Thực trạng và giải pháp phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay. Tham nhũng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng là vấn đề nóng bỏng, phức tạp, nan giải và bức xúc nhất hiện nay ở nước ta. Tham nhũng đã và đang đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây cũng chính là vấn đề liên quan nhiều nhất, chi phối đến quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu
Tham nhũng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng là vấn đề nóng bỏng,phức tạp, nan giải và bức xúc nhất hiện nay ở nước ta Tham nhũng đã và đang đedọa đến sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Đây cũngchính là vấn đề liên quan nhiều nhất, chi phối đến quá trình xây dựng và phát
triển của đất nước
Tệ tham nhũng, lãng phí đã được khái quát, nêu rõ bản chất và nguy cơ hậuquả tai hại của nó đối với đất nước như "giặc nội xâm", đe dọa đến sự sống còncủa chế độ Hiểu rõ nguy cơ đó, thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta luôn luôn quantâm đề ra những chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí như:Pháp lệnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các cơ chế, chính sách có liênquan; ban hành và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống thamnhũng đến năm 2020… Những năm gần đây, nhất là khi có Nghị quyết Trungương 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, cuộcđấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đạt được một số kết quả nhấtđịnh: Nhiều vụ tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng tồn tại từ lâu
đã bị phát hiện, xử lý; việc xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ đãdính líu vào tham nhũng; rồi những bản án tử hình, tù chung thân và bắt buộcphải bồi thường tiền, tài sản đã tham nhũng của Nhà nước, của nhân dân, làm cho
tệ tham nhũng từng bước được kiềm chế Song, tình trạng tham nhũng, lãng phíhiện nay vẫn còn nghiêm trọng, phạm vi rộng, tính chất phức tạp, làm cho nhândân lo lắng, giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý củaNhà nước
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Tiểu luận:
"Thực trạng và giải pháp phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay".
2 Nội dung của Tiểu luận:
Tiểu luận được cấu trúc gồm 03 chương:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tham nhũng
- Chương 2: Thực trạng tham nhũng ở nước ta và nguyên nhân
- Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp phòng, chống tham nhũng ở
nước ta hiện nay
Trang 2Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG
1 Định nghĩa, đặc trưng của tham nhũng
Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng Ở Việt Nam,
khái niệm tham nhũng được quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng năm
2005 Theo đó, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Theo định nghĩa trên đây, tham nhũng có những đặc trưng cơ bản như sau:
- Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực công:
Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các
cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, nói cách khác là ở các cơ quan, tổchức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước
Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyênmôn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo,quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đạidiện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiệnnhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó
- Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao:
Đây là đặc trưng thứ hai của tham nhũng Chủ thể tham nhũng phải sửdụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi íchcho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác Một người có chức vụ, quyềnhạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vì động cơ vụ lợi nhưng hành vi đókhông lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì không coi là tham nhũng
- Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi:
Mục đích của hành vi tham nhũng phải là mục đích vụ lợi Nếu chủ thểthực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà không xuất phát từ động cơ vụlợi thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng Vụ lợi là lợi ích vật chất (tiền,nhà, đất, các vật có giá trị ) hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyềnhạn mong muốn đạt được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạncủa mình
Trang 32 Biểu hiện của hành vi tham nhũng
Hành vi tham nhũng biểu hiện trên thực tế rất đa dạng, dưới nhiều hìnhthức khác nhau
Bộ luật hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định những
hành vi sau đây thuộc nhóm hành vi tham nhũng:
- Tham ô tài sản
- Nhận hối lộ
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn
để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì
vụ lợi
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi
- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạmpháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra,kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi
Trong 12 hành vi tham nhũng nêu trên, có 7 hành vi đã được quy định
trong Bộ luật hình sự năm 1999; được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và có hiệu lực
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụlợi: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền
Trang 4hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợiích hợp pháp của công dân
