1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tham nhũng

24 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 157 KB

Nội dung

Định nghĩa của Vito Tanzi “Tham nhũng là hành động cố tình không tuân thủ các nguyên tắc công minhnhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó.”Định nghĩa nà

Trang 1

Mục lục

Mục lục 01

I Lý thuyết 02

1 Định nghĩa 02

1.1 Định nghĩa của Vito Tanzi 02

1.2 Định nghĩa của Ngân hàng thế giới 03

1.3 Tham nhũng nhìn từ góc độ khác 04

2. Phân loại tham nhũng 05

2.1 Quan điểm lý thuyết để phân loại tham nhũng 05

2.2 Phân loại tham nhũng 07

3 Nguyên nhân cơ bản của tham nhũng 10

4 Hậu quả của tham nhũng 14

II Thực trạng 17

III Giải pháp 18

Tài liệu tham khảo 19

Trang 2

I Lý thuyết

1 Định nghĩa

1.1 Định nghĩa của Vito Tanzi

“Tham nhũng là hành động cố tình không tuân thủ các nguyên tắc công minhnhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó.”Định nghĩa này đề cập đến nguyên tắc công minh, nó đòi hỏi quan hệ cá nhânhoặc các mối quan hệ khác không được xen vào các quyết định kinh tế có liênquan đến nhiều bên Việc đối xử bình đẳng với tất cả các chủ thể kinh tế là mộtyêu cầu cần thiết đối với một nền kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả Thái

độ thiên vị đối với một số chủ thể kinh tế cụ thể nào đó chắc chắn sẽ vi phạmnguyên tắc công minh và mở đường cho tham nhũng Không có thiên vị thì sẽkhông có tham nhũng

Còn có thêm hai điều kiện cần thiết khác dọn đường cho tham nhũng, hay nóicách khác, những điều kiện cần thiết để hành động cố tình thiên vị (“không tuânthủ nguyên tắc công minh”) có thể được gọi là tham nhũng Điều kiện thứ nhất làthái độ thiên vị phải có chủ đích Việc vô ý vi phạm nguyên tắc công minh, chẳnghạn vì thiếu thông tin đầy đủ, không được coi là tham nhũng Thứ hai, phải cóích lợi nhất định nào đó cho cá nhân vi phạm nguyên tắc công minh; nếu không

sẽ không có tham nhũng Việc vi phạm nguyên tắc không thiên vị đôi khi đượccoi là phân biệt đối xử, nhưng lại không phải là tham nhũng

Việc trục lợi hoặc dành lợi thế cho kẻ hối lộ có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.Người ta thường cho rằng tham nhũng có nghĩa là nhận tiền (loại tham nhũngnày thường được gọi là nhận hối lộ), nhưng những bổng lộc tương tự cũng có thể

là món quà đắt tiền hoặc những ân huệ khác Tặng một bộ trang sức đắt tiền cho

vợ của một người đã vi phạm nguyên tắc công minh và dành cho con trai của ông

ta một công việc (nhẹ nhàng) hậu hĩnh rõ ràng là tham nhũng

Trang 3

Việc trục lợi hoặc hưởng lợi có thể diễn ra cùng lúc với việc vi phạm nguyên tắccông minh, nhưng cũng có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau Cụ thể, sựthiên vị của một cá nhân nhận hối lộ sẽ khiến cho kẻ hối lộ có bổn phận hoặc đôikhi bắt buộc phải ngấm ngầm đền đáp lại sự ưu ái đó Bổn phận đó sẽ không mất

đi theo thời gian, và vì vậy việc trục lợi từ những cá nhân hối lộ sẽ vẫn tiếp tụctrong tương lai Nếu trả ơn bằng cách dành cho con trai của ông ta một công việc

có thu nhập cao, nhưng cậu ta lại vừa bắt đầu học đại học thì rõ ràng là giữa việccho và nhận có một khoảng cách về thời gian Hơn nữa, khi thỏa thuận thamnhũng, đôi khi việc trả ơn thậm chí không được nêu cụ thể nhưng hai bên vẫnngầm hiểu đó là bổn phận cần phải thực hiện

