Trên cơ sở bám sát các nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư quy định tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ- TTg
ngày14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ, công tác xúc tiến đầu tư của Hải Phòng được tập trung đẩy mạnh vào các KCN, KKT, đặc biệt là xúc tiến đầu tư tại chỗ, gắn bó, giúp đỡ, hỗ trợ các nhà đầu tư trong suốt giai đoạn hoạt động dự án trên tất cả các lĩnh vực như quy hoạch - xây dựng, tài nguyên - môi trường, thương mại - xuất nhập khẩu, quản lý lao động...
*Công tác tiếp xúc, làm việc với nhà đầu tư, tổ chức trong và ngoài nước
Nhận định xúc tiến đầu tư có vai trò tăng hiệu quả thu hút FDI, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã tăng cường đối thoại với các nhà ĐTNN, tiếp xúc, tìm hiểu các khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư. Từ đó quyết định các hình thức hỗ trợ phù hợp, hiệu quả.
Các hoạt động đối ngoại được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh của thành phố đối với quốc tế. Sơ bộ đến cuối năm 2018, thành phố đã ký kết 09 thỏa thuận hợp tác, kết nghĩa có ý nghĩa quan trọng với một số địa phương nước ngoài như: Incheon (Hàn Quốc), thành phố Kitakyushu, Kobe, tỉnh Niigata (Nhật Bản), vùng lãnh thổ Bắc Úc… Qua đó, vận động, thu hút được nhiều dự án hợp tác quan trọng, tạo động lực phát triển KT-XH. Chú trọng quan hệ hợp tác nhiều mặt và theo chiều sâu với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc; tiếp tục củng cố quan hệ với các địa phương trên Hai lành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.
Hải Phòng đăng cai và tổ chức thành công các sự kiện quốc tế: Hội nghị Hợp tác phi tập trung Việt Nam - Pháp lần thứ 8; Hội nghị thế giới lần thứ 57 của Hiệp hội khoa học hệ thống quốc tế (ISSS); tham gia các Hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp và các nhà đầu tư do các Đại sứ quán các nước phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức (như Ixarel, Úc...)
Công tác đón tiếp, làm việc với các nhà đầu tư, các DN nước ngoài đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiệu quả. Đoàn các nhà đầu tư tập trung nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào một số lĩnh vực như: hạ tầng giao thông; hạ tầng KCN; bất động sản; phát triển du lịch; nông nghiệp; xử lý nước thải, rác thải; giáo dục, đào tạo...
*Công tác tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư
Bám sát Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư do T tướng Chính phủ ban hành, Hải Phòng đã triển khai đồngnhiềubộgiải pháp. Hoạt
động xúc tiến đầu tư củaànhthphố Hải Phòng giai đoạn 2014-2018 đã có những chuyển biến đáng kểcảvềnội dung và phương pháp:
- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tới toàn bộ hệ thống chính trị tham gia vào công tác xúc tiến đầu tư. Các địa phương, DN trong thành phố tích cực đổi mới phương pháp, chủ động tìm kiếm nhà đầu tư. Đặc biệt, tháng 9/2016, thành phố đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư thành phố năm 2016 với sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ban ngành Trung ương, các đại
sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn lớn trong nước, các nhà đầu tư tiêu biểu tại thành phố và nhà đầu tư tiềm năng quốc tế.
-Xây dựng và khai thác hiệu quả các cổng thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng và trang thông tin về đầu tư nước ngoài của thành phố. Từ năm 2016, Hải Phòng tăng cường hoạt động của các cổng thông tin điện tử nói trên, xây dựng và đẩy mạnh khai thác trang thông tin điện tử của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố với nhiều ngôn ngữ về KT-XH và tiềm năng, thế mạnh, chính sách của thành phố; quảng bá, giới thiệu hình ảnh và cung cấp thông tin cho các DN trong và ngoài nước. Phấn đấu đưa các cổng thông tin điện tử trở thành kênh thông tin xúc tiến quan trọng. Liên kết với cổng thông tin điện tử thành phố nhằm tăng cường quảng bá thông tin, dữ liệu về đầu tư của thành phố đồng thời phổ biến những thông tin cập nhật nhất về tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của các dự án, các DN, hỗ trợ thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư.
- Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư. Hải Phòng phát hành bản tin xúc tiến đầu tư hàng quý; ấn phẩm xúc tiến đầu tư hàng năm với 03 ngôn ngữ Việt, Anh, Nhật; các ấn phẩm, phim tư liệu, tờ rơi, tờ gấp, usb và các hình thức quảng bá khác nhằm giới thiệu về môi trường, dự án, lĩnh vực, chính sách ưu đãi đầu tư vào thành phố.
-Hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ được triển khai đẩy mạnh giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu môi trường, chính sách, cơ hội đầu tư và tiềm năng các khu công nghiệp, khu kinh tế trong thành phố. Cụ thể, thành phố tổ chức:
+Cácchuyến làm việc, chủ động gặp gỡ với các tổ chức, hiệp hội có vai trò kết nối, xúc tiến đầu tư trong đó tập trung vào các đơn vị Đại sứ quán Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Hà Lan; Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JBAV); Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO); Tổng Hội thương gia Đài Loan tại Việt Nam; Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc; Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn
Quốc (KCCI); Tổ chức xúc tiến thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA); Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham); Phòng Thương mại Mỹ (Amcham).
+ Các hội nghị tiếp xúc, trao đổiDNvớitrên địa bàntoàn thành phốvới sự tham gia của các quận, huyện, tăng cường vai trò xúc tiến đầu tư của các sở ngành, địa phương.
+ Các chương trình làm việc với một số nhà đầu tư lớn để kết hợp xúc tiến đầu tư, thông qua đó một mặt hỗ DNtrợ, mặt khác đề nghịDN xúc tiến kêu gọi cho thành phố.
+ Các hội thảo, hội chợ, triển lãm, chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.
+ Thông tin, giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về môi trường đầu tư của thành phố, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư trên phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước.
- Xây dựng và giữ mối liên hệ chặt chẽvới các cơ quan, tổ chức có uy tín trong và ngoài nước để tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ trong việc quảng bá, giới thiệu và xúc tiến đầu tư.
*Tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực
-Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư trong các ngành, lĩnh vực do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
- Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng xúc tiến đầu tư cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động xúc tiến đầu tư.
- Tăng cường tranh thủ sự giúp đỡ của đối tác nước ngoài và huy động các nguồn lực xã hội để cán bộ, công chức, viên chức và nhân sự ở các cơ quan, tổ chức của thành phố tham gia có chất lượng, hiệu quả các khóa học, tập huấn, hội thảo khảo sát thực tế ở nước ngoài trong khuôn khổ các dự án hợp tác.
- Hỗ trợ việc triển khai các dự án đầu tư lớn, trọng điểm có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển KT-XH của thành phố.
- Xúc tiến đầu tư tại chỗ: phối hợp tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị của DN và tham mưu, tổ chức hoạt động đối thoại giữa chính quyền thành phố với các DN, nhà đầu tư; tổ chức hội nghị để lãnh đạo thành phố, cơ quan chức năng cùng DN giải quyết các khó khăn, vướng mắc của DN, nhà đầu tư.
- Tham gia và đóng góp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ công tác Nhật Bản (Japan Desk) và tổ công tác Hàn Quốc (Korea Desk) tại thành phố nhằm hỗ trợ giải quyết những khó khăn vướng mắc của các DN Nhật Bản, Hàn Quốc đang hoạt động trên địa bàn thành phố; cung cấp thông tin, trợ giúp ban đầu cho các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc tìm hiểu môi trường đầu tư tại Hải Phòng.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, có tác phong công nghiệp. Rà soát, sắp xếp, đổi mới hoạt động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố.
*Hợp tác về xúc tiến đầu tư
- Khai thác thông tin DN, xu hướng đầu tư cũng như đầu mối liên hệ của DN thông qua Đại sứ quán của các quốc gia tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ngoại giao; các Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu, châu Mỹ, các tổ chức xúc tiến đầu tư thương mại quốc tế như: Tổ chức xúc tiến thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); các DN hạ tầng KCN trên địa bàn thành phố để có thông tin tiếp cận nhà đầu tư.
-Tham gia cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia nhằm đón bắt cơ hội đầu tư tại các thị trường tiềm năng.
- Thường xuyên giao lưu, học tập kinh nghiệm với các Trung tâm Xúc tiến đầu tư có cùng mô hình hoạt động trên toàn quốc.
- Tổ chức đoàn của thành phố kết hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch và mời một số DN của thành phố, các công ty phát triển hạ tầng KCN có nhu cầu về tìm kiếm đối tác, một số DN FDI của nước sở tại đang hoạt động có hiệu quả trên địa bàn thành phố tham dự cùng đoàn.
2.3. Kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2018
Qua hơn 30 năm thu hút vốn FDI, Hải Phòng đạt được nhiều kết quả. Theo các tiêu thức đánh giá cụ thể sau đây:
2.3.1. Thu hút vốn FDI theo qui mô và số lượng dự án
Tính đến ngày 31/12/2018, Hải Phòng đã thu hút được 728 dự án với tổng vốn đăng ký là 11.657,9 triệu USD. Số liệu cụ thể mời xem phụ lục 1.
Biểu 2.1: FDI được cấp phép tại Hải Phòng giai đoạn 1991-2018
3000 70 2500 60 50 2000 40 1500 30 1000 20 500 10 0 0 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015 2017 Tổng vốn đăng ký Vốn thực hiện Số dự án
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 – Cục Thống kê Hải Phòng)
Từ phụ lục 1 và biểu 2.1 cho thấy, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Hải Phòng chỉ có một vài dự án vốn FDI với quy mô nhỏ. Các năm 1995-1998, Hải
Phòng thu hút vốn FDI có nhiều chuyển biến rõ nét, trở thành thành phố hấp dẫn các nhà ĐTNN, xếp ở vị trí thứ 5 trong cả nước về thu hút vốn FDI. Các năm 1999- 2003, thu hút vốn FDI của Hải Phòng gặp nhiều khó khăn, số dự án vốn FDI giảm thấp kèm theo giảm tổng vốn đăng ký và vốn thực hiện, trong đó năm 2001, thành phố chỉ cấp giấy phép đầu tư cho 6 dự án với tổng vốn đăng ký là 6.9 triệu USD. Các năm 2004-2009, tăng kết quả thu hút vốn FDI. Từ 6 dự án năm 2000, tăng lên 42 dự án năm 2004, tăng 175% so với năm 2003. Đến năm 2009, đánh dấu sự tăng trưởng trong thu hút vốn FDI tại Hải Phòng, số dự án vốn FDI tăng 106,98%, tổng vốn đăng ký tăng 305,44%, vốn thực hiện tăng 246,79% so với năm 2008. Năm 2010, quy mô vốn FDI vào Hải Phòng giảm mạnh, số dự án vốn FDI giảm còn 18 dự án, chỉ bằng 39,13% so với năm 2009, với tổng vốn đăng ký là 117,9 triệu USD, bằng 12,89% năm 2009. Các năm 2011-2018, vốn FDI dần được phục hồi, trong đó năm 2017 là năm thành công nhất trong thu hút vốn FDI của Hải Phòng với số vốn đăng ký đạt 2.467 triệu USD.
Có thể thấy, quy mô các dự án vốn FDI tại Hải Phòng tăng dần qua các giai đoạn. Giai đoạn 2007-2012, quy mô vốn FDI trung bình của một dự án chỉ ở mức 16,08 triệu USD thì sang giai đoạn 2012-2018, thu hút vốn FDI là điểm sáng của nền kinh tế Hải Phòng, lượng vốn FDI thu hút được đạt gần 8 tỷ USD, bằng 67,45% tổng số vốn thu hút FDI từ trước tới nay. Chỉ tính riêng 5 năm 2014-2018, Hải Phòng thu hút được 262 dự án FDI, với số vốn đăng ký đạt 6.132,7 triệu USD, vốn thực hiện đạt 1.635,6 triệu USD. Số dự án FDI có xu hướng tăng qua các năm (2014: 33 dự án, 2015: 52 dự án, 2016: 55 dự án, 2017: 53 dự án, 2018: 69 dự án). Năm 2017, số dự án FDI giảm 2 dự án so với năm 2016 nhưng lại là năm Hải Phòng thu hút vốn FDI đăng ký cao nhất, đạt 2.467 triệu USD, tương đương 352,73% năm 2016. Tổng số vốn FDI thực hiện trong năm 2017 cũng đạt giá trị cao nhất: 967,1 triệu USD, tương đương 326,28% năm 2016. Sang năm 2018, số dự án FDI tăng lên 69 dự án, tương đương 130,19% so với năm 2017 nhưng số vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện đều giảm mạnh, lần lượt còn 258,1 triệu USD và 107,4 triệu USD, chỉ tương đương 10,46% năm 2017.
2.3.2. Thu hút vốn FDI theo cơ cấu đầu tư
*Theo ngành nghề đầu tư
Các lĩnh vực thu hút vốn FDI được mở rộng. Vốn FDI đầu tư vào 14 ngành lĩnh vực. Trong đó là 3 lĩnh vực thu hút vốn FDI nhiều nhất gồm: công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN nhất với 356 dự án đầu tư, số vốn đăng ký là 11.051 triệu USD, chiếm tỷ trọng 76,14% tổng số vốn đăng ký vào thành phố. Tiếp đến là hoạt động kinh doanh bất động sản với 37 dự án, số vốn đăng ký là 2.909,1 triệu USD, chiếm 20,04% tổng số vốn đăng ký vào thành phố. Lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác thu hút vốn FDI nhiều thứ 3 với 59 dự án, số vốn đăng ký là 199,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,37%. Các lĩnh vực khác thu hút vốn FDI không nhiều, có từ 1 đến 37 dự án, chiếm 2,55% tổng số vốn đăng ký. Các ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; thông tin và truyền thông; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm không có nhà ĐTNN đăng ký dự án đầu tư nào, cho thấy các ngành này tại Hải Phòng chưa hấp dẫn các nhà ĐTNN.
Biểu 2.2: Tỷ trọng vốn FDI trong cơ cấu vốn FDI theo ngành kinh tế
1.37% 2.55% 20.04%
76.04%
Công nghiệp chế biến, chế tạo Hoạt động kinh doanh bất động sản
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
Các ngành khác
Cơ cấu vốn FDI đầu tư theo ngành kinh tế (phụ lục 2) tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, bất động sản, bán buôn, bán lẻ và chưa có đóng góp tích cực cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Việc này có ảnh hưởng đến sự bền vững về an ninh lương thực. Mặc dù khi so sánh với quy hoạch phát triển KT- XH thành phố Hải Phòng đến năm 2020 có thể thấy cơ cấu ngành nghề trong thu hút vốn FDI theo đúng định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, tập trung phát triển cho công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng chính trong GDP. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để thúc đẩy thu hút