1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận giải quyết tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa của VN

97 655 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 364,07 KB

Nội dung

Trong đó có các điều liên quan đến thực thi chủ quyền biển đảo:Trong điều 1 của bản Hiến pháp có quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Văn Kết

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5 – Quốc tế học 3B

TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 5 - 2015

Trang 2

Danh sách thành viên Nhóm 5 thực hiện đề tài

1 Nguyễn Minh Kha (Nhóm trưởng) – K38.608.074

2 Trương Anh Tài – K38.608.018

3 La Phúc Hải – K38.608.067

4 Phạm Vũ Nhật Cường – K38.608.049

5 Phạm Nguyễn Minh Trung – K38.608.033

Trang 3

Phần mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Như chúng ta đã biết, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam có vị trí rất quan trọng, nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương Tuyến đường hàng hải quốc tế này là một trong những tuyến đường hàng hải tấp nập vào loại nhất nhì trên thế giới, chưa kể đến khu vực này rất giàu tài nguyên từ các loại hải sản cho đến tiềm năng dầu khí

Nằm trải trên một khu vực biển rộng lớn dọc theo bờ biển Việt Nam, hai quần đảo này vừa đóng vai trò như hai chốt tiền tiêu bảo vệ sườn phía Đông của Tổ quốc mà còn như là một lá chắn quan trọng bao quanh vùng biển và dải bờ biển của nước ta

Từ lâu, Việt Nam đã làm chủ hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa Từ thời kỳ tiền sử cho đến ngày nay, con người ở các vùng nội địa Việt Nam liên tục tiến ra chiếm lĩnh, khai phá, sinh cơ lập nghiệp trên các đảo, quần đảo Bắt đầu từ các thời Lý – Trần – Lê, Biển Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại Việt

Con đường mở mang bờ cõi xuống phía nam của dân tộc Việt Nam cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo Đây chính là cơ sở hết sức quan trọng, một bước chuẩn bị thiết yếu để trong bối cảnh lịch sử mới, các chính quyền Đàng Trong đã thực hiện được kỳ tích tuyệt vời là xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa

Đó là nhận định của GS TS Nguyễn Quang Ngọc – Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển trong bài viết đăng trên tạp chí Xưa và Nay

Trong những năm gần đây, tình hình Trường Sa, Hoàng Sa nóng hơn bao giờ hết bởi người Trung Quốc đã có những hành vi vi phạm chủ quyền biển đảo nghiêm trọng trên hai quần đảo của Việt Nam Do đó, để khẳng định chủ quyền biển đảo thì việc xác định

hệ thống pháp luật của nước ta và quốc tế quy định về quyền chủ quyền là một vấn đề bức thiết và cần phải làm rõ làm cơ sở giải quyết những tranh chấp liên quan đến biển đảo

2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu Hệ thống văn bản Việt Nam từ năm 1975 và luật pháp quốc tế từ năm

1982 đến nay quy định về chủ quyền biển đảo trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt

Trang 4

Nam nhằm khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chỉ ra các hệ thống văn bản của Việt Nam bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản ngoại giao từ năm 1975 đến nay, cũng như luật quốc tế từ thời điểm năm 1982 có vai trò như thế nào trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa Qua đó, đưa ra những ý kiến đánh giá về khả năng vận dụng luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

3 Các công trình nghiên cứu liên quan

Trước đây, có nhiều tài liệu, sách báo, đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan đến hệ thống pháp luật của Việt Nam trong việc quy định về quyền chủ quyền như:

Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển, NXB Công an nhân dân, Hà Nội năm 1997

Bộ Ngoại giao – Ban Biên giới, Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004

Nguyễn Bá Diến, Tổng quan pháp luật Việt Nam về biển, Tham luận hội thảo Chính sách pháp luật về biển và sự phát triển bền vững Hạ Long tháng 7/2005

Nguyễn Bá Diến, chính sách pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, Trung tâm luật biển và hàng hải quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006

Nguyễn Bá Diến và các tác giả khác: Chính sách pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007

Nguyễn Quang Thắng, Hoàng Sa, Trường Sa lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc

Trang 5

Nguyễn Văn Kết (2015), Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sức mạnh từ tài liệu lưu trữ, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, 2015 và còn nhiều công trình khác…

Đề tài này tiếp tục nghiên cứu về vấn đề hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam và quốc tế quy định về chủ quyền biển đảo, trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

Xác định hệ thống văn bản của Việt Nam quy định về chủ quyền biển đảo của Việt Nam bao gồm văn bản ngoại giao, văn bản quy phạm pháp luật và pháp luật quốc tế

 Phạm vi nghiên cứu

Bao gồm văn bản ngoại giao, văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam từ năm 1975 trở lại đây, pháp luật quốc tế từ năm 1982 trở lại đây

5 Cấu trúc đề tài nghiên cứu

Phần nội dung đề tài có các phần sau đây:

- Phần mở đầu trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục đích, mục tiêu nghiên cứu đề tài, các công trình nghiên cứu liên quan, đối tượng và phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài

- Chương I: Hệ thống văn bản của Việt Nam từ năm 1975 đến nay quy định về chủ quyền biển đảo, trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam

- Chương II: Luật pháp quốc tế với vấn đề chủ quyền biển đảo

- Phần kết luận

Trang 6

1 Khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước

2 Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam

Theo quy định hiện hành, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008) bao gồm:

- Hiến pháp

- Luật (bộ luật)

- Nghị quyết của Quốc hội

- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội

- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

- Nghị định của Chính phủ

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước

1 Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, 2008, nguồn http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn

%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=12817

Trang 7

- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân, thông tư của Chánh án tòa án nhân dân tối cao

- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

- Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội

- Thông tư liên tịch giữa Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

- Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.2

3 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam quy định về chủ quyền biển đảo trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam

3.1 Hiến pháp

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia quy định về những quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức bộ máy nhà nước Hiến pháp là một văn bản tổ chức đời sống chính trị của một đất nước Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội rường cột của đất nước, đặt nền tảng pháp lý cho một quốc gia Do đó Hiến pháp là cơ sở của hệ thống pháp luật của nhà nước Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp, không được mâu thuẫn với Hiến pháp.3

Thẩm quyền ban hành Hiến pháp: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2002

thì Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp Quốc hội làm Hiến

pháp và sửa đổi Hiến pháp Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định.

Trước năm 1945, Việt Nam không có hiến pháp Từ sau khi thành lập nhà nước cộng hòa đầu tiên, lịch sử Việt Nam ghi nhận 5 bản Hiến pháp đã được ra đời, trong các năm 1946,

Trang 8

Hoàn cảnh ra đời

Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong phạm vi cả nước Nước ta đã hoàn toàn độc lập, tự

do là điều kiện thuận lợi để thống nhất hai miền Nam - Bắc, đưa cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.4

Trước tình hình đó, tháng 9/1975, Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu lúc này là phải hoàn thành việc thống nhất nước nhà Nghị quyết của Hội nghị đã nhấn mạnh: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của đồng bào cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam ”

Quốc hội chung của cả nước đã bắt đầu kỳ họp đầu tiên của mình vào ngày 25/6/1976 và kéo dài đến ngày 03/7/1976 Ngày 02/7/1976 Quốc hội đã thông qua các nghị quyết quan trọng, trong đó có quyết định trong khi chưa có Hiến pháp mới, tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta hoạt động dựa trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đồng thời Quốc hội khoá VI cũng đã ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch

Sau một năm rưỡi làm việc khẩn trương, Uỷ ban đã hoàn thành dự thảo Bản dự thảo được đưa ra cho toàn dân thảo luận Tháng 9/1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp kỳ đặc biệt để xem xét và cho ý kiến bổ sung, sửa chữa dự thảo trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua Sau một thời gian thảo luận, Quốc hội khoá VI tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/12/1980 đã nhất trí thông qua Hiến pháp

Nội dung cơ bản

Hiến pháp năm 1980 bao gồm Lời nói đầu, 147 Điều chia làm 12 chương Chương I: Chế

độ chính trị, Chương II: Chế độ kinh tế, Chương III: Văn hoá giáo dục, khoa học - kỹ thuật, Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Chương VI: Quốc hội, Chương VII: Hội đồng Nhà nước, Chương VIII: Hội đồng Bộ trưởng, Chương IX: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Chương X: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, Chương XI: của Hiến pháp quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, Chương XII: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp

4 Cổng thông tin điện tử UBND huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

http://hoangsa.danang.gov.vn/index.php/gi-i-thi-u/l-ch-s-ch-quy-n?start=2

Trang 9

Trong đó có các điều liên quan đến thực thi chủ quyền biển đảo:

Trong điều 1 của bản Hiến pháp có quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo.” Như vậy, một điều chắc chắn có thể thấy

rằng: Việt Nam đã khẳng định chủ quyền tuyệt đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng

Điều 13 của Hiến pháp năm 1980 đã thể hiện rõ, hành vi xâm phạm chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam là trái pháp luật và sẽ bị nghiêm trị Như vậy, chủ quyền, độc lập, thống nhất lãnh thổ bao gồm các yếu tố như vùng đất, vùng nước (vùng biển bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và các đảo khác thuộc chủ quyền Việt Nam), vùng lòng đất, vùng trời là điều thiêng liêng, cao quý mà bản Hiến pháp hướng tới trong việc giáo dục các thế hệ về lòng yêu nước

Trong Chương V Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của bản Hiến pháp 1980 có các

Điều 78: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, bảo vệ

an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật Nhà nước, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.”

Như vậy, ba điều 76, 77, 78 của chương V đã quy định những quyền và nghĩa vụ cơ bản

và thiêng liêng của công dân như trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc (tham gia nghĩa vụ quân sự, xây dựng quốc phòng toàn dân bao gồm bảo vệ chủ quyền biển đảo)

5 Theo toàn văn Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, báo Người lao động điện tử, nguồn

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/toan-van-hien-phap-nuoc-chxhcn-viet-nam-201311281149826.htm

Trang 11

Giá trị pháp lý

Bản Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng là bất khả xâm phạm

Ngoài ra, Hiến pháp 1980 đã đánh cột mốc quan trọng trong lịch sử nước ta Nó là bản tổng kết những thành tựu của nhân dân Việt Nam đã giành được qua nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập, tự do, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Đó là bản Hiến pháp của nước Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất, sau hơn hai mươi năm bị chia cắt với những chế độ chính trị - xã hội khác nhau Đó là bản Hiến pháp thể hiện ý chí của nhân dân hai miền Nam - Bắc đoàn kết một lòng cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.6

Ngày 22/12/1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội (khóa VIII) đã ra Nghị quyết thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp gồm 28 đồng chí do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công làm Chủ tịch Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp

Đến ngày 15/4/1992, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của nhân dân cả nước, Bản dự thảo Hiến pháp mới lần này đã được Quốc hội khóa VIII thông qua (tại kỳ họp thứ 11) Hiến pháp năm 1992 được gọi là Hiến pháp của Việt Nam trong thời kỳ đầu của tiến trình đổi mới.8

6 Báo điện tử Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam

http://www.mattran.org.vn/home/DatnuocVN/VietNam/CHXHCNVN1-1.htm

7 Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp http://moj.gov.vn/npl/Pages/dm-tai-lieu-tham-khao.aspx?ItemID=18

8 Cổng thông tin điện tử Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Nam:

hin-phap-nc-ta&catid=100:nghien-cu-trao-i&Itemid=93

Trang 13

http://sotuphapqnam.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1918:im-li-hoan-cnh-ra-i-ca-cac-bn- Nội dung

Hiến pháp 1992 gồm Lời nói đầu và 147 điều chia làm 12 chương: Chương I- Chế độ chính trị; Chương II- Chế độ kinh tế; Chương III- Văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ; Chương IV- Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Chương VI- Quốc hội; Chương VII- Chủ tịch nước; Chương VIII- Chính phủ; Chương IX- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Chương X- Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, Chương XI- Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc

ca, Thủ đô ngày Quốc Khánh; Chương XII- Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.9

Trong bản Hiến pháp năm 1992 có một số điều liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển đảo.Tại Điều 1, Hiến pháp năm 1992 có quy định: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Như vậy, các hải đảo (hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các đảo khác thuộc chủ quyền Việt Nam), vùng biển và vùng trời là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam

Tại Điều 13 cũng quy định: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm Mọi

âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của

Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều

bị nghiêm trị theo pháp luật.”

Điều 1, Điều 13 của Hiến pháp năm 1992 đã đã khẳng định nước ta là nước độc lập, có chủ quyền toàn vẹn và Việt Nam luôn quyết tâm thực hiện việc bảo vệ chủ quyền biển đảo

Trong chương IV – Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Điều 44 đã xác định rõ:

“Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân

Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân nòng cốt

là các lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc

9 Lịch sử lập hiến Việt Nam, nguồn http://www.mattran.org.vn/home/DatnuocVN/VietNam/CHXHCNVN1-2.htm

Trang 14

Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.

Như vậy, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân mà trong đó chủ quyền biển đảo là một trong những thành tố của sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia Do vậy, bảo vệ chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa là bảo

vệ an ninh quốc gia

Tại điều 76 quy định: “Công dân phải trung thành với Tổ quốc Phản bội Tổ quốc là tội

nặng nhất.”

Tại Điều 77 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của

công dân Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.”

Do vậy, trung thành với Tổ quốc và bảo vệ chủ quyền, bao gồm bảo vệ biển đảo là nghĩa

vụ thiêng liêng và quyền cao quý của mỗi công dân Việt Nam

Giá trị pháp lý

Thể hiện được tinh thần độc lập, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, trong đó có chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có giá trị pháp lý cao trong việc thể hiện chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Bản Hiến pháp 1992 còn đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nam Đây là bản Hiến pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế, từng bước và vững chắc về chính trị Đây là bản Hiến pháp kế thừa có chắt lọc những tinh hoa của các Hiến pháp 1946; 1959; 1980; đồng thời là bản Hiến pháp vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta Hiến pháp

1992 đánh dấu sự phục hưng và phát triển của nền tảng kinh tế của xã hội Việt Nam vào những năm cuối của thế kỷ XX

3.1.3 Hiến pháp năm 2013

Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký kết.

Trang 15

Hoàn cảnh ra đời

Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm

1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ

xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Ngày 06/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, đã thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13 thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm 30 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban Sau thời gian 9 tháng (từ 01 đến 9/2013) triển khai lấy ý kiến góp ý của nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chính thức thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp năm 2013 Ngày 08/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ tiếp tục đổi mới đất nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.10đặc biệt của các tầng lớp nhân dân đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

10 Cổng thông tin điện tử Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Nam:

hin-phap-nc-ta&catid=100:nghien-cu-trao-i&Itemid=93

http://sotuphapqnam.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1918:im-li-hoan-cnh-ra-i-ca-cac-bn-11 Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh -

http://edu.hochiminhcity.gov.vn/TinTuc/2014/3/BaigiangTLinh.htm

Trang 16

Trong đó, có một số điều liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, đầu tiên là Điều

1: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống

nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”

Điều 1 đã thể hiện chủ quyền biển đảo là một bộ phận không thể tách rời của một nước Việt Nam độc lập có chủ quyền

Điều 11 có hai nội dung chính Điều 11

- Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm

- Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị

Điều 11 đã khẳng định Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam sẽ bị nghiêm trị

Trong chương II, Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy địnhĐiều 44: Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất

Điều 45:

- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân

- Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân

Điều 64 của chương IV Bảo vệ Tổ quốc cũng quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội

chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.”

Từ các điều 44, 45, 64 của bản Hiến pháp năm 2013 chúng ta càng thấy được việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nhất là chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của tất cả công dân Việt Nam

Giá trị pháp lý

Về mặt bảo vệ chủ quyền biển đảo, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Trang 17

Về ý nghĩa, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 đã ghi dấu ấn vào lịch sử lập hiến của nước nhà, viết tiếp những trang mới đầy hy vọng, khơi dậy niềm tin mãnh liệt của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Chúng ta từng trải qua nhiều thử thách, và mỗi giai đoạn lại có những thách thức mang tính thời cuộc Tin rằng đồng bào

cả nước sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh nội lực, ý chí, trí tuệ, bản lĩnh và tính cách dân tộc được vun bồi từ bề dày truyền thống lịch sử, từ chiều sâu văn hóa, thực hiện tốt đợt triển khai thi hành Hiến pháp 2013 trong mùa xuân đầu tiên – xuân Giáp Ngọ 2014, tạo nền tảng vững chắc để đất nước vươn mình phát triển đi lên, nhân dân được sống trong yên bình và hạnh phúc.12

3.2.1 Luật biên giới quốc gia 2003

Luật biên giới quốc gia là luật số 06/2003/QH11 của Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2004.

12 Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-2013-nen-tang-y-chi-va-nguyen-vong-nhan-dan-156625.html

http://www.voh.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/hien-phap-nuoc-cong-13 Nhà báo Nguyễn Văn Kết, Giáo trình nghiệp vụ thư ký văn phòng và văn bản ngoại giao

Trang 18

Quá trình hình thành

Luật Biên giới Quốc gia được xây dựng và ban hành căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10

Ngày 17/6/2003, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Biên giới Quốc gia Bộ luật này mang số 06/2003/QH11, quy định về biên giới Quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam

Nội dung

Luật biên giới quốc gia 2003 gồm có 6 chương 41 điều

Chương I đề cập đến Những quy định chung, Chương II quy định về chế độ pháp lý về biên giới quốc gia, khu vực biên giới; Chương III quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; Chương IV quy định về quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; Chương V quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm; Chương VI quy định về điều khoản thi hành

Luật Biên giới quốc gia có 14 điều liên quan trực tiếp đến lĩnh vực biển, đảo

Điều 2 (mục 2) đề cập chế độ pháp lý, quy chế quản lý và bảo vệ vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước ta phù hợp với Công ước Luật Biển 1982

và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam tham gia;

Điều 4 đề cập khái niệm đường cơ sở, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (mục 1, 2, 3, 4), khái niệm đi qua không gây hại trong lãnh hải (mục 9);

Điều 5 (mục 2) đề cập tới việc xác định biên giới quốc gia trên biển và ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa;

Điều 6 (mục 2) đề cập khu vực biên giới trên biển;

Điều 7 xác định “nội thủy” của Việt Nam;

Điều 8 nêu khái niệm “vùng nước lịch sử”;

Điều 9 xác định lãnh hải của Việt Nam;

Trang 19

Điều 11 nêu chủ trương của Nhà nước ta giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau;

Điều 15 đề cập việc quá cảnh qua biên giới vào vùng biển nước ta phải tuân theo đường hàng hải đã được quy định;

Điều 18 quy định tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch;

Điều 19 quy định hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam;

Điều 21 (mục 1) đề cập người, phương tiện, hàng hóa có thể bị hạn chế hoặc tạm ngừng qua lại trong lãnh hải Việt Nam trong trường hợp đặc biệt;

Điều 35 quy định nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trong đó bao gồm cả nội dung về biên giới biển.14

Giá trị pháp lý

Luật Biên giới quốc gia năm 2003 đã quy định rõ ràng vùng biển Việt Nam bao gồm vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức thiêng liêng và cao cả Bởi vì, đó chính là nhiệm vụ gìn giữ tài sản vô giá mà ông cha

ta đã phải đổi bằng xương máu trong lịch sử tồn tại và phát triển của quốc gia, dân tộc

Sự nghiệp ấy đòi hỏi phải có sự quan tâm thích đáng của Đảng, Nhà nước và sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của các Bộ, Ngành từ Trung ương đến địa phương cùng nhân dân cả nước, với tinh thần “Tất cả hướng về biên giới”, xây dựng biên giới ngày càng giàu mạnh.15

3.2.2 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 mang số hiệu 40/2005/QH11 ký ngày 14 tháng 6 năm

2005, quy định về hàng hải Việt Nam.

14 Theo nguồn tin từ trang dao-post154670.info

http://infonet.vn/luat-bien-gioi-quoc-gia-cua-vn-co-noi-dung-nao-lien-quan-den-bien-15 Trường chính trị Bến Tre ve-bien-gioi-quoc-gia

Trang 20

http://truongchinhtribentre.edu.vn/noi-dung/quan-diem-cua-dang-va-nha-nuoc-ve-bao- Quá trình hình thành

Bộ luật hàng hải đầu tiên của Việt Nam được Hội đồng Nhà nước ban hành vào năm

1990 thay thế cho các văn bản dưới luật trước đó (tuyên bố của chính phủ năm 1977 về lãnh hải năm 1982 về chiều rộng lãnh hải, Nghị định 30/CP ngày 29/1/1980 về quy chế tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên vùng biển Việt nam) đánh dấu bước tiến mới trong quá trình pháp điển hóa pháp luật hàng hải

Năm 2005, Quốc hội đã ban hành bộ luật hàng hải số 40/2005/QH11 thay thế cho bộ luật hàng hải năm 1990 hoàn thiện hơn các quan hệ pháp luật phát sinh từ hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn và an ninh hàng hải, trách nhiệm dân sự của chủ tàu, tổn thất chung, giải quyết tranh chấp hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc

sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học Bộ luật được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu quy định của các công ước và luật quốc tế liên quan đến hàng hải như 24 Công ước của Tổ chức hàng hải quốc tế, 05 Công ước của Liên hợp quốc - các quy tắc của CMI, 03 Công ước của Liên hợp quốc - các quy tắc UNCITRAL, 03 Công ước của Liên hợp quốc - các quy tắc của UNCTAD, 18 Công ước của Ủy ban hàng hải quốc tế (Brussels) (về cơ bản Bộ luật đưa ra các quy định tương tự với quy tắc Hague-Visby 1968 và quy tắc Hamburg 1978 là những công ước quốc tế liên quan đến vận đơn đường biển)

Bộ luật có quy định rõ, cụ thể: Áp dụng quy định về đăng ký, đăng kiểm tàu công vụ (Điều 22, 25), tìm kiếm và cứu nạn hàng hải (Điều 30), đại lý tàu biển (Điều 165), hoa tiêu (Điều 177), lai dắt (Điều 184), cứu hộ hàng hải (Điều 196), tai nạn đâm va (Điều 212) Chương I cũng đề cập những hành vi bị cấm trong hoạt động hàng hải Nguyên tắc

áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật được trình bày cụ thể trong Điều 3.16

Chương II của Bộ luật hàng hải gồm các quy định về tàu biển Mục 1 của chương II gồm

3 điều (Điều 11 đến Điều 13) trình bày khái niệm tàu biển, tàu biển Việt Nam và chủ tàu

16 Bộ luật hàng hải, nguồn http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?

ItemID=18150

Trang 21

Mục 2 của chương II trình bày các vấn đề liên quan đến đăng ký tàu biển (từ Điều 14 đến Điều 22) Mục 3 của chương trình bày vấn đề đăng ký tàu biển Việt Nam (từ Điều 23 đến Điều 25) Mục 4 trình bày phần giấy chứng nhận tàu biển (từ Điều 26 đến điều 27) Mục

5 của chương trình bày các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường Vấn đề chuyển quyền sở hữu và thế chấp tàu biển được nói trong mục 6 Mục 7 trình bày quyền cầm giữ hàng hải Mục 8 đưa ra các nội dung liên quan đến bắt giữ tàu biển

Trong chương III đề cập đến vấn đề thuyền bộ từ Điều 45 đến Điều 58

Chương IV từ Điều 59 đến Điều 69 tiếp tục đề cập vấn đề cảng biển Chương V đề cập đến vấn đề hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Chương VI trình bày nội dung hợp đồng vận chuyển hành khách hành lý bằng đường biển Chương VII nói đến nội dung của hợp đồng thuê tàu Nội dung đại lý tàu biển và môi giới hàng hải được trình bày trong chương VIII

Chương X, XI, XII, XIII trình bày nội dung lai dắt tàu biển, cứu hộ hàng hải, trục vớt tài sản tàu đắm, tai nạn đâm va

Chương XIV trình bày các vấn đề liên quan đến tổn thất chung Chương XV đề cập đến nội dung giới hạn trách nhiệm dân sự đồi với các khiếu nại hàng hải Chương XVI nói về hợp đồng bảo hiểm hàng hải Chương XVII liên quan đến nội dung giải quyết tranh chấp hàng hải và chương XVIII trình bày điều khoản thi hành

Giá trị pháp lý

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 đã có tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành hàng hải Việt Nam góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hàng hải; tạo được hành lang pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động hàng hải; tạo điều kiện hội nhập với hoạt động hàng hải quốc tế; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của của đất nước.17

Về mặt bảo bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia đối với vùng biển, Bộ luật hàng hải năm 2005 đã góp phần đảm bảo trật tự, an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa

ô nhiễm môi trường trên biển và trong các vùng nước nối liền với biển Cụ thể điều 10 đã quy định chi tiết về các hành vi bị cấm trong hoạt động hàng hải

17 Đề cương giới thiệu Bộ luật hàng hải việt nam năm 2005,

http://dtcc.edu.vn/index.php/component/content/article?showall=&id=321:h%C6%B0%E1%BB%9Bng-%E1%BB

nam&start=3

Trang 22

%A9ng-ng%C3%A0y-ph%C3%A1p-lu%E1%BA%ADt-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-chxhcn-vi%E1%BB%87t-Bộ luật hàng hải năm 2005 đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Bộ Luật hàng hải là lá chắn quan trọng góp phần giữ vững an ninh hàng hải, bằng việc quy định cụ thể các hành vi gây phương hại đến chủ quyền biển đảo của nước ta, một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam Vì thế, Bộ luật hàng hải có thể được áp dụng cho việc chứng minh chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa

Trang 23

3.2.3 Luật biển Việt Nam 2012

Luật biển Việt Nam mang 2012 mang số hiệu 18/2012/QH13, ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2012, thời gian có hiệu lực 1 tháng 1 năm 2013

Quá trình hình thành

Quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam được bắt đầu từ năm 1998 và đã trải qua 3 nhiệm

kỳ Quốc hội các khóa X, XI, XII Luật Biển Việt Nam là một luật có nội dung rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng Luật được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, các Tuyên bố của Chính phủ năm 1977 và 1982, tổng kết thực tiễn quản lý biển của nước ta, trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển

1982 và các Hiệp định về biển đã ký Trong quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam, ta cũng đã tham khảo thực tiễn của các nước và cũng cân nhắc lợi ích của ta, lợi ích của các bên liên quan ở Biển Đông và lợi ích chung của khu vực

Luật có 7 chương đề cập đến các nội dung chủ yếu sau: các nguyên tắc, chính sách quản

lý và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển.18

Luật Biển Việt Nam được Quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày 21/6/2012 cùng ngày với việc Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao trùm toàn bộ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Bộ luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013

Nội dung

Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều Điều 1, chương 1 ghi rõ luật này quy định

về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo

18 Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn về Luật Biển Việt Nam, Báo điện tử chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Bo-truong-Ngoai-giao-Pham-Binh- Minh-tra-loi-phong-van-ve-Luat-Bien-Viet-Nam/141637.vgp

Trang 24

Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo Các điều khoản của chương này nêu rõ chế độ pháp lý của các vùng biển.

Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam Trong chương này, đề cập đến 13 hành vi bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh khi tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải Việt Nam (Khoản 3, Điều 23) Những hành vi này bao gồm

"đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào" Điều 37 của chương này cũng nêu rõ các quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam như đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép

Ngoài ra, khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân bị cấm: tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại; mua bán người, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy; phát sóng trái phép

Để bảo đảm việc thực thi, điều 41, chương 3 Luật Biển quy định về quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài Theo đó, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.19

Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Viêt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng

Ngoài ra, quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác

Chương 4 có 5 điều quy định các nguyên tắc phát triển biển, các ngành kinh tế biển ưu tiên phát triển, vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế biển trên các đảo và hoạt động trên biển

19 Luật Biển Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, nguồn http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php

%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=27881

Trang 25

Chương 5 có 3 điều quy định về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển; nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển.

Chương 6 có 4 điều quy định về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp bảo đảm

tố tụng, xử lý vi phạm, biện pháp đối với đối tượng là người nước ngoài nhằm đảm bảo

sự phối hợp nhịp nhàng, đúng pháp luật giữa các cơ quan có trách nhiệm xử lý vi phạm Luật Biển Việt Nam

Chương 7 ghi rõ Luật Biển Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013 Chính phủ

sẽ ban hành những quy định hướng dẫn thi hành các điều khoản được giao ở trong Luật

 Giá trị pháp lý

biển Việt Nam 2012

Luật biển Việt Nam năm

2012 là sự khẳng định mạnh

mẽ về chủ quyền các vùng biển quốc gia Tính dân tộc

đã được thể hiện ở tầm cao mới qua việc ra được Luật Biển trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày càng phức tạp.20

Điểm thành công của Luật Biển Việt Nam là đã chi tiết hóa được các quy định của Công ước Luật biển 1982 thành các điều khoản để có thể áp dụng trên các vùng biển của Việt Nam Luật Biển Việt Nam

đã nội luật hóa các quy định của quốc tế để trở thành văn bản pháp luật có thể dễ hiểu, dễ

áp dụng hơn trên thực tế

Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản

lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận

20 Hiến pháp của Biển, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nguồn phap-cua-Bien-655/

http://liendoanluatsu.org.vn/news/Dien-dan-44/Hien-Ảnh 1: Vùng biển Việt Nam

Trang 26

lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Luật Biển Việt Nam (7 chương, 55 điều) được xây dựng trên cơ sở các quy định của Công ước Luật Biển 1982, tham khảo các thông lệ quốc tế, trên cơ sở thực tiễn, yêu cầu phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng nước ta 21Luật đã khẳng định rõ chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở thực tế và theo quy định quốc tế Phạm vi điều chỉnh của luật nêu rõ: "Luật này quy định về đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển của Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo” (Điều 1) Luật đã khẳng định giá trị tuyệt đối về tính pháp lý, nhất là về mặt chủ quyền, cũng như sự tôn trọng quy định của quốc tế: "1-Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về chủ quyền, chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam thì áp dụng quy định của Luật này; 2-Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là thành viên thì

áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”(Điều 2).22

Luật Biển Việt Nam ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng Thứ nhất về công tác lập pháp

đã hoàn thiện được khuôn khổ pháp lý phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới Thứ hai về kinh tế, nước ta có bờ biển dài trên 3200 km, với các vùng biển rộng lớn, kinh tế biển đóng vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng

và phát triển của nước ta Việc xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam

Luật Biển Việt Nam năm 2012 còn là tiền đề, hành lang pháp lý quan trọng nhưng để đưa Luật vào cuộc sống Việt Nam cần lực lượng chấp pháp - trong khi ở thời điểm hiện tại, sức mạnh của lực lượng này của chúng ta chưa thể bao quát hết 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế được quy định trong Luật Vì thế, Việt Nam phải chú trọng nâng cao năng lực để bao quát vùng biển của mình Đồng thời phải phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, kết hợp chỉ đạo điều hành thể hiện tính kiên quyết thực thi pháp luật, Luật mới đi vào cuộc sống

21 Giới thiệu về Luật biển Việt Nam, Báo nhân dân, nguồn

http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_tshs/_mobile_theodongthoisu/item/1556402.html

22 Khẳng định chủ quyền, cơ sở cho phát triển kinh tế biển (IV), báo điện tử vnsea.net của Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting, nguồn http://vnsea.net/tabid/139/ArticleID/1276/language/vi-

VN/Default.aspx

Trang 27

Khả năng áp dụng Luật biển Việt Nam vào việc chứng minh chủ quyền biển đảo

Việc thông qua Luật Biển Việt Nam là để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới Việc xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh

tế của Việt Nam và phù hợp luật pháp quốc tế, do đó có ý nghĩa quan trọng cả về đối nội

- Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (Điều 8):

Luật biển Việt Nam quy định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố

Năm 1982, Chính phủ đã ra Tuyên bố xác định đường cơ sở từ đảo Thổ Chu đến đảo Cồn

Cỏ, gồm 10 đoạn thẳng gãy khúc nối giữa các điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven bờ và

bờ biển Việt Nam được xác định theo phương pháp “đường cơ sở thẳng” quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và phù hợp với thực tiễn quốc tế.Căn cứ đường cơ sở năm 1982, chúng ta đã xác định các vùng biển (nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế) và thềm lục địa Việt Nam; lấy đó làm cơ

sở để xây dựng Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam trình Liên hợp quốc tháng 5/2009

- Về phạm vi và chế độ pháp lý của nội thuỷ (Điều 9, Điều 10):

Nội thuỷ của nước ta là vùng nước nằm giữa bờ biển và đường cơ sở Nhà nước ta thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy

- Về phạm vi và chế độ pháp lý của lãnh hải (Điều 11, Điều 12):

23 Luật biển Việt Nam, trường Đại học Kinh tế Luật, nguồn b718-0002f8d9ce84/luat-bien-viet-nam

Trang 28

http://ttpc.uel.edu.vn/ArticleId/43432a33-ca07-4ca1-Lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lý (mỗi hải lý bằng 1852m) kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Nhà nước ta thực hiện chủ quyền đối với lãnh hải Việt Nam, tuy nhiên tàu thuyền nước ngoài được quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải.

Về việc đi qua không gây hại trong lãnh hải của tàu thuyền nước ngoài: Phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, Luật biển Việt Nam quy định tàu thuyền nước ngoài được quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải nước ta Tàu quân sự nước ngoài thông báo trước khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam

- Về phạm vi và chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải (Điều 13, Điều 14):

Vùng tiếp giáp lãnh hải nằm ngoài lãnh hải và có chiều rộng 12 hải lý Nhà nước ta có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác như đối với vùng đặc quyền kinh tế Ngoài ra, ta có thêm một số quyền, cụ thể: tiến hành kiểm soát để ngăn ngừa và

xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam

- Về phạm vi và chế độ pháp lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (các Điều 15, Điều 16, Điều 17 và Điều 18):

Nhà nước ta thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế

và thềm lục địa Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở

dùng để tính chiều rộng lãnh hải Thềm lục địa của nước ta được xác định căn cứ vào phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài cùng của rìa lục địa Trong trường hợp mép ngoài cùng của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở Ở những khu vực mép ngoài cùng của lục địa rộng hơn 200 hải lý, ta

có quyền mở rộng thềm lục địa Việt Nam đến 350 hải lý theo các điều kiện và thủ tục Công ước Luật Biển năm 1982 quy định.24

Việc thực hiện các quyền và các hoạt động như: quyền tự do hàng hải, quyền tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, tự do hàng không và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam phải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên và luật pháp của Việt Nam về biển Luật biển Việt Nam cũng quy định vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cũng thuộc chủ quyền của nước ta

24 Quy định của Luật biển Việt Nam về vùng đặc quyền kinh tế, Tạp chí quốc phòng toàn dân http://tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-nam/quy-dinh-cua-luat-bien-viet-nam-ve-vung-dac-quyen-kinh-te/5906.html

Trang 29

- Quy định về đảo, quần đảo và chế độ pháp lý của đảo, quần đảo (các Điều 19, Điều 20

và Điều 21):

Luật biển Việt Nam khẳng định các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Nhà nước thực hiện chủ quyền trên các đảo, quần đảo này Luật biển Việt Nam quy định đảo thích

hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; còn đảo đá không

thì không có vùng đặc quyền kinh tế và

thềm lục địa Như vậy, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là thuyết phục phù hợp với Luật quốc tế

Xét trên yếu tố địa lý, hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã

thuộc về lãnh thổ Việt Nam Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15o45'00''Bắc - 17o15'00''Bắc và kinh độ 111o00'00'' Đông -

113o00'00'' Đông trên vùng biển có diện tích khoảng 30, 000km2, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi - Việt Nam) khoảng 120 hải lý.25

Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Cam Ranh (Khánh Hoà - Việt Nam) 243 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo lớn nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000 km2, từ vĩ độ 6o00'00'' Bắc - 12o00'00'' Bắc và kinh độ 111o00'00'' Đông - 117o00'00'' Đông Diện tích phần nổi của đảo khoảng 3km2, chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị

Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên)

Điều kiện thiên nhiên trên thực tế đã gắn liền với những hoạt động xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Theo các nhà nghiên cứu, nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600m - 700m thì Hoàng Sa sẽ dính vào Việt Nam như một khối thịt liền và cách Trung Quốc bằng một vùng biển sâu (Krempf, Giám đốc Hải

25 Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa nhìn từ công pháp quốc tế, Đài Tiếng nói Việt Nam, nguồn

http://vov.vn/bien-dao/chu-quyen-hoang-sa-va-truong-sa-nhin-tu-cong-phap-quoc-te-197939.vov

Ảnh 2 – quần đảo Trường Sa

Trang 30

học Viện Đông Dương, khảo sát năm 1925) Các sinh vật trên các đảo và dưới biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như rùa, đời mồi, vít, đồn đột, ốc tai voi, ốc hương đều tương tự như các đảo ven biển Việt Nam như cù lao Ré.26

Các sách sử của thời Nguyễn cũng chép rõ, theo lệnh vua Minh Mạng binh lính Việt Nam

đã trồng nhiều cây cối trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để ngày sau cây cối cao

to giúp người đi biển nhận biết mà tránh mắc cạn Biển Đông cũng như Việt Nam nằm trong khu vực mà các nhà sinh vật học gọi là Wallacca, là vùng đất sinh sống của các loài động vật Á Đông mà Trung Hoa nằm ngoài vùng này Tại Biển Đông không giống như Thái Bình Dương, có dòng hải lưu chảy thay đổi theo chiều gió mùa Thiên nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ giữa đất liền của Việt Nam với các đảo ở Hoàng Sa

và Trường Sa Chính nhu cầu tránh bão hoặc bị nạn rồi theo dòng hải lưu, theo chiều gió tấp vào đất liền Việt Nam của các thương thuyền nước ngoài như đã trình bày ở trên nên người Việt Nam từ lâu đã biết tới Hoàng Sa và Trường Sa và sẵn lòng cứu giúp những

người bị nạn Điều đó chứng tỏ hoạt động xác lập chủ quyền và thực thi chủ quyền trên

thực tế của người Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức tự nhiên từ bao đời qua.27

Như vậy, Luật biển Việt Nam 2012 Đây là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo nước ta Lần đầu tiên nước ta có một văn bản Luật quy định khá đầy đủ về chế độ pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tạo cơ sở pháp lý cho việc khai thác và quản lý các vùng biển, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế Với Luật Biển Việt Nam, cùng với việc khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng các biện pháp hòa bình, Nhà nước ta đã chuyển một thông điệp quan trọng tới toàn thế giới: Việt Nam

là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới

So sánh Luật biển Việt Nam và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982

26 Các khảo sát từ thập niên 40 của thế kỷ XX cũng cho thấy các thú vật sống trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là các loài đã gặp ở Việt Nam, không có nhiều liên hệ với sinh vật ở Trung Quốc Các khảo sát về thảo mộc cũng có kết quả tương tự, hầu hết thảo mộc ở hai quần đảo này đều du nhập từ đất liền của Việt Nam như cây mù u, cây bàng có nhiều ở cù lao Ré.

27 Xem tư liệu quý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Báo điện tử Đất Việt, nguồn hoa/nguoi-viet/xem-tu-lieu-quy-hoang-sa-va-truong-sa-cua-viet-nam-2258639

Trang 31

http://m.baodatviet.vn/van-Luật Biển Việt Nam được ban hành là sự kiện pháp lý rất cần thiết và quan trọng của quy trình xây dựng luật pháp của Nhà nước Việt Nam trong mối liên quan với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.28

Có 3 lý do để lý giải về sự kiện này, đồng thời cũng cho thấy mối quan hệ giữa Luật Biển Việt Nam và Luật Biển quốc tế:

Thứ nhất: Sau khi ký Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS), năm 1994, Quốc hội đã phê chuẩn và đã chính thức trở thành thành viên Công ước Việc nhanh chóng nội luật hóa, biến các quy định UNCLOS thành quy định cụ thể là yêu cầu tất yếu, bất kỳ quốc gia nào cũng phải có nghĩa vụ thực hiện Tất nhiên, mọi quy định của Luật Biển Việt Nam không được trái với nhưng quy định của Luật Biển quốc tế mà chỉ được phép

cụ thể hoá các chế định, quy định của Luật Biển quốc tế

Thứ hai là, trước Hội nghị Luật Biển LHQ lần 3 ký kết UNCLOS 1982, để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động trên biển, Việt Nam đã có những văn bản quy phạm pháp luật về biển, nhưng chưa đầy đủ, toàn diện, chưa thích hợp để xử lý mối quan hệ ngày càng phát triển, các hoạt động kinh tế xã hội quốc phòng

an ninh trên biển, đặc biệt trong tình hình tranh chấp phức tạp thì các văn bản đó chưa đáp ứng được Do vậy không thể không có Luật Biển quốc gia để đáp ứng tất cả đòi hỏi

đó và hơn nữa, điều đó cũng thể hiện trách nhiệm và tính nghiêm túc của Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức của Công ước Luật Biển của LHQ năm 1982

Thứ ba, xu hướng thế giới hiện nay là hướng ra biển và đại dương Trên thực tế việc khai thác nguồn lợi đại dương, từ giao thông hàng hải, tài nguyên sinh vật và không sinh vật, khai thác dầu khí càng ngày càng phát triển, đưa đến lợi ích rất lớn với quốc gia, đặc biệt quốc gia ven biển như Việt Nam, một quốc gia ven biển có bờ biển dài, vùng biển rộng

Sự nghiệp phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trong tình hình hiện nay đòi hỏi Việt Nam phải vươn ra biển để khai thác và bảo vệ, quản lý biển là đòi hỏi tất yếu Nếu không kịp thời có luật điều chỉnh ngay những hoạt động đó phù hợp luật pháp quốc tế, phù hợp quan hệ chính trị ngoại giao trong khu vực và các nước thì dẫn tới xung đột, mà nguy cơ xung đột không chỉ ảnh hưởng tới khu vực và thế giới, mà chính là lợi ích của đất nước và người dân

3.3 Pháp lệnh

Định nghĩa

28 Mối quan hệ giữa luật biển quốc tế và luật biển Việt Nam, nguồn

http://www.nghean.gov.vn/wps/wcm/connect/web+content/portal_na/279_slsbbg_ct/ctcqbd/hoidap/hoidapveluatbien /32c1508045055805999ab9b488461c1b

Trang 32

“Là văn bản có giá trị pháp lý như luật, dùng để cụ thể hóa những nguyên tắc đã quy định trong hiến pháp, quy định chế độ chính sách của nhà nước và những vấn đề cấp bách trong hoạt động quản lý nhà nước khi chưa thể ban hành văn bản luật.”29

Theo Điều 12, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:

“Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội

1 Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật

2 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp luật, pháp lệnh; hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương và quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.” 31

3.3.1 Pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 về lực lượng cảnh sát biển

Số hiệu: 03/2008/PL-UBTVQH12

Ngày ban hành: 26 tháng 1 năm 2008

Ngày có hiệu lực: 1 tháng 7 năm 2008

 Nội dung

29 Nhà báo Nguyễn Văn Kết, tài liệu đã dẫn

30 Nhà báo Nguyễn Văn Kết, tài liệu đã dẫn

31 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php

%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=12817

Trang 33

Trong chương I của pháp lệnh – Những quy định chung về lực lượng cảnh sát biển, trong

đó có các điều đáng chú ý như

Điều 1: “Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Điều 3: “Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”32

Chương II quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, cụ thể Điều 6 nêu rõ: “Trong nội thủy, lãnh hải và vùng nước cảng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm

vụ kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để bảo vệ chủ quyền; giữ gìn

an ninh, trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nổ, chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác.”

Tại điều 7 cũng quy định: “Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán; bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền, vận chuyển trái phép và buôn bán người, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma tuý, tiền chất.”

Chương III của pháp lệnh quy định về việc tổ chức lực lượng cảnh sát biển Việt Nam (từ Điều 17 đến Điều 21); Chương IV là phần đưa ra các nội dung về việc quản lý của nhà nước với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam (Điều 22, Điều 23); Chương V quy định về việc bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam (Từ điều 24 đến điều 28) Cuối cùng là chương VI liên quan đến nội dung điều khoản thi hành Trong đó có hai điều liên quan đến điều khoản thi hành đó là:

32 Pháp lệnh cảnh sát biển Việt Nam, nguồn http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php

%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=7837

Trang 34

Điều 29 quy định:” Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2008.

Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ngày 28 tháng 3 năm 1998

Điều 30: “Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.”

 Giá trị pháp lý

Về mặt pháp lý, pháp pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 về lực lượng cảnh sát biển

đã khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với biển đảo thông qua lực lượng

cảnh sát biển Cảnh sát biển là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức

năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lực lượng cảnh sát biển có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, mà trong đó thể hiện rõ ở vai trò kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để bảo vệ chủ quyền; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nổ, chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại các vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.33Như vậy, có thể khẳng định rằng Việt Nam đã thực hiện được việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, của mình thông qua lực lượng nòng cốt là cảnh sát biển, đó là căn cứ quan trọng để chứng minh chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam với vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, mà trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

3.4 Nghị quyết

Khái niệm

Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật dùng để:

- Thông qua các chủ trương chính sách của Chính phủ, thông qua dự án, kế hoạch và ngân sách nhà nước

- Phê duyệt các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

33 Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam năm 2005, Công ty Luật Minh Khuê – nguồn

https://luatminhkhue.vn/van-ban-luat-hanh-chinh/phap-lenh-luc-luong-canh-sat-bien-viet-nam-nam-2005.aspx

Trang 35

- Cụ thể hóa các chương trình hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cụ thể hóa chương trình hoạt động của cơ quan chấp hành cùng cấp Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp 34

Đặc điểm

“Là cơ sở để tổ chức hoạt động và ban hành các văn bản hành chính về quản lý nhà nước khác (kể cả các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất: hiến pháp, luật, pháp lệnh).”35

Thẩm quyền ban hành

Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân có thẩm quyền ban hành nghị quyết

3.4.1 Nghị quyết sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh của Quốc hội khóa

7, ngày 28 tháng 12 năm 1982

Số hiệu: số 3 năm 1044

Ngày ban hành: 28 tháng 12 năm 1982

Người ký: Cố Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ

 Cơ sở pháp lý

Nghị quyết được ban hành căn cứ vào điều 83 của Hiến pháp năm 1980 nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng và sau khi nghiên cứu ý kiến của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai và Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Khánh

Nam công bố Sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam,

cũng như sau khi Chính phủ Việt Nam ra Tuyên bố về hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam đã góp phần tạo khung pháp lý vững chắc để chứng minh chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa

và Hoàng Sa

34Nhà báo Nguyễn Văn Kết, Giáo trình Nghiện vụ Thư ký văn phòng và Văn bản ngoại giao

35 Nhà báo Nguyễn Văn Kết, tài liệu đã dẫn

Trang 36

3.4.2 Nghị quyết Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ

họp thứ 5 ngày 23 – 6 – 1994 về việc phê chuẩn công ước của Liên Hợp Quốc

về Luật biển năm 1982

Số hiệu: Không số

Ngày ban hành: 23 tháng 6 năm 1994

Người ký: Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh

 Nội dung

1 Phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.36

2 Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển

3 Quốc hội khẳng định chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế; yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam

4 Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hoà bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực

Quốc hội nhấn mạnh: Cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982

36 Nghị quyết về việc phê chuẩn công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định, nguồn http://www.namdinh.gov.vn/Home/biengioibien/vanban/2011/2500/Nghi-quyet-ve-viec-phe- chuan-cong-uoc-cua-Lien-Hop-Quoc.aspx

Trang 37

5 Quốc hội giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam.

Quốc hội giao cho Chính phủ thi hành những biện pháp có hiệu quả nhằm tăng cường bảo vệ và quản lý các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam

 Giá trị pháp lý

Việc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra Nghị quyết về việc phê chuẩn công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 đã thực sự trở thành căn cứ pháp lý quốc tế vững chắc để xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Đồng thời cũng là cơ sở để xử lý các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, kể cả những tranh chấp về biển

Việc đưa ra nghị quyết cũng chứng tỏ Việt Nam luôn đi đầu và không ngừng nỗ lực trong việc thực hiện UNCLOS 1982 Việt Nam tin tưởng chắc chắn rằng, nếu các quốc gia ven biển đều thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ được quy định bởi UNCLOS 1982 thì nhân loại không những sẽ tránh được những căng thẳng, xung đột trên biển mà sẽ có điều kiện tốt hơn để khai thác biển và đại dương phục vụ lợi ích con người

Áp dụng nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển để khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Việc phê chuẩn công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đóng vai trò là cơ sở pháp lý quốc tế về phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam Gia nhập Công ước

1982, nước ta được quốc tế thừa nhận có vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế

200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà nước ta được hưởng theo quy định của Công ước 1982 mở rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền.37

Khi áp dụng nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn công ước này sẽ xây dựng cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc trong đấu tranh bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa, các quyền và lợi ích chính đáng của nước ta trên biển, đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên hai

37 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982: Cơ sở pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trên Biển Đông, nguồn http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/2679-cong-uoc-lien-hop-quoc-ve-luat-bien-1982- viet-nam-tren-bien-dong

Trang 38

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Công ước 1982 là cơ sở pháp lý chung cho việc giải quyết các tranh chấp phân định vùng biển giữa nước ta với các nước láng giềng, góp phần tạo môi trường ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển trong Biển Đông.

Ngoài ra, việc phê chuẩn công ước còn góp phần tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền, lợi ích chính đáng của nước ta trên biển, tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng hợp tác quốc tế nhằm bảo vệ, khai thác biển vì lợi ích của đất nước và của cả cộng đồng quốc tế Là cơ sở để rà soát và hoàn chỉnh các luật lệ cần thiết bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng biển và thềm lục địa nước ta cũng như tăng cường sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sử dụng, khai thác, bảo vệ môi trường biển ở nước ta

Những kết quả đàm phán cụ thể mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có thể kể đến như: hoàn thành phân định ranh giới thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với Thái Lan (năm 1997); hoàn thành phân định lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (năm 2000); hoàn thành phân định ranh giới thềm lục địa với Indonexia (năm 2003) Đồng thời, tuân thủ thời hạn và các thủ tục theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, tháng 5-2009, Việt Nam và Malaysia đã cùng đệ trình báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý tại khu vực phía Nam Biển Đông lên

Ủy ban Ranh giới thềm lục địa

Những thành tựu trên một mặt chứng tỏ Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của Công ước, mặt khác chứng tỏ giá trị và ý nghĩa của Công ước trong việc tạo lập trật tự pháp lý trên biển vì hòa bình ổn định và phát triển chung

Trang 39

- Ban hành các bản điều lệ, quy chế, quy định về chế độ quản lý hành chính nhà nước

 Thẩm quyền ban hành

Chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị định 38

 Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 14, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:

“ Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:

1 Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

2 Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa

vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;

3 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;

4 Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.”39

3.5.1 Nghị định số 242/HĐBT ngày 5 – 8 – 1991 quy định về việc các bên nước ngoài

và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Hội đồng Bộ trưởng

Số hiệu: 242-HĐBT

Ngày ban hành: 5 – 8 – 1991

Người ký: Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

38 Nhà báo Nguyễn Văn Kết, tài liệu đã dẫn

39 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php

%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=12817

Trang 40

Nội dung

Gồm có 3 chương, 16 điều

Chương 1 gồm các quy định chung nói về các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài bao gồm đối tượng nào, các hoạt động nghiên cứu khoa học biển, các hình thức nghiên cứu khoa học ở các vùng biển thuộc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chương 2 đưa ra các quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục khi bên nước ngoài muốn điều tra, nghiên cứu khoa học trong các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; các điều kiện mà các phương tiện và người nước ngoài đi trên phương tiện phải tuân thủ khi tiến hành nghiên cứu khoa học trong các vùng biển của Việt Nam; các nghĩa vụ mà bên nước ngoài phải thực hiện trước khi rút về nước; các điều kiện mà bên nước ngoài tuân theo để bảo đảm an toàn hàng hải

Chương 3 đề cập về các điều khoản thi hành về các hình thức xử lý vi phạm khi bên nước ngoài tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học trong các vùng biển của Việt Nam mà nếu vi phạm các điều khoản của quy định; các trách nhiệm mà bên nước ngoài phải thực hiện nếu gây thiệt hại về tài sản, tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam, tài sản

và sức khoẻ của người Việt Nam; việc cấp giấy phép cho phương tiện của nước ngoài vào nghiên cứu khoa học và quản lý trực tiếp hoạt động; các bộ, cơ quan tham gia giám sát các hoạt động nghiên cứu khoa học của các Bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài

Nghị định ban hành là bước đi quan trọng trong việc tạo tiền đề, tạo cở sở pháp lý vững chắc giải quyết các tranh chấp liên quan đến vùng biển Việt Nam sau khi Bộ Ngoại giao Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Sách Trắng "Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Luật pháp quốc tế" vào tháng 4 – 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi bản ghi nhớ cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc cho nhiều tàu quân sự, tàu khảo sát, tàu đánh cá đến hoạt động trong vùng biển Việt Nam tại quần đảo

40 Nghị định số 242/HĐBT ngày 5 – 8 – 1991 quy định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Hội đồng Bộ trưởng, nguồn http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-242-HDBT-Quy-dinh-cac-ben-nuoc-ngoai-va-phuong-tien- nuoc-ngoai-vao-nghien-cuu-khoa-hoc-o-cac-vung-bien-nuoc-Viet-Nam-vb38172t11.aspx

Ngày đăng: 15/07/2016, 09:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w