1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng thu nhập nông hộ tại huyện diên khánh, tỉnh khánh hòa

74 388 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Cũng vì thế ở nước ta những nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tương đối đa dạng đặc biệt là thu nhập của nông hộ như: “Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LƯƠNG KIM NGÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ

TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LƯƠNG KIM NGÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ

TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Quyết định giao đề tài: 1446/QĐ-ĐHNT ngày 26/12/2014

Quyết định thành lập hội đồng: 1080/QĐ-ĐHNT ngày 19/11/2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp với đề tài: “Các nhân tố

ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa” là công

trình nghiên cứu của tôi Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Khánh Hòa, tháng 9 năm 2015

Người cam đoan

Lương Kim Ngân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Nha Trang đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế và khoa Sau đại học đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Phạm Thành Thái, người thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn tôi tận tình Thầy đã cho tôi nhiều góp ý quý báu nhờ thầy

mà tôi mới có thể hoàn thành luận văn này

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình lấy mẫu, các bạn đồng học lớp CHKT2013 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất đến những người thân yêu trong gia đình tôi: ba, mẹ, em gái, chồng và các con đã hết lòng quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này

Khánh Hòa, tháng 9 năm 2015 Học viên

Lương Kim Ngân

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN x

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5

1.1 Khái niệm hộ gia đình và nông hộ 5

1.1.1 Khái niệm hộ gia đình 5

1.1.2 Khái niệm nông hộ và phân loại nông hộ 5

1.2 Khái niệm thu nhập nông hộ và phương pháp xác định thu nhập của nông hộ Theo Tổng cục thống kê (2010), đưa ra khái niệm thu nhập của hộ nói chung là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm 7

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ 8

1.3.1 Đất đai và tài nguyên thiên nhiên 8

1.3.2 Nguồn nhân lực 8

1.3.3 Chi phí sản xuất 9

1.3.4 Tiến bộ khoa học công nghệ 9

1.4 Tổng quan các lý thuyết và quan điểm có liên quan 9

1.5 Kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho nông dân ở một số nước trên thế giới 12

1.5.1 Kinh nghiệm của Thái Lan (Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, 2011) 12

1.5.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc (Tạp chí Cộng sản, 2014) 13

1.5.3 Kinh nghiệm của Pháp (Tạp chí tài chính, 2012) 14

1.6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trước 16

1.6.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước 16

1.6.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước 17

1.6.3 Đánh giá về các nghiên trước 20

1.7 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề xuất 21

Trang 6

1.7.1 Mô hình nghiên cứu 21

1.7.2 Các giả thuyết đề xuất 22

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 23

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Quy trình nghiên cứu 24

2.1.1 Nghiên cứu sơ bộ 24

2.1.2 Nghiên cứu chính thức 24

2.2 Cách tiếp cận nghiên cứu 26

2.3 Xác định cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 27

2.3.1 Xác định cỡ mẫu 27

2.3.2 Phương pháp chọn mẫu 27

2.4 Các loại dữ liệu cho nghiên cứu 28

2.4.1 Số liệu thứ cấp 28

2.4.2 Số liệu sơ cấp 28

TÓM TẮT CHƯƠNG 2: 28

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

3.1 Tổng quan về huyện Diên Khánh 29

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 29

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 33

3.2 Kết quả phân tích định lượng 34

3.2.1 Khái quát về mẫu điều tra 34

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 48

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 49

4.1 Kết luận 49

4.2 Gợi ý chính sách 50

4.2.1 Nâng cao năng suất lúa của nông dân 50

4.2.2 Nâng cao kiến thức kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân 51

4.2.3 Giảm chi phí sản xuất lúa của nông dân 51

4.3 Hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo 52

4.3.1 Hạn chế của đề tài 52

4.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu mới 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Biến số, diễn giải và giả thuyết dấu của các biến 22

Bảng 3.1 Giá trị sản xuất của huyện Diên Khánh năm 2012 - 2014 33

Bảng 3.2 Dân số và lực lượng lao động huyện Diên Khánh phân theo khu vực năm 2012 -2014 34

Bảng 3.3 Chi tiết số mẫu điều tra của các xã 35

Bảng 3.4 Độ tuổi của chủ hộ trong mẫu điều tra 36

Bảng 3.5 Nhân khẩu, lao động của các hộ trong mẫu điều tra 37

Bảng 3.6 Diện tích đất sản xuất lúa của các hộ trong mẫu điều tra 37

Bảng 3.7 Kinh nghiệm sản xuất lúa của các hộ trong mẫu điều tra 38

Bảng 3.8 Kiến thức sản xuất lúa của các hộ trong mẫu điều tra 38

Bảng 3.9 Chi phí sản xuất lúa của các hộ trong mẫu điều tra 38

Bảng 3.10 Năng suất lúa của các hộ trong mẫu điều tra 39

Bảng 3.11 Thu nhập từ sản xuất lúa của các hộ trong mẫu điều tra 39

Bảng 3.12 Nguồn thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ trong mẫu điều tra 40

Bảng 3.13 Hệ số hồi quy của mô hình chính 41

Bảng 3.14 Ma trận tương quan 42

Bảng 3.15 Hệ số hồi quy của mô hình phụ 43

Bảng 3.16 Tóm tắt mô hình 44

Bảng 3.17 Phân tích phương sai 45

Bảng 3.18 Vị trí quan trọng của các yếu tố 46

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu 30

Hình 3.2 Giới tính của chủ hộ trong mẫu điều tra 35

Hình 3.3 Trình độ học vấn của chủ hộ trong mẫu điều tra 36

Hình 3.4 Cơ cấu thu nhập của các hộ trong mẫu điều tra 40

Hình 3.5 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hoá 43

Hình 3.6 Đồ thị Q-Q plot của phần dư chuẩn hóa hồi quy 44

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa có diện tích đất nông nghiệp là 20.975,58

ha chiếm 62,14% diện tích của huyện Là một trong những huyện thường xuyên dẫn đầu về sản xuất nông nghiệp trong tỉnh Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực hàng năm khoảng 12.000 ha Trong đó, lúa là cây trồng chủ lực của huyện Diện tích gieo trồng lúa hàng năm trên 8.000 ha Sản lượng lương thực hàng năm vào khoảng 55.000 tấn, trong đó sản lượng lúa chiếm trên 95% Sản xuất lúa không những đảm bảo nhu cầu lương thực cho người dân, cung cấp các cơ sở làm bánh, bún trên địa bàn huyện

mà còn xuất đi các tỉnh khác Bên cạnh đó, Diên Khánh còn là huyện sản xuất lúa giống lớn nhất của tỉnh, là cơ sở của nhiều công ty sản xuất giống lúa trong cả nước

Có được điều này là do trình độ kỹ thuật thâm canh ngày càng cao của nông dân huyện Diên Khánh bên cạnh tinh thần chịu thương, chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi kỹ thuật sản xuất mới Đồng thời có sự chỉ đạo của những nhà quản lý có tâm huyết về nông nghiệp huyện Tuy nhiên, nông dân vẫn phải đương đầu với những biến động về giá nông sản, giá và chất lượng vật tư nông nghiệp, rủi ro do điều kiện bất thường của thời tiết nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay Làm cách nào để giúp nông dân nâng cao thu nhập là thách thức lớn đối với nhà quản lý của huyện

Dựa vào khung lý thuyết kinh tế học và thực tiễn Việt Nam, đề tài “Các nhân tố

ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa” đã sử dụng mô

hình hồi quy bội (Multiple Regression Analysis) và các kiểm định tính phù hợp của mô hình, hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, tính ổn định của phương sai của sai số, phân phối chuẩn của phần dư để xây dựng mô hình nhằm nhận diện và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ Nghiên cứu điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp

120 hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn 4 xã của huyện Diên Khánh bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện

Nghiên cứu nhận diện được ba yếu tố và thứ tự quan trọng giảm dần của ba yếu

tố đó là: năng suất, kiến thức nông nghiệp và chi phí sản xuất

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Nâng cao năng suất lúa bằng nhiều giải pháp như đẩy mạnh công tác chọn giống, khảo nghiệm giống nhằm chọn các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao,

Trang 11

phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương, có sức chống chịu sâu bệnh tốt Đồng thời đưa những giống có năng suất cao vào cơ cấu giống địa phương hướng dẫn cho nông dân sản xