1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật trong Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan

120 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 11,49 MB

Nội dung

Đọc Việt Lam tiểu sử, ấn tượng lớn nhất của tác phẩm chính là ở chỗtác giả đã rất thành công trong việc đưa các nhân vật lịch sử vào tác phẩm vănhọc thành những hình tượng nghệ thuật.. V

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với PGS TS Nguyễn Hữu Sơn người đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sau Đại học và khoa Ngữ văn trường Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và chỉ bảo cho tôi trong suốt khoá cao học vừa qua

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

đã luôn động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009

Học viên:

Phạm Thị Hồng Xiêm

.

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Phạm vi đề tài 12

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 13

5 Phương pháp nghiên cứu 13

6 Những đóng góp của luận văn 14

7 Cấu trúc của luận văn 14

NỘI DUNG Chương 1: Tác giả, tác phẩm và vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử 1 Tác giả Lê Hoan 15

2 Tác phẩm Việt Lam tiểu sử 23

2.1 Tên gọi 23

2.2 Vấn đề xác định tác giả Việt Lam tiểu sử 25

3 Vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử 30

3.1 Khái niệm tiểu thuyết chương hồi 30

3.2 Hoàn cảnh ra đời 30

3.3 Đặc điểm thể loại 34

3.4 Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - tiểu thuyết lịch sử được viết theo lối kết cấu chương hồi 36

3.4.1 Thể loại tiểu thuyết lịch sử 36

3.4.2 Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chương hồi 36

Tiểu kết 39

Trang 2

. Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - từ nguyên mẫu đến hình tượng văn học

2.1 Con đường từ hiện thực đến các hình tượng văn học 40

2.2 Các nhân vật nguyên mẫu trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử 43

2.2.1 Lê Lợi từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tượng văn học 44

2.2.2 Hồ Quý Ly từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tượng văn học 47

2.2.3 Nguyễn Trãi từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tượng văn học 51

2.3 Những nét tương đồng và khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử với các nhân vật trong lịch sử 55

2.3.1 Những nét tương đồng giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử với các nhân vật trong lịch sử và nguyên nhân của sự tương đồng 56

2.3.2 Những nét khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử với các nhân vật trong lịch sử và nguyên nhân của sự khác biệt 60

Tiểu kết 68

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử 3.1 Khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi 70

3.1.1 Khái niệm nhân vật 70

3.1.2 Vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi 71

3.2 Giới thuyết chung về nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi

3.2.1 Vai trò của nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi 72

3.2.2 Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi 73

3.2.3 Một số thủ pháp thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi 74

3.3 Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan 74

3.3.1 Nghệ thuật thể hiện hành động nhân vật và sự kiện 75

72

Trang 3

3.3.3 Nghệ thuật thể hiện ngôn ngữ nhân vật 98

Tiểu kết 108

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài1.1 Việt Lam tiểu sử (hay còn gọi Việt Lam xuân thu) là cách đặt tên của

Lê Hoan Đây là một cuốn tiểu thuyết chữ Hán được viết theo kiểu chươnghồi, có quy mô rộng lớn, phản ánh những biến cố lịch sử quan trọng trongnhững thời điểm lịch sử đặc biệt ở thế kỷ XV Đó là sự nghiệp của đức LêThái Tổ gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, người lãnh đạo nhân dân tatrường kỳ kháng chiến chống giặc Minh xâm lược Tư tưởng chủ đạo củacuốn tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử vừa thể hiện được khát vọng độc lập, tônphò chính thống, đề cao chính nghĩa, vừa khẳng định sức mạnh đoàn kết chiếnđấu chống giặc ngoại xâm

1.2 Sự ra đời của cuốn tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử cùng với những đónggóp về giá trị nội dung và nghệ thuật đã góp phần làm nên giá trị của văn họctrung đại nói riêng, thúc đẩy quá trình phát triển của văn xuôi Việt Nam nóichung Xuất hiện trong vai trò là đại biểu cuối cùng của tiểu thuyết chươnghồi Việt Nam, Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan đã đánh dấu những bước pháttriển về mặt thể loại của tiểu thuyết chương hồi, để chuẩn bị cho sự ra đời củatiểu thuyết hiện đại có nguồn gốc từ phương Tây

1.3 Đọc Việt Lam tiểu sử, ấn tượng lớn nhất của tác phẩm chính là ở chỗtác giả đã rất thành công trong việc đưa các nhân vật lịch sử vào tác phẩm vănhọc thành những hình tượng nghệ thuật Các nhân vật trong tác phẩm vừa bảolưu những đặc điểm vốn có thật trong lịch sử vừa được hư cấu, sáng tạo thànhnhững nhân vật văn học chứ không đơn thuần là những nhân vật lịch sử

Trong con mắt của các nhà nghiên cứu lịch sử thì những nhân vật này là conngười của lịch sử, còn đối với các nhà nghiên cứu văn học thì đó lại là nhữngnhân vật văn học thực sự Điều gì làm nên những ấn tượng ấy nếu như khôngphải là tài năng và tâm huyết, vốn sống của nhà văn Lê Hoan Xét một cách

Trang 5

toàn diện, Việt Lam tiểu sử là một tác phẩm văn học đặc sắc Trên thực tế, cáctài liệu nghiên cứu, các bài viết về thiên tiểu thuyết này vẫn chưa nhiều Vìthế, tìm hiểu nghiên cứu tác phẩm trên phương diện nghệ thuật thể hiện nhânvật là một việc làm cần thiết, nhằm có cái nhìn sâu sắc, thấu đáo và đúng đắnhơn những thành tựu, những đóng góp của tác giả, tác phẩm Việt Lam tiểu sử.

Đó là những lý do thôi thúc người viết tìm hiểu về nghệ thuật thể hiệnnhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan

2 Lịch sử vấn đềTác phẩm Việt Lam tiểu sử còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất xungquanh vấn đề tác giả, văn bản Căn cứ vào lời tựa của Việt Lam tiểu sử, những

ý kiến đóng góp khoa học của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng đây làtác phẩm của nhà văn Lê Hoan Như đã nói ở trên, mặc dù Việt Lam tiểu sử làtác phẩm có nhiều giá trị nhưng do nhiều yếu tố khách quan nên chưa đượcquan tâm một cách đúng mức Gần đây, Việt Lam tiểu sử đã thu hút được sựchú ý của nhiều nhà nghiên cứu Qua khảo sát một số các bài viết, các côngtrình nghiên cứu, chúng tôi thấy các tác giả đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìmhiểu về tác giả, tác phẩm Việt Lam tiểu sử, nhưng tài liệu nghiên cứu vànhững bài viết về tác phẩm ở phương diện là một tác phẩm văn học thì vẫncòn hạn chế Có thể dẫn ra một số bài nghiên cứu sau

Trong Tạp chí Hán Nôm số 3 - 1997, nhà nghiên cứu Trần Nghĩa khilập danh mục và phân loại tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam đã xác định ViệtLam tiểu sử là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chương hồi do VũXuân Mai biên soạn, Lê Hoan nhuận sắc Không chỉ khẳng định về mặt thểloại, tác giả Trần Nghĩa còn tập trung dịch cuốn sách này trên cơ sở thamkhảo nhiều ý kiến và các bản dịch khác nhau, để giúp bạn đọc có dịp tiếp cậnvới tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử dưới dạng hoàn chỉnh và đầy đủ nhất của nóđồng thời mong muốn cho nhiều bạn đọc được thưởng thức một cuốn tiểu

Trang 6

thuyết viết về giai đoạn lịch sử oai hùng của dân tộc mà trung tâm là cuộckhởi nghĩa Lam Sơn.

Trên Tạp chí Văn học số 8 - 1999, nhà nghiên cứu Chương Thâu có bàiviết “Đọc Việt Lam xuân thu bản duy tân nghĩ về người khắc in, công bố vàmột vài nhân vật thời đại” Trong bài nghiên cứu, tác giả Chương Thâu không

có chủ định phân tích cuốn Việt Lam tiểu sử xem giá trị sử học của nó như thếnào Bởi vì, vấn đề này từ lâu giới nghiên cứu đã từng đề cập và xác định tácphẩm là một cuốn tiểu thuyết có nhiều phần hư cấu Mục đích chính của nhànghiên cứu cũng không phải đi tìm xem ai là tác giả của cuốn sách vì muốnxác định một cách chính xác thì cần phải có nhiều chứng cứ và nhiều thờigian, vấn đề ở chỗ người viết còn băn khoăn về người cho khắc in và công bốcuốn Việt Lam tiểu sử Dư luận mấy chục năm gần đây vẫn cho Lê Hoan làmột người phản bội, đứng trong hàng ngũ xâm lược để chống lại tổ quốc Nóiđến Lê Hoan, người ta nhớ đến việc đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế Đã cócâu thơ “Giặc nhờ Đề Thám nổi công lao” Câu thơ này ở trong một bài thơtrào phúng của Nguyễn Thiện Kế Vịnh Tổng đốc Hải Dương đã được triềuđình phong đến chức Khâm sai, và hạ thêm lời kết luận rất gay gắt:

Khâm sai mà vẫn hùa theo PhápNhục ấy còn vinh ở chỗ nào?

Đó là những định kiến đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhân dân và được lưutruyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Người ta cũng không phải dè dặt gì đểxếp Lê Hoan vào hàng ngũ con người đứng về phía chống lại tổ quốc ViệtNam Tác giả bài viết cũng cho biết rằng hiện nay chưa thấy một tài liệu lịch

sử và sử gia nào đánh giá nhân vật này một cách chính thức, nhưng dư luậnnhư vậy cứ thế truyền đi và cho đến bây giờ thì gần như đối với Lê Hoan vấn

đề đã được an bài Theo PGS Chương Thâu, chúng ta không có điều kiện vàkhông thể đi ngược lại những định kiến hầu như khó lay động, nhưng khi đã

Trang 7

gặp một tác phẩm như Việt Lam tiểu sử, phải chăng chúng ta nên đặt ra mộtcâu hỏi khác hơn? Từ đó, nhà nghiên cứu đã không đánh giá tác phẩm ViệtLam tiểu sử như một tác phẩm sử học mà chỉ xem nó đơn thuần là một cuốn

“tiểu thuyết lịch sử” Theo tác giả, bút pháp chủ yếu của Việt Lam tiểu sử là:

“Theo kiểu chương hồi, cách diễn thuật miêu tả không hợp với nghệ thuật tiểu

thuyết hiện đại, nhưng chủ đề, chủ ý của tác giả thì rõ ràng là rất được chân

trọng Tác giả muốn tô đậm cho những cử chỉ nghĩa khí, những sự tích anhhùng Tư tưởng dân tộc, lòng tự hào, chí bất khuất, niềm tha thiết với vậnmệnh tổ quốc là điều rõ ràng không thể nào phủ nhận được” [63,38] Quanđiểm này của Chương Thâu góp phần nhấn mạnh, Việt Lam tiểu sử là một tác

phẩm văn chương thực sự Dù nghệ thuật chưa đạt đến đỉnh cao của tiểuthuyết hiện đại nhưng nội dung rất có giá trị và đáng được chân trọng vô cùng

Tác giả của bài viết cũng bày tỏ những suy nghĩ của mình khi nghĩ đến nhữngngười hoạt động quốc sự ở nước ta vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Tìnhhình đất nước lúc đó khiến cho các tờng lớp sĩ phu trở nên phân hóa sâu sắc

Một lớp đông đảo đã đứng hẳn vào hàng ngũ đối lập với kẻ thù, cũng có một

số vì hoàn cảnh vì nhiều điều kiện này nọ phải hợp tác với kẻ địch Trong sốnhững con người phải ra hợp tác với chính quyền thực dân và được “mẫuquốc” dành cho khá nhiều sự ưu đãi đến mức gây nhiều điều tiếng cho nhândân nổi lên hai nhân vật là Hoàng Cao Khải và Lê Hoan Thế nhưng theoChương Thâu, Hoàng Cao Khải lại là tác giả của một số bài thơ hay và tưtưởng, nhất là tư tưởng yêu nước thì lại rất rõ ràng, rất đáng được ghi nhận

Với Lê Hoan cũng vậy, nhà nghiên cứu cho rằng khi xem tác phẩm Việt Lamtiểu sử, chúng ta cũng nên chú ý lời tựa của Lê Hoan khi cho khắc in và công

bố tác phẩm này Đây là lời tác giả Việt Lam tiểu sử ca ngợi Lê Lợi “ Cầnphải tường tận bản sắc anh hùng của Lê Thái Tổ Khi thời cơ chưa đến thìthuận theo đạo trời yên tâm với mệnh, thương kẻ sĩ, yêu dân lành, giả cách

Trang 8

nhún nhường để khỏi nhận chức tước của triều ngụy Lúc thời cơ đến thì dùng

người hiền tài, dựa vào kẻ có năng lực, điều binh khiển tướng, tiêu diệt giặcMinh, khôi phục nước nhà Trong 10 năm trù hoạch kinh dinh, không có mộtviệc làm nào của ngài chứng tỏ ngài không phải là một vị quốc vương có trí,

có nhân, có dũng Nếu không phải ông vua độ lượng có thể như thế đượcchăng? Cuốn sách qua 60 hồi đã khái quát được quá trình Lê Thái Tổ dànhlại đất nước Tôi say sưa đọc đi đọc lại mấy lần, tưởng chừng như thấy hìnhbóng ngài hiện ra trên trang sách Bất giác tôi cảm thấy phục lăn phục lóc”[63,66] Thông qua lời tựa này, tác giả bài viết cho rằng chắc chắn Lê Hoan

phải là một người có tâm huyết thì mới có thể nói lời kính phục thành thật vàchất phát đến như vậy Cũng trong bài viết, nhà nghiên cứu còn bày tỏ thái độngạc nhiên về trình độ và tư tưởng của Lê Hoan khi theo dõi quá trình công bốcuốn sách này Theo Chương Thâu, chúng ta không thể nói Lê Hoan là người

ít học bởi khi công bố Việt Lam tiểu sử Lê Hoan có nói rõ là ông tìm thấyđược bản Việt Lam tiểu sử đầu tiên ở một gia đình (không nói rõ gia đìnhnào) Nhưng ông cho rằng tác phẩm “chưa thật tinh xảo diệu kỳ” nên ông đãgia công “sửa sang trau chuốt”, phần sửa sang của ông cũng được nêu rõ ởmột số điểm chú thích, xét ra phần lớn là hợp lý hợp tình, và chúng ta cũngphải thừa nhận Lê Hoan có một trình độ văn học nhất định Thêm vào đó,chúng ta có thể chú ý câu cuối cùng của bài tựa Lê Hoan viết rõ là ông “đặttên sách là Việt Lam tiểu sử để phân biệt với chính sử” Như vậy, ta lại thấyông có cái nhìn đúng đắn với cuốn sách, với việc mình làm Ông không cho

đây là việc chép sử Rõ ràng, Lê Hoan biết phân biệt lịch sử với tiểu thuyết,với sáng tác văn học Ngoài ra, chúng ta còn có thể kết hợp quan tâm cả đếnquá trình chỉnh lý cuốn sách này, bởi khi sửa chữa Việt Lam tiểu sử, Lê Hoan

đã tìm ra cách đưa thêm một số tác phẩm của người đương thời (lúc nhà Trần,

Hồ mất, Lê Lợi khởi nghĩa) Ông chọn những bài thật là tiêu biểu như bài

Trang 9

Thuật hoài của Đặng Dung, hoặc bổ sung một số câu thơ từ Bình Ngô đại cáocủa Nguyễn Trãi ở hồi thứ 39, để thêm phần hấp dẫn cho bản nguyên tác Rõ

ràng là người chỉnh lý, biên soạn, thực sự đồng cảm với tác giả Con ngườinếu mang bản chất vô cảm, vô tình, hoặc quá nữa là “vô tổ quốc” thì khôngthể có cách thẩm văn và xử lý như vậy được Kết thúc bài viết, tác giả ChươngThâu bày tỏ suy nghĩ của mình Ông cho rằng vấn đề có liên quan đến LêHoan chưa thể kết luận một cách chính xác nhưng phải chăng có thể đưa ramột suy nghĩ để giúp cho sự nghiên cứu, sự bình luận được “văn hành côngkhí hơn” Ý kiến của Chương Thâu đã lưu ý người đọc rằng việc đánh giánhân vật lịch sử của chúng ta không thể cứ theo một định kiến, một thói quen,

mà điều trước nhất là phải có thật nhiều thật dồi dào tư liệu lịch sử Côngbằng hay bất công, chỉ có tư liệu mới là cơ sở vững chắc cho chúng ta đoánđịnh Và nhân vật Lê Hoan chính là một nhân vật lịch sử ở trong trường hợpấy

Trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 58 (1 - 1964), nhà sử học PhanHuy Lê có bài viết “Tác phẩm Việt Lam xuân thu có giá trị về mặt sử liệu haykhông?” Vấn đề chính mà tác giả bài viết đề cập đến là bàn về giá trị sử liệu

của tác phẩm Việt Lam tiểu sử Nhà nghiên cứu sau khi đọc tác phẩm ViệtLam tiểu sử đã bày tỏ ấn tượng của mình: “Tôi có ấn tượng rằng tác giả làngười đọc rộng biết nhiều Để viết tác phẩm này, tác giả không những đãtham khảo nhiều sử sách trong nước, nhiều tập truyện trong dân gian, mà còn

tham khảo cả một số sử sách Trung Quốc nữa” [31,34] Sở dĩ tác giả bài viết

có được những ấn tượng này là do trong quá trình theo dõi tác phẩm Việt Lamtiểu sử ông đã phát hiện ra một số nhân vật như Lê Thiện, Lê Trãi hoàn toànkhông có trong chính sử của nước ta mà chỉ thấy trong Minh sử, Minh sử kỷ

sự bản mạt, Việt kiệu thư, hay những định danh như Nghĩa An, SinhQuyết, cũng thường ít dùng trong chính sử của ta, nhưng lại được sử dụng

Trang 10

phổ biến trong các bộ sử nhà Minh, Ngoài ra một vài đoạn mô tả về vài vịtrí, thành lũy nào đó, tuy thấy không ghi chép trong thư tịch xưa của ta haycủa nhà Minh, nhưng lại phù hợp với địa thế và di tích ngày nay Điều đóchứng tỏ tác giả Việt Lam tiểu sử còn sử dụng một số kiến thức về địa lý củamình để xây dựng tác phẩm Tuy nhiên theo nhà sử học Phan Huy Lê, tác giả

Lê Hoan có lẽ không phải là một nhà sử học và nhất là không nhằm viết mộttác phẩm nghiên cứu về lịch sử, nên tác giả chỉ vay mượn một số cứ liệu lịch

sử nào đó cho tác phẩm có cốt cách, màu sắc lịch sử mà thôi Những cứ liệulịch sử đó đã bị cắt xén, sắp xếp tuỳ ý theo một bố cục và cách trình bày xâydựng theo sự hư cấu của nhà văn Rõ ràng trong Việt Lam tiểu sử, chỉ có một

số tình tiết lịch sử nào đó như một số tên người, tên đất, một số năm tháng và

số liệu là được tôn trọng nhưng lại bị sắp xếp trong những tương quan và diễnbiến hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra Chính bởi vậy mà những tình tiết lịch sửcũng mất hết giá trị sử liệu của nó Từ đó, tác giả bài viết có nhận định: “Đây

là một bộ tiểu thuyết lịch sử về căn bản xây dựng theo sự hư cấu, theo trítưởng tượng của tác giả, trong đó những tình tiết lịch sử chỉ được tôn trọng về

mặt chi tiết mà thôi” [31,34] Sau khi nghiên cứu, đối chiếu và so sánh những

sự việc trong Việt Lam tiểu sử với những tác phẩm lịch sử có giá trị, tác giảbài viết đã đi đến kết luận phủ định giá trị sử liệu của tác phẩm Theo nhà sửhọc, Việt Lam tiểu sử là một cuốn tiểu thuyết lịch sử có thể có những giá trị vềmặt văn học nhưng về mặt sử học thì tác phẩm không có giá trị về mặt sử liệu,không thể dùng làm căn cứ cho những công trình nghiên cứu sử học Ý kiếncủa ông cũng nhắc nhở người đọc, khi tiếp cận tiểu thuyết này không nên quáchú trọng đến giá trị về mặt sử liệu mà phải xét nó đúng như một tác phẩmvăn chương đích thực, đầy sáng tạo Những lời nhận xét của Phan Huy Lê có

ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho độc giả có cái nhìn khách quan, thấu đáo

Trang 11

hơn về quá trình hình thành công phu cũng như chất “tiểu thuyết” ở Việt Lamtiểu sử.

Trong phần phụ lục của tác phẩm Việt Lam tiểu sử, tác giả Trần Nghĩa cótrích dẫn bài viết của PGS Tạ Ngọc Liễn với nhan đề “Việt Lam xuân thu quacác bản dịch” Tác giả bài viết sau khi đọc ba bản dịch Việt Lam tiểu sử vớicác tên gọi khác nhau, không có ý định đem đối chiếu các bản dịch với

nguyên văn chữ Hán để xem các bản dịch có chính xác không bởi lẽ tác giảkhông biết các dịch giả đã dựa vào bản chữ Hán nào để dịch Vấn đề cơ bảngợi sự chú ý của tác giả là vấn đề văn bản học trong sách Việt Lam tiểu sử -một vấn đề mà các dịch giả không thể không sử lý khi tiến hành dịch nghĩa,giới thiệu công bố tác phẩm này Chẳng hạn, vấn đề ai là tác giả Việt Lam tiểu

sử và quá trình biến động của văn bản từ văn bản đầu chép tay (cựu bản) đếnvăn bản đã được Lê Hoan sửa chữa, khắc in mang tên là Việt Lam tiểu sử (tânbản) Để làm sáng tỏ hơn về vấn đề này, nhà nghiên cứu đã thẩm định lại babản dịch Bản dịch thứ nhất của Phương phủ Nguyễn Hữu Quỳ Trong bảndịch của mình, Nguyễn Hữu Quỳ có ghi tác giả Hoàng Việt xuân thu là “vôdanh thị tức” là tác phẩm khuyết danh Đọc ý kiến của dịch giả sách HoàngViệt xuân thu, tác giả Tạ Ngọc Liễn có nhận xét: “Chúng ta thấy dường nhưNguyễn Hữu Quỳ không hề biết có cuốn Hoàng Việt xuân thu, tức Việt Lamxuân thu được Lê Hoan khắc in vào năm 1908” [26,400] Bản dịch thứ hai làcủa Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến Trong bản dịch này, Đông Châu viết trong

nhời của người dịch sách rằng, nguyên bản chữ Nho trong Việt Lam tiểu sử đã

có từ lâu lắm, nhiều người tương truyền là của ông Nguyễn Trãi làm ra và đếnnăm Duy Tân Mậu Thân được Phú Hoàn tử Lê tướng công đề thêm một bàitựa và khắc bản in ra Như vậy với bản dịch của Đông Châu người đọc đượcbiết tác giả của Việt Lam tiểu sử có thể là Nguyễn Trãi và Lê Hoan nhưng cómột điều đáng nói là trong bản của Đông Châu dịch lại không có bài tựa của

Trang 12

Lê Hoan Từ đó tác giả bài viết cho rằng: “Nếu chỉ đọc nhời của người dịchsách của Nguyễn Đông Châu thôi, thì độc giả hẳn sẽ hiểu rằng tác phẩm Việt

Lam xuân thu hiện hành, ngay khi mới được viết ra đã hoàn thiện và hay như

vậy, chứ không biết đó là văn bản đã được Lê Hoan gia công sửa chữa khánhiều” [26,401] Bản dịch thứ ba là của Trần Nghĩa Trong bản dịch này, Trần

Nghĩa đã chính thức ghi tên đầu sách là Việt Lam xuân thu do Vũ Xuân Maisoạn Lê Hoan nhuận sắc Được biết tác giả Trần Nghĩa đã dựa theo ý kiến của

cụ Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm tập 2, nói rằng Việt Lamtiểu sử “tương truyền là của Vũ Xuân Mai” để đi tới kết luận Vũ Xuân Mai làngười soạn Việt Lam tiểu sử như đã đề trên đầu sách nhưng tác giả Tạ NgọcLiễn vẫn phân vân cho rằng Vũ Xuân Mai có lẽ không phải là người khởi thảo

bộ tiểu thuyết chương hồi này Sau khi đã thẩm định qua một số bản dịch, TạNgọc Liễn đưa ra ý kiến riêng cho rằng Việt Lam tiểu sử vẫn là tác phẩmkhuyết danh, chính Lê Hoan là người phát hiện rồi bỏ nhiều công sức, sửachữa khắc in cũng không nói ai là tác giả Có thể nói, trong bài viết này, nhànghiên cứu Tạ Ngọc Liễn đã rất cố gắng phân tích và lý giải để giúp chongười đọc thấy được vai trò to lớn của Lê Hoan trong việc bỏ ra không ít tâmlực “sửa sang trau chuốt” để hoàn chỉnh, nâng cao tác phẩm Việt Lam tiểu sử

và khắc in công bố Theo Tạ Ngọc Liễn nếu chỉ đọc truyện Việt Lam xuân thu

mà không đọc lời tựa của phú Hoàn nam Lê Hoan thì độc giả sẽ không biếtđược phần công lao và vai trò đáng kể của Lê Hoan đối với số phận cuốn tiểuthuyết lịch sử khá hấp dẫn này Kết thúc bài viết, nhà nghiên cứu Tạ NgọcLiễn đánh giá cao bản dịch của Trần Nghĩa Bởi vì, Trần Nghĩa đã coi trọngviệc giải quyết vấn đề văn bản học khi tiến hành dịch Việt Lam tiểu sử Ông

đã cung cấp cho độc giả những dữ kiện chính yếu về tình hình văn bản sáchViệt Lam tiểu sử, về các phần mà Lê Hoan tham gia sửa chữa, bổ sung vào,

Trang 13

cũng như cung cấp một bản dịch được dịch từ văn bản chữ Hán hoàn chỉnh,đầy đủ nhất trong số mười mấy dị bản Việt Lam tiểu sử hiện có.

Với bài viết “Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại - quátrình hình thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật” in trong Con đường giải

mã văn học trung đại Việt Nam, (Nxb Giáo dục, Hà Nội - 2006), Tác giảNguyễn Đăng Na đã phân tích khá kỹ về con đường hình thành, nội dung,nghệ thuật, những mặt tích cực và hạn chế của thiên tiểu thuyết Việt Lam tiểu

sử Theo Nguyễn Đăng Na: “Việt Lam tiểu sử lấy bối cảnh nước ta ba chụcnăm đầu thế kỷ XV làm nền Vào thời điểm ấy hàng loạt biến cố trọng đại của

dân tộc đã diễn ra: “Nhà Trần mất vai trò lãnh đạo và bị nhà Hồ thay thế;cuộc xâm lược của người Trung Hoa vào quốc gia Đại Việt với quy mô lớnchưa từng có và mang tính chất khốc liệt; Cuộc chiến tranh toàn dân vô cùng

gian khổ hy sinh dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi, đã dành thắng

lợi vẻ vang, giải phóng nước nhà, lập nên triều Lê - một triều đại đánh dấubước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Ba chục năm ấy chứa đầy chất sử thi,cuộc đời mỗi nhân vật lịch sử của thời đại là một bản hùng ca” [43,543] Từ

đó tác giả bài viết thừa nhận rằng, tác giả Việt Lam tiểu sử là một nhà văn cócon mắt tinh đời, khi chọn thời gian và không gian như vậy làm bối cảnh chotác phẩm Hơn nữa cho tới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chưa có một bộtiểu thuyết chương hồi nào phản ánh giai đoạn lịch sử này Cho nên sự ra đờicủa Việt Lam tiểu sử đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thời đại và lấp một mảngtrống trong văn học Cũng trong bài viết này, nhà nghiên cứu khi tìm hiểu vềquá trình hình thành Việt Lam tiểu sử đã phát hiện ra điểm mới Đó là, lần đầutiên có một tiểu thuyết gia - Lê Hoan vận dụng phương pháp thực địa nghiêncứu di tích lịch sử để dựng lại không gian chiến trận thời quá khứ Đồng thời,tác giả bài viết cũng chỉ ra trong ba nguyên nhân dùng để sáng tác Việt Lamtiểu sử thì, sử liệu Trung Hoa là cái cớ “nói có sách” để chốt lại nội dung, dã

Trang 14

sử là hương men quyến rũ người đọc và thực địa là tang chứng củng cố nộidung Chính bằng con đường đó, tác giả Việt Lam tiểu sử đã tạo ra chất thựcthực hư hư cho tác phẩm Nói về nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, tácgiả bài viết đánh giá cao sự cố gắng của tác giả Việt Lam tiểu sử TheoNguyễn Đăng Na, nếu Ngô Giáp Đậu “lơ là” trong việc xây dựng tính cáchnhân vật, thì ngược lại tác giả Việt Lam tiểu sử lại rất quan tâm Các nhân vậtchẳng hạn: Lê Lợi, Lê Thiện, Nguyễn Trãi, Đoàn Phát, Trần Hiến, Hoàng

Phúc, Hồ Quý Ly, Bùi Bá Kỳ, Phạm Đán, Đặng Tất, Lê Nhị, Lê Khâm, mỗingười có một tính cách không ai giống ai Từ đó, tác giả bài viết cho rằng lẽ ranhờ những ưu thế đó Việt Lam tiểu sử phải trở thành tác phẩm xuất sắc, đánhdấu bước phát triển mới của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam, nhưng do tácgiả Việt Lam tiểu sử còn có một số vấn đề tạo nên sự phản cảm nên dẫn đếntác phẩm chưa được đánh giá thực chất Để làm sáng tỏ hơn về điều này, nhànghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã nêu và lý giải những vấn đề tạo nên sự phảncảm cho tác phẩm đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế về nội dung và hìnhthức của tác phẩm này Tuy nhiên khi chỉ ra những hạn chế trên, nhất là hạnchế về nội dung, tác giả Nguyễn Đăng Na cũng giúp cho độc giả phát hiện ramột ẩn ý khó nói của tác giả Việt Lam tiểu sử Khi người Minh sang xâm lượcnước ta, họ gương cao ngọn cờ diệt Hồ phù Trần để hấp dẫn người Việt Đến

cả Lý Tự Thành - một thái giám già đời dưới triều Trần cũng phải động lòngkhi nghe Trương Phụ nói rằng “đến cõi bắt kẻ hung tàn để lập con cháu nhàTrần” thế là Tự Thành vội vàng giãi bày tâm sự với Trương Phụ Nhưng sau

phút bồng bột đó, Lý Tự Thành cũng chột dạ nên trong bức thư gửi cho con rể

Lê Thiện, ông đã nhắc nhở con tuy hợp sức giết kẻ thù nhưng phải nghĩ mình

mà thờ chúa cũ Phải chăng nhân vật Lý Tự Thành đã thay mặt tác giả để lạibức thông điệp mà thời cuộc lúc bấy giờ không cho phép nói thẳng: Hãy cảnhgiác khi bắt tay với người Pháp Còn với nhân vật Lê Lợi, mặc dù giúp

Trang 15

Trương Phụ đánh thắng nhà Hồ nhưng đến khi bắt được kẻ hung tàn Lê Lợinhắc đến việc “lập lại họ Trần” thì Trương Phụ lại giả vờ đánh trống lảng

“hôm nay tiệc mừng hãy cứ uống rượu” Đến lúc đó Lê Lợi mới vỡ lẽ ra rằngtướng Minh muốn chiếm giữ nước ta Đấy phải chăng là sự vỡ lẽ của tác giả

Việt Lam tiểu sử? Dẫu sao tác giả Việt Lam tiểu sử chót làm việc với ngườiPháp, biết “ăn nói làm sao bây giờ?” Một con người dù chót lỗi lầm nhưng

đã biết hối hận, có nghĩa là ở họ còn có lương tri Từ đó, tác giả bài viết đãbày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với tác giả Việt Lam tiểu sử: “Hiểu đượcnhững mâu thuẫn giằng xé trong con người cá nhân thời ấy, thấm thía cái giá

mà dân tộc phải trả cho cuộc sống tự do, hạnh phúc hôm nay, ta mới thôngcảm được với các tác giả Việt Lam tiểu sử Và, càng cảm thông với nỗi khổtâm của thế hệ ấy, ta càng trân trọng chút ánh sáng lương tri mà họ gửi gắm

một cách “mờ mờ nhân ảnh” trong tác phẩm” [43,554]

Như vậy, tác phẩm Việt Lam tiểu sử đã được các nhà nghiên cứu tiếpcận và khẳng định ở từng luận điểm cụ thể phục vụ cho các mục đích nghiêncứu khác nhau Tuy nhiên, những bài viết về nghệ thuật thể hiện nhân vật vẫncòn hạn hẹp Đây cũng chính là một gợi ý, một cơ hội để người viết thực hiện

đề tài Tìm hiểu về nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tác phẩm Việt Lam tiểu

sử giúp người đọc thấy được một khía cạnh giá trị của tác phẩm, qua đó có cáinhìn thấu đáo hơn về ý nghĩa của tác phẩm Việt Lam tiểu sử

3 Phạm vi đề tài

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành đọc và tham khảo một số tácphẩm sau:

- Đọc tác phẩm Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan

- Đọc tham khảo (để đối chiếu so sánh) một số tác phẩm thuộc thể loạitiểu thuyết chương hồi như:

+ Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm)

Trang 16

+ Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung).

- Ngoài ra chúng tôi còn đọc và tham khảo bộ sử:

+ Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên)

4 Nhiệm vụ nghiên cứu4.1 Luận văn cố gắng góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đếntác giả, tác phẩm Việt Lam tiểu sử

4.2 So sánh nhân vật trong Việt Lam tiểu sử với những nguyên mẫu tronglịch sử để lý giải những tương đồng và khác biệt giữa nguyên mẫu và các hìnhtượng văn học

4.3 Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện nhân vật của tiểuthuyết Việt Lam tiểu sử để thấy được một phần tư tưởng của tác giả, đồng thờikhẳng định những đóng góp, những thành tựu của tác phẩm Việt Lam tiểu sửđối với thể loại tiểu thuyết chương hồi

5 Phương pháp nghiên cứu5.1 Phương pháp khảo sát thống kê và tổng hợp

Sử dụng phương pháp này, người viết có thể khái quát được những nét

cơ bản nhất trong nghệ thuật thể hiện nhân vật của tiểu thuyết Việt Lam tiểu

sử thông qua việc khảo sát các nhân vật trong tác phẩm Phương pháp khảosát, thống kê và tổng hợp cũng là cơ sở tạo dữ liệu để chúng tôi thực hiện cácbước tiếp theo là phân tích - bình giá Đây cũng là một phương pháp rất quantrọng, giúp người nghiên cứu rút ra được những kết luận chính xác khoa họcđồng thời làm tăng thêm tính thuyết phục cho những kết luận khoa học ấy

5.2 Phương pháp phân tích tác phẩm và phân tích nhân vật theo loại hìnhMỗi một thể loại văn học đều có những đặc trưng riêng biệt Do đó khinghiên cứu, chúng tôi quan tâm sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm theođặc trưng thể loại, nhằm đảm bảo tính chính xác khoa học khi phân tích vănhọc, tránh áp đặt chủ quan

Trang 17

5.3 Phương pháp so sánh văn học

Sử dụng phương pháp này, người viết nhằm để đối chiếu giữa các nhânvật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử với các nhân vật nguyên mẫu có tronglịch sử để thấy được những nét tương đồng, khác biệt, đồng thời thấy được tàinăng và sáng tạo của nhà văn Lê Hoan trong quá trình đưa từ các nguyên mẫulịch sử thành các hình tượng văn học

6 Những đóng góp của luận văn

- Lần đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống về nghệ thuật thể hiện nhân vậttrong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan

- Tìm tòi khám phá những vẻ đẹp còn tiềm ẩn trong Việt Lam tiểu sử - mộttác phẩm có giá trị nghệ thuật nhưng bấy lâu nay chưa được nhiều người biếtđến

- Làm rõ tài năng sáng tạo của Lê Hoan trong việc nhào nặn từ các nguyênmẫu lịch sử thành nhân vật văn học

7 Cấu trúc của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triểnkhai thành ba chương sau đây

Chương 1: Tác giả, tác phẩm và vấn đề thể loại trong tiểu thuyết ViệtLam tiểu sử

Chương 2: Nhân vật trong Việt Lam tiểu sử từ nguyên mẫu đến hìnhtượng văn học

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tác phẩm Việt Lam tiểusử

Trang 18

NỘI DUNGCHƯƠNG MỘTTÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI TRONG

TIỂU THUYẾT VIỆT LAM TIỂU SỬ

1 Tác giả Lê Hoan

Lê Hoan (1856 - 1915) tự là Ưng Chi, hiệu là Mục §×nh, thụy là VânNghị Ông sinh ngày 28 tháng 12 năm Bính Thìn (1856) Người thôn Cự Lộc,

xã Nhân Mục Môn, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay là phường ThượngĐình, quận Đống Đa, Hà Nội Ông vừa là quan lại vừa là một nhà văn TheoThanh Trì Lê Lựu thị thế phả, Lê Hoan từng giữ các chức Binh bộ thượng thưkiêm Đô sát viên Hữu đô ngự sử, Tổng đốc Ninh - Thái - Hải - Yên, tước PhúHoàn nam

Theo cách nhìn nhận của những người hoạt động chính trị, ngườinghiên cứu lịch sử mấy chục năm gần đây thì Lê Hoan là người không dànhđược bao nhiêu thiện cảm với quốc dân Ông đã từng hợp tác với kẻ thù vàđàn áp những cuộc khởi nghĩa, làm hại người yêu nước và phản bội lại sựnghiệp giành độc lập của dân tộc Việt Nam Trong tiểu sử của Lê Hoan, còn

có nhiều những ý kiến xuyên tạc cho rằng ông là một kẻ võ biền không có họchành gì Trải qua sự biến thiên của lịch sử những điều tiếng về tác giả LêHoan đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân Việt Nam

Trên thực tế, lịch sử không chỉ giản đơn như vậy, xung quanh vấn đềtiểu sử Lê Hoan còn có nhiều uẩn khúc khiến cho chúng ta không khỏi bănkhoăn và đặt ra nhiều câu hỏi Đặc biệt là gần đây, các nhà nghiên cứu đã thuthập được một số những tư liệu quan trọng có liên quan tới cuộc đời nhà văn

Lê Hoan Đây chính là những căn cứ khoa học góp phần giúp cho chúng ta cónhững cách nhìn nhận mới hơn về nhân vật này

Trang 19

Theo sử sách, viên khâm sai đại thần Lê Hoan là một người được thựcdân Pháp giao dẹp yên cuộc khởi nghĩa Yên Thế Nhưng trong “Từ điển thưmục tác giả, tác phẩm tổng quát, cổ điển và hiện đại về Đông Dương thuộcPháp” của A.Brebion có viết: “Năm 1909, khi còn là Tổng đốc Hải Dương,

ông lại được bổ nhiệm làm khâm sai và ngày 4 tháng 8 ông ta đã chỉ huy bốn

trăm thân binh để tìm cách bắt liên lạc với các toán phỉ ở Yên Thế, trong đó

có toán phỉ của Đề Thám Cuối năm đó ông ta bị kết tội làm những điều hạiđến thanh danh và hùm theo trùm phỉ và cuối cùng là tội phản bội”

[2,230]

Năm 1998, GS Lê Thành Khôi có chuyển cho báo Xưa và Nay một bứcthư của nhà sử học Charles Fourniau Ngay sau khi nhận được bức thư này,báo Xưa và Nay đã kịp thời đăng tải được tới bạn đọc Trong thư gửi cho LêThành Khôi đề ngày 18 - 7 - 1998, Charles Fourniau có nói rõ là khi trở lạinghiên cứu về Doumer, ông đã tìm lại được những tài liệu có liên quan tới LêHoan Fourniau cho biết trong một báo cáo của viên chỉ huy Pháp Penequincho tổng chỉ huy quân đội Pháp đề ngày 13 - 10 - 1897 (nằm trong hồ sơ số

19243 ở Aixcote: CAUM - Indo GGI - Gouvernement general del Indochine)nói ông ta nắm trong tay bức thư của Lê Hoan viết năm 1892 gửi cho Đề Kiềunói rằng: “Lúc này chống với quân Pháp phỏng có ích gì, vì họ mạnh hơn.Chúng ta hãy làm như đã từ bỏ sự nghiệp của người nước Nam, mà chỉ canthiệp với Pháp thôi Chúng ta phải kiên trì rồi một ngày kia chúng ta sẽ tậphợp chống lại chúng và tống chúng ra biển Thời cơ lúc này chưa đến, tốt hơn

hết hãy ru ngủ chúng bằng tình bạn giả vờ của chúng ta” [50,29] RồiPennequin kết luận: “Chúng ta đang bị khối quan lại và nho sĩ căm ghét, họkhông từ bỏ việc đánh đuổi chúng ta đâu” [50,29]

Cũng trên Tạp chí Xưa và Nay số 55 tháng 9 năm 1998, có đăng tải tàiliệu về Lê Hoan do bà Phan Thị Minh Lễ gửi về từ Pháp Trong thư, bà PhanMinh Lễ nói rằng từ lâu nhân tìm tòi những nhân vật cách mạng chống Pháp

Trang 20

từ đầu thế kỷ XX, bà có tìm thấy trong hồ sơ mật thám Pháp hai bài báo “LeJournal de Paris” viết về nhân vật Lê Hoan có liên quan tới Đề Thám cùngtoàn quyền Đông Dương Tiến sĩ Phan Minh Lễ cũng gửi hai bài báo đã đọcđược tại cục lưu trữ cơ quan mật thám của Pháp, bài thứ nhất “Ông Picquíechống Lê Hoan” đăng trên báo Le Journal de Paris số ra ngày 1- 4-1910 Bàibáo có đoạn viết: “Vụ khâm sai Lê Hoan đã diễn biến một cách kỳ quặc, ôngPicquíe toàn quyền Đông Dương lâm thời, người đã ra lệnh chấm dứt quyềnhành đặc biệt của viên quan khâm sai ngày 1 tháng 3 vừa qua, vừa ra lệnh mở

cuộc điều tra về hành vi nhận hối lộ của viên khâm sai, cùng với những người

xung quanh ông ta” [32,31] Bài thứ hai Lê Hoan có phải là kẻ phản bội haykhông? số ra ngày 24 - 4 - 1910 Bài báo có đoạn viết: “Cuộc điều tra về Lê

Hoan đang tiếp tục Chúng tôi nói những gì về con người này

Ngày nay, ai cũng biết rằng Lê Hoan được nước Pháp giao trách nhiệm

săn đuổi và bắt Đề Thám, lại trao đổi thư từ với Đề Thám một cách hoàn toàn

thân mật Bản gốc của những thư từ này được tìm thấy tại vị trí NUI LANG(chỗ này bản chụp lại mờ không có dấu – ND) do Đề Thám để lại sau mộttrận đánh quyết liệt khiến cho bốn mươi lính Pháp phải thiệt mạng” [32,31]

Cả hai bài báo này đều là những tài liệu quan trọng được cắt ra và lưu vào hồ

sơ về Lê Hoan của mật thám Pháp

Gần đây nhất, trên báo Xưa và Nay số 110 (2 - 2002), có đăng bàiQuanh việc đánh giá nhân vật Lê Hoan trong lịch sử cận đại của thạc sĩ sửhọc Gerard Sarger Đại học Cambridge Thạc sĩ Gerard Sagrer cho biết: “Ngay

sau khi bắt tay vào việc nghiên cứu những cuộc nổi dậy và bạo động của nông

dân Trung du Bắc Bộ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tôi gặp phải nhữngvấn đề có liên quan đến viên đại thần Lê Hoan” [52,34] Khi bắt đầu tiếp xúcvới những tư liệu trong Cục lưu trữ Hải ngoại của Pháp và Cục lưu trữ Quốc

gia Việt Nam, Gerard Sarger phát hiện ra một số vấn đề nổi bật trong các tài

Trang 21

liệu của Pháp nói về Lê Hoan là các quan chức Pháp không hề tin tưởng ông

ta “Các quan chức ở mọi cấp từ địa phương đến toàn quyền đều tỏ ra nghingờ lòng trung thành của Lê Hoan đối với chế độ thuộc địa Ngay cả cho tớinăm 1909 khi Lê Hoan được bổ nhiệm làm khâm sai có trách nhiệm dẹp yên

cuộc khởi nghĩa Yên thế, Thống sứ Pháp Bắc Kỳ buộc phải cấm Lê Hoan tiếpxúc với báo giới người Âu để tổ chức phỏng vấn công khai vì sợ ông ta chỉtrích hay gây rối cho chính quyền Trong một bức thư gửi cho Công Sứ HảiDương nơi Lê Hoan làm tổng đốc, viên Thống sứ Pháp Simoni viết: “Đề nghịbáo cho tổng đốc biết rằng ông ta không được trả lời phỏng vấn công khainhất là các cuộc phỏng vấn mà ông ta có thể chỉ trích chính quyền hay chính

sách của chính phủ” [52,34] Theo thạc sĩ Gerard Sarger, mọi sự không tintưởng này không phải là không có cơ sở Trong khi Lê Hoan mở chiến dịchchống Hoàng Hoa Thám vào 1896, thủ lĩnh nghĩa quân này bố trí giết hai tênPháp Cuộc điều tra ngay sau đó cho thấy có thể Lê Hoan đã liên kết vớiHoàng Hoa Thám nhưng do chưa có bằng chứng hoàn toàn chính xác nênchính phủ Pháp chỉ chuyển Lê Hoan khỏi vị trí hoạt động và giáng chứcxuống hai cấp

Ngoài ra, Gerard Sarger còn cung cấp thêm một số thông tin khác kháquan trọng Đó là đến thời điểm xảy ra vụ âm mưu đầu độc trại lính Pháp ở

Hà Nội năm 1908 thì Lê Hoan đã được hồi phục chức vụ của mình và được bổnhiệm làm Tổng đốc tỉnh Hải Dương Năm1909 khi Lê Hoan được bổ nhiệmlàm chỉ huy một đội cảnh sát đi dẹp yên cuộc khởi nghĩa Yên Thế với vai tròquan trọng, Lê Hoan không những chỉ huy lực lượng cảnh sát chính quy tuầntiễu khắp vùng trung tâm Bắc Bộ mà còn có quyền thuê thám tử bí mật và cấpcho họ giấy tờ xác nhận Loại giấy tờ này cho phép họ đi lại tự do khắp vùng

Cuối năm 1909 xảy ra vụ hai ông Đỗ Văn Huỳnh và Vũ Ngọc Thụy bị bắt

Điều đáng nói là cả hai người này đều mang tờ chứng minh họ là mật thám

Trang 22

của Lê Hoan “Huỳnh mang giấy tờ của cháu ông ta là Nguyễn Tư Trung, cóhai bộ giấy tờ căn cước cho phép anh ta an toàn khi ở nhà, trong khi ông bác

lại sử dụng giấy căn cước đó để đi lại như con thoi giữa Yên Thế và Hà Nội

Về phần mình Thụy là gián điệp chính thức của Lê Hoan” [52,35] Vụ việcnày đã khiến người Pháp đặt ra câu hỏi vì sao Huỳnh và Thụy có thể đi lại tự

do khắp Bắc Kỳ lâu đến như vậy? Tuy nhiên trong vụ việc này, không chỗnào có bằng chứng cho thấy Lê Hoan biết về hoạt động của các điệp viên củamình Lê Hoan có thể phủ nhận một cách hợp lý mọi sự liên quan và đưa vụviệc xuống chỉ còn là một sự thất bại đáng tiếc trong việc đánh giá cấp dưới,

vì không có chứng cớ nên người Pháp đành chấp nhận lời giải thích này vàđưa ra những lời nhận xét chua cay của phòng nhì nói với công sứ Pháp:

“Những sự kiện thực tế này thể hiện rõ ràng là chúng ta chỉ có thể đặt rất ítniềm tin vào các điệp viên Việt Nam và càng giải thích thêm vì sao mà chúng

ta lại rất khó khăn trong việc phát hiện ra nơi ẩn náu của nghĩa quân, saumỗi lần giao chiến” [52,35] Sự việc diễn ra khiến người ta đánh giá Lê Hoan

đã hỗ trợ bí mật cho chính người mà phía Pháp đã cử Lê Hoan đi để phá hoại

Thêm vào đó ngày 23 tháng 3 năm 1909, ngay sau khi bắt đầu chiến dịch cuốicùng chống Hoàng Hoa Thám, Thống sứ Simoni ở Hà Nội nhận được một bứcthư lạ của công sứ lạng sơn tên là Du Vaure giải thích rằng vào tháng 8 năm

1908 ông ta đã bắt giữ một trong số thủ lĩnh chính của Đề Thám tên là DươngBang, cùng với 13 người khác Trong cuộc thẩm vấn, Dương và những ngườicủa ông ta đã xác nhận là kế hoạch âm mưu đầu độc trại lính Pháp ở Hà Nội là

do một nhóm quan lại cao cấp của triều đình vạch ra dưới sự lãnh đạo của LêHoan Tuy nhiên với sự khôn khéo thông minh của Lê Hoan, mọi lời cáo buộccủa người Pháp đều trở nên vô căn cứ và không được bảo đảm

Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến Lê Hoan, thạc sĩ sử họcGerard Sarges đặt ra câu hỏi: “Vậy Lê Hoan có phải là nhà yêu nước hay

Trang 23

không? Phải chăng trong lúc Lê Hoan vừa là một đầy tớ trung thành của chế

độ thực dân Pháp ông ta lại hợp tác với Hoàng Hoa Thám và những ngườikhác để đuổi Pháp ra khỏi Việt Nam? Kết luận này là một cách để giải thíchnhững sự kiện trên Dù có một sự nghiệp dài và nổi bật nhưng Lê Hoan chưa

bao giờ được người Pháp tin tưởng một cách tuyệt đối” [52,40]

Khi tìm hiểu và đánh giá về tác giả Lê Hoan, ngoài căn cứ từ những tàiliệu quan trọng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sưu tầm chúng

ta không thể không chú ý đến hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những nămcuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Sau bao nhiêu năm lăm le dòm ngó, ngày 31 - 8 - 1858 thực dân Pháp

nổ súng vào cửa bể Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược chính thức nước ta Ngày

10 tháng 2 năm 1859 từ Vũng Tầu chúng pháo kích các công sự bảo vệ conđường thuỷ vào Gia Định và 8 ngày sau chúng chiếm thành Gia Định Từ giữathế kỷ trước trong cuộc chiến đấu chống Pháp, Miền Nam đã đi đầu trong toànquốc Thực dân Pháp phải trải qua một thời gian non bốn mươi năm mới đặtđược ách thống trị trên đất nước ta Trong thời gian ấy, chúng lần lượt đánhchiếm ba tỉnh miền Đông rồi tiến đánh ba tỉnh miền Tây Sau khi chiếm đượctoàn bộ Nam Kỳ thực dân Pháp bắt đầu đánh ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ Thắnglợi của thực dân Pháp đánh dấu bằng những hàng ước của triều đình Huế kýkết với chúng Hàng ước năm 1862 nhường ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, ĐịnhTường và đảo Côn Lôn cho thực dân Pháp Điều ước và thương ước 1883 và

1884 thì công nhận sự đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam Đếnđầu thế kỷ XX thực dân Pháp thực sự tiến hành khai thác thuộc địa về mặtkinh tế, nhân dân lầm than cơ cực, xã hội có sự phân hóa giai cấp sâu sắc

Tương lai của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX còn mờ mịt, phong tràoyêu nước giải phóng dân tộc đang tạm thời bị thất bại Trước tình hình đó một

bộ phận không nhỏ trong hàng ngũ quan lại triều đình Huế hoang mang Theo

Trang 24

Pháp thì sợ bị lên án, nhưng không theo lại sợ Pháp, đương đầu với Pháp cũngkhông dám, đã có một số cá nhân mạnh bạo đứng hẳn vào hàng ngũ đối lậpvới kẻ địch, dứt khoát sống mái với kẻ thù để bảo vệ non sông, có người đầuhàng địch làm tay sai phản bội lại tổ quốc Có một số vì hoàn cảnh và một số

lý do khác nhau phải hợp tác với kẻ địch Một trong số những người đã nhậnquan tước của triều đình là Lê Hoan, mà triều đình lại đặt dưới sự bảo hộ củaPháp, do đó dù muốn hay không muốn Lê Hoan vẫn phải hành động theo sựchỉ huy của người Pháp Vì vậy, ông được liệt vào hàng ngũ bán nước hại dân

Thực ra, Lê Hoan cũng như một số quan lại của triều đình cũng có khi bị épbuộc, có người do bát cơm manh áo ràng buộc, cũng có người ngây thơ chínhtrị cả tin Pháp tưởng họ là những người khai sáng văn minh, chỉ sau khi làmviệc với người Pháp họ mới vỡ lẽ ra rằng mình bị lừa, đến lúc ân hận muốn từ

bỏ con đường quan tước để trở lại dân thường Nhưng mặc cảm tội lỗi đè nặnghai vai họ cũng không đủ dũng khí để làm lại cuộc đời Vả lại, chính ngườiPháp cũng không để cho họ cơ hội làm lại cuộc đời Có lẽ cũng bởi nhữngmặc cảm tội lỗi không thể thoát ra được cạm bẫy nên Lê Hoan đã kín đáo gửigắm tâm sự của mình trong lời tựa của tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử: “Cần phảitường tận bản sắc anh hùng Lê Thái Tổ Khi thời cơ chưa đến thì thuận theođạo trời, an tâm với mệnh, thương kẻ sĩ yêu dân lành, giả cách nhún

nhường

để khỏi nhận chức tước của triều ngụy Lúc thời cơ tới thì dùng người hiềntài, dựa vào kẻ có năng lực, điều binh khiển tướng tiêu diệt giặc Minh, khôiphục nước nhà Trong mười năm trù hoạch kinh dinh không có một việc làmnào của ngài chứng tỏ ngài không phải là vị quốc vương có trí, có nhân, códũng Nếu không phải là một ông vua độ lượng liệu có thể như thế đượcchăng?” [26,15]

Có thể nói rằng, nếu Lê Hoan không phải là người có tâm huyết thì khólòng mà có được sự đánh giá về Lê Lợi khá toàn diện và nói lời kính phục

Trang 25

thành thật, chất phát đến như vậy Việc lựa chọn chủ đề nói chuyện về vua LêThái Tổ lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng quân Minh giải phóng đất nước khỏiách thống trị của ngoại bang vào thế kỷ XV và sau đó lập ra triều đại hậu Lêtrong cuốn Việt Lam tiểu sử có vẻ như hơi lạ đối với một người đã từng phục

vụ một cường quốc ngoại bang muốn xâm lược Việt Nam Trong lời tựa củacuốn Việt Lam tiểu sử, Lê Hoan nói rằng ông cảm thấy cần phải xuất bản bảnthảo đó để các thế hệ người Việt Nam sau này có thể học về một người anhhùng dân tộc này và áp dụng một số bài học cho một số tình huống khó khăn

mà họ có thể gặp phải

Những dẫn chứng và các kết quả mà các nhà nghiên cứu tìm được mớichỉ là gián tiếp khó có thể đánh giá một cách chắc chắn về Lê Hoan và vai tròcủa ông trong lịch sử Việt Nam Nhưng qua những tài liệu mật những cuộcđiều tra tranh cãi, giúp chúng ta có thể nhìn nhận mới hơn về nhân vật này

Đúng như GS Chương Thâu đã nói: “Vấn đề rõ ràng là chưa thể kết luận

Nhưng phải chăng có thể đưa ra một suy nghĩ để giúp cho sự nghiên cứu, sự

bình luận được “văn hành công khí hơn” Đó là sự đánh giá nhân vật lịch sửcủa chúng ta không thể cứ theo một định kiến, một thói quen mà điều trước

mắt là phải có thật nhiều, thật dồi dào tư liệu lịch sử Công bằng hay bất công

chỉ có tư liệu mới là cơ sở vững chắc cho chúng ta đoán định” [63,397]

Về nhân vật Lê Hoan, các nhà nghiên cứu còn phải tốn kém khá nhiềuthời gian để chứng minh tranh luận nhưng có một điều ai cũng phải thừa nhận

đó là công lao của Lê Hoan đóng góp cho sự nghiệp văn học nước nhà quaviệc năm 1905 ông tổ chức cuộc thi thơ Đề Thanh Tâm Tài Nhân và một sốtác phẩm được các nhà nghiên cứu sưu tầm công bố như tiểu thuyết chữ HánViệt Lam tiểu sử (còn có tên Việt Lam xuân thu hơn 400 trang), Lê Lựu ThanhTrì thị thế phả và các văn bút văn bia, câu đối,

Trang 26

2 Tác phẩm Việt Lam tiểu sử

Việt Lam tiểu sử là một trong những sáng tác ra đời vào buổi xế chiềucủa tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại Không chỉ có nhiều uẩnkhúc trong vấn đề tác giả mà cuốn tiểu thuyết này còn nhiều vấn đề khá phứctạp khác cần được quan tâm xem xét

2.1 Tên gọiCho đến nay Việt Lam tiểu sử có 3 tên gọi: Hoàng Việt xuân thu, ViệtLam xuân thu, và Việt Lam tiểu sử Để xác định tên gọi đích thực của tácphẩm này, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na chúng ta cần phải phân loạitheo hai tiêu chí: Loại hình thể loại và nội dung

Trước hết là theo loại hình thể loại, dựa vào những chữ chỉ thể loại tácphẩm đứng cuối nhan đề của sách ta có thể chia chúng làm hai loại: Loại hìnhlịch sử và loại hình phi chức năng lịch sử Loại hình lịch sử gồm các nhan đềHoàng Việt xuân thu và Việt Lam xuân thu, chính hai chữ “xuân thu” cuốisách đã chỉ rõ rằng chúng thuộc loại hình lịch sử Bởi vì từ xưa người ta đã

dùng thuật ngữ xuân thu để chỉ các bộ sử biên niên của Trung Hoa Điều nàyxuất phát từ thuyết cho rằng Khổng Tử đã san định bộ sử biên niên nước Lỗ

mà đời sau gọi là xuân thu Sách xuân thu được liệt vào một trong năm bộkinh của Nho gia (kinh thi, kinh thu, kinh lễ, kinh dịch, kinh xuân thu) Loạihình phi chức năng lịch sử chính là nhan đề Việt Lam tiểu sử Sở dĩ gọi là tiểu

sử theo lời Lê Hoan giải thích trong lời tựa Việt Lam tiểu sử là để phân biệtvới chính sử

Theo nội dung, dựa vào nhan đề sách ta có thể chia nội dung tác phẩmthành hai loại: Loại viết về một thời đại không xác định và loại viết về thời đạixác định Loại viết về thời đại lịch sử không xác định là Hoàng Việt xuân thu

“Hoàng Việt” là khái niệm dùng để chỉ các triều vua nước Việt nói chungkhông giới hạn ở một triều vua nào nhất định Loại viết về một thời đại xác

Trang 27

định gồm Việt Lam xuân thu và Việt Lam tiểu sử “Lam” là chữ Lam sơn viếttắt “Việt” là Việt Nam Với nhan đề là Việt Lam xuân thu, Việt Lam tiểu sử,

dù tác phẩm thuộc loại hình văn học nào thì nội dung của chúng cũng chỉ nói

về thời kỳ Lam Sơn khởi nghĩa của người Việt

Hiện nay các thư viện Hà Nội còn lưu trữ ít nhất tám văn bản tác phẩm

Nội dung của chúng tuy có xuất nhập nhưng về cơ bản không khác nhaunhiều Văn bản đầy đủ nhất có 60 hồi thì 51 hồi (từ hồi 10 đến hồi 60) viết vềphong trào khởi nghĩa do Lê lợi lãnh đạo, 9 hồi còn lại (từ hồi 1 đến hồi 9) tuykhông trực tiếp phản ánh khởi nghĩa Lam Sơn nhưng tạo dựng không khí tiềnkhởi nghĩa Bởi vậy, nhan đề Hoàng Việt xuân thu không thật sự phù hợp vớinội dung tác phẩm dù trên thực tế nhan đề đó vẫn tồn tại và chiếm một tỉ lệ

khá lớn Hiện nay tám bản còn lưu trữ tại các thư viện quốc gia, viện sử học

và viện nghiên cứu Hán Nôm thì có tới sáu bản ghi tên tác phẩm là HoàngViệt xuân thu Đó là các bản mang số hiệu HVv 2085, VHv 1683, A13, A

3215 VH 141 và R451 Còn lại văn bản ghi tên tác phẩm là Việt Lam xuânthu, Việt Lam tiểu sử chỉ có hai đó là bản VHv1819 và HV 84 Điều đáng chú

ý là các sách mang nhan đề Hoàng Việt xuân thu đều là bản chép tay còn sách

có tên Việt Lam xuân thu, Việt Lam tiểu sử đều là bản in và được in vào nămMậu Thân 1908 thời Duy Tân

Bên cạnh đó trong lời đề tự cho Hoàng Việt long hưng chí viết 1804,Ngô Giáp Đậu vẫn gọi tác phẩm kia là Hoàng Việt xuân thu Ông viết: “Cáctruyện chí của nước Nam thời nào cũng có người sáng tác Sách Hoàng Việtxuân thu thuật lại duyên cớ phế hưng qua qua các đời” [43,332] (trích lại theoNguyễn Đăng Na) Lời đề tựa của Ngô Giáp Đậu cho thấy Hoàng Việt xuân

thu là nhan đề vốn có của tác phẩm và tới năm 1904 nó vẫn còn Thế nhưngtrong cả 8 văn bản nhất là văn bản đủ 60 hồi đều chỉ kể về thời Lam Sơn chứkhông thuật lại duyên cớ phế hưng qua các đời Cũng bởi đầu thế kỷ XX lịch

Trang 28

sử Việt Nam có cái gì đó na ná như những năm đầu thế kỷ XV Vì thế, người

ta đã sử dụng Hoàng Việt xuân thu để gửi gắm tâm sự cá nhân và cắt xén mộtphần nào đó đúng như lời nhận xét của GS Phan Huy Lê khi đọc Việt Lamxuân thu: “Những cứ liệu lịch sử đó đã bị tác giả cắt xén một cách rất tuỳtiện” Bởi vậy, Việt Lam xuân thu không đủ tư cách là tác phẩm thuộc loại

hình lịch sử mà thuộc loại hình phi lịch sử Nghĩa là tác phẩm đã được chuyển

từ văn học chức năng hành chính sang chức năng nghệ thuật qua sự “hư cấu”

và “sáng tạo” của tác giả Khi đã gia công nhào nặn thành “một bộ tiểu thuyếtlịch sử về cơ bản xây dựng theo sự hư cấu, theo trí tưởng tượng của tác giả”

thì hai chữ xuân thu không còn phù hợp với nhan đề của tác phẩm nữa Do đó,

Lê Hoan mới đặt nhan đề cho sách là Việt Lam tiểu sử để phân biệt với chính

sử Như vậy dựa vào nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm, đặt nhan đềViệt Lam tiểu sử như Lê Hoan là hợp lý Đây cũng là căn cứ để khi nghiêncứu thiên tiểu thuyết này, chúng tôi đã chọn tên gọi là Việt Lam tiểu sử

2.2 Vấn đề xác định tác giả Việt Lam tiểu sửTác phẩm Việt Lam tiểu sử không phải ngay từ khi sinh ra nó đã hoànchỉnh và có tên gọi như vậy Cho đến nay vấn đề ai là tác giả của Việt Lamtiểu sử vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau chưa đi đến thống nhất

Theo học giả Trần Văn Giáp xác định trong Tìm hiểu kho sách HánNôm (tập 2) thì tác giả tương truyền là Vũ Xuân Mai, Tri huyện Phúc Thọ (Hàtây)

Ngược lại với ý kiến của Trần Văn Giáp, nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễnlại cho rằng Vũ Xuân Mai không phải là người khởi thảo bộ tiểu thuyết lịch sửchương hồi Việt Lam tiểu sử Vũ Xuân Mai sống cùng thời với Lê Hoan, nếu

Vũ Xuân Mai là tác giả của Việt Lam tiểu sử thì chắc chắn Lê Hoan Phải biết,phải nói tới họ Vũ khi sửa chữa khắc in thành Việt Lam tiểu sử Ngược lại, VũXuân Mai cũng biết việc làm của Lê Hoan và không thể không có phản ứng gì

Trang 29

để “bảo vệ quyền tác giả” Theo Tạ Ngọc Liễn: “Việt Lam xuân thu vẫn là tácphẩm khuyết danh, chính Lê Hoan là người đã phát hiện rồi bỏ nhiều côngsức sửa chữa khắc in cuốn Việt Lam xuân thu cũng không nói ai là tác giả”[26,402].

Năm 1914, khi bắt đầu dịch và cho công bố bản dịch Việt Lam tiểu sử,Nguyễn Đông Châu viết trong nhời của người dịch sách rằng: “Nguyên bảnchữ nho truyện Việt Lam xuân thu này đã có từ lâu lắm không biết đích xáclà

ai làm nhưng có nhiều người truyền là của Nguyễn Trãi làm ra Đến năm Duy

Tân Mậu Thân (1908) quan Tổng Đốc Hải Dương Phú Hoàn tử Lê tướngcông có đề thêm bài tựa và khắc in ra, ai ai cũng được đọc và cũng lấy làmhay lắm Chúng tôi thấy sách hay nên dịch ra quốc âm để chư vị dễ xem,không chỉ mua vui trong mười lăm phút đồng hồ mà ai xem sách này còn biết

được sự tích nước mình” [5,1] Như vậy, nếu theo bản dịch của Đông Châu thìtác giả của Việt Lam tiểu sử có thể là Nguyễn Trãi và Lê Hoan Nhưng trongViệt Lam tiểu sử bản Nguyễn Đông Châu không có bài tựa của Lê Hoan Điềuđáng nói là, nếu đọc nhời của người dịch sách của Nguyễn Đông Châu thì

chúng ta sẽ thấy rằng tác phẩm Việt Lam tiểu sử hiện hành ngay khi mới đượcviết ra đã hoàn thiện và hay như vậy chứ không biết được là văn bản đã được

Lê Hoan gia công sửa chữa khá công phu

Bác bỏ ý kiến cho rằng Việt Lam tiểu sử là của Nguyễn Trãi làm ra, nhà

sử học Phan Huy Lê khi tìm hiểu tác phẩm Việt Lam tiểu sử đã đưa ra ý kiến:

“Căn cứ vào thể văn và nội dung của tác phẩm tôi nghĩ rằng chúng ta đã đủcăn cứ để bác bỏ ý kiến cho rằng đây là tác phẩm của thế kỷ XV do NguyễnTrãi viết” [31,33]

Năm 1999 khi dịch và công bố tác phẩm Việt Lam tiểu sử, tác giả TrầnNghĩa đã dựa theo ý kiến của học giả Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sáchHán Nôm (tập 2) và đi đến kết luận Việt Lam tiểu sử do Xuân Mai biên soạn,

Trang 30

Lê Hoan nhuận sắc Theo Trần Nghĩa: “Từ trước đã có văn bản Việt Lamxuân thu rồi đến năm Mậu Thân (Duy Tân 1908) Lê Hoan đã đưa vào đó đểbiên tập lại thành “Tân bản” với hi vọng nâng cao về nội dung cũng nhưnghệ thuật một tác phẩm tiểu thuyết lịch sử trình bày dưới dạng chương hồi”

[26,14]

Gần đây nhất năm 2006, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na có bài viết

“Việt Lam tiểu sử tác giả, tác phẩm, và phương pháp sáng tác” in trong Conđường giải mã văn học trung đại Việt Nam Trong bài viết, Nguyễn Đăng Na

đã đưa ra những căn cứ và lý giải về vấn đề ai là tác giả Việt Lam tiểu sử

Theo Nguyễn Đăng Na, Việt Lam tiểu sử thoát thai từ Hoàng Việt xuân thu

Bởi vậy, muốn biết ai là tác giả phải bắt đầu từ Hoàng Việt xuân thu Ngườiđầu tiên đề cập tới Hoàng Việt xuân thu có lẽ là Ngô Giáp Đậu - tác giảHoàng Việt long hưng chí Ông không chỉ cho biết nội dung Hoàng Việt xuânthu mà còn gợi ý thời điểm ra đời của nó có thể trước Việt Nam quốc chí củaNguyễn Khoa Chiêm Bởi vì, Việt Nam quốc chí được ra đời năm 1917 NếuHoàng Việt xuân thu ra đời trước thì tác phẩm này phải được viết chậm nhất

là năm 1719 Điều này hợp với ý kiến của Nguyễn Đông Châu: “Việt Lamxuân thu đã có lâu lắm, không biết đích xác ai làm nhưng có nhiều ngườitương truyền là của Nguyễn Trãi” [5,1] Nếu cho rằng Việt Lam xuân thu làcủa Nguyễn Trãi thì không đúng bởi ông sinh ở thế kỷ XV mà sách ra muộn

nhất là thế kỷ XVIII, nhưng khẳng định sách đã có lâu lắm là hoàn toàn đúng

Tuy nhiên, với các minh chứng nói trên, ta mới kết luận được rằng Hoàng Việtxuân thu ra đời chậm nhất là năm 1719 Câu trả lời ai là tác giả vẫn còn đang

bỏ ngỏ Sau Ngô Giáp Đậu là Trần Văn Giáp tuy nhiên Trần Văn Giáp cũngchỉ khảo về Việt Lam tiểu sử Ông cho biết tác phẩm “tương truyền” là của VũXuân Mai người phường Xuân Yên tỉnh Hà Nội, đậu cử nhân khoa kiến phúcGiáp Thân 1884 Tuy nhiên để lưu ý người đọc về lời truyền đó ông nhấn

Trang 31

mạnh “lời truyền này chưa tìm thấy ghi trong sách nào cả” Theo nhà nghiêncứu Nguyễn Đăng Na, để kết luận ai là tác giả của Việt Lam tiểu sử chúng ta

cần phải có những chân lý xác thực chứ không thể dựa vào những cảm nhận

“có lẽ đúng”, những “suy đoán” hay “tương truyền” Từ đó, Nguyễn Đăng Nacũng đưa ra ba chứng cớ để cho phép ta nghi ngờ một cách khoa học rằng tácgiả Việt Lam tiểu sử không ai khác ngoài Lê Hoan

Thứ nhất, khi viết lời tựa cho Việt Lam tiểu sử tại sao Lê Hoan khôngcông bố tên quyển sách mà ông đã cất công tìm tòi, mãi gần đây mới thấy

trong hòm sách của một danh gia? Ông chỉ gọi một cách lấp lửng là “sáchấy” Trong lời tựa, dù có tới bốn lần Lê Hoan nhắc tới tác phẩm do ông tìm ranhưng cả bốn lần ông đều dùng hai chữ “thị thư” hoặc “kỳ thư” Cách nói mập

mờ ấy, khiến ta nghĩ rằng cái gọi là “thị thư” hoặc “kỳ thư” là không có thực

mà do Lê Hoan bịa ra và đó chính là Việt Lam tiểu sử của ông Bên cạnh đó,đầu đề bài viết là Việt Lam tiểu sử tự thì “đắc thị thư” là “đắc Việt Lam tiểusử” Nhưng tại sao Lê Hoan không nói thẳng ra Việt Lam tiểu sử do ông sángtác ra? Cũng bởi vì, cuộc đời chính trị của ông còn nhiều khúc mắc Do vậy,ông phải lấp lửng “mới đây tìm trong hòm sách sử của một nhà có tiếng thấy

bộ sách này - bộ sách Việt Lam tiểu sử - nhưng vì lối viết chưa được (mườiphần) hoàn toàn khéo léo rõ ràng và hay” nên ông phải “lựa lúc rảnh rỗi sửachữa lại giao cho thợ đem khắc in” Vậy bài tựa đã mập mờ cho thấy tác giảcủa sách là Lê Hoan

Thứ hai, cũng trong bài tựa có một chi tiết chỉ ra rằng, trong quá trìnhtạo dựng tác phẩm, Lê Hoan đã sử dụng phương pháp thực địa bằng cách đikhảo sát trực tiếp các di tích của chiến trường xưa Điều đó khiến ta nghĩ rằngnếu Lê Hoan không phải là tác giả Việt Lam tiểu sử thì chí ít cũng là ngườigiữ vai trò quan trọng trong việc sinh thành ra tác phẩm

Trang 32

Chứng cứ thứ ba là, căn cứ vào tư tưởng chủ đạo xuyên suốt tác phẩmnhân vật Lê Thiện dường như là phát ngôn viên của tác giả Khi luận bàn vềquan hệ với nhà Minh, Lê Thiện nói:

- Ta nên hợp sức với nhà Minh mà diệt họ Hồ để khôi phục nhà Trần,

để cai trị một phương cứu cho dân khỏi chịu khổ sở [Hồi 10]

- Ta quân đơn tướng ít, nước nhỏ dân nghèo, thế mà muốn cầm vàinghìn quân ô hợp để kháng cự với trăm vạn quân hùm beo có khác gì lấytrứng trọi với đá… không gì bằng hiệp với nhà Minh để trừ giặc Hồ khiến cho

nước Nam lại về chủ cũ Nếu nhà Minh có bụng dòm nom cũng còn phải sợ

tai tiếng không dám làm [Hồi 12]

Đây cũng chính là tư tưởng của Lê Hoan đã được gửi gắm trong bàitựa: “Thời mà chưa đến thì thuận theo mệnh thời đến thì dùng người hiền,

sử dụng người tài, khiển tướng xuất quân diệt giặc Minh mà yên định nướcnhà,…” [26,15] Tác giả Việt Lam tiểu sử muốn ví mình với Lê Lợi nhận chức

tuần kiểm Giao Chỉ của người Minh, giữ chức Kim Ngô đại tướng quân choQuý Khoáng Đó là vì thời chưa tới nên phải giả cách nhún nhường Điều đặcbiệt, tư tưởng xuyên suốt Việt Lam tiểu sử rất giống nội dung bức thư của LêHoan gửi Đề Kiều mà Tạp chí Xưa và Nay mới đây vừa công bố: “Lúc nàychống với quân pháp phỏng có ích gì, vì họ mạnh hơn Chúng ta hãy làm như

đã từ bỏ sự nghiệp của người nước Nam, mà chỉ thân thiện với Pháp thôi.Chúng ta phải kiên trì rồi một ngày kia chúng ta sẽ tập hợp chống lại chúng

và tống chúng ra biển Thời cơ lúc này chưa đến Tốt hơn hết là hãy ru ngủchúng bằng tình bạn giả vờ của chúng ta” [50,29]

Sự nhất quán giữa Việt Lam tiểu sử, tư tưởng chủ đạo của tác phẩm vàbức thư gửi cho Đề Kiều khiến chúng ta không thể không nghĩ rằng tác giả

Việt Lam tiểu sử chính là Lê Hoan

Trang 33

3 Vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử3.1 Khái niệm tiểu thuyết chương hồi

Theo Từ điển văn học, tiểu thuyết chương hồi là: “Thuật ngữ chỉ mộtdạng thức tiểu thuyết trường thiên quan trọng trong văn học cổ điển TrungQuốc và Việt Nam Tiểu thuyết viết theo dạng này, phân chia tác phẩm thành

các hồi khác nhau phát triển từ lối giảng sử thoại bản (kể chuyện lịch sử, thời

Tống - Nguyên Giảng sử thoại bản là hình thức kể chuyện (chủ yếu là truyện

lịch sử) được những người kể chuyện trong dân gian (thuyết thoại nhân người kể chuyện, thuyết thư nhân - người kể sách) các đời kể lại, đối vớinhững câu chuyện có dung lượng lớn, họ không kể xong ngay trong một lầnnên buộc phải ngắt thành các phần khác nhau, mỗi phần được đặt một tiêuđề

-để tóm lại nội dung, đó chính là cơ sở hình thành các hồi và tiêu đề các hồicủa tiểu thuyết chương hồi về sau” [24,1732]

3.2 Hoàn cảnh ra đờiTiểu thuyết chương hồi xuất hiện khá sớm và phát triển mạnh nhất vàokhoảng thời gian từ thế kỷ XIV đến đầu thế kỉ XIX ở Trung Quốc TrungQuốc là một nước có nền văn hóa phát triển rực rỡ và lâu đời, một trongnhững thành tựu vĩ đại của văn hóa Trung Quốc là văn học Bên cạnh nhữngthành tựu đạt đến trình độ cổ điển, mỗi thể loại gắn với một triều đại, kiểu nhưĐường thi, Tống từ, người ta không thể không nhắc tới tiểu thuyết chương hồithời Minh - Thanh, với những tác phẩm như Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký,Thuỷ hử, Hồng lâu mộng,

Nhận xét về quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết, tác giả

Hà Minh Đức cho rằng: “Ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng,hành trình của tiểu thuyết có những bước phát triển riêng của nó Ở TrungQuốc, tiểu thuyết xuất hiện sớm, vào thời Ngụy Tấn (thế kỷ III – IV) dưới dạng

“chí nhân”, “chí quái” Sang đời nhà Đường xuất hiện loại tiểu thuyết

Trang 34

“truyền kỳ”, đời Tống xuất hiện thêm tiểu thuyết “thoại bản” Sang đến đời

Minh, văn học Trung Quốc bước sang giai đoạn phát triển rực rỡ của tiểuthuyết với những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng như Tam quốc diễnnghĩa (La Quán Trung), Thuỷ hử (Thi Nại Am), Tây du ký (Ngô Thừa Ân),Kim bình mai (Tiếu Tiên Sinh) Đến đời Thanh, tiểu thuyết Trung Quốc được

bổ sung thêm một số tác phẩm khai thác nội dung số phận đời tư và đạo đức,

ví dụ như: Chuyện làng Nho (Ngô Kính Tử), Hồng lâu mộng (Tào TuyếtCần), ” [20,188]

Chúng ta có thể hình dung con đường hình thành tiểu thuyết chương hồi

ở Trung Quốc như sau:

Từ thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều (thế kỷ III - VI), mầm mống của tiểuthuyết đã xuất hiện dưới dạng “chí nhân”, “chí quái” Chí nhân, chí quái lànhững câu chuyện về những con người phi phàm, sự tích quái dị Chí ở đâynghĩa là rất nhiều yếu tố hoang đường (cái kỳ - cái ảo, cái thần kỳ nhưng chưavượt khỏi cái nhận thức, nó vẫn phản ánh hiện thực; cái quái – các yếu tố kỳ

ảo vượt quá ngưỡng đến mức khó tin)

Đến đời Đường (thế kỷ VII - XI), trong xã hội có sự phân hóa, đối lậpgiai cấp sâu sắc, đô thị bắt đầu phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho tiểuthuyết truyền kỳ xuất hiện Truyền kỳ là những sự tích ly kỳ được lưu truyềnqua các thế hệ Tiểu thuyết truyền kỳ xuất hiện nhằm phản ánh sự thật đờisống, những thói hư tật xấu trong xã hội đồng thời thể hiện những khát vọngbình đẳng của nhân dân

Sang đến thời kỳ Tống - Nguyên (Thế kỷ XI - XIII) Đây là giai đoạn

mà các thoại bản đang bước vào thời kỳ nở rộ Do điều kiện kinh tế ngày càngcao hàng loạt các đô thị mọc lên Khi xã hội phát triển đòi hỏi những món ăntinh thần mới đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của nhân dân Từ đó xuất hiệntờng lớp người nghệ nhân, nghệ sỹ đảm nhiệm vai trò kể chuyện cho tầng lớp

Trang 35

thị dân Những câu chuyện được bắt đầu từ những bản thoại (nguyên là bản đềcương mà người kể dựa vào đó để kể cho độc giả nghe) Thoại bản là nhữngcâu chuyện sống thực, hình thành từ lối kể chuyện của những người bình dân

ở nông thôn và thành thị khi qua môi trường diễn xướng, nó trở thành một loạihình văn học thu hút được đông đảo lớp độc giả Thoại bản có nhiều loại trong

đó phổ biến là thoại bản giảng sử (tức là kể chuyện lịch sử) Thoại bản giảng

sử thường là trường thiên Câu chuyện lịch sử dài phải chia làm nhiều đoạnkhi kể không chỉ gói gọn trong một đêm mà có thể kéo dài trong nhiều đêm

Chính những bản thoại đó dẫn đến sự ra đời của tiểu thuyết chương hồi thờiMinh Thanh

Cho đến thời Minh Thanh, tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa đã pháttriển mạnh mẽ và thực sự khẳng định được vị thế của mình trong nền văn học

cổ điển Trung Quốc Ở thời kỳ này, tiểu thuyết chương hồi tiếp tục kế thừa vàphát huy những thoại bản thời Tống Nguyên Từ những câu chuyện có dunglượng lớn, cốt truyện phải ngắt thành nhiều khúc đến thời kỳ này các tác giả

đã liên kết móc xích giữa khúc trước và khúc sau tạo thành những tiểu thuyếtchương hồi Vào khoảng giữa đời Thanh với Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính

Tử và Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc

đã phát triển tới đỉnh cao nhất

Ở Việt Nam, mãi đến gần cuối hành trình trung đại thế kỷ XVIII - XIXnhờ những điều kiện nhất định và sự thúc đẩy của lịch sử, thể loại tiểu thuyếtchương hồi mới ra đời Truyện ngắn lịch sử chính là cơ sở để tiểu thuyếtchương hồi Việt Nam ra đời Giai đoạn đầu (thế kỷ X – XIV), truyện ngắnlịch sử hình thành là nhờ truyền thống tự sự dân gian, tự sự chức năng (hànhchính và lễ nghi) và tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của nền tiểu thuyết TrungHoa Tiểu thuyết Trung Hoa ban đầu được mô phỏng thành các truyện thơNôm rồi sau đó khi chữ quốc ngữ ra đời thì có nhiều tác phẩm được dịch sang

Trang 36

tiếng Việt Mở đầu cho việc du nhập các tác phẩm truyện viết theo kiểu vănngôn như: Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỷXVI), Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (thế kỷ XVIII).

Nói về nguồn gốc ra đời của tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tác giảTrần Nghĩa trong cuốn Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam cho rằng:

“Nhìn một cách bao quát, tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam ra đời là kết quả của

những hối thúc từ bên trong do sự vận động nội tại của bản thân nền họcthuật chữ Hán Việt Nam sinh ra, cộng với những kích thích từ bên ngoài dogiao lưu văn học đưa lại Thể hiện rõ nhất là ở các tiểu thuyết chí quái, truyền

kỳ và tiểu thuyết xã hội Xét về nguồn gốc nội tại tiểu thuyết chương hồi Việt

Nam ra đời trước hết liên quan tới kho tàng thần thoại, truyền thuyết vàtruyện tích Việt Nam, ” [44,17]

Bức tranh lịch sử xã hội Việt Nam từ thế kỷ XV - XVI - XVIII như mộtthôi thúc nội tại cần được ghi lại Bước vào thế kỷ XV lịch sử việt Nam cónhiều bước chuyển mới Sau chiến thắng giặc Minh triều Lê được thiết lập

Cho đến khi vua Thái Tổ, Thánh Tông, Hiến Tông lần lượt qua đời, các vua

Uy Mục, Tương Dực ăn chơi xa xỉ, chèn ép muôn dân khiến cho trăm họ oánhận Lợi dụng lúc rối loạn Mạc Đăng Dung cướp ngôi triều Lê, quyền lực lúcnày tập trung hết vào tay họ Mạc Các vua nhà Mạc cố gắng duy trì chính trị

ổn định nhưng vẫn không ổn định, làm nảy sinh những cuộc chia rẽ nội bộgiai cấp phong kiến Chiến tranh Lê - Mạc kéo dài từ năm 1533 tới năm 1592

Cuối thế kỷ XVI Bình An Vương Trịnh Tùng mâu thuẫn gay gắt với Thái TổNguyễn Hoàng khiến cho đất nước tạo thành cục diện tam phân Mạc - Lê -Nguyễn Nội chiến Lê - Mạc chưa hoàn toàn dứt hẳn thì chiến tranh Nam -Bắc nổ ra Trong vòng 150 năm kể từ 1527 – 1677 đất nước chia hai đàng, cáctập đoàn thống trị lao vào ăn chơi xa đọa khiến cho lòng dân cả hai miền oánhận

Trang 37

Những sự kiện lịch sử bão táp đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống

xã hội Với khả năng đặc biệt của mình, văn chương đã tái hiện các sự kiện đóbằng hàng loạt các tác phẩm cụ thể Trong hai loại hình văn học tự sự được sửdụng chủ yếu trong văn học trung đại lúc đó là chữ Nôm và chữ Hán, thì chữNôm về cơ bản không dùng để viết văn Do đó, loại hình tự sự phải dùng bằngchữ Hán Và trong loại hình văn xuôi tự sự chữ Hán, không phải ký, truyệnngắn mà chính là tiểu thuyết chương hồi, với quy mô lớn mới có khả năng táihiện bức tranh lịch sử - xã hội của thời đại Như vậy, việc Việt Nam tiếp thuthể loại tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa như một nhu cầu tất yếu để thể hiệnnội dung mới là phản ánh bức tranh xã hội đầy biến động của dân tộc

Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam là mô hình thể loại tiếp thu

từ tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Tuy nhiên, các tác giả chữ Hán ViệtNam chỉ vay mượn hình thức thể loại, những nguyên tắc xây dựng nhân vật,

sử dụng văn tự chữ Hán để sáng tác Trong quá trình sáng tác, họ luôn cốgắng chọn lọc những vấn đề có liên quan đến nghệ thuật sáng tạo, nhằm xâydựng một nền tiểu thuyết chương hồi mang đậm đà bản sắc Việt Nam

3.3 Đặc điểm thể loạiĐặc điểm của tiểu thuyết chương hồi rất phong phú và đa dạng Tuynhiên, ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản đáng chú ý như sau:

Đặc điểm của thể loại này là sự phân chia cốt truyện thành các hồi,quyển, tiết Mỗi hồi bao giờ cũng có tiêu đề giới thiệu nội dung chính sẽ đượctrình bày trong hồi Cuối mỗi hồi thường có một bài thơ của chính tác giả haycủa người đời sau được tác giả trích dẫn lại để đánh giá, bình luận về các sựkiện các nhân vật trong hồi và sau đó thường kết thúc bằng câu kiểu như:

“Muốn biết sự việc thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ” hoặc “hồi sau phân giải”.Khi bước sang hồi mới, vấn đề lại được tóm lược bằng một tiêu đề mới Cách

phân chia thành từng hồi và kết thúc theo kiểu hạ hồi phân giải có tác dụng

Trang 38

quan trọng trong việc gây ra sự chú ý cho người đọc khiến cho họ luôn luônhồi hộp, tò mò phải tiếp tục tìm hiểu các hồi tiếp theo.

Kết cấu của tiểu thuyết chương hồi được kết cấu theo trình tự thời gianđơn tuyến, dấu hiệu dễ thấy ngay khi mở đầu mỗi hồi hoặc mở đầu các đoạn

kể là những cụm từ: “Lại nói ”, “nay lại nói ”, “hồi bấy giờ…”, “lúc ấy…”,được lặp đi lặp lại như một công thức Tác giả thường đứng ở ngôi thứ ba để

giới thiệu dẫn dắt câu chuyện, nhân vật tự suy nghĩ và hành động Sau mộtkhoảng thời gian theo dõi các sự kiện trong một hồi, có nhiều nhân vật mớixuất hiện, nhiều sự kiện mới sảy ra, người trần thuật lo sợ người đọc khôngthể theo dõi tiếp nội dung trong các hồi trước đó, nên thường nhắc lại bằngcông thức “lại nói…” giúp cho trình tự các sự kiện được liền mạch

Nội dung phản ánh của thể loại tiểu thuyết chương hồi rất phong phú và

đa dạng Đó là toàn bộ diễn biến và vận mệnh của đất nước, những vấn đề đấutranh giai cấp của các tầng lớp, những cuộc đấu tranh phong kiến, ca ngợi các

vị lãnh tụ nhân dân có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh đó

Nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi rất phong phú, ngoài những nhânvật trung tâm đại diện tiêu biểu cho đạo đức phong kiến như các minh quân,các quan lại, khanh tướng, những trọng phu, liệt nữ, còn có những nhân vậtđám đông góp phần tạo nên một số lượng nhân vật đông đảo, giúp cho tiểuthuyết chương hồi có quy mô và khí thế hoàng tráng Các nhân vật trong tiểuthuyết chương hồi được miêu tả bằng âm mưu, lời đối thoại hoặc bằng cử chỉ(hành động hình dáng), hay những tiếng cười tiếng khóc mà hiểu ra kẻ chungngười nịnh, kẻ khí phách kẻ tiểu nhân, kẻ thị tài tầm thường, bậc anh hùnghào kiệt

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết chương hồi là ngôn ngữ khoa chương hoànhtráng kết hợp với lối diễn đạt giàu hình ảnh hoa mĩ, tượng trưng ước lệ trongnhững câu văn đăng đối nhịp nhàng tạo nên một vẻ đẹp riêng biệt cho thể loại

Trang 39

3.4 Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử – tiểu thuyết lịch sử được viết theolối kết cấu chương hồi

3.4.1 Thể loại tiểu thuyết lịch sửTheo các tác giả cuốn Từ điển văn học (bộ mới), thể loại tiểu thuyếtlịch sử là: “Thuật ngữ chỉ một loại hình tiểu thuyết hay tác phẩm tự sự hư cấulấy đề tài lịch sử làm nội dung chính” [24,1725]

Thể loại tiểu thuyết lịch sử được coi là một tiểu loại trong thể loại tiểuthuyết chương hồi Đây là những tiểu thuyết lấy đề tài từ trong sử sách vàđược viết theo lối kết cấu chương hồi Trong văn học trung đại Trung Quốc,tiểu thuyết lịch sử xuất hiện khá sớm và phát triển mạnh mẽ Thể loại này cònđược gọi bằng một cái tên khác là tiểu thuyết giảng sử để tránh nhầm lẫn vớitiểu thuyết lịch sử thời hiện đại Thể loại tiểu thuyết chương hồi Việt Nam rađời kế thừa những tinh hoa của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc nhưngkhông phản ánh đề tài phong phú như tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc màngay từ đầu đã tập trung phản ánh lịch sử dân tộc Điều này thể hiện rõ ngaytrên nhan đề của tác phẩm tiểu thuyết chương hồi Việt Nam như: Nam triềucông nghiệp diễn chí, Thiên Nam liệt chuyện, Hoàng Lê nhất thống chí Bởivậy, khi nói đến tiểu thuyết chương hồi Việt Nam là nói đến thể loại tiểu

thuyết lịch sử Nội dung tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thể hiện một thời kỳ lịch

sử nhất định với thời gian xác định, những sự kiện nhân vật có thật trên cơ sở

đó hư cấu thành một tác phẩm văn chương đích thực

3.4.2 Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - Tiểu thuyết lịch sử viết theo lốikết cấu chương hồi

Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan là một cuốn tiểu thuyết lịch sử được tácgiả lấy nhân vật, sự kiện từ trong lịch sử rồi hư cấu theo ý đồ sáng tác của

mình Nhan đề Việt Lam tiểu sử được Lê Hoan đặt nhằm phân biệt với chính

sử, cũng chính là để khẳng định đây là một tác phẩm văn học chứ không phải

Trang 40

là một tác phẩm lịch sử Nội dung phản ánh trong tác phẩm xuất phát từ bốicảnh lịch sử nước ta ba mươi năm đầu thế kỷ XV vào thời điểm diễn ra hàngloạt những biến cố trọng đại Họ Hồ cướp ngôi “làm cỏ” họ Trần, phong kiếnTrung Quốc đưa quân xâm lược vào quốc gia Đại Việt với một quy mô lớn vôcùng khốc liệt, từ vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn dưới

sự lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi trải qua bao gian nan thử thách đánhđuổi quân xâm lược lập nên triều Lê - một triều đại hưng thịnh nhất trongtriều đại phong kiến Việt Nam

Cảm hứng chủ đạo nhất trong tiểu thuyết chương hồi là ca ngợi nhữngcon người có đóng góp lớn lao đối với sự nghiệp chung của dân tộc, hoặcphản ánh cuộc đấu tranh giai cấp của tầng lớp nông dân,… Việt Lam tiểu sửcủa Lê Hoan đã góp phần ca ngợi công lao to lớn của người anh hùng Lê Lợilãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân trải qua nhiều hi sinhgian khổ cuối cùng đã dành được thắng lợi vẻ vang giải phóng nước nhà lậpnên triều Lê Thái độ ngợi ca của tác giả được gửi gắm ngay trong lời tựa củacuốn Việt Lam tiểu sử: “Cuốn sách đã kể lại cuộc đời Lê Thái Tổ từ nghìnnăm trước, nêu cao tên tuổi Lê Thái Tổ tới nghìn năm sau Đọc sách ấy nhưthấy bậc vĩ nhân ấy” [26,15]

Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử là một cuốn tiểu thuyết lịch sử được viếttheo kết cấu chương hồi gồm có sáu mươi hồi, với những diễn biến trọng đạidồn nén trong 365 trang sách chia làm ba quyển, quyển một có hai mốt hồi,quyển hai có mười chín hồi, quyển ba có hai mươi hồi Các hồi được xâydựng theo hồi chuẩn hầu hết ở đầu mỗi hồi có hai câu đối ngẫu tóm tắt nộidung và cuối mỗi hồi thường có hai câu thơ thất ngôn mang tính bình luận của

“thời nhân” hoặc “hậu nhân” nhằm đánh giá về con người hoặc sự việc vừađược kể trước đó Đi kèm với hai câu thơ thất ngôn là một lời hẹn Chẳng hạn:

Ngày đăng: 15/07/2016, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w