1.2 Định nghĩa của Ngân hàng thế giới

Tham nhũng là “lạm dụng công quyền để tư lợi” Định nghĩa này cho rằng cănnguyên của tham nhũng xuất phát từ công quyền và lạm dụng công quyền, thamnhũng gắn liền với nhà nước và các hoạt động của nhà nước, việc nhà nước canthiệp vào thị trường và từ sự tồn tại của khu vực công Nói cách khác, khái niệmnày loại trừ khả năng tham nhũng xảy ra trong khu vực tư nhân, và chỉ tập trungduy nhất vào tình trạng tham nhũng trong khu vực công Định nghĩa này phùhợp với quan điểm của Gary Becker, người đã đoạt giải Nobel, cho rằng “nếuchúng ta xóa bỏ nhà nước thì chúng ta cũng xóa bỏ được tham nhũng”

Vấn đề ở đây là không phải tất cả mọi hành động lạm dụng quyền hành đều làtham nhũng Hành vi đó có thể là ăn cắp, gian lận, biển thủ hoặc một số hànhđộng tương tự, nhưng chắc chắn không phải là tham nhũng Nếu một quan chứccao cấp trong chính phủ đơn giản chỉ chiếm đoạt một số tiền từ ngân sách nhànước mà không phục vụ hoặc ban ơn cho ai thì hành động đó không phải là thamnhũng Đó là một loại tội nhưng thuộc nhóm khác Đó là hành vi mà xã hộikhông thể chấp nhận nhưng vẫn không phải là tham nhũng Nói cách khác, thamnhũng không phải là điều duy nhất không được chấp nhận trong xã hội và tráiluật Hơn nữa, việc bẻ cong pháp luật cũng có thể mở đường cho việc cố tìnhkhông tuân thủ nguyên tắc công minh, nhưng nếu không có ích lợi riêng cho kẻ

Trang 4

bóp méo luật pháp (ví dụ một thẩm phán hoặc công tố viên) thì việc vi phạmpháp luật như vậy không phải là tham nhũng Điều quan trọng là phải phân biệtgiữa tham nhũng và các hành vi trái luật khác vì những nguyên nhân dẫn tớitham nhũng và các chính sách chống tham nhũng thường và có thể rất khác vớicác nguyên nhân và chính sách chống các loại hành vi vi phạm pháp luật khác.

1.3 Tham nhũng nhìn từ góc độ khác

Từ góc độ thực thi pháp luật, tham nhũng là một thỏa thuận Đó là một thỏathuận ngầm và vì đó là hành động trái luật nên không có tòa án nào trên thế giớiủng hộ loại thỏa thuận như vậy nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình thực thi.Trái lại một tòa án nghiêm minh sẽ xử tham nhũng là một tội hình sự Chính tínhchất đặc thù của tham nhũng là thỏa thuận trái luật như vậy đã làm nảy sinh chiphí giao dịch đáng kể, trong đó quan trọng nhất là tìm đối tác, cùng thỏa thuận(đặc biệt có tính tới những yếu tố bất ngờ có thể hoặc không thể lường trước),giám sát và thực thi thỏa thuận Điều đó không có nghĩa là các hợp đồng hợppháp đúng chuẩn mực không phát sinh chi phí giao dịch Điều đó có nghĩa là dotính chất bất hợp pháp của những thỏa thuận tham nhũng nên những chi phígiao dịch của nó nhân lên gấp bội Khi phân tích hậu quả của tham nhũng, cầnphải xem xét tới những chi phí giao dịch của nó

Nếu xét từ nguồn gốc của nó thì tham nhũng trong hầu hết mọi trường hợp là kếtquả hành vi vơ vét bổng lộc Bổng lộc là nguồn thu nhập của người quản lý vàlớn hơn những lợi ích cạnh tranh mà người quản lý đó có thể giành được Lợi íchcạnh tranh là kết quả của những gì gặt hái được qua cạnh tranh trên thị trường,

do vậy ở đâu có thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì ở đó sẽ không có bổng lộc.Tham nhũng chỉ là hình thức vơ vét bổng lộc và phung phí tiền bạc, tức là mộttình huống trong đó các chủ thể kinh tế sẵn sàng hối lộ để được tham gia vào mộtđường dây hưởng bổng lộc Họ sẵn sàng trả tiền để được vơ vét bổng lộc Khibàn tới các nguyên nhân dẫn tới tham nhũng cần phải tính tới những nguồn gốcnày của tham nhũng Những điều kiện có thể tạo ra bổng lộc là những nhữngnhân tố tạo ra mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng

Trang 5

Cũng cần nói thêm về khía cạnh đạo đức trong định nghĩa về tham nhũng Đốivới tuyệt đại đa số người dân, tham nhũng là điều không thể chấp nhận về mặtđạo đức Đó là một tệ nạn cần phải chống vì sự tồn tại của nó đã thách thức cácnguyên tắc đạo đức cơ bản Việc phân tích tham nhũng dưới đây hoàn toàn mangtính trung lập về đạo đức Bài viết này không bàn về vấn đề đạo đức Nếu xéttheo góc độ đó thì định nghĩa của Tanzi về tham nhũng có tính trung lập về đạođức.

2 Phân loại tham nhũng

2.1. Quan điểm lý thuyết để phân loại tham nhũng

Các loại hình tham nhũng gắn liền với quan điểm lý thuyết về tham nhũng Lýthuyết kinh tế đã đưa ra hai quan điểm cơ bản về tham nhũng Quan điểm thứnhất được nêu ra trong khuôn khổ lý thuyết về cấp trên-cấp dưới

2.1.1 Lý thuyết về sự bất đối xứng thông tin giữa cấp trên – cấp dưới

Cách tiếp cận này dựa trên giả định có sự bất đối xứng về thông tin giữa cấp trên(các chính trị gia hoặc các nhà hoạch định chính sách) và cấp dưới (công chứchoặc bộ máy quan liêu) Do đó, những chính trị gia thanh liêm không biết nhữnghành động gian dối của cấp dưới của họ Về mặt phân tích, cách tiếp cận này rất

rõ ràng và có cách lập luận rất chắc Vì vậy, những mô hình lý thuyết về thamnhũng dựa trên cách tiếp cận này mang phân tích cao vì chúng có thể lý giải mộtloạt các hành vi của công chức, trong đó có cả tham nhũng trong bộ máy hànhchính Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại không lý giải được tham nhũng trongchính trị Theo giả thuyết chính của nó, nhà nước mang tính liêm chính và do vậykhông có khả năng xảy ra tham nhũng trong chính trị Chỉ có thể lý giải và lườngtrước tham nhũng trong bộ máy hành chính (tham nhũng của các công chức) Vìhầu như ở tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều có danh sách dài các chính trị giatham nhũng và các vụ bê bối chính trị gắn liền với họ nên dường như những giảthuyết của mô hình này không những không thực tế mà những dự đoán của nó

Trang 6

về tham nhũng trong chính trị cũng sai Tham nhũng trong chính trị không thể lýgiải được trong khuôn khổ của mô hình này.

Đặc điểm chính của cách tiếp cận này là tham nhũng là yếu tố ngoại sinh trong

hệ thống chính trị, do vậy mối quan hệ giữa những yếu nhân và cấp dưới của họ(và mức độ và phạm vi của tình trạng bất đối xứng về thông tin) không bị hệthống chính trị và những chế độ chính trị ảnh hưởng nhiều như kết quả của hệthống đó Nói cách khác, tham nhũng không được thể chế hóa Tuy vậy, nếutham nhũng được coi là nhân tố nội sinh trong hệ thống chính trị thì nó sẽ đượcthể chế hóa và mức độ và mô hình của nó phụ thuộc vào chế độ chính trị của mộtquốc gia Tham nhũng không phải là cái gì khác ngoài kết cục của hệ thống chínhtrị

2.1.2 Quan điểm của Charap và Harms

Lý luận của họ dựa trên những đóng góp mới đây vào việc phân tích khía cạnhkinh tế của xung đột và chiếm đoạt của công, khía cạnh kinh tế của tội phạm có

tổ chức, và khía cạnh kinh tế chính trị của chế độ độc tài

Trong bối cảnh như vậy, tham nhũng được coi là hình thức vơ vét bổng lộc của

kẻ thống trị Tham nhũng là chìa khóa cho sự cấu kết nội bộ của những nhómngười muốn lợi dụng lẫn nhau Người ta sẽ tạo ra những công chức tham nhũng

để thỏa mãn lòng mong muốn của kẻ cầm quyền đảm bảo được sự trung thànhbằng cách ban chức tước cho họ Bộ máy hành chính tham nhũng không là gìkhác ngoài việc mở rộng hệ thống vơ vét bổng lộc của kẻ thống trị Người tathường trục lợi bằng cách bán một số lượng hạn chế những giấy phép cho hoạtđộng kinh tế nào đó Hơn nữa, việc giành quyền cấp phép cho một số ít các côngchức sẽ cho phép họ biến số tiền thu được cho ngân sách nhà nước qua cấp phépthành món lợi riêng Chắc chắn các công chức như vậy sẽ câu kết với nhau vì họ

có phần trong những món hời đó Tham nhũng là hình thức khống chế, giảmthiểu khả năng những công chức tham nhũng cấp dưới bất hợp tác hoặc nổi loạn

Vì những công chức này nằm trong ê-kíp tham nhũng nên họ không thể côngkhai tố cáo cơ chế đó Những kẻ độc tài, nếu cần thiết, có thể tìm một cái cớ nào

Trang 7

đó để buộc tội một công chức bất hợp tác là tham nhũng Do vậy, họ vừa có củ càrốt lại vừa có cây gậy để tăng cường lòng trung thành.

Cách tiếp cận này rất hay bởi lẽ nó chỉ ra những căn nguyên để người ta có thểhiểu và lý giải mối quan hệ giữa tham nhũng và hệ thống chính trị Tuy vậy,phương pháp tiếp cận này lại không cung cấp một cơ sở phân tích rõ ràng đểxem xét mức độ và cơ cấu của tham nhũng Vấn đề chính ở đây là người ta đãkhông lý giải được cơ chế thôi thúc các nhà hoạch định chính sách chính trị hànhđộng như vậy và sự thay đổi trong cơ chế đó Do đó, chúng ta không biết nhữngđộng lực nào thúc đẩy sự thay đổi mặc dù mô hình này đề cập đến cơ chếkhuyến khích người ta vơ vét bổng lộc

2.2 Phân loại tham nhũng

Nhìn chung, chúng ta có thể xác định được ba loại hình tham nhũng cơ bản căn

cứ theo một trong hai trường phái lý thuyết

2.2.1 Tham nhũng để đạt được hoặc đẩy nhanh việc thực hiện một quyền cụ

thể nào đó mà công dân hoặc pháp nhân nào đó có quyền được hưởng

Thứ nhất là tham nhũng để đạt được hoặc đẩy nhanh việc thực hiện một quyền

cụ thể nào đó mà công dân hoặc pháp nhân nào đó có quyền được hưởng – thamnhũng nhưng không có “ăn cắp” như Shleider và Wishney đã nêu Nếu mộtngười đút lót một cán bộ phụ trách cấp hộ chiếu mà anh ta có quyền được cấp,tức là không có rào cản pháp lý nào đối với việc cấp hộ chiếu của anh ta, thì đâychính xác là loại tham nhũng đầu tiên Một hình thức cụ thể và lộ liễu hơn của nó

là hối lộ các quan chức để họ “ưu tiên” giải quyết vấn đề gì đó nhưng hoàn toànhợp pháp Nói cách khác, các công chức nhận đút lót mới làm công việc của họhoặc làm công việc đó nhanh hơn thường lệ, thay vì không làm Mức độ thườngxuyên của loại tham nhũng này là một bằng chứng rõ ràng chứng tỏ năng lực vàmức độ hiệu quả trong bộ máy hành chính của nhà nước Nói cách khác, nó chỉ

rõ năng lực hành chính yếu kém hoặc chất lượng phục vụ tồi trong bộ máy hànhchính Chúng ta nên nhớ rằng người ta hoàn toàn có thể tạo ra sự khan hiếm dịch

Trang 8

vụ hành chính nhằm tạo ra bổng lộc và phân phối lại bổng lộc thông qua thamnhũng.

2.2.2 Vi phạm các quy định của pháp luật

Loại tham nhũng thứ hai là vi phạm các quy định của pháp luật, hoặc việc thựcthi pháp luật mang nặng tính thiên vị Đây là tham nhũng trong bộ máy hànhchính và là loại tham nhũng được nói tới nhiều nhất – đại đa số những đóng góp

về lý thuyết trong lĩnh vực này đều bàn về tham nhũng trong bộ máy hànhchính Lý do là vì mỗi chủ thể kinh tế đều có những động cơ và nhân tố khuyếnkhích rõ ràng, và mối quan hệ giữa chúng cũng rất rõ Loại tham nhũng này phùhợp với mô hình cấp trên–cấp dưới trong tham nhũng vì toàn bộ việc thực hiệntham nhũng đều do các công chức gây ra (đòi hối lộ để vi phạm các quy định).Hậu quả trực tiếp nghiêm trọng nhất của loại tham nhũng này là các đạo luật vàchính sách của nhà nước không được thực hiện một cách công bằng Một cáchtiếp cận mang tính giễu cợt khác đối với vấn đề này ở những quốc gia nơi nạntham nhũng tràn lan cho rằng một số chính sách của nhà nước quá tồi, do vậy đốivới xã hội, tốt hơn là những chính sách đó không nên được thực hiện Vì vậytham nhũng được coi là giải pháp tốt thứ hai Có thể sẽ tốt hơn nếu những chínhsách này hoàn toàn không được thực hiện Tuy vậy, vì hệ thống chính trị có chínhsách tồi (và trước mắt không có giải pháp khả thi nào thay thế cho hệ thống đó)nên tham nhũng được coi là một giải pháp cho những chính sách tồi của chínhphủ, cho dù nguồn gốc của những chính sách này là gì đi chăng nữa Tuy vậy,chúng ta nên tính tới chi phí của hình thức tham nhũng như vậy, đặc biệt là chiphí của nó với tư cách là một biện pháp phá vỡ các chính sách tồi của nhà nước

Trang 9

kỳ chuyển đổi Giả định chính ở đây là các đạo luật và chính sách của nhà nướcchịu sự chi phối của một số ít những tên đầu sỏ chính trị – những doanh nhân rất

có có thế lực – đã hối lộ các đại biểu quốc hội Nói cách khác, các chính sách củanhà nước chắc chắn được ban hành để phục vụ thiểu số những kẻ có thế lực chứkhông phải nhân dân nói chung Mặc dù hệ thống như vậy tồn tại trên thực tế vàloại tham nhũng này có thể lý giải một số nhân tố cơ bản trong chính sách công ởnhiều quốc gia (chứ không chỉ riêng các quốc gia đang trong thời kỳ quá độ),song khái niêm “bẻ cong luật pháp” vẫn thiếu tính rõ ràng về mặt phân tích Vấn

đề chính ở đây là ở tất cả mọi quốc gia, các nhóm lợi ích có ảnh hưởng tới quátrình ra quyết định của các đại biểu quốc hội Việc ráo riết vận động hành lang làmột hoạt động hoàn toàn hợp pháp và chính đáng ở những nền dân chủ đã pháttriển Vấn đề chính mang tính phân tích trong khái niệm “bẻ cong pháp luật” làphân định rạch ròi giữa vận động chính trị hợp pháp và “bẻ cong pháp luật” dotham nhũng gây ra Pháp luật của nhà nước có thể bị bẻ cong trước tình trạngvận động hành lang ồ ạt và tham nhũng Do vậy, vấn đề chính ở đây là kết quảcủa chính sách công do vận động hành lang và tham nhũng bất hợp pháp khácnhau tới mức độ nào, và cụ thể hơn những chính sách công do vận động hànhlang tác động có tốt hơn những chính sách do tham nhũng tác động hay không?Hơn nữa, vấn đề vẫn là liệu những chi phí với xã hội (chi phí cơ hội của nhữngnguồn lực được sử dụng) của vận động hành lang lớn hơn hay nhỏ hơn so vớichi phí xã hội của nạn tham nhũng Tóm lại, mặc dù cần thiết phải xem xét loạihình tham nhũng ảnh hưởng tới chính sách công, song cơ sở phân tích của kháiniệm “bẻ cong pháp luật” cần phải bổ sung nhiều hơn để có thể lý giải chính xáchơn những cơ chế của nó và giúp người ta có thể hiểu rõ hơn về quá trình đó.Như Shleifer và Wishney đã phân tích, điểm khác biệt quan trọng đối với trườnghợp tham nhũng là cơ cấu tổ chức của nó, tức là hình thức tham nhũng tập trunghay phân quyền Tiền đề cơ bản của tình trạng tham nhũng tập trung là khả năngđảm bảo lợi ích chung khi nhận hối lộ Nó gắn liền với việc câu kết, lũng đoạn thịtrường Người ta đã chỉ rõ rằng khi các các chính phủ có một bộ máy cảnh sáthữu hiệu để theo dõi hoạt động của công chức, chẳng hạn như KGB của Liên Xôtrước đây, thì tham nhũng ở đất nước đó sẽ mang tính tập trung Theo cách tiếp

Trang 10

cận cho rằng nhà nước là liêm chính thì việc phân tích cơ cấu tổ chức của thamnhũng sẽ không thể lý giải tại sao một số chính phủ (liêm chính) lại có những cơquan như KGB trong khi các chính phủ khác thì không Ngoài những tiền đề cầnthiết cho cơ cấu tổ chức của tham nhũng, một điểm khác biệt cơ bản khác là chiphí giao dịch Đối với tham nhũng phi tập trung, cá nhân một kẻ đi hối lộ dínhlíu tới nhiều, chứ không phải chỉ một, thỏa thuận tham nhũng (những giao dịch),

do đó chi phí giao dịch cũng được nhân lên Nói cách khác, hình thức thamnhũng tập trung có vẻ tốt hơn hình thức tham nhũng phi tập trung nếu xét vềmức độ chi phí của các giao dịch

3 Nguyên nhân cơ bản của tham nhũng

Tất cả các chủ thể kinh tế đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của họ Do vậy, lợiích cá nhân hẹp hòi của các chủ thể kinh tế là động lực chính thúc đẩy các giaodịch kinh kế giữa họ Người ta sẽ phân bổ nguồn lực cho các hoạt động đem lạilợi ích lớn nhất cho họ (quyết định phân bổ nguồn lực) Nói cách khác, tùy từngtrường hợp, người ta sẽ có những quyết định kinh tế tối ưu Như đã nêu ở trên,bổng lộc là một nguồn thu nhập lớn hơn mức lương cạnh tranh (chi phí cơ hội)của người cầm quyền Do việc vơ vét bổng lộc sẽ giúp tối đa hóa lợi ích cá nhânnên các chủ thể kinh tế sẽ lao vào quá trình tạo ra và phân chia bổng lộc Về mặt

lý thuyết, bổng lộc có thể được tạo ra theo nhiều cách khác nhau, nhưng trên thực

tế, cách thức quan trọng nhất là biện pháp can thiệp của chính phủ, tức là viphạm nguyên tắc hoạt động tự do của thị trường Một thuật ngữ tương tự thườngđược sử dụng để chỉ hình thức can thiệp như vậy của chính phủ là “điều tiết”.Nói cách khác, thay vì cho phép thị trường tự do điều chỉnh các mối quan hệ vàgiao dịch giữa các chủ thể kinh tế thì chính phủ, cho dù động cơ của họ là gì đichăng nữa, lại trực tiếp can thiệp và điều chỉnh những mối quan hệ như vậy.Phần lớn các biện pháp can thiệp vào thị trường của chính phủ đều mang tínhchất cấm đoán, tức là các chủ thể kinh tế không được phép làm điều gì đó trừ phichính phủ công khai cho phép một số được làm như vậy Điển hình là việc cấpphép nhập khẩu Chỉ những công ty được cấp phép nhập khẩu mới được nhậpmột số loại hàng hóa nào đó và chỉ với số lượng cụ thể đã nêu trong giấy phép

Trang 11

Điều đó chắc chắn sẽ gây ra sự khan hiếm trên thị trường, cung không được tínhtoán theo chi phí cận biên của các nhà sản xuất/nhập khẩu mà thông qua sốlượng được áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính Với số lượng bị khống chế nhưvậy, giá cả do cầu quyết định (tức là số tiền người tiêu dùng sẵn sàng trả để muathêm một đơn vị hàng hóa) sẽ cao hơn chi phí sản xuất/nhập khẩu của nó Sựchênh lệch đó chính là lợi ích kinh tế và sẽ được chia nhau sau khi mọi giao dịch

đã được tiến hành Bằng cách đút lót để được cấp phép nhập khẩu, một phần của

số bổng lộc sẽ rơi vào túi kẻ đi hối lộ, và phần còn lại (dưới hình thức đút lót) sẽrơi vào túi kẻ nhận hối lộ Rõ ràng, nếu không đưa ra quy định cấp phép nhậpkhẩu thì sẽ không có bổng lộc, và do vậy sẽ không có tham nhũng Có một sốtrường hợp tham nhũng không liên quan tới bổng lộc, nhưng loại tham nhũngphổ biến nhất và có hậu quả nghiêm trọng lại gắn liền với thái độ vòi vĩnh bổnglộc

