Nội dung thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố hải phòng theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới (Trang 27)

định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới

Thu hút vốn FDI vào địa phương, là những hoạt động mang tính chủ quan của địa phương tiếp nhận đầu tư nhằm vận động các nhà ĐTNN đầu tư vào địa phương, bao gồm nhiều biện pháp và lộ trình phù hợp. Hiện nay, có nhiều phương thức cạnh tranh thu hút vốn FDI, đòi hỏi các địa phương phải có sự phân tích tình hình và đổi mới sáng tạo các biện pháp xúc tiến, chủ động thu hút FDI. Nội dung thu hút vốn FDI vào địa phương theo hướng thu hút FDI thế hệ mới bao gồm:

Một là, xây dựng các mục tiêu thu hút vốn FDI

Các mục tiêu thu hút vốn FDI vào địa phương, là các công việc chính quyền địa phương hướng tới việc thu hút vốn FDI vào địa phương trong một khoảng thời gian xác định, phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Trước tiên, các

địa phương cần phải thực hiện rà soát, đánh giá quá trình phát triển của địa phương, xác định các ngành mũi nhọn, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu… để từ đó xác định được nhu cầu thu hút vốn FDI. Trong bối cảnh dòng vốn FDI dịch chuyển linh hoạt theo hướng hội nhập thì các địa phương cần đổi mới tư duy để thu hút và khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI phục vụ cho mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng. Đặc biệt, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đòi hỏi các địa phương phải xây dựng các mục tiêu thu hút vốn FDI một cách chọn lọc. Các chiến lược, kế hoạch thu hút vốn FDI phải chất lượng, khả thi, phù hợp với bối cảnh thực tế của địa phương hiện nay.

Hai là, cải thiện môi trường thu hút vốn FDI

Môi trường thu hút vốn FDI có tác động mạnh mẽ đến thu hút vốn FDI. Môi trường hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều nhà ĐTNN bỏ vốn đầu tư kinh doanh. Môi trường thu hút vốn FDI bao gồm môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa – xã hội và môi trường thông tin. Các yếu tố trên tác động qua lại với nhau và chi phối các hoạt động đầu tư, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh, mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh của các nhà ĐTNN.

Môi trường chính trị cần ổn định, hệ thống pháp luật đầy đủ, đảm bảo an toàn cho các nhà ĐTNN, đảm bảo hiệu lực thực thi các quan hệ giao kết hợp đồng. Các thể chế chính trị phải đầy đủ, rõ ràng, minh bạch. Các quyết định chính trị của chính quyền địa phương phải hợp lý với Trung ương.

Môi trường kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế của địa phương và có ảnh hưởng lớn đến thu hút vốn FDI vào địa phương. Môi trường kinh tế phát triển đồng bộ, các thị trường tài chính, đất đai và lao động cho phép các doanh nghiệp FDI hoạt động thuận lợi, tuân thủ các cam kết về mở cửa thị trường, hỗ trợ các nhà ĐTNN tiếp cận các nguồn lực địa phương một cách bình đẳng với các doanh nghiệp khác trong địa phương. Để cải thiện môi trường thu hút vốn FDI, địa phương cần phải giữ vững sự ổn định của các yếu tố kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Môi trường văn hóa – xã hội đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư, bảo hộ sự cạnh tranh của sản phẩm trong nước với hàng hóa nhập khẩu, tạo điều kiện cho các nhà ĐTNN nhập khẩu nguyên, vật liệu, trang thiết bị sản xuất kinh doanh. Trong môi trường xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Cải thiện môi trường xã hội là xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và chuẩn bị lực lượng lao động cả về số lượng và chất lượng.

Môi trường thông tin thu hút vốn FDI đòi hỏi chính quyền địa phương phải thiết lập được các kênh thông tin thuận lợi cho trao đổi hai chiều với nhà ĐTNN, hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư.

Cải thiện môi trường thu hút vốn FDI nghĩa là thực hiện các hoạt động làm cho các yếu tố của môi trường trở nên hấp dẫn và thuận lợi hơn đối với các hoạt động đầu tư của nhà ĐTNN. Để cải thiện môi trường thu hút vốn FDI, địa phương cần xác định được các hạng mục cần cải thiện trên cơ sở phân tích các ưu hạn chế của môi trường thu hút FDI hiện nay. Các yếu tố môi trường thu hút vốn FDI cần chú trọng cải thiện là thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động, bộ máy quản lý.

Ba là, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư FDI

Xúc tiến đầu tư FDI là nội dung quan trọng trong thu hút vốn FDI vào địa phương nhất là khi các nhà ĐTNN đang tìm hiểu, thăm dò, lựa chọn địa bàn đầu tư. Xúc tiến đầu tư FDI là các hoạt động đưa những thông tin hữu ích và có tính thuyết phục về địa phương tới các nhà ĐTNN mục tiêu, bao gồm các công cụ chủ yếu là quảng cáo, marketing trực tiếp, hội thảo đầu tư, triển lãm thương mại… để các nhà ĐTNN thấy được tiềm năng, lợi thế, danh mục các lĩnh vực ưu đãi đầu tư của địa phương nhằm định hướng, kêu gọi các nhà ĐTNN tìm kiếm cơ hội đầu tư tại địa phương theo định hướng phát triển của địa phương. Khi địa phương tiến hành xúc tiến đầu tư FDI thường xuyên, liên tục, hiệu quả sẽ kết nối các nhà ĐTNN với địa phương, cung cấp đầ đủ thông tin hữu ích cho các nhà ĐTNN, rút ngắn quá trình tìm hiểu, tạo điều kiện cho nhà ĐTNN nhanh chóng đi đến quyết định đầu tư, mở rộng quy mô vốn FDI tại địa phương và nâng cao năng lực cạnh tranh của địa

phương trong thu hút vốn FDI. Để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư FDI, đòi hỏi các địa phương cần:

- Xác định chiến lược xúc tiến đầu tư FDI trả lời được những câu hỏi: lĩnh vực, ngành nghề nào địa phương cần hướng tới và ưu tiên trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn? Lĩnh vực nào là chủ đạo? Địa bàn ưu tiên tập trung? Công cụ xúc tiến đầu tư nào phù hợp? Chi phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư FDI và các nguồn ngân sách? Danh mục cụ thể các dự án cần thu hút vốn FDI?...

-Thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp và tiến hành hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư FDI. Tại địa phương, có 3 mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư, tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi địa phương mà thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư là một bộ phận của Sở Kế hoạch và đầu tư hay của văn phòng UBND tỉnh hay là một cơ quan hoạt động độc lập dưới sự giám sát của UBND tỉnh.

- Xây dựng hình ảnh địa phương cũng như các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư. Đây là bước đầu tiên cần thực hiện khi tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư FDI. Xây dựng hình ảnh địa phương như một địa điểm đầu tư hấp dẫn cần được thiết lập trên cơ sở hợp lý, tiếp cận và mục tiêu cụ thể để truyền đạt các thông điệp tốt nhất về địa phương tới những nhà ĐTNN.

- Tổ chức đa dạng các hình thức như tổ chức hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, diễn đàn kinh tế, đối thoại, tiếp xúc các nhà ĐTNN…

- Thiết lập các kênh thông tin, quảng bá, xúc tiến đầu tư để các nhà ĐTNN thấy được tiềm năng, lợi thế, lĩnh vực ưu đãi đầu tư… của địa phương.

- Kết hợp xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước, tập trung vào các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương, xu hướng thu hút vốn FDI, môi trường đầu tư…

1.3.3. Tiêu chí đánh giá kết quả thu hút vốn FDI vào địa phương

*Qui mô và số lượng dự án: Quy mô vốn đăng ký: là tổng số vốn góp bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp, lợi nhuận để lại và các hình thức vốn khác do nhà đầu tư nước ngoài cam kết đưa vào nước chủ nhà để tiến hành các hoạt động đầu tư trực

tiếp. Vốn đăng ký bao gồm vốn cam kết của nhà ĐTNN theo giấy phép cấp mới và cấp bổ sung. Quy mô vốn thực hiện: là số vốn đầu tư thực tế do các nhà ĐTNN đã chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước sở tại, bao gồm chi phí xây dựng các công trình, nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị… Quy mô vốn thực hiện thể hiện hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư, cơ chế quản lý nhà nước, cũng như hiệu lực thực thi của các văn bản pháp luật. Về mặt lý thuyết, vốn FDI thực hiện thường nhỏ hơn vốn FDI đăng ký của dự án.

*Cơ cấu thu hút vốn FDI: Cơ cấu thu hút vốn FDI: là chỉ tiêu thểhiện sựcân bằng hay mất cân bằng trong xu thế phát triển của dòng vốn FDI. Cơ cấu thu hút vốn FDI có thể đựợc phân theo các tiêu chí khác nhau như: đối tác đầu tư, ngành nghề đầu tư, hình thức đầu tư. Nhóm chỉ tiêu này cho phép đánh giá sự thay đổi về mẫu hình của dòng vốn tại quốc gia tiếp nhận vốn. Theo đối tác đầu tư; các đối tác đầu tư có tiềm năng về lĩnh vực địa phương cần thu hút không? Theo ngành nghề đầu tư- Thu hút vốn FDI vào ngành, lĩnh vực có phù hợp với quy hoạch tiềm nawg lợi thế của địa phương tiếp nhận FDI không? Có phù hợp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của địa phương? Theo hình thức đầu tư: hình thức đầu tư có đa dạng và theo định hướng thu hút của địa phương?

*Tổng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội của địa phương: Tiêu chí này cho biết tỉ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội của địa phương. Vốn đầu tư xã hội bao gồm ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn DN, vốn xã hội hóa, vốn nước ngoài. Tỉ trọng lớn, cho thấy tổng vốn FDI lớn, càng cho thấy hiệu quả của công tác thu hút vốn FDI đã đóng góp tỉ lệ lớn vào tổng đầu tư xã hội của địa phương.

*Tổng vốn FDI thực hiện so với tổng số vốn FDI đăng ký: Tỷtrọng này càng lớn càng đánh giá đúng thực chất hiệu quả của hoạt động FDI, cho thấy vốn FDI thực sự được sử dụng trong quá trình thực hiện đầu tư ở địa phương. Đồng thời, vốn thực hiện cũng cho thấy niềm tin của các nhà ĐTNN vào môi trường kinh doanh của địa phương. Tiêu chí này cho phép đánh giá rõ ràng và chi tiết hiệu quả của quá trình thu hút vốn FDI vào địa phương vì số vốn FDI thực hiện mới là số vốn FDI thực tế được sử dụng trong đầu tư, sản xuất kinh doanh của các nhà ĐTNN.

*Đóng góp của khu vực FDI vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Thông qua tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương và tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực FDI so với giá trị sản xuất của toàn địa phương.

1.3.4. Các nhân tố tác động đến thu hút vốn FDI vào địa phương

*Các nhân tố bên ngoài

Một là, môi trường chính trị. Chính trị ổn định sẽtạo sự ổn định vềkinh tếxã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà ĐTNN. Chính trị không ổn định sẽ dẫn tới đường lối phát triển không nhất quán và chính sách bất ổn định. Hệ thống pháp luật thông thoáng, đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế là cơ sở tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút FDI. Hệ thống chính sách kinh tế liên quan đến ĐTNN như chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách quản lý ngoại tệ, chính sách thương mại, chính sách ưu đãi tài chính, chính sách ưu đãi thuế… là điều kiện quan trọng để thu hút FDI. Chiến lược thu hút vốn để phát triển KT-XH của quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút vốn FDI vào địa phương.

Hai là, môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế của quốc gia, có tác động trực tiếp, tạo điều kiện hoặc cản trở việc thu hút vốn của các nhà ĐTNN. Môi trường kinh tế thể hiện qua tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, GDP, hệ thống tài chính… Tăng trưởng kinh tế cao, bền vững tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút vốn FDI. Quy mô thị trường càng rộng lớn càng hấp dẫn các nhà ĐTNN. Nguồn nhân lực và chi phí lao động là lợi thế cạnh tranh để thu hút các nhà ĐTNN. Chất lượng lao động có ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống năng lượng, cấp thoát nước, mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến tốc độ chu chuyển đồng vốn, tác động đến quyết định đầu tư của các nhà ĐTNN.

Ba là, điều kiện văn hóa – xã hội. Bao gồm các yếu tốvề ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, đạo đức, thị hiếu thẩm mĩ, hệ thống giáo dục… có tác động đến việc thu hút vốn FDI. Ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trình độ phát triển giáo dục đào tạo sẽ quyết định chất lượng lao động, có đáp ứng được nhu cầu của DN hay không, từ đó ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI vào những lĩnh vực nhất định. Phong tục tập quán, kỷ luật lao động… phản ánh chất lượng lao động.

*Các nhân tố bên trong

Một là, vị trí địa lý. Lợi thế so sánh về địa hình, vị trí, khoảng cách của địa phương so với các khu kinh tế khác có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút vốn FDI. Điều kiện tự nhiên của địa phương quy định các ngành, lĩnh vực mà địa phương có thể thu hút vốn FDI. Điều kiện tự nhiên của địa phương có thể tác động đến nhà ĐTNN.

Hai là, sự phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ sởhạtầng gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay… Nếu cơ sở hạ tầng của địa phương yếu kém thì địa phương khó có thể thu hút được vốn FDI, đặc biệt là các dự án FDI có thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn, yêu cầu nguồn cung đầu vào đa dạng, khối lượng lớn. Nếu địa phương có cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và hoàn thiện thì sẽ thu hút vốn FDI mạnh hơn.

Ba là, thể chế, thủ tục hành chính liên quan đến FDI của địa phương. Thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ sẽ tăng sức hút của môi trường đầu tư đối với các nhà ĐTNN. Nếu thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà, địa phương sẽ không thu hút được các nhà ĐTNN.

Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương. Nhân lực có trình độcao, chi phí nhân công rẻ là yếu tố hấp dẫn các nhà ĐTNN. Chất lượng nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh của địa phương đối với các nhà ĐTNN vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao. Chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương là điều kiện tác động tới các nhà ĐTNN khi tiến hành kinh doanh.

1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số địa phương và bài học rút ra cho thành phố Hải Phòng

1.4.1. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số địa phương

*Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh [6, tr.68]

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến 20/8/2018, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn FDI với 45,3 tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố hải phòng theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới (Trang 27)