Thu hút vốn FDI theo cơ cấu đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố hải phòng theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới (Trang 56 - 59)

*Theo ngành nghề đầu tư

Các lĩnh vực thu hút vốn FDI được mở rộng. Vốn FDI đầu tư vào 14 ngành lĩnh vực. Trong đó là 3 lĩnh vực thu hút vốn FDI nhiều nhất gồm: công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN nhất với 356 dự án đầu tư, số vốn đăng ký là 11.051 triệu USD, chiếm tỷ trọng 76,14% tổng số vốn đăng ký vào thành phố. Tiếp đến là hoạt động kinh doanh bất động sản với 37 dự án, số vốn đăng ký là 2.909,1 triệu USD, chiếm 20,04% tổng số vốn đăng ký vào thành phố. Lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác thu hút vốn FDI nhiều thứ 3 với 59 dự án, số vốn đăng ký là 199,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,37%. Các lĩnh vực khác thu hút vốn FDI không nhiều, có từ 1 đến 37 dự án, chiếm 2,55% tổng số vốn đăng ký. Các ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; thông tin và truyền thông; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm không có nhà ĐTNN đăng ký dự án đầu tư nào, cho thấy các ngành này tại Hải Phòng chưa hấp dẫn các nhà ĐTNN.

Biểu 2.2: Tỷ trọng vốn FDI trong cơ cấu vốn FDI theo ngành kinh tế

1.37% 2.55% 20.04%

76.04%

Công nghiệp chế biến, chế tạo Hoạt động kinh doanh bất động sản

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

Các ngành khác

Cơ cấu vốn FDI đầu tư theo ngành kinh tế (phụ lục 2) tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, bất động sản, bán buôn, bán lẻ và chưa có đóng góp tích cực cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Việc này có ảnh hưởng đến sự bền vững về an ninh lương thực. Mặc dù khi so sánh với quy hoạch phát triển KT- XH thành phố Hải Phòng đến năm 2020 có thể thấy cơ cấu ngành nghề trong thu hút vốn FDI theo đúng định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, tập trung phát triển cho công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng chính trong GDP. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để thúc đẩy thu hút vốn FDI theo định hướng thế hệ mới, Hải Phòng cần thu hút vốn FDI vào các ngành khác. Để làm được như vậy, thành phố cần xây dựng những ưu đãi riêng, cơ chế đặc thù thu hút vốn FDI cho từng ngành, lĩnh vực.

*Theo đối tác đầu tư

Đối tác đầu tư vào Hải Phòng chủ yếu là các nước châu Á. Đối tác từ các nước châu Mỹ và châu Âu chưa nhiều chiếm tỷ lệ nhỏ. Tính đến hết năm 2018 có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư. Dẫn đầu là Hàn Quốc với 108 dự án, tổng số vốn đăng ký là 5.524,5 triệu USD, chiếm 38,06% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 2 là Nhật Bản với 134 dự án, tổng vốn đăng ký là 4.224,3 triệu USD, chiếm 29,10% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là Hongkong với 58 dự án, tổng vốn đăng ký là 1.519,2 triệu USD, chiếm 10,47% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các quốc gia Trung Quốc, Đài Loan, Singapore đứng tiếp theo với từ 30 đến 53 dự án, vốn đăng ký từ 362,1 đến 754,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng từ 2,49% đến 5,19%. Anh, BVI, Đức, Hà Lan, Mỹ, Thái Lan, Australia có từ 4 đến 12 dự án với số vốn đăng ký chiếm từ 0,24% đến 0,93%. Các nhà đầu tư châu Á lựa chọn đầu tư vào Hải Phòng có thể bởi sự gần gũi về địa lý cũng như đặc điểm văn hóa, lợi thế về nguồn nhân lực giá rẻ, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng… Hải Phòng khá thành công trong việc thu hút vốn FDI của các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới như GE (Mỹ), Bridgestones, LG, Hyudai, Mibeak (Hàn Quốc), Toyota Gosei, Nomura, Kyocera, Kyocera Mita, Hitachi Zosen (Nhật Bản), Foxcom, Chinfon (Đài Loan), Lion, Semcorp (Singapore)…

Bảng 2.1: Vốn FDI tại Hải Phòng được cấp giấy phép theo đối tác đầu tư (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2018) STT Đối tác Số dự án Tổng vốn đăng ký Số vốn Tỷ trọng (triệu USD) (%) 1 Anh 5 35,4 0,24% 2 BVI 6 68,5 0,47% 3 Đài Loan 47 735,4 5,06% 4 Đức 4 54,8 0,38% 5 Hà Lan 10 128,3 0,88% 6 Hàn Quốc 108 5.524,5 38,06% 7 Hongkong 58 1.519,2 10,47% 8 Malaysia 8 68,9 0,47% 9 Mỹ 12 615,4 4,24% 10 Nhật Bản 134 4.224,3 29,10% 11 Singapore 30 754,1 5,19% 12 Thái Lan 5 96,1 0,66% 13 Trung Quốc 53 362,1 2,49% 14 Australia 4 135,2 0,93% 15 Quốc gia khác 40 192,0 1,32% Tổng số 524 14.514,2 100%

(Nguồn: Niên giám thống kê 2018 – Cục Thống kê Hải Phòng)

*Theo hình thức đầu tư

Bảng 2.2: Vốn FDI tại Hải Phòng được cấp giấy phép theo hình thức đầu tư (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2018)

STT Loại hình đầu tư Tổng số dự án Tổng vốn đăng ký

Số dự Tỷ trọng Số vốn Tỷ trọng án (%) (triệu USD) (%) 1 100% vốn nước ngoài 398 75,95% 11.175,9 76,99% 2 Liên doanh 110 20,99% 3.193,1 21,99% 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 16 3,05% 145,3 1,00% Tổng số 524 100% 14.514,2 100%

(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng và tổng hợp của tác giả) Có 398 dự án 100% vốn nước ngoài, chiếm 75,95% tổng số dự án với số vốn đăng ký là 11.175,9 triệu USD, chiếm 76,99% tổng số vốn FDI đăng ký. Đây là

những dự án sản xuất hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho xuất khẩu. 110 dự án theo hình thức liên doanh, chiếm 20,99% tổng số dự án với số vốn đăng ký là 3.193,1 triệu USD, tương đương 21,99% tổng số vốn FDI đăng ký. Chỉ có 16 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh, chiếm 3,05% tổng số dự án với số vốn là 145,3 triệu USD, chiếm 1,00% tổng số vốn FDI đăng ký.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố hải phòng theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)