UBND TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /ĐHBL-QLKH V/v Hướng dẫn Tổ chức biên soạn Đề cương môn học và Bài giảng Bạc
Trang 1
UBND TỈNH BẠC LIÊU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /ĐHBL-QLKH
V/v Hướng dẫn Tổ chức biên soạn
Đề cương môn học và Bài giảng
Bạc Liêu, ngày 24 tháng 01 năm 2014
Kính gửi: Các Khoa, Bộ môn trực thuộc trường
Để công tác biên soạn bài giảng phục vụ dạy học được thống nhất trong toàn trường, đề nghị các Khoa, Bộ môn trực thuộc trường thực hiện việc biên soạn bài giảng của giảng viên theo tinh thần của Quy định Ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và cụ thể theo hướng dẫn sau:
1 Về Yêu cầu
1.1 Yêu cầu chung
a) Để giảng dạy một môn học, giảng viên trước khi lên lớp phải chuẩn bị Đề
cương môn học và Bài giảng và phải chuyển cho sinh viên, học viên ngay từ buổi học đầu tiên của môn học
- Đề cương môn học là bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giảng viên trong từng môn học
- Bài giảng là kế hoạch sư phạm tổng thể của giảng viên trong quá trình dạy học một môn học, được xây dựng trên cơ sở mục tiêu môn học, chương trình đào tạo, kế hoạch chuyên môn, giáo trình bộ môn, các tài liệu tham khảo khác
b) Đề cương môn học và Bài giảng phải được trình bày theo đúng hình thức và cấu
trúc quy định của Trường
1.2 Yêu cầu cụ thể của Bài giảng
a) Bài giảng phải cụ thể hóa nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ được quy định
trong chương trình đào tạo đối với mỗi học phần, môn học, ngành học, trình độ đào tạo, loại hình đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục và việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của Trường
b) Nội dung bài giảng phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo
chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra củaTrường đã ban hành
Trang 2c) Kiến thức trong bài giảng được trình bày khoa học, logic, đảm bảo cân đối giữa
lý thuyết và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ Khối lượng kiến thức phù hợp với trình độ bậc đào tạo và có điều kiện để bổ sung kiến thức liên thông lên bậc học cao hơn
d) Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn bài giảng
phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện hành
2 Về Quy trình tổ chức biên soạn
2.1 Chỉ đạo thực hiện
a) Trên nhu cầu thực tế phục vụ giảng dạy, học tập, Trưởng Khoa chỉ đạo, tổ chức
biên soạn bài giảng cho các môn học trong chương trình đào tạo của Khoa
b) Trưởng Khoa căn cứ vào kế hoạch năm học để thông báo thời gian xây dựng Đề
cương môn học và biên soạn Bài giảng cho đúng tiến độ
2.2 Xây dựng Đề cương môn học
a) Các Tổ bộ môn trực thuộc Khoa họp
- Xây dựng, thống nhất Đề cương cho các môn học có biên soạn bài giảng theo nội dung cấu trúc quy định chung nộp cho HĐKH-ĐT Khoa
- Lập danh sách Bài giảng và Giảng viên biên soạn nộp cho HĐKH-ĐT Khoa b) Hội đồng Khoa học-Đào tạo Khoa họp
- Duyệt các Đề cương môn học theo nội dung cấu trúc quy định chung
- Trưởng Khoa công bố các Đề cương môn học được duyệt để giảng viên thực
hiện biên soạn Bài giảng
- Trường hợp các Đề cương môn học không đạt yêu cầu, Tổ bộ môn họp chỉnh sửa lại theo yêu cầu của HĐKH-ĐT Khoa
2.3 Duyệt Bài giảng sau khi biên soạn
Sau khi giảng viên biên soạn xong bài giảng, nộp cho Hội đồng Khoa học-Đào tạo Khoa họp duyệt theo nội dung cấu trúc quy định chung trước khi đưa vào sử dụng
a) Bài giảng chỉ được sử dụng vào giảng dạy khi có chữ ký xác nhận của Trưởng
Khoa
b) Trường hợp các Bài giảng không đạt yêu cầu, Giảng viên biên soạn phải chỉnh
sửa lại theo yêu cầu của HĐKH-ĐT Khoa
Trang 3Lưu ý: Bài giảng là sản phẩm riêng của từng giảng viên, nhưng phải trên nền
thống nhất chung của Đề cương môn học đã được Hội đồng Khoa học – Đào tạo của Khoa phê duyệt
2.4 Cập nhật Bài giảng
Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của các Tổ bộ môn, Trưởng khoa xem xét, quyết định việc tiếp thu, chỉnh lý Đề cương môn học và Bài giảng đang sử dụng cho phù hợp với thực tiễn
3 Cấu trúc đề cương môn học
Đề cương môn học gồm 7 phần như sau:
3.1 Thông tin về môn học: Tên môn Học, Mã số môn học, Số tín chỉ: lí thuyết /
thực hành , Môn học tiên quyết nếu cần, Thời gian học, Địa điểm học: trên lớp, phòng thí nghiệm, thực tế chuyên môn
3.2 Thông tin về giảng viên: Họ và tên, chức danh, Khoa, Bộ môn, Số điện thoại
3.3 Thông tin tài liệu: Tên Bài giảng, tác giả, năm biên soạn, nơi lưu giữ, Tài liệu bổ
sung, Thiết bị, học liệu
3.4 Mục tiêu và tóm tắt nội dung chính của môn học
3.5 Kế hoạch dạy học: Thời gian dạy học /chương /bài; Thời gian kiểm tra, nộp bài,
thi hết môn
3.6 Chính sách đối với môn học: Yêu cầu về chuyên cần, điều kiện dự thi, Chế tài
hành chính, chuyên môn đối với sinh viên (khi đi muộn, bỏ học, bỏ kiểm tra, bỏ thi, vi phạm quy chế thi), Yêu cầu về vệ sinh học đường, an toàn trong thí nghiệm và thực tế chuyên môn
3.7 Cách đánh giá kết quả học tập: Điểm chuyên cần, Điểm kiểm tra, thi và cách
tính trọng số
4 Cấu trúc Bài giảng môn học
Bài giảng môn học gồm 4 phần như sau:
4.1 Thông tin chung
a) Tên bài giảng, Số tín chỉ (lí thuyết/ thực hành/ xêmina/ thảo luận)
b) Mục tiêu bài giảng: Kiến thức, kĩ năng, thái độ
c) Phương pháp dạy học: hướng dẫn trên lớp, hướng dẫn thực hành, thảo luận, làm
Trang 4d) Chuẩn bị: Vật chất (phương tiện, điều kiện dạy học), Người học (chuẩn bị tài liệu, phương tiện, dụng cụ học tập), Địa điểm (lí thuyết, thực hành, xêmina), Tài liệu mới (do giảng viên cung cấp hoặc hướng dẫn địa chỉ tài liệu, website)
e) Các sản phẩm người học phải nộp: Bài tập, bài thu hoạch, bài tổng kết hoạt động nhóm…
4.2 Nội dung
- Mục lục
- Nội dung trình bày theo các chương, mục, mục con và nội dung chi tiết của từng chương, mục, mục con
-Trong từng chương ghi rõ thời lượng (số tiết lý thuyết, bài tập, thực hành ), mục tiêu của chương, nội dung phần giảng dạy trên lớp, phần sinh viên tự nghiên cứu, tài liệu học tập, nội dung và yêu cầu của các bài thực hành (nếu có), trang thiết bị cần thiết cho việc dạy học (tài liệu, dụng cụ thí nghiệm, phương tiện dạy học…)
4.3 Phụ lục
4.4 Tài liệu tham khảo
5 Hình thức trình bày Đề cương môn học và Bài giảng
Giảng viên tham khảo Quy định về hình thức trình bày trong Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường (Ban hành kèm theo Thông báo số 144/TB-ĐHBL, ngày 28/5/2010 của Hiệu trưởng trường ĐHBL)
Nơi nhận:
- Ban giám hiệu;
- Các đơn vị trực thuộc Trường;
- Lưu; Tổ ĐBCLGD, P.QLKH, P HC-QT
HIỆU TRƯỞNG
Trang 5PHỤ LỤC 1
(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-QLKH ngày tháng năm 2014
của Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc liêu)
QUY CÁCH TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC
VÀ CÁCH TRÍCH DẪN
1 Bố cục chung
1.1 Sắp xếp tài liệu tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng, khối tài liệu tiếng Việt
xếp trước Số thứ tự tài liệu ghi liên tục từ khối tài liệu tiếng Việt sang khối tài liệu tiếng nước ngoài
- Nếu tài liệu nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì xếp vào khối tài liệu tiếng Việt
- Nếu tác giả người Việt nhưng tài liệu là tiếng nước ngoài thì xếp vào khối tài liệu tiếng nước ngoài
1.2 Mỗi tài liệu và các chi tiết của tài liệu trình bày trong một cụm từ (paragraph),
giãn dòng đơn (single) Giữa hai tài liệu cách nhau một dòng trắng Tên tác giả theo sau số
thứ tự tài liệu nhưng dòng dưới thụt vào một TAB (1cm) Dùng liên từ “và” để nối giữa tác
giả cuối cùng và tác giả áp chót
1.3 Thứ tự sắp xếp tài liệu:
- Tác giả người Việt và tài liệu bằng tiếng Việt: Ghi đầy đủ HỌ, HỌ ĐỆM và TÊN Xếp thứ tự theo tự điển của TÊN
- Tài liệu tiếng nước ngoài: Ghi đầy đủ HỌ rồi đến chữ viết tắt của HỌ ĐỆM (có dấu chấm theo sau) và TÊN (có dấu chấm và dấu phẩy liền sau đó)
- Tài liệu tiếng nước ngoài được chuyển ngữ sang tiếng Việt: xếp trong khối tài liệu tiếng Việt, thứ tự theo HỌ của tác giả
- Tác giả người Việt, tài liệu tiếng nước ngoài: xếp trong khối tài liệu tiếng nước ngoài, thứ tự theo HỌ của tác giả
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp thứ tự theo từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm
2 Quy cách viết cho các loại tài liệu tham khảo
* Lưu ý các phần được in nghiêng
2.1 Sách
Trang 6Ví dụ:
Mai Đình Yên, Vũ Trung Trạng, Bùi Lai và Trần Mai Thiêm, 1979 Ngư loại
học Nhà xuất bản Trung học và Đại học chuyên nghiệp, Hà nội, 300 trang.
2.2 Một chương trong quyển sách
Ví dụ:
Hemsworth P.H., 1990 Mating Management In Pig Production in Australia
(Eds.J.A.A.Gardner, A.C Dunking and L.C Lloyd) Butterworth, London, England, pp 245-257
2.3 Bài báo đăng trên tạp chí khoa học
Ví dụ:
El-Hassanin A.S., Labib T.M., and Gaber I.E., 1993 Effect of vegetation Cover and slop on runoff and soil losses from the watershed of Burundi
Agriculture, Ecosystems and Environment 43:301-308.
2.4 Tập san báo cáo hội nghị khoa học
Ví dụ:
Svánchez M.D., 1998 Feed, animal waste and nutrient balances In
Proceedings of the Regional Workshop on Area-Wide Intergration of Crop-Livestock Activities, Bangkok, Thailand, 18-20 June 1988 ( Eds Y.W.Ho
&Y.K Chan) FAO/RAP, Thailand, pp 47-53
Tên tác giả, người biên tập (nếu có), năm xuất bản Tựa sách (Tên người
dịch nếu là sách dịch) Lần tái bản (nếu có), nhà xuất bản, nơi xuất
bản(thành phố, quốc gia), số trang đã tham khảo (hoặc số trang của quyển
sách nếu tham khảo toàn bộ )
Tên tác giả của chương (nếu sách nhiều người viết), năm xuất bản Tên
chương Tên sách (Tên tác giả chủ biên) Nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang
được tham khảo
Tên tác giả, năm xuất bản Tên bài báo Tên tạp chí Volume (số tạp chí): số
trang được tham khảo.
Tên tác giả, năm xuất bản Tên bài báo cáo Tên tập san, địa điểm, ngày tổ
chức hội nghị Tên nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang của bài báo cáo.
Trang 72.5 Luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ , tiến sĩ
Ví dụ:
Adhiri P.H., 1990 Physi-morphological responses of upland rice to shade.
MSc Thesis, University of the Philippines Los Banoss, Philippines
Trần Huyền Công, 1994 Một số đặc điểm sinh học của cá lóc bông (Channa
micropeltes) Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Thủy sản, Đại học Nông Lâm, TP Hồ
Chí Minh, Việt Nam
2.6 Ấn phẩm của hiệp hội , tổ chức
Ví dụ:
American Society of Agronomy, 1988 Publications handbook and style
manual.American Society of Agronomy, Madison, WI., 500 pages.
2.7 Tài liệu tham khảo từ hệ thống Internet
Ví dụ:
Anklesaria F., McCahill M., Linder P., Johnson D., Torey., and Alberti B.,
“The Internet Gopher Protocol (a distributed document search and retrieval protocol)”, RFC 1436, University of Minnesota, March 1993
<URL:ftp:/ds.internic.net/rfc/rfc 1436.txt; type=a>
3 Quy cách trích dẫn tài liệu
Có hai kiểu trích dẫn thường được sử dụng: trích dẫn nguyên văn và trích dẫn diễn
giải
3.1 Trích dẫn nguyên văn
Là sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng được trình bày như sau:
Tên tác giả, năm hoàn thành Tên đề tài luận văn Loại luận văn, tên ngành,
tên trường, thành phố, tên nước.
Tên hiệp hội hoặc tổ chức, năm xuất bản Tên ấn phẩm Số trang.
Tên tác giả, “Tên tài liệu”, tên cơ quan, tháng năm truy cập Đường dẫn truy xuất.
Trang 8- Nếu là đồng tác giả thì tên hai tác giản nối với nhau bằng liên từ “và” ( lưu ý không dùng dấu “&”)
- Nếu nhiều hơn hai tác giả chỉ cần nêu tên tác giả thứ nhất sau đó là cụm từ “ và ctv
”
3.2 Trích dẫn diễn giải
Diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của mình, sử dụng từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc Trình bày như sau:
Nếu cùng một tài liệu nhưng nhiều hơn một tác giả thì trình bày như 3.1
4 Phụ lục
Nếu có nhiều phụ lục cần đánh số thứ tự bằng số Arập
Ví dụ: Phụ lục 1, Phụ lục 2 …
Ý diễn giải (không cần dấu ngoặc kép) (Tên tác giả 1, năm xuất bản 1; Tên
tác giả 2, năm xuất bản 2;…)
Trang 9PHỤ LỤC 2 Bìa Chính và bìa phụ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU
TÊN KHOA
TỔ BỘ MÔN
TÊN MÔN HỌC
TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ DÙNG CHO SINH VIÊN
NGÀNH
Tên người biên soạn
BẠC LIÊU, NĂM _