- Lạm quyền trong khi thi hành công vụ: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cánhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi íchcủa Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trụclợi: là cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhậnhoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào,gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, đểdùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc khônglàm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họhoặc làm một việc không được phép làm
- Giả mạo trong công tác: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác
mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây:
+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
+ Làm, cấp giấy tờ giả;
+ Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn
3 Tác hại của tham nhũng
- Tác hại về chính trị
Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xóimòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựngđất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội
Hiện nay, tình hình tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đángbáo động Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chươngtrình, dự án lớn mà còn xuất hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - cơ quantiếp xúc với nhân dân hằng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếpđến lợi ích của nhân dân Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trungương khoá IX chỉ rõ: “ Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bứcxúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tưtưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảngviên vẫn còn rất nghiêm trọng ” Tác hại nguy hiểm của tệ tham nhũng, lãng phíảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thực hiện chủ trương, chính sách vềkinh tế - xã hội hoặc một nhiệm vụ quản lý nhất định của Nhà nước Tổng quáthơn, sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sựnghiệp của toàn Đảng, toàn dân Nhân dân chính là động lực, chủ thể, mục đíchcủa cách mạng
Trang 5Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tiếp tụckhẳng định: “tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực,nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệpnhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả xấu về nhiều mặt,làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý củaNhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêmkhoảng cách giàu nghèo Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công củacông cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ”.
tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai… mà còn có
xu hướng lan sang các lĩnh vực từ trước tới nay ít có khả năng xảy ra tham
Trang 6nhũng như: văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao Thậm chí, cả những lĩnhvực lẽ ra không thể có tham nhũng, cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật, nhưlĩnh vực phúc lợi xã hội hay bảo vệ pháp luật Hành vi tham nhũng xảy ra không
ít trong các chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, các gia đình chínhsách; tham nhũng tiền, hàng hoá cứu trợ xã hội, trong cả xét duyệt công nhận ditích lịch sử, văn hoá, thi đua khen thưởng Thậm chí tham nhũng còn xảy ratrong các cơ quan bảo vệ pháp luật
Điều đáng báo động là việc tham nhũng dường như đã trở thành bìnhthường trong quan niệm của một số cán bộ, công chức Đó chính là biểu hiện của
sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng Hơn thế, tham nhũngcòn xâm phạm những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, khi người thựchiện hành vi tham nhũng có khi là giáo viên, bác sĩ, những người hoạt động tronglĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội - những người xây dựng đời sống, nền tảngtinh t hần cho xã hội
Chương 2 THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1 Thực trạng tham nhũng ở nước ta
Ở Việt Nam cũng như các nước khác, việc đánh giá chính xác về tình hìnhtham nhũng diễn ra trong thực tế là rất khó khăn, vì tham nhũng cũng giống nhưmột tảng băng trên biển, chúng ta chỉ có thể nhận biết được phần nổi của tảngbăng - là những vụ việc đã được phát hiện, xử lý Tuy nhiên, thông qua kết quảphát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trong những năm qua và căn cứ vào việc
đánh giá của các cơ quan chức năng, Đảng và Nhà nước đã khẳng định rằng: tình hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng.
- Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản: thamnhũng chủ yếu diễn ra trong việc quy hoạch; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đôthị; giao đất, cho thuê đất; định giá đất khi thu hồi, đền bù; cấp phép khai thác tàinguyên, khoáng sản v.v… Một số đối tượng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đểgiao đất không đúng thẩm quyền; lập hồ sơ khống hoặc khai tăng diện tích đất khiđền bù Ví dụ như: vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụxảy ra tại dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì, Hà Nội,thiệt hại ước tính khoảng 14 tỷ đồng; vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thihành công vụ xảy ra tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, gây thiệt hại gần 11 tỷ
Trang 7đồng; vụ tham nhũng về đất đai tại Đồ Sơn và tại Quán Nam, thành phố HảiPhòng Dư luận cho rằng việc cấp đất cho các dự án đều có hiện tượng bôi trơncho những người có thẩm quyền (vụ Công ty Phát triển nhà tỉnh Bạc Liêu; vụNguyễn Văn Khỏe, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minhnhận hối lộ để cấp đất sai quy định).
- Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: nổi lên tình trạng tham nhũng, tiêucực của một bộ phận cán bộ trong ngành ngân hàng, nhất là các ngân hàng thươngmại hoặc cán bộ trong ngành ngân hàng tiếp tay, móc nối với các đối tượng bênngoài thông qua các hoạt động cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, đầu tư tàichính, ủy thác cho vay, ủy tác đầu tư… để chiếm đoạt tài sản, gây thất thoát lớn
Ví dụ như: vụ Lê Hoài Phương, cán bộ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam,chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội, tham ô 24 tỷ đồng; vụ Phan Văn Tưởng, cán bộNgân hàng Techcombank cùng các đồng phạm tham ô trên 10 tỷ đồng; vụ ĐoànTiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nhậncủa khách hàng 5 tỷ đồng, là khoản trích từ 3% - 10% trong số tiền mà kháchhàng được vay của Ngân hàng này; vụ Nguyễn Thị Thùy Vân tham ô hơn 24 tỷđồng ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội; vụ Hoàng Thị Thu Hà,Giám đốc chi nhánh miền Bắc của Tổng công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thất thoát 19 tỷ đồng; vụ Vũ Việt Hùng, Giám đốc ngân hàng Phát triển chi nhánh Đắk Lắk -Đắk Nông, nhận 92 tỷ đồng, 100 ngàn USD và một ô tô BMW của Cao Bạch Mai
và Trần Thị Xuân để cho vay không đúng quy định
- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản: phần lớn các công trình xây dựngđều xảy ra thất thoát tài sản, chủ yếu do tham ô và cố ý làm trái Sai phạm xảy ra
ở hầu hết các khâu, từ việc lập dự án, thiết kế, dự toán, phê duyệt kế hoạch cấpvốn đến đấu thầu, tư vấn, giám sát, thi công, nghiệm thu, quyết toán công trình.Thủ đoạn chủ yếu là không chấp hành đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơbản; gian lận, thiếu minh bạch trong đấu thầu; khai khống khối lượng và giá trịvật tư, thiết bị; đưa vật liệu kém chất lượng, sai quy cách vào sử dụng; thi côngsai quy trình để giảm chi phí Điển hình như: vụ tham ô, cố ý làm trái và lợidụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban quản lý dự án
di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ; vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc Banquản lý dự án đại lộ Đông - Tây, TP.Hồ Chí Minh nhận hối lộ 260 nghìn USD đểxét thầu, nghiệm thu có lợi cho người đưa hối lộ; vụ tham ô xảy ra tại dự án xâydựng cầu Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh
Trang 8- Trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp:thủ đoạn tham nhũng chủ yếu là giấu bớt và định giá trị tài sản, đất đai thấp hơngiá trị thực khi cổ phần hóa hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợpđồng mua bán, vận chuyển hoặc hóa đơn khống để chiếm đoạt; nâng khống giáhoặc gửi giá khi mua bán tài sản công để trục lợi Ví dụ: Nguyễn Bi, Chủ tịch Hộiđồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc và Nguyễn Thanh Huyền, Phó Tổng giámđốc, kế toán trưởng của Công ty Vifon - TP.Hồ Chí Minh, đã lập chứng từ khốngchiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng và không thu về cho Công ty 59,9 tỷ đồng nhằmchiếm đoạt khi cổ phần hóa Công ty này; vụ Trần Văn Khánh, Tổng Công ty Vật
tư nông nghiệp tham ô, cố ý làm trái, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng; vụ Công ty xăngdầu Hàng không khai khống tỷ lệ dầu hao hụt nhằm chiếm đoạt hàng chục tỷđồng; vụ Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn nâng khống giá thiết bị lặn từ 100 triệu lên 130 tỷ đồng Ngoài ra,một số đối tượng còn sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân hoặc biến tài sảnnhà nước thành tài sản riêng, như vụ Bùi Tiến Dũng ở Ban quản lý dự án quốc lộ
18 (PMU18) cho mượn hàng chục ô tô đắt tiền
- Trong công tác cán bộ, dư luận về tình trạng “chạy chức, chạy quyền,chạy công chức” vẫn còn nặng nề, nhưng trong thực tế chưa phát hiện, xử lý đượctrường hợp nào Dư luận nói nhiều đến hiện tượng một số cán bộ tiến thân bằngcon đường chạy chọt, nịnh bợ cấp trên (tìm hiểu sở thích, nhu cầu cá nhân của cấptrên và gia đình họ để tìm cách đáp ứng; sẵn sàng biếu cấp trên những món quà cógiá trị lớn như nhà ở, đất ở, cổ phần trong các dự án, công ty ) Nhiều người nóirằng, hiện nay mọi thứ đều “có giá”, từ việc tuyển dụng, phân công công việc đến
bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ Báo chí đã đưa tin về 2 trường hợpcán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nhận quà, nộp lại quà và sử dụng quà tặng không đúngquy định, là ông Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau và ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhCao Bằng (trước đây)
- Trong lĩnh vực tư pháp, hành vi tham nhũng chủ yếu là cán bộ tư pháp lợidụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ nhằm bỏ lọt hoặc giảm nhẹ tội phạmtrong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án Ví dụ: vụ Vũ Văn Lương,Thẩm phán quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhận hối lộ 70 triệu đồng trong vụ tranhchấp 2,7 m2 công trình phụ; vụ Hà Công Tuấn, Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnhQuảng Ninh bị bắt quả tang nhận hối lộ 200 triệu đồng nhằm xử nhẹ tội cho bịcáo… Ngoài những lĩnh vực trên, tình trạng nhũng nhiễu còn khá phổ biếntrong quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công chức nhà nước với người dân vàdoanh nghiệp, giữa nhân viên các cơ sở dịch vụ công với khách hàng, như: cảnh
Trang 9sát giao thông, cán bộ thuế, các cơ quan cấp phép, cơ sở khám, chữa bệnh, cáctrường học… gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Theo đánh giá của TI thì Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêmtrọng (Theo tiêu chí của TI, thang điểm là 10; những nước có điểm dưới 3 đượccoi là tham nhũng nghiêm trọng) Những năm gần đây, chỉ số cảm nhận thamnhũng của Việt Nam được xếp như sau: năm 2007 đạt 2,6 điểm, xếp thứ 123/179quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng; năm 2008 đạt 2,7 điểm, xếp thứ121/180; năm 2009 đạt 2,7 điểm, xếp thứ 120/180; năm 2010 đạt 2,7 điểm, xếpthứ 116/178; năm 2011 đạt 2,9 điểm, xếp thứ 112/182
Mặc dù năm 2011 có những tiến bộ nhất định (so với năm 2007, chỉ số cảmnhận tăng 0,3 điểm và thứ hạng tương đối tăng lên khoảng 7 bậc), nhưng Việt Nam vẫn là những nước có điểm số thấp và vẫn đứng ở phía cuối bảng xếp hạng
Theo đánh giá của TI, ở châu Á, tình hình tham nhũng ở Việt Nam nghiêmtrọng hơn so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Malaysia, Trung Quốc,Thái Lan, Indonesia nhưng ít nghiêm trọng hơn Mông Cổ, Philippines, Lào,Nepal, Campuchia, Myanmar Tóm lại, tình hình tham nhũng ở Việt Nam lànghiêm trọng, với những biểu hiện vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộ liễu,xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, có những điểm giống và khácnhau so với tình hình tham nhũng ở các nước khác, nhưng đặc điểm nổi bật làtính phổ biến Trước đây, tham nhũng chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực kinh tế,nhưng ngày nay đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý như giáodục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ thiện, phòng, chống dịchbệnh… Tham nhũng xảy ra ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, là những cơquan cầm cân, nảy mực, đại diện cho công lý và công bằng xã hội, như: Công an,Viện kiểm sát, Tòa án Những trường hợp thanh tra viên, điều tra viên, kiểm sátviên, thẩm phán tòa án nhận hối lộ đã xuất hiện ở nhiều nơi Không ít cán bộ,công chức và người dân coi việc hối lộ cho công chức và việc công chức nhận hối
lộ khi giải quyết công việc là chuyện bình thường Tình trạng tham nhũng “vặt”
và tham nhũng “nhỏ, lẻ”, mà nhiều người gọi là “nhũng nhiễu” hay “chi phíkhông chính thức”, tuy thiệt hại không lớn, có khi chỉ vài chục nghìn đồng mỗi
vụ, nhưng diễn ra một cách tràn lan ở nhiều nơi, khiến người dân vô cùng bứcxúc Số đối tượng tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức có chức vụ thấphoặc không có chức vụ lãnh đạo, quản lý, như: nhân viên cảnh sát, thuế vụ, bác
sỹ, y tá v.v chiếm tỷ lệ khá cao; trong khi ở nhiều nước khác, đối tượng tham
Trang 10nhũng chủ yếu là các chính khách, các quan chức và doanh nhân Mấy năm gầnđây đã xuất hiện một số vụ tham nhũng liên quan đến yếu tố nước ngoài.
2.2 Về nguyên nhân của thực trạng
a Chủ quan:
Thứ nhất, nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng là lòng tham của con người Cách đây hơn 2.200 năm, Hàn Phi Tử trong thiên Vong trưng (Những điềm mất nước) và thiên Gian hiếp thí thần (Bọn bề tôi gian dối, ức
hiếp và giết nhà vua) cho rằng, con người sinh ra vốn tham dục, vị lợi; bản chất
con người là “ích kỷ” và đặc tính chủ yếu của nó là “sự ham mê lợi ích và thù ghét tai họa” nên luôn “thích điều lợi và tìm nó, ghét cái hại và tránh nó, …” Lẽ
cố nhiên đam mê lợi ích không phải lúc nào cũng xấu, nhưng để lòng tham dẫndắt, che mờ lý trí, điều khiển, kiểm soát hành động và vì lợi ích của bản thân, củanhóm lợi ích mà chà đạp lên lợi ích của tập thể, cộng đồng và quần chúng nhândân thì rõ ràng là không thể chấp nhận được Mọi hành vi tham nhũng dù dướihình thức nào chăng nữa đều có thể quy về “lợi ích cá nhân” Lợi ích nhóm cũngxuất phát từ lợi ích cá nhân mà ra Nếu không vì lợi ích của bản thân thì chẳng aicòn muốn tham nhũng nữa Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể làm tất cả, bất chấpmọi thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi phạm đạo đức, phápluật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng
Thứ hai là do lối sống “ăn bám”, ỷ lại, lười lao động thích hưởng thụ của
một bộ phận, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ ngày nay Chính lối sốngnày kết hợp với bản chất ích kỷ, đam mê lợi ích vật chất của các bậc phụ huynh,
cán bộ, công chức,… là chất xúc tác để thúc đẩy con người ta lao vào các “phi vụ” phạm pháp Lối sống hưởng thụ len lỏi vào các cơ quan công quyền thể hiện
ở sự quan liêu và suy đồi của không ít cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;cống hiến thì ít mà muốn hưởng thụ thì nhiều, nên sách nhiễu, làm khó để vòi
vĩnh, “gợi ý”, “lót đường”, “rải thảm”.
Thứ ba là do cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh; do
giáo dục, do cơ chế và do chính bản thân mà đạo đức con người ngày càng bị suythoái, tha hóa Điều này làm cho tệ tham nhũng càng có điều kiện thuận lợi đểphát sinh và lan rộng trong toàn xã hội Tình trạng này đang có xu hướng ngàycàng tăng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
X nhận định: “Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói riêng còn yếu kém Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức; chưa đi đầu trong cuộc sống đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết