Huyện Ninh Hải ở ven biển phía Bắc tỉnh Ninh Thuận, với tổng chiều dài 60km bờ biển, nơi đây hội tụ đầy đủ và đặc sắc nhất mọi điều kiện khắc nghiệt của Ninh Thuận, biểu hiện bằng việc h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
Thiều Lê Phong Lan
NGHIÊN CỨU THẢM THỰC VẬT KHÔ HẠN VEN BIỂN HUYỆN NINH HẢI – TỈNH NINH
THUẬN
Chuyên ngành: Sinh Thái Học – Môi Trường
Mã số: 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2006
Trang 2Các chữ viết tắt:
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
KHCNMT: Khoa học công nghệ môi trường SHNĐ: Sinh học nhiệt đới
VQG: Vườn Quốc gia
WWF: Quỷ Quốc tế và bảo vệ thiên nhiên
Trang 3MỞ ĐẦU Đặt vấn đề
Tỉnh Ninh Thuận thuộc miền duyên hải trung bộ Việt Nam Đây là một trong những tỉnh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt vào bậc nhất trong cả nước: nắng gió quanh năm, mùa khô hạn kéo dài, nóng như “rang”, lượng mưa thấp nhất trên toàn quốc
Huyện Ninh Hải ở ven biển phía Bắc tỉnh Ninh Thuận, với tổng chiều dài 60km bờ biển, nơi đây hội tụ đầy đủ và đặc sắc nhất mọi điều kiện khắc nghiệt của Ninh Thuận, biểu hiện bằng việc hình thành thảm thực vật khô hạn
đa dạng ven biển đặc trưng
Thảm thực vật ven biển nhiệt đới, trong đó rừng khô hạn là một sinh cảnh hết sức độc đáo, hấp dẫn với nhiều nhà khoa học thế giới Chúng có những đặc điểm sinh học rất đặc biệt, vừa thích ứng với môi trường đặc biệt khô hạn vừa đa dạng về hình thái, dạng sống và sự phát triển Chúng có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân trong vùng, là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài động vật quí hiếm Đặc biệt rừng khô hạn ven biển huyện Ninh Hải có vai trò to lớn trong việc tạo lập một sinh cảnh phong phú, bảo vệ bền vững các vùng cát ven biển, cải thiện môi trường để mở rộng diện tích lục địa, làm bình phong chống gió bão, ngăn cản sự sa mạc hóa lấn vào đất liền
Ngoài tác dụng to lớn gìn giữ sự cân bằng sinh thái tự nhiên và phát triển bền vững của vùng ven biển Rừng khô hạn ven biển còn chứa đựng nhiều loài cây quí hiếm, cây bản địa có giá trị nghiên cứu khoa học và là nơi bảo tồn các nguồn gen chịu hạn nhiệt đới ven biển
Do đặc điểm đặc sắc này, chính phủ đã đồng ý để UBND tỉnh Ninh Thuận thành lập Vườn Quốc gia (VQG) Núi Chúa, nhằm tạo điều kiện bảo tồn
Trang 4nguồn đa dạng sinh học phong phú và đặc sắc có một không hai của cả nước để nghiên cứu, bảo vệ và tôn tạo loại rừng khô hạn này
Nhận thấy hệ thực vật vùng ven biển huyện Ninh Hải đặc trưng điển hình cho một khu hệ sinh học khô hạn của tỉnh và cả nước, có đầy đủ các giá trị về bảo tồn, đa dạng sinh vật và hệ sinh thái nên chúng tôi thấy có thể nghiên cứu sâu hơn về các loại hình rừng trong bối cảnh thảm thực vật khô hạn, để góp phần bảo vệ tốt sinh cảnh khô hạn và bảo tồn các loài thực vật đặc hữu cũng như nguồn gen chịu hạn quí hiếm nơi đây Đề tài của luận văn
mang tên: “Nghiên cứu thảm thực vật khô hạn ven biển huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận”
Mục đích nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ quan điểm Thảm thực vật là tấm gương phản ánh trung thành nhất của ngoại cảnh trong đó chế độ mưa, độ ẩm, đặc biệt là chỉ số khô hạn là nhân tố quyết định các kiểu thảm thực vật, cùng với các khảo cứu bước đầu, mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những đặc điểm về hình thái của các loài cây vùng khô hạn ven biển, sự phân bố, sự ảnh hưởng của điều kiện đặc biệt khắc nghiệt này đến sự hình thành các kiểu rừng khô hạn đặc trưng Trên cơ sở khảo sát các đặc điểm về dạng sống, về cơ quan dinh dưỡng, đề tài cũng bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thích nghi của hệ thực vật với các điều kiện đặc biệt khắc nghiệt của môi trường: nắng, nóng, khô hạn, cát trắng bạc màu, đất đai khô cằn
Những đóng góp của luận văn:
- Xây dựng danh lục thực vật vùng khô hạn ven biển huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh thuận, sắp xếp theo họ, bộ trong hệ thống sinh tiến hoá
Trang 5- Mô tả theo các phiếu điều tra, định danh theo các danh pháp khoa học, bổ sung bằng các bộ ảnh màu, bộ tiêu bản của các loài thực vật đặc trưng cho vùng khô hạn ven biển huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận
- Khảo sát, xác định các đặc điểm thích nghi, sự biến đổi về hình thái các loài cây trong hoàn cảnh khô hạn
- Điều tra thu thập tài liệu trên toàn bộ địa bàn rừng khô hạn, thu thập tài liệu trên ô tiêu chuẩn, định hình cho các trạng thái rừng để có cơ sở nhận định về cấu trúc và kết cấu của các kiểu rừng thuộc thảm thực vật rừng khô hạn
- Thống kê các loài cây đặc hữu, quí hiếm, có giá trị kinh tế để góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật vùng khô hạn, bảo tồn đa dạng sinh học, của hệ sinh thái rừng khô hạn ven biển cực Nam Trung Bộ
- Tạo cơ sở cho việc tuyên truyền giáo dục, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Đồng thời gợi ý một số sinh cảnh khô hạn, có cảnh quan đẹp, có ý nghĩa giáo dục, phục vụ tham quan, phát triển du lịch sinh thái
Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài “Nghiên cứu thảm thực vật khô hạn ven biển huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận” Chỉ khảo sát những sinh cảnh thuộc thảm thực vật khô hạn nằm ven theo chiều dài bờ biển từ độ cao 300m trở xuống, dọc theo tỉnh lộ
702 về hướng Đông Bắc (có bản đồ khoanh vùng nghiên cứu)
Tính cấp thiết và thiết thực của đề tài
Trong những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, VQG Núi Chúa, phối hợp với Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng
II, đã tiến hành điều tra, khảo sát, lập danh lục động vật, thực vật, như một tài
Trang 6liệu khoa học ban đầu phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên (BTTN) và làm
cơ sở cho việc nghiên cứu trong những năm tiếp theo
Hệ sinh thái rừng khô hạn ven biển huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận,
ít nhiều đã có sự tác động của con người ở những mức độ khác nhau, có nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt diệt, giảm số cá thể rõ rệt
Hơn nữa, hệ sinh thái rừng khô hạn rất nhạy cảm, dễ bị hủy hoại và khả năng phục hồi là rất khó
Do đó việc nghiên cứu thảm thực vật nhằm hướng tới việc giáo dục, bảo vệ các nguồn gen chịu hạn, phục hồi, tạo điều kiện phát triển những loài quí hiếm, đặc hữu, tiêu biểu cho rừng khô hạn tỉnh nhà là rất cần thiết
Trang 7Bản đồ khoanh vùng nghiên cứu thảm thực vật khô hạn ven biển huyện
Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận
Trang 8CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Các nghiên cứu trước đây về thảm thực vật khô hạn, trong và ngoài nước
Với các giá trị đa dạng và độc đáo, kiểu rừng khô và bán khô hạn đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tập thể khoa học trong và ngoài nước Tại Châu phi, Châu Mỹ hay Châu Úc việc nghiên cứu các kiểu rừng khô hạn thường được quan tâm đáng kể Từ năm 1967, Cocheme và Franquin đã có những nghiên cứu về cấu trúc rừng khô hạn tại Niger Lamprecht (1989) đã mô tả kiểu rừng khô rụng lá với thành phần loài thấp, chỉ có 1-2 tầng tán rừng với lượng mưa từ 700-1000mm/năm Mitloehner (1990, 1993, 1995, 1997) đã liên tục tiến hành nghiên cứu sự thích nghi của thảm thực vật trong điều kiện khô hạn tại Chaco thuộc Paraguay, Đông Caprivi thuộc Namibia Schmid (1974) đưa ra nhận xét rằng trong vùng khí hậu bán khô hạn, như trường hợp của Ninh Thuận, thì chính do lượng mưa thấp (< 700mm) và không đều, cũng như tầng đất mặt nông và nhiều cát, đã không tạo điều kiện cho việc hình thành một kiểu thảm thực vật phong phú như vùng ven biển từ Ninh Hải đến khu vực Cà Ná [54]
Năm 1964, P.E Odum, khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố khí hậu lên quần xã cây bụi và rừng rụng lá đã mô tả: “Ở đâu mà điều kiện độ ẩm chiếm vị trí trung gian giữa một bên là sa mạc – savan và rừng mưa thì ở đấy có rừng cây bụi – cây gai nhiệt đới và rừng rụng lá nhiệt đới Nhân tố khí hậu
cơ bản đó là lượng mưa ”[48]
Ở Việt Nam, trong luận văn tiến sĩ, M.Schimid, đã mô tả khá kỹ một số kiểu thảm thực vật tại vùng Ninh Thuận trong quyển “Végétation Du Việt
Trang 9Trong quyển “Các điều kiện đất đai tại đồng bằng Ninh Thuận” – Nha Khảo Cứu – Bộ Canh Nông xuất bản năm 1965 của tác giả Thái Công Tụng, đã mô tả khá chi tiết đồng bằng ven biển thuộc miền duyên hải Trung Việt Ninh Thuận, những đồi cát Ba Ngòi Cam Ranh của Khánh Hòa, những đồi cát khô khan của vùng Cà Ná – Vĩnh Hảo Cùng với việc mô tả các điều kiện đất đai, Thái Công Tụng đã mô tả một số cây gai đặc sắc của vùng khô hạn như
các giống Capparis, Zizyphus, Randia; những cây lá mướt như Tephrosria,
Triumphetta , ngoài ra còn mô tả thảo mộc thiên nhiên ở những vùng cát
dọc duyên hải, trên các đồi cát di động, gần bờ, .[23]
Năm 1961, “Khảo cứu niên san khoa học đại học đường – Viện Đại học Sài Gòn” Lê Công Kiệt, Phạm Hoàng Hộ và Vũ Văn Cương đã có những bài viết về thảm thực vật ở những quần đảo vịnh Cam Ranh – Nha Trang “Les association végétales de la presqúile de Cam Ranh (Région de Nha Trang)” [50, tr.101-128] và bài “La végétation de plages vaso sablonneuses de la presquile de Cam Ranh” [51,tr.129-140] Cũng trong tạp chí này Lê Công Kiệt và Nguyễn Văn Thủy đã thành lập bản đồ phân bố thảm thực vật ven biển ở vịnh Cam Ranh tỷ lệ 1/50.000.[52,tr.141-154]
Năm 1962 trong tạp chí “Khảo cứu niên san khoa học đại học đường – viện Đại học Sài Gòn” Lê Công Kiệt đã có bài viết về thảm thực vật trên đất xám bạc màu ở vịnh Cam Ranh [53, tr.367-434] “La végétation psammophile
de la presquíle de Cam Ranh” Cũng trong tạp chí này, năm 1966 – 1967, Phùng Trung Ngân và Lê Công Kiệt đã khảo sát và lập danh lục thực vật cảnh
ở các đồi cát của bán đảo Quy Nhơn thông qua bài viết “Góp phần vào sự khảo sát thực vật cảnh các đồi cát của bán đảo Qui Nhơn” [16, tr.345-358]
Trang 10Năm 1970, Thái Văn Trừng mô tả về kiểu trảng cây to, cây bụi và cỏ cao khô nhiệt đới ở miền Nam nước ta là kiểu trảng nguyên sinh thiên nhiên đã tồn tại ở vùng khô hạn giữa Phan Rang và Phan Thiết với đặc điểm về hệ thực vật ở đây là các cây gỗ thưa thớt, nhỏ bé, khẳng khiu, những cây bụi phân tán [21], [22]
Năm 2004, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp [36], đã có chương trình điều tra xây dựng bản đồ đất tỉnh Ninh Thuận tỷ lệ 1/50.000 Đây là cơ sở khoa học quan trọng để nghiên cứu các thảm thực vật khô hạn trên cơ sở các điều kiện đất đai, khí hậu Đây cũng là tài liệu đất chi tiết đầu tiên của Ninh Thuận từ năm 1975 đến nay
Theo kết quả của Viện Điều tra Quy hoạch rừng II [39], đã ghi nhận Khu BTTN rừng khô hạn Núi Chúa có 1265 loài thực vật bậc cao, có mạch trên cạn, xếp trong 85 bộ, 147 họ và 596 chi thuộc 7 ngành thực vật khác nhau:
+ Ngành Thạch tùng (Lycopodiophyta): có 5 loài, thuộc 2 bộ, 2 họ và 3 chi + Ngành Lõa tùng (Psicotophyta): có 1 loài thuộc 1 bộ, 1 họ và 1 chi + Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): có 23 loài thuộc 6 bộ, 10 họ và 16 chi + Ngành Thông (Pinophyta): có 7 loài thuộc 1 bộ, 2 họ và 4 chi
+ Ngành Tuế (Cyadophyta): có 4 loài thuộc 1 bộ, 1 họ và 1 chi
+ Ngành Gắm (Gnetophyta): có 2 loài thuộc 1 bộ, 1 họ và 1 chi
+ Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): có 1223 loài thuộc 67 bộ, 130 họ
và 570 chi
Song song với việc điều tra thực vật, Phân viện đã thiết lập bản đồ phân bố thực vật rừng của Khu BTTN rừng khô hạn Núi Chúa– tỉnh Ninh Thuận, đây cũng là cơ sở ban đầu cho việc điều tra, phân loại thực vật vùng khô hạn
Trang 11Cũng theo kết quả điều tra của Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II, năm 2001 – 2002 về sự phân bố của động vật hoang dã cho thấy có 306 loài động vật có xương sống thuộc 9 bộ 29 họ và 4 lớp, trong đó: [39]
+ Lớp thú (Manmalia): có 72 loài thuộc 23 họ và 8 bộ
+ Lớp chim (Aves): có 181 loài thuộc 49 họ và 17 bộ
+ Lớp bò sát (Reptilia): có 36 loài thuộc 13 họ và 3 bộ
+ Lớp lưỡng thê (Amphibia): có 17 loài thuộc 4 họ và 1 bộ
Năm 2004, dự án “Bảo tồn thực vật Việt Nam”, do Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật tổ chức theo quỹ Henry luce Hoa Kỳ, tổ chức khoá đào tạo thứ 3 “Về điều tra tiềm năng và hiện trạng nguồn cây thuốc ở Vườn Quốc gia Núi Chúa” do Nguyễn Tập (Viện dược liệu) hướng dẫn – Theo nhóm điều tra cây thuốc đã thống kê được 718 loài, 481 chi, 139 họ, thuộc 7 ngành thực vật được sử dụng làm thuốc ở các mức độ khác nhau.[19]
Năm 2002, báo cáo kết quả khảo sát khu hệ động vật Khu BTTN rừng khô hạn Núi Chúa do Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cùng với Khu BTTN rừng khô hạn Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận do Lê Xuân Cảnh phụ trách – Theo kết quả báo cáo này đã ghi nhận được 306 loài động vật hoang dã, thuộc 89 họ, 29 bộ, 4 lớp tại Khu BTTN rừng khô hạn Núi Chúa, bao gồm 72 loài thú, 181 loài chim, 36 loài bò sát và 17 loài ếch nhái Báo cáo có kèm theo danh lục và hình ảnh.[39]
Từ năm 1998 đến nay, UBND tỉnh Ninh Thuận cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học công nghệ môi trường (KHCNMT), phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới (SHNĐ)TP.HCM, Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II và VQG Núi Chúa, đã có một số nghiên cứu mô tả sơ bộ các kiểu thảm thực vật, lập danh lục và tiêu bản thực vật rừng
Trang 12Tuy nhiên, chưa có một công trình nào mô tả kỹ phân bố của chúng, cũng như chưa có những nghiên cứu có hệ thống đặc trưng và khả năng thích nghi để tồn tại trong điều kiện khí hậu lập địa khô hạn của địa bàn nghiên cứu
Trong những năm qua đã có một số nghiên cứu ban đầu:
- Phát triển du lịch sinh thái tại Khu BTTN Núi Chúa do quĩ hỗ trợ phát triển của Canada, WWF và Sở KHCNMT Ninh Thuận thực hiện nhằm xây dựng luận cứ cho phát triển du lịch sinh thái tại Khu BTTN Núi Chúa – huyện Ninh Hải
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Núi Chúa Ninh Thuận do Khu BTTN Núi Chúa thực hiện (2002 - 2003)
- Nghiên cứu tính đa dạng sinh học Khu BTTN Núi Chúa do Viện SHNĐ tiến hành (1999-2000) Quỹ NAGAO Nhật Bản tài trợ
- Xây dựng bộ tiêu bản thực vật Khu BTTN Núi Chúa do Phân viện Điều tra và Quy hoạch rừng II thực hiện (2001-2002)
- Dự án bảo tồn rùa biển giai đoạn I vàII ( tháng 9/2000 – 12/2002) do
quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF), Sở KHCNMT, và Khu BTTN Núi Chúa thực hiện Nhằm bảo tồn và nâng cao nhận thức, năng lực và quy định về bảo tồn đa dạng sinh học biển và bảo tồn rùa biển
- Quy hoạch, phân vùng bảo tồn biển (2001 - 2002) do WWF phối hợp với Viện Hải dương học Nha Trang và Sở KHCNMT Ninh Thuận thực hiện nhằm giúp cho địa phương (xã Vĩnh Hải – huyện Ninh Hải) sử dụng và khai thác bền vững các tài nguyên biển trên cơ sở khoa học
- Di trú, trồng trọt một số loài dược liệu trên vùng đệm tại Khu BTTN Núi Chúa do tổ chức phát triển Việt Nam – Hà Lan và Sở KHCNMT Ninh
Trang 13Thuận thực hiện nhằm xây dựng mô hình sản xuất cây dược liệu trên khu vực
nương rẫy
- Khảo sát bổ sung và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn lợi rạn san
hô tỉnh Ninh Thuận do Viện Hải dương học Nha Trang thực hiện (2001 - 2002)
nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn lợi rạn san hô tỉnh Ninh Thuận
- Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ san hô (2002 - 2003)
do Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của san hô và lập tổ tự quản cho cộng đồng ngư dân ven biển thuộc xã Nhơn Hải , Vĩnh Hải – huyện Ninh Hải
1.2 Khái quát các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh quần thể của thảm thực vật khô hạn
1.2.1 Nhóm nhân tố tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Ninh Hải nằm về phía Bắc tỉnh Ninh Thuận có tọa độ địa lý: + Kinh độ Đông từ 106o 27’33” đến 109o14’00”
+ Vĩ độ Bắc từ 11o 37’05” đến 11o61’10”
¾ Vị trí và ranh giới:
- Phía Đông giáp với biển Đông
- Phía Tây giáp huyện Ninh Sơn
- Phía Nam giáp thị xã Phan Rang – Tháp Chàm
- Phía Bắc giáp huyện Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa
¾ Tổng chiều dài bờ biển: 60km
- Được giới hạn bởi 2 vĩ tuyến từ 11o 22’ đến 11o48’
- Phía Bắc giáp vịnh Cam Ranh
- Phía Nam giáp vịnh Phan Rang
Trang 14¾ Tổng diện tích tự nhiên là 57.118,2 ha, gồm:
+ Đất nông nghiệp: 15.439,0 ha chiếm 27%
+ Đất lâm nghiệp: 14.113,2 ha chiếm 24,78%
+ Đất chuyên dùng : 2.758,0 ha chiếm 4,82%
+ Đất ở : 834,0 ha chiếm 1,46%
+ Đất chưa sử dụng : 23.974,0 ha chiếm 41,97% [42]
1.2.1.2 Địa hình – địa mạo
Khu vực nghiên cứu đề tài nằm trong địa phận của VQG Núi Chúa – huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận Địa hình của VQG Núi Chúa bao gồm một hình thể núi hình thành gần như độc lập không dính liền với hệ thống của dãy Trường sơn, có tên gọi chung là Núi Chúa
Quần thể Núi Chúa bao gồm nhiều núi có độ cao khác nhau: Núi chúa còn gọi là núi Cô Tuy là núi cao nhất của vườn quốc gia có độ cao tuyệt đối 1.039m (so với mặt nước biển) [39], nằm gần trung tâm của vườn quốc gia Từ núi Cô Tuy địa hình chạy thấp dần nhưng không liên tục về cả 04 hướng với các đỉnh núi cao đặc trưng như: [39]
- Hướng Bắc và Tây Bắc có các núi: núi Sưa 850m, núi Chúa 858m, núi Nước Nhỉ 722m… và chạy thấp dần gồm nhiều đồi núi thấp ra vịnh Cam Ranh và quốc lộ 1A
- Hướng Đông và Đông Bắc có các núi: núi Ông hay núi Chúa Anh 950m, núi Chúa Em 725m, núi Hòn Tý 580m … và chạy thấp dần ra biển Đông
- Hướng Tây và Tây Bắc có các núi: Ê Lâm Hạ 894m, núi Hòn Bà 896m, núi Chúa 2 cao 858m … và chạy thấp dần ra đường quốc lộ 1A
- Hướng Nam và Đông Nam có các núi : Ông Thỏ 778m, núi Chúa
Trang 15Huyện Ninh Hải bao gồm cả VQG Núi Chúa có 05 cấp địa hình như sau:[31], [39], [42]
- Địa hình vùng đồi: có độ cao nhỏ hơn 300m so với mặt biển, chủ yếu tập trung ở vùng biển phía Đông và Nam và vùng chân của khu quần hệ Núi Chúa, thuộc các xã Công Hải, Lợi Hải, tuy có một số đỉnh núi cao từ 200 - 300m nhưng độ chia cắt ít và có độ dốc dưới 200
- Vùng núi thấp: chủ yếu nằm ở phía Bắc của huyện, có độ cao từ 300 - 700m nằm ở vùng chân và sườn của các núi cao > 800m, nên có độ chia cắt mạnh và độ dốc lớn từ 20 - 350
- Vùng núi trung bình: có độ cao từ 800 – 1.039m, bao gồm các núi như: Cô Tuy 1.039m, núi Chúa Anh 950m, núi Sưa 950m, Ê Lâm Hạ 900m, Hòn Bà 830m … , có địa hình chia cắt lớn bởi các khe suối lớn, có độ dốc từ 20 – 400, là vùng chịu ảnh hưởng cả hai chế độ khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm
- Địa hình đồi cát ven biển: phần lớn nằm ở phía Đông và phía Nam của huyện, thuộc các xã Vĩnh Hải, Tri Hải, Nhơn Hải, Phương Hải; loại đất chủ yếu là đất cát đến cát pha, độ cao dưới 100m, tạo thành một dãy dài và hẹp chạy dọc ven biển
- Địa hình đồng bằng: phần lớn đất dai có độ cao từ 100m đến 300m, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam và dốc dần ra biển; là một vùng rộng lớn sản xuất lương thực chủ yếu của huyện; gồm các xã Tân Hải, Xuân Hải, Hộ Hải
1.2.1.3 Khí hậu
Đặc trưng của khí hậu Ninh Thuận mang tính nhiệt đới gió mùa, khô hạn, nắng nóng và gió nhiều Do đôï ẩm và lượng mưa thấp đã tạo nên sinh cảnh rừng khô hạn đặc trưng VQG Núi Chúa Theo số liệu thu thập từ trạm khí
Trang 16tượng thủy văn tại Phan Rang và Nha Hố, dưới đây là một số chỉ tiêu chính về khí hậu:[42]
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 14,4cC; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 41,70C; biên độ nhiệt ngày từ 7,6 – 9,60C, cả năm là 80C
- Độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình là 71% (là mức thấp nhất trong tỉnh và cả nước); mùa khô hanh (tháng 1-2): độ ẩm trung bình < 65%; mùa mưa (tháng 9-10-11): độ ẩm trung bình khoảng 80%
- Lượng mưa: do địa hình đồi núi dày đặc, các thung lũng bị che chắn kín làm hạn chế ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam là nguyên nhân dẫn tới lượng mưa thấp Lượng mưa trung bình năm rất thấp (691,9mm), phân bố không đồng đều Lượng mưa thấp nhất 272,2mm, cao nhất là 1.231,2mm
- Gió: mùa đông, gió chủ yếu từ hướng Đông và Đông Bắc và gió Tây; mùa hè gió từ Tây và Tây Nam
Trang 17TRẠM PHAN RANG:
Hình 1.1: Giản đồ vũ nhiệt Gaussen – Walter
Lượng mưa(mm) 6 1 3 19 61 45 40 49 126 185 192 51 695 Số ngày mưa 1 1 1 1 3 6 3 11 6 8 10 1 52 Nhiệt độ (0 0 C) 20 25.6 27.2 28.6 29.0 29.0 29.4 29.1 28.2 26.7 26.1 25.3 27.5 Độ ẩm (%) 76.1 76.1 76.1 78.3 81.8 81.2 79.5 80.0 84.5 85.9 83.0 79.6 80.3
Bảng 1.1: Bảng các yếu tố khí hậu Phan Rang (Nguồn: Trạm khí tượng
thủy văn Nha Hố 2001– Ninh Thuận)
1.2.1.4 Thủy văn
Trang 18Tồn tại hệ thống nước ngầm và sông suối trong khu vực gồm các suối: suối Nước Ngọt, suối Kiền Kiền, Đông Nha, Lồ Ồ Ao hồ trên núi đá vách có nước quanh năm
- Hải văn: thủy triều mang tính bán nhật không đều Độ lớn thủy triều trong kỳ nước cường từ 2,0 – 3,5m Sóng biển từ tháng 1 – 4: hướng Đông Bắc – Đông, độ cao trung bình 9 -1m, cực đại 2,5m; từ tháng 5 - 9: hướng Tây - Tây Nam, độ cao trung bình 1-1,1m, cực đại 2-2,5m; từ tháng 10 -12: hướng Đông Bắc; độ cao trung bình 1,2m, cực đại 2,5m Nhiệt độ trung bình nước biển trong các tháng khoảng 250C, độ mặn trung bình năm khoảng 31 – 33%
1.2.1.5 Địa chất và thổ nhưỡng
VQG Núi Chúa nằm trong miền Trường Sơn Nam Có tuổi địa chất cách đây hàng triệu năm, được cấu tạo trên nền địa chất vững chắc của khối Macma xâm nhập và phún xuất xen kẽ nhau với 03 loại đá mẹ chính đặc trưng là:[35], [37], [39], [40], [42]
- Andelit thuộc nhóm Macma trung tính có hàm lượng Silic giao động từ 50-60%
- Đá Liparit (Riolit) còn gọi là đá lưu vân có màu xám trắng hoặc hơi đen
- Đá Granit hay còn gọi là đá hoa cương thuộc nhóm macma acit, là loại đá chủ yếu, và là sản phẩm vật chất hình thành nhiều loại đất chính trong khu vực
Trên cơ sở 3 loại đá mẹ chính trên, qua quá trình phong hóa rửa trôi… đã hình thành 4 loại đất chính đặc trưng thường thấy:
+ Đất bạc màu trên Macma acit và cát (Xa):
Có hầu hết ở các vùng đồi, núi thấp thường ở độ cao từ 200 -700m so
Trang 19acit và cát nên đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng, có nhiều kết von và đá ong trong đất cũng như trên mặt, có độ chua cao, dễ thoát nước và nghèo chất dinh dưỡng
+ Đất xám nâu vùng bán khô hạn (Xk):
Phân bố ở vùng bán sơn địa, cũng được hình thành trên đá mẹ Macma acit và phù sa cổ thuộc vùng khí hậu khô hạn Đất có màu xám đen đến màu nâu xám, có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mặt có nhiều sỏi, sạn và đá lộ đầu (tỷ lệ đá lộ đầu có nơi tới 50-60%), hàm lượng dinh dưỡng thấp, chua, khô.[37]
+ Đất vàng đỏ trên đá mẹ Mac ma acit (Fa):
Có diện tích khá lớn, phân bố ở nhiều độ cao khác nhau, nhưng thường tập trung nhiều ở vùng núi cao >700m có độ chia cắt và độ dốc lớn, tầng đất khá dày, có thành phần cơ giới nhẹ, chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước kém.[42]
+ Đất xói mòn trơ sỏi đá (E):
Thường ở các vùng sườn, dốc, đỉnh vùng đồi, núi có độ dốc lớn, đất bị bào mòn rửa trôi mạnh, tầng đất mỏng < 50cm, tỷ lệ đá lẫn và lộ đầu khá cao ( 50% - 70%), nghèo chất dinh dưỡng, chua và khô, thảm thực vật nghèo nàn (chủ yếu là cỏ và cây bụi).[35]
1.2.2 Nhân tố con người
1.2.2.1 Tình hình dân sinh kinh tế khu vực ven biển huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận
+ Dân cư : tập trung ở các xã ven đồng bằng là chủ yếu, các xã miền
núi dân cư thưa thớt, sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp
+ Dân tộc : chủ yếu có 3 dân tộc chính đó là dân tộc Kinh, Chăm, Rắc-lây
Trang 20+ Tôn giáo : có một bộ phận theo Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin
Lành, đạo Hồi, còn lại chủ yếu không theo đạo.[42]
+ Dân số : Tính đến tháng 4/2004 có 22.498 hộ, 126.011 khẩu Trong đó
dân tộc Kinh chiếm 74,76%, Rắc Lây chiếm 17,49%, Chăm chiếm tỉ lệ 7,75%.[42]
+ Tình hình kinh tế - Xã hội : là một huyện có nền kinh tế thuần nông,
chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản Công nghiệp, dịch vụ-du lịch chưa phát triển ngang tầm với điều kiện sẵn có.[42]
1.2.2.2 Tình hình giao thông
Hiện nay, việc đầu tư các công trình giao thông đến các trung tâm xã đã được cải thiện, một số đường liên xã như tỉnh lộ 702, 704, QL1, đã hoàn thành, nhưng đầu tư chưa đúng mức, đã bị xuống cấp hư hỏng, khả năng mang lại hiệu quả chưa cao Giao thông nông thôn mức đóng góp của nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, việc đi lại của nhân dân còn nhiều khó khăn Khoảng cách từ xã đến trung tâm huyện lỵ còn quá xa, xã có cự ly xa nhất đến trung tâm huyện là 40 km, chủ yếu là các xã phía bắc của huyện
1.2.2.3 Sản xuất nông nghiệp
Là nghề chính của cư dân sống trong vùng nghiên cứu Do đất đai khô cằn không chủ động được nguồn nước tưới tiêu nên hàng năm lương thực sản xuất ra không đủ tự cung cấp Do đó người dân thường dựa vào rừng để sinh sống như: Săn bắt chim thú, đốt than, phát rừng làm rẫy Trồng hoa màu, cây ăn quả, đổi lấy các nhu yếu phẩm cần thiết Bình quân thu nhập 170kg thóc/ năm, nếu tính cả giá trị cây công nghiệp có thể đạt 200kg thóc/năm [42] Theo
Trang 21nghèo (dưới 13kg gạo/tháng) Tỷ lệ các hộ đói nghèo chiếm 20% tổng số hộ, con số này rơi vào hộ thuần nông và đồng bào dân tộc Raglay Hai xã Lợi Hải và Công Hải tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm 30% [42] Nguyên nhân chính là do diện tích canh tác đất nông nghiệp ít, chưa có trình độ thâm canh, phong tục canh tác còn lạc hậu Do đó đây cũng là điều mà các cấp cần quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người dân trong vùng sinh sống và phát triển kinh tế từ rừng theo định hướng của ngành lâm nghiệp
1.2.2.4 Lâm nghiệp
Hiện nay, huyện đang tiếp tục thực hiện công tác trồng rừng để nâng độ che phủ, thực hiện giao rừng cho nhân dân và các tổ chức quản lý Đặc biệt, rừng khô hạn núi Chúa đã được nhà nước công nhận là VQG Núi Chúa nhằm để lưu giữ nguồn gen, động thực vật quý hiếm cho tỉnh và cho cả nước
Trong những năm qua, việc giao rừng cho nhân dân trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc của huyện và một phần của xã Vĩnh Hải Việc giao rừng, khoanh nuôi tái tạo rừng, chăm sóc, trồng rừng, chăn nuôi dưới tán rừng trở thành một nghề của huyện
1.2.2.5 Thủy sản
Vùng trọng điểm nuôi trồng của huyện là Đầm Nại, vùng sản xuất tôm giống từ Tri Hải đến Nhơn Hải Ngoài ra, địa bàn của huyện Ninh Hải có vùng đánh bắt hải sản tương đối thuận lợi Tuy nhiên, công tác đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng cũng như khai thác trong những năm qua chưa nhiều, chưa mang lại hiệu quả thiết thực.[42]
1.2.2.6 Công nghiệp – Thủ công nghiệp
Phát triển chậm chưa ngang tầm với tiềm năng hiện có, chủ yếu sản xuất muối tinh, khai thác đá chẻ, chưa có ngành công nghiệp chế biến Mạng
Trang 22lưới điện mới được đầu tư nên việc đưa điện vào sản xuất và tiêu dùng của nhân dân còn hạn chế Việc đầu tư phát triển làng nghề trong những năm qua chưa được quan tâm, chưa tạo động lực phát triển
1.2.2.7 Dịch vụ – Du lịch
Dịch vụ mang tính nhỏ lẻ, chủ yếu là các hộ tư nhân và tập trung ở thị
trấn và các xã đồng bằng Nhiều xã chưa có điều kiện giao thông thuận lợi, xa trung tâm huyện lỵ Hiện nay đang phát triển khu du lịch Ninh Chữ, Vĩnh Hy - Bình Tiên; tuy nhiên, việc phát triển này cũng chưa khai thác hết tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân
1.2.2.8 Về văn hóa – xã hội
- Y Tế : công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
nhân dân còn nhiều khó khăn Toàn huyện chỉ có 1 trung tâm y tế đặt tại huyện và 12 /12 xã đã có trạm y tế Trong đó có 2 trạm y tế có phân trạm (xóm Bằng - Phương Hải, Vĩnh Hy - Vĩnh Hải) nhưng đã xuống cấp, trang thiết
- Giáo dục: hiện nay trên địa bàn huyện đã có 2 trường THPT, đã có
11/12 xã có trường trung học cơ sở, riêng trường tiểu học hầu hết các thôn đã có, với số lượng là 28 trường Hiện có 1.279 cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó hệ mầm non 140 giáo viên, tiểu học 695 giáo viên, trung học cơ sở
444 giáo viên Đến nay, công tác phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ
Trang 23- Chính sách xã hội : công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công
cách mạng, các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thật sự đáp ứng kịp thời Đời sống đa số đồng bào dân tộc miền núi khó khăn Tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều Đặc biệt là các xã phía Bắc là vùng khô hạn, tập trung chủ yếu là dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, trình độ học vấn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa được đầu tư đúng mức
Trang 24CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thu thập số liệu ở thực địa
Có nhiều phương pháp để điều tra thảm thực vật và thực vật, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này tôi đã áp dụng phương pháp điều tra theo hệ thống tuyến và ô tiêu chuẩn điển hình, phỏng theo phương pháp nghiên cứu thảm thực vật rừng của Caiw S và Castro (1960) được GS Thái Văn Trừng cải tiến (1999) trong “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam”.[21], [22], đồng thời có bổ sung thêm một số phương pháp mới trong các tài liệu [3], [40], [47]
2.1.1 Phương pháp điều tra theo tuyến
Việc thu thập mẫu để xác định tên taxon và xây dựng bảng danh lục thực vật được tiến hành qua nhiều đợt khảo sát thực địa, vào các mùa khác nhau trong năm (đầu mùa mưa, giữa mùa mưa, cuối mùa mưa, đầu mùa khô, giữa mùa khô) và tùy thuộc thời gian ra hoa của một số thực vật vào các thời điểm khác nhau trong năm
Dựa vào đặc điểm địa hình và thừa kế những thông tin của các đợt điều tra nghiên cứu trước của các chuyên gia thực vật Thảm thực vật khô hạn ven biển huyện Ninh Hải (thuộc VQG Núi Chúa) được chia thành 5 khu vực khảo sát cơ bản: bãi Thịt, bãi Hõm, bãi Thùng, Đồng Tròn, khu vực ven biển Bình Tiên Tại mỗi khu vực từ 300m trở xuống, các tuyến điều tra thu thập được thiết lập theo các đường mòn có sẵn (được xem như là tuyến chính), các tuyến phụ theo kiểu xương cá được mở về hai phía và đi qua các quần xã khác nhau
Trang 25Trên mỗi tuyến tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật nằm ở phạm
vi 10m – 20m mỗi bên Mỗi loài lấy từ 5 – 6 tiêu bản Điều tra tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch
Trên tuyến, tiến hành ghi chép đặc điểm các kiểu thảm thực vật, các sinh cảnh khác nhau, thống kê các loài thực vật đã gặp và các tác động tự nhiên hay do con người lên thảm thực vật
2.1.2 Phương pháp ô mẫu tiêu chuẩn
Hệ thống các ô tiêu chuẩn sẽ đại diện cho tính chất của thảm thực vật, của khu vực nghiên cứu, do đó ô mẫu tiêu chuẩn phải được chọn một cách ngẫu nhiên và đảm bảo đại diện cho hầu hết các khu vực khác nhau (các sinh cảnh khác nhau) trong phạm vi nghiên cứu
Để đạt được những phân tích chính xác về thành phần loài và xác định được các loài ưu thế trong cấu trúc thảm thực vật thì tất cả các loài được đo đạc trong ô phải được thu mẫu để xác định chính xác tên khoa học của loài
Các mẫu thu ưu tiên có đầy đủ hoa, quả, tuy nhiên trong nghiên cứu cấu trúc thảm thì có rất nhiều loài cần thu mẫu để xác định nhưng lại không có được các tiêu chuẩn này, do đó chấp nhận việc thu mẫu chỉ có cành và lá Trong trường hợp này, các mẫu thu nhiều tiêu bản để tiện cho việc phân tích và xác định tên khoa học, điều đó sẽ đảm bảo tính chính xác cao hơn Các mẫu thu được ghi kèm các thông tin liên quan đến địa điểm và những đặc tính của thực vật cần thiết cho việc xác định, đồng thời cũng ghi những nhận định tạm thời cho những loài có thể
Kích thước ô tiêu chuẩn:
Kích thước ô phụ thuộc vào các kiểu thảm thực vật, các sinh cảnh Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi đã chọn các kích thước 40m x 40m, ở
Trang 26khu vực có địa hình dốc, gây khó khăn cho việc điều tra thì chọn ô nhỏ 10m x 10m Tiến hành đo đường kính cách mặt đất 1,3m (D1.3), chiều cao dưới cành (Hc), chiều cao vút ngọn (Hn), đường kính tán cây (D tán) của tất cả các cây gỗ có D1.3 >= 10cm Trong ô tiến hành đo, đếm, vẽ phẫu đồ dọc và phẫu đồ ngang
Cách đo đếm ghi chép thảm thực vật trong ô:
Dùng phiếu điều tra để ghi chép thảm thực vật trong ô
+ Phần đầu phiếu ghi các thông tin cơ bản của ô điều tra như số ô, tọa độ, độ cao, kiểu thảm thực vật, ngày điều tra, người điều tra
+ Đo đếm và định loại cây gỗ, cây bụi Cần ghi tên của tất cả các cây gỗ và cây bụi trong ô, cây nào chưa biết tên phải lấy tiêu bản và đánh số vào phiếu để định loại
+ Đối với những cây bị phân cành sát gốc thì coi như là 2 cây riêng biệt
Vẽ phẫu đồ trắc diện quần thể:
Theo phương pháp biểu đồ trắc diện quần thể thực vật của P.W Richards và T.A.W Davin (1933).[47]
Phẫu đồ rừng là mặt cắt ngang và mặt cắt dọc của rừng Phẫu đồ rừng cho ta thấy kết cấu tầng rừng (phẫu đồ ngang), hình dạng tán của từng loài và độ tàn che của rừng (phẫu đồ đứng)
+ Phẫu đồ rừng được vẽ trên giấy kẻ ly, công việc được tiến hành cùng với đo, đếm cây, theo nguyên tắc vẽ từng cây một
+ Phẫu đồ đứng (mặt cắt dọc): Chọn một lát cắt có chiều dài (thường là cạnh của ô tiêu chuẩn), và chiều sâu 10m (40x10m) Cây gần vẽ trước, cây xa vẽ sau, nên khi thể hiện trên giấy kẻ ly, những cây đứng phía trước có nét
Trang 27+ Phẫu đồ ngang (mặt cắt ngang): được chiếu từ tán cây xuống, vẽ trên toàn bộ diện tích ô tiêu chuẩn Do đó cây cao nhất sẽ là nét liền và những cây dưới tán sẽ có nét rời
Vẽ phẫu đồ đứng cho một cá thể được tiến hành như sau:
+ Xác định vị trí ngọn cây
+ Đo tán cây về 2 hướng Nam Bắc và Đông Tây để xác định vị trí của tán cây trên mặt phẳng
+ Quan sát kỹ hình dạng thân cây, cành cây và tán cây để vẽ chúng trên giấy sao cho hình vẽ giống với thực tế.[47]
Vẽ phẫu đồ ngang cho một cá thể:
+ Xác định gốc cây bằng cách dùng la bàn: Chọn một cây làm chuẩn và xác định các hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc), chọn một hướng làm chuẩn (sẽ xác định gốc theo hướng đó), từ gốc cây làm chuẩn đó muốn vẽ cây nào chỉ cần quay la bàn về hướng cây đó và xem la bàn lệch một góc bao nhiêu độ so với hướng đã chọn làm chuẩn và đo từ cây làm chuẩn đến đó là bao nhiêu met
+ Quan sát hình dạng và kích thước của tán cây theo mặt phẳng ngang rồi vẽ lên giấy kẻ ly
Cần ghi tên loài cây đó lên hình vẽ của nó (nếu tên cây được viết tắt thì phải có chú thích) hoặc số thứ tự của cây đó trong bảng
2.2 Xác định và kiểm tra tên khoa học
Việc xác định tên khoa học có thể tiến hành ngoài thực địa hay trong phòng tiêu bản
- Xác định tên cây ngoài thực địa:
Trang 28Việc xác định ngoài thực địa có lợi thế là sử dụng tiêu bản còn tươi, các bộ phận của cây chưa thay đổi về hình dạng, màu sắc Hơn nữa khi xác định nếu thấy thiếu các thông tin và số liệu của loài đang nghiên cứu có thể lấy tiêu bản bổ sung ngay Tuy nhiên, khó khăn khi xác định ngoài thực địa là thiếu tài liệu để tra cứu
- Xác định tên cây trong phòng tiêu bản:
Xác định một số tiêu bản của các loài nghi là loài mới ngay tại thực địa Nếu chưa xác định chính xác tên khoa học của loài thì cần ghi chép, mô tả thật chi tiết các đặc điểm của loài nhất là mô tả đặc điểm của hoa, quả để việc giám định tại phòng tiêu bản thuận lợi hơn
Giám định tên khoa học trên cơ sở lá, hoa và ảnh chụp, kết hợp với tài liệu mô tả, đối chiếu với tài liệu bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ là tài liệu chính
Trường hợp khó giám định được tên khoa học, mang mẫu về phòng tiêu bản để đối chiếu với bộ mẫu lưu trữ tại phòng tiêu bản:
+ Phòng tiêu bản thực vật – VQG Núi Chúa, huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận
+ Phòng tiêu bản thực vật – Viện Sinh học nhiệt đới, 85 Trần Quốc Toản, Q3, TP.HCM
2.3 Lập danh lục thực vật
Danh lục thực vật là một bảng thống kê toàn bộ các loài thực vật đã gặp hoặc thu được tiêu bản trong khu vực điều tra nghiên cứu
Danh lục thực vật là một trong các mục tiêu quan trọng của công tác điều tra thực vật trong nghiên cứu
Trang 29Danh lục thực vật được sắp xếp theo các ngành thực vật từ thấp đến cao Trong các ngành, xếp các họ theo vần abc, trong các họ xếp các chi và loài theo vần abc (theo tên khoa học)
Đối với tên Việt Nam, có thể có nhiều tên, chọn tên thường gọi nhất để đầu tiên, sau đó đến các tên sau, tên dân tộc
2.4 Thu mẫu và bảo quản tiêu bản thực vật
2.4.1 Công việc thu mẫu
Mẫu thu đạt tiêu chuẩn là mẫu thể hiện được tối đa các đặc điểm khác nhau của cây: lá to nhất lẫn lá nhỏ nhất, lá già, lá non, lá kèm, hoa, quả Trong trường hợp lá hoặc cụm hoa, quả to thì thu các bộ phận khác nhau riêng rẽ
Giữ mẫu để đem về ép: Mẫu được thu ép trong cặp mẫu hoặc cho vào túi ni lông Tốt nhất là sau khi thu mẫu, sửa mẫu cẩn thận rồi xếp ngay ngắn vào cặp mẫu [3]
2.4.2 Ép và làm khô mẫu vật
Mẫu thu hái về cần vuốt thẳng, giữ đúng hình dáng tự nhiên, đặt vào giữa hai tờ báo (khổ lớn gấp đôi) Trường hợp mẫu dài hoặc rộng hơn khổ báo,
ta có thể bẻ gấp khúc lại một hai điểm, nhưng các lá, cành không được chồng chéo lên nhau Xếp mẫu vào tờ báo sao cho thấy được cả hai mặt lá, cuống lá và chóp lá, sau đó xếp lên mẫu 4 – 5 tờ báo khác để tạo độ cách giữa các mẫu và có khả năng hút ẩm, đồng thời tránh các cành của mẫu vật này không in vết lên mẫu vật kia Xếp tiêu bản lên trên cặp gỗ với số lượng vừa đủ (dày khoảng 15 – 20cm), dùng dây cột chặt cặp gỗ lại
Sau khi ép xong mang mẫu ra phơi nắng (nếu mùa hè) và thường xuyên thay giấy hút ẩm để mẫu mau khô và không bị rụng lá Trong trường hợp
Trang 30không có nắng cho vào tủ sấy hoặc bếp lửa, lò sấy Ở đây tôi chủ yếu là phơi nắng mẫu và thay giấy thường xuyên (1 ngày 2 – 3 lần) [43]
Một số chú ý trước khi đem mẫu sấy khô:
Để giữ được màu khi sấy khô, trước khi ép đem nhúng nhanh vào nước sôi Đối với các loài cây có nhựa mủ, cũng nhúng mẫu vào nước sôi trước khi đem ép để sấy, tránh được hiện tượng mẫu bị rụng lá
Một số trường hợp dùng hoá chất để giữ màu, bằng cách ngâm mẫu vào dung dịch (CuSO4) 5% trong một ngày đêm, hoặc ngâm mẫu 6 – 12 giờ trong dung dịch (200ml nước nóng hòa tan 30 gr phèn, 5 gr tiêu diêm) sau đó vớt ra để ráo nước rồi ép và sấy khô.[3], [43]
Trong một số trường hợp mẫu chưa có điều kiện ép, sấy khô ngay (do điều kiện thời tiết, ), tôi đã bảo quản mẫu bằng cách: ướp mẫu trong dung dịch cồn 60 – 70% đặt trong túi ni lông kín
2.4.3 Xử lý mẫu đã sấy khô
Sau khi đã được sấy khô, để ngăn chặn côn trùng và nấm phá hại, mẫu phải được ngâm tẩm các chất độc Dung dịch thường được sử dụng ngâm tẩm mẫu thực vật là Clorua thủy ngân (HgCl2) Pha chế như sau: 1 lít cồn công nghiệp (900) pha với 1/2 lít nước và 30g HgCl2, khuấy đều Mẫu được ngâm trong dung dịch này 4 – 5 phút rồi vớt ra, đặt giữa hai tờ báo cho ráo, sau đó ép và sấy lại Mẫu được xử lý bằng Clorua thủy ngân sẽ bị mất màu xanh do diệp lục bị phá hủy, nhưng rất bền.[47]
2.4.4 Khâu kết mẫu
Sau khi mẫu đã được xử lý hoá chất và sấy khô lại, có thể đem khâu kết để cố định mẫu Giấy dùng khâu kết mẫu là loại bìa roki cứng, bền, màu
Trang 31Bên góc trái của tiêu bản, dán êâtyket có kích thước (7x10)cm, ghi các nội dung: tên phòng tiêu bản (tên cơ quan, trường, ), số hiệu, tên Việt Nam, tên khoa học, họ, môi trường sống, người thu mẫu, ngày thu mẫu, người giám định
2.5 Các phương pháp đã sử dụng để phân tích mẫu đất
Mẫu đất được phân tích tại Phân viện Điều tra Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (số 20 Võ Thị Sáu, QI, Thành phố Hồ Chí Minh), dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Quang Khánh, CN Trịnh Thị Nga
Bảng 2.1: Bảng thống kê các phương pháp sử dụng phân tích đất [36]
TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích
1 pH KCl Chiết rút bằng dung dịch KCl 1M pH = 5.8-6.0
Tỷ lệ đất: dịch là 1: 5, đo trên máy C535
2 N tổng số Phương pháp Kjendahal
3 P2O5 tổng số Công phá bằng hổn hợp axit H2SO4 và HClO4 so
màu trên máy SFECTRONIC 21D
4 Ca2+, Mg2+ Chiết rút bằng dung dịch NH4Ac 1M pH = 7
Exchange Capacity)
Chiết rút bằng dung dịch NH4Ac 1M pH = 7
6 Thành phần cơ giới
3 cấp
Phương pháp tỷ trọng kế
7 HCO3- Chiết rút đất: dịch tỷ lệ 1: 5 bằng nước cất,
chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,02N với chỉ thị metyl da cam (dung dịch chẩn độ đã loại CO32-)
Trang 32CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nhân tố bản địa
3.1.1 Danh lục các loài thực vật khô hạn ven biển huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận
Qua nhiều đợt khảo sát thực địa, đã thống kê, thu hái mẫu vật và lập danh lục thực vật được 233 loài, 151 chi, xếp trong 57 họ thuộc 41 bộ có ở 03 ngành thực vật có mạch thuộc vùng khô hạn (Phụ lục 1) Trong tổng số các loài khảo sát, đã thực hiện được 97 tiêu bản thực vật được ép trong bìa cứng và hơn 100 ảnh tiêu bản (Phụ lục 4)
1 Ngành Thạch Tùng Lycopodiophyta: có 01 họ, 01 chi và 01 loài
2 Ngành Tuế Cycadophyta: có 01 họ, 01 chi và 04 loài
3 Ngành Ngọc Lan Magnoliophyta: có 54 họ, 150 chi và 229 loài Với 97 loài thực vật làm tiêu bản, chiếm 41,63% số loài hiện có trong danh lục thực vật, thuộc 72 chi (47,37%), 31 họ (54,39%)ï, 01 ngành thực vật
Với 31 họ lấy tiêu bản, thì có 06 họ có từ 05 loài trở lên, gồm các họ:
+ Họ Ba mảnh vỏ Euphorbiaceae: có 10 loài, chiếm 38,46% số loài
trong danh lục
+ Họ Đậu (3 họ phụ) Fabaceae: có 09 loài, chiếm 36% số loài trong
Trang 33Trong 97 loài thực vật đã lấy tiêu bản, thì có 09 tiêu bản thuộc loài cây đặc hữu, chiếm 56,25% số loài cây đặc hữu hiện có của thảm thực vật khô hạn Các tiêu bản này đều có hoa, quả
3.1.2 Danh lục thực vật đặc hữu rừng khô hạn ven biển huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận
Trong số 234 loài thực vật khô hạn thuộc 41 bộ, 57 họ của 03 ngành thực vật thì có 16 loài, thuộc 08 họ (Bảng 4.1) là những loài thực vật đặc hữu của rừng khô hạn ven biển nơi đây
Bảng 3.1: Danh lục thực vật các loài đặc hữu rừng khô hạn ven biển huyện
Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận
1
1 Họ Quyển bá
Quyển bá trường sanh
Selagine llaceae Selaginella tamariscina
Quần đầu nhiều bông
Quần đầu lá nhỏ
Annonaceae Polyalthia floribunda Ast Polyalthia minima Ast
Disospyros barauensis Lec
Disospyros mollis Griff
4.Họ Ba mảnh vỏ
Háo duyên trị lãi
Chòi mòi mảnh
Cù chinh
Euphorbiaceae Actephila anthelmintica Gagn
Actephila gracile Hemsl
Antidesma phanrangensis Gagn
T
T
T
T
Trang 3410
11
Cù đèn 12 nuốm
Trao tráo Polilane
Corton dodecamerus Gagn
Excoecaria poilanci Gagn
Hồ đằng trung bộ
Hồ đằng Evrard
Vitaceae Cissus annamica Gagn
Cissus evrardii Gagn
Trang 35Bảng 3.2: Danh lục thực vật quí hiếm rừng khô hạn ven biển huyện Ninh Hải
1 Họ Thiên tuế
Thiên tuế tròn
Thiên tuế chẻ
Thiên tuế lược
Thiên tuế xiêm
Cycadaceae Cycas circinalis L
Cycas micholitzii Dyer Cycas pectinata Griff
Cycas siamensis Miq
SĐVN: Sách đỏ Việt Nam
E: đang nguy cấp; V: sẽ nguy cấp
3.2 Nhân tố di cư
Theo điều tra của Phân viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng II, năm 2001 –
2002 thì Khu BTTN rừng khô hạn Núi Chúa nằm ở gần cuối dãy Trường Sơn và vùng Đông Nam Bộ nên hệ động và thực vật của Khu BTTN Núi Chúa nói chung có quan hệ chặt chẽ với hệ động, thực vật của dãy Trường Sơn nam của miền Đông Nam Bộ, cũng như của Việt Nam [39] Riêng về quần hệ thực vật của Khu BTTN rừng khô hạn Núi Chúa cũng có sự ảnh hưởng của 4 nhân tố di
cư của khu hệ thực vật Châu Á như:
+ Từ phía Nam lên là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật
Malaixia – Indonexia với đặc trưng cây họ Dầu (Dipterocarpaceae)
Trang 36+ Từ phía Tây và Tây Nam sang là luồng thực vật thân thuộc với khu
hệ thực vật Ấn Độ – Miến Điện với các họ đặc trưng: họ Tử vi (Lythraceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Tung (Datiscaceae), họ Gòn (Bombaceae), vv .Những họ này có hầu hết các loài
cây rụng lá trong mùa khô, hình thành các kiểu rừng kín nửa rụng lá và rụng lá ở Việt Nam
+ Từ phía Tây Bắc xuống là luồng thực vật á nhiệt đới và ôn đới của khu hệ thực vật Himalaya – Vân Nam – Quý Châu Trung Quốc, với các họ
đặc trưng như: họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Kim giao (Podocarpaceae), họ Gấm (Gnetaceae), họ Chè (Theraceae), họ Tích tụ (Aceraceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae) Hầu hết các loài cây trong các họ
này là cây lá rộng thường xanh, có nguồn gốc của hệ thực vật á nhiệt đới và ôn đới
+ Từ hệ thực vật bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa xuống, với các họ
đặc trưng: họ Đậu (Fabaceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Xoài (Anacardiaceae),
3.3 Các quần hệ (Kiểu rừng)
3.3.1 Kiểu rừng thưa trên đất đá lộ đầu vùng khô hạn ven biển
Nằm phía hướng biển Đông trong vùng đồi, ở độ cao dưới 300m so với mặt biển, có nhiều đá lộ đầu, với các cây gỗ dạng nhỏ và cây bụi thường có gai, phân cành nhiều từ sát gốc hay xoắn lại nhau để chống với gió biển và mất nước Ở kiểu rừng này chúng tôi tiến hành khảo sát 2 ô tiêu chuẩn:
Trang 37 Ô tiêu chuẩn số 1 – Đường xuống bãi Hõm – thôn Thái An – xã Vĩnh Hải
¾ Điều kiện địa hình, đất đai:
Ô tiêu chuẩn có kích thước (40 x 40)m, đặt ở độ cao 87m
Toạ độ địa lý: UTM: X = 0302357, Y = 1292765
Độ dốc 150, hướng phơi Đông Bắc
Tầng đất mặt có nhiều sỏi sạn, đá lộ đầu chiếm tỷ lệ 40% (tương đối thấp), địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ (150) Theo kết quả phân tích của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thì đất ở đây thuộc loại đất xám nâu vùng bán khô hạn, với tên theo FAO/UNESCO tương ứng là “Arenic lixisolis” Có thành phần cơ giới trung bình (cát pha sét), đất chua, nghèo các dưỡng chất
Một phẫu diện đất được đào trong ô tiêu chuẩn, ở độ sâu 80m Theo kết quả phân tích của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp được kết quả như sau (Phụ lục 2):
Tỷ lệ cấp hạt cát chiếm tỷ trọng từ 50-52%, tương ứng cấp hạt sét từ 33-35%, thịt từ 15-17% Mùn đạt mức trung bình thấp ở tầng đất mặt M = 1,4%, các tầng dưới chỉ đạt < 1%; lân tổng số nghèo P2O5 = 0,036-0,049% Dung tích hấp thu thấp CEC = 6,09 – 6,69 me/100g đất; Cation kiềm trao đổi khá đặc biệt là Mg2+ tương đối cao, Ca2+ = 1,14 – 1,89 me/100g, Mg2+ =3,03 – 3,41 me/100g, Na+= 0,11 – 0,22me/100g đất
¾ Thành phần loài
Trên ô tiêu chuẩn số 1, chúng tôi xác định được 25 loài thuộc 17 họ (Bảng 3.3) Trong đó có 231 cây gỗ, thì có 141 cây gỗ có đường kính D1.3>=10cm, thuộc 13 loài, 10 họ, 129 cây bụi, thuộc 10 loài, 8 họ Ngoài ra
Trang 38còn có 2 loài dây leo chiếm ưu thế là Zizyphus oenoplia (L.) Mill (Táo rừng) thuộc họ Rhamnaceae (họ Táo) và Capparis beneolens Gagn (Cáp chân rết), họ Capparaceae (họ Cáp)
Ở kiểu rừng này, loài Buchanania reticulata Hance (Mô ca), thuộc họ
Anacardiaceae (họ Xoài) có mật độ tương đối lớn 243,75 cây/ha, có độ che
phủ 477,8m2, chiếm 29,86% diện tích che phủ, kế đến là loài Combretum
quadrangulare Kurz (Chưn bầu), thuộc họ Combretaceae (họ Bàng), có mật độ
231,25 cây/ha, có độ che phủ 231,3m2, chiếm 14,45% diện tích che phủ, loài
Randia dasycarpa (Kurz) Bakh.f (Găng nhung), thuộc họ Rubiaceae (họ Cà
phê), có mật độ 200 cây/ha, có độ che phủ 288m2, chiếm 18% diện tích che phủ – đó là 3 loài quan trọng nhất, chiếm ưu thế của kiểu rừng này Ngoài ra ở
tầng cây bụi còn có các loài Polyalthia suberosa (Roxb.) Thw (Quần đầu vỏ xốp), thuộc họ Annonaceae (họ Na), có mật độ 162,5 bụi/ha, độ che phủ 6,5%, loài Mitrephora pallens Ast (Mao đài tái), có mật độ 143,74 bụi/ha, độ che phủ 5,75%, loài Randia spinosa Bl (Găng gai), họ Rubiaceae (họ Cà phê), có mật độ 118,75 bụi/ha, độ che phủ 10,68%, loài Streblus illicifolia (Kurz) Corn (Ôrô ruối), thuộc họ Moraceae (họ Dâu tằm), có mật độ 93,75 bụi/ha, độ che
phủ 3,75% là những loài chiếm ưu thế
Trang 39Bảng 3.3: Bảng tổng hợp số liệu các loài trên kiểu rừng ở đường xuống bãi Hõm – thôn Thái An – xã Vĩnh Hải
Người khảo sát: Thiều Lê Phong Lan Ngày khảo sát: 27/10/2005
D1.3>=10cm
(Cây)
H(m) TB/Max
SS
1
2
1 Họ Na
Mao đài tái
Quần đầu vỏ xốp
Annonaceae Mitrephora pallens Ast Polyalthia suberosa (Roxb.) Thw
2x2 2x2
143.75 162.5
+++ ++
Crataeva adansonii DC subsp trifoliata (Roxb.)Jac
D
++
-
Trang 40Streblus illicifolia (Kurz) Corn
2x2
100 93,75
++ ++
1,5x1,5 1,5x1,5
68,8 43,7
+ ++
Terminalia chebula Retz
5-8 5-7
21
14
12-17 12-14
2,5x2,5 2,5x2,5
231,25
125
+++ ++
Milletia ichthyotona Drake
10-12 5-7
7
7
20-25 12-15
6x6 2,5x2,5
43,75 56,25
++ ++