Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh sau: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.. Trong trường hợp không thương lượng được, việc giả
Trang 1Lời mở đầu 2
Chương 1 5
Khái quát về giải quyết tranh chấp kinh tế 5
1 Khái quát về giải quyết tranh chấp kinh tế 5
1.1 Khái niệm: 5
1.2 Các yêu cầu trong giải quyết tranh chấp kinh tế 5
1.3 Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 6
Chương 2 7
Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại 7
1 Thương lượng 7
1.1 Khái niệm: 7
1.2 Đặc điểm: 8
1.3 Ưu điểm 8
1.4 Nhược điểm 8
1.5 Kết luận 9
2 Hòa giải 9
2.1 Khái niệm 9
2.2 Phân loại 9
2.2.1 Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng 9
2.2.2 Hòa giải trong tố tụng 10
2.3 Ưu điểm: 10
2.4 Nhược điểm: 11
3 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 11
4 Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng toà án 12
4.1 Khái niệm 12
4.2 Đặc điểm 12
4.3 Ưu điểm: 13
Trang 24.4 Nhược điểm 13
Chương 3 14
Giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng trọng tài thương mại 14
1 Trọng tài thương mại: 14
2 Trung tâm trọng tài 14
2.1 Chức năng: 14
2.2 Điều kiện thành lập 14
2.3 Thẩm quyền: 15
2.4 Nguyên tắc tố tụng 15
2.5 Giải quyết tranh chấp: 17
2.6 Quyết định trọng tài: 18
2.7 Lệ phí trọng tài: 19
2.8 Hiệu lực của phán quyết 19
2.9 Ví dụ về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài: 19
Tài liệu tham khảo 23
Trang 3Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, hội nhập với nền kinh tế của thế giới Vì vậy, các mối quan hệ xã hội, kinh doanh trong thương trường quốc tế ngày càng được gia tăng và phát triển Khi các quan hệ kinh doanh càng phát triển, những tranh chấp xảy ra là điều không tránh khỏi những lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào vừa đảm bảo có lợi cho thương nhân vừa duy trì được mối quan hệ làm ăn là việc mà các thương nhân cần cân nhắc
Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh sau: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án Theo đó, khi xảy ra tranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án
Việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên Cơ quan nhà nước và trọng tài thương mại chỉ can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư… Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý Đây
Trang 4chính là lý do em chọn đề tài “giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại”
Trang 5Khái quát về giải quyết tranh chấp kinh tế
1 Khái quát về giải quyết tranh chấp kinh tế
1.1 Khái niệm:
- Tranh chấp trong kinh doanh là một dạng tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến hay xung đột về quyền, nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư, các
doanh nghiệp với tư cách là chủ thể kinh doanh; là những phát sinh trong các khâu
từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lợi Phát sinh trong cả quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội
- Đặc trưng: gắn liền với hoạt động kinh doanh và chủ thể tham gia chủ yếu
là các nhà doanh nghiệp
- Bản chất: phản ánh những xung đột về lợi ích kinh tế giữa các bên
1.2 Các yêu cầu trong giải quyết tranh chấp kinh tế
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh là cách thức, phương pháp cũng như các hoạt động để khắc phục và loại trừ các tranh chấp đã phát sinh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội
Các yêu cầu trong giải quyết tranh chấp trong kinh doanh:
- Nhanh chóng, thuận lợi, không hạn chế, cản trở hoạt động kinh doanh;
- Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh
Trang 6- Giữ bí mật kinh doanh và uy tín của các bên trên thương trường;
- Chi phí ít tốn kém nhất
- Phán quyết phải chính xác và có khả năng thi hành cao
1.3 Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
- Giải tỏa các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại
sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được
- Đảm bảo về mặt lợi ích giữa các chủ thể trong kinh doanh, giữa các công nhân trước pháp luật, góp phần thiết lập sự cân bằng, giữ gìn trật tự kỉ cương, pháp luật
- Giải quyết nhanh chóng, thuận tiện là điều kiện để tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền tự do của công dân
- Ngoài ra thông qua việc giải quyết tranh chấp còn đánh giá được việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn kinh doanh, chỉ ra những bất cập, tạo định hướng cho việc hòan thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế phát triển
Trang 7Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại
Giải quyết tranh chấp được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (còn hiệu lực đến ngày 30/6/2016, kể từ ngày 01/7/2016, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 sẽ có hiệu lực thi hành); và hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh thương mại được quy định hình thức giải quyết tranh chấp tại Điều 317 - Luật Thương mại năm 2005 với nội dung như sau:
“1 Thương lượng giữa các bên
