BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỀ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN MÔN: NGỮ VĂN 8 BÀI: VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY ĐẶC SẢN QUÊ Bài văn : Thuyết minh một loài cây rất thân thuộc và gắn bó với quê hương em. 1. Tình huống giải quyết vấn đề: Từ bao đời nay cây tre đã gắn bó thân thiết với người dân quê. Em hãy viết một bài văn giới thiệu về loại cây đó. 2. Mục tiêu. - Bài viết phải đảm bảo yêu cầu. + Vị trí địa lý . + Đặc điểm địa hình. + Giới thiệu về cây tre quê em. + Lịch sử đấu tranh của dân tộc. + Giá trị kinh tế của cây tre. 3. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống. - Đặc điếm địa lý, địa hình phù hợp với cây tre. - Lịch sử phát triển của cây tre ở vùng đất Đoan Hùng. - Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của xã Chí Đám – huyện Đoan Hùng. 4. Giải pháp giải quyết tình huống. Vận dụng các kiến thức liên môn. - Lịch sử: Nguồn gốc, lịch sử đấu tranh. - Ngữ văn : Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn. - Địa lý: Vị trí địa lý, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế. - Giáo dục công dân: Bài học về lòng yêu nước. - Sinh học : Đặc điểm sinh trưởng của cây trồng. - Công nghệ : Cách chăm sóc và bảo quản cây trồng. 5. Thuyết minh, tiến trình giải quyết tình huống. Viết các ý chính -> tìm hiểu ->Trao đổi-> viết thành bài văn. Tư liệu sử dụng: Sách địa phương. Kinh nghiệm : nhân dân Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài văn thuyết minh. Việt Nam là một đất nước của khu vực Đông Nam Á nằm trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài cây nhiệt đới. Nhưng đặc biệt và nổi bật hơn cả, nhắc đến loài cây phát triển nhất, các bạn sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh cây tre dẻo dai, thanh cao, vững chắc và điều đó thật tự hào cho người dân đất việt. Cũng như bao miền quê khác, Chí Đám một làng quê thanh bình, trù phú nằm bên bờ sông Lô hiền hòa từ lâu đã nổi tiếng cả nước về chiến thắng hào hùng. Hai bên bờ Sông là những rặng tre xanh mướt ôm gọn lấy ngôi làng nhỏ. Tre không chỉ đi vào tiềm thức của người dân quê tôi mà nó còn đem lại thu nhập cho những người dân sống nơi đây. Chí Đám là một xã của huyện Đoan Hùng thuộc vùng trung du đồng bằng Bắc bộ. Nói đến Chí Đám người ta thường nghĩ đến những đồi cọ, đồi chè xanh mơm mởn đặc biệt hơn cả là những rặng tre xanh mướt từ bao đời nay đã gắn bó thân thiết với những người dân sống nơi đây. Dù đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì đều thấy những rặng tre xanh nghiêng mình trên những con đường hay trên những cánh rừng bạt ngàn. Họ hàng nhà tre rất đông đúc khác với những loại cây khác, tre sinh trưởng rất nhanh. Ban đầu tre chỉ là mầm măng yếu ớt với cái thân hình bé nhỏ, hình nón trên đầu nhọn hoắt và khoác trên người nhiều lớp áo chồng lên nhau bao lấy tấm thân bé nhỏ bên trong. Rồi theo thời gian, tre lớn lên và trưởng thành, trở thành một chàng trai tre đích thực. Thân tre gầy guộc hình ống, rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Tre bền bỉ hiên ngang giống như những con người Việt Nam kiên cường bất khuất. Thân tre mọc nhiều tay cành có gai nhọn như những chiếc kim giúp tre tự vệ, bảo vệ cuộc sống của mình. Lá tre mỏng manh một màu xanh với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào lòng đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân cây cao từ 10->18 m, ít phân nhánh, mỗi cây có khoảng 30 đốt. Cả đời tre chỉ ra hoa một lần và cuộc đời của nó sẽ kết thúc khi tre bật ra hoa. “ Ở đâu tre cũng xinh tươi. Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu ” Câu thơ trên của nhà thơ Nguyễn Duy đã phần nào giải thích được môi trường sống của tre. Tre sống được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, gần nước hay xa nước tre vẫn phát triển tốt. Có thể nói tre là một loại cây có vô vàn công dụng. Tre là một loại cây có ích cho cuộc sống hàng ngày. Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của những lũy tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những con trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người dân cày Việt Nam say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh. Hơn thế nữa tre còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ. Dưới bóng tre xanh là cả một nền văn hóa lâu đời đang từng ngày được nâng niu và giữ gìn. Trong đời sống sinh hoạt, tre còn làm ra những đồ dùng thân quen cho mỗi gia đình đó là những đôi đũa, chiếc chõng tre, chiếc giường tre, Nhiều đồ thủ công mỹ nghệ được làm từ tre, trúc…Đối với mỗi gia đình nông thôn, tre là một người bạn vô cùng thân thiết. Đối với trẻ con miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, tre che hết những ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn nhỏ tha hồ chơi đùa thỏa thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn là ngồi đánh truyền với những que chắt bằng tre. Các bạn nam chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vu trên chiếc diều cũng được làm từ tre. Những cánh diều bay bổng đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong công việc tạo ra các nhạc khí như sáo, kèn…Mỗi khi tiếng sáo, tiếng kèn vang lên bao nhiêu nỗi nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn đều vơi đi. Trên những triền đê, ngoài phần công sức của người Việt xưa nay bao đời bồi đắp thì còn có phần nào công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói mòn rửa trôi. Cây tre đã đem lại nhiều niềm vui cũng như nhiều lợi nhuận cho người dân quê tôi. Tre nếu được chăm đúng kĩ thuật sẽ nhanh cho ra măng và còn đem lại rất nhiều giá tị kinh tế cao. Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm lịch sử của nước nhà. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước tre luôn cùng con người đấu tranh vì độc lập, vì tự do của dân tộc. Chính vì thế mà từ lâu, người Việt đã ví những cây tre với phong trào quật khởi của dân tộc ngàn đời. Những ngày đất nước còn sơ khai, tre đã giúp người anh hùng Thánh Gióng diệt lũ giặc Ân tàn bạo đem lại hạnh phúc cho muôn họ, muôn dân. Hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre Đằng Ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần của dân tộc ta với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Rồi trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, những chiếc cọc làm từ tre đã nhấn chìm bao tàu chiến của địch khiến giặc phải khiếp sợ và rút quân về nước. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, những cây tre xanh cũng tích cực cùng nhân dân tham gia kháng chiến để bảo vệ độc lập dân tộc. Tre đã góp phần rất lớn vào công cuộc chống giặc ngoại xâm và xây dựng quê hương đất nước. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre xứng đáng là hình ảnh tượng trưng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt là cái đẹp của quê hươngViệt Nam. Các bạn ạ! Tre là một loài cây rất dễ trồng thích nghi với đất cát hai bên bờ sông Lô hay đất đồi trung du. Người dân Chí Đám thường trồng tre hai ben bờ sông một phần là muốn cây tre giữ đất, chống xói mòn, một phần là muốn cây tre sẽ mang lại những mầm măng to, khỏe đem lại giá trị kinh tế cao. Tre có nhiều loại nhưng ngày nay, người dân quê tôi chọn và trồng nhiều nhất là giống tre Bát Độ, vì loại cây tre này thích hợp trồng ở những tỉnh phía Bắc và đặc biệt ở đất quê tôi. Măng ăn ngon mềm có vị dịu ngọt, không đắng có thể luộc ăn ngay mà không cần ngâm nước. Tre có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa để cây trồng phát triển và sinh trưởng tốt. Còn về kĩ thuật trồng tre, bạn nên dọn sạch đất vào mùa khô. Đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm thì đào hố tước một tháng khi trồng, mỗi hàng cách nhau 5 m, cây cách 4 m. Kích thước hố khoảng 50 x 50 cm. Trước khi trồng nên cho mỗi hố khoảng 15 kg phân ủ hoai, trộn đều phân với đất. Mặt đủ lấp đầy hố, tưới nước và ủ rơm quanh gốc giữ độ ẩm. Cây con đem trồng phải là cành chiết hoặc cành giâm hom. Hằng năm làm cỏ bón phân 3 lần vào đầu, giữa cuối mưa. Mỗi năm một lần vun gốc, dùng rơm dạ khô phủ gốc và luôn giữ ẩm để măng phát triển tốt. Cách thu hoạch măng : Khi mầm măng nhú lên khỏi mặt đất thì ta nên thu hoạch. Sử dụng dụng cụ moi đất xung quanh tới vị trí phình to nhất của gốc măng rồi lui về phía ngọn 2 cm là điểm cắt thích hợp nhất, không ảnh hưởng tới cây mẹ, vết cắt không giập nát, cắt xong phải lấp đất lại ngay. Thời điểm thu hoạch măng khoảng từ tháng 8 -> tháng 9 . Mỗi khóm tre chỉ nên để lại 4 -> 6 cây to khỏe có thân ngầm dưới đất. Các bạn ơi tuy tre là một loại cây rất dễ trồng nhưng nó cũng có rất nhiều sâu bệnh hại đấy. Thứ nhất : Sâu cuốn lá – Sâu non cuốn lá thành tổ nằm trong đó ăn lá. Phòng trừ bằng cách cắt lá bị hại và diệt sâu. Loại sâu thứ 2 : Ruồi xanh hút nhựa làm lá cây có màu trắng. Loại sâu thứ 3 : Bọ hung – Sâu non đục hốc măng làm măng héo chết- Phòng trừ bằng cách đào bắt sâu non, đào bỏ tiêu hủy măng bị hại. Bệnh héo xanh do vi khuẩn làm cây héo dần rồi chết. Phòng trừ bằng các tưới các loại thuốc có gốc Đồng Kasuan, COC.85, Đồng oxyclorua…) kết hợp với việc vun gốc. Ngoài ra tre còn có một số bệnh mà ta cần lưu ý: Bệnh sọc vàng : phiến lá bị bệnh có nhiều sọc vàng xanh xen kẽ lẫn nhau. Thịt măng có nhiều sọc vàng màu nâu, măng hóa gỗ không thể ăn được, cây mẹ còi cọc. Phòng trừ bằng cách đào bỏ măng bị bệnh rồi rắc vôi, khử trùng dụng cụ trước khi sử dụng sang cây khác. Như các bạn cũng biết, toàn thân cây tre từ gốc đến ngọn đều là những vị thuốc quý chữa được vô số bệnh. Búp tre đem đun với thân tre tươi trẻ nhỏ chữa bệnh đái ra máu, sạn sỏi tiết niệu. Lá tre ngoài việc sử dụng để sông cho ra mồ hôi khi ta đun với bèo cải, lá ngải, ích mẫu chữa bệnh viêm cầu thận rất hiệu quả. Trong lòng những cây tre cụt có chứa một loại bột phấn màu trong suốt có tác dụng thanh tâm, hạ hỏa tốt. Tay tre non cắt ngắn giã lọc lấy nước cùng với lá cây kiến có tác dụng hạ cơn cao huyết áp rất tốt. Nấm gốc tre được sử dụng làm thuốc trừ giun và sán. Hoa tre được dùng để chữa bệnh động kinh. Bảo quản tre và măng tre rất quan trọng đấy các bạn nhé. Tre sau khi chặt thường nhanh cóng bị các sinh vật xâm nhập gây hại. nếu không bảo quản tốt thì thời gian sử dụng được rất ngắn có khi chỉ 2 -> 3 tháng đã bị mục nát. Biện pháp phổ biến trong nhân dân từ xưa là ngâm vào bùn ao từ 3 -> 6 tháng có tác dụng không kém tẩm hóa chất, tuy mất thời gian hơi lâu nhưng rẻ, rễ làm và đặc biệt là rất an toàn đối với người sử dụng. Biện pháp bảo quản hóa học là dùng thuốc bao quản thích hợp tẩm cho tre bằng các kĩ thuật đơn giản : Ngâm, nhúng tre vào dung dịch thuốc. Còn đối với măng thì các bạn phải chuẩn bị sẵn một thùng gỗ hoặc bìa cát tông dải dưới đáy thùng một lớp cát măng tre khi thu hoạch về, đem cắm vào cát đã giải sẵn trong thùng măng nọ cắm thật sít măng kia. Sau khi cắm xong dùng cát phủ lên cây măng cho đến khi cát ngập măng là được. Nếu làm như vậy thì măng sẽ giữ được từ 7 -> 8 ngày, còn nếu bạn muốn ăn măng khô thì khi chặt măng về phải thái ra và đem phơi. Măng phơi có thể giữ từ 3 -> 6 tháng. Tre đã đem lại nguồn thu nhập khá cao cho người dân quê tôi. Cây tre tươi được bán với giá từ 30.000 -> 40.000 đồng một cây. Còn cây tre ngâm thì được bán với giá từ 60.000 -> 70.000 đồng một cây. Măng tre có giá từ 15.000 -> 20.000 đồng/1 kg. Riêng với những ngày đầu mùa, măng tre còn được bán với giá 20.000 -> 30.000 đ/kg. Nhờ trồng tre mà nhiều gia đình ở quê tôi có thu nhập cao. Tre đã tạo điều kiện phát triển kinh tế cho người dân quê, không những thế tre còn rất có ích trong đời sống người Việt. Sống trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước rất nhiều những sản vật mang giá trị truyền thống đã và đang bị phai nhạt theo năm tháng. Song ngày hôm qua, ngày nay và ngày mai hình ảnh cây tre Việt Nam vẫn mãi mãi in sâu trong tiềm thức người dân quê tôi nói riêng và đất nước nói chung. Mỗi khi đi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm…Hình ảnh của cây tre luôn gợi nhớ về một lành quê Việt Nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí . 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống. Việc kết hợp các kiến thức liên môn Lịch sử, địa lý vào môn ngữ văn, giáo dục công dân rất quan trọng giúp cho bài làm văn bao quát đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài làm văn thuyết minh. Ngoài các kiến thức về lịch sử, địa lý còn có thể kết hợp kiến thức của các môn sinh học, công nghệ ở các dạng đề thuyết minh về cây cối… Mỗi người đều có một quê hương. Quê hương in sâu trong trái tim của chúng ta bởi những hình ảnh của cây đa, giếng nước, mái đình, những cánh đồng lúa chín và đặc biệt là những lũy tre rì rào ôm gọn lấy ngôi làng nhỏ. Chúng em luôn thật tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều chiến tích hào hùng cùng với hình ảnh thân thuộc nhưng nổi bật cả là hình ảnh cây tre. . BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỀ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN MÔN: NGỮ VĂN 8 BÀI: VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY ĐẶC SẢN QUÊ Bài văn : Thuyết minh một loài. Đoan Hùng. 4. Giải pháp giải quyết tình huống. Vận dụng các kiến thức liên môn. - Lịch sử: Nguồn gốc, lịch sử đấu tranh. - Ngữ văn : Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn. - Địa. của việc giải quyết tình huống. Việc kết hợp các kiến thức liên môn Lịch sử, địa lý vào môn ngữ văn, giáo dục công dân rất quan trọng giúp cho bài làm văn bao quát đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm