phát triển nhân cách - cơ hội cho phát triển bản thân và
tự học tập Có cơ hội để phát triển tiềm năng của bản thân và những kỹ năng củamột con người tạo cho ta một cảm giác quan trọng về tự hoàn thiện
Lý thuyết nhu cầu của Maslow đóng góp một phần quan trọng trong việc giảithích các hành vi lệch chuẩn khi tác động vào môi trường và ngược lại
Để đạt được một nhu cầu nào đó cần có sự kích thích, vận động và qua đóđịnh hướng hành vi của một người
Vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow vào đề tài này, tôi muốn tìm hiểu nhu cầuthực tế của trẻ em khiếm thị tại địa bàn Trên cơ sở đó, tôi có thể hiểu rõ hơn nhữngtác động tiêu cực của việc các nhu cầu chưa được đáp ứng đối với sự phát triển vàhoàn thiện nhân cách cho các em [4]
1.3.2 Lý thuyết hệ thống
Đại biểu nổi tiếng nhất của lý thuyết hệ thống là nhà xã hội học người MỹTalcott Parsons Lý thuyết của ông được chia thành 2 phần: Lý thuyết hệ thống mởrộng và lý thuyết hệ thống chuyên biệt Theo Talcott Parsons bất kỳ một hệ thốngnào một xã hội, một thể chế, một nhóm nhỏ… đều có những nét nổi bật chung vànhằm hoạt động thành công như một hệ thống Những điều kiện tiên quyết nhấtđịnh phải được thực hiện theo tầm quan trọng tăng dần sự thích nghi đạt được mụctiêu, sự thống nhất, sự tích hợp duy trì kiểu mẫu 4 khía cạnh này có quan hệ tươngtác với nhau nhằm đảm bảo cho sự ổn định của hệ thống xã hội, quá trình này cũngdẫn đến sự biến đổi song đó là sự biến đổi trong trạng thái thăng bằng chuyển từ
Trang 24trạng thái xã hội này sang trạng thái xã hội ổn định khác thông qua 2 quá trình cóliên quan với nhau là phân hóa và tích hợp.
Theo lý thuyết này thì các hệ thống có mối liên hệ tương tác qua lại lẫn nhau,mỗi cá nhân trong một nhóm được coi là một tiểu hệ thống các tiểu hệ thống nàytác động và ảnh hưởng lẫn nhau để tạo ra sự biến đổi của hệ thống lớn mà nó tồntại đồng thời trong quá trình này các tiểu hệ thống cũng có sự biến đổi
Theo đó mỗi cá nhân phải gắn với một hệ thống nhất định, mỗi em là một cánhân phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường trực tiếp của các em Theothuyết này con người có ba hệ thống thỏa mãn cuộc sống như:
- Hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, người thân hay đồng nghiệp…
- Các hệ thống chính thức như: Các nhóm cộng đồng các tổ chức côngđoàn…
- Các hệ thống xã hội: Như trường học, bệnh viện, cơ quan, nhà nước…
Nhiệm vụ của CTXH theo thuyết này là: Tạo dựng mối liên hệ mới giữa cánhân, nhóm và các hệ thống hỗ trợ; giúp họ điều chỉnh các hành vi, thực hiện sựtương tác mới với các hệ thống nguồn lực khác; áp dụng lý thuyết để biết được cácthành tố tác động và nguyên nhân dẫn đến việc em rụt rè, mặc cảm, tự ti, khôngtham gia, hòa nhập vào cộng đồng Từ đó có thể tác động lên các hệ thống như giađình trường học, tổ chức xã hội và bản thân các em để nâng cao sự tự tin, nâng caokhả năng giao tiếp, hòa nhập cộng đồng cho trẻ em khiếm thị
Trong phạm vi của đề tài này tôi đã sử dụng lý thuyết hệ thống vào thực hànhCTXH cá nhân với trẻ khiếm thị
1.3.3 Thuyết nhận thức - hành vi
Thuyết nhận thức – hành vi chỉ đến tư duy quyết định phản ứng chứ khôngphải do tác nhân kích thích quyết định Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tìnhcảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp Do đó để làm thayđổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩkhông thích nghi
Mô hình: S -> C -> R -> B
Trong đó: S là tác nhân kích thích, C là nhận thức, R là phản ứng, B là kết quảhành vi
Trang 25Theo sơ đồ thì S không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành vi mà thay vào
đó chính nhận thức C về tác nhân kích thích và về kết quả hành vi mới dẫn đếnphản ứng R Lý thuyết này cho thấy rằng cảm xúc, hành vi của con người khôngphải được tạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề
Áp dụng lý thuyết này sẽ giúp tôi xem xét, phân tích kỹ càng vấn đề Ví dụnhư khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ khiếm thị mặc cảm, tự ti, không hòanhập thì có thể là do hoàn cảnh gia đình, hay là do sự thiếu nhận thức của cha mẹ,
có phải cha mẹ nhận thức rằng do con mình không thể học được, con học cũngkhông làm được gì…; hay từ nhận thức của các em rằng mình bị khiếm khuyết nên
tự ti, mặc cảm về bản thân, mình không làm được gì…Hành vi của con người đượctạo ra bởi cách nhìn nhận vấn đề nên cần tác động vào cách nhìn nhận cha mẹ vàcác em cần có ý thức về quyền và nghĩa vụ của mình để từ đó hạn chế tình trạng trẻkhiếm thị sống thu mình, khép kín, mặc cảm, tự ti về bản thân
1.3.4 Thuyết vai trò
Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức
vị vủa con người trong xã hội đó Thí dụ, bố phải thương con, mẹ phải hiền, chồngpahir biết chăm sóc vợ, vợ phải đảm đang, con cái phải nghe lời bố mẹ…có hai loạivai trò khác nhau là vai trò hiện và vai trò ẩn Vì một người có thể có nhiều vai tròkhác nhau, những khuôn mẫu ứng xử do xã hội áp đặt có thể mâu thuẫn với nhau,tạo ra khó khăn
Vai trò của NVCTXH ở đây là giúp thân chủ thấy được nhưng vai trò khác nhau
họ có thể đóng tùy theo hoàn cảnh cá nhân và tài nguyên có thể huy động được
Mỗi người chúng ta đều có những vai trò khác nhau mà chúng ta đảm nhậntrong cuộc sống Mỗi cá nhân khi đảm nhận vai trò đều mong đợi vai trò đó đượcthực hiện Trong cùng một môi trường văn hóa thì mọi người có cùng một số mongđợi như quy ước dành cho một số vai trò Khi đảm nhận vai trò con người sẽ thểhiện vai trò của mình Người nghiên cứu đã vận dụng thuyết vai trò trong công tác
xã hội các nhân với việc giúp trẻ khiếm thị hòa nhập với cộng đồng và vượt qua khókhăn đồng thời phân tích vai trò của gia đình, vai trò của các đoàn thể xã hội để từ
đó phân tích vai trò để can thiệp, hỗ trợ đối tượng Đồng thời với thuyết vai trò,
Trang 26người nghiên cứu cũng nhận ra rằng các chính sách của Đảng và Nhà nước trongvấn đề giúp trẻ khiếm thị có ý nghĩa rất quan trọng.
1.3.5 Lí thuyết tương tác xã hội
Tương tác xã hội là tác động qua lại giữa các cá nhân, nhóm xã hội với tư cách
là chủ thể của xã hội Nghiên cứu về tương tác xã hôi có hai cấp độ là vĩ mô và vi
mô Ở cấp độ vi mô là những nghiên cứu về những tương tác nhỏ nhất, ở cấp độ vĩ
mô là những nghiên cứu về sự tương tác của các cơ cấu xã hội, hệ thống xã hội haygiữa các thiết chế như gia đình, nhà trường, chính trị, tôn giáo… Tương tác xã hộicòn là hànhđộng xã hội liên tục, ở đậy là hành động xã hội cơ sở, tiền đề của tươngtác xã hội là sự đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác trên hai cấp độ: vĩ
mô và vi mô Vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong quá trình tương tác, và đều chịuảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực xã hội, của những tiểu văn hóa, thậm chí làcác phần văn hóa khác nhau Trong tương tác, mỗi người đều chịu những lực tươngtác khác nhau, có ý nghĩa khác nhau và đều có sự tác động khác nhau Như vậy,tương tác vừa tạo nên những khuôn dáng mỗi người, vừa tạo nên sự hợp tác và bấthợp tác mỗi người
Là hình thức giao tiếp xã hội của ít nhất hai chủ thể hành động, nó được coi làquá trình hành động và hành động đáp trả lại của chủ thể này đối với chủ thể khác.Ngoài ra nó còn cho thấy sự đa dạng của các mối tương tác diễn ra trong xã hội Vớitrẻ khiếm thị, xây dựng các mối quan hệ xã hội là vô cùng quan trọng Nó quyếtđịnh đến mức độ hòa nhập của các em Tương tác xã hội của các em tốt thì việc hòanhập vào cộng đồng sẽ tốt hơn rất nhiều
1.4 Quan điểm trong nghiên cứu và thực hành CTXH
Lấy nền tảng lý thuyết của CTXH để xác định mục đích và hoạt động vớithân chủ
Cá nhân là mối quan tâm hàng đầu, là tế bào quan trọng của xã hội, giữa cánhân và xã hội có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, phụ thuộc lẫn nhau Mỗibên đều có trách nhiệm với nhau Nếu như mỗi cá nhân trong xã hội đều tốt thì sẽlàm cho xã hội ngày một đi lên và ngược lại nếu sống trong một xã hội hoàn hảo thìmỗi cá nhân sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân hơn
Trang 27Con người có những nhu cầu cơ bản không giống nhau, nhưng mỗi người dohoàn cảnh khác nhau Mỗi người lại có những tính cách khác nhau và những mongmuốn, nguyện vọng không giống nhau Mỗi gia đình có những đặc điểm riêng vớinếp sống, truyền thống gia đình Trong đề tài này cũng vậy, tùy vào mỗi cá nhân cụthể mà đưa ra giải pháp can thiệp thích hợp và hiệu quả.
Mỗi con người đều có những điểm giống nhau nhưng mỗi người là một cái gì
đó độc lập không giống người khác, mỗi người có những mục đích, lý tưởng sốngkhác nhau vì vậy mà cách họ hành động hay thực hiện những mục đích đó cũngkhông giống nhau
Cá nhân được phát huy tiềm năng của bản thân đồng thời còn thể hiện tráchnhiệm với xã hội thông qua sự tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội Xã hội
có trách nhiệm tạo điều kiện khắc phục đối với sự phát huy của cá nhân
Trong quá trình nghiên cứu và can thiệp để thực hiện đề tài luôn tuân thủ 7nguyên tắc trong thực hành CTXH:
- Chấp nhận thân chủ
Đây là nguyên tắc quan trọng mà mỗi nhân viên công tác xã hội cần phải tuânthủ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thân chủ có như thế nào thì cũng phải chấp nhận,không có thái độ quá đáng nếu thân chủ có những đặc điểm hay bệnh khác thường.Thân chủ được nhìn nhận là một con người dù anh ta có thể phạm tội chấpnhận không có nghĩa là tha thứ là tha thứ cho hành vi xã hội không thể chấp nhận,nhưng là quan tâm và có thiện chí hơn với con người phía sau hành vi Việc chấpnhận hay những hành vi, quan điểm hay giá trị của thân chủ không có nghĩa là đồngtình với hành vi, suy nghĩ của họ Nguyên tắc này diễn tả thái độ thân thiết đối vớithân chủ một sự rộng lượng và mong muốn giúp đỡ
Thực hiện nguyên tắc này giúp cho NVCTXH tạo được lòng tin từ thân chủ,qua đó thúc đẩy sự hớp tác và chia sẻ của họ, đó là nền tảng cho thiết lập mối quan
hệ tương tác trong qua trình giúp đỡ
- Thân chủ tham gia giải quyết vấn đề
Nguyên tắc để thân chủ tham gia giải quyết vấn đề là một trong những nguyêntắc cơ bản trong hoạt động của NVCTXH Vấn đề là thân chủ họ hiểu hoàn cảnh vàkhả năng của mình hơn ai hết nếu được sự trợ giúp Vì vậy họ cần là người tham gia
Trang 28chủ yếu từ khâu đánh giá vấn đề tới ra quyết định, lựa chọn giải pháp thực hiện,thực hiện giải pháp cũng như hiệu quả của giải pháp đó Người NVCTXH chỉ đóngvai trò xúc tác, vai trò định hướng trong quá trình giúp đỡ thân chủ thực hiện giảipháp cho vấn đề của họ mà không làm thay, làm hộ chủ yếu khích lệ cho họ cóniềm tin để tự giải quyết vấn đề.
- Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ
Trong các tình huống, NVCTXH không nên quyết định , lựa chọn hay lên kếhoạch cho thân chủ, ngược lại thân chủ có thể được hướng dẫn và họ có khả năng tựquyết định về mình Trong một số trường hợp đặc biệt thân chủ không tự quyết địnhđược thì cần lấy ý kiến từ người bảo trợ của thân chủ
Quyết định của thân chủ được đặt trong một số những quy địnhnhư hậu quảcủa quyết định đókhông được gây tác hại đến người khác và hại đến chính thân chủ.Hơn nữa hành vi tự quyết phải nằm trong chuẩn mực hành vi mà xã hội có thể chấpnhận mỗi hành vi tự quyết còn có nghĩa là thân chủ lãnh trách nhiêm thực thi quyếtđịnh đó và đón nhận hoặc gánh kết quả theo sau quyết định
Thực hiện nguyên tắc này cũng là cách mà NVCTXH giúp cho thân chủ trởnên tự tin, nâng cao khả năng đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc sống
- Cá biệt hóa
Việc đảm bảo tính khác biệt trong trợ giúp thân chủ thể hiện ở việc tìm hiểu vàphát hiện những nét đặc thù của trường hợp đó, linh hoạt trong giải quyết vấn đề,không áp dụng cách giải quyết giống nhau cho các trường hợp Giải pháp cho mỗitrường hợp cần được cân nhắc trên cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả năng và nguồn lực
mà họ có
Thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động của mình sẽ cho phép NVCTXHđảm bảo lợi ích thiết thực của các nhóm thân chủ, đáp ứng đúng nhu cầu của thânchủ và rèn luyện khả năng ứng phó linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khắc phục sựbảo thủ, quan lieu, cúng nhắc trong quá trình trợ giúp
- Giữ bí mật những vấn đề của đối tượng
Kín đáo hay giữ bí mật thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản khôngchỉ ngành CTXH sử dụng mà nhiều ngành khác cũng áp dụng như ngành luật, tàichính, y tế…
Trang 29Việc đảm bảo bí mật thông tin của thân chủ sẽ giúp cho thân chủ tin tưởng vàonhân viên xã hội, từ đó họ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác Bên cạnh đó việc đảm bảo bímật của thân chủ còn là yêu cầu mang tính nhân văn trong quan hệ con người vàquan hệ nghề nghiệp.
- Nhân viên xã hội luôn tự ý thức về bản thân
Tự nhận thức vê bản thân là một trong những nguyên tắc không thể thiếu đượcđối với NVCTXH Nó giúp cho NVCTXH biết giới hạn về quyền lực của mình và
có ý thức hoàn thiện bản thân để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao phó Việc nhậnthức về bản thân NVCTXH còn đảm bảo cho lợi ích cũng như quyền lợi của thânchủ trong trường hợp vấn đề vượt quá khả năng của bản thân
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa đối tượng với nhân viên xã hội, giữa nhân viên với nhau.
Những hành vi thể hiện mối quan hệ nghề nghiệp của NVCTXH như tôn trọngquan điểm giá trị nguyên tắc nghề nghiệp, không lợi dụng cương vị công tác củamình để đòi hỏi sự hàm ơn của thân chủ, không nên có quan hệ nam nữ trong khithực hiện sự trợ giúp Mối quan hệ giữa NVCTXH cần đảm bảo tính thân thiện,tương tác hai chiều, song khách quan và đảm bảo yêu cầu chuyên môn
Nguyên tắc này giúp cho thân chủ đảm bảo tính khách quan trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ, đảm bảo sự công bằng trong giúp đỡ mọi thân chủ
Qua những quan điểm nền tảng trên, đòi hỏi mỗi NVCTXH cần phải hành động
và nghiên cứu dựa trên những nguyên tắc đó, không được phép vi phạm những nguyêntắc cũng như những nền tảng của CTXH trong quá trình làm việc với thân chủ Lấy nềntảng lý thuyết của CTXH để xác định mục đích và hoạt động của thân chủ [1]
Trang 30CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ TRẺ KHIẾM THỊ TẠI XÃ THUẬN HÓA
2.1 Thực trạng người khiếm thị ở Việt Nam
Việt Nam là đất nước chịu nhiều thiên tai và chiến tranh, dịch bệnh do đó có
số lượng khá đông người khiếm thị Theo kết quả điều tra của bộ lao động thươngbinh xã hội ( năm 2002), ước tính Việt Nam có khoảng 900.000 người khiếmthị[28] và kém mắt, trong đó khoảng gần 700.000 người khiếm thị chiếm 1,2% dân
số cả nước Số liệu điều tra cho thấy các tật liên quan đến thị giác chiếm 15%, chỉxếp sau các tật vận động 35% Người khiếm thị ở Việt Nam phân bố không đồngđều giữa các khu vực Ở Miền Tây Nam Bộ có số người khiếm thị đông nhất cảnước Cũng theo thống kê này, hiện có khoảng 9% là trẻ em khiếm thị, 49% ngườikhiếm thị trong độ tuổi lao động và 42% người khiếm thị già Như vậy người khiếmthị già ở Việt Nam có số liệu đông đảo hơn cả Số người khiếm thị ở các thành thị
có trình độ văn hóa cao hơn các vùng nông thôn
Theo các số liệu điều tra gần như trẻ em khiếm thị đi học muộn hơn so với độtuổi quy định của nhà nước Theo một số tài liệu thì có khoảng 90% người mù tậptrung ở các nước nghèo nhất trong đó có Việt Nam Phần lớn người khiếm thị ở ViệtNam rất hạn chế về vấn đề việc làm, chủ yếu tập trung vào các nghề làm tăm tre, chổiđót, tẩm quất-mát sa… trong đó nghề tẩm quất-mát sa chiếm số đông hơn cả
Các nguyên nhân chính dẫn đến khiếm thị ở nước ta: chiến tranh, bệnh tật do
dị tật bẩm sinh, do ô nhiễm môi trường, một số loại vi khuẩn gây mù lòa, tai nạn laođộng, một số tai nạn và bệnh tật khác v.v…
Theo báo cáo của hội người mù Việt Nam (năm 2013), 50/63 tỉnh thành trong
cả nước có hội người mù Hiện nay, Hội quản lí 66.443 hội viên
Theo các số liệu trên ta cũng có thể thấy rằng trẻ khiếm thị ở Việt Nam chiếm
tỷ lệ không cao lắm, chiếm 9% trong tổng số người mù Đây cũng là thông tin đángmừng cho tương lai
2.2 Thực trạng chung về các hoạt động hỗ trợ trẻ khiếm thị
Theo luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010, Người khiếm thị thuộc dạngkhuyết tật nhìn và họ được hưởng các quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật như
Trang 31được tham gia các hoạt động xã hội, được hòa nhập cộng đồng, được chăm sóc sứkhỏe, phục hồi kĩ năng, tiếp cận các dịch vụ xã hội… và thực hiện các nghĩa vụcông dân Theo các điều 7, điều 8, điều 9 chương I trong luật này cũng quy địnhtrách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình đối với người khuyết tật và những cơquan, tổ chức và gia đình có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm của mình Chính vìvậy, người khiếm thị có quyền được hưởng các quyền lợi của mình, trong đó cóquyền được hỗ trợ về mặt tâm lý để hòa nhập với cuộc sống.
Đối với trẻ khiếm thị, việc hỗ trợ về mặt tâm lý cho các em là vô cùng quantrọng với các em bởi đây chính là cơ sở, nền tảng để các em có thể sống cuộc sốnghòa nhập với mọi người Với vấn đề này, ngoài việc được hỗ trợ từ phía gia đình,các em rất cần được sự giáo dục bài bản và hỗ trợ từ phía nhà trường, từ cácNVCTXH
Ở gia đình, việc các em ra ngoài chơi là là một việc rất cần thiết bởi khôngnhững cải thiện được các mối quan hệ xã hội, tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè
và những người xung quanh, giúp các em hòa nhập tốt hơn Một không gian rộnghơn, nhiều phương hướng hơn, nhiều chướng ngại vật hơn ban đầu có thể khó khăncho các em, tuy nhiên nhờ được sự hỗ trợ từ gia đình, tiếp xúc nhiều hơn với khônggian mới sẽ làm cho khả năng xác định phương hướng, chướng ngại vật tốt hơn, sự
di chuyển sẽ nhạy bén và tinh nhanh hơn rất nhiều, từ đó giúp các em tự tin hơn vềbản thân, sẽ sống hòa nhập hơn
Ở trường, trong quá trình học tập, các giáo viên phải thường xuyên thay đổiphương pháp và hình thức học để tránh nhàm chán cho các em và tìm ra phương phápphù hợp nhất với tình trạng của các em nhằm cho các em hiểu bài sâu nhất có thể đểhòa nhập với môi trường học tập của người sáng Không chỉ là sự nỗ lực từ phía các
em học sinh mà chính thầy cô cũng phải thay đổi cho phù hợp với môi trường
2.3 Thực trạng trẻ khiếm thị tại địa bàn xã Thuận Hóa
Thuận Hóa là một xã nghèo thuộc xã miền núi rẻo cao, cuộc sống người dântương đối vất vả Vùng đất nghèo khổ không có công việc ổn định, chỉ biết trồngtrọt, chăn nuôi để kiếm sống qua ngày Bên cạnh đó, đây cũng là mảnh đất chịunhiều hậu quả của chiến trạnh, những di chứng do chất độc chiến tranh gây ra đãsinh ra những người con bệnh tật, phải chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi Số lượng