Tỷ trọng tổng vốn FDI thực hiện so với tổng số vốn FDI đăng ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố hải phòng theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới (Trang 60)

Tính đến 31/12/2018, Hải Phòng có tổng cộng 728 dự án, tổng vốn đăng ký là 11.657,9 triệu USD, vốn thực hiện là 3.806,1 triệu USD (chiếm 32,65% so với tổng vốn đăng ký). Đây là tỷ lệ yếu so với mặt bằng chung của cả nước. Giai đoạn 2014-2018, Hải Phòng có tổng cộng 253 dự án vốn FDI với tổng vốn đăng ký là 6.132,7 triệu USD, vốn thực hiện là 1.635,6%, tỷ lệ vốn thực hiện/tổng vốn đăng ký

là 26,67%. Tỷ lệ này rất thấp, và có sự không đồng đều giữa các năm. Năm 2014, 2015, tỷ lệ vốn thực hiện /tổng vốn đăng ký đạt mức thấp nhất là 10,45% và 8,23%. Đến năm 2016, tỷ lệ đạt mức cao nhất là 42,38%. Năm 2017 giảm xuống 39,2%. Năm 2018 tăng lên 41,61%.

Bảng 2.4: Tỷ trọng vốn FDI thực hiện so với tổng số vốn FDI đăng ký tại Hải Phòng giai đoạn 2014-2018

Số dự án được Tổng vốn đăng Vốn thực Tỷ trọng vốn thực

cấp phép hiện hiện /tổng vốn đăng

(triệu USD) (triệu USD) (%)

2014 33 1.884,1 196,9 10,45% 2015 52 824,1 67,8 8,23% 2016 55 699,4 296,4 42,38% 2017 53 2.467,0 967,1 39,2% 2018 60 258,1 107,4 41,61% Tổng số 253 6.132,7 1.635,6 26,67%

(Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng năm 2018)

2.3.5. Đóng góp của khu vực FDI vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố

Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, Hải Phòng đã thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Tốc độ tăng trưởng vốn FDI trong tăng trưởng GDP của thành phố giai đoạn 2014-2018 luôn ở mức cao.

Cụ thể, năm 2015 tốc độ tăng trưởng GDP là 119,62%, khu vực vốn FDI là 124,16%. Năm 2016, tốc độ tăng GDP là 110,09%, khu vực vốn FDI là 132,7%. Năm 2017, tốc độ tăng GDP là 114,29%, khu vực vốn FDI là 129,55%. Năm 2018, tốc độ tăng GDP là 114,19%, khu vực vốn FDI là 128,82%. Trong các năm 2014- 20018, đóng góp của vốn FDI luôn chiếm từ 15,52% đến 24,25% trong tổng số GDP của thành phố. Năm sau, tỷ lệ này có xu hướng tăng cao hơn năm trước. Như vậy có thẻ thấy, nguồn vốn FDI ngày càng có nhiều đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP của thành phố.

tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014-2018

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Tổng sản Tốc độ tăng Tổng sản Tốc độ Tỷ trọng

phẩm của toàn phẩm của khu tăng

thành phố vực có vốn FDI 2014 96.437,8 - 14.967,2 - 15,52% 2015 115.357,2 119,62% 18.583,7 124,16% 16,11% 2016 127.007,4 110,09% 24.661,6 132,7% 19,42% 2017 145.160,6 114,29% 31.948,1 129,55% 22,01% 2018 165.763,9 114,19% 40.196,0 128,82% 24,25%

(Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Hải Phòng và tổng hợp của tác giả) Số liệu thống kê vốn FDI phân theo ngành kinh tế cho thấy giai đoạn 2014- 2018, vốn FDI hướng vào phát triển các nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, tạo sự phát triển đột phá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng tăng mạnh tỷ lệ ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông, lâm, thủy sản.

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế, tiềm năng, công nghiệp liên quan đén biển và sản xuất hàng xuất khẩu. Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố. Vốn FDI vào ngành công nghiệp chiếm 76,04% tổng số vốn FDI. Lũy kế đến ngày 31/12/2018, trong số 524 dự án còn hiệu lực thì có đến 256 dự án trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đăng ký là 11.051,0 triệu USD. Các nhóm ngành có có sự tham gia của các doanh nghiệp vốn FDI có chỉ số sản xuất năm 2018 tăng so với năm 2017 bao gồm: ngành may trang phục (tăng 166,49%), sản xuất phân bón (tăng 90,50%), sản xuất đồ điện dân dụng (tăng 83,28%), sản xuất săm lốp cao su (tăng 71,21%), sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (tăng 51,17%)… Tỷ trọng các nhóm ngành sản xuất các sản phẩm điện tử dân dụng và văn phòng liên tục tăng qua các năm. Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao, công nghệ chế tạo trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp có sự tham gia của các doanh nghiệp vốn FDI tăng trưởng mạnh như thiết bị văn phòng, gia đình, xi măng, thép

cán, ống thép, gang đúc, thủy tinh, quần áo may mặc, hàng dệt kim, giày dép, phụ tùng ô tô, rô bốt công nghiệp, hóa chất… Trong ngành công nghiệp, thành phố đã thu hút được nhiều tập đoàn, công ty lớn thuộc nhóm 500 công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới đầu tư vào thành phố như Chevron, General Electric (GE), Idemisu, Bridgestone, LG, Hitachi Zosen, Nomura, Lion… và các tập đoàn khác có quy mô lớn và công nghệ hiện đại.

Trong ngành dịch vụ, khu vực FDI có những tác động chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tăng cao các ngành dịch vụ mà Hải Phòng có lợi thế như cảng biển, hàng hải, vận tải biển… Ngày càng có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện của các hãng vận tải biển, các tập đoàn, công ty logicstic lớn, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng, hãng bảo hiểm lớn trên thế giới và nhiều dự án trong lĩnh vực xây dựng, dịch vụ kho bãi như Maersk, APL, Metro, DHL Supply Chain, Lotteria, Manulife, AIA, C.Steiweg… có mặt tại Hải Phòng. Khu vực FDI góp phần tạo ra phương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động thương mại nội địa và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Có thể thấy, vốn FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, xây dựng và dịch vụ của Hải Phòng, làm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa và tiếp thu các công nghệ tiên tiến, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra những phương thức mới, tăng cao hiệu quả. Bên cạnh đó, vốn FDI đã trở thành nhân tố lôi kéo đầu tư, thúc đẩy phát triển các KKT, KCN, KCX công nghệ cao, tương đối đồng bộ và hiện đại trong thành phố. Hiện nay, Hải Phòng có 13 KCN, trong đó có 9 KCN nằm trong KKT Đình Vũ – Cát hải (bao gồm KCN Đình Vũ, Tràng Duệ, VSIP Hải Phòng, khu phi thuế quan Nam Đình Vũ, KCN Nam Đình Vũ, KCN và dịch vụ hàng hải, khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát, KCN Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng) và 4 KCN nằm ngoài KKT Hải Phòng gồm Nomura, Đồ Sơn, Nam Cầu Kiền và An Dương. Mới đây, Hải Phòng đã thu hút được nhà đầu tư xây dựng KCN Vinh Quang tại huyện Tiên Lãng, tổ hợp KCN DEEP C tại KKT Đình Vũ – Cát Hải. Trong thời gian tới, Hải Phòng sẽ xây thêm 5, 6 KCN nữa.

2.4. Đánh giá thực trạng công tác thu hút vốn FDI của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2018

2.4.1. Thành công

Thứ nhất, vốn FDI bổ sung cho đầu tư phát triển KT - XH của Hải phòng.

Thu hút đầu tư vào các KCN, KKT của Hải Phòng trong 5 năm qua đã đạt được những kết quả vượt bậc cả về chiều rộng và chiều sâu, góp phần thực hiện chủ trương, mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển thành phố ảHi Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện ạđi hóa; Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV. Cụ thể, thu hút vốn FDI có bước phát triển đột phá, đạt 9,06 tỷ USD, bằng 73% lũy kế 25 năm, với 149 dự án cấp mới. Đáng kể là đã thu hút được các dự án lớn, một số dự án vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, công nghệ cao, sử dụng ít năng lượng, thân thiện với môi trường của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông như: LG (LGE, LGD, LGI, LGC); Bridgestone; Nipro Pharma; Kyocera Mita; Fuji Xerox; GE; Regina

Miracle…

Thứ hai, công tác xây dựng các mục tiêu thu hút vốn FDI vào Hải Phòng đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố. Hải Phòng căn cứ vào nhu cầu và khả năng thu hút vốn FDI để xây dựng các mục tiêu thu hút vốn FDI vào thành phố. Các mục tiêu thu hút vốn FDI có định hướng và chọn lọc, khai thác tối đa mọi nguồn lực, lợi thế của Hải Phòng. Mục tiêu thu hút vốn FDI vào Hải Phòng đặt ra được những lĩnh vực mạnh cần tiếp tục kêu gọi thu hút vốn FDI và những lĩnh vực còn thiếu cần ưu tiên thu hút các dự án FDI. Mục tiêu cũng đồng thời đề ra các nhiệm vụ cụ thể cho công tác cải cách hành chính và xúc tiến đầu tư.

Thư ba, Hải Phòng đã sớm tạo ra được những điều kiện và môi trường thuận lợi để thu hút vốn FDI. Về chủ trương và chính sách, Hải Phòng ban hành nhiều quy định dựa trên Luật Đầu tư một cách phù hợp và thường xuyên được cải tiến theo hướng công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hải Phòng thực hiện các

chính sách ưu đãi về thuế cho DN. Công tác điều hành và quản lý chính quyền thành phố luôn thực hiện phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, xử lý kịp thời những vướng mắc, trở ngại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Hải Phòng tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KCN hoàn thiện, chất lượng tốt. Hạ tầng ngoài KCN cũng được xây dựng đồng bộ với hạ tầng trong KCN để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các nhà ĐTNN. Hải Phòng không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ DN như đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp dịch vụ thông tin, viễn thông, ngân hàng, vận chuyển, kho bãi…

Thứ tư, hoạt động xúc tiến đầu tư FDI đã được đổi mới đáp ứng yêu cầu thực tế. Công táctiếp thị, mời gọi nhà ĐTNN cũng được chú trọng qua việcthành phố đã lập các đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại nhiều nước có nền kinh tế phát triển như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc… nhằm quảng bá, kêu gọi các tập đoàn kinh tế có tiềm năng đầu tư vào thành phố.

Thứ năm, vốn FDI góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách và tạo việc làm cho lao động của thành phố. Các năm 2014-2018, đóng góp của vốn FDI luôn chiếm từ 15,52% đến 24,25% trong tổng số GDP, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP của thành phố. Vốn FDI hướng vào phát triển các nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ lệ ngành công nghiệp, dịch vụ. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp và dịch vụ có sự thay đổi tích cực theo hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp biển và sản xuất hàng xuất khẩu. Khu vực FDI tạo nhiều việc làm, đào tạo nghề cho lao động. Tính đến 31/12/2018, khu vực FDI tạo việc làm cho 142.092 lao động, tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.4.2. Một số hạn chế

Thứ nhất, công tác xây dựng các mục tiêu thu hút vốn FDI vào Hải Phòng không mang tính chiến lược, lâu dài. Các quy hoạch chưa cho thấy tầm nhìn dài hạn và chưa có sự liên kết mật thiết giữa các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy

hoạch không gian đô thị. Quy hoạch thu hút FDI chủ yếu định hướng vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết, phối hợp giưa các DN vốn FDI với DN trong nước chưa được xác định rõ.

Thứ hai, môi trường thu hút vốn FDI của Hải Phòng còn một số hạn chế

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển không kịp yêu cầu phát triển kinh tế Hệ thống kết cấu hạ tầng của Hải Phòng có tính kết nối kém và chưa theo kịp sự phát triển của thành phố. Mạng lưới giao thông chưa liên kết các loại hình giao thông, liên kết các vùng và chưa phát huy được hết khả năng vận tải đa phương thức. Hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, năng lực vận tải đường thủy và chất lượng giao thông vùng nông thôn thấp. Hệ thống đường sắt lạc hậu, tốc độ chậm và kém an toàn. Hệ thống cảng biển quy mô công nghệ thấp, không đáp ứng yêu cầu khi nhu cầu vận tải tăng nhanh và chưa thực hiện được chức năng trung chuyển quốc tế, chi phí vận tải, bốc xếp cao. Quản lý khai thác cảng biển thiếu chuyên nghiệp. Hệ thống logicstic yếu, thời gian thông quan hàng hóa kéo dài.

Hạ tầng các KCN, KKT thiếu tính đồng bộ, chưa đầu tư các hệ thống xử lý chất thải, ứng dụng công nghệ 3R. Các KCN Đồ Sơn, Nam Cầu Kiền, KKT Đình Vũ – Cát Hải có tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng chậm, khối lượng công việc đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng thực hiện chưa nhiều. Hệ thống thông tin truyền thông phát triển nhanh nhưng chưa bền vững.

Các dịch vụ hỗ trợ chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của DN vốn FDI, đặc biệt là nguồn cung cấp điện. Vấn đề quỹ đất ít, giải phóng mặt bằng khó khăn hoặc tốn kém ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý đầu tư của nhà đầu tư.

- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Hệ thống cơ sở đào tạo của Hải Phòng tăng nhiều trong những năm gần đây nhưng quy mô và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.

- Thủ tục hành chính còn phức tạp: thủ tục giải quyết một số loại hồ sơ còn phân cấp hành chính; thủ tục thẩm định cấp giấy phép đầu tư có những nội dung

quy định không cần thiết về hồ sơ. Sự gắn kết, phối hợp giữa các sở, ban ngành biểu hiện chưa nhịp nhàng. Công nghệ thông tin chưa được ứng dụng đồng bộ giữa các ngành và các cấp nên việc xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu, kết nối, chia sẻ thông tin không được liên thông, làm hạn chế, gián đoạn việc xử lý các công việc trong các cơ quan hành chính.

Thứ ba, hoạt động xúc tiến đầu tư mang tính đơn lẻ, chưa kết hợp chặt chẽ với các hoạt động xúc tiến khác của Hải Phòng. SởKếhoạch đầu tư và Ban quản lý kinh tế các KCN, KCX là các cơ quan xúc tiến đầu tư. Trong hoạt động xúc tiến đầu tư FDI có sự phối hợp với các Bộ, ban ngành Trung ương và các sở Ngoại vụ, Công thương để tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến đầu tư FDI tại Hải Phòng có những hạn chế như sau: 1) Các chương trình xúc tiến đầu tư do thành phố thực hiện còn mang tính cục bộ, chưa đạt hiệu quả cao. Công tác quảng bá hình ảnh trên báo chí quốc tế, kênh truyền hình nổi tiếng chưa được quan tâm triển khai. 2) Các hoạt động xúc tiến đầu tư chưa được kết hợp chặt chẽ với các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và các chương trình tuyên truyền đối ngoại, văn hóa. 3) Các hoạt động xúc tiến đầu tư FDI thường kết hợp với các đoàn công tác nước ngoài hoặc do lãnh đạo thành phố tổ chức các hội thảo tại thành phố. Hoạt động xúc tiến đầu tư FDI chưa thường xuyên.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, hệthống pháp luật Việt Nam đối với FDI còn chưa đồng bộ, chồng chéo và thiếu nhất quán. Trong việc lập DN, thủ tục thành lập và khởi sự kinh doanh theo quy định gồm 10 thủ tục với tổng thời gian là 34 ngày là phức tạp, tốn thời gian và nhiều chi phí. Trong các thủ tục thành lập DN, mua cổ phần, phần vốn góp, chuyển nhượng vốn, mở chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi địa điểm, trụ sở chính... giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN, giữa DN trong nước và DN nước ngoài có vốn FDI có nhiều thủ tục rườm rà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố hải phòng theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)