Vì thế, càng có nhiều quy định bất di bất dịch của chính phủ thì càng hạn chếhoạt động của thị trường tự do và do vậy càng gây ra nhiều tham nhũng Tuyvậy, ngoài nội dung các đạo luật cho phép chính phủ ban hành các quy định thìđiều quan trọng là phải xem xét những quy định này và quá trình thực hiện nóđược cụ thể hóa như thế nào Đối với việc cụ thể hóa các quy định, để có thể thựcthi một cách hiệu quả, những quy định này phải đơn giản, rõ ràng và ai cũng cóthể dễ dàng hiểu được Các quy định càng phức tạp, mập mờ và khó hiểu baonhiêu, càng có nhiều cơ hội cho tham nhũng bấy nhiêu Có thể thấy một ví dụtiêu biểu trong hàng loạt các mức thuế nói chung và áp dụng mức thuế cho cácsản phẩm cụ thể tương tự nhau Nếu mức thuế với một mặt hàng nào đó là 3% vàđối với mặt hàng tương tự khác là 30% thì sẽ có động lực rất mạnh cho thamnhũng nhằm phân loại sai hàng hóa và giảm thuế bất hợp pháp bằng cách ápdụng mức thuế thấp hơn

Hơn nữa, luật tố tụng – các quy định liên quan tới việc thực hiện các quy địnhpháp luật khác – cũng có vai trò quan trọng đối với tham nhũng Đạo luật phứctạp và không minh bạch quy định cụ thể trình tự tố tụng chậm chạp (những trình

tự tố tụng mà không có thời hạn quy định cụ thể hoặc không có thời hạn chót),

Trang 12

với sự tùy tiện của các cán bộ trong quá trình thực hiện, sẽ tạo ra một cơ hội lớncho tham nhũng Không chỉ đạo luật đó tạo ra động cơ cho tham nhũng mà nócòn giảm thiểu khả năng bị phát hiện, do đó làm cho những kẻ hối lộ và nhận hối

lộ không còn tin nhiều vào những mối đe dọa với chúng

Việc phân tích các nguyên nhân dẫn tới tham nhũng là một điều kiện cần thiếtđối với một chiến lược chống tham nhũng có hiệu quả vì chiến lược đó phải tínhtới và giải quyết những căn nguyên chính của tham nhũng Nếu cho rằng bổnglộc là căn nguyên cơ bản nhất của tham nhũng và biện pháp can thiệp của chínhphủ tạo ra bổng lộc thì nội dung quan trọng đối với bất cứ chiến lược chống thamnhũng có hiệu quả nào cũng phải là phi điều tiết Phi điều tiết có nghĩa là xóa bỏhình thức can thiệp mang tính cấm đoán của chính phủ, do đó sẽ cho phép cácquy luật của thị trường được tự do phát huy tác dụng Quy luật của thị trường tự

do sẽ buộc các công chức phải cạnh tranh để hưởng mức thù lao tương xứng chứkhông thể trông chờ vào bổng lộc nhờ biện pháp can thiệp của chính phủ Do đó

sẽ không còn nguyên nhân dẫn tới tham nhũng Sẽ không còn tình trạng khanhiếm trên thị trường, không còn cảnh xếp hàng mua những loại hàng hóa khanhiếm, không còn thị trường chợ đen và không còn bổng lộc được tạo ra từ việcxếp hàng dài và thị trường chợ đen như vậy

Theo một quan điểm khác, việc phi điều tiết sẽ giảm thiểu và trong một số trườnghợp có thể triệt thoái tham nhũng do các công chức không còn khả năng hànhđộng tùy tiện Do vậy sẽ không còn động lực nào thúc đẩy các cá nhân phải hối

lộ các công chức vì họ không còn có khả năng dành sự ưu ái cho những kẻ đi hối

lộ nữa Ví dụ, nếu không có quy định về các giấy phép nhập khẩu thì ai cũng cóthể nhập bất kỳ mặt hàng nào với số lượng mà họ cho là có thể đem lại lợi nhuậnhoặc có lợi cho doanh nghiệp của họ Do vậy, sẽ không có những rào cản đối vớiviệc nhập khẩu mà lẽ ra chỉ có giấy chứng nhận của một công chức nào đó cấpmới có thể khắc phục Các cán bộ này sẽ mất đi khả năng quyết định tiền đồ củacác doanh nhân và công dân

Ngày đăng: 22/07/2016, 09:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w