I. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích Giúp các em mở rộng vốn hiểu biết về Tiếng Việt, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh dân tộc thiểu số qua đó góp phần nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt của học sinh. Tạo sân chơi bổ ích, thu hút học sinh đến trường; Thực hiện đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29 khóa XI của BCH Trung ương Đảng. Qua tổ chức giao lưu, các nhà trường có thêm kênh thông tin, đánh giá năng lực học tập và sử dụng tiếng Việt của học sinh DTTS để có những điều chỉnh hiệu quả trong công tác dạyhọc Tiếng Việt cho học sinh DTTS. 2. Yêu cầu Nội dung phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng ở cấp Tiểu học và văn hóa Tiếng Việt; Hình thức tổ chức sinh động, nhẹ nhàng, thực sự là hoạt động giao lưu, không nặng thành tích. II. Nội dung 1. Đối tượng và số lượng tham gia Là học sinh dân tộc thiểu số đang học lớp 3, 4, 5 tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Mỗi đội học sinh tham gia giao lưu gồm 09 học sinh: 03 học sinhkhối lớp. 2. Nội dung, hình thức tổ chức Giao lưu gồm 03 phấn: Viết chữ đẹp, Tìm hiểu kiến thức Tiếng Việt, Giao lưu nghệ thuật.
Trang 1UBND HUYỆN NGỌC HỒI
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /HD-PGD&ĐT Ngọc Hồi, ngày tháng năm 2018
V/v tổ chức giao lưu“Tiếng Việt của
chúng em”cho học sinh dân tộc thiểu số
năm học 2018-2019
Kính gửi: Các trường Tiểu học trực thuộc
Thực hiện Kế hoạch số 25/KH-PGDĐT ngày 24/09/2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai kế hoạch công tác năm học 2018-2019;
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện hướng dẫn tổ chức “Giao lưu Tiếng việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) năm học 2018-2019 như
sau:
I Mục đích, yêu cầu
1 Mục đích
Giúp các em mở rộng vốn hiểu biết về Tiếng Việt, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh dân tộc thiểu số qua đó góp phần nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt của học sinh
Tạo sân chơi bổ ích, thu hút học sinh đến trường; Thực hiện đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29 khóa XI của BCH Trung ương Đảng
Qua tổ chức giao lưu, các nhà trường có thêm kênh thông tin, đánh giá năng lực học tập và sử dụng tiếng Việt của học sinh DTTS để có những điều chỉnh hiệu quả trong công tác dạy-học Tiếng Việt cho học sinh DTTS
2 Yêu cầu
Nội dung phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng ở cấp Tiểu học và văn hóa Tiếng Việt;
Hình thức tổ chức sinh động, nhẹ nhàng, thực sự là hoạt động giao lưu, không nặng thành tích
II Nội dung
1 Đối tượng và số lượng tham gia
Là học sinh dân tộc thiểu số đang học lớp 3, 4, 5 tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện
Mỗi đội học sinh tham gia giao lưu gồm 09 học sinh: 03 học sinh/khối lớp
2 Nội dung, hình thức tổ chức
Giao lưu gồm 03 phấn: Viết chữ đẹp, Tìm hiểu kiến thức Tiếng Việt, Giao lưu nghệ thuật
* Phần giao lưu thứ Nhất: Viết chữ đẹp
Trang 2- Số điểm: 10
- Nội dung, hình thức: Học sinh thực hiện bài chính tả nghe - viết một đoạn văn
bản phù hợp với chuẩn kiến thức – kỹ năng của khối lớp
- Thời gian viết: 30 phút
* Phần giao lưu thứ hai: Tìm hiểu kiến thức Tiếng Việt
- Số điểm: 30
- Nội dung, hình thức:
Chia thành 03 lượt giao lưu cho học sinh của 03 khối lớp 3,4,5 Mỗi lượt 10 phút Học sinh của mỗi khối lớp trả lời nhanh 10 câu hỏi tìm hiểu kiến thức môn Tiếng Việt của khối lớp mình
Ban tổ chức trình chiếu câu hỏi trên màn hình Học sinh trả lời bằng cách giơ đáp án
Trả lời đúng mỗi câu hỏi được 01 điểm, sai không có điểm Điểm phần giao lưu của mỗi đội là tổng điểm đạt được của 03 lượt giao lưu dành cho học sinh của
03 khối lớp
- Thời gian: 40 phút.
* Phần giao lưu thứ Ba: Giao lưu nghệ thuật.
- Số điểm: 10
- Nội dung – hình thức:
Tất cả thành viên của đội cùng tham gia thể hiện một hoạt động nghệ thuật dưới các hình thức: kể chuyện, hát, múa, tiểu phẩm…
- Thời gian: tối đa 10 phút.
3 Thời gian tổ chức: Tháng 02 năm 2019
III Tổ chức thực hiện:
1 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Phòng Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản hướng dẫn và xây dựng Kế hoạch tổ chức hoạt động “Giao lưu Tiếng Việt của chúng em năm học 2018– 2019”; Chia cụm để tổ chức như sau:
+ Cụm 1: Gồm các trường: TH Đắk Nông, TH Lê Văn Tám, TH Đắk Dục,
TH Đắk Ang và TH Kim Đồng Tổ chức tại Trường TH xã Đắk Nông, hiệu trưởng trường TH Đắk Nông làm tổ trưởng
+ Cụm 2: Gồm các trường: TH Số 1 TT, TH Trần Quốc Toản, TH Đắk Xú,
TH Bế Văn Đàn, TH Nguyễn Bá Ngọc Tổ chức tại Trường TH Trần Quốc Toản, hiệu trưởng trường TH Trần Quốc Toản làm tổ trưởng
Trang 3+ Cụm 3: Gồm các trường: TH Số 2 TT, TH Võ Thị Sáu, TH Nguyễn Văn
Trỗi, TH Nguyễn Huệ Tổ chức tại Trường TH Võ Thị Sáu, hiệu trưởng trường
TH Võ Thị Sáu làm tổ trưởng
2 Đối với các trường tiểu học:
Căn cứ vào văn bản hướng dẫn này các trường tổ chức giao lưu tại trường
và cử đội học sinh tham gia giao lưu tại Cụm được phân công
Khi tổ chức tại trường, các trường gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo 01 bản Kế hoạch để báo cáo
3 Kinh phí và cơ cấu giải thưởng:
3.1 Kinh phí:
Các trường chịu trách nhiệm kinh phí tổ chức giao lưu tại trường và kinh phí cho giáo viên, học sinh tham gia giao lưu tại Cụm
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục tại Phòng chi trả cho công tác tổ chức, khen thưởng giao lưu tại các Cụm
3.2 Cơ cấu giải thưởng và cách xét giải:
* Khen thưởng tập thể:
- 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba/cụm
- Cách xét giải: Cộng điểm đạt được của tất cả các phần giao lưu của đội, xét từ cao xuống thấp (Riêng điểm phần giao lưu viết chữ đẹp của đội lấy điểm trung bình cộng của tất cả các thành viên dự thi)
** Khen thưởng cá nhân:
- 01 giải nhất/khối/cụm, 01giải nhì/khối/cụm, 01 giải ba/khối/cụm và 2 giải khuyến khích/khối/cụm cho phần giao lưu Viết chữ đẹp
- Cách xét giải: Xét giải cho những học sinh đạt từ 6 điểm trở lên; Căn cứ vào điểm số đạt được, xếp giải theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết cơ cấu giải thưởng
Đề nghị Hiệu trưởng các trường trực thuộc và tổ trưởng các Cụm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Trong qúa trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc thì liên hệ về Phòng GDĐT đề kịp thời giải quyết./
Nơi nhận:
- Như trên (t/h);
- Sở GD&ĐT(b/c);
- Các bộ phận PGD&ĐT(p/h);
- Lưu VT, CMTH.