1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỐI LIÊN HỆ VĂN HOÁ GIỮA NGƯỜI CHĂM VÀ NGƯỜI VIỆT

5 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 33,05 KB

Nội dung

Cũng theo cụ, sau khi lãnh thổ Đại Việt được mở rộng về phía nam Quảng Nam có nghĩa như vậy, cũng có nghĩa là lãnh thổ của người Chăm thu hẹp dần, một bộ phận người Chăm phải di cư trước

Trang 1

MỐI LIÊN HỆ VĂN HOÁ GIỮA NGƯỜI CHĂM VÀ NGƯỜI VIỆT

(Thanh Hoàng)

I Văn hoá Chăm trong người Việt (Trường hợp miền Trung).

Theo tác phẩm “Có 500 năm như thế, Bản sắc Quảng Nam dưới góc nhìn phân kỳ lịch sử”, cụ Hồ Trung Tú đã đưng ra một lý thuyết rất hay về “giao lưu và tiếp biến nhân chủng” tạo ra tộc người lai, một dạng của giao lưu và tiếp biến văn hoá

Theo đó, người Việt ta hay ói “Người Chăm là người Hời, là Chàm” nhưng với ý nghĩa bất bình đẳng trong vị thế xã hội, đồng thời có ý dè bỉu dân tộc thiểu

số Nhưng, câu nói nổi tiếng trong tác phẩm này mà tôi vô cùng tâm đắc “Người Việt sẽ tiếp biến cái gì, giao lưu cái gì khi không xem trọng người Chăm? Và sẽ giao lưu tiếp biến cái gì trên vùng đất trống rỗng, không có một bóng hình người Chăm nào cư ngụ? Trong khi trong các luận án tiến sĩ, thạc sĩ của trường Đại học Huế luôn viện dẫn lý thuyết này?” Cũng theo cụ, sau khi lãnh thổ Đại Việt được

mở rộng về phía nam (Quảng Nam có nghĩa như vậy), cũng có nghĩa là lãnh thổ của người Chăm thu hẹp dần, một bộ phận người Chăm phải di cư trước bước chân nam tiến của người Việt, nhưng cũng có một bộ phân cư dân không thể chạy được nữa vì họ đã không còn cơ hội để chạy, buộc lòng họ phải ở lại và chấp nhận số phận của họ để gắng bó với làng, với nước, với mẹ xứ sở của họ, và họ đã ở cùng người Việt chúng ta, để rồi họ bị đồng hoá nhưng người Việt ở miền Trung cũng phải chịu sự ảnh hưởng ngược lại, bởi người Chăm đang bình đẳng với người Việt, tuy họ thua cuộc nhưng họ đóng vai trò là Chủ nhà, chủ đất trên dãi đất từ Quảng Bình đến Phú Yên và xa hơn là đến Bình Thuận

Những thế hệ con lai ra đời trước sức ép về số lượng dân Việt đã dần làm mất đi hình ảnh người Chăm nhưng trong sâu thẳm vẫn còn những người Chăm trong bóng hình người Việt và văn hoá Chăm vẫn hoà trộn cùng văn hoá Việt ở miền Trung

1 Ngôn ngữ địa phương hay phương ngữ, thổ ngữ:

Có một điều lạ lùng là cũng là vùng đồi núi Việt Bắc, với nhiều đèo cao, từ

Hà Nội về Thanh Hoá vẫn phải đi qua con đèo Tam Điệp hùng vĩ (lúc bấy giờ) nhưng phươn g ngữ người Bắc Bộ không có sự khác nhau nhiều so với Trung

Bộ - với điều kiện địa lý tự nhiên nhiều đồi núi Ở Trùng Bộ, giọng của người

Trang 2

Quãng Bình gần với giọng người Hà Tĩnh rất nhiều, vì Quảng Bình được được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt sớm nhất Nhưng cũng Trung Bộ, mà giọng của người Phú Yên vô cùng khác với giọng của người Quảng Nam!!! Nguyên nhân được Hồ Trung Tú đưa ra đó “sự khác biết phương ngữ lớn như vậy là vì phân kỳ lịch sử sáp nhập lãnh thổ của người Chăm vào Đại Việt khác nhau”, nhiều vùng lãnh thổ ở Trung Bộ tuy cách xa nhau nhưng họ lại có giọng nói giống nhau rất nhiều khi những vùng đất đó cùng bị sáp nhập vào Đại Việt cùng một thời điểm, như trường hợp giọng của người Điện Bàn nói giống với giọng của người Mộ Đức, vì cả Mộ Đức và Điện Bàn cùng được sáp nhập vào Đại Việt cùng một thời gian, khi Đại Việt chiếm Quảng Nam, nhân dân Chăm ở Điện Bàn vẫn kiến quyết chống trả tới cùng, cho nên khi nam tiến chiếm được Mộ Đức thì Điện Bàn mới thật sự thất thủ, dẫn đến việc ngôn ngữ địa phương 2 nơi này gần giống nhau Và cụ Hồ Trung Tú

đi đến kết luận rằng, “Người Việt đang sống ở Nam miền Trung thực chất là người đang nói tiếng Việt bằng giọng Chămpa”, bởi ngôn ngữ Chăm thanh ngang và bằng ít hơn thanh trắc và phương ngữ của người miền Trung cũng thanh trắc nhiều hơn thanh bằng và thanh ngang Cho nên, phương ngữ của người miền Trung thực chất là cách phát âm của người Chăm còn để lại

2 Ẩm thực – thói quen ăn hải sản

Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh (Khi ông còn là Phó Giáo sư) thì “văn hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ là vùng “xa rừng nhạt biển” Cũng theo giáo sư trong tác phẩm “Phân vùng văn hoá Việt Nam” thì “ẩm thực người miền Bắc ăn nhiều rau xanh, và theo thức tự thực phẩm là cơm – canh – rau - cá”, nhưng cá ở đây không phải là cá biển mà là cá đồng, cá mè, cá trắm, những hình ảnh này không hiếm gặp trong tác phẩm của cụ Nam Cao, và từ khi người Việt tiến từ Phú Thọ, vùng núi phía Tây Nghệ An về vùng đồng bằng, họ vẫn không chú trọng đánh bắt hải sản và thực phẩm của họ là thuỷ sản nước ngọt chủ đạo

Nhưng khi vào miền Trung, họ vẫn phải ăn cá biển và thực phẩm từ biển, có người nói là vì “đồng quy điều kiện” hay “lý thuyết sinh thái văn hoá” – culture-ecologyism (một thuật ngữ văn hoá học), nhưng cá của người Bắc bộ đứng cuối bản xếp hạng thực phẩm, vậy đáng lẽ ra cơm, canh và rau phải tiếp biến trước chứ,

để phù hợp với tự nhiên nơi đây, nhưng cơm canh và rau vẫn vậy, mà cá lại thay đổi đi, và cá đồng được thay bằng cá biển, trong khi vùng Miền Trung vẫn có đồng trũng, có sông, có suối… (như vùng đồng trũng Tuy Hoà - vựa lúa lớn nhất miền

Trang 3

Trung - số liệu 2012) nhưng người miền Trung vẫn chuộng cá biển nhiều hơn, và người Tuy Hoà vẫn như vậy Và một điều đặc biệt là người Chăm ngày xưa có thói quen ăn cá biển chứ không có thói quen ăn cá đồng (nhận định của Sakaya – Phê bình văn hoá Chăm - tập 1), cho nên, sự trái quy luật trong tiếp biến của người Việt trong vấn đề thực phẩm (không biến đổ cơm – canh – rau trước mà lại biến đổi cá trước) đã chứng minh thói quen ăn cá biển và phương thức chế biến hải sản

là của người Chăm mà người Việt học tập lại

Ngoài ra, còn có bánh tổ, bánh đập vùng xứ Quảng, hay như món mì Quảng vẫn còn mang hương vị của Chăm rất nhiều (nhận định của Sakaya)

3 Tín ngưỡng thờ Cá Ông

Người Việt theo truyển thống không thờ thần biển, vì người Việt cổ không tham gia khai thác biển mà họ khai thác đất, đắp đê điều dẫn nước ở đồng chiêm Bắc Ninh – Ninh Bình – Sông Hồng, theo totem thờ đa thần nhưng thần ấy gắn liền với cuộc sống nông nghiệp lúa nước như Thổ địa (ông thần đất), thần sông (Hà Bá) Nếu như thờ thần biển, tại sao người Việt không thờ Long Vương là vua rồng, hoá thân của Lạc Long Quân trong câu chuyện cổ tích khởi thuỷ người Việt

mà khi vào miền Trung họ lại thờ Cá Ông?

Cá Ông là vị thần của người Chăm Jat, Chăm Aheir, điều này rõ ràng tuyệt đối vì các tài liệu xưa nay đã chứng minh rồi

Khi người Việt vào đến miền Trung, theo quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, với những dinh, lăng thờ cá Ông (một trong 139 vị thần Chăm được kêu mời thường xuyên nhất trong lễ cúng của người Chăm - Sakaya), người Việt không có tinh thần phá bỏ, và vẫn tiếp tục gìn giữ, phụng thờ, và cuối cùng tôn làm “Nam Hải Ngạc Linh Thượng Đẳng Chi Thần” - sắc chỉ của Minh Mạng năm 1823

Cho nên, người Việt Miền Trung và thậm chí người Việt sống và làm nghề biển trên khắp dãi đất hình chữ “S” này vẫn đang thờ “cá Ông” tức là đang thờ vị thần của người Chăm và nó gắng liền với biển và văn hoá biển

Và còn rất nhiều vấn đề văn hoá khác mà chủ nhân là người Chăm nhưng chưa thể liệt kê được, trên đây là 3 điểm chính mà văn hoá người Việt đang sử dụng của văn hoá Champa

Trang 4

Có một vấn đề mà nhiều nhầm lẫn khi cho rằng hình tượng Nõ - Nường, bắt chạch trong lu hay cối chày là của văn hoá Chăm, điều này không chính xác

Theo lý thuyết tuyến hoá văn hoá của Morgan cũng như lý thuyết “sinh thái văn hoá” của nhân học Liên Xô thì chủ nhân thật sự của tín ngưỡng Phồn thực không thuộc về một tộc người nào cả, và đó là quy luật nghiễm nhiên của quá trình tiến hoá văn hoá của con người, dân tộc nào sơ khai cũng đều phải tin vào tín ngưỡng phồn thực vì bối cảnh tự nhiên, lịch sử và sinh thái yêu cầu như vậy, hình tượng nõ nường hay cối chày của người Việt, hình tường “ném còon qua lỗ” của người Tây Bắc, hình tượng “bánh gừng” trong lễ cưới của người Nam Bộ, hay hình tượng linga, mukhalinga, yoni của người Chăm cũng đều thể hiện tín ngưỡng phồn thực và chủ nhân thật sự là chính dân tộc đó chứ không phải các dân tộc đang mượn của người Chăm

II Văn hoá Việt trong dân tộc Chăm:

1 Lịch pháp cổ xưa (không phải lịch Sakawa mà người Chăm Aheir và Awal hiện nay đang dùng)

Theo các tài liệu truyền thống được chấp nhận, người Chăm lập quốc vào năm 192 SCN, nghĩa là muộn hơn người Việt rất nhiều, và họ không có cách tính lịch thống nhất dành riêng cho dân tộc mình, cho nên, Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì “Người Chàm phải xem cách người ta làm ruộng mới biết được lịch” Đó

là câu chuyện cổ sơ, xin đừng nhầm lẫn người Chăm không có lịch, người Chàm được nhắc đến trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là người Chăm rất cổ, cổ hơn cả người Chăm Jat hiện nay, khi đấy dân tộc Chăm chưa có lịch pháp, dựa vào âm – dương lịch của người Việt để tính lịch (Lịch Ta hay được gọi là lịch Âm nhưng không có nghĩa là bộ lịch đó là lịch mặt trăng, thực chất thì người Việt, người Hạ ở

TQ và các bộ tộc bờ nam sông Dương Tử đều dùng âm dương lịch, tức là căn cứ vào ngày trăng tròn để tính lịch nhưng vẫn phải dựa vào mặt trời để tính tháng nhuần – xin vui lòng xem thêm cách tính lịch pháp của người Việt) Sau này, người Aheir dùng lịch Ấn đến khi Hồi Giáo Cũ (Bani Islam hay Baniism) biến người Aheir thành người Awal thì người Awal dùng lịch Hồi, qua quá trình cộng cư của người Awal và người Aheir thì buộc họ thống nhất lịch chung, cho nên lịch Sakawa ra đời, tuy nhiên trong lịch Sakawa vẫn có hình bóng tháng nhuận của lịch Việt, cho nên người Chăm hiện tại không biết được cách tính lịch của mình, chỉ có tầng lớp tăng lữ trong Baniism và Aheir mới tính được, và muốn tính được lịch này

Trang 5

thì tăng lữ của 2 cộng đồng phải ngồi chung lại để thống nhất và sau đó thông báo cho cộng đồng, cho nên lễ Ramuwal - Tháng Ăn chơi (Biến thể của lễ ăn chay Ramadam của người Islam) trong cộng đồng người Awal được tổ chức lúc nào, người Awal không tự quyết định được mà phải có sự tham gia của người Aheir Và trong lịch Sakawa có cách tính lịch của người Việt

2 Ngôn ngữ:

Người Chăm hiện nay đã có chữ viết để ký âm lại ngôn ngữ của dân tộc mình, nhưng cũng giống người Việt, người Chăm đã trải qua nhiều loại chữ viết, từ chữ cổ đến chữ Nam Phạn, đến chữ Chăm hiện đại Song song với quá trình thay đổi chữ viết là sự thay đổi từ vựng, có rất nhiều từ tiếng Chăm hiện nay không thể

có từ vựng Chăm để biểu thị hoặc có từ như dài dòng văn tự, phức tạp, và buộc họ phải mượn từ của người Việt chúng ta

Ví dụ, tôi có một bảng tư vựng chỉ phương tiện giao thông của người chăm như sau:

Xe: trẹk /Đạ: máik/ Lớn: pronk /4 bánh: bák/Bánh: poọck (trong từ bánh xe) Khi nói xe đạp, người Chăm sẽ nói: “trẹk máik”, nhưng khi nói về xe oto, người Việt phân biệt rõ “xe con”, “xe tải”, “xe buýt”, nhưng người Chăm hiện nay đã mất

đi khá nhiều từ vựng để diễn đạt điều này, buộc lòng họ mượn từ để nói, hoặc họ gọi chung là xe 4 bánh “trẹk bák poọck” cho nên, để biểu thị rõ nghĩa, họ phải nói

“trẹk tải, trẹk buýt” để biểu đạt

Đồng ý rằng các từ xe buýt, xe ca… la người Việt mượn từ lớp ngôn ngữ Ấn – Âu (từ cuối TK XVII đến nay) nhưng quá trình phiên âm, phỏng âm, ký âm, Việt Hoá là của người Việt và người Chăm đã vay mượn lại và chưa thể Chăm hoá các

từ đó được Trong ngôn ngữ giao tiếp của người Chăm hiện tại xuất hiện rất nhiều

từ Việt để biểu thị rõ nghĩa hơn trong quá trình giao tiếp của họ (Tôi không thể liệt

kê hết được vì ký âm tiếng Chăm bằng chữ quốc ngữ rất tốn thời gian và rất khó do bảng mã và kiểu gõ không đồng ý)

Có thể nói, từ quá khư đến nay, người Chăm và người Việt đã có một quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá với nhau trên nhiều lĩnh vực mà tôi chưa thể lột tả hết được, chỉ tạm đúc kết đến đây, xin hẹn lần sau sẽ nói tiếp

Ngày đăng: 21/07/2016, 14:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w