1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giúp trẻ phát triển qua các hoạt động trong ngày

16 576 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 7,97 MB

Nội dung

GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Trong đổi mới giáo dục mầm non việc đánh giá trẻ được đặt ra như một vấn đề mới để đảm bảo sự thành công và thật sự nâng cao được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ với tình hình thực tế của lớp, coi trọng đánh giá , sự tiến bộ của từng trẻ. Hiện nay các bậc phụ huynh rất ít con mỗi gia đình chỉ 1 đến 2 cháu,nên họ rất cưng và nuông chìu con ,không cho đến lớp sớm hoặc gởi trước tư gia cho trẻ tiếp cận bên ngoài và từ đó đến trường mầm non rất thuận lợi cho bé.

Trang 1

GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN QUA CÁC

HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY

 Giáo viên :

 Nhóm :

 Tháng

Trang 2

MỤC LỤC

  

A/ PHẦN MỞ ĐẦUTrang 2 B/ PHẦN NỘI DUNGTrang 3

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 3

1/Thực trạng Trang 4 2/Biện pháp thực hiện Trang 5 Biện pháp1: Quan sát trẻ trong các hoạt động Trang 5-6-7-8 Biện pháp2 : Hoạt động ngoài trời Trang 8-9

Biện pháp 4: Phối hợp giáo viên lớp Trang 10-11 Biện pháp 5 : Trao đổi với phụ huynh Trang 11

II M ỤC Đ ÍCH NGHIÊN CỨU Trang 3 III ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Trang 3

1/ Đối tượng nghiên cứu 2/ Đặc điểm tình hình lớp 3/ Cơ sở nghiên cứu 4/ Phạm vi nghiên cứu 5/Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU

Trẻ em như búp trên cành Biết ăn,ngủ, biết học hành là ngoan

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học , công nghệ , văn hóa

và nghệ thuật trong giai đoạn công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước , đòi hỏi con người phải đa năng , có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách hiệu quả Do vậy , cùng với sự đổi mới chung trong giáo dục , bậc học mầm non đã triển khai thực hiện chương trình Giáo Dục Mầm Non với mục tiêu

là giúp trẻ phát triển toàn diện , hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách ban đầu , phát triển ở trẻ những chức năng tâm lý , năng lực , phẩm chất đạo đức mang tính nền tảng , những kỹ năng sống cần thiết , phù hợp với lứa tuổi , khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn , chú trọng phát huy tính tích cực thông qua các hoạt động: hoạt động học giúp trẻ hiểu biết về vốn từ, vốn` sống - hoạt động ngoài trời giúp trẻ hiểu biết về môi trường xung quanh- hoạt động góc biết nội dung chơi, thể hiện được vai chơi và nhập vai chơi theo các góc Hoạt động của giáo viên nhằm tạo ra sự phát triển tối ưu cho từng trẻ để làm được điều này bên cạnh việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động tạo ra sự trợ giúp giữa các trẻ trong nhóm thì việc tổ chức tốt các hoạt động , sự phát triển của trẻ là cần thiết, điều này sẽ giúp giáo viên hiểu về trẻ và đề ra những biện pháp phù hợp với sự phát triển riêng của từng trẻ , tạo ra sự cá biệt hóa trong giáo dục

Trang 4

B NỘI DUNG

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Trong đổi mới giáo dục mầm non việc đánh giá trẻ được đặt ra như một vấn đề mới để đảm bảo sự thành công và thật sự nâng cao được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ với tình hình thực tế của lớp, coi trọng đánh giá , sự tiến bộ của từng trẻ Hiện nay các bậc phụ huynh rất ít con mỗi gia đình chỉ 1 đến 2 cháu,nên họ rất cưng và nuông chìu con ,không cho đến lớp sớm hoặc gởi trước tư gia cho trẻ tiếp cận bên ngoài và từ đó đến trường mầm non rất thuận lợi cho bé

Đầu năm học này tôi được phân công nhóm Thỏ Ngọc- lứa tuổi 24-36 tháng, tôi nhìn nhận phụ huynh chưa có quan tâm cho trẻ đến lớp thường xuyên

để trẻ sớm thích nghi với chế độ ăn-ngũ-sinh hoạt hằng ngày của bé hoặc trẻ mạnh dạn,sớm biết nói,biết hát,biết đọc thơ,biết giao tiếp với mọi người…Đằng này phụ huynh có tư tưởng chỉ đến nhà trẻ là cho ăn,ngũ,nuôi khỏe là tốt.Khi thấy bé hơi ấm đầu,sổ mũi là cho nghĩ học sợ gởi chung tập thể dể gây bệnh tâm lý phụ huynh là như thế.Chính vì đó để giúp trẻ sớm phát triển nên tôi

mạnh dạn chọn đề tài “GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN QUA CÁC HOẠT ĐỘNG

TRONG NGÀY” để có sự tiến bộ của bé

II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Giúp tôi xác định nhu cầu, hứng thú và khả năng của từng trẻ để có thể lựa chọn những tác động chăm sóc giáo dục thích hợp

Nhận ra điểm mạnh điểm yếu trong quá trình giáo dục để từ đó điều chỉnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho phù họp với trẻ

Phát hiện ra những đặc điểm cá nhân của trẻ, những kĩ năng mà trẻ đã có

Việc đánh giá trẻ còn giúp tôi thu thập những thông tin về một nhóm trẻ hay thông tin về những kết quả của cá nhân trẻ

Giúp tôi và cha mẹ trẻ biết được mức độ tiến bộ và sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn cụ thể

III/ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU:

1/ Đối tượng nghiên cứu:

Quan sát từng trẻ trong các hoạt động hằng ngày được thực hiện ở trẻ từ 24-36 tháng tại nhóm Thỏ Ngọc

2/Đặc điểm tình hình:

*Thuận lợi:

Trang 5

- Trường trọng điểm được sự quan tâm tài trợ,có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trên chuẩn

- Lớp điểm toàn diện

-Kịp thời nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

-Bản thân đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh- cấp thành

-Được sự quan tâm hổ trợ của trường và phụ huynh

-Cơ sở vật chất đẹp, khang trang,đồ chơi đồ dùng đầy đủ

- Phụ huynh đa số có trình độ học vấn và rất quan tâm đến các cháu

*Khó khăn:

-Đa số trẻ mới vào học,tháng tuổi chênh lệch so với một năm

-Đa số cháu khóc nhè,chưa có đi học nhà trẻ tư thục

-Phụ huynh còn lo việc kinh tế hoặc đi công tác thường xuyên chưa quan tâm đến việc nuôi- dạy -chăm sóc cháu tốt chỉ trông cậy về phía giáo viên

3/Cơ sở nghiên cứu:

-Tạp chí GDMN

-Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN

4/Phạm vi nghiên cứu:

Giúp trẻ học tốt thông qua các hoạt động hằng ngày của trẻ Đối với trẻ mầm non rất quan trọng bởi trẻ còn nhỏ sự phát triển thay đổi liên tục và đột biến Bằng các hoạt động thực tế hằng ngày tôi đã nghiên cứu trong suốt gần một học kỳ qua thấy trẻ có hành động tốt thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn, những kiến thức kĩ năng tốt và cũng có một số ít có biểu hiện tiêu cực( cắn nhau, đánh bạn,phát âm còn đớt,chưa tròn câu,chưa mạnh dạn phát biểu ,thích ngồi một mình ) giáo viên có nhiệm vụ uốn nắn ngay giúp trẻ phát triển tối đa việc sửa đổi ngày một nhiều bản thân cố gắng ghi chép lại để điều chỉnh kế hoạch hoạt động tiếp theo cho phù hợp với trẻ

5/ Phương pháp nghiên cứu:

Để có cơ sở thực hiện nhiệm vụ của đề tài tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp sau :

-Nhóm phương pháp thực hành

-Nhóm phương pháp quan sát_trò chuyện

-Phương pháp đánh giá

IV/ BIỆN PHÁP:

1/THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI LỚP:

-Sỉ số trẻ: 48 cháu trong đó:

+ Có 20 trẻ biết thể hiện cảm xúc tình cảm,thích đi học,nói được

vài từ: Uống nước,con cá,cái khăn

+ 20 trẻ thích đi học, phát âm còn đớt

+ 8 trẻ có biểu hiện nhút nhát,khóc nhè,thích chơi một mình

-Qua kết quả như trên bản thân tôi có những biện pháp hướng trẻ vào các hoạt động để phát triển tích tích cực hơn

Trang 6

2/BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

* Biện pháp 1 : Hoạt động học có chủ đích

Để phát triển tính tích cực của trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động,giáo viên phải tạo nhiều tình huống,thiết kế quá trình học tập để thúc đẩy khả năng tìm tòi hướng trẻ trên giờ học

Ví dụ : Cô cho trẻ quan sát con gà và gợi hỏi : Đây là con gì ? Con vật này sống ở đâu ? Hãy kể các bộ phận của con gà ?

Tôi quan sát để xem trẻ nào phát âm tròn câu ,trẻ nào phát âm còn đớt, hoặc không phát biểu,câu hỏi nào trẻ nói được nhiều nhất ? câu hỏi nào trẻ tham gia trả lời ít nhất ?

Hoặc khi tổ chức hoạt động học có chủ đích cho cả lớp ,tôi cần quan sát xem trẻ nào đã nắm được những cái mới , trẻ nào cần hướng dẫn thêm Khi kết thúc tôi nên đối chiếu kết quả đạt được với mục tiêu đề ra để đánh giá những việc trẻ làm được và những việc trẻ chưa làm được và có phương hướng thay đổi khắc phục trong ngày hôm sau Những đánh giá này được ghi vào phần cuối

kế hoạch soạn giảng trong ngày hôm đó (Nhận xét ngày)

Nhận xét cuối ngày

-Tình hình,sức khỏe tâm sinh lý trẻ:

Trẻ đến lớp chưa đều,bé Như khóc nhè chưa chịu vào lớp.Phụ huynh gởi thuốc ho-sổ mũi:

Như-Ngân-Bảo

-Kiến thức,kỹ năng:

Còn 1 vài trẻ chưa phát âm (Tiến-Bình_Trúc),2 bé phát

âm còn đớt như từ(Gà,cánh,thóc)(Hiêu-Quân).Phối hợp cùng phụ huynh rèn cháu thêm ở

nhà

-Thái độ:

Trẻ học ngoan

Thông qua sản phẩm hoạt động của trẻ, tôi đánh giá mức độ hình thành các

kĩ năng của trẻ như: vẽ, tô màu, xếp hình, sử dụng ngôn ngữ nói Trong sản phẩm của trẻ còn thể hiện vốn kiến thức và kinh nghiệm của trẻ Song có thể đánh giá chính xác, giáo viên còn phải đánh giá cả quá trình trẻ làm ra sản phẩm Vì cùng một kết quả sản phẩm hoạt động như nhau, các trẻ có thể ở những trình độ phát triển khác nhau do quá trình, cách thức và hoàn cảnh tạo ra sản phẩm ở mỗi trẻ khác nhau

Ví dụ: Tôi yêu cầu trẻ nặn “ Quả cam.” Có trẻ tự nặn ra “Con giun”

Để đánh giá sản phẩm của trẻ, tôi cần phải căn cứ vào đặc điểm của lứa tuổi Khi đánh giá sản phẩm của trẻ ,tôi kết hợp hỏi trẻ về sản phẩm mà trẻ làm

ra Tại sao con thích nặn con giun? Con giun con nặn cũng đẹp,con biết lăn dọc

Trang 7

để tạo ra con giun.Nhưng hôm nay các bạn của con nặn quả cam vật bé có thích nặn giống bạn không? Tôi khéo léo hướng trẻ vào đề tài nặn “Quả cam”

Ở lứa tuổi nhà trẻ trẻ thường thích động viện,kích thích trẻ thực hiện Do đó tôi cần dịu dàng,bình tỉnh giúp trẻ nhận ra được những điểm tốt chưa tốt của mình

Ví dụ: Con tô màu “Chiếc lá”rất đẹp, nhưng tranh con sẽ đẹp hơn nếu con

tô chiếc lá có màu xanh lá-con “Xếp đường đi”ngay nhưng phải sát cạnh

thì đẹp hơn

-Tôi không nên có sự đánh giá gây cho trẻ có cảm giác xấu hổ chán nản

Ví dụ: Con thấy bạn xếp hình gì? không xếp theo bạn, sao con xếp không chồng khối gỗ lên nhau , con làm vậy là không đúng,

Đối với những trẻ này giáo viên cần động viên trẻ để trẻ vươn lên và tự tin vào khả năng của trẻ

Khi trẻ đánh giá sản phẩm của bạn tôi có thể đặt những câu hỏi gợi ý

Ví dụ: Con thấy bạn xếp hình gì? Bạn tô cánh hoa có màu gì?

Muốn đánh giá trẻ một cách chính xác, tôi cần đánh giá thường xuyên và nên lưu giữ các sản phẩm hoạt động của trẻ theo thời gian Việc này giúp cho tôi nhìn thấy một cách trực quan sự tiến bộ của trẻ Ngoài ra tôi nếu có điều kiện có thể lưu giữ sản phẩm của trẻ bằng cách chụp hình Những sản phẩm này tôi giới thiệu cho cha mẹ trẻ cùng xem để từ đó phụ huynh có sự phối hợp rèn cháu thêm ở nhà: Cầm tay trái để vẽ,nhận màu chưa chuẩn

Trẻ nhà trẻ phát triển về thể chất cũng còn nhất định,có trẻ đi ,chạy rất vững vàng ,có trẻ đi chưa vững,chạy nhãy rất khó khăn

Ví dụ: Phát triển thể chất “ Nhảy qua khe suối” “Bước từng chân vào vòng”tôi gọi cá nhân thực hiện trước., xem trẻ nào nhảy qua được 2 chân- bước

được từng chân vào vòng không chạm vòng ,mạnh dạn tự tin khi thực hiện 1 mình.còn trẻ nào không nhảy qua,bước được ngưyên nhân : nhút nhát,sợ té ( như

Các cháu đang trong giờ tạo hình

Trang 8

bé: Ngọc-Mai-Diệp) bám vào tay cô để nhảy qua ,bé( Bình-Hiếu) bước hai chân

vô 1 vòng.Tôi cho trẻ đó đi kèm với trẻ khác bằng hình thức gọi tốp 2-3 cháu xem có kết hợp nhảy,bước cùng bạn được không? Để từ đó tôi có hướng tập luyện cho từng trẻ ở hoạt động chiều,ở mọi lúc mọi nơi,giúp trẻ học tốt lĩnh vực phát triển thể chất

Bên cạnh cách đánh giá quan sát của tôi còn phải tự thiết kế ra những bài tập để phát triển tính tư duy của trẻ trong giờ học

Ví dụ : Để biết trẻ nhận các màu có chính xác chưa tôi có thể đánh giá bằng nhiều cách khác nhau

Cách 1 : Tôi lấy ra 3 đồ vật ( 3 màu) yêu cầu trẻ chọn

Cách 2 : Tôi có thể đưa ra 1 túi hạt có 3 màu xanh-đỏ-vàng yêu cầu trẻ lấy từ trong túi ra 3 hạt và xâu theo màu,xâu xen kẻ theo yêu cầu của cô

Cách khác Tôi có thể yêu cầu trẻ dán 3 bông hoa, dán 3 quả bóng có màu xanh-đỏ-vàng

Hoặc trong khi dạy tôi có thể đặt câu hỏi xuôi,ngược để trẻ tọa đàm

Ví dụ: : Con thỏ thích ăn gì? Con vật nào thích củ cải đỏ?

Tôi sử dụng các mảnh giấy màu xanh-đỏ-vàng có các hình dạng :hình tròn-vuông ,yêu cầu trẻ chỉ cho cô hình này là hình tròn/vuông hoặc cô chỉ vào từng hình và hỏi trẻ: Đây là hình gì?Tai sao gọi là hình tròn/vuông? Hình nào lăn được?

Cũng có thể tôi sử dụng các tranh lô tô cắt rời các bộ phận (con gà đầu,mình ,cánh,chân ).Yêu cầu trẻ ráp các bộ phận của gà lại với nhau theo trình

tự của gà

Tôi có thể sử dụng các truyện tranh để hỏi trẻ :

Cô Hướng dẫn các cháu bước từng chân vào vòng

Trang 9

Ví dụ : Xem tranh và nghe tôi kể câu chuyện: “Cây táo”

+Con thấy ông đang làm gì? Ai đã giúp cây lớn lên?

+Trên cây có quả gì?

+Bé chìa áo ra và quả táo thế nào?

Qua những cách đặt câu hỏi của tôi giúp trẻ có thêm vốn từ,phát triển được tính tư duy của trẻ,rèn trẻ phát âm tròn câu, sửa sai khi trẻ nói đớt.Từ đó tôi có biện pháp bồi dưỡng các cháu có năng khiếu về phát âm,hát,đọc thơ,to,rõ,mạnh dạn ,tự tin.Đồng thời phối hợp cùng giáo viên nhóm,phụ huynh xem bảng báo bài rèn thêm cho cháu

*Biện pháp 2: Quan sát trẻ trong giờ hoạt động ngoài trời :

Đối với trẻ nhà trẻ ,bước chân của trẻ đi chưa vững vàng,có trẻ đi còn sợ

té ,thấy có người lạ là khóc như bé( Tiến-Thiên-Khang-Khoa)Khi tôi tổ chức chơi Trò chơi vận động-Trò chơi dân gian là những trẻ này ít chịu tham gia chơi

Do đó tôi thường đưa trẻ ra sân chơi và hướng dẫn trẻ chơi cùng bạn

Ví dụ: Trò chơi dân gian: “Mèo đưổi chuột” tôi là mèo,cô

Vân-Thu-Nguyên cùng các bé là chuột Tôi chạy đuổi chuột,các cô trong nhóm nắm tay dắt bé (Tiến-Thiên_Khang-Khoa)chạy không cho mèo đến bắt.Tôi tổ chức nhiều trò chơi như vậy để các bé này mạnh dạn,không sợ khi tham gia chơi cùng bạn

Môi trường bên ngoài lớp học rất tốt đối với việc học tập và vui chơi của trẻ nhỏ như: Trò chơi vận động-Trò chơi dân gian –Quan sát môi trường xung quanh : Qua tranh ảnh,vật thật, đồ chơi bằng nguyên vật liệu mở(Bánh xe hơi,dây thừng,lá cây.,khăn the )theo từng đề tài Chơi ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động toàn thân , ở giờ hoạt động này tôi quan sát các trẻ chơi

để đánh giá về mặt ưu và hạn chế của trẻ Để từ đó tôi có biện pháp phối hợp cùng giáo viên ,phụ huynh để rèn thêm phát âm cho trẻ tròn câu,to,rõ

Trẻ đang chơi trò chơi dân gian: Mèo bắt chuột

Trang 10

Ví dụ: Chủ đề “ Các con vật đáng yêu” tôi cho trẻ quan sát tượng: con

voi-khỉ-cá-gấu-thỏ ở khu vườn cổ tích của trường Tôi cho trẻ gọi tên -tiếng kêu-tạo dáng đi của các con vật : Con gì đây? Thỏ thích ăn gì? thỏ nhảy thế nào?Qua đó tôi giơ tranh cho trẻ chọn con vật bé thích hoặc đồ chơi các con vật bằng nhựa : Con hãy tìm con vật và đưa về đúng chuồng

Từ đó tôi nhận xét về trẻ có giao tiếp với bạn với cô, biết lắng nghe cô nói không?

Qua đây giáo viên quan sát mà đánh giá từng trẻ có mặt ưu,mặt hạn chế nào của hoạt động ngoài trời mà có sự phối hợp giáo viên,phụ huynh rèn thêm cho cháu mỗi ngày để từ đó trẻ ra sân tự tin,mạnh dạn hơn thích tham gia chơi cùng bạn

*Biện pháp 3: Quan sát trẻ trong giờ hoạt động góc:

Đối với giờ hoạt động góc thường trẻ thích chạy lung tung,chưa theo sự gợi ý hay hướng dẫn của cô hoặc có trẻ ngồi thụ động

Qua đó trong giờ chơi hoạt động góc theo từng chủ đề trẻ được cô giới thiệu bằng hình ảnh,đồ chơi trực tiếp như: Gỗ chơi ở góc xây dựng( Xây nhà,lớp học),búp bê chơi ở góc phân vai( ru bé ngũ,cho bé ăn,tắm bé),quả bóng,vây,đuôi

ở góc nghệ thuật (tạo con cá) và từ đó hướng dẫn cho trẻ chơi các góc chơi , biết lựa chọn trò chơi mà trẻ thích hoặc sự gợi ý của tôi Đối với trẻ nhút nhát chưa tham gia chơi Đây là lúc thuận tiện để tôi đánh giá về nhu cầu hứng thú và khả năng của trẻ

Ví dụ : Trong trò chơi xây dựng

Bé quan sát thiên nhiên xung quanh trường

Ngày đăng: 21/07/2016, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w