2 Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải
3 Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định”
1 Thương lượng
1.1 Khái niệm:
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không cần đến vai trò tác động của bên thứ ba
Trang 81.2 Đặc điểm:
- Các bên cùng nhau bàn bạc, thoả thuận để tự giải quyết các bất đồng mà không có sự can dự của bất cứ bên thứ 3 nào, các bên tự bàn bạc, thoả hiệp và đi đến chấm dứt xung đột
- Là hình thức mang tính tự phát không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý
1.3 Ưu điểm
- Tiết kiệm chi phí và thời gian, tiền bạc
- Giữ bí mật được trong hoạt động kinh doanh
- Giữ uy tín cho các bên
- Đáp ứng cơ hội của các hoạt động kinh doanh
- Không gây phiền hà và không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý
Trang 9- Thực tế, thương lượng thường được tiến hành ngay sau khi xảy ra tranh chấp, các bên cố gắng giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng để duy trì mối quan hệ lâu dài trong kinh doanh;
- Pháp luật Việt Nam quy định các bên cần tiến hành thương lượng sau đó mời thực hiện các hình thức giải quyết khác;
- Chỉ áp dụng cho các tranh chấp nhỏ, đơn giản mức xung đột không cao
2 Hòa giải
2.1 Khái niệm
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 đóng vai trò làm trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hòa
2.2 Phân loại
Hòa giải gồm có 2 loại: hòa giải ngoài thủ tục tố tụng và hòa giải trong thủ tục tố tụng
2.2.1 Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng
- Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng là việc các bên mời một tổ chức hoặc cá nhân đứng ra làm trung gian để cùng đàm phán, thương lượng
- Cơ sở: các bên tranh chấp cung cấp thông tin cho nhau và trình bày quan điểm Người hòa giải hướng các bên tham gia vào việc tìm kiếm những giải pháp thích hợp và phải được sự nhất trí của 2 bên
Trang 10- Sự nhất trí của 2 bên được thế hiện bằng văn bản, có xác nhận của bên đứng
ra làm trung gian hòa giải và có giá trị ràng buộc đối với các bên tham gia
2.2.2 Hòa giải trong tố tụng
- Hòa giải trong tố tụng là việc hòa giải được tiến hành tại toà án hoặc trọng tài khi các cơ quan này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên
- Đặc điểm:
+ Hòa giải trong tố tụng là thủ tục bắt buộc đối với cả toà án với trọng tài; + Người đứng ra làm trung gian: thẩm phán hoặc trọng tài viên;
+ Trong quá trình hòa giải, thẩm phán hoặc trọng tài viên không được ép buộc
mà phải tôn trọng tính tự nguyện, thiện chí giữa các bên
- Kết quả hòa giải phụ thuộc vào:
+ Thiện chí giữa các bên tham gia tranh chấp
+ Uy tín, kinh nghiệm và kĩ năng của người đứng ra làm trung gian hòa giải
2.3 Ưu điểm:
- Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền
tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm
Trang 11- Ít được sử dụng nếu các bên không có sự tin tưởng với nhau
3 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là một bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng cách đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện
Trang 12Đây là hình thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến, được áp dụng rộng rãi do những ưu điểm và lợi thế mà các hình thức giải quyết tranh chấp khác không có được như:
- Các bên được bảo đảm tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện (lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn địa điểm, thủ tục, phương thức giải quyết tranh chấp…)
- Thủ tục đơn giản, ngắn gọn và trong trường hợp cần thiết thì bảo đảm bí mật hơn so với giải quyết bằng Tòa án
- Bên cạnh đó, phán quyết của trọng tài là một ràng buộc có hiệu lực thi hành không bắt buộc phải dựa trên sự thống nhất của đôi bên
4 Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng toà án
4.1 Khái niệm
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng toà án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán của Nhà nước thực hiện, gắn liền với quyền lực nhà nước
4.2 Đặc điểm
- Được tiến hành khi mà việc áp dụng cơ chế thương lượng, hòa giải không
có hiệu quả và các bên tranh chấp cũng không thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài
- Đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng toà án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết
Trang 13kinh doanh được pháp luật các nước quy định khác nhau
- Thẩm quyền của các cơ quan tài phán nhà nước ở các quốc gia là khác nhau nhưng tập trung vào các lĩnh vực tranh chấp:
+ Tranh chấp hợp đồng thương mại;
+ Tranh chấp liên quan đến tổ chức và hoạt động của công ty;
+ Tranh chấp liên quan đế việc bảo hộ nhãn hiệu thương mại;
+ Tranh chấp thương mại hàng hải;
+ Tranh chấp phát sinh trong quá trình bảo hộ cạnh tranh và chống cạnh tranh bất hợp pháp;
+ Tranh chấp liên quan đến hoạt động phát hành cà kinh doanh chứng khoán
4.3 Ưu điểm:
- Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ và độ tin cậy vào hiệu lực của phán quyết
- Có sức mạnh cưỡng chế nên góp phần vào việc nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật cho các chủ thể kinh doanh
4.4 Nhược điểm
- Không giữ được bí mật kinh doanh
- Thủ tục tại toà thiếu linh hoạt
Tóm lại, mỗi hình thức giải quyết đều mang những đặc điểm cơ bản riêng,
với những ưu nhược điểm nhất định Sự đa dạng trong cơ chế giải quyết tranh chấp xét cho cùng cũng là biểu hiện đặc trưng về tính đa dạng của các quan hệ kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường
Trang 14Chương 3 Giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng trọng tài thương mại
1 Trọng tài thương mại:
Khoản 1, Điều 3 – Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”
2 Trung tâm trọng tài
2.1 Chức năng:
Theo Điều 23 – Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định: “Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài”
2.2 Điều kiện thành lập
Theo Khoản 1, Điều 24 - Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định:
“Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật này đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập”
Trang 15- Giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế, khi mà một hay các bên đương sự là thể nhân hay pháp nhân trong nước hay nước ngoài
- Giải quyết các tranh chấp phát sinh ở hợp đồng kinh tế giữa: pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân với cá nhân kinh doanh; phát sinh giữa công
ty với các thành viên của công ty và giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu
- Thẩm quyền của trọng tài không được xác lập theo vùng lãnh thổ cho nên
về nguyên tắc các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm nào để giải quyết tranh chấp không phụ thuộc vào nơi đặt trụ sở hoặc nơi cư trú của các bên
Trang 16quyết ở trung tâm trọng tài kinh tế đó (Trung tâm trọng tài kinh tế chỉ nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên đã có thoả thuận bằng văn bản về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại chính trung tâm trọng tài kinh tế đó)
+ Trong một thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, thư ký trung tâm trọng tài kinh tế phải gửi bản sao đơn yêu cầu của nguyên đơn và danh sách trọng tài viên cho bị đơn đồng thời ấn định thời hạn bị đơn phải gửi văn bản trả lời cho trung tâm trọng tài kinh tế
+ Trọng tài viên tiến hành các công việc cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp như nghiên cứu hồ sơ, nghe các bên trình bày, trưng cầu giám định,
+ Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp
+ Việc giải quyết vụ tranh chấp được kết thúc bằng quyết định
- Toàn bộ các hoạt động có liên quan, trong bất kì bước nào và do ai thực hiện cũng phải tuân theo nguyên tắc tôn trọng quyền tự do định đoạt của các bên tranh chấp và bảo đảm sự độc lập của trọng tài viên trong hoạt động xét xử
+ Nguyên tắc tự do định đoạt: Nguyên tắc này thể hiện các bên đương sự có quyền tự do lựa chọn trọng tài viên
+ Nguyên tắc đảm bảo sự độc lập của trọng tài viên trong hoạt động xét xử: việc thực hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính khách quan trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp Nội dung của nguyên tắc này thể hiện trên 2 khía cạnh: không
có bất cứ ai có quyền can thiệp vào hoạt động của trọng tài viên; các trọng tài viên hòan toàn bình đẳng với nhau trong hoạt động xét xử
Trang 17- Điều kiện: phải có đơn yêu cầu và văn bản thỏa thuận của các bên về việc
đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại trung tâm trọng tài kinh tế đó và những tài liệu cần thiết để chứng minh cho yêu cầu của mình
- Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Thư ký Trung
tâm trọng tài kinh tế phải gửi cho bị đơn bản sao đơn yêu cầu của nguyên dơn và Danh sách trọng tài viên, đồng thời ấn định thời hạn bị đơn phải gửi văn bản trả lời cho Trung tâm trọng tài kinh tế
- Trọng tài viên có thể nghe các bên trình bày ý kiến và cũng có thể tìm hiểu
sự việc từ những người khác với sự có mặt của các bên sau khi đã thông báo cho các bên biết Ngoài ra, trọng tài viên có thể trưng cầu giám định và yêu cầu các bên cung cấp thêm các bằng chứng và tài liệu có liên quan
- Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận về thời gian, địa điểm phiên họp
giải quyết tranh chấp Trường hợp không có sự thỏa thuận thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên (duy nhất) ấn định, nhưng giấy triệu tập tham dự phải gửi cho các bên tham gia chậm nhất 15 ngày trước khi mở phiên họp
- Đáng lưu ý, việc giải quyết tranh chấp được tiến hành căn cứ vào những điều
khoản của hợp đồng và pháp luật hiện hành Điều này có nghĩa là khác với quy tắc
tố tụng của nhiều trung tâm trọng tài khác trên thế giới (nhất là các trung tâm trọng tài quốc tế), việc giải quyết tranh chấp tại các Trung tâm trọng tài kinh tế ở nước ta không áp dụng nguyên tắc tự thỏa thuận về luật áp dụng
- Các bên có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp tham gia
vào việc giải quyết tranh chấp cũng như có thể mời luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình