Hầu như, ở độ tuổi nào ông cũng có tác phẩm.Vương Trí Nhàn đã từng đánh giá về sức sáng tác của nhà văn Tô Hoài: “Vừa vào nghề sớm lại vừa kéo dài tuổi nghề, một sự kéo dài đànghoàng chứ
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.Lịch sử vấn đề 3
4.Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5.Phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp mới của luận văn 8
7.Cấu trúc của luận văn 8
NỘI DUNG 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ VĂN TÔ HOÀI 9
1.1 Nhà văn Tô Hoài 9
1.1.1 Tiểu sử và quá trình sáng tác 9
1.1.2 Quan niệm về nghề văn và người viết văn 13
Về hai thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài 15
Chân dung văn học của Tô Hoài 15
Tự truyện của Tô Hoài 20
Chương 2: TÔ HOÀI VỚI CÁC CHÂN DUNG VĂN HỌC 23
Chung quanh khái niệm về chân dung văn học và chân dung văn học của Tô Hoài 23
Khái niệm 23
Các đặc trưng cơ bản của thể chân dung văn học 24
Chân dung văn học của Tô Hoài 28
2.2 Đặc sắc trong chân dung văn học của Tô Hoài 35
22.1 Khắc hoạ chân dung trong không khí văn học thời đại 35
2.2.2 Dựng chân dung theo dòng hồi tưởng 49
2.2.4 Dựng chân dung nhà văn trên cái nền phong tục lạ 54
Vietluanvanonline.com Page 1
Trang 22.3 Chân dung một số nhà văn và bức chân dung tự hoạ 58
Chương 3: TÔ HOÀI VỚI TỰ TRUYỆN 68
Chung quanh khái niệm về tự truyện 68
Khái niệm 68 Các đặc trưng cơ bản của tự truyện 72
Tự truyện trong hành trình văn xuôi Tô Hoài 76
Đặc sắc trong nội dung của tự truyện của Tô Hoài 76
Nhãn quan sinh hoạt, thế sự 85
Tự truyện pha dấu ấn tiểu thuyết 93
Đặc sắc trong nghệ thuật viết tự truyện của Tô Hoài Ngôn ngữ 93 Nghệ thuật trần thuật luôn mang một sắc thái riêng 106
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
Vietluanvanonline.com Page 2
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mười bảy tuổi Tô Hoài đã có một số sáng tác thơ đăng trên
Tiểu thuyết thứ Bảy (Tiếng reo, Đan áo ) Những bài thơ non nớt về
nghệ thuật đã giúp ông hiểu mình và ông sớm chuyển hướng Từ giãvườn thơ ông đến với cánh đồng văn xuôi, từ chân trời lãng mạn ôngđến với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo tuy vẫn mang chất trữ tình Cảnhđời thường đã có sức thu hút, hấp dẫn mãnh liệt đối với ngòi bút củanhà văn Tô Hoài Với hơn sáu mươi năm viết, ông đã để lại cho nền vănhọc hiện đại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, hiếm ai trong các nhà vănhiện đại so sánh được Hầu như, ở độ tuổi nào ông cũng có tác phẩm.Vương Trí Nhàn đã từng đánh giá về sức sáng tác của nhà văn Tô Hoài:
“Vừa vào nghề sớm lại vừa kéo dài tuổi nghề, một sự kéo dài đànghoàng chứ không phải lê lết trong tẻ nhạt - đời văn Tô Hoài gợi ra hìnhảnh một dòng sông miên man chảy mang trong mình cả cuộc sống bấttận” [32,tr 180]
Nói đến thành công trong sáng tác của Tô Hoài là nói đến
những sáng tác cho thiếu nhi đặc biệt là Dế mèn phiêu lưu ký, và những
sáng tác về đề tài miền núi… Nhưng thật là thiếu sót, nếu không nhắcđến hai thể chân dung và tự truyện Có thể đánh giá đây là mảng viếtđặc sắc của Tô Hoài Cho đến bây giờ, người ta đều nhận ra rằng, cáilàm nên giá trị trong văn chương Tô Hoài là hai thể văn này Với haithể chân dung và tự truyện đã cho ta thấy một Tô Hoài không lẫn với ai,hóm hỉnh, thông minh, và sống hết mình với nghề văn, nghiệp văn Vàcũng chính với những thể văn này, lần đầu tiên Tô Hoài đã đem lại chođộc giả hình ảnh một số “nhân vật lớn” của văn chương nước nhà ởmột cự ly gần, và thấy một sự thật về chân dung của các nhà văn
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, chỉ ra những đặc sắc nổi bật, và khẳngđịnh những đóng góp, những sáng tạo độc đáo của Tô Hoài trong hai thể văn
Trang 4này, là những vấn đề cần thiết và rất nên làm Bởi nó là một phần tạo nên sức sáng tạo bền bỉ của nhà văn Tô Hoài.
Cỏ dại (1944), qua Tự truyện (1977), Những gương mặt (1988),
đến Cát bụi chân ai (1992), và Chiều chiều (1999) là những mảng viết
đặc sắc của Tô Hoài về chân dung và tự truyện Những tác phẩm này
đã để lại cho độc giả ấn tượng về sức viết của Tô Hoài thật mênh mông,
đồ sộ, với một sức trẻ kéo dài Nghiên cứu hai thể văn chân dung và tựtruyện của Tô Hoài là nghiên cứu những phần đặc sắc, những phần tạonên cái riêng trong phong cách sáng tạo của nhà văn
Tìm hiểu về nhà văn Tô Hoài ta thấy, lâu nay, các nhà nghiên cứu phêbình văn học đã dành nhiều sức lực, tâm huyết cho những sáng tác có giá trị
của Tô Hoài Nhưng những công trình coi hai thể chân dung và tự truyện là
đối tượng nghiên cứu chuyên biệt lại chưa được chú trọng Cho đến nay, đây
vẫn là một khoảng trống Nhận thấy điều đó, cho nên chúng tôi đã chọn haithể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài làm đối tượng nghiên cứu choluận văn Dẫu không phải là điểm nóng, nhưng luận văn vẫn muốn đóng gópthêm một tiếng nói trong việc nghiên cứu tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhàvăn Tô Hoài nói chung, và hai thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoàinói riêng - những thể loại ghi dấu ấn thành công trong sự nghiệp sáng tác của
Tô Hoài, đồng thời dây còn là những thể văn tạo nên cái riêng trong phongcách sáng tạo của ông
2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi cần phải đọc, tham khảo các tài liệu cóliên quan đến hai thể văn: chân dung và tự truyện của Tô Hoài
- Toàn bộ sáng tác về mảng đề tài chân dung và tự truyện của nhà văn Tô Hoài
- Đọc tham khảo những tác phẩm chân dung và tự truyện của một số nhàvăn cùng thời
Trang 5- Đọc những bài nghiên cứu, phê bình về những sáng tác của nhà văn TôHoài, đặc biệt là những bài viết về mảng đề tài chân dung và tự truyện.
- Đọc và nghiên cứu một số tác phẩm lý luận làm cơ sở lý luận có liênquan đến đề tài nghiên cứu
3 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Đương thời, khi xuất hiện, các tác phẩm của Tô Hoài đã được giới nghiêncứu văn học chú ý Tìm hiểu những công trình nghiên cứu văn chương TôHoài, chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu đã tập trung và hai hướng tiếp cậnchủ yếu: tiếp cận trên góc độ tổng quan và tiếp cận từ các tác phẩm cụ thể Cónhiều công trình nghiên cứu về Tô Hoài, nhưng nghiên cứu về hai thể vănchân dung và tự truyện của ông thì lại có rất ít, chỉ có một vài ý kiến nằm rảirác trong các công trình nghiên cứu mang tính khái quát, giới thiệu, mà chưathực sự đi sâu nghiên cứu chuyên biệt Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉđiểm duyệt những ý kiến có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu hai thểchân dung và tự truyện của Tô Hoài
Người đầu tiên nghiên cứu văn chương Tô Hoài là nhà nghiên cứu phê
bình Vũ Ngọc Phan Trong cuốn Nhà văn hiện đại, quyển IV (1944), khi giới
thiệu về Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan đã đánh giá về phong cách viết tiểu thuyếtcủa Tô Hoài
Sau năm 1945, Tô Hoài đã cho ra đời nhiều tác phẩm Số lượng côngtrình nghiên cứu văn chương Tô Hoài cũng tăng không ngừng Những nhàphê bình có tên tuổi yêu thích văn chương Tô Hoài như : Nguyễn ĐăngMạnh, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phong Lê, Vân Thanh, Trần Hữu Tá,Nguyễn Văn Long, Vương Trí Nhàn, Đoàn Trọng Huy, …
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét khái quát về thể văn tự truyệncủa Tô Hoài : "Hồi ký, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của
Tô Hoài… Ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết
Trang 6Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn củacái tôi ấy" [43] Trong lời nhận định của mình, giáo sư đã chỉ ra cho độc giảthấy một trong những điều làm nên sức hấp dẫn của tự truyện Tô Hoài, đóchính là " nhân vật trung tâm" - "cái tôi" của tác giả - cái tôi ấy được soi rọi,được thể hiện một cách trung thực " một cái tôi khôn ngoan, tinh quái, thócmách, lọc lõi, rất mực hiểu mình, hiểu người và có đá chút khinh bạc" [43].
Giáo sư Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài đã chỉ ra
những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết tự truyện : "… Hồi ký và tự truyệncủa ông kết hợp được dòng kể tự nhiên, xác thực với ý thức phân tích tỉnh táocác hiện tượng và phần tâm sự của tác giả" [10]
Cùng với hướng phát hiện đó, giáo sư Phong Lê đã khẳng định sức lôicuốn, hấp dẫn của tự truyện Tô Hoài đối với độc giả : "Đọc tự truyện tôi bỗngngạc nhiên không hiểu sao người ta có thể viết hay đến thế về mình, để quamình mà hiểu người, hiểu đời, hơn thế hiểu cả một bầu khí quyển chung chobao thế hệ" [32]
Vân Thanh với bài Tô Hoài qua Tự truyện đã nói đến sự đổi mới về tư tưởng, và phương pháp nghệ thuật tự truyện của Tô Hoài : "Tự truyện được
viết trên cả quá trình 30 năm, có bộ phận nói lên được sự đổi mới của tư
tưởng, phương pháp nghệ thuật của Tô Hoài Nếu Cỏ dại là hồi tưởng về thời thơ ấu được viết vào tuổi hai mươi, trước Cách mạng, thì đến…, Những
người thợ cửi, Đi làm, được viết vào tuổi đời năm mươi của nhà văn trong
những năm 70 Điều kỳ lạ là các mảng sống và chi tiết trước đây cũng nhưbây giờ, vẫn cứ gần như tươi rói trong ký ức nhà văn" [32]
Phạm Việt Chương trong Những gương mặt - chân dung văn học Tô
Hoài đã từng nhận xét : "Chúng ta gặp lại Tô Hoài, tác giả của những tác
phẩm phiêu lưu kì thú, khi anh viết một loạt tác giả Việt Nam mà bạn đọchằng yêu mến Một điều dễ nhận, Tô Hoài sống, lăn lóc cùng các bạn văn thơcủa mình
Trang 7viết về họ bằng bút pháp tả thực Hiện thực trần trụi đọng lại thành kỷ niệm.Giọng văn hóm hỉnh mà không khinh bạc, anh điểm những câu kết gây chongười đọc nụ cười cố quên đi nỗi buồn nào do anh vừa kể qua…"[32,tr 404].Đây là những ý kiến đánh giá mang tính chất khái quát nhất và tiêu biểunhất về hai thể văn của Tô Hoài : chân dung và tự truyện Ngoài ra còn rấtnhiều bài viết nghiên cứu, bàn luận xoay quanh những sáng tác chân dung và
tự truyện Tô Hoài của các nhà nghiên cứu như : Vương Trí Nhàn, Trần Hữu
Tá, Võ Xuân Quế, Trần Đình Nam…
Ở Cỏ dại, mặc dù không gây được tiếng vang như tập Tự truyện sau này,
song cũng được đánh dấu bằng ý kiến của nhà báo, nhà nghiên cứu Võ XuânQuế : "Mặc dù còn có một vài hạn chế nhất định về tư tưởng, song nó đã vẽlên được bức tranh chân thực về một vùng quê ở ngoại thành Hà Nội Đó làcảnh sống nghèo khó, khốn khổ cùng cực, những phong tục tập quán cổ hủvới những tâm tình u uẩn của người thợ thủ công Nghĩa Đô… Tô Hoài đãmiêu tả thành công các mối quan hệ gia đình, bạn bè, trai gái, làng xóm ởthôn quê" [45]
Khi nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã
đặc biệt chú ý tới mảng hồi kí trong đó có Cỏ dại Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định : "Nghiên cứu Tô Hoài, không thể không đọc Cỏ dại như một tài
liệu cơ bản, vì tác phẩm cho ta biết một cách cụ thể những gì đã tạo nên tâmhồn ấy, cây bút ấy " [42,tr 53]
Nhận định trên đã chỉ ra cho độc giả thấy vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng của tác phẩm Cỏ dại đối với sự hình thành tư tưởng và phong cách của
cây bút tài năng Tô Hoài
Đến Tự truyện (1973), nhà nghiên cứu Vân Thanh đã đánh giá cao và cho rằng: “Sau Cỏ dại, Trăng thề, Nhà nghèo… những năm 70, Tô Hoài tiếp tục bổ sung để có Tự truyện như hôm nay Theo tôi, nói Tô Hoài trong phần
Trang 8đặc sắc của anh là nói về mảng đề tài miền núi như ta đã thấy, nhưng đến hômnay không thể không nói đến phần ký ức tuổi thơ và tuổi thanh niên củaanh… Tôi cho là Tô Hoài đã thực sự đóng góp vào văn học ta mảng sốngbuồn bã vật lộn của một thế hệ tuổi thơ - hoặc được nhìn qua cách nhìn trẻ thơ
đề nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ" [32, tr 399, 403]
Cát bụi chân ai (1990) là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại chân dung văn
học của Tô Hoài Cát bụi chân ai ra đời, gây xôn xao trong dư luận công
chúng, được bàn cãi nhiều, có khen, chê song điều cốt lõi là không ai khôngthừa nhận giá trị nội dung và tài năng nghệ thuật của tác giả cuốn sách Nóvừa là tác phẩm có giá trị văn học vừa là cuốn tư liệu có giá trị lịch sử bởi đãdựng lại đời sống tinh thần của một số cây bút lớn cũng như môi trường mànhà văn phản ánh trong đó Nhà văn Xuân Sách từng nhận xét: "Tác phẩmmang dấu ấn đậm nhất phong cách Tô Hoài - từ văn phong đến con người.Thâm hậu mà dung dị, thì thầm và không đơn điệu nhàm chán, lan man tí chútnhưng không kề cà vô vị Một chút "u mặc" với cái giọng khơi khơi mà nói aimuốn nghe thì nghe, không bắt buộc, nghe rồi hiểu đừng cật vấn… Và vìthế… sức hấp dẫn chủ yếu là sự chân thực"[32,tr.414] Còn nhà văn Trần ĐứcTiến thì cho rằng : "Bằng cuốn sách của mình, lần đầu tiên ông đã cho thế hệcầm bút chũng tôi nhìn một số "nhân vật lớn" của văn chương nước nhà từmột cự li gần Bây giờ qua Tô Hoài - chúng tôi được nhìn gần : một khoảngcách khá "tàn nhẫn" nhưng vì thế mà chân thực và sâu sắc"[32, tr 413]
Nhà văn Nguyễn Văn Bổng nhận xét : Hồi ký Cát bụi chân ai "kể chuyện
những nhà văn, những người bạn mà tài năng văn học không ai chối bỏ đượcnhưng đồng thời cũng là những con người bình thường với những tính tốt vàtật xấu như mọi người"[4]
Trang 9Cát bụi chân ai là tác phẩm được bàn cãi nhiều, có người khen kẻ chê,
song cốt lõi không ai không thể không thừa nhận giá tri nội dung và tài năngnghệ thuật của Tô Hoài Nhìn chung khi viết tác phẩm này nhà văn đã pháthuy được mặt mạnh sở trường của mình, trước hết đó là nghệ thuật dẫntruyện Hà Minh Đức đã nhận xét về mặt ngôn ngữ : "ngôn ngữ người kểchuyện trong tác phẩm của Tô Hoài linh hoạt và nhiều màu vẻ Ông chủ độngtrong câu chuyện kể kết hợp kể chuyện và miêu tả tạo nên sự diễn biến uyểnchuyển và linh hoạt của mạch truyện"[10]
Những bài viết trên đã trở thành những ý kiến tham khảo rất hữu ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Với đề tài Tô Hoài với hai thể văn : chân dung và tự truyện, người viết
mong muốn có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về chân dung và tự truyện - haithể văn đặc sắc của Tô Hoài, đồng thời có dịp hiểu rõ hơn cuộc đời cũng nhưphong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Tô Hoài
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Luận văn nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Chỉ ra những đặc sắc của thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài
- Khẳng định những đóng góp của Tô Hoài về mảng chân dung và tự truyện trong quá trình phát triển của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng tổng hợp các
phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp hệ thống, và một số phương pháp khác
Trang 106 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu một cách có hệ thống về những đóng góp của hai thể vănchân dung và tự truyện của Tô Hoài, qua đó, góp phần tìm hiểu phong cáchvăn xuôi Tô Hoài và những đóng góp đặc sắc của ông cho nền văn xuôi ViệtNam hiện đại
7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Toàn bộ luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệutham khảo được trình bày trong 3 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ VĂN TÔ HOÀI
CHƯƠNG 2: TÔ HOÀI VỚI CÁC CHÂN DUNG VĂN HỌC
CHƯƠNG 3: TÔ HOÀI VỚI TỰ TRUYỆN
Trang 11NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ VĂN TÔ HOÀI
1.1 NHÀ VĂN TÔ HOÀI
1.1.1 Tiểu sử và quá trình sáng tác
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại quê ngoại làng Nghĩa
Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ - nay là phường Nghĩa Đô, quận CầuGiấy - Hà Nội Ông sinh ra, lớn lên gắn bó mật thiết lâu dài với nơi đây Làcon một gia đình nghèo làm nghề dệt lụa thủ công Tô Hoài chỉ học hết bậctiểu học, sau đó phải làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy học tư, thợ thủ công,bán hàng, kế toán tiệm buôn…
Tô Hoài đã tự học để trở thành nhà văn Ông là một nhà văn có nghềnghiệp vững vàng với sức sáng tạo công phu dẻo dai, bền bỉ Cũng giống nhưXuân Diệu, Tô Hoài nêu gương sáng về tinh thần “tay siêng làm lụng mắt haykiếm tìm” Bằng sức lao động cần cù hiếm thấy, với hơn 60 năm viết trongmột đời người, cây bút này có những đóng góp đặc sắc trước và cả sau Cáchmạng tháng Tám năm 1945
Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, Tô Hoài tham gia phong trào thanh niênphản đế Năm 1943, gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc đầu tiên ở Hà Nội SauCách mạng tháng Tám, Tô Hoài tham gia phong trào Nam tiến rồi lên Việt
Bắc làm báo Cứu quốc Từ năm 1951 về công tác ở Hội văn nghệ Việt Nam,
nhưng vẫn thường xuyên đi với bộ đội, tham gia chiến dịch Biên giới, theo bộđội chủ lực tiến vào giải phóng Tây Bắc… Sau hòa bình lặp lại, trong Đại hộinhà văn lần thứ nhất, năm 1957, ông được bầu làm Tổng thư ký của Hội Từnăm 1958-1980 ông tiếp tục tham gia Ban chấp hành, rồi Phó Tổng thư kýcủa Hội nhà văn Việt Nam Từ năm 1966-1996 Chủ tịch Hội văn nghệ Hà
Trang 12Nội Tô Hoài còn tham gia nhiều công tác xã hội khác, đại biểu Quốc hội, Phóchủ tịch ủy ban đoàn kết Á - Phi, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Ấn, ủy viênBan chấp hành Hội nghị Việt Xô Năm 1996 Tô Hoài được tặng giải thưởng
Hồ Chí Minh Phần thưởng cao quý này đã khẳng định một tài năng, một sứcsáng tạo dồi dào phong phú, mang bản sắc dân tộc đậm đà, phong cách riêng
rõ nét của Tô Hoài
Có thể thấy hiếm có nhà văn nào lại có tuổi đời và tuổi nghề gắn bó vớicông việc sáng tạo nghệ thuật - một “công việc bình dị mà cao đẹp” chungthủy như Tô Hoài Tính đến nay, Tô Hoài đã có hơn 60 năm cầm bút với sốlượng tác phẩm gấp đôi tuổi đời Ông là một trong số những những nhà văn
có những thành tựu và đóng góp hết sức to lớn cho sự trưởng thành và pháttriển của nền văn học Việt Nam hiện đại Với sức viết bền bỉ và số lượng tácphẩm đồ sộ, ta thấy hiếm ai trong các nhà văn hiện đại so sánh được
Trước Cách mạng tháng Tám, những sáng tác của ông thể hiện một câybút sung sức, một sức viết mạnh mẽ, in đậm cảm quan nghệ thuật và giọngđiệu riêng, không lẫn với ai Những sáng tác trong thời gian này cũng đónggóp làm nên dấu ấn đặc trưng cho trào lưu văn học hiện thực Việt Nam
Từ giã vườn thơ lãng mạn đến với cách đồng văn xuôi hiện thực, Tô Hoài
đã dành hết sức và quyết tâm đi vào con đường của chủ nghĩa hiện thực Vớimột thời gian ngắn, “ trong ngoài ba năm viết như chạy thi”[32,tr.19], TôHoài đã để lại một khối lượng lớn các tác phẩm, làm nên một Tô Hoài mangdấu ấn riêng Đến với nghề văn thật tự nhiên Ông được nhận xét là “một nhà
văn xuôi bẩm sinh” (Trần Đình Nam) Truyện Con dế mèn ra đời, đã có sức
chiếm lĩnh đối tượng độc giả rộng lớn, không chỉ có trẻ con mà ngay cả ngườilớn cũng rất thích thú khi đọc nó Với tuổi đời 20, sáng tạo “nhân vật” dế mèntrong thế giới các sinh vật nhỏ bé, Tô Hoài đã sớm bộ lộ tài năng đột xuất về
nhiều mặt Đọc Dế mèn, ta thấy, ở Tô Hoài khả năng hóa thân vào sự sống
Trang 13của vật và đồng thời đưa đến cho thế giới loài vật sự sống của con người Sựchung sống, sự hòa trộn, sự chuyển hóa của hai thế giới đã giúp cho bạn đọccảm giác mở rộng, nhân đôi các giới hạn sống Tuổi đời còn rất trẻ nhưng ngòibút của Tô Hoài đã xiết bao linh hoạt Quan sát kỹ lưỡng và tinh tế Ngôn ngữ
tự nhiên mà giàu có, có sắc thái giọng điệu riêng, tất cả đều rất sắc nét
Sau Dế mèn…, Tô Hoài tiếp tục khẳng định tài năng truyện ngắn của mình trong miêu tả thế giới loài vật, trong tập truyện O chuột (gồm 8 truyện) (1942).
Xuất thân trong một gia đình nghèo, chất nhân văn trở thành yếu tố tựnhiên căn bản trong văn chương Tô Hoài Làng Nghĩa Đô - quê ngoại TôHoài đã trở thành mảng đề tài lớn trong những sáng tác của ông Những
truyện như Nhà nghèo (1942); Giăng thề (1941); Quê người (1942), Xóm
Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944) đều miêu tả vùng quê thân yêu của
nhà văn
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, trước 1945, ngòi bút Tô Hoài đãhướng tới hai mối quan tâm, hai đối tượng quan sát Trong “mảnh vườn” hiệnthực ấy, ông đã dệt lên bức tranh muôn màu của cuộc sống chung quanhmình, nơi một miền quê gần thành thị đã không còn mấy sự yên lành, thơmộng và bên cạnh đó ông còn khao khát cháy bỏng về một cuộc sống tốt đẹpkhi vẽ lên bức tranh về thế giới loài vật với những ước mơ, tưởng tượng caođẹp Hai đối tượng tưởng như tách nhau, nhưng thực ra chúng lại hội vàonhau tạo nên một bức tranh hoàn thiện về một thế giới nghệ thuật chung,mang cảm quan nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Tô Hoài Chính vì vậy, khinói đến Tô Hoài, người ta nói đến sự thống nhất của thế giới nghệ thuật ấy.Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài là một trong số ít cây bút không phải
trăn trở, ngập ngừng nhiều lắm trước trang giấy Tác phẩm Vỡ tỉnh là tác
phẩm đầu tiên trong thời gian này
Trang 14Mảng đề tài thu hút tâm lực Tô Hoài nhiều hơn và ông cũng đạt đượcthành công lớn hơn trong giai đoạn này là cuộc sống con người miền núi Ông
là người đầu tiên đặt viên gạch xây nền cho văn học viết về các dân tộc ítngười Ông viết về sự chuyển mình, thay da của vùng đất này trong cách
mạng dân tộc dân chủ (Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc…) và trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (Lên Sùng Đô, Nhật ký vùng cao, Miền
Tây…) Viết về miền núi, tác phẩm thành công nhất của Tô Hoài là Truyện Tây Bắc Tập truyện được nhận Giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam năm
1954-1955 Truyện Tây Bắc gồm 3 tác phẩm: truyện Mường Giơn và hai truyện ngắn Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A phủ.
Tập truyện miêu tả cuộc đời thống khổ của những người dân miền núiđưới ách thực dân Pháp và bọn thổ ti lang đạo Nỗi khổ ấy tập trung vàongười phụ nữ Nhờ có nhà văn Tô Hoài, người đọc có được kinh nghiệmsống, biết được cảnh đau khổ của nhân dân miền núi, làm nảy sinh những cảmxúc thương yêu đối với con người và vùng đất này
Nếu như Truyện Tây Bắc ghi nhận bước đổi đời quyết định của đồng bào Tây Bắc trong Cách mạng dân tộc dân chủ thì Miền Tây là một sự đóng góp
tích cực của Tô Hoài trong việc miêu tả những bước đi đầu tiên đầy gian khổ
của vùng đất này lên xã hội chủ nghĩa Miền Tây được Giải thưởng Hội nhà
văn Á - Phi năm 1972
Sau Miền Tây, đề tài về vùng cao vẫn còn được Tô Hoài tiếp tục viết:
Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971); Họ Giàng ở Phìn Sa (1984); Nhớ Mai Châu
(1988) Rõ ràng Tô Hoài vẫn mệt mài theo đuổi nó với một kiên nhẫn khôngnản mỏi…
Trở về với những miền thân thuộc qua mảng đề tài chân dung và tựtruyện, mảng đề tài Hà Nội - ngoại ô, quê ông vẫn là đề tài chủ yếu trongnhững sáng tác của ông Dẫu đi bất cứ đâu, Hà Nội vẫn cứ đi theo ông, để làm
Trang 15thành hành trang, làm nên một vóc dáng Tô Hoài, với hình ảnh “Người Hà Nội - Văn Hà Nội” [32].
Từ Cỏ dại đến Tự truyện (1978) rồi Những gương mặt (1988), đến Cát
bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) là sự tiếp nối liền mạch hồi ức và sự
trở về trọn vẹn của Tô Hoài với những miền thân thuộc, quê hương yêu dấucủa ông
Tóm lại, toàn bộ sáng tác của Tô Hoài đã có những đóng góp to lớn vàhết sức quan trọng cho sự phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam Cáctác phẩm của Tô Hoài đưa đến người đọc những hiểu biết thêm về đời sống,
về ngôn ngữ và cũng chính những sáng tác của Tô Hoài mà người ta hiểu hơnthế nào là văn chương chân chính, đích thực
1.1.2 Quan niệm về nghề văn và người viết văn
Quan niệm về nghề văn:
Mọi hành động đều xuất phát từ một tư tưởng, mà mọi tư tưởng đều bắt
đầu từ một quan niệm Trong Tự truyện Tô Hoài từng kể: “ Bây giờ khi tôi
quyết định lấy nghề viết nuôi thân tôi không nghĩ là tình cờ, nhưng thật tôicũng không có mục đích gì, đặt ra trước để rồi thành nghề văn và viếtvăn”[19,tr.234-235] Tô Hoài quan niệm viết văn là một nghề - một nghềkiếm sống như bất cứ nghề nào Không hão huyền, không viển vông và ảotưởng Ông bước vào làng văn không ngẫu nhiên nhưng cũng không vì mụcđích nổi danh, thoả mãn sĩ diện của kẻ sĩ Vì thế ông chọn nghề viết văn lànghề để kiếm sống, cũng thật dễ hiểu bởi nó thật phù hợp và cũng hết sứcchân chính
Bước vào nghề, Tô Hoài cũng sớm nhận ra hai mặt của một vấn đề Ông
đã rất vui mừng nhận những đồng tiền nhuận bút đầu tiên song ông cũng ýthức được rằng nghề viết văn là nghề hết sức nghiêm túc Ông đã xác định:
“Nghề viết là nghề phải học suốt đời” và “sẽ không thể viết được gì nếu
Trang 16không có một trình độ tư tưởng và hiểu đời một cách sâu xa” ,và “nếu nhát sợnhu nhược, chủ quan, chỉ quanh quẩn gặm nhấm dăm ba suy nghĩ cũ, đã sẵntrong đầu, không chịu tiếp xúc và nghiên cứu đời sống, không thể thànhcuộc sống, không xứng đáng cầm bút”[23] Hơn bao giờ hết, Tô Hoài hiểuđược để cho ra đời những sản phẩm có giá trị, người cầm bút phải: “Rènluyện đem đến kết quả, đó là công lao của kiên trì, cố gắng, chịu mày mò,nghe ngóng, tìm kiếm, thu thập, tích trữ mọi mặt vốn liếng, tư tưởng, vănhoá, nhiệm vụ” [23].
Xuất phát từ quan niệm nghiêm túc, đúng đắn về nghề viết văn, Tô Hoài
đã dành được ưu thế cho mình trên lĩnh vực hoạt động văn học nghệ thuật nóichung và với hai thể chân dung và tự truyện nói riêng
Quan niệm về người viết văn:
Tô Hoài quan niệm người viết văn trước hết họ cũng là người - người laođộng, chỉ khác là họ là người lao động nghệ thuật mà thôi Là người trongcuộc nên ông hiểu được rất rõ các bạn đồng nghiệp của mình Ở họ trước hếtcũng là người như bao nhiêu người bình thường khác Họ cũng có đầy đủ mọi
vẻ đẹp cao quý và không ít những điều bình thường, thậm chí cũng tầmthường nữa: “Ô hay, người ta ra người ta thì người ta phải là người ta đãchứ”[22,tr.385] Chính cái nhìn giản dị mà chân thực ấy đã khiến cho Tô Hoàikhông hề giấu giếm về mình khi xây dựng bức chân dung tự hoạ Ông ghi lại
cả những câu đùa mỉa mai của các bạn đồng nghiệp khi nhận xét về mình.Không tô điểm, không cần cường điệu, mà ông cứ đem sự thật ra để kể:
“Chúng tôi cũng có đủ thói hư tật xấu của kiểu người như chúng tôi trong xãhội, những ích kỉ ganh ghét nhỏ nhen”[17,tr.16] Đối với Tô Hoài người viếtvăn cũng giống như bất cứ người bình thường nào khác
Tô Hoài không chỉ nhìn thấy ở họ một con người bình thường mà ông cònthấy ở họ những tâm hồn nghệ sĩ, mỗi người một vẻ, có tài năng khác nhau Ở
Trang 17Tô Hoài tài năng nghệ sĩ được ông rất coi trọng, song ông không cho rằng đó
là siêu phàm bởi vì theo ông trong bất cứ nghề nào thì cũng có những ngườitài giỏi, chứ không cứ gì nghề viết
Quan niệm về nghề viết văn và người viết văn như trên đã chi phối toàn
bộ tư tưởng nghệ thuật trong những sáng tác chân dung và tự truyện của TôHoài, góp phần làm nên sức hấp dẫn ở những sáng tác của ông
VỀ HAI THỂ VĂN CHÂN DUNG VÀ TỰ TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI
Chân dung văn học của Tô Hoài
Chân dung văn học là một đề tài mới mẻ và khó Sự xuất hiện và pháttriển của chân dung văn học được coi là một sự thật ngày càng có ý nghĩatrong đời sống văn học nói chung và trong lịch sử phát triển của phê bình vănhọc nói riêng Nó đã thu hút cả giới nhà văn - những người sáng tác Sự khởisắc của cả một nền văn học dân tộc đã cung cấp đối tượng, và những gươngmặt tiêu biểu trong làng văn, làng báo đã trở thành đối tượng chiếm lĩnh củachân dung văn học
Chân dung văn học là thể loại khá mới trong tiến trình văn học Việt Nam.Vào khoảng những năm 30 của thế kỉ XX, nó mới bắt đầu xuất hiện trên diễnđàn văn học Việt Nam Còn trước đó, ở thế kỉ XIX, thời kì văn học trung đại
ta chưa thấy xuất hiện thể loại này Có lẽ là do quan niệm, do lí tưởng thẩm
mĩ của mỗi tầng lớp giai cấp trong mỗi thời đại khác nhau Lí tưởng thẩm mĩcủa giai cấp phong kiến thiên về vẻ đẹp truyền thống cổ điển, luôn lấy hìnhmẫu những con người từ thế kỉ trước khi mà xung quanh những hình mẫu ấy
đã lấp lánh ánh hào quang, được tô vẽ bởi lòng người mến mộ, muốn nâng lênthành mẫu hình lí tưởng nhằm phục vụ cho giáo lí phong kiến Đối tượngphản ánh của họ là những con người đương đại Sang đến thời cận đại và đặcbiệt là thời hiện đại, lí tưởng thẩm mĩ của người sáng tác đã có sự đổi khác.Người ta không thoả mãn với hình mẫu xa xưa, người ta muốn ca ngợi, tìm
Trang 18hiểu, phát hiện cái đẹp ngay trong cuộc sống đời thường Không chỉ có nhucầu thẩm mĩ, người ta còn có nhu cầu giải quyết những vấn đề đầy tính mâuthuẫn mà thời đại đặt ra, nhu cầu tự đánh giá và tự bộc lộ mình.
Phải chăng vì thế mà đối tượng phản ánh của thời hiện đại không chỉ lànhững mẫu hình lí tưởng mà được mở rộng sang cả những người lao động nóichung và nhà văn nói riêng Nhà văn cũng là những người lao động - lao độngnghệ thuật Ở họ cũng tạo ra những sản phẩm có giá trị như một hàng hoá đặcbiệt Khi nói về họ, cũng có thể nói được cả những điều mang ý nghĩa cuộcđời, mang hơi thở thời đại, biểu hiện suy tư của người viết một cách dễ dànghơn bao giờ hết Chính họ đã trở thành đối tượng phản ánh của văn học.Nhiều nhà văn trong quá trình hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật, đã tạo
ra được những tác phẩm xuất sắc, họ vươn tới đỉnh cao nghệ thuật như NamCao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Thế
Lữ, Nguyễn Bính, Xuân Diệu… Những nhà văn nổi tiếng này dễ thu hút độcgiả - người thưởng thức, và thu hút cả giới nhà văn - những người sáng tác
Sự khởi sắc của cả một nền văn học dân tộc đã cung cấp đối tượng, và nhữnggương mặt tiêu biểu trong làng văn, làng báo đã trở thành đối tượng chiếmlĩnh của chân dung văn học
Đối tượng của thể chân dung văn học không chỉ là những nhà văn mà còn
là những nhà khoa học, các danh nhân văn hoá, những nhà hoạt động xã hộinổi tiếng… Họ là những nguyên mẫu trong văn học
Từ góc độ thể loại, lí luận văn học đã xác định chân dung văn học là mộtthể loại đặc thù, thuộc về thể loại kí văn học Đây là thể loại lấy từ nguyênmẫu đời sống
Trước khi cầm bút, Tô Hoài đã từng trải qua cuộc sống gian truân vất vảcủa một người thợ, một tiểu thị dân lăn lóc trên đường đời Nhưng chính từkho kinh nghiệm sống ấy, với năng khiếu quan sát, ghi nhớ đặc biệt sắc sảo,
Trang 19Tô Hoài đã trở thành nhà văn Ông viết truyện ngắn, truyện dài, truyện người lớn, truyện thiếu nhi, chân dung, tự truyện
Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài thể loại chân dung văn họcchỉ chiếm một phần nhỏ, song không phải vì thế mà không có ý nghĩa Ởnhững sáng tác này đã hội tụ được cả tài năng nghệ thuật và phong cách đặcbiệt của Tô Hoài
Từ những năm 1944, Tô Hoài viết Cỏ dại, đây là tác phẩm mà tác giả tự
dựng lên bức chân dung tự họa của mình Sau đó đến những năm 50, 60 TôHoài bắt đầu viết một số trang mà chúng tôi gọi là một thứ chân dung vănhọc Viết theo lối kí tuỳ bút có lẽ Tô Hoài có ý thức hơn ai hết về thể văn này
nên ông đã đặt tên cho tập sách của mình là Những gương mặt (NXB Tác
phẩm mới.1986) Trong không khí phát triển chung của thể chân dung văn
học, Tô Hoài lại có thêm Cát bụi chân ai (NXB Hội nhà văn 1992).
Những tác phẩm này của Tô Hoài là những dòng hồi ký chân thực, tỉ mỉ,trong đó tác giả đã dựng lại cả một đời sống văn học của một thời kỳ lịch sử
và trên cái nền của đời sống văn học ấy, người ta thấy hiện lên chân dung củanhững nhà văn lớn, những cây bút lão thành đã quá cố hoặc đang sống, trong
đó có cả chính chân dung tác giả Đó là cái nhìn của người trong cuộc với baodiễn biến vui buồn, những băn khoăn trăn trở, những khát khao náo nức,những gửi gắm lớn lao Người ta thấy được những dòng tâm sự về mình Vềnhững điều đã và chưa làm được, cũng như thấy cả một hồi ức về tuổi thơnhọc nhằn vất vả, quá trình khám phá và nhận thức về con người và xã hội Song đó không còn là suy tư của nhà văn nữa mà còn là suy nghĩ của cả mộtlớp người viết thời đó
Những tác phẩm chân dung của Tô Hoài đã cho thấy những kỷ niệm trongđời tư của các nhà văn, quá trình sống và tồn tại của họ, có cả quá trình hìnhthành và khao khát viết, những vui buồn trong sự nghiệp văn chương Viết
Trang 20chđn dung văn học với Tô Hoăi lă dịp để giêi băy lòng mình, giải phóng chomột tđm sự để thể hiện rõ hơn một quan niệm sống, quan điểm nghệ thuật mẵng không muốn trực tiếp bộc lộ dưới dạng kỷ niệm hay “phât biểu ý kiến".Những nhă văn được dựng chđn dung, họ không có câi độc đâo phi thườngcủa những bậc tăi hoa tăi tử mă dung dị giữa đời thường, lẫn với mọi ngườitrong xê hội Hêy xem bức chđn dung Nguyín Hồng mă Tô Hoăi đê tạo dựngtrong tâc phẩm của mình: “Chúng tôi đê thuộc tính Nguyín Hồng, cạnh chiếc
ba lô con cóc trín lưng, trong câi cặp đúp da bò nđu xỉn giữ gìn từ ngăy trướccâch mạng vẫn được tha đi, Nguyín Hồng xếp từng chồng bản thảo, lại cònlỉnh kỉnh những hộp tiím, kim tiím, nhiều thứ thuốc tiím, thuốc uống Ai nhờtiím, Nguyín Hồng tiím ngay Lại còn hỏi bệnh, đoân bệnh, vă bảo người taphải để mình tiím Như một thầy thuốc thực sự Như thế, nhă văn đi đườnglẫn văo đâm đông Câi quần nđu, tấm âo cânh mồ hôi muối ăn đê bạc cả haivai, chiếc mũ lâ cọ, đôi dĩp lốp chẳng khâc năo với mău sắc, dâng nĩt củanhững người đi chợ, người nghỉ quân hăng, người trín đường”[17,tr.98] Hìnhảnh Nguyín Hồng được Tô Hoăi tạo dựng qua dòng hồi tưởng như một viínchức bậc trung giữa đường công vụ - như một lêo nông về quí sau chuyến đi
xa - một kẻ lang thang suốt đời đi tìm đất mới, đê phản ânh đúng quan niệm
về nhă văn vă nghề văn ở Tô Hoăi nói riíng vă của xê hội hiện nay nói chung.Quan niệm đó lă: “Nhă văn cũng như nghề văn lă cao quý, song nhă văn cũngchính từ cuộc đời năy mă ra”, cho nín Tô Hoăi không ngần ngại mă đem họ
ra giữa câi bề bộn phức tạp của đời thường mă suy xĩt, mă tạo dựng nín Ôngkhông nói quâ cho ai, tô vẽ lý tưởng ai, nhưng cũng không vì thế mă lăm mất
đi niềm yíu quý của độc giả đối với câc đối tượng mă ông đê tạo dựng Viếtchđn dung văn học - với Tô Hoăi - cũng lă dịp để ông tự đânh giâ về mình.Không phải lă dịp để người viết đề cao hay giới thiệu về mình trước độc giả
Trang 21Mà đây là những trang hồi ức hết sức chân thành, biết tự đánh giá lấy mìnhtránh sự tô vẽ bịa đặt, nhất là trong những hình ảnh mà tác giả là người duynhất tham gia chứng kiến sự việc.
Với Tô Hoài “hồi ký là một cuộc đấu tranh tư tưởng để viết” và trong
“cuộc đấu tranh tư tưởng” ấy, chắc chắn ngòi bút Tô Hoài đã từng có lúclưỡng lự “nên viết hay không nên viết” Song cuối cùng ngòi bút đầy sứcthuyết phục ấy đã chinh phục bạn đọc chính bởi tính chân thực, khách quancủa những dòng hồi tưởng khi nhà văn dựng chân dung
Đọc chân dung văn học của Tô Hoài, chắc chắn dư luận không thiếungười khen kẻ chê, song điều mà không ai không thể không thừa nhận là nóđầy sức hấp dẫn Cách viết dí dỏm, giọng điệu tinh quái, ngòi bút Tô Hoài đisâu vào đời tư vào những chuyện “vụn vặt” của đời tư các nhà văn, nhữngmối quan hệ giữa người viết và môi trường được phản ánh, những câu chuyệnxoay quanh tác phẩm và dư luận của công chúng được phản ánh rất rõ trongnhững tác phẩm chân dung văn học của Tô Hoài
Rồi đây, khi mà các thế hệ nhà văn lão thành đã đang sắp kết thúc chặngđường sáng tác của mình và rồi ai cũng vậy, dù không ai muốn đều phải “rađi” theo quy luật của tạo hóa, nền văn chương nước nhà sẽ lần lượt vắng bóngnhững tên tuổi từng rạng rỡ một thời như Nam Cao, Nguyễn Tuân, NguyênHồng, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Ngô Tất Tố… thì những tác phẩm chândung văn học, đặc biệt là chân dung văn học của các nhà văn lớn, sẽ là những
tư liệu quý giá, quan trọng giúp cho độc giả tiếp cận và hiểu hơn về giới nhàvăn Hơn nữa, nó còn là những nguồn tư liệu quý giá, đáng tin cậy để ngườinghiên cứu và giảng dạy có thêm kiến thức để bồi đắp cho thế hệ học sinh maisau Chân dung văn học của Tô Hoài cũng vậy Chắc chắn, cùng với tên tuổicủa tác giả, nó sẽ còn được nhiều thế hệ độc giả say mê, tìm đọc và trân trọng
Trang 22Tự truyện của Tô Hoài
Tô Hoài từng quan niệm viết “tự truyện là một cuộc đấu tranh tư tưởng,nói đúng thì khoa học, làm sai thì tự đề cao hoặc minh oan… tôi thích trongcon người có nhiều hoạt động một lúc, không thần thánh hóa làm gì… Tôithích người bình thường và không tả thành người tầm thường”[11]
Tô Hoài sáng tác tự truyện, hồi ký từ rất sớm Năm 1943, người đọc đã
thấy Tô Hoài có tập Cỏ dại - kể lại quãng đời thơ ấu của mình Theo ông, dù
là sáng tác theo thể loại nào cũng phải “Nói được sự thật để khiến cho ngườiđọc cảm xúc từ đó gây suy nghĩ cho họ”[24]
Vì quan niệm viết tự truyện như là một cuộc đấu tranh tư tưởng nên TôHoài coi tự truyện là một trong những thể loại trong đó rất cần đến sự sángtạo của người nghệ sỹ Đó là những trang ghi chép những sự việc đời tư đã lùivào quá khứ, song ghi chép ở đây không phải là một bản sao sự việc hay cũngkhông giống như chiếc máy ảnh chụp lại cảnh vật y như thật mà “trong khiviết, khi chép vốn sống của cả một đời người có ảnh hưởng gián tiếp tới lời và
ý ghi, vì thế mới xuất hiện phong cách ghi chép”[23] Viết tự truyện là nhằmđáp ứng những yêu cầu của hiện tại bằng những câu chuyện kể lại về đời tư,
về người thật việc thật ngày hôm qua do chính người kể chuyện chứng kiến
và tham gia vào sự việc
Một người có vốn sống từng trải, phong phú như Tô Hoài mới có khảnăng viết được thành công “từ những hiện tượng vừa vặt vãnh lại vừa tinh tế
ấy, đôi lúc tưởng ngẫu nhiên đến thế mà có sức ngồi dậy trong sáng tạo chỉ vì
nó đã được cái nền sống già dặn từng trải của anh xét duyệt rồi quyết định chotrở ra sống lại một lần nữa”[23]
Với tự truyện hay hồi ký, Tô Hoài đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò chủ thểcủa nhà văn, với ông đó không phải là những ghi chép đơn thuần, bởi vì “khiviết theo lối ghi chép người thật việc thật, sự sáng tạo cũng không cho phép ta
Trang 23giản đơn Bao nhiêu công phu và tâm sức bấy lâu quanh những thông cảm vàhiểu biết rộng của chúng ta về những “mẫu” người thật việc thật ấy, nhưnghiểu được việc thật ấy sẽ đem lại giá trị cao cho sức nghĩ lúc thể hiện ghi chépcủa anh”[23].
Những hồi ức, những kỷ niệm của cả một đời người bao giờ cũng in đậmtrong trí nhớ và theo ta mãi mãi suốt cuộc đời Với người viết văn lại càngphải tạo cho mình những tình cảm, những kỷ niệm sâu sắc Trong nghệ thuật
và phương pháp viết văn, Tô Hoài từng tâm sự: “Một việc, một người, mộtnhận xét ở bất cứ quãng sống nào trong đời khi đạt tới mức thật thiết tha thì
có sức nhập vào, sức thúc đẩy (hoặc sức dằn vặt ta) cho ta những suy đi nghĩlại liên tiếp - nghĩa là những mầm mống của sự sáng tạo” Những mầm mống
ấy phải được cất lên từ “hơi thở” từ mồ hôi và máu của cuộc sống
Xuất phát từ quan niệm đó Tô Hoài đã viết tự truyện Những tập Cỏ dại,
Tự truyện… là những dòng hồi ức chân thực, tỉ mỉ, trong đó tác giả đã dựng
lại cả một đời sống văn học của một thời kỳ lịch sử và trên cái nền của đờisống văn học ấy, người ta thấy hiện lên chân dung tác giả với bao buồn vui,những băn khoăn trăn trở, những khao khát náo nức, những gửi găm lớn lao…Người ta thấy những dòng tâm sự của tác giả về những điều đã và chưa làmđược, cũng như thấy cả một hồi ức về tuổi thơ nhọc nhằn vất vả, và quá trìnhkhám phá và nhận thức về con người và xã hội… Song đó không còn là suy
tư của nhà văn nữa mà còn là suy nghĩ của cả một lớp người viết thời đó Tự
truyện của Tô Hoài cho ta thấy được những kinh nghiệm trong đời tư của nhà
văn, quá trình sống và tồn tại của nhà văn, có cả quá trình từ nhỏ cho đến lúctrưởng thành với những khao khát, với những buồn vui trong cuộc sống lúcbấy giờ
Viết Cỏ dại (1943) Tô Hoài đã viết về quãng đời thơ ấu nhọc nhằn cay
đắng của mình Trong tác phẩm ông gửi gắm những cảm xúc về một thời đentối Ngay từ khi ra đời, nó đã được dư luận chú ý
Trang 24Sau Cỏ dại là tập Tự truyện viết xong năm 1973, in năm 1976, tái bản lần
thứ hai năm 1984 kể về cuộc sống của người thợ thủ công vùng ngoại ô HàNội, kể về những gian truân, vất vả trên con đường đi tìm “miếng cơm manháo”, đi tìm lý tưởng, lẽ sống của người thanh niên trong xã hội cũ Với giọngđiệu trầm buồn, tác giả kể chuyện mình, chuyện gia đình, làng quê và xa hơnnữa đó chính là hình ảnh cuộc sống ngột ngạt bế tắc trong những năm trước
Cách mạng ở vùng quê của tác giả Tô Hoài viết Cỏ dại khi ông mới hai mươi
tuổi Chàng trai trẻ ấy cũng chỉ như bao người bình thường khác, thậm chícuộc sống của anh còn cơ cực, thất nghiệp triền miên, phiêu bạt nhiều nơi,
làm đủ mọi để kiếm sống như sau này nhà văn kể lại trong tác phẩm Tự
truyện của mình Sau nay, Cỏ dại đã được gom chung vào chùm Tự truyện
làm nên vóc dáng con người của nhà văn Nhà văn tạo được sức hấp dẫn trong
tự truyện là ở những chuyện “vụn vặt, nhem nhọ” Với việc khai thác cuộc
sống thực - “cái mạch sống của cuộc đời tạp nham”, Tự truyện đã đem đến
cho người đọc hiểu rõ hơn về thời thơ ấu và trưởng thành của Tô Hoài Hơn
nữa còn hiểu hơn cả một thời đại mà nhà văn đã sống Nhà văn viết Tự truyện
nhưng không hề che giấu cái nghèo, túng quẫn của cuộc sống quẩn quanh, tùtúng của những người dân làng Nghĩa Đô, và cái nghèo khổ của cả xã hội lúcbấy giờ Toàn những chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh đều được hiện lên trong tácphẩm của nhà văn Những chuyện đời thường nhưng lại có sức thu hút, hấp
dẫn độc giả, bởi những chuyện nhà văn viết trong Tự truyện chính là chuyện
của họ, viết về họ, viết về những con người bình thường trong cuộc sống Nhờ
Tô Hoài mà độc giả có cái nhìn rõ hơn về đời sống - những điều tưởng như
hàng ngày ta va chạm nhưng lại chẳng để lại ấn tượng gì, thì khi đọc chùm Tự
truyện của Tô Hoài ta lại thấy cuộc sống quanh ta tuy “vụn vặt, nhọ nhem”
nhưng cũng hết sức thú vị
Trang 25Chương 2
TÔ HOÀI VỚI CÁC CHÂN DUNG VĂN HỌCCHUNG QUANH KHÁI NIỆM VỀ CHÂN DUNG VĂN HỌC VÀ CHÂN DUNG VĂN HỌC CỦA TÔ HOÀI
Khái niệm
Chân dung văn học là “thể loại văn học đặc thù có nhiệm vụ tương tự nhưthể loại chân dung trong hội họa và điêu khắc, miêu tả diện mạo của một conngười cụ thể, có thật, sao cho truyền được thần thái sống động của người đó,phát hiện đặc điểm riêng cá nhân, độc đáo, không lặp lại của một nhân cáchvới thế giới tinh thần của nó
Khác với hồi tưởng, ghi chép về một con người cụ thể, với tư cách là mộtthể loại văn học, chân dung văn học miêu tả con người cụ thể với một quanniệm xác định về nhân cách
Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể kí Nó khôngthiên về cốt truyện
Nhà văn phát huy sở trường về quan sát, chọn lựa chi tiết, cử chỉ ngônluận, kể cả tác phẩm, tư thế hồi tưởng để dựng lại bộ mặt tinh thần của conngười sao cho truyền được thần thái sống động của con người, thường là nhàvăn, nghệ sĩ hoặc các nhà hoạt động nổi tiếng”[15]
Khi dựng chân dung văn học, tài năng của người sáng tạo là cực kì quantrọng Không có năng lực quan sát, không có kinh nghiệm sống với vốn hiểubiết phong phú, không có những tình cảm, xúc cảm chân chính, mạnh mẽ vàcao đẹp thì không thể tạo dựng được thể chân dung văn học Khi đã khôngsống sâu sắc với chính mình thì làm sao hiểu được sâu sắc đời sống tinh thầncủa đồng nghiệp, một đối tượng miêu tả hết sức phong phú và phức tạp vềtinh thần, tình cảm
Trang 26Đọc các tác phẩm thuộc thể loại chân dung, có lúc ta tưởng đó là tác phẩmthiên về phê bình sáng tác, có tác phẩm lại như cuốn tiểu sử nhân vật Có khi
ta lại được đọc những dòng kỉ niệm đầy ấn tượng bởi những cuộc gặp gỡđược hồi tưởng lại Dù ở bất kì dạng nào, chúng ta cũng cảm nhận được sựcung cấp về tư liệu thật đáng quý Nhưng ở những nhà văn có tài năng, thì giátrị của tác phẩm không dừng lại ở việc cung cấp tư liệu Không thoả mãn vớiđiều đó, các nhà văn như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, … trên cơ sở tư liệu sống đãxây dựng được những hình tượng chân dung nghệ thuật giàu chất thẩm mĩ,đạt được phẩm chất nghệ thuật cao và gây ấn tượng sâu sắc đối với độc giả.Với tác phẩm chân dung văn học hình tượng nghệ thuật luôn được soi sángbởi một cái nhìn chủ quan của tác giả Có lúc tác giả còn bộc lộ quan điểm,tình cảm của mình
Nếu đem so sánh giữa chân dung văn học do các nhà phê bình viết vớichân dung văn học do các nhà văn viết thì ta thấy có sự khác nhau Đọcnhững chân dung do các nhà phê bình viết, ta thấy họ thường có xu hướngthiên về phê bình và đánh giá, nhưng đối với những nhà văn viết, khi dựngchân dung, họ thường xem đây như là một hoạt động sáng tác
Các đặc trƣng cơ bản của thể chân dung văn học
Chân dung văn học là một thể văn sáng tác thuộc loại kí văn học
Tô Hoài từng nói “ Chân dung văn học là việc dựng lại những bóng dáng
thần thái văn nhân, những câu nói cái cười, bước đi dáng đứng của họ mà mình từng thấy từng biết”[23].
Nguyễn Đăng Mạnh định nghĩa về chân dung văn học có viết: chân dung
văn học “đúng ra, là sáng tác” Đấy là “một thứ hồi kí, dựng lên nhân vật
sống động hẳn hoi, xuất phát từ người thật việc thật”[51].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên có viết: “ Phương pháp của chân dung văn học làphương pháp của thể kí Nó không thiên về cốt truyện”[15]
Trang 27Những cách đánh giá trên cho thấy:
Chân dung văn học là một sáng tạo nghệ thuật Nó là một loại kí (viết về
“người thật việc thật” hay về những điều “mình từng thấy từng biết”) Chân
dung văn học rất cần đến hư cấu tưởng tượng Hư cấu, tưởng tượng trongchân dung văn học dù mạnh mẽ, phóng khoáng đến đâu, cũng phải dựa trên
sự thật, tuyệt nhiên không được phép dựng chân dung văn học về một nhà vănnào đó mà “hư cấu” và “tưởng tượng” ra những chi tiết không có thật trongtiểu sử của nhà văn đó
Chân dung văn học phải là một sáng tạo nghệ thuật thực sự, phải khêugợi trí tưởng tượng thật sự, nhưng phải sáng tạo trên cơ sở có thực, những chitiết có thực (trong văn, trong đời) Những kí ức, kỉ niệm, và ấn tượng bao giờ
cũng chắp cánh cho những sáng tạo khơi nguồn Nói như Ilia Eren bua: “Kí
ức như ngọn đèn pha ô tô đang đi trong đêm, khi thì nó cho thấy một gốc cây, khi thì một trạm gác, khi một con người Nhằm trình bày một cách mạch lạc
và chi tiết về cuộc đời mình, người ta (đặc biệt là các nhà văn) thường lấp đầy các khoảng trống bằng những dự đoán; thật khó phân biệt đâu là chỗ hồi
ức thực thụ kết thúc, đâu là chỗ tiểu thuyết bắt đầu”[54].
Trong khuôn khổ và giới hạn của thể kí, sự sáng tạo của các tác giả chândung văn học thể hiện chủ yếu ở chỗ nắm bắt và chọn lựa chi tiết có ý nghĩatiêu biểu và xuất thần của đối tượng Sự sáng tạo ở đây rất gần với sự sáng tạocủa nhiếp ảnh hay hội họa trong việc dựng chân dung
Nói tóm lại, cũng giống như bất kì tác phẩm thuộc loại văn sáng tác nào,chân dung văn học được coi là thành công phải là những tác phẩm xây dựngđược những hình tượng chân xác và sống động như thể loại kí, vừa tô đậmđược một cách sắc sảo các nét cá tính của nhà văn được dựng chân dung, lạivừa hàm chứa những nét chung của giới văn nhân nghệ sĩ Nhờ thể chân dungvăn học mà các nhà văn có dịp hiểu biết nhau kĩ càng hơn, những người
Trang 28nghiên cứu và giảng dạy có một nguồn tư liệu tin cậy để làm tốt hơn cho quá trình nghiên cứu.
Chân dung văn học là một thể văn bộc lộ đậm nét tính chất chủ quan của người viết:
Nhà văn Liên Xô A.Pha-đê-ép, đã từng nói: “… Người viết văn phải
thấy được sáng tác là một hình thái lao động, dù hình thái đó có phần đặc biệt, nhưng người viết văn chính là một hình thái lao động” Sáng tác văn học
nói chung là một hoạt động cá nhân, cá thể Người ta nói văn học là hình ảnhchủ quan của thế giới khách quan Và là một hình thái của hoạt động tưtưởng Tư tưởng là hoạt động của hình thái sáng tác của nhà văn Tuy nhiênmỗi thể văn, tính chủ quan lại có những tỷ lệ cao thấp khác nhau Ở chândung văn học vì là thể bút kí văn học cho nên tính chủ quan bộc lộ đặc biệtđậm nét
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi “Nhà văn phát huy sở trường quan sát, lựa chọn chi tiết, cử chỉ,ngôn luận, kể cả tác phẩm, tư thế, hồi tưởng để dựng lại bộ mặt tinh thần củamột con người, thường là nhà văn, nghệ sĩ các nhà hoạt động xã hội nổitiếng” Chính vì vậy, mà những nhà văn viết chân dung văn học thường quantâm đến những cây bút có tài năng và có cá tính, tức là quan tâm tới nhữngnhà văn nổi tiếng - không mấy ai lại viết chân dung của những nhà văn thiếu
cá tính và ít tài năng Độc giả thường quan tâm tới những chân dung văn họcnổi tiếng, có cá tính, có tài năng mà họ hâm mộ Nhưng viết về chân dung thìbản thân người viết phải là những người có cá tính, có phong cách Nếukhông có, thì không viết được những chân dung đặc sắc Điều ấy khiến chotác phẩm chân dung văn học mang tính chủ quan
Hơn nữa, người ta thường chỉ viết, thường chỉ có cảm hứng viết vềnhững cây bút mà mình ưa thích, hâm mộ và có quan hệ thân cận đặc biệt.Điều ấy khiến cho trong các bức chân dung văn học, cái tôi của người cầm
Trang 29bút bao giờ cũng bộc lộ đậm nét Cái tôi của người cầm bút bao giờ cũng bộc
lộ tính chủ quan của hoạt động sáng tạo
Đọc những chân dung văn học xuất sắc nhất, ta còn thấy rất rõ tình cảmnồng nhiệt của người viết đối với đối tượng của mình Tính chủ quan củachân dung văn học còn thể hiện rõ hơn nữa ở cách khai thác và sự phát hiệnriêng về đối tượng Thực ra, những tác phẩm văn học đích thực, được nhiềungười thích đọc bao giờ cũng thấm đẫm tính chủ quan của người viết Chândung văn học cũng vậy, ở một mức độ nào đấy, chất chủ quan càng đậm đàđược biểu hiện một cách khéo léo, thì giá trị văn chương của tác phẩm càngcao, càng lôi cuốn người đọc Qua chân dung văn học chẳng những biểu hiệnđược cá tính, phong cách nhà văn - đối tượng dựng chân dung văn học mà cònbiểu hiện cả cá tính, phong cách nhà văn - tác giả chân dung văn học Cái độcđáo của thể loại chân dung văn học là ở đó
Chân dung văn học là một dạng đặc biệt của hoạt động phê bình văn học:
M.Gorki từng nói: “Ngôn ngữ là cái áo của mọi tư tưởng” Đọc các tác
phẩm thuộc thể loại chân dung, có lúc ta cảm tưởng đó là một tác phẩm thiên
về phê bình chân dung, có tác phẩm lại như cuốn tiểu sử nhân vật Có khi talại được đọc những dòng kỉ niệm đầy ấn tượng bởi những cuộc gặp gỡ đượchồi tưởng lại Dù ở bất kì dạng nào, chúng ta cũng cảm nhận được sự cungcấp về mặt tư liệu thật đáng quý Nhưng ở những nhà văn có tài năng, thì giátrị của tác phẩm không dừng lại ở việc cung cấp tư liệu Sự hấp dẫn thật sựcủa chân dung văn học không phải là chỉ ở chỗ dựng chân dung sống độngcủa nhà văn Nó còn giúp bạn đọc từ con người mà hiểu được văn, nói như
Nguyễn Đăng Mạnh hiểu được “Cái gốc gác, cốt lõi của nó, hay có thể gọi là
cái “thần” của văn”[37] Hơn nữa, giúp bạn đọc hiểu được tư tưởng của nhà
văn ấy
Trang 30Các nhà văn viết chân dung thường dựa vào hai cách tiếp cận để dựngchân dung Thứ nhất là dựa vào văn mà dựng hình tượng tác giả Thứ hai làchủ yếu dựa vào những chi tiết về đời sống của nhà văn được dựng chândung, và qua hình tượng ấy, người đọc hiểu được cái phần cốt lõi của tácphẩm văn chương của nhà văn ấy Thông thường người dựng chân dung phải
có khả năng thẩm văn và tổng hợp được từ văn cái thần thái chung của nghệthuật, hiểu được cả tư tưởng phong cách mà nhà văn - người được tác giảdựng chân dung Như vậy có thể nói, thể loại chân dung văn học là một dạngđặc biệt của phê bình văn học
Chân dung văn học của Tô Hoài
Những chân dung thấp thoáng trong hồi kí, tự truyện và tiểu thuyết
Mặc dù số lượng sáng tác không nhiều so với tổng số trên 160 đầu sách,song Tô Hoài đã cắm những ngọn cờ ở những chặng đường sáng tác trên mộtcon đường khám phá đầy khó khăn và mới mẻ này Tô Hoài đã từng nghĩ:
“Mỗi nhà văn bước vào nghề một cách thì mỗi nhà văn ấy cũng có một lối đi
riêng của mình” Tô Hoài đã mạnh dạn tìm lối đi riêng cho mình ở một thể
loại mà văn học Việt Nam không chỉ chưa có nhiều thành tựu mà còn rất mới
mẻ, đó là thể loại chân dung Chính ông từng khẳng định: “Sẽ không thể viết
được nếu không có trình độ tư tưởng và hiểu đời một cách sâu xa, nếu không theo nhịp điệu cuộc sống một cách có ý thức và thiết tha, nếu không phát hiện được những cái mới cho cuộc sống”[23] Bắt nhịp với cuộc sống hiện thực
lớn lao, Tô Hoài còn “ý thức và thiết tha” tới số phận của những người laođộng nghệ thuật ở nước ta Song chân dung văn học mà tác giả tạo dựng đầu
tiên không phải ai khác mà chính là mình Tự truyện đã thể hiện sự tích luỹ và
chuẩn bị về tư liệu cho thể loại kí với sự thể nghiệm ban đầu ở thể loại chândung Khi kể lại câu chuyện đời mình, ông cũng nhắc tới những bạn văn,những người cùng hoạt động trong nhóm Văn hoá cứu quốc Những tên tuổi
Trang 31mà ta đã gặp ở Tự truyện tuy mờ nhạt nhưng sẽ được trở lại trong những bức
chân dung sau này như: Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng,Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân v.v…
Để rồi đến với Cát bụi chân ai Tô Hoài cũng tạo dựng được một phong
cách riêng khá độc đáo Trong bài viết của mình tác giả Trần Đình Nam có so
sánh “Văn Nguyễn Tuân cầu kì trang nhã, sang trọng, là một thứ cao lương
mĩ vị, có lẽ không phải viết cho số đông rất khó đọc Tô Hoài lại tự nhiên, nhiều đoạn văn rất gần với khẩu ngữ mà vẫn là văn viết”[44,tr 13] Với một
phong cách đặc biệt, với một vốn sống phong phú, Tô Hoài đã cho ra mắtmột tác phẩm thật sự xuất sắc, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong toàn bộ
văn nghiệp của Tô Hoài Quả là Cát bụi chân ai có lối hành văn thật tự nhiên,
biến hoá, phức tạp một cách thú vị Phải là một nhà văn bậc thầy mới viếtđược những trang đẹp đẽ dường ấy! Ở độ tuổi 72, độ chín cả về phong cáchlẫn cái nhìn và tư tưởng nghệ thuật, lại cộng thêm một vốn sống phong phú,thực sự Tô Hoài là một nhân chứng lịch sử hiếm hoi và vô cùng đáng quý.Những nhà văn có tên tuổi nhất trong làng văn Việt Nam hiện đại đều xuất
hiện trong Cát bụi chân ai như: Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu,
Nguyễn Bính, Nguyễn Huy Tưởng… Rồi rất nhiều những tên tuổi và gươngmặt khá quen thuộc khác hiện lên trong tác phẩm như: Vũ Hoàng Chương, Tú
Mỡ, Phan Khôi, Phùng Cung, Nguyễn Sáng, Ngô Tất Tố, Văn Cao, Trần Dần,
Lê Đạt v.v… Họ là những người có tên tuổi và có vị thế quan trọng trên vănđàn dân tộc, lại là những con người mà cuộc đời và số phận cũng như tâm hồn
rất phong phú, đa dạng và đầy éo le xen lẫn vị cay đắng… Tác phẩm Cát bụi
chân ai thực sự gây được sự chú ý của độc giả sau một thời lắng đọng khi mà
“Mấy năm cái tên Tô Hoài không còn hấp dẫn trên thị trường chủ nghĩa như
trước đây”[4] Với sự ra đời của Cát bụi chân ai, Tô Hoài đã trở lại vị trí một nhà văn xuất sắc, mang trong mình dòng máu “văn xuôi bẩm sinh” và đáng là
Trang 32“nhân chứng của những biến cố lớn nhất của đất nước ta” trong hơn nửa thế
kỉ năm qua
Với chân dung văn học, Tô Hoài đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò chủ thểcủa nhà văn Với ông sáng tác chân dung văn học không phải là những ghichép đơn thuần, bởi vì “khi viết theo lối ghi chép người thật việc thật, sự sángtạo cũng không cho phép ta đơn giản Bao nhiêu công phu và tâm sức bấy lâuquanh những thông cảm và sự hiểu biết rộng của chúng ta về những “mẫungười thật ấy, những kiểu việc thật ấy” sẽ đem lại giá trị cao cho sức nghĩ lúcthể hiện ghi chép của anh”[23]
Xuất phát từ quan niệm đó, Tô Hoài viết những tác phẩm chân dung văn
học Chân dung văn học nằm trong hồi kí, tự truyện của Tô Hoài Từ Cỏ dại,
Tự truyện đến Những gương mặt, rồi Cát bụi chân ai, và Chiều chiều đều là
những dòng chân dung văn học chân thực, tỉ mỉ, trong đó tác giả đã dựng lại
cả một đời sống văn học của một thời kì lịch sử Hình tượng giới cầm búttrong các trang hồi kí của ông có thể khác xa với những gì người đời tưởngtượng, song không phải vì thế mà mất đi lòng yêu quý trân trọng của bạn đọc
Họ không có cái độc đáo phi thường của những bậc tài hoa tài tử mà dung dịgiữa đời thường lẫn với mọi người trong xã hội
Đọc tiểu thuyết của Tô Hoài, ta cũng thấy thấp thoáng những bức chândung văn học Với đề tài Hà Nội, Hà Nội luôn gắn với ông, ở cạnh ông, dẫu đibất cứ nơi đâu, Hà Nội vẫn luôn trong kí ức của ông, làm thành hành trang
trong tâm hồn ông Từ Quê nhà, Người ven thành, Chuyện cũ Hà Nội, và Cái
áo tế… tất cả những tác phẩm ấy dường đều nhằm dựng lên bức chân dung
người Hà Nội
Ở tuổi 86, nhà văn Tô Hoài lại cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết Ba
người khác, không quá bất ngờ, nhưng vẫn là một sự ngỡ ngàng đối với khá
đông bạn đọc Mỗi tác phẩm của ông bao giờ cũng có một giá trị nhất định, dù
Trang 33ít hay nhiều Nổi bật là giá trị tư liệu Hiếm người nào có được những thôngtin chính xác và tinh tế như ông Trong cuốn tiểu thuyết này, vượt trên nhữngđiều đó rất nhiều là chân dung sinh động, chân thực và cuốn hút về một thời
kì không thể nào quên trong lịch sử hiện đại Việt Nam Ông viết với tâm thếngười vừa trong cuộc, vừa có độ lùi để quan sát, chiêm nghiệm Với cách viếtmiêu tả chi tiết, ta thấy Tô Hoài vẫn trung thành với phong cách xưa, không
khác mấy so với những gì ông đã thể hiện trong Cát bụi chân ai, và nhất là
Chiều chiều Với sự đam mê nghề nghiệp lại kết hợp với tài năng thiên phú,
Tô Hoài đã tạo được cho mình một phong cách độc đáo riêng, không lẫn với
ai, làm nên một nhà văn Tô Hoài với tên tuổi lừng lẫy trên văn đàn Việt Namhiện đại
Chân dung nhà văn trong trong “Những gương mặt”
Trong cuốn Sổ tay văn học, Tô Hoài đã tự khẳng định “nghề viết là nghề
phải học suốt đời”, và ông từng quan niệm: “Có thể, sự sáng tạo ở lĩnh vực nào cũng đòi hòi một rèn luyện ấy Nhưng tôi nghĩ một cách chủ quan: nghề viết đòi hỏi khắt khe hơn - Rèn luyện đem đến kết quả, đó là công lao của kiên trì, cố gắng, chịu mày mò, nghe ngóng, tìm kiếm, thu thập, tích trữ mọi mặt vốn liếng tư tưởng, văn hoá, nghiệp vụ”[23].
Nhìn lại quá trình sáng tác thể loại chân dung văn học của Tô Hoài, tathấy mỗi bước đi là một bước phát triển, không chỉ dày thêm về số lượng màcòn mĩ mãn hơn về chất lượng nghệ thuật Ta có thể gặp lại nhiều lần, nhiềunhân vật ở những tác phẩm khác nhau, song không có sự trùng lặp nhàm chán
mà gần như là bổ sung, hoàn thiện, rõ nét bức chân dung hơn nữa mà thôi.Trên một bề diện rộng, ông viết về các nhà văn nhà thơ, nhà viết kịch và cảnhững người hoạt động xã hội… Họ còn hay mất, là nam hay nữ, thế hệ đànanh hay lớp trẻ sau này, Tô Hoài hầu như không lựa chọn đối tượng Họ đã đivào tác phẩm của ông một cách tự nhiên, theo những cách thức riêng muôn
Trang 34màu muôn vẻ Có người được “chụp” riêng một bức chân dung, cũng cóngười hiện lên thấp thoáng suốt toàn bộ tác phẩm với những độ đậm nhạtkhác nhau.
Trước hết, các nhà văn được hiện lên thông qua những bức chân dung
độc lập Chân dung Nguyễn Tuân trong phóng sự Ngược sông Thao (1949)
được phác thảo nhờ sự quan sát ghi chép trong những chuyến cùng nhau đithực tế đời sống Tiếp đó, chân dung Nam Cao hiện lên với những nét vẽ đặc
sắc qua bài Người và tác phẩm Nam Cao in trên báo Văn nghệ số 19 năm
1956, sau khi Nam Cao hy sinh Đây là bức chân dung đầu tiên theo đúngnghĩa chân dung văn học của nhà văn Tô Hoài Bài viết đó đã được tuyểnchọn vào một công trình nghiên cứu nổi tiếng về nhà văn Nam Cao với tiêu
đề Nghĩ tiếp về Nam Cao (Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 1992) Chân dung Nguyễn Công Hoan được ra mắt năm 1963 với tiêu đề Người bạn đọc ấy Tô
Hoài đã chào đón sinh nhật làn thứ 60 của nhà văn Nguyên Công Hoan bằngmột món quà đặc biệt cảm động Tác phẩm đã được Nguyễn Công Hoan lưu
giữ rồi cho in vào hồi kí Đời viết văn của tôi, nó còn khơi nguồn cho một
dòng chảy cảm hứng để rồi Nguyễn Công Hoan sáng tác thành một tiểu
thuyết dưới nhan đề Con trai người bạn đọc ấy[17].
Sau đó, chúng ta sẽ gặp 10 gương mặt văn nghệ tiêu biểu của nền văn
học Việt Nam hiện đại trong cuốn Những gương mặt in lần đầu năm 1988 dày
161 trang, gồm những gương mặt tiêu biểu như, Nam Cao, Trần Đăng,Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Như Phong, TrúcĐường, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân và Vũ Ngọc Phan Lần in thứ hai nhàvăn còn sửa chữa, và bổ sung thêm tư liệu, đồng thời cho ra mắt thêm nhữnggương mặt mới như Nông Quốc Chấn, Vũ Bằng, Vân Đài
Tô Hoài tập trung vào kể chuyện chân dung các nhà văn, nhằm dựng lênmột bức tranh đời sống văn học Ông kể rất thật về những gì mình biết, đã
Trang 35trải Khi kể chuyện Nam Cao viết tác phẩm Một đời người, sau khi ngủ đêm
tại một nhà xăm* Đông phương gần Bến Củi Hay khi kể chuyện Trần Khánh,người hay hát mà chưa học hát bao giờ, lại lận đận “vì lí lịch”… Lạ hơn nữa,khi Tô Hoài kể chuyện Nguyễn Sáng mê ăn kem hiệu Tiến Đạt phố Yết Kiêu,phải lòng mấy cô bán kem Cả chuyện Nguyên Hồng, với món nem đặc biệt(làm từ rau bà đẻ) sốt sắng đãi Tô Hoài, bởi cái “thằng xơi được cả bọ hungthì nó còn từ bỏ cái gì” Hay cả chuyện Nguyễn Tuân với cái “tài bút” trongthư gửi Tô Hoài nói chuyện ong đốt mà làm bận rộn cho những người làmcông việc “theo dõi”… Nhờ Tô Hoài, độc giả biết đến bao nhiêu giai thoại vềcác nhà văn - những nhân vật “nổi tiếng” được người đời quan tâm
Qua những sáng tác trong mảng chân dung văn học, ta không chỉ thấyđược những chân dung của những nhà văn, nhà thơ cùng thời, mà ta còn thấyđược bức chân dung của chính tác giả Tô Hoài Hình tượng tác giả được phácthảo với những nét cơ bản sau như là một nhân chứng đáng tin cậy Điểmđáng tin cậy đầu tiên là vì tác giả là người cùng thời Không chỉ cùng thời màcòn là cùng trong làng văn, làng báo, cũng đã từng nếm trải bao vinh nhục,thăng trầm của một giai đoạn lịch sử đất nước nói chung và lịch sử văn họcViệt Nam nói riêng có nhiều biến động và không ngừng đổi thay Là ngườitrong cuộc, ông am hiểu tường tận từng ngõ ngách của chuyện làng văn Hơnnữa ông còn là nhân chứng đáng tin cậy, một nhân cách nhà văn, nhân cáchngười nghệ sỹ chân chính trong ông
Đến với nghề văn hết sức tình cờ, coi đó là một nghề kiếm sống “cũng
không có mục đích gì đặt ra trước để rồi thành nghề văn và viết văn” Từ một
người lao động làm thuê, Tô Hoài thực sự mang trong mình một dòng máucủa người lao động, làm việc hết mình dù là ở nghề nào Ông đã sớm ý thứcđược nghề nghiệp và đưa ra lí tưởng đứng đắn đối với nghề viết văn Vớinhững suy nghĩ nghiêm túc và đúng đắn như vậy, Tô Hoài đã dày công sưu
Trang 36tầm và nghiên cứu tài liệu, dày công học hỏi Những cuốn tư liệu quí giá này
là cả một quá trình tích luỹ của ông
Với những sáng tác chân dung văn học, ta thấy Tô Hoài đã thực sự đượcgiải phóng, thoát khỏi những ảnh hưởng và hạn chế của cái nhìn sử thi - lí
tưởng hoá hiện thực Ông đã từng băn khoăn day dứt “Viết văn là một nghề
mà học trò phải khác thầy, phải tới được cái chưa học đến, bao giờ tôi viết được cái gì trên ông thầy cuộc đời” [23] Cái trăn trở day dứt khi nhận ra nền
văn học trẻ của nước nhà - còn nhiều thiếu sót đã thôi thúc ông phải tìm ramột phương thức mới, con đường mới để tránh sáo mòn, phải chăng đó là mộttrong những lí do để ông vươn lên giải phóng mình
Lần theo bước chân của Tô Hoài, ta sẽ thấy dấu chân ông in khắp mọinơi, mọi miền đất nước kể cả những miền xa xôi, miền Tây bắc của Tổ quốc.Rồi cả những chuyến đi đến các nước bè bạn năm châu bốn bể Trên mỗibước đường đi trong cuộc đời, Tô Hoài luôn luôn tìm cơ hội để thâm nhậpthực tế, để học hỏi làm giàu kho tàng tư liệu của mình Phải chăng vì thế mà
Tô Hoài đã chọn cho mình bút pháp mới trong việc dựng chân dung văn học.Trong những trang viết của ông, ta thấy được tấm lòng ông thổn thức cùngcảnh đời cơ cực, những số phận oan nghiệt đắng cay
Đối với Tô Hoài, có trái tim thương yêu chưa đủ, người nghệ sĩ cần phải
có một lí trí sáng suốt Ở Tô Hoài ta thấy có một cái nhìn rành mạch, trắngđen không lẫn lộn, thái độ và quan điểm rõ ràng Ai cũng thừa nhận, TôHoài không chỉ có một vốn sống dồi dào mà ở ông ta còn thấy một nhãn
quan thế sự đúng đắn Nhãn quan thế sự đã làm làm cho Tô Hoài “sáng mắt,
sáng lòng” Ông đã thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn và nhân cách của người
nghệ sỹ
Trang 372.2 ĐẶC SẮC TRONG CHÂN DUNG VĂN HỌC CỦA TÔ HOÀI
22.1 Khắc hoạ chân dung trong không khí văn học thời đại
M Gorki từng nói: “Văn học là tấm gương phản ánh thời đại” Như vậy
văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, phản ánh tư tưởng thời đại Hiện thựckhách quan hiện diện trong tác phẩm nghệ thuật nghệ thuật bao giờ cũng thẩmthấu qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ Lí giải vấn đề này, Gớt đã chỉrõ: “Nghệ thuật không cố gắng đua với tự nhiên trong toàn bộ bề rộng vàchiều sâu của tự nhiên, nó bám vào mặt ngoài các hiện tượng của tự nhiên,nhưng nó có cái chiều sâu của nó, cái sức mạnh riêng của nó, nó ghi lại nhữngkhoảng khắc sâu sắc nhất của các hiện tượng bên ngoài ấy, làm phát lộ những
gì có tính quy luật ở chúng: sự hoàn thiện của những cân đối hợp lí, đỉnh caocủa cái đẹp, giá trị của ý nghĩ tư tưởng, độ mạnh của say mê Vậy để tỏ lòngbiết ơn tự nhiên đã sản sinh ra cả bản thân mình, người nghệ sĩ dâng trả lạicho tự nhiên một tự nhiên thứ hai nào đó Song đây là một tự nhiên được sinh
ra từ tình cảm và tư tưởng, một tự nhiên được hoàn thiện bởi con người” [dẫntheo 53,tr.78 -79]
Như vậy, mỗi nhà văn có sự cảm nhận về thế giới hiện thực khách quankhác nhau nên sự tái hiện, “dâng trả” cho hiện thực khách quan cũng khácnhau Sự “dâng trả” ấy thể hiện trong từng tác phẩm nghệ thuật, trong cả giatài nghệ thuật của họ Căn cứ duy nhất để cảm nhận hiện thực mà nhà văn táihiện lại là tác phẩm nghệ thuật
Vì “Văn học là tấm gương phản ánh thời đại” nên thể loại chân dung văn
học cũng phản ánh thời đại Như ta đã biết, bất cứ một nhân vật nào cũng phảiđược đặt trong hoàn cảnh lớn, hoàn cảnh nhỏ Viết về nhà văn mà không đặt
họ vào không khí chung thời đại thì sao có thể hiểu được họ Cuộc sống làtổng hòa của mọi mối quan hệ xã hội Và đối với nhà văn thì mối quan hệ vớitác phẩm, với các nhà văn là mối quan hệ đáng quan tâm nhất, hầu như chi
Trang 38phối mọi đời sống tâm tư của họ Họ đã sống và rất cần sống trong không khí văn chương.
Với Tô Hoài, trước khi cầm bút, ông đã từng trải qua cuộc sống giantruân vất vả của một người thợ, một tiểu thị dân lăn lóc trên đường đời.Nhưng chính từ pho kinh nghiệm sống ấy, với năng khiếu quan sát, ghi nhớđặc biệt sắc sảo, Tô Hoài đã trở thành nhà văn Tô Hoài luôn ý thức xây dựng
chân dung văn học trong không khí thời đại Và đối với ông “quan sát và ghi
chép đi liền với lối sống cần thiết của người viết văn”, và “Người cầm bút hiểu cuộc đời, biết những sự kiện mới, con người và hành động, những đức tính cao cả và bóng tối ẩn nấp của tội lỗi, biết sự việc từ lúc mới nhú mầm, mới phảng phất, để hình dung ra được quá trình phát triển và viễn tưởng của nó” Chính vì thế mà những tác phẩm của ông luôn sống động như cuộc đời
thực, luôn lôi cuốn và thu hút người đọc
Khi đọc những bức chân dung văn học mà Tô Hoài dựng lên, ta có cảmgiác thật đau đớn và xúc động biết bao trước những bi kịch của cuộc đời cácnhà văn Trước cách mạng, xã hội chìm trong đau đớn, với không khí ngộtngạt, đói kém, cuộc sống của những nhà văn đầy những bấp bênh, đau khổ
Tô Hoài cũng là người trong cảnh ngộ ấy, hơn ai hết, ông cũng đồng cảm sâusắc với nỗi đau của họ Chính vì thấy được sự đau đớn của họ trong cảnh ngộ
ấy, nên trong tác phẩm của Tô Hoài, khi viết về các nhà văn, ông luôn thấuhiểu về sự đau khổ của những con người tài cao mà phận thấp Họ là những
con người tài ba, thông tuệ, đa tình nhưng “Cơm áo không đùa với khách
thơ” Có lẽ vì cảm thông với người cùng cảnh ngộ, mà cứ lúc nào nhớ lại, Tô
Hoài không thể quên được những đời văn của một lớp người, “không bao giờ
tôi quên được những hiu hắt, những chua sót, những nỗi niềm và những mong chờ dường như vu vơ” [17, tr6].
Trang 39Khi dựng lên bức chân dung Nam Cao với một cuộc đời đầy đau đớn, bấthạnh Tô Hoài cũng đầy xót xa cảm thông với cuộc đời của Nam Cao Mộtngười có tài có trí, có kinh nghiệm , xuôi ngược khắp Bắc Nam, chăm lo chocây bút ngày một sắc sảo vậy mà khi đọc những lời lẽ trong bức thư báo tinđau buồn của vợ, Nam Cao cũng đành bất lực: “Một hôm, Nam Cao nhậnđược thư của vợ Thư kể mấy tháng nay mẹ con chỉ ăn rau sam Con bé útđược hơn một năm - còn bé, anh đặt tên là Bình Yên chê nhà đói khó, đã bỏ đirồi Cái thư đau đớn đọc xong, biết làm thế nào, anh thẫn thờ nuốt nước mắt
để xuống”[19,tr.330].
Không phải một mình Nam Cao mà cả giới văn nghệ sỹ đều sống trongkhông khí đói nghèo và chính sách kiểm duyệt gắt gao thời ấy Cho dù đó lànhững tâm sự đong đầy nước mắt của chính mình hay của một số phận đaukhổ nào đấy, ít ai có thể đem kể Nhưng vào thời kì ấy, người nghệ sĩ phảiphải sống trong cuộc sống bấp bênh, trôi nổi như những cánh bèo trôi vật vờ
Họ là những người nghệ sĩ sống bằng nghề viết văn, viết mãi thì cũng hết, họ
phải đi tìm đề tài mới Những “sinh hoạt văn hoá tinh thần” của họ trở nên
cần thiết Họ cũng đi giang hồ để có cơ hội nhìn ngắm, tìm kiếm đề tài Họ
“ngất nghểu như những thằng điên” khi đi tìm cảm hứng “ở sông Thương
này”; hay lại tha thẩn đi vào xóm Thùng Đấu - ngoại ô tỉnh Bắc Giang vừa đi
vừa nghêu ngao đọc thơ Đó là hình ảnh những người nghệ sĩ sống bằng nghềvăn - muốn có tiền phải viết đều viết khoẻ, ngừng bút là nghỉ luôn cả miệng,đừng nói gì đến nuôi vợ con Trong hoàn cảnh ấy, chúng ta cũng hiểu vì sao
Tô Hoài lại hết sức ngạc nhiên: “Tôi đã hết ngạc nhiên thấy nghề viết văncũng có chợ đen và làm xiếc”[19,tr.263] Và rồi cũng không lấy gì làm lạ khiđọc những dòng tâm sự này: “Cuộc sống của tôi cũng lảng vảng bên hố trụylạc, khi căm ghét, khi thích thú, khi buồn chán, có lúc cũng không tự phânbiệt được”[19,tr 263]
Trang 40Cách mạng đến mang đến cho cuộc sống “luồng gió lành”, những người
nghệ sĩ đã mở rộng tâm hồn để đón nhận với bao cảm hứng say sưa Họ bướcvào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện với tâm thế của người chiến sĩ trênmặt trận văn nghệ Cách mạng và kháng chiến đã “tập hợp và liên kết mọingười trong một cộng đồng dân tộc, trong đoàn thể, tạo nên sức mạnh to lớncủa dân tộc và nhân dân, đặt mỗi con người vào trong cộng đồng, sống vớiđời sống chung của dân tộc và đất nước, trong dòng chảy xiết của lịch sử,thức tỉnh ở mỗi con người ý thức công dân và tinh thần dân tộc tiềm tàng.Nhà văn là một công dân đồng thời với sự nhạy cảm của người nghệ sĩ, đãcảm nhận được điều biến đổi lớn lao ấy”[35] Chính họ cũng đã góp phần làmnên chiến thắng của dân tộc Họ hăm hở đón nhận những chuyến đi công tác.Cách mạng và kháng chiến đã đặt nhà văn trước một hiện thực lớn lao là cuộcđổi đời và sức mạnh vĩ đại của quần chúng nhân dân Khám phá và miêu tảnhững con người tiêu biểu của thời đại mình bao giờ cũng là khát vọng củacác nhà văn chân chính ở mọi thời đại Chính vì vậy mà các nhà văn luônmong muốn được đi sâu vào thực tế để khám phá hiện thực, tạo nên nhữngnguồn cảm hứng cho những sáng tác của mình Tô Hoài biết được điều ấy,ông đã dựng lên những bức chân dung người chiến sĩ - nhà văn đầy nhiệt tìnhvới cách mạng, muốn đi cho thỏa “cái tưởng tượng”, nhất là bức chân dungcủa Nguyễn Tuân “Nguyễn Tuân chỉ thích đi, nhưng trong mọi sửa soạn đicòn kĩ lưỡng hơn đi” “Trong nghề đi - nghề, chứ sao, cẩn thận đã thành thóiquen và cầu kì đến đam mê Sửa soạn cũng là khai thác để thưởng thức đượcchu đáo” “Mọi cẩn thận của Nguyễn Tuân thiết thực hơn, … Ngòi bút chì gàitrên túi áo, ngồi đọc cũng ghi lên sách” “Không biết đến thế kỉ nào có cáihơn, chứ bút chì trên giấy thì không bao giờ phai” Một tệp bìa cứng với cáibút chì Lắm lúc thấy ông bạn đường chịu khó đến vậy, mình vừa để ý, vừathích vừa ngán ngẩm cho những khó nhọc của nghề đi không biết thế nào là