1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận luật kinh tế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại

20 932 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 143 KB

Nội dung

 Các yêu cầu trong giải quyết tranh chấp trong kinh doanh: - Nhanh chóng, thuận lợi, không hạn chế, cản trở hoạt động kinh doanh; - Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm g

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM – MÔN LUẬT KINH TẾ

Chủ đề: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại

Trang 2

I Khái quát về giải quyết tranh chấp kinh tế

1 Khái niệm

- Tranh chấp trong kinh doanh là một dạng tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến hay xung đột về quyền, nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư, các doanh

nghiệp với tư cách là chủ thể kinh doanh

- Là những phát sinh trong các khâu từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc

thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi  Phát sinh trong cả quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội

- Đặc trưng: gắn liền với hoạt động kinh doanh và chủ thể tham gia chủ yếu là các nhà doanh nghiệp

- Bản chất: phản ánh những xung đột về lợi ích kinh tế giữa các bên

2 Các yêu cầu trong giải quyết tranh chấp kinh tế

- Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh là cách thức, phương pháp cũng như các hoạt động để khắc phục và loại trừ các tranh chấp đã phát sinh nhằm bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội

 Các yêu cầu trong giải quyết tranh chấp trong kinh doanh:

- Nhanh chóng, thuận lợi, không hạn chế, cản trở hoạt động kinh doanh;

- Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh

- Giữ bí mật kinh doanh và uy tín của các bên trên thương trường;

- Chi phí ít tốn kém nhất

- Phán quyết phải chính xác và có khả năng thi hành cao

3 Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

- Giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được

- Đảm bảo về mặt lợi ích giữa các chủ thể trong kinh doanh, giữa các công nhân trước pháp luật, góp phần thiết lập sự cân bằng, giữ gìn trật tự kỉ cương, pháp luật

Trang 3

- Giải quyết nhanh chóng, thuận tiện là điều kiện để tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền tự do của công dân

- Ngoài ra thông qua việc giải quyết tranh chấp còn đánh giá được việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn kinh doanh, chỉ ra những bất cập, tạo định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế phát triển

II Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại

- Giải quyết tranh chấp được quy định trong Luật tố tụng dân sự năm 2004, và hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại được quy định tại mục 2 chương VII Luật thương mại năm 2005

- Điều 317, mục 2, chương VII Luật thương mại 2005 Hình thức giải

quyết tranh chấp:

1 Thương lượng giữa các bên

2 Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải

3 Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định

1 Thương lượng

Khái niệm: Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không cần đến vai trò

tác động của bên thứ ba

Đặc điểm:

- Các bên cùng nhau bàn bạc, thoả thuận để tự giải quyết các bất đồng mà không

có sự can dự của bất cứ bên thứ 3 nào, các bên tự bàn bạc, thoả hiệp và đi đến chấm dứt xung đột

- Là hình thức mang tính tự phát không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý

Trang 4

Ưu điểm

- Tiết kiệm chi phí và thời gian, tiền bạc

- Giữ bí mật được trong hoạt động kinh doanh

- Giữ uy tín cho các bên

- Đáp ứng cơ hội của các hoạt động kinh doanh

- Không gây phiền hà và không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý

Nhược điểm

- Kết quả của thương lượng còn phụ thuộc vào mức độ hiểu biết, thái độ, thiện chí, và hợp tác của các bên tranh chấp

- Kết thúc thương lượng không phải cuộc thương lượng nào cũng giải quyết được xung đột

- Kết quả của thương lượng không được đảm bảo bởi các cơ chế pháp lý bắt buộc mà phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của các bên

- Có 1 số chủ thể với sự không hợp tác và thiện chí đã trì hoãn quá trình thương lượng để kéo dài thời gian vụ tranh chấp

Kết luận

- Thực tế, thương lượng thường được tiến hành ngay sau khi xảy ra tranh chấp, các bên cố gắng giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng để duy trì mối quan hệ lâu dài trong kinh doanh

- Pháp luật Việt Nam quy định các bên cần tiến hành thương lượng sau đó mời thực hiện các hình thức giải quyết khác

- Chỉ áp dụng cho các trnah chấp nhỏ , đơn giản mức xung đột không cao

2 Hoà giải

Khái niệm

- Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 đóng vai trò làm trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hoà

Trang 5

Phân loại

- Hoà giải ngoài thủ tục tố tụng

- Hoà giải trong thủ tục tố tụng

Hoà giải ngoài thủ tục tố tụng

- Là việc các bên mời một tổ chức hoặc cá nhân đứng ra làm trung gian

để cùng đàm phán, thương lượng

- Cơ sở: các bên tranh chấp cung cấp thông tin cho nhau và trình bày quan điểm => Người hoà giải hướng các bên tham gia vào việc tìm kiếm những giải pháp thích hợp => sự nhất trí của 2 bên

- Sự nhất trí của 2 bên được thế hiện bằng văn bản, có xác nhận của bên đứng ra làm trung gian hoà giải và có giá trị ràng buộc đối với các bên tham gia

Hoà giải trong tố tụng

- Là việc hoà giải được tiến hành tại toà án hoặc trọng tài khi các cơ quan này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên

- Đặc điểm:

o Hoà giải trong tố tụng là thủ tục bắt buộc đối với cả toà án với trọng tài

o Người đứng ra làm trung gian: thẩm phán hoặc trọng tài viên

o Trong quá trình hoà giải, thẩm phán hoặc trọng tài viên không được ép buộc mà phải tôn trọng tính tự nguyện, thiện chí giữa các bên

- Cơ sở:

o Khi các bên đi đến thoả thuận để giải quyết các xung đột => thẩm phán hoặc trọng tài lập biên bản hoà giải

o Biên bản hoà giải có hiệu lực pháp luật cao bởi không có sự kháng cáo kháng nghị hay bị yêu cầu toà án huỷ quyết định

Kết quả hoà giải phụ thuộc vào:

- Thiện chí giữa các bên tham gia tranh chấp

Trang 6

- Uy tín, kinh nghiệm và kĩ năng của người đứng ra làm trung gian hoà giải

Ưu điểm:

- Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải

- Tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên

- Hình thức giải quyết này đặc biệt hiệu quả khi giải quyết những tranh chấp kinh doanh, thương mại mang tính chất kỹ thuật (xây dựng, tài chính … )

- Các bên trong vụ việc tranh chấp hoàn toàn có quyền chủ động trong việc tìm kiếm một hòa giải viên có đủ hiểu biết để tham gia giải quyết tranh chấp

- Các bên kiểm soát được các tài liệu chứng cứ có liên quan (những bí mật kinh doanh) trong khi giải quyết tại tòa án thì các yêu cầu này không được đảm bảo

do tòa án thực hiện xét xử theo nguyên tắc công khai

Nhược điểm:

- Việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên,

- Hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất

cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của tòa án

- Ít được sử dụng nếu các bên không có sự tin tưởng với nhau

3 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Khái niệm

- Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là một bên thứ

ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng cách đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện

Trang 7

- Đây là hình thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến, được áp dụng rộng rãi do những ưu điểm và lợi thế mà các hình thức giải quyết tranh chấp khác không

có được như:

o Các bên được bảo đảm tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện (lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn địa điểm, thủ tục, phương thức giải quyết tranh chấp…)

o Thủ tục đơn giản, ngắn gọn và trong trường hợp cần thiết thì bảo đảm bí mật hơn so với giải quyết bằng Tòa án

o Bên cạnh đó, phán quyết của trọng tài là một ràng buộc có hiệu lực thi hành không bắt buộc phải dựa trên sự thống nhất của đôi bên

4 Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng toà án

Khái niệm

- Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng toà án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán của Nhà nước thực hiện

Gắn liền với quyền lực nhà nước

Đặc điểm

- Được tiến hành khi mà việc áp dụng cơ chế thương lượng, hoà giải không có hiệu quả và các bên tranh chấp cũng không thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài

- Đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng toà án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết

- Phạm vi và thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh được pháp luật các nước quy định khác nhau

 Thẩm quyền của các cơ quan tài phán nhà nước ở các quốc gia là khác nhau nhưng tập trung vào các lĩnh vực tranh chấp:

- Tranh chấp hợp đồng thương mại

Trang 8

- Tranh chấp liên quan đến tổ chức và hoạt động của công ty

- Tranh chấp liên quan đế việc bảo hộ nhãn hiệu thương mại

- Tranh chấp thương mại hàng hải

- Tranh chấp phát sinh trong quá trình bảo hộ cạnh tranh và chống cạnh tranh bất hợp pháp

- Tranh chấp liên quan đến hoạt động phát hành cà kinh doanh chứng khoán

Ưu điểm

- Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ và độ tin cậy vào hiệu lực của phán quyết

- Có sức mạnh cưỡng chế nên góp phần vào việc nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật cho các chủ thể kinh doanh

Nhược điểm

- Không giữ được bí mật kinh doanh

- Thủ tục tại toà thiếu linh hoạt

 Mỗi hình thức giải quyết đều mang những đặc điểm cơ bản riêng, với những ưu nhược điểm nhất định Sự đa dạng trong cơ chế giải quyết tranh chấp xét cho cùng cũng

là biểu hiện đặc trưng về tính đa dạng của các quan hệ kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường

3 Giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng trọng tài

“Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông

qua hoạt động của trọng tài với tư cách là bên thứ 3 độc lập nhằm chấm dứt xumg đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện.”

Khoản 1, Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 quy định: “Trọng tài là phương

thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định”.

Trang 9

1 Trọng tài kinh tế

- Là một tổ chức xã hội nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh

tế theo quyết định của pháp luật

- Trọng tài kinh tế được tổ chức dưới hình thức trung tâm trọng tài kinh tế

- Trung tâm trọng tài kinh tế có chủ tịch và phó chủ tịch do các trọng tài viên của trung tâm bầu ra

- Trung tâm trọng tài kinh tế chỉ được thành lập khi có ít nhất 5 trọng tài viên là sáng lập viên

2 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 204/TTg ngày

28 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964) VIAC (Vietnam International Arbitration Centre) là tổ chức độc lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận

a Thẩm quyền trọng tài

- Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế, khi mà một hay các bên đương sự là thể nhân hay pháp nhân nước ngoài

- Tại Quyết định số 114/TTg ngày 16/2/1996, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các mối quan hệ kinh doanh trong nước nếu các bên đương

sự thoả thuận đưa ra trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam để giải quyết

- Giải quyết các tranh chấp phát sinh ở hợp đồng kinh tế giữa : pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân với cá nhân kinh doanh; phát sinh giữa công

Trang 10

ty với các thành viên của công ty và giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu

- Thẩm quyền của trọng tài kinh tế không được xác lập theo vùng lãnh thổ cho nên

về nguyên tắc các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm nào để giải quyết tranh chấp không phụ thuộc vào nơi đặt trụ sở hoặc nơi cư trú của các bên

b Lựa chọn trọng tài viên

- Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế bao gồm những người (kể cả người nước ngoài) có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, ngoại thương, đầu tư, tài chính, ngân hang, vận tải, bảo hiểm và những lĩnh vực khác; những người này do Ban Thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chọn lựa với nhiệm kì là 4 năm

- Khi đưa vụ tranh chấp ra Trung tâm trọng tài quốc tế để giải quyết, mỗi bên đương

sự được quyền chọn một hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chọn hộ mình một trọng tài viên có trong danh sách của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

- Hai trọng tài viên do hai bên đương sự thống nhất chọn trọng tài viên thứ ba Ba trọng tài viên được chọn hợp thành Uỷ ban trọng tài, trong đó trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch

- Trong trường hợp hai trọng tài viên không thống nhất được với nhau về việc chọn trọng tài viên thứ ba thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế sẽ chỉ định

c Nguyên tắc tố tụng

- Trọng tài chỉ " xét xử" 1 lần

- Tố tụng trọng tài kinh tế không quy định nguyên tắc xét xử công khai như toà án

mà xét xử bí mật chỉ những người được mời mới được tham dự phiên họp

- Tố tụng trọng tài không theo nguyên tắc xét xử tập thể mà bằng 1 trọng tài viên do đương sự lựa chọn

- Việc giải quyết tranh chấp kinh tế theo tố tụng bao gồm các giai đoạn sau:

Trang 11

 Nguyên đơn gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến một trung tâm trọng tài kinh tế kèm theo văn bản thoả thuận của các bên về việc đưa vụ tranh chấp ra

giải quyết ở trung tâm trọng tài kinh tế đó (Trung tâm trọng tài kinh tế chỉ

nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên đã có thoả thuận bằng văn bản về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại chính trung tâm trọng tài kinh tế đó).

 Trong một thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, thư ký trung tâm trọng tài kinh tế phải gửi bản sao đơn yêu cầu của nguyên đơn và danh sách trọng tài viên cho bị đơn đồng thời ấn định thời hạn bị đơn phải gửi văn bản trả lời cho trung tâm trọng tài kinh tế

 Trọng tài viên tiến hành các công việc cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp như nghiên cứu hồ sơ, nghe các bên trình bày, trưng cầu giám định,

 Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp

 Việc giải quyết vụ tranh chấp được kết thúc bằng quyết định

- Toàn bộ các hoạt động có liên quan, trong bất kì bước nào và do ai thực hiện cũng phải tuân theo nguyên tắc tôn trọng quyền tự do định đoạt của các bên tranh chấp

và bảo đảm sự độc lập của trọng tài viên trong hoạt động xét xử

 Nguyên tắc tự do định đoạt: Nguyên tắc này thể hiện các bên đương sự có quyền tự do lựa chọn trọng tài viên

 Nguyên tắc đảm bảo sự độc lập của trọng tài viên trong hoạt động xét xử: việc thực hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính khách quan trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp Nội dung của nguyên tắc này thể hiện trên 2 khía cạnh: không có bất cứ ai có quyền can thiệp vào hoạt động của trọng tài viên; các trọng tài viên hoàn toàn bình đẳng với nhau trong hoạt động xét xử

d Hiệu lực của phán quyết

Kết quả giải quyết tranh chấp có thể là một thoả thuận hoà giải hoặc 1 phán quyết trọng tài Phán quyết của trọng tài quốc tế là chung thẩm không thể kháng cáo trước bất cứ Toà án hay tổ chức nào khác Các bên phải tự nguyện thi hành trong

Ngày đăng: 07/12/2015, 19:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w