1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tác nghiên cứu thị trường tại công ty TNHH nhật việt

58 1,4K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 275,98 KB

Nội dung

Vậy việc quan trọng hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp nước ta là công tác nghiên cứu thị trường.. Các sản phẩm dép xốp,giày thể thao,sandal, túi, cặp thời tran

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đa phần các doanh nghiệp của nước ta những năm về trước thời kì cơ chế baocấp có các mặt hàng do nhà nước quy định hoặc chủ yếu là nhập khẩu Vì thế hànghóa của họ không mang tính cạnh tranh nên các doanh nghiệp thực hiện công tácnghiên cứu thị trường là rất hạn chế Nhưng trong những năm trở lại đây, nền kinh

tế chuyển sang cơ chế thị trường, khoa học kĩ thuật lại rất phát triển nên số lượnghàng hóa sản xuất ra nhiều chủng loại thì vô cùng phong phú Để doanh nghiệpthành công thì các doanh nghiệp cần thực hiện công tác nghiên cứu thị trường.Công tác nghiên cứu thị trường có tốt mới tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể đápứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường và tạo ra khả năng phát triển, khảnăng cạnh tranh cho doanh nghiệp một cách vững chắc và có hiệu quả

Vậy việc quan trọng hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp nước ta là công tác nghiên cứu thị trường Biết rõ được tầm quan trọng củanghiên cứu thị trường nên sau một thời gian học hỏi và tìm hiểu về công ty TNHHNhật Việt em đã chọn đề tài nghiên cứu thị trường giày dép tại công ty để nghiêncứu

Đề án được chia làm bà phần chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về công ty TNNH Nhật Việt

Chương 2: Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường tại công ty TNHH NhậtViệt

Chương 3: Đánh giá thực trạng công tác nghiên cứu thị trường tại công ty TNHHNhật Việt

Tuy có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn, hạnchế về nguồn tài liệu nên đề án của em không tránh khỏi những thiếu xót Em rấtmong nhận được sự góp ý và phê bình của các thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn

về đề án này

Cũng qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo ĐỖTHỊ HUYỀN TRANG đã giúp em hoàn thiện đề án này

Trang 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHẬT VIỆT

1.1 Quá trình ra đời và phát triển của công ty.

- Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Việt

- Địa chỉ trụ sở chính: 41A Lương Khánh Thiện, Phường Lương Khánh Thiện,

Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam

- Địa điểm kinh doanh:

+ Chi nhánh 1: Số 132 Cát Bi, Phường Cát Bi, Quận Hải An, Thành phố HảiPhòng, Việt Nam.( MS địa điểm kinh doanh : 00001 )

+ Chi nhánh 2: Thôn Xuân Đám, Thị Trấn Cát Bà, Huyện Cát Hải, Thành phốHải Phòng, Việt Nam.( MS địa điểm kinh doanh : 00003 )

+ Chi nhánh 3: Số 1009 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đông Hải 1,Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam.( MS địa điểm kinh doanh : 00004 )+ Chi nhánh 4: Khu chung cư Kiều Đông, Xã Hồng Thái, Huyện An Dương,Thành phố Hải Phòng, Việt Nam

- Công ty TNHH Nhật Việt được chính thức cấp chứng nhận ISO về quản lí

chất lượng sản phẩm vào ngày 01/01/2000

- Lấy biểu tượng làm thương hiệu cho công ty

- Công ty được thành lập theo quyết định số 073843 của sở kế hoạch và đầu tư

thành phố Hải Phòng và được cấp giấy phép kinh doanh vào ngày 29/12/1999 vàchính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/2000

- Vốn điều lệ : 60.000.000.000 đồng

- Các thành viên góp vốn:

Trang 3

Bảng 1.1 Danh sách các thành viên góp vốn của công ty TNHH

( Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế toán)

- Công ty Người đại diện theo Pháp luật: ông Trần Đình Thăng, Giám đốc.

- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh:

Bảng 1.2 ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH Nhật

Việt

1 Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên, đệm 15120

2 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân đâu vào đâu 82990

9 Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng khác 42900

12 Bán buôn máy móc,thiết bị và phụ tùng máy khác 4659

13 Bán buôn chuyên danh khác chưa được phân đâu vào đâu 4669

16 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động 5610

19 Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch 79200

20 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại 82300

( Nguồn: Phòng Marketing )Trong đó nganh nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất giày dép, sandal

Trang 4

Trải qua gần 16 năm hoạt động và phát triển công ty luôn hoàn thành mọi chỉtiêu và nhiệm vụ đề ra Đồng thời không ngừng cải tiến và sáng tạo các phươngthức sản xuất và kinh doanh ngày một tốt hơn Các sản phẩm dép xốp,giày thể thao,sandal, túi, cặp thời trang của công ty mang thương hiệu “ VENTO “, được sản xuấthoàn toàn bằng các nguyên liệu trong và ngoài nước, giành được nhiều sự tín nhiệmcao trên thị trường với nhiều tính năng vượt trội.

Để chọn 1 sản phẩm giầy dép thuần Việt, nhưng khá hiện đại và thời trang,đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước thường lựa chọn sản phẩm Vento.Những danh hiệu mà doanh nghiệp đã đạt được trong 16 năm qua :

- Huy chương vàng tại Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2003 –

2004

- Cúp vàng thương hiệu Việt 2004 – 2005 -2006

- Cúp vàng thương hiệu mạnh miền Duyên Hải Bắc Bộ 2007.

- Bình chọn tốp 500 thương hiệu Việt xuất sắc và doanh nhân tiêu biểu

Trang 5

Vai trò và quyền hạn của từng cá nhân, từng phòng chức năng và từng bộ phận sản xuất

Phòng tàichính kếtoán

Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc nôi chính

Phânxưởngxốp

Phânxưởngmay

Phânxưởngcắt

Trang 6

Giám đốc: là người được giao trách nhiệm quản lý Công ty, là người chỉ huy

cao nhất trong công ty Như vậy, giám đốc có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịutrách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất, kỹ thuật kinh doanh và đời sống củacông ty

Giám đốc là người đại diện trước Pháp luật của công ty, là người ra quyết định

có tính chiến lược đến vận mệnh của công ty Nói cách khác, Giám đốc là người cóảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại và phát triển của công ty

Phó Giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, được ủy quyền và có thể

phân quyền, quyết định trong phạm vi mà Giám đốc cho phép, giúp Giám đốc cóthời gian tập trung vào những vấn đề lớn, mang tính chiến lược

- Phó Giám đốc sản xuất: chịu trách nhiêm tổ chức, chỉ huy quá trình sản xuất

hằng ngày từ khâu chuẩn bị sản xuất đến bố trí, điều khiển lao động, tổ chức cấpphát vật tư

- Phó Giám đốc nội chính: Quản lý việc sử dụng các con dấu trongtoàn công ty đồng thời chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ trongnội bộ hành chính trong công ty

Các phòng ban chức năng: là những tổ chức bao gồm cán bộ, nhân viên kinh

tế, kỹ thuật, hành chính… được phân công chuyên môn hóa theo các chức năngquản trị có nhiệm vụ giúp phó Giám đốc chuẩn bị các quyết định, theo dõi, hướngdẫn các phân xưởng , các cán bộ sản xuất kinh doanh cũng như những cán bộ, nhânviên cấp dưới thực hiện đúng đắn kịp thời những quyết định quản lý

- Phòng kinh doanh: phụ trách mảng đối ngoại của công ty, từ việc hiệp tác

sản xuất, liên doanh, liên kết đến công tác mua vật tư, tổ chức tiêu thụ… Hay nóicách khác, phòng kinh doanh tổ chức hoạt động Marketing của công ty

- Phòng kỹ thuật, sản xuất: có nhiệm vụ phụ trách toàn bộ công tác lập

phương án thu mua, cấp phát vật tư cho toàn bộ công ty, bao gồm cả tài sản cố định,đồng thời chịu trách nhiệm trong khâu sản xuất và lưu kho sản phẩm hoàn thiện

- Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý nguồn

lực nhân sự trong công ty

Trang 7

- Phòng Tài chính-Kế toán: chịu trách nhiệm quản lý nguồn lực tài chính của

Công ty, nhập và xuất nguồn vốn kinh doanh và lập các báo cáo tổng hợp cuối kỳ

- Phòng Marketing: chịu trách nhiệm về nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh hoạt

động bán hàng

Các phân xưởng sản xuất: là các cơ sở sản xuất trực tiếp của công ty, có trách

nhiệm nhận kế hoạch sản xuất từ phòng Kỹ thuật-sản xuất, sản xuất và kiểm tra sản xuất, đảm bảo các sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu của thị trường

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Bảng 1.3 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhật Viêt.

Kết quả kinh doanh hàng

năm

So sánh Tuyệt đối Tương đối (%)

2013(1)

2014(2) 2015(3) (2)-(1) (3)-(2) (2)/(1) (3)/(2)

7 Tỉ suất lợi nhuận 1.042 0.733 0.766 -0.31 0.03 -29.65 4.05

( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

- Dựa vào bảng 1.3 ta có thể thấy hầu hết các chi tiết phản ánh kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhật Việt đều tăng qua các

năm nhưng mức tăng không đồng đều :

Trang 8

Vốn kinh doanh năm 2014 là 78.610 triệu đồng tăng hơn so với năm 2013

là 11.635 triệu đồng (ứng với 17,37%) còn năm 2015 là 91.723 triệu đồng tăng hơn13.113 triệu đồng so với năm 2014 (ứng với 16,68%)

Lao động năm 2014 tăng hơn so với năm 2013 là 28 người (ứng với2,88%) còn năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là 81 người (ứng với 8,1%)

Doanh thu thuần năm 2014 là 95.683 triệu đồng tăng hơn 27.986 triệuđồng so với năm 2013 (ứng với 41,34%), năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là16.967 triệu đồng (ứng với 17,73%)

Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2014 tăng hơn so với năm 2013 là18,85 triệu đồng (ứng với 2,62%), còn năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là242,71 triệu đồng (ứng với 32,84%)

Thu nhập bình quân của người lao động năm 2014 tăng hơn so với năm

2013 là 0,32 triệu đồng/người/tháng (ứng với 9,78%) còn năm 2015 tăng hơn so vớinăm 2014 là 0,84 triệu đồng/người/tháng (ứng với 23,62%)

Nộp Ngân sách Nhà nước năm 2014 là 162,60 triệu đồng tang hơn 116,15triệu đồng so với năm 2013 (ứng với 642,13%) còn năm 2015 tăng hơn so với năm

2014 là 116,15 triệu đồng (ứng với 71,43%)

Tỷ suất lợi nhuận năm 2013 là 1,042%, năm 2014 là 0,733%, năm 2015 là0,766% Năm 2014 giảm 0,31% so với năm 2013 còn năm 2015 tăng 0,03% so vớinăm 2014

Thị trường chính :

Về thị trường,Nhật -Việt lại quan tâm trươc hết đến thị trường nội địa Trướcnăm 2006, mỗi năm Nhật -Việt sản xuất gần 1 triệu đôi giày, dép, túi cặp trong đó80% phục vụ thị trường trong nước Từ năm 2010, nắm bắt nhu cầu thị trường, Nhật-Việt đầu tư mở rộng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, nâng công suất lên hơn gấpđôi so với trước Nếu trước đây mỗi tháng công ty sản xuất được 70.000 đôi giày,dép thì nay công ty sản xuất 250.000 sản phẩm/tháng Nhật -Việt đã thiết lập đượcmạng lưới phân phối sản phẩm từ Bắc vào Nam, với 36 tổng đại lý, mức tiêu thụkhá lớn

Trang 9

Để chọn một sản phẩm giày dép thuần Việt, nhưng khá hiện đại, đông đảo người tiêu dùng trong nước thường lựa chọn sản phẩm Vento.

1.4 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty

1.4.1 Đặc điểm về tình hình sản phẩm của công ty.

Đối tượng mà Nhật Việt hướng tới là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên Đây

là những người trẻ tuổi, năng động, đòi hỏi cao về mẫu mã và dễ dàng chấp nhậnmọi việc đổi mới Đây cũng là định hướng trong việc nghiên cứu, phát triển mẫusản phẩm của công ty Chất lượng sản phẩm luôn là mục tiêu sống còn đối với mỗidoanh nghiệp, điều này càng đúng với một doanh nghiệp da giầy khi sản phẩmkhông chỉ cần đẹp mà còn phải bền, phù hợp với khả năng của người tiêu dùng.Trên cơ sở nghiên cứu xu thế thời trang trong nước, thế giới và thị hiếu tiêu dùng,mỗi năm công ty đưa ra thị trường hàng trăm mẫu mã mới Đi liền với cải tiến mẫu

mã, công ty nghiên cứu sử dụng các nguyên liệu trong nước để tạo sự chủ động.Bên cạnh đó, công ty luôn chú ý đến các yếu tố như sự tiện dụng, chống trơn, khắcphục mùi mồ hôi, cũng như không sử dụng các loại vật liệu ảnh hưởng đến sứckhỏe người tiêu dùng, phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam, với giáthành rẻ 30-50% so với các sản phẩm ngoại nhập Chính điều này làm cho sản phẩm

da giày, dép, sandal của Nhật Việt luôn thu hút người sử dụng giữa đa dạng các sảnphẩm đang thịnh hành tại Việt Nam

Trang 10

Hình ảnh một chiếc Sandal, sản phẩm chính của Công ty:

1.4.2 Chiến lược

- Tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị xuất Đổi mới công nghệ có ý nghĩa thenchốt Chính nhờ thiết bị mới công nghệ mới công ty mới có thể tạo ra những sảnphẩm đạt yêu cầu thâm nhập vào thị trường mới tạo nguồn thu góp phàn đổi mới cơ

sở hạ tầng công ty

- Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, đây là cơ sở cho chiến lượcthâm nhập thị trường nước ngoài bằng thương hiệu của chính mình Công ty luônphải củng cố mối quan hệ với khách hàng cũ, mở rộng quan hệ giao dịch với kháchhàng mới ở các thị trường khác nhau

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đổi mới quản lý kinh doanh, đào tạo phát triểnnhân lực theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế, công ty chủ trương nâng cao kiếnthức marketing, đàm phán cho nhân viên

- Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn công nghệ mới công tymới có thể tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu thâm nhập vào thị trường mới tạonguồn thu góp phàn đổi mới cơ sở hạ tầng công ty

- Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, đây là cơ sở cho chiến lượcthâm nhập thị trường nước ngoài bằng thương hiệu của chính mình Công ty luôn

Trang 11

phải củng cố mối quan hệ với khách hàng cũ, mở rộng quan hệ giao dịch với kháchhàng mới ở các thị trường khác nhau.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đổi mới quản lý kinh doanh, đào tạo phát triểnnhân lực theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế, công ty chủ trương nâng cao kiếnthức marketing, đàm phán cho nhân viên

- Liên doanh liên kết tìm hiểu kỹ đối tác trong và ngoài nước để liên doanhtrong các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giày dép đặc biệt là nguyênliệu chính Từ đó công ty sẽ có nguồn cung cấp ổn định phục vụ sản xuất, xuất khẩu

và nội địa

- Tiến hành các biện pháp chống nạn lam nhái hàng giả của công ty Các biệnpháp cụ thể là thông qua các cơ quan quyền lực chống lại việc làm hàng nhái giảcủa công ty Công ty đã đăng báo in BROCCHUTE danh sách các đại lý chính thức,chỉ rõ phân biệt hàng giả hàng thật

1.4.3 Kế hoạch

1.4.2.1 Kế hoạch dài hạn.

Bao gồm những nội dung sau:

- Nghiên cứu và phát triển kế hoạch mới, thị trường mới.

- Kế hoạch sản phẩm mới.

- Sử dụng đồng vốn có hiệu quả tạo khả năng sinh lời.

- Định vị và phát triển doanh nghiệp.

1.4.2.2 Kế hoạch trung hạn.

Bao gồm những nội dung sau:

- Kế hoạch bán hàng: Hoàn thiện cơ chế cho kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của

công ty trên phạm vi cả nước Mở rộng các đại lý ở các địa phương, xâmnhập vào các siêu thị cao cấp và thị trường nước ngoài

- Kế hoạch sản xuất và dự thảo ngân sách.

- Sắp xếp nhân lực các bộ phận cho phù hợp với yêu cầu quản lý.

- Phân tích kế hoạch tác nghiệp.

Trang 12

1.4.2.3 Kế hoạch ngắn hạn.

Bao gồm những nội dung sau:

- Phân công công việc dựa vào trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân bộ

phận

- Đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị.

- Hợp tác với hiệp hội giày dép Việt Nam, xây dựng và duy trì website để giới

thiệu và quảng bá sản phẩm

- Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, mẫu mã hàng hóa theo đánh giá các tiêu chuẩn

và thông lệ quốc tế, giới thiệu sản phẩm như một thương hiệu độc quyền của công

ty trên thị trường

- Đặt hàng và điều độ công việc

1.4.4 Quá trình phát triển nhân lực.

Song song với việc mở rộng sản xuất, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là một vấn đề

mà người làm công tác quản lý cần chú ý Đặt trong mối quan hệ với chính sáchnhân sự, rộng hơn nữa là chiến lược kinh doanh và phát triển công ty, đào tạo là mộtyếu tố thiết yếu, một mắt xích quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực trongcông ty Đào tạo vì vậy cần được nhìn nhận như là một việc phải làm chứ khôngphải việc làm thêm vào hay làm cho vui Chính vì xuất phát từ nhu cầu phát triểnnguồn nhân lực đáp ứng cho việc tăng cường khả năng cạnh tranh trong kinh doanh.Công ty luôn quan tâm đên công tác này, luôn dựa vào công thức sau:

Nhu cầu đào tạo = Kết quả công việc mong đợi- Kết quả công việc hiện tại

Nguồn lao động của ngành giày dép luôn bị biến động do cạnh tranh gay gắt nênviệc duy trì xưởng, trường đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho công nhân theo từngchuyên đề, từng loại mặt hàng là việc làm hết sức cần thiết, để làm nguồn bổ sungthường xuyên liên tục.Bên cạnh cập nhật nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán

bộ công nhân viên của công ty còn phải thường xuyên rèn luyện nếp văn hóa củacông ty về xây dựng môi trường văn hóa, là cơ sở góp phần thực hiên thắng lợi cuộcvận động: “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở nước ta hiện nay Vớiniềm tự hào là được làm việc trong môi trường tốt nhất trong phong cách lề lối làm

Trang 13

việc công nghiệp, mối quan hệ, ngoại giao, sự mẫu mực trong giao tiếp, sự lịch lãmtrong đối xử để khi giao lưu với bên ngoài, với khách hàng sẽ có một cái nhìn tintưởng và nể phục.

Công ty đến nay có 1409 nhân viện, trong đó có 900 nhân viên là nam giới còn lại

509 nhân viên nữ Cho thấy nhân viên của công ty ưa chuộng là nam giới vì họ cókhả năng và sức khỏe, nhân viên nam của công ty có sự nhiệt huyết cao

Tỉ lệ phần trăm của nhân viên có trên đại học là 10%, chủ yếu là các nhà quản lí củacông ty có được những bằng thạc sĩ là tiến sĩ Tỉ lệ nhân viên có bằng được bằng đạihọc là 48%, tỉ lệ nhân viên có bằng cao đẳng là 32%, còn lại là tỉ lệ nhân viên cóbằng trung cấp và tốt nghiệp trung học phổ thông Và được thể hiện qua biểu đồsau:

Biểu đồ1.1: Trình độ của nhân viên công ty Nhật Việt.

Độ tuổi lao động chính trong công ty là độ tuổi từ 20 đến 45 tuổi, từ trên ta có thể thấy rằng công ty có lực lượng lao động trẻ năng động sáng tạo, có trình độ học vấn cao,có được sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, có lòng tham vọng và sức khỏe tốt để hoàn

Trang 14

thành tốt công việc của bản thân Hàng năm công ty luôn cố gắng tuyển dụng thêm những lực lượng lao động để có thể đáp ứng nhu cầu về sô lượng nhân viên trong công ty Đào tạo kĩ năng cũng như chuyên môn cho những nhân viên chưa có kinh nghiêm, cũng như tạo điều kiện cho nhân viên đi học để trau dồi kinh nghiệm cũng như thực tiễn để áp dụng được các chiến lược mà công ty đề ra.

1.4.5 Chính sách chất lượng.

Công ty TNHH Nhật Việt cam kết sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng, các cán bộcông nhân viên của công ty đồng thời cũng cam kết cung cấp sản phẩm, dịch vụthỏa mãn yêu cầu, mong đợi về chất lượng và tạo giá trị cuộc sống tốt đẹp hơn chomọi người

Cụ thể cuộc sống chất lượng được thể hiện như sau:

- Công ty đã xây dựng và dần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu

chuẩn ISO 9001:2008 và hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA8000:2008 của công ty được huấn luyện, được thấu hiểu và là trách nhiệm trongcông việc của mọi thành viên, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầukhách hàng

- Chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, đảm bảo độ đồng đều và

ổn định

- Tất cả sản phẩm do công ty sản xuất trong môi trường làm việc phù hợp với

các yêu cầu về trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động của pháp luật nước cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các thông lệ quốc tế

- Không ngừng cải tiến trang thiết bị , dây truyền máy móc công nghệ và đào

tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để nâng cao năng xuất chất lượng đáp ứng nhucầu ngày càng cao của khách hàng

- Luôn xác định phương pháp, định kì thống kê phân tích dữ liệu để khắc

phục, phòng ngừa sự chồng chéo và bất cân bằng

- Luôn tuân theo các yêu cầu luật định là bảo vệ môi trường, thục hiện các

biện pháp cần thiết để giảm thiểu sự ô nhiễm và cải thiện môi trường

Trang 15

- Phổ biến đến tất cả các cán bộ công nhân viên thấu hiểu chính sách trên, đảm

bảo việc thực hiện một cách tiết kiệm và hiệu quả

1.4.6 Quá trình sản xuất và tác nghiệp

Bộ phận may

Bộ phận may Ban điều hành sản xuất

Quản đốc phân xưởng hoàn chỉnh

Kho để thành phẩm, Kho xếp thành phẩm,

Fa cắt,

In lạnh

Trang 16

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quản lý sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh

Miêu tả công việc:

Thông qua sơ đồ trên ta có thể thấy được quy trình sản xuất của công ty diễn ranhư sau: Bộ phận sản xuất của công ty được chia thành 2 tổ với hình thức tổ chức

và các công việc tương tự nhau Hai tổ với phần công việc giống nhau có thể hỗ trợnhau trong quá trình sản xuất khiến khối lượng công việc được chia đều giúp tốc độhoàn thành công việc nhanh hơn Hai tổ với hai tổi trưởng hoạt độnh ưới sự giámsát và điều hành của ban điều hành sản xuất và quản đốc phân sưởng hoàn chỉnh.Các tổ trưởng sẽ chia công việc thành hai là xắp việc mũ và xắp việc xốp để Xắpviệc mũ là một bộ phận của bộ phận may Xắp việc xốp để xong để sã được đưa vàokho xếp thành phẩm, FA cắt, in lạnh để kiểm tra Để đạt yêu cầu sẽ chuyển qua bộphận mài đề chỉnh sửa Sau khi sửa xong được chuyển qua bộ phận đục để thiết kếkiểu dáng và tạo các lỗ trống cần thiết theo bản thiết kế Sau khi đục xong đế giàyđược chuyển qua bộ phân nhôi quai Tại đây các quai giày lấy từ bộ phận xắp việc

mũ được đưa vào đế giày để nhờ các lỗ trống mà bộ phận đục đã tạo ra trước đó.Nhồi quai xong sẽ chuyển sang dây chuyền bắt chân quai để cố định quai vào đểchuyển sang dây chuyền ấp đế Kết thúc quá trình ấp đế thì chuyển qua bộ phận mài

để loại bỏ những chi tiết thừa rồi chuyển qua công đoạn tẩy và tra kèo bù để phân

đế và phần quai liên kết với nhau Sau khi tra keo xong ta chuyển qua ấp đế để sảnphẩm chúng ta mềm mại hơn Khi sản phẩm hoàn thành sẽ tiến hành thu hóa vàđóng gói sau đó là xuất thành phẩm, kết thúc sản xuất

(Nguồn:Phòng marketing)

Trang 17

1.4.7 Hoạt động thương mai, marketing.

1.4.7.1 Marketing trực tiếp

Bình quân một năm công ty chi khoảng 400 triệu cho tất cả hoạt động

marketing trực tiếp các hình thức mà công ty thường sử dụng bao gồm:

Công ty in các tờ rơi, tờ gấp, sách mỏng với các thông tin giới thiệu về lĩnh vưchoạt động của công ty; logo và biểu tượng; địa chỉ và số điện thoại, fax cùng cácảnh chụp giới thiệu công ty và một số sản phẩm chính mà công ty kinh doanh.Công ty lập các trang web quảng cáo trên mạng internet để khách hàng có thểnắm được thông tin về các mặt hàng

Catalog đây là công cụ mà công ty thường dùng với những khách hàng nướcngoài để giảm bớt sự cách biệt giữa người mua và người bán đồng thời nó cũngcung cấp những thông tin cần thiết về kích cỡ, màu sắc, số lượng, bao gói và nhàsản xuất

Thông qua các chuyến đi nước ngoài: các cán bộ của công ty cũng có nhữngchuyến đi nước ngoài, thường là việc công ty cử đi hoặc đi theo lời mời của đối tác.Tận dụng cơ hội này công ty tranh thủ tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm củamình cho khách hàng dưới hình thức quà tặng, quà lưu niệm…

Công ty đã tiến hành hàng loạt các phương pháp tiết kiệm chi phí để tiến hành các hoạt đông marketing của mình:

- Nói chuyên với khách hàng tiềm năng và khách hàng: Tiến hành việc gửi trực

tiếp bằng đường bưu điện bảng câu hỏi, chiến dịch marketing trực tiếp thông quađiện thoại, các buổi thảo luận tập trung và các thủ thuật khác là các biện phát hữuhiệu để kháo sát là rất hữu hiệu để khảo sát khách hàng tiềm năng và khách hàng

- Sử dụng sinh viên: Liên lạc với khoa marketing của trường đại học cao đẳng

tịa địa phương và đề nghị một số lớp hay các cá nhân sinh viên marketing quan tâmtới việc thực hiện một dự án nghiên cứu thị trường Những dự án này thường đượcsinh viên rất ủng hộ để họ thu nhận được thêm kinh nghiệm Ngoài việc tiết kiệmđươc các chi phí, làm việc với sinh viên cũng giúp công ty biết được thêm những ýkiến hoàn toàn mới về việc thiết kế hay thực hiên một cuộc nghiên cứu thị trường

Trang 18

- Các nhân viên luôn phải đoc các tạp chí thương mại: Đọc tạp chí thương mại

và tạp chí ngành luôn là cách tốt để biết được xu hướng của ngành và đi đúng tràolưu Các tạp trí và báo này thường đưa tin về các xu hướng và các vấn đề mấu chốtcủa ngành trước khi đưa chúng ra các báo thông thường Công ty cũng nhờ đó màbiết được các đối thủ cạnh tranh

1.4.7.2 Quảng cáo

Đây là hình thức xúc tiến hỗn hợp rất có ích cho công ty Công ty gửi các bảnchào giá, chào hàng, giới thiệu qua fax, điện thoại, internet, thư trực tiếp đến cáckhách hàng và họ cũng sẽ có những thông tin đáp lại qua các phương tiện tươngứng Điều này đã giảm đi sự ngăn cách xa xôi cuả địa lý giúp công ty tìm kiếm vàgiữ gìn mối quan hệ với khách hàng trên thị trường thế giới

Hàng năm công ty tổ chức các đợt quảng cáo cho sản phẩm của công ty thông quacác cuộc hội chợ quốc tế cũng như trong nước nhằm mục đích một cách chuyênnghiệp về sản phẩm công ty, và đưa thương hiệu của công ty tới công chúng ngàycàng tốt hơn Các chiến dịch về quảng cáo thông qua các buổi nói chuyên với sinhviên của trường đại hoc cao đẳng cũng đươc công ty trú trọng Trong nhưng nămgần đây, công ty không ngừng đẩy manh quảng bá sản phẩm của mình về các tỉnh,huyện của Việt Nam

Việc quảng cáo sản phẩm của công ty có một sự khác biệt với các công ty khác là:

Công ty đã sử dụng chiến lược cho khách hàng tương lại dùng thử sản phẩm của mình trong 6 tháng trong điều kiện là không được để sản phẩm tiếp xúc với nước.

Nhờ đó mà khách hàng tiềm năng của công ty có được sự cảm nhận của mình khi đisản phẩm của công ty.Biết đến sản phẩm nhiều hơn, nếu cảm thấy tốt về sản phẩm

họ có thể giới thiệu cho bạn bè về sản phẩm của công ty,cũng như chiến lược rấtđược người tiêu dụng ưa chuộng vì có lợi đối với họ

Việc quảng bá sản phẩm cũng như về công ty cũng rất đươc chú trọng, khách hàng

có thể tìm hiểu thông tin của công ty TNHH Nhật Việt qua trang web: Ventofootwear.com để biết được nhưng điều mình còn thắc mắc về sản phẩm, các

Trang 19

kĩ thuật viên luôn không ngừng cải thiện về trang web nhằm giúp khách hàng tìmkiếm được nhiều thông tin nhất có thế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

TẠI CÔNG TY TNHH NHẬT VIỆT 2.1 Cơ sở lý luận về công tác nghiên cứu thị trường tại công ty TNHH Nhật Việt.

2.1.1 Khái niệm, vai trò của nghiên cứu thị trường.

2.1.1.1 Khái niệm nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu vềthị trường một cách hệ thống làm cơ sở cho các quyết định Quản Trị Đó chính làquá trình nhận thức một cách khoa học, có hệ thống mọi nhân tố tác động của thịtrường mà doanh nghiệp phải tính đến khi ra các quyết định kinh doanh, phải điềuchỉnh các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường và tìm cách ảnh hưởng tớichúng

Cũng có thể hiểu đơn giản nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, lưugiữ và phân tích thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và thị trường một cách

có hệ thống

2.1.1.2 Vai trò của nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường là việc cần thiết đầu tiên đối với doanh nghiệp khi bắtđầu kinh doanh cũng như đang kinh doanh nếu doanh nghiệp muốn phát triển hoạt

Trang 20

động kinh doanh của mình Như vậy nghiên cứu thị trường có vai trò cực kỳ quantrọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ giúp cho doanhnghiệp hiểu khách hàng và có thể chinh phục khách hàng thông qua việc thu thập và

xử lý thông tin đáng tin cậy về thị trường, nguồn hàng, thị trường bán hàng củadoanh nghiệp Khi nghiên cứu thị trường nguồn hàng hay người cung cấp chúng tacần xem xét ký kết nhiều yếu tố: đặc điểm của nguồn sản xuất , tổ chức sản xuất,phương thức bán và chính sách tiêu thụ của nguồn cung ứng, mối quan hệ bán hàng,chi phí vận chuyển hàng hoá và thoả thuận của người cung ứng với hãng khác đểcung ứng hàng hoá nhưng quan trọng hơn là cả thị trường bán hàng Thực chấtnghiên cứu thị trường là nghiên cứu khách hàng cuối cùng cần hàng hoá sử dụng đểlàm gì? Nghiên cứu khách hàng trung gian có nhu cầu và khả năng đặt hàng như thếnào? có thể nói nghiên cứu thị trường bán hàng như một công cụ khoa học để tìmhiểu mà khách hàng mong muốn cũng như xác định lượng cung ứng đối v sảnphẩm, dịch vụ và giá cả ; việc suy đoán khách hàng mong muốn loại hàng hoá nào

đó với số lượng nào đó là một khách hàng việc làm không có cơ sở khoa học, rất dễsai lầm

Nhìn chung, vai trò của nghiên cứu thị trường được thể hiện cụ thể như sau :Trong điều kiện hoạt động ít có hiệu quả, nghiên cứu thị trường có thể pháthiện các nguyên nhân gây ra tình trạng trên, từ đó đưa cách khắc phục bằng cáchloại bỏ hay cải tiến cách làm cũ

- Nghiên cứu thị trường nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho việc tìmkiếm những cơ hội kinh doanh mới bên thị trường và khai thác triệt để thời cơ khichúng xuất hiện Tiềm năng của doanh nghiệp được tận dụng tối đa nhằm khai thác

có hiệu quả cơ hội kinh doanh trên thị trường

- Nghiên cứu thị trường cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin nhằmtránh và giảm bớt những rủi ro do sự biến động không ngừng của thị trường đếnhoạt động kinh doanh đồng thời đề ra những biện pháp ứng phó kịp thời đối vớinhững biến động đó

Trang 21

- Thông qua nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin cần thiết phục vụ chohoạch định chiến lược và kế hoạch Marketing , tổ chức và thực hiện.

- Nghiên cứu thị trường hỗ trợ cho mọi hoạt động kinh doanh của công tythông qua việc nghiên cứu thái độ của người tiêu thu đối với sản phẩm của doanhnghiệp

Như vậy : Nghiên cứu thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bất kỳmột doanh nghiệp nào; sự thành bại của doanh nghiệp một phần có sự đóng góp củahoạt động nghiên cứu thị trường

Tuy nhiên cũng không nên quá đề cao vai trò của nghiên cứu thị trường vì nókhông thể tự giải quyết được tất thảy mọi vấn đề kinh doanh Mọi kết quả nghiêncứu đều phải qua thử nghiệm trước khi áp dụng

Trang 22

2.1.2 Nội dung của nghiên cứu thị trường.

2.1.2.1 Nghiên cứu về cầu.

Cầu về một loại sản phẩm phản ánh một bộ phận nhu cầu có khả năng thanhtoán của thị trường về sản phẩm đó Nghiên cứu cầu nhằm xác định được các dữliệu về cầu trong hiện tại và khoảng thời gian tương lai xác định nào đó Nghiên cứucầu của sản phẩm thông qua các đối tượng có cầu: các doanh nghiệp, gia đình và tổchức xã hội khác

Để nghiên cứu cầu có thể phân thành hai loại là sản phẩm và dịch vụ Trên cơ

sở đó lại tiếp tục phân chia sản phẩm thành vật phẩm tiêu dùng hay tư liệu sản xuất,dịch vụ thành nhiều loại dịch vụ khác nhau Về bản chất, nhiều nhà quản trị học chorằng dịch vụ cũng thuộc phạm trù vật phẩm tiêu dùng

Khi xác định cầu vật phẩm tiêu dùng cần chú ý đến đối tượng sẽ trở thànhngười có cầu Những người có cầu cần phải được phân nhóm theo các tiêu thức cụthể như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập, Đối với nhiều loại vậtphẩm tiêu dùng mức thu nhập là nhân tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất Việcnghiên cứu cầu còn dựa trên cơ sở phân chia cầu theo khu vực tiêu thụ, mật độ dân

cư, các thói quen tiêu dùng cũng như tính chất mùa vụ

Với sản phẩm là tư liệu sản xuất sẽ phải nghiên cứu số lượng và quy mô củacác doanh nghiệp có cầu, tính chất sử dụng sản phẩm hiện đại và khả năng thay đổitrong tương lai Trong nghiên cứu thị trường nói chung và nghiên cứu cầu nói riêngcần chú ý nghiên cứu sản phẩm thay thế

Việc thường xuyên nghiên cứu nhằm xác định thay đổi cầu do tác động củacác nhân tố như mốt, sự ưa thích, sản phẩm thay thế, thu nhập và mức sống củangười tiêu dùng Đồng thời, phải giải thích phản ứng cụ thể của người tiêu dùngtrước các biện pháp quảng cáo, các phản ứng thay đổi của đối thủ cạnh tranh trướcnhững chính sách bán hàng mới của doanh nghiệp Ngoài ra, nghiên cứu thị trườngcòn nhằm giải thích những thay đổi do sự phát triển của toàn bộ ngành kinh tế- kỹthuật, nguyên nhân mùa vụ hay suy thoái kinh tế

Trang 23

Nghiên cứu thị trường không chỉ có nhiệm vụ tạo ra các cơ sở dữ liệu về thịtrường mà hơn thế, còn phải tìm ra các khả năng có thể ảnh hưởng tới cầu Đóchẳng hạn là giá cả sản phẩm, giá cả các sản phẩm thay thế, thu nhập của người tiêudùng, các biện pháp quảng cáo cũng như co dãn của cầu đối với từng nhân tố tácđộng tới nó…

2.1.2.2 Nghiên cứu về cung của thị trường.

Nghiên cứu cung để hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai Sựthay đổi trong tương lai gắn với khả năng mở rộng( thu hẹp) quy mô các doanhnghiệp cũng như sự thâm nhập mới( rút khỏi thị trường) của các doanh nghiệp hiệncó

Nghiên cứu cung phải xác định được số lượng đối thủ cạnh tranh hiện tại vàtiềm ẩn, phân tích các nhân tố có ý nghĩa đối với chính sách tiêu thụ của đối thủ nhưthị phần, chương trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và chính sách khác biệt hóasản phẩm, chính sách giá cả, phương pháp quảng cáo và bán hàng, chính sách phục

vụ khách hàng cũng như các điều kiện thanh toán và tín dụng Mặt khác, phải làm

rõ khả năng phản ứng của đối thủ trước các giải pháp về giá cả, quảng cáo, xúc tiếnbán hàng,… của doanh nghiệp

Trong thực tế, trước hết doanh nghiệp phải quan tâm nghiên cứu các đối thủmạnh, chiếm thị phần cao trong thị trường Cần chú ý là không phải mọi doanhnghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm đều trở thành đối thủ cạnh tranh của doanhnghiệp vì khả năng cạnh tranh còn phụ thuộc vào yếu tố khu vực, điều kiện giaothông cũng như các yếu tố gắn với khả năng giao lưu thương mại khác

Nghiên cứu cung không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh

mà còn phải quan tâm đến các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế cũng nhưnhững ảnh hưởng này đến thị trường tương lai của doanh nghiệp Việc nghiên cứumức độ ảnh hưởng của sản phẩm thay thế gắn với việc xác định hệ số co giãn chéocủa cầu Trong điều kiện hiện nay, nghiên cứu cung không thể không chú ý đến cácđối thủ cũng như hàng hóa thay thế tiềm ẩn từ các nước trong khu vực ASEAN, rồiđến các nước thuộc tổ chức WTO

Trang 24

2.1.2.3 Nghiên cứu về mạng lưới tiêu thụ.

Tốc độ tiêu thụ sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu mà còntùy thuộc rất lớn vào việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ Việc tổ chức mạng lưới tiêuthụ cụ thể thường phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế- kỹ thuật, chiến lược kinhdoanh, chính sách và kế hoạch tiêu thụ…của doanh nghiệp Khi nghiên cứu mạnglưới tiêu thụ phải chỉ rõ các ưu điểm, nhược điểm của từng kênh tiêu thụ của doanhnghiệp và các đối thủ cạnh tranh, phải biết lượng hóa mức độ ảnh hưởng của từngnhân tố đến kết quả tiêu thụ cũng như phân tích các hình thức tổ chức bán hàng cụthể của doanh nghiệp, cũng như của các đối thủ cạnh tranh

2.1.2.4 Nghiên cứu về giá cả.

Giá cả là một bộ phận không thể thiếu của thị trường Giá cả đóng vai tròquyết định trong việc mua hay không mua hàng của người tiêu thụ Giá cả và thịtrường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau Thị trườngkhông những chi phối đến sự cấu tạo và mức độ hình thành giá cả mà ngày cũnggây nên sự biến động gắt gao cả về hình thức và cường độ đối với thị trường Đốivới các doanh nghiệp giá cả được xem như những tín hiệu đáng tin cậy, phản ánhtình hình biến động của thị trường Thông qua giá cả các doanh nghiệp có thể bắtđược sự tồn tại, sức chịu đựng cũng như khả năng cạnh tranh của mình trên thịtrường

Trên thị trường tuy người sản xuất và tiêu dùng đối lập nhau trong việc thựchiện các chức năng riêng biệt của mình nhưng trong quan hệ trao đổi mua bán họvừa có quan hệ hợp tác và đấu tranh với nhau về giá, để cuối cùng các bên đều điđến chấp nhận hình thành nên một mức giá nào đó gọi là giá thị trường

2.1.2.5 Nghiên cứu về cạnh tranh.

Cạnh tranh là bất khả kháng, là linh hồn sống của cơ chế thị trường Cạnhtranh là động lực để phát triển kinh doanh Cạnh tranh trong cơ chế thị trường làcuộc chạy đua không đích giữa các nhà sản xuất kinh doanh

Trang 25

Trong nền kinh tế thị trường tồn tại cả ba trạng thái cạnh tranh: Cạnh tranhgiữa những người bán với nhau, cạnh tranh giữa những người mua với những ngườibán, cạnh tranh giữa những người mua.

Đồng thời với cạnh tranh về giá các doanh nghiệp còn cạnh tranh nhau bằngchất lượng sản phẩm, bằng các phương thức thanh toán…Khi đó, các doanh nghiệpnào không đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ bị đào thải khỏi thị trường Mọi doanhnghiệp phải chịu sức ép không ngừng hoàn thiện giá trị sử dụng, tăng cường cáchình thức dịch vụ Do vậy cạnh tranh kinh tế là phương thức vận động để phát triểnnền kinh tế thị trường, đảm bảo mục tiêu lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp Qua đólợi ích của người tiêu dùng và của xã hội được nâng cao hơn

2.1.2.6 Nghiên cứu mối quan hệ cung, cầu và giá cả.

Các bộ phận cấu thành thị trường là: cung, cầu giá cả và cạnh tranh Chúngkhông tồn tại độc lập riêng rẽ với nhau mà chúng luôn tác động qua lại lẫn nhau tạothành một thể thống nhất, đó là thị trường

Trên thị trường, mỗi hàng hóa đều có một hàm cung và một hàm cầu tuân theoquy luật cung và quy luật cầu Kết hợp hai quy luật này ta có quy luật cung cầu.Theo quy luật cung cầu thì một hàng hóa sẽ được bán theo giá vừa phối hợp vớicung lại vừa phối hợp với cầu tức là ở đó, cung và cầu gặp nhau Tại mức giá thấphơn mức giá cân bằng cầu sẽ lớn hơn cung, khi đó giá cả sẽ tăng lên để đạt điểmcân bằng Ngược lại, khi giá cả ở mức trên giá cân bằng cung sẽ lớn hơn cầu, khi đóxuất hiện dư thừa hàng hóa

Người bán muốn bán được hàng thì phải giảm giá cho đến khi mức giá lại trở

về cân bằng

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nghiên cứu thị trường của công ty 2.1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.

- Môi trường nhân khẩu:

Lực lượng đầu tiên mà một cuộc nghiên cưu marketing cần theo dõi đó là môitrường nhân khẩu, bởi vì con người là yếu tố cơ bản tạo nên thị trường Nhữngngười làm công tác nghiên cứu thị trường luôn quan tâm sâu sắc đến quy mô và tỷ

Trang 26

lệ tăng dân số ở các thành phố, khu vực và các quốc gia khác sự phân bố tuổi tác,

cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, mô hình hộ gia đình, cũng như các đặc điểm vàphong trào của khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến một cuộc nghiên cứu thị trường.Một trong những công việc của nghiên cứu thị trường đó là xác định những đặcđiểm và xu hướng chủ yếu về nhân khẩu và minh họa những hàm ý của chúng đốivới việc lập kế hoạch marketing Sự bùng nổ dân số là một mối quan tâm lớn đốivới các Chính phủ cũng như các doanh nghiệp bởi lẽ dân số càng đông nhu cầu tiêudùng và lượng tiêu dùng ngày càng lớn, sự biến đổi trong cơ cấu tuổi có ảnh hưởnglớn đến nhu cầu, mỗi một lứa tuổi sẽ có nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ khác nhau.Vấn đề là người nghiên cứu sẽ lựa chọn người tiêu dùng của mình như thế nào đểvừa đảm bảo được về số lượng hay quy mô của thị trường đồng thời vừa đảm bảođược khả năng sinh lời khách hàng Các kiểu hộ gia đình và nhóm trình độ học vấncũng là một trong những điểm chú ý của một cuộc nghiên cứu thị trường Mỗi mộttrình độ học vấn hay một kiểu gia đình có quan điểm khác nhau về một loại sảnphẩm, có mức độ trung thành và hành vi mua sắm khác nhau Các doanh nghiệp khitiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường nên có những tham khảo nhất định về cáctài liệu của các ngành thống kê về nhân khẩu học

- Môi trường kinh tế:

Nghiên cứu thị trường cần nghiên cứu sức mua của công chúng Sức mua hiện

có của một nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá cả, tiền tiết kiệm, nợ nần

và khả năng có thể vay tiền Những người làm công tác nghiên cứu thị trường phảitheo dõi chặt chẽ những xu hướng chủ yếu trong thu nhập và các kiểu chi tiêu củangười tiêu dùng Khi xem xét về khả năng mua sản phẩm của mình thì hoạt độngnghiên cứu đầu tiên của công ty là xem xét phân phối thu nhập Người nghiêu cứuthị trường thường phân theo năm kiểu thu nhập: thu nhập rất thấp, thu nhập thấp,thu nhập trung bình, thu nhập cao và thu nhập rất cao Thu nhập tính bình quân theođầu người là một chỉ tiêu quan trọng cho việc lập kế hoạch chiến lược sản phẩm vàgiá cả Việc chi tiêu của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của việc tiết kiệm, nợ nần

và khả năng vay tiền Những người nghiên cứu thị trường phải theo dõi kỹ lưỡng

Trang 27

mọi biến động lớn trong thu nhập, giá sinh hoạt, lãi suất, các kiểu tiết kiệm và vaytiền bởi vì chúng có ảnh hưởng lớn, đặc biệt giầy dép là một trong những sản phẩm

có mức độ nhạy cảm tương đối cao đối với thu nhập và giá

- Môi trường văn hóa:

Xã hội mà con người lớn lên trong đó đã định hình niềm tin cơ bản, giá trị vàcác chuẩn mực của họ Con người hấp thụ hầu như một cách không có ý thức, mộtthế giới quan xác định mối quan hệ của họ với chính bản thân mình, với người khác,với tự nhiên và với vũ trụ Mỗi nền văn hóa đều có những giá trị văn hóa cốt lõi rấtbền vững, những giá trị văn hóa thứ yếu biến đổi theo thời gian và bao gồm nhiềunhánh văn hóa Nghiên cứu thị trường là hoạt động nhằm vào người tiêu dùng đểphát hiện ra những tác động của nền văn hóa lên hành vi của người tiêu dùng Việctìm hiểu văn hóa của một quốc gia, của một địa phương là công việc không nhữngcủa những nhà hoạt động thị trường mà còn của các nhà marketing

2.1.3.2 Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế vi mô bên ngoài doanh nghiệp

- Khách hàng:

Đối tượng và mục đích nghiên cứu của một cuộc nghiên cứu thị trường chính

là khách hàng, việc nghiên cứu thị trường cũng nhằm đạt được kết quả cuối cùng là

sự thỏa mãn của khách hàng Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô kháchhàng tạo nên quy mô thị trường Vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõikhách hàng và tiên liệu những biến đổi về nhu cầu của họ Để việc nắm và theo dõithông tin về khách hàng, doanh nghiệp thường tập trung vào năm loại khách hàngtương ứng với năm thị trường sau: Thị trường người tiêu dùng bao gồm các cá nhân

và hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân kháchhàng này cũng là đối tượng nghiên cứu chính của các hoạt động nghiên cứu thịtrường Đây là những người cấu tạo nên bộ phận chính thức trong cơ cấu thị trườngtiêu thụ có số lượng lớn nhất và là lực lượng tiêu thụ chính đối với những sản phẩmtiêu dùng Thị trường thứ hai đó chính là các tổ chức và các doanh nghiệp mua hànghóa dịch vụ để gia công chế biến thêm sử dụng vào quá trình sản xuất khác đó chính

Trang 28

là những khách hàng mua phần lớn các sản phẩm công nghiệp đặc điểm của kháchhàng này là có số lượng ít song khối lượng sản phẩm mà họ mua thì rất lớn nhữngkhách hàng này là đối tượng nghiên cứu của các nhà hoạt động marketing côngnghiệp Thị trường thứ ba là thị trường các trung gian marketing hay chính là cácnhà bán buôn, bán lẻ Khách hàng này là các tổ chức và cá nhân mua hàng hóa vàdịch vụ của doanh nghiệp và bán lại cho các tổ chức, các nhân khác nhằm mục đíchkiếm lời Khách hàng này là một trong những thành viên cấu tạo nên kênh phânphối Thường thì các doanh nghiệp khi tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trườngphải thông qua các trung gian để tổ chức, bố trí địa điểm thực hiện nghiên cứu haythu thập thông tin của thị trường Khách hàng thứ tư có thể kể đến đó là các cơ quan

và tổ chức của chính phủ, khách hàng này mua hàng hóa và dịch vụ cho mục đích

sử dụng trong lĩnh vực quản lý và hoạt động công cộng một trong những hoạt độngmarketing quan trọng nhất đối với khách hàng này là marketing quan hệ Hoạt độngnghiên cứu thị trường cũng cần marketing quan hệ nhằm mục đích tiếp cận nguồnthông tin về pháp luật, quản lý, và các tài liệu chứa đựng những thông tin quantrọng liên quan đến công việc nghiên cứu Khách hàng cuối cùng trong phân loạikhách hàng đó là khách hàng nước ngoài hày khách hàng quốc tế bao gồm ngườitiêu dùng, người sản xuất, người mua trung gian và Chính phủ của các quốc giakhác Công tác nghiên cứu thị trường đối với thị trường nước ngoài là một côngviệc cực kỳ khó khăn về mọi mặt Hoạt động nghiên cứu này khi được tiến hành ởnước ngoài cần thiết phải có sự cộng tác với các cơ quan chức năng của nước ngoàihay là những khách hàng hiện có trên thị trường này

- Đối thủ cạnh tranh:

Có nhiều cấp độ hay phân loại cạnh tranh mỗi một đối thủ cạnh tranh công ty

sẽ có một chiến lược khác nhau để thích ứng Hoạt động nghiên cứu thị trường khixem xét một vấn đề cần liên hệ với nhiều vấn đề khác có liên quan trong đó đối thủcạnh tranh là một mục tiêu lớn của việc nghiên cứu Khi nghiên cứu thị trường mụcđích là nhằm nhận biết được nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu đó tốt hơn song việc thỏamãn nhu cầu của công ty có nhiều cấp độ khác nhau, cơ sở của mức độ thỏa mãn

Trang 29

này chính là việc dựa vào khả năng thỏa mãn nhu cầu của đối thủ cạnh tranh Mộtcuộc nghiên cứu thị trường thành công là một cuộc nghiên cứu mà sau đó nhữngchiến lược marketing của công ty làm cho khách hàng thỏa mãn tốt hơn so với đốithủ cạnh tranh Một công ty sẽ không đạt được mục đích khi dịch vụ kèm theo sảnphẩm của họ kém hơn đối thủ cạnh tranh Ngoài ra nghiên cứu thị trường cũngnghiên cứu về những điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh thông qua những thông tinđánh giá, nhận xét của thị trường Việc nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu củađối thủ cạnh tranh sẽ góp phần vào chiến thắng cho doanh nghiệp trên thươngtrường.

2.1.3.3 Các yếu tố thuôc về môi truờng kinh tế vi mô bên trong doanh nghiệp

- Nguồn kinh phí:

Hoạt động kinh doanh được coi là thành công khi nó mang lại cho công tynhững thành quả to lớn trong đó đặc biệt là lợi nhuận Chắc chắn một công ty sẽkhông bao giờ kinh doanh khi biết lĩnh vực hay công việc kinh doanh của họ khôngmang lại hiệu quả Hoạt động nghiên cứu thị trường cũng vậy một cuộc nghiên cứuthị trường sẽ được xem là hiệu quả khi những lợi ích mà nó mang lại phải bù đắpđược chi phí cho hoạt động nghiên cứu và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Chiphí cho hoạt động nghiên cứu thị trường là một vấn đề lớn đặt ra cho ban quản trị,trong quy trình nghiên cứu thị trường việc xác định chi phí được đặt ra trong giađoạn thiết kế dự án nghiên cứu chính thức Chi phí cho hoạt động này bao gồm chiphí cho việc thuê đặt hàng cho công ty nghiên cứu thị trường nếu là đi thuê ngoàihoặc là chi phí cho nhân viên, nhà nghiên cứu thị trường và các khoản khác về quàtặng cho khách hàng…nếu là công ty tự tiến hành nghiên cứu Nghiên cứu thịtrường sẽ không được tiến hành khi chi phí trang trải cho công việc này vượt rangoài định mức chi phí của công ty hoặc có thể ảnh hưởng đến khả năng tài chínhphục vụ cho việc kinh doanh của công ty Tuy nhiên cũng phải xác định rằng chiphí cho một cuộc nghiên cứu thị trường thường rất lớn hầu hết những công ty tiếnhành hoạt động nghiên cứu thị trường đều là những công ty có khả năng tài chính

Ngày đăng: 15/07/2016, 10:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w