Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố hải phòng theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới (Trang 74)

Phòng đến 2025 tầm nhìn 2030 theo định hướng thu hút FDI thế hệ mới

Hải Phòng quán triệt quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước, coi kinh tế có vốn FDI là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế đất nước nói chung và nền kinh tế Hải Phòng nói riêng, khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Lãnh đạo thành phố quan điểm: 1) vốn FDI với Hải Phòng là mục tiêu đồng thời là giải pháp thúc đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của thành phố; 2) thu hút vốn FDI có chọn lọc, có điều kiện và gắn với phát triển bền vững, với chuyển giao công nghệ, đổi mới thiết bị cũng như giải quyết vấn đề môi trường và xã hội; 3) thành phố vừa hợp tác vừa đấu tranh vì lợi ích của thành phố, các DN và người lao động.

Xác định nguồn vốn FDI giữ vai trò quan trọng để thúc đẩy tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của thành phố theo hướng thành phố cảng xanh, phát triển bền vững đúng theo tinh thần Kết luận số 72-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Tại Quyết định số 216/QĐ-UBND ngày 02/2/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt kế hoạch xúc tiến đầu tư của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, định hướng thu hút đầu tư của thành phố được xác định như sau:

Một là, định hướng thu hút đầu tư theo ngành, lĩnh vực

Thu hút FDI có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng: công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; chế biến nông sản, phát triển các vùng khó khăn, nông nghiệp và nông thôn; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn; các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm), bảo đảm môi trường và an ninh quốc gia… Kết hợp

thu hút FDI với phát huy nội lực của DN nội địa có vai trò “vệ tinh”.

– Về xây dựng cơ sở hạ tầng: khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN, KKT, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng dưới nhiều hình thức như BOT, BT, PPP…; phát triển đồng bộ 04 nhóm kết cấu hạ tầng thương mại: hạ tầng xuất, nhập khẩu, hạ tầng bán buôn, hạ tầng bán lẻ và trung tâm hội nghị triển lãm thương mại.

– Về lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại: tập trung xúc tiến các dự án phát triển hạ tầng: khu du lịch sinh thái, resort cao cấp, khách sạn 5 sao, sân golf, khu vui chơi, giải trí, mua sắm tổng hợp.

– Về nông nghiệp: thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững. Ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng công nghệ cao, gắn với đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện an toàn thực phẩm; đầu tư bảo quản chế biến sâu các sản phẩm nông sản, thủy sản phục tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, nhằm nâng cáo giá trị gia tăng.

– Về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc 03 lĩnh vực chủ yếu: linh kiện phụ tùng, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và hỗ trợ công nghiệp công nghệ cao (Theo Quyết định số 9028/QĐ- BCT ngày 08/10/2014 của Bộ Công thương về phê duyệt Quy hoạch tổnghểt pháttriển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030).

Hai là, định hướng thu hút đầu tư theo đối tác

Tăng cường thu hút các dự án có quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia từ Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…, tạo tiền đề thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ.

Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo hướng đa dạng hóa các phương thức xúc tiến, có cơ chế hỗ trợ, kiến tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân phát huy mọi tiềm năng phát triển nhằm tăng cường hoạt động tự xúc tiến thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết của các DN, tổ chức trên địa bàn thành phố.

3.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI ngoài vào thành phố Hải Phòng theo định hướng thu hút FDI thế hệ mới

3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch, xây dựng các mục tiêu thu hút vốn FDIvào Hải Phòng gắn với mục tiêu phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào Hải Phòng gắn với mục tiêu phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.2.1.1. Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về thu hút vốn FDI vào thành phố

Lãnh đạo thành phố cần phải đồng thuận rằng FDI là nguồn động lực thúc đẩy phát triển KT-XH thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời đem lại nguồn vốn phát triển các lĩnh vực công nghiệp dịch vụ. Từ đó đổi mới tư duy theo hướng tạo thuận lợi, tự do hóa và phát huy hiệu quả dòng vốn FDI, đồng thời, đặt vốn FDI vào mối quan hệ với các nguồn lực khác của thành phố.

Chú trọng thu hút vốn FDI cùng với phát triển trình độ khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo môi trường và tác động lan tỏa sang các ngành, lĩnh vực khác của thành phố.

Thu hút mạnh vốn FDI đồng bộ, nhất quán và thống nhất giữa các quận, huyện trong toàn thành phố. Thống nhất trong chính quyền thành phố và chính quyền các quận, huyện cách đánh giá vai trò của vốn FDI với các quận, huyện, đánh giá tính hiệu quả, tác động của vốn FDI đối với sự phát triển KT-XH thành phố đồng thời tập trung vào những tồn tại, hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức, cùng bàn kỹ để đưa ra đối sách, giải pháp xử lý nhanh, hiệu quả trên cơ sở quán triệt quan điểm giải quyết các vấn đề đặt trong mối quan hệ với phát triển KT-XH của thành phố với vai trò của vốn FDI.

Để đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về thu hút vốn FDI theo hướng trên, thành phố Hải Phòng cần thực hiện:

- Thường xuyên tổ chức gặp mặt các cơ quan quản lý chính quyền để quán triệt cụ thể quan điểm của thành phố và giải quyết các vấn đề đặt trong mối quan hệ gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thành phố và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Định kỳ tổ chức các hội thảo đánh giá tính hiệu quả, thu nhận những đóng góp của khu vực FDI đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển KT-XH của

thành phố.

- Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, đặt chế tài mạnh và xử lý nghiêm các hành vi sách nhiễu, gây phiền hà của cá nhân lãnh đạo, người cán bộ hay nhóm công dân đối với hoạt động FDI gây tâm lý không an tâm cho các nhà ĐTNN.

3.2.1.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch làm cơ sở định hướng thu hút vốn FDI

Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và các quyết định của thủ tướng chính phủ phê duyệt các quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 quy hoạch không gian đô thị và quy hoạch phát triển kinh tế cụ thể từng ngành; các nghị quyết của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố về định hướng phát triển chung của thành phố và nội dung của Đề án tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, kinh tế thành phố đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 12/12/2013, các ngành các cấp của thành phố đang rà soát, điều hỉnh, bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất. Trong việc xây dựng quy hoạch thành phố cần chú ý:

- Căn cứ vào: 1) những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt và 2) đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tiềm năng, lợi thế về các nguồn lực phát triển của thành phố.

- Nâng cao chất lượng các công tác quy hoạch chi tiết: Quy hoạch sử dụng tài nguyên; Quy hoạch phát triển từng ngành, lĩnh vực KT-XH; Quy hoạch phát triển các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế; các bệnh viện chất lượng cao; các công trình văn hóa, thể thao, du lịch…; Quy hoạch phát triển các khu đô thị, nhất là các khu đô thị mới trong thành phố (Bắc Sông Cấm, Cát Hải, Tràng Cát, đô thị vệ tinh, thị trấn, thị tứ); Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải; Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản kết

hợp với xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt...

-Coi trọng và nâng cao chất lượng công tác thẩm định quy hoạch. Thành lập các tổ tư vấn, hội đồng khoa học gồm các nhà khoa học có chuyên môn sâu về quy hoạch ở các bộ, ngành liên quan và cán bộ chủ chốt của thành phố. Giao hội đồng khoa học nhiệm vụ đánh giá và lựa chọn quy hoạch không gian phát triển KT-XH tối ưu nhất đáp ứng được yêu cầu khai thác tiềm năng, lợi thế của thành phố.

- Rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể đối với từng ngành kết hợp với vùng, địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công bố công khai các quy hoạch đã được phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân và các nhà đầu tư biết được.

3.2.2. Tăng cường cải thiện môi trường thu hút vốn FDI

3.2.2.1. Đổi mới chính sách ưu đãi về tài chính đối với nhà ĐTNN

Hiện nay, Hải Phòng đã thực hiện nhiều ưu đãi thuế thu nhập DN đối với các nhà ĐTNN. Tuy nhiên, thời gian ưu đãi thuế là giai đoạn DN sản xuất kinh doanh chưa có lãi. Vì vậy, thành phố cần kiến nghị thiết kế lại các chính sách ưu đãi thuế nói riêng và ưu đãi tài chính nói chung có giá trị thực tế hơn theo hướng như sau:

1) Giảm thuế và ưu đãi về thuế

- Mặc dù mức thuế suất thuế thu nhập DN trong những năm gần đây có thay đổi giảm xuống 22% năm 2014 và tiếp tục giảm xuống 20% năm 2016, nhưng mức thuế suất này vẫn ở mức cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Hải Phòng kiến nghị áp dụng thuế thu nhập DN từ 10-15% để tạo điều kiện cho các nhà ĐTNN tích lũy tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Miễn giảm thuế đối với các nhà ĐTNN sử dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư góp phần tích cực điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi thuế với các nhà ĐTNN trong những năm đầu dự án. Ưu đãi giảm thuế suất so với mức thuế suất hiện nay có thể kéo dài thời gian giảm thuế và miễn thuế cho các nhà ĐTNN trong những ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn của thành phố.

- Ưu đãi cấp đất ở các vị trí thuận lợi cho nhà ĐTNN, đẩy nhanh tiến độ cấp phép để rút ngắn thời gian, tiến độ xây dựng và sản xuất kinh doanh cho các nhà ĐTNN. Quy định hiện nay chỉ cho phép các nhà ĐTNN được quyền chọn lựa hình thức thuê đất, thành phố cần triển khai quy định đấu giá quyền sử dụng đất và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Ưu đãi giá thuê đất ở mức thấp nhất theo khung quy định.

- Hoàn thiện nội dung và quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư theo hướng đơn giản hóa thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư. Thời gian cấp giấy phép hiện nay là 5 ngày, thành phố có thể xem xét để rút ngắn xuống còn 3 ngày.

2) Áp dụng các ưu đãi về thuế và ưu đãi đầu tư thích hợp với định hướng thu hút FDI vào thành phố.

- Chú trọng vào các lĩnh vực như du lịch, khai thác và chế biến khoáng sản, dịch vụ cảng biển, nông, ngư nghiệp, sản xuất hàng hóa tiêu dùng xuất khẩu…

-Khuyến khích mạnh mẽ các nhà ĐTNN có dự định đầu tư các dự án lớn, du nhập công nghệ hiện đại bằng cách hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đào tạo nhân lực, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào dự án…

- Kịp thời soạn thảo các tài liệu hướng dẫn, các quy trình thủ tục hành chính xác nhận và cung cấp ưu đãi, công khai trên các phương tiện thông tin bằng các ngôn ngữ phổ biến.

3) Căn cứ vào mục tiêu và định hướng phát triển ưu tiên của thành phố, nghiên cứu từng lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn mong muốn thu hút vốn FDI, đánh giá các lợi thế, bất lợi thế, từ đó tổng hợp các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ các nhà ĐTNN. Phát huy lợi thế về cảng biển, giao thông đường biển của thành phố, tìm kiếm các đối tác và khuyến khích các dự án sản xuất hàng hóa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

4) Chú trọng vấn đề cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN tiếp cận ưu đãi của thành phố.

-Hoàn thiện phân cấp quản lý FDI trên cơ sở nguyên tắc, quan điểm rõ ràng, nhất quán về vấn đề phân cấp quản lý FDI phù hợp với điều kiện Việt Nam trong WTO cũng như đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền thích hợp đặc biệt đối với các cấp quản lý và các nhà ĐTNN cũng như DN và các đối tượng hữu quan.

-Giảm thủ tục hành chính nhiêu khê bằng các cách: Chấn chỉnh công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư theo hướng phát huy tính linh hoạt, tự chủ của địa phương và chỉ cấp giấy chứng nhận ĐTNN với các dự án lần đầu đầu tư vào Việt Nam; Rà soát, sửa đổi các quy định của thành phố về quản lý đầu tư, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, tăng cường thanh tra, kiểm tra về đầu tư; Công bố, công khai, minh bạch các quy định, hồ sơ, thủ tục hành chính, thời gian, thẩm quyền giải quyết, phí, lệ phí. Nâng cao chất lượng và hiệu quả cơ chế một cửa liên thông. Tăng cường công nghệ thông tin, chính quyền điện tử.

-Nâng cao thái độ, tính chuyên nghiệp của cán bộ công chức trong giải quyết thủ tục hồ sơ các dự án đầu tư. Xử phạt những cán bộ thiếu thân thiện và không hợp tác với các nhà ĐTNN để triển khai dự án FDI.

3.2.2.2. Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng thành phố

Hải Phòng được Chính phủ, Nhà nước đặc biệt quan tâm quy hoạch và xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng có tính kết nối vùng. Thành phố sớm ưu tiên đầu tư, đồng bộ cho các địa bàn trọng điểm nhằm tạo địa điểm đầu tư thích hợp cho các dự án vốn FDI và xây dựng kết cấu hạ tầng cho các địa bàn khác. Đây là yếu tố thuận lợi và cạnh tranh của thành phố Hải Phòng trong thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, trong thời gian tới, thành phố vẫn cần chú trọng các giải pháp phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng như sau:

1) Phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài các KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố hải phòng theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới (Trang 74)