1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tự học ngữ văn 12 thầy trịnh quỳnh

134 4,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 13,7 MB

Nội dung

- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận Đề 4: Một nhà thơ Hy Lạp nổi tiếng đã nói: “Sự khôn ngoan là gì, Chính là sự cố gắng của con người Vượt lên s

Trang 1

HỌC VĂN – VĂN HỌC

HƯỚNG DẪN

Hãy học khi người khác ngủ; lao động khi người khác lười nhác; chuẩn bị

khi người khác chơi bời; và có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước

Study while others are sleeping; work while others are loafing; prepare

while others are playing; and dream while others are wishing

William Arthur Ward

Trang 2

HỌC VĂN – VĂN HỌC Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975

Câu 1: Hãy kể tên các chặng đường phát triển chính và thành tựu trên các thể loại của văn học từ

1945 đến 1975 và điền vào sơ đồ dưới đây:

Trang 3

HỌC VĂN – VĂN HỌC Câu 2: Nối tên tác giả, tác phẩm với các giai đoạn văn học

45 - 54

55- 64

65 - 75

Tây Tiến Đất Nước

Bên kia sông Đuống

Việt Bắc

Vợ nhặt

Người lái đò sông Đà

Mặt đường khát vọng

Rừng xà nu

Những đứa con trong gia đình

Sóng

Trang 4

HỌC VĂN – VĂN HỌC Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 45 – 75

1 Nền văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh dân tộc

Chủ thể sáng tác: (nhà văn trong giai đoạn này có đặc điểm gì?)

Nội dung phản ánh thường là:

Mục đích phản ánh:

Ví dụ:

2 Nền văn học hướng về đại chúng Đối tượng phản ánh:

Ví dụ:

Đối tượng tiếp nhận:

 Nội dung văn học thường là:

 Hình thức văn học thường là:

3 Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Nội dung khuynh hướng sử thi là:

Ví dụ:

Nội dung cảm hứng lãng mạn:

Ví dụ:

Trang 5

HỌC VĂN – VĂN HỌC Câu 4: Khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX

Nối tên tác giả, tác phẩm của giai đoạn văn học 1975 đến hết thế kỉ XX

Trang 6

HỌC VĂN – VĂN HỌC NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

Đề 1: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

“Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”

Gợi ý làm bài

1 Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?

2 Có thể hiểu “sống đẹp” một cách đầy đủ, lý tưởng nhất là gì?

3 Để sống đẹp con người cần có những phẩm chất gì? - Phải có lí tưởng mục đích sống đúng đắn cao đẹp Ví dụ:

- Phải có sự hiểu biết tri thức sâu rộng về khoa học và đời sống Ví dụ:

- Phải có tâm hồn phong phú, tình cảm lành mạnh Ví dụ:

- Phải biết hành động phù hợp với pháp lí và đạo lí, góp phần vào sự phát triển xã hội và phát triển bản thân Ví dụ:

4 Mở rộng Sống đẹp của thế hệ Tố Hữu là:

Sống đẹp của thế hệ thanh niên hiện nay:

Trang 7

HỌC VĂN – VĂN HỌC

 Đọc thêm

Thiên đường và Địa ngục

Một người đàn ông chết đi, và vì anh là một người tốt nên được lên Thiên đường Thánh Peter đứng ở cổng Thiên đường chào đón anh “Xin chào mừng! Con có thể bước vào Thiên đường ngay bây giờ, nhưng vì con đã sống rất tốt nên con được phép xuống Địa ngục trước để so sánh hai nơi nếu con muốn” – Thánh Peter nói

Người đàn ông khá tò mò và nói “tại sao lại không chứ?” Anh bước xuống Địa ngục, nơi mà cánh cửa đã mở sẵn

Phía sau cánh cửa, anh nhìn thấy rất nhiều người đang ngồi xung quanh những chiếc bàn đầy đồ ăn ngon lành Nhưng họ rất buồn bã và đau khổ, bởi vì họ chỉ có những chiếc dao và nĩa dài quá tầm tay

Vì thế, họ không thể đưa được một chút thức ăn nào vào miệng

Người đàn ông quay trở lại Thiên đường và nói với Thánh Peter: “Chà, con rất vui khi được lên Thiên đường Địa ngục đúng là một hình phạt”

“Chào mừng tới Thiên đường” – Thánh Peter nói Khi người đàn ông bước vào Thiên đường, anh ta thấy gì? Anh lại thấy rất nhiều người đang ngồi xung quanh những chiếc bàn đầy đồ ăn ngon, cũng giống như dưới Địa ngục

Họ cũng có những chiếc dao và nĩa dài quá tầm tay Nhưng trên Thiên đường, mọi người không than khóc và chửi rủa, bởi vì họ đang đút thức ăn cho nhau “Thử món này đi” – họ cười nói vui vẻ “Cả món này nữa”, họ đã rất vui vẻ cùng nhau

Bài học: Hạnh phúc là khi mang lại hạnh phúc cho người khác Đừng ích kỷ, mà hãy quan tâm tới người khác, bạn cũng sẽ nhận được sự quan tâm từ họ

 Bài tập về nhà:

Đề bài: Trong hội chợ phù hoa, U Thác -cơ - rê có viết: "Cuộc đời này là một tấm gương, mỗi người đều có thể qua đó soi thấy bóng dáng của mình Nếu anh chau mày với nó, nó sẽ ném lại cho anh một khuôn mặt chanh chua Nếu anh mỉm cười với nó, nó sẽ là người bạn vui vẻ, thân thiện với anh Cho nên các bạn thanh niên hãy con đường của mình giữa hai con đường đó"

Suy nghĩa của anh(chị) ?

gợi ý:

1 Vấn đề cần nghị luận:

2 Giải thích:

- Gương:

Trang 8

HỌC VĂN – VĂN HỌC

Ý nghĩa tác giả muốn gửi gắm về tấm gương cuộc đời:

3 Bàn luận Vì sao cuộc đời là một tấm gương

Bạn chọn con đường nào khi nhìn vào tấm gương cuộc đời:

4 Mở rộng Lối sống đúng đắn cần có:

 Đọc thêm

Mảnh ghép tâm hồn

Trạm bus Sài Gòn buổi sáng Một thanh niên nặng nhọc bước lên xe Đó là một thanh niên thật nguyền, cỡ chừng 20 tuổi, bị liệt một bên chân-cái chân như bị thừa ra, với bước đi khó nhọc Cậu mang trên vai một chiếc ba lô bự, người gầy còm, khuôn mặt hốc hác, gò má cao, đôi mắt sâu, nhưng những tinh anh vẫn lấn át nỗi buồn phía sau đang chầu chực

“Ngồi đây nè cháu” Một phụ nữ luống tuổi ngồi ở gần cửa đứng dậy nói thế, khi người thành niên bước lên

“Không, cô ngồi đi…cô ngồi đi” Anh ta dứt khoát, rồi đưa tay lên cầm lấy giá đỡ dành cho người đứng

“Ngồi đây nè anh”, một cô gái ngồi trước mặt chàng trai nhẹ nhàng

“Không, em cứ ngồi đi ” Chàng trai dứt khoát, giọng cứng lên thấy rõ, và dường như anh ta đang tránh cái nhìn thương cảm từ cô gái

“Anh ngồi đi mà…” Cô gái tiếp

“Đã bảo là không…cảm ơn em” Giọng chàng trai như quát, câu cảm ơn có dịu lại một chút Anh ta hai tay vẫn vững chãi bám lấy tay cầm, đỡ lấy sức nặng đang đè lên 1 chân yếu ớt Mặt vẫn hiên ngang nhìn về phía trước, như …bình thường Mọi người đều để ý đến anh ta

“Què mà còn….” Giọng một cô gái, hình như cô vừa nhường ghế lẫm bẫm

“Người sĩ thế này xã hội đầy ra đấy, em nhìn gì, thiếu gì” Một thanh niên khác mặt non choẹt ngồi trước tôi nói thế, vừa nói anh ta vừa xoa xoa đôi vài trần của cô bồ ngồi bên cạnh

“Dù sao, anh ta cũng đáng thương mà anh, người không may mắn…” Cô gái lắc lắc cái vai

Trang 9

HỌC VĂN – VĂN HỌC

“Thằng này chắc không bình thường, nhưng mà rất đàn ông” Một người khác lại nói thế

Người thanh niên vẫn đứng đó, xe vẫn chạy, vẫn phanh, vẫn lắc lư Nhưng chẳng xi nhê gì với anh ta cả Anh

ta vẫn nhìn về phía trước, bỏ mặc những ánh nhìn của đám đông

Đến trạm, anh ta, đôi trai gái hồi nãy, và một bà lão già xuống xe Tất cả nhường bà lão xuống trước, nhưng vì cái túi nặng quá, bà đang hì hục, (xe này không có tiếp viên) Đôi trai gái lách qua, bước xuống trước Tay chàng trai vẫn không thôi ôm ngang eo cô gái Cô gái quay đầu lại nhìn, nhưng chàng trai ôm kéo đi

Người thanh niên nói “bà để cháu, bước xuống đi” Bà lão không nhìn, mà ẫm ờ bỏ túi lại rồi vịn thành bước xuống Bà vừa bước xuống thì túi đồ của bà cũng xuống theo sau Chàng thanh niên cười cười, chào bà rồi lặc

lè bước đi, cái dáng xiêu vẹo như muốn đổ nghiêng trước gió thu nhè nhẹ Thế mà anh ta đi lẹ kinh, vừa đi vừa huýt sáo điệu gì đó

Bà lão giờ mới nhìn người mang túi xuống cho mình Khuôn mặt nhăn nheo như bản vẽ thời gian của bà sáng lên một nụ cười vẹn trọn, tôi còn nghe được bà lẫm bẫm “khuyết tật thân thể chẳng là gì, khuyết tật tâm hồn mới quan trọng, cố lên, cố lên…”Trạm sau tôi xuống Tôi là một thanh niên bình thường Tôi cũng có ý đứng lên và gọi “ngồi đây nè bạn”, khi người thanh niên vừa bước lên Nhưng lòng tôi đang u uất một nỗi buồn giữa cái trong lành của Sài Gòn buổi sáng Tôi buồn nhiều thứ, không hài lòng với công việc mình đang có, số tiền mình kiếm được, mặt luôn nổi mụn, kiếm mãi tiền mà chẳng đủ để mua iphone,…Nhưng từ khi nhìn thấy chàng trai, tôi nghĩ khác hẳn Chàng trai đang muốn, đang khát khao làm một người bình thường, còn tôi, đang có những điều bình thường, sao có thể cam tâm sớt mất để mà không vui Điều đó chẳng đáng một xu, phải không Tôi tự trấn an mình, tự nở nụ cười, rồi bước xuống đường và tới chỗ làm, tự nhắc nhớ mình không bao giờ được “khuyết tật trong lòng” hết cả Nhất định thế, không bao giờ Như bà lão, như chàng trai kia, nhất định rồi

Trời Sài Gòn, thường nhật tiếng xe xõa đầy màng nhỉ, nhưng sao lúc này tôi nghe được cả tiếng chim vui, thánh thót vô ngần

ĐỀ 3: (bài làm ra giấy) Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường Không có

lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc

+ Nâng vai trò của lý tưởng lên tầm cao ý nghĩa của cuộc sống

+ Giải thích mối quan hệ lý tưởng và ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống

- Phương pháp nghị luận: Phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh

- Phạm vi tư liệu: Cuộc sống

2 Lập dàn ý:

a.Mở bài:

Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nghị luận

b.Thân bài: (gợi ý)

- Lý tưởng là gì? Tại sao nói lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường? Ngọn đèn chỉ đường là gì? Nó quan trọng như thế nào?

(Lý tưởng giúp cho con người không đi lạc đường Khả năng lạc đường trước cuộc đời là rất lớn nếu không có lý tưởng tốt đẹp.)

- Lý tưởng và ý nghĩa cuộc sống:

Lý tưởng xấu có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người Không có lý tưởng thì không có cuộc sống

- Lý tưởng tốt đẹp , thực sự có vai trò chỉ đường

- Lý tưởng riêng của mỗi người

Trang 10

HỌC VĂN – VĂN HỌC

bước vào thực hiện lý tưởng

c Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận

Đề 4: Một nhà thơ Hy Lạp nổi tiếng đã nói:

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp »

Anh chị suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa trí tuệ và sự khôn ngoan trong cuộc sống ?

Con đường dẫn tới trí tuệ? Nói ra rất đơn giản, phạm sai lầm, phạm sai lầm, lại phạm sai lầm, nhưng càng ngày càng ít, càng ngày càng ít, càng ngày càng ít

Heine (Đức)

Tôi không thất bại, tôi đã tìm ra mười ngàn cách nhưng chúng lại không thành

Albert Einstein Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước Những điều chúng ta không biết là cả một đại dương

I Newton

Trang 11

HỌC VĂN – VĂN HỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Hồ Chí Minh

Phần 1 : Tác giả Hồ Chí Minh

Câu 1 : Hãy nối những thông tin cột A với cột B để có câu trả lời chính xác

về những dấu mốc, chặng đường quan trọng trong tiểu sử của Bác

1 19 – 5 – 1890 a Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi!

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

(Chế Lan Viên)

Từ bến Nhà Rồng, Bác ra đi tìm đường cứu nước

2 1911 b Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do những trời nô lệ Những con đường cách mạng đang tìm đi

(Chế Lan Viên) Bác hoạt động cách mạng ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc

3 1923 – 1941 c Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

(Bảo Định Giang) Một “búp sen xanh” hé nở giữa làng Sen

4 tháng 2 năm 1941 d Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do

(Hồ Chí Minh) Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam khi người sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ quốc tế

5 từ tháng 8 – 1942

đến tháng 9 - 1943

e Bác đã về đây tổ quốc ơi Nhớ thương, hòn đất ấm hơi người

Ba mươi năm ấy chân không nghỉ

Mà đến bây giờ mới tới nơi!

(Tố Hữu) Bác về nước lãnh đạo phong trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền

6 2- 9 – 1945 g Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác – Lê Nin thế giới Người Hiền Ánh hào quang đỏ thêm sông núi Dắt chúng con cùng nhau tiến lên

(Tố Hữu) Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

7 2 – 9 - 1969 a Trời bỗng xanh hơn, nắng chói lòa

Ta nhìn lên Bác, Bác nhìn ta Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa!

(Tố Hữu) Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ

Trang 12

HỌC VĂN – VĂN HỌC

Câu 2: Anh (chị) hãy tóm tắt những nét cơ bản về quan điểm sáng tác, sự nghiệp văn học của Hồ Chí

Minh để hoàn thành phiếu học tập sau đây:

I Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh

II Sự nghiệp văn học

Trang 13

Câu 1:Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?

luận

D Kí

Câu 2: Chất "Thép" trong thơ Hồ Chí Minh chính là

A giọng điệu hùng hồn, lời thơ mạnh mẽ

B ngôn từ lạnh lùng, cứng rắn

C xu hướng cách mạng và tiến bộ của tư tưởng, là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thi ca

D hình ảnh kỳ vĩ, tráng lệ

Câu 3:Nhận xét nào sau đây đúng nhất về văn chương Hồ Chí Minh?

A Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa

tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại

B Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sâu sắc mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại

C Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sâu sắc mối quan hệ giữa chính trị và văn học

D Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại

Trang 14

HỌC VĂN – VĂN HỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Hồ Chí Minh

Phần 2 : Tác phẩm

Câu 1 : Đọc phẩn tiểu dẫn trong SGK điền các thông tin cần thiết vào dấu …

Việt Nam trở thành thuộc địa của từ giữa thế kỷ 19 Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã thay Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm Khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh vào , Việt Nam có cơ hội lớn lấy lại độc lập Cơ hội này đã được Việt Minh tận dụng

Sáng ngày năm 1945, tại ngôi nhà số , Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn

ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập

do Người soạn thảo

Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập

Ngày , Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Đây được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ .của lịch sử Việt Nam, sau bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt ở thế kỷ X và Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi viết năm 1428

Câu 2 : Trong bối cảnh lịch sử đó hãy xác định :

Bản tuyên ngôn viết cho ai ? (đối tượng) :

Với các đối tượng đó, bản tuyên ngôn viết để làm gì ? (mục đích)

Trang 15

HỌC VĂN – VĂN HỌC Câu 3 : Đọc bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, chép lại nội dung của bản tuyên ngôn độc lập

của nước Mỹ và tuyên ngôn dân quyền & nhân quyền của Pháp được Người trích dẫn :

Tuyên ngôn độc lập của Mĩ

Tuyên ngôn dân quyền nhân quyền của Pháp Vì sao Người lại trích dẫn 2 bản tuyên ngôn này ?

Từ 2 bản tuyên ngôn Người đã suy rộng ra điều gì ?

Câu 4 : Bản tuyên ngôn đã chỉ ra tội ác của thực dân Pháp trên các lĩnh vực như thế nào ? Về kinh tế :

Đối với nông dân :

Đối với công nhân :

Đối với tư sản Việt Nam :

Về chính trị :

Trang 16

HỌC VĂN – VĂN HỌC

Về văn hóa :

Trang 17

HỌC VĂN – VĂN HỌC

Hậu quả của những chính sách trên :

Câu 5 : Theo bản tuyên ngôn, phát xít Nhật đã xâm lược nước ta mấy lần ? đó là :

Trong những lần đó thực dân Pháp đã có thái độ như thế nào ?

Nhân dân ta đã đứng về phe Đồng Minh chống phát xít như thế nào để giành được thắng lợi trong cách mạng tháng Tám ?

Trang 19

HỌC VĂN – VĂN HỌC GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

Câu 1 : Đọc đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi dưới đây :

a Đoạn thơ đã nhắc đến những vẻ đẹp nào trong phẩm chất của cây tre Việt Nam, tượng trưng cho phẩm chất gì của con người Việt Nam ?

b Việc sử dụng sáng tạo các từ lưng, áo, con, có ý nghĩa gì ? Nghĩa gốc chỉ :

Nghĩa chuyển chỉ :

Câu 2 : Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng trong đoạn thơ sau:

a Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng

Cao quí thâm trầm rực rỡ vui tươi

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ

(Trích” Tiếng Việt”- Lưu Quang Vũ)

b “Chúng đem bom ngàn cân

Dội lên trang giấy trắng

Mỏng như một ánh trăng ngần

Hiền như lá mọc mùa xuân”

(Trang giấy học trò - Chính Hữu)

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

Tre Việt Nam – Nguyễn Duy

Trang 20

HỌC VĂN – VĂN HỌC

Câu 3 : Chỉ ra những lỗi sai về diễn đạt trong đoạn văn sau và sửa lại cho đúng: “ Nguyễn Trung Thành là nhà văn vĩ đại thời chống Mỹ Nguyễn Trung Thành có nhiều tác phẩm viết về Tây Nguyên và ta hay nghe nói nhất là truyện ngắn “Rừng xà nu” Nguyễn Trung Thành đã kể về cuộc khởi nghĩa của buôn làng Xô man để khẳng định một chân lý to tát của dân tộc ta thời đánh Mỹ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm dáo”

Câu 4 : Đọc các đoạn văn bản sau, chỉ ra những lỗi sai – nguyên nhân sai và cách sửa : 1 Bên cạnh chị Út, còn có biết bao người phụ nữ Việt Nam anh hùng khác Ðó là chị Sứ, người con gái xứ Hòn bất khuất Chị đã tô thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam với phẩm chất anh hùng, bất khuất trung hậu đảm đang Ngày xưa, nhà thơ Xuân Diệu (?) đã từng mơ ước : Ví đây đổi phận làm trai được Nhưng bây giờ chị Út không những thừa kế được sự bất khuất của người xưa mà còn được sự giúp đỡ của thời đại Chị vượt hơn người xưa về mọi mặt Chị không cần như Xuân Diệu mơ ước đổi phận làm trai mới nên sự nghiệp mà chị cứ làm đàn bà, người mẹ sáu con, nhưng sự nghiệp anh hùng của chị chẳng phải chàng trai nào cũng sánh kịp (BVHS) 2 Quang Dũng là nhà văn, nhà thơ ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp Thơ ông chủ yếu ca ngợi, nêu cao tinh thần người chiến sĩ trong giai đoạn này Quang Dũng là con gia đình nhà nho nghèo lớn lên ông theo đoàn lính Tây Tiến Họ là những người bảo vệ biên giới lào, Việt Sống trong rừng sâu núi thẩm, ăn mặc thiếu thốn nhưng họ vẫn kiên cường bất khuất Khi chuyển đi nơi khác công tác quang dũng nhớ lại những hình ảnh của người lính Tây tiến nên đã sáng tác bài thơ nhớ Tây Tiếnsau này khi phát hành, ông bỏ bớt từ nhớcó thể cho là thừa (BVHS) 3 Viết về người phụ nữ, Hồ Xuân Hương thường chú ý đến những ngóc ngách éo le của cuộc đời, qua đó lên tiếng nói đồng cảm và bênh vực họ Qua một loạt hình tượng nói về số phận hẩm hiu của người phụ nữ, nhà thơ đã nêu bật lên vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm hồn của họ Hồ Xuân Hương còn mạnh dạn ca ngợi vẻ đẹp thân xác của những cô gái đang xuân, trắng trong tươi mát (BVHS)

Trang 21

HỌC VĂN – VĂN HỌC BÀI LÀM VĂN SỐ 1

Nghị luận xã hội

Đề 1 : Anh ( chị) hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN

Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc Biển một bên và em một bên

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng Anh đứng gác Trời khuya Đảo vắng

Biển một bên và em một bên

Vòm trời kia có thể sẽ không em Không biển nữa Chỉ còn anh với cỏ Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên…

Trần Đăng Khoa

1 Khổ thơ 1 và 2 thể hiện tâm trạng của người lính biển như thế nào?

2 Câu thơ “ Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng những biện pháp tu từ gì?

A- So sánh B- Nhân hóa C- Hoán dụ D- Đối lập

3 Hình ảnh “ những vành tang trắng” trong câu thơ “ Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?

Tại sao tác giả lại viết:

“ Vòm trời kia có thể sẽ không em

Không biển nữa chỉ còn anh với cỏ”?

4 Đọc xong bài thơ em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên đối với biển đảo Tổ Quốc

Đề 2: Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, Bryan Dison – Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola đã nói

chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người …

“Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẻ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai, Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình

…”

(Sống trọn vẹn từng ngày – Thanh Hằng dịch từ Internet)

Anh/Chị hãy trình bày quan điểm của mình về cuộc sống trước lời khuyên ấy

Trang 22

HỌC VĂN – VĂN HỌC NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“ Ô nhiễm không khí tại Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác đang có những tác động rất lớn đến các đới

khí hậu đi qua phía Bắc bán cầu.Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng các chất gây ô nhiễm đang làm cường lực hơn các cơn bão trên Thái Bình Dương, cũng đồng thời gây thêm nhiều biến đổi tới hệ thống khí hậu ở các nơi khác trên thế giới Sức ảnh hưởng của ô nhiễm thể hiện rõ nhất vào mùa đông Nghiên cứu này vừa được công bố trên cuốn Kỷ yếu của Học viện Khoa học quốc gia PNAS.Tác giả đứng đầu nghiên cứu ông Yuan

Wang - đến từ Jet Propulsion Laboratory, Viện Công nghệ California cho biết: “Hậu quả của ô nhiễm thật sự rất khủng khiếp, nó làm cho mây trở nên dày hơn, cao hơn cũng như làm lượng mưa trở nên nặng hạt hơn nhiều”

Có rất nhiều vùng của châu Á mà mức độ ô nhiễm đang ở mức báo động.Tại Bắc Kinh, các chất gây ô nhiễm thường xuyên lên đến mức độ cực kỳ nguy hiểm, trong khi đó, tại New Delhi - thủ đô Ấn Độ, việc thải ra các chất này cũng thường đạt lên trên mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới

Điều này không chỉ gây ra những hệ lụy thảm khốc cho người dân sinh sống trong vùng, hơn nữa còn chứng minh được những tác động khác đối với môi trường, khí hậu và Trái Đất.Nhóm nghiên cứu cho biết, những luồng ô nhiễm nhỏ bị thổi bay về phía Bắc Thái Bình Dương, tại đây, chúng tương tác với những giọt nước có trong không khí Điều này biến những đám mây trở nên dày đặc hơn, góp phần làm những cơn bão trên biển

trở nên ngày càng dữ dội.Tiến sĩ Yuan Wang cho hay: “Bởi vì đường đi của bão trên Thái Bình Dương là một phần quan trọng trong việc lưu thông chung khí hậu toàn cầu, nên các tác động của ô nhiễm tại các quốc gia châu Á lên hướng bão đang gây ra thêm những tác động vào đới khí hậu của các vùng khác trên thế giới vào mùa đông, đặc biệt là những vùng xuôi theo dòng chảy như Bắc Mỹ”

Bình luận về nghiên cứu này, giáo sư Ellie Highwood - nhà vật lý học khí hậu thuộc University of Reading

nói rằng: “Chúng ta phải gia tăng nhận thức rằng ô nhiễm trong bầu khí quyển không chỉ gây tác động đến môi trường nơi nó sinh ra, mà còn điều khiển sức ảnh hưởng khủng khiếp đến nhiều nơi khác trên thế giới Nghiên cứu này chính là một ví dụ điển hình chứng tỏ điều đó”

Nghiên cứu không chỉ thức tỉnh các quốc gia châu Á mà còn kêu gọi tất cả các nước trên thế giới giảm thiểu các chất gây ô nhiễm để đảm bảo cho chính sự sống của họ trên hành tinh này.”

(Theo Khoa học.vn)

a Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

b Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ: cực kì nguy hiểm, hệ lụy thảm khốc, ngày càng dữ dội, ảnh hưởng khủng khiếp

c Trình bày suy nghĩ của anh chị về thực trạng trên trong cuộc sống?

Trang 23

HỌC VĂN – VĂN HỌC

Trang 24

HỌC VĂN – VĂN HỌC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC

Văn bản 1 Sóng điện từ

- Khi tại một điểm O có một điện tích điểm dao động điều hòa với tần số f theo phương thẳng đứng

Nó tạo ra tại O một điện trường biến thiên điều hòa với tần số f Điện trường này phát sinh một từ trường biến thiên điều hòa với tần số f

- Vậy tại O hình thành một điện từ trường biến thiên điều hòa Điện từ trường này lan truyền trong không gian dưới dạng sóng Sóng đó gọi là sóng điện từ

b Sóng điện từ:

Sóng điện từ là quá trình truyền đi trong không gian của điện từ trường biến thiên tuần hoàn trong không gian theo thời gian

Văn bản 2 : Sóng – Xuân Quỳnh

Dữ dội và dịu êm

ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ

Xác định phong cách ngôn ngữ của 2 loại văn bản trên ? Sự khác biệt giữa 2 phong cách ngôn ngữ này là gì ?

Văn bản 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :

Trang 25

Một người không biết cười thì ở chung với họ là một lầm lẫn tai hại Một nụ cười đích thức là cửa ngõ của tâm hồn, là lỗ thông hơi của trái tim Bạn hãy cười khi có dịp, bởi vì trên thế giới này không có gì sưởi ấm cho bằng một nụ cười

Ngày nay, càng lúc càng có nhiều bằng chứng về giá trị của nụ cười Trong tác phẩm “Mổ xẻ căn bệnh”, một tác giả Mỹ đã kể lại như sau : Các bác sĩ cho biết ông bị một thứ bệnh vô phương cứu chữa, tuy nhiên ông đã không thất vọng Với sự giúp đỡ và theo dõi của một Bs, ông tự vạch ra một chương trình chữa trị dựa trên nụ cười và óc khôi hài Ông mượn các phim khôi hài về xem, mua các loại sách chọc cười về đọc Quan trọng hơn cả, ông tìm đến những người bạn có óc khôi hài Sau một thời gian chữa trị, cơn bệnh tưởng như nan y đã biến mất Óc khôi hài là liều thuốc bổ cần cho sức khoẻ Những người thích cười thường ít gặp căng thẳng và thắng vượt căng thẳng cách dễ dàng hơn những người khác Người hay cười thường được kẻ khác yêu mến, thích gần gũi hơn, muốn sống với Còn trong đời sống cộng đoàn, tác dụng của nụ cười có thể nói là vô song

Chỉ có con người mới có khả năng cười và biết cười Nụ cười đã có từ muôn thuở, nhưng những nghiên cứu

về tác dụng của nó chỉ mới được thực hiện gần đây mà thôi Nụ cười ảnh hưởng trên sức khoẻ con người, nhưng quan trọng hơn, nụ cười làm giảm căng thẳng và giảm áp huyết Nụ cười và cơn giận không thể đi đôi với nhau Nụ cười có sức tiêu diệt cơn giận

Lúc còn là thanh niên, Tổng Thống Abraham Lincoln có dịp giải quyết một cuộc cãi vã giữa hai người bạn Một trong hai người thấy mình thua lý liền khiêu khích, muốn đấm đá với Lincoln Với tấm thân hộ pháp của mình, Lincoln nhìn thẳng vào mặt đối phương và nói : “Không công bình chút nào, tôi cao hơn anh cả cái đầu, như vậy để cho công bình Tôi phải kẻ một đường thẳng ngang vai của tôi và anh chỉ được đấm đá tới tầm ranh ấy mà thôi” Nghe vậy, người hiếu chiến kia chỉ đã ôm bụng cười và cuộc cãi vã cũng đã được kết thúc bằng một trận cười Trong cơn giận, con người có thể hoá điên, nhưng lẽ khôn ngoan lại được bày tỏ khi một

Câu 3 : Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy ?

Trang 26

HỌC VĂN – VĂN HỌC VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2

Nghị luận xã hội

Đề 1 :

Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau:

“Tôi may mắn được đi nhiều nước châu Á Ở Nhật, nhân viên phục vụ luôn cúi đầu và chào khách bằng “Konichiwa”, nghe rất hay, cách lịch sự chỉ có ở Nhật Ở Lào, nhân viên chào khách bằng “Sabaidee”, dù khách người Lào 90 tuổi hay người tây vừa sang hôm qua Ở Thái, nơi trình độ tiếng Anh của dân rất cao, nhân viên chắp hai tay vào nhau chào khách bằng “Sawatdee-Kaa” hoặc

“Sawatdee-Krap”nếu nhân viên là người nam…

Vậy tại sao ở Việt Nam cứ khách Tây đến là “Hêlô! Hêlô!”, như các anh chị làm nghề phục vụ đang tham gia chương trình trao giải đặc biệt do Hội đồng Anh tài trợ Tiếng Việt nghe rất thanh lịch

và tình cảm – kể cả khi không hiểu nghĩa Tại sao không dùng nó?”

(Joe Ruelle* – Ngược chiều vun vút, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 10)

(*Joe Ruelle: Nhà văn người Canada đang sống và làm việc tại Việt Nam)

Đề 2 : "Tổ quốc nhìn từ biển" - Thơ của Nguyễn Việt Chiến

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích Những đau thương trận mạc đã qua rồi Bao dáng núi còn mang hình góa phụ Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước (*) Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Câu 1: Tổ Quốc trong bài thơ được nhìn nhận ở những phương diện nào?

Câu 2: Khi Tổ Quốc vẫn còn bóng giặc, người lính đã ghi nhớ lời dặn nào của cha ông? Câu hỏi tu từ “ Trong

hồn người có ngọn sóng nào không”? có ý nghĩa gì?

Câu 3: Em nghĩ gì về lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc và trách nhiệm của tuổi trẻ trong thời điểm hiện tại?

Trang 27

HỌC VĂN – VĂN HỌC ĐỌC HIỂU

Đề 1: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ

hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này

Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta

phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng Văn thơ yêu nước của

Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục

Văn Tiên, và hiểu Lục Văn Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sang trong văn nghệ của dân tộc” – Phạm Văn Đồng)

Câu 1: Đoạn văn trên lập luận theo cách nào?

A Theo cách liên tưởng, so sánh B Từ chân lý có sẵn đến chân lý mới

C Từ nhận xét khái quát đến ý cụ thể D Theo trình tự nguyên nhân, hệ quả

Câu hỏi 2: Ví thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với những vì sao có ánh sáng khác thường, tác giả chủ yếu nhằm

mục đích gì?

A Đề cao giá trị mang tầm vóc vũ trụ của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

B Thể hiện thái độ trân trọng của người viết với Nguyễn Đình Chiểu

C Tôn vinh vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn nghệ dân tộc

D Định hướng cách nhìn nhận đúng đắn về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Câu hỏi 3: Dòng nào nêu đúng các thao tác nghị luận chính được sử dụng trong đoạn văn?

A Giải thích, chứng minh, bình luận B.Phân tích, chứng minh, bình luận

C Bình luận, so sánh, chứng minh D So sánh, giải thích, chứng minh

Câu hỏi 4:

Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, chủ yếu là do:

A Người đọc chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Văn Tiên

B Người đọc hiểu Lục Văn Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn

C Người đọc rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

D Người đọc chưa hiểu hết giá trị của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Câu hỏi 5:

So sánh những nét giống và khác nhau của đoạn văn trên với cách nhận xét, đánh giá của Lê Thánh Tông về Nguyễn Trãi: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”

Trang 28

HỌC VĂN – VĂN HỌC TÂY TIẾN

Quang Dũng

Câu 1: đọc phần tiểu dẫn SGK và điền các thông tin cơ bản vào phần còn trống dưới đây :

Tây Tiến là đoàn binh như thế nào ?

Tác giả Quang Dũng Quê quán:

Trang 29

HỌC VĂN – VĂN HỌC Câu 1 : Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

Cảm hứng bao trùm cả bài thơ là gì ?

Thể hiện ở câu thơ nào ?

Chơi vơi diễn tả nỗi nhớ như thế nào ?

Câu 2 : Tây Tiến hùng vĩ hiện lên qua những hình ảnh nào ?

SÀI KHAO / MƯỜNG LÁT

DỐC NÚI

THÁC NƯỚC :

Trang 30

HỌC VĂN – VĂN HỌC

THÚ DỮ:

Câu 3 : tâm trạng của người lính trên chặng đường hành quân :

Tâm trạng mệt mỏi của người lính thể hiện qua những câu thơ nào ?

Trang 31

HỌC VĂN – VĂN HỌC

Sự lạc quan yêu đời/ tinh nghịch tếu táo của người lính trẻ thể hiện qua những hình ảnh nào ?

Câu 3 : đêm hội đuốc hoa – liên hoan văn nghệ được miêu tả như thế nào ?

 vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn tài hoa

Câu 4 : thiên nhiên miền Tây mềm mại, mơ hồ, lãng mạn được thể hiện qua những hình ảnh nào ?

Phân tích cách hình ảnh ấy

Trang 33

Chất mơ mộng trữ tình: Ý chí chiến đấu: Mất mát hi sinh:

SÀI KHAO – MƯỜNG LÁT

DỐC NÚI

THÁC NGÀN THÚ DỮ

MAI CHÂU

Trang 34

HỌC VĂN – VĂN HỌC VIỆT BẮC

Tố Hữu

Phần I : Tác giả

Câu 1 : Dựa vào SGK và những hiểu biết cá nhân, anh chị

hãy ghi lại các thông tin mà những câu thơ trên gợi nhắc đến

về cuộc đời Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu (1920 - 2002)

Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành

1 Năm 20 của thế kỉ 20

Tôi sinh ra Nhưng chưa được làm người

Nước đã mất Cha đã làm nô lệ

[ ] Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời

Đất lai láng những là nước mắt

(Một nhành xuân – một tiếng đờn)

2 Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!

Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười

Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng

Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi

(Quê mẹ - Gió lộng)

3 Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

(Từ ấy)

4 Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu

(Tâm tư trong tù – Từ ấy)

5 Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy

Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!

Nước mắt ta trào, húp mí, tràn môi

Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc!

[ ] Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh

(Huế tháng Tám – Từ ấy)

6 Kháng chiến ba ngàn ngày

Không đêm nào vui bằng đêm nay

Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực

Trên đất nước, như huân chương trên ngực

Dân tộc ta, dân tộc anh hùng

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Việt Bắc)

7 Tôi lại nhìn, như đôi mắt trẻ thơ

Trang 35

HỌC VĂN – VĂN HỌC

Tổ quốc tôi, chưa đẹp thế bao giờ!

Xanh núi xanh sông, xanh đồng, xanh biển

Xanh trời, xanh của những giấc mơ

Tôi bay giữa màu xanh giải phóng

Tầng thấp, tầng cao, chiều dài chiều rộng

Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời

Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!

(Vui thế hôm nay – Máu và hoa)

Câu 2: Dựa vào phần II, SGK, anh chị hãy tóm tắt những nét tiêu biểu về đường cách mạng, đường

thơ Tố Hữu theo phiếu học tập sau đây

Đường cách mạng, đường thi ca Tố Hữu Hoàn cảnh

Trang 36

HỌC VĂN – VĂN HỌC Câu 3: anh chị hãy xác định các luận điểm chính của phần III – phong cách thơ Tố Hữu

Trong câu thơ trên mình chỉ ai và ta chỉ ai?

Chép 1 câu ca dao cũng có kết cấu tương tự:

Tác dụng của việc sử dụng kết cấu mình – ta:

Mình về mình có nhớ không?

Điệp từ nhớ lặp lại bao nhiêu lần trong đoạn 3?

Người ở lại muốn nhắc nhở điều gì đối với người ra đi?

Trang 37

HỌC VĂN – VĂN HỌC

Tâm trạng của người ở lại khi chia tay:

Vì sao người ở lại lên tiếng trước? người ở lại còn băn khoăn chất chứa điều gì trong câu hỏi: mình

về mình có nhớ ta?

phẩm chất: Mùa xuân:

Hoa: Màu sắc: Tạo cảm giác: Con người lao động: Phẩm chất:

Mùa hạ:

Màu sắc:

Sự thay đổi màu sắc:

Âm thanh: Con người:

Phẩm chất:

Trang 38

HỌC VĂN – VĂN HỌC Mùa thu:

Ánh trăng: Biểu tượng: Con người:

phẩm chất: Kết luận: Màu sắc bức tranh: Trạng thái bức tranh: Con người & thiên nhiên:

Những đường Việt Bắc của ta

Trên con đường Việt Bắc có những đối tượng nào đang hành quân: Sức mạnh của đoàn quân được so sánh với điều gì? Sức mạnh của đoàn dân công được miêu tả bằng hình ảnh nào? Hình ảnh ấy có thực không? Nó tượng trưng cho điều gì? Cách sử dụng các từ láy: rầm rập, điệp điệp, trùng trùng có tác dụng gì? Những hình ảnh nào miêu tả bóng tối? Những hình ảnh nào miêu tả ánh sáng: Tương quan giữa bóng tối và ánh sáng thể hiện điều gì? Niềm tin ấy được thể hiện bằng những chiến thắng liên tiếp ra sao?

Trang 39

HỌC VĂN – VĂN HỌC

\\\

Chiến thắng ban đầu

Ta (ng ở lại)

Mình (ng ra đi)

Mình về có nhớ

ta không?

15 năm

(Thiên nhiên và con người VB)

Đường Việt Bắc của ta

(cuộc sống chiến đấu của quân dân VB)

Đông:

Thiên nhiên

VIỆT BẮC

Trang 40

HỌC VĂN – VĂN HỌC ĐỌC HIỂU

Đề 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời theo câu hỏi:

Ta chào Việt Bắc, ta xuôi, Quê hương cách mạng muôn đời suy tôn

Mẹ nghèo vẫn cố nuôi con:

Lúc bùi măng nứa, khi ngon củ mài,

Sẻ từng hạt muối cắn đôi, Nhà sàn chung ở, chăn sui đắp cùng

Khi lên: non nớt, ngại ngùng, Khi về: thép ở trong lòng đã tôi Xưa nay ly biệt ngậm ngùi, Giờ đây đưa tiễn là vui lên đường

Rời quê hương, đến quê hương, Thủ đô năm cánh sao vàng chờ ta

Tám năm Hà Nội cách xa, Tấm lòng Việt Bắc cùng ta trở về

(Xuân Diệu, "Ta chào Việt Bắc, về xuôi")

a Hãy cho biết, đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì? Nội dung của đoạn thơ?

b Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và hiệu quả của nó trong câu thơ:

Khi lên: non nớt, ngại ngùng, Khi về: thép ở trong lòng đã tôi

c Đọc đoạn thơ, bạn liên tưởng đến đoạn trích, tác phẩm nào trong chương trình 12? Hãy chỉ ra nét tương đông

Ngày đăng: 17/07/2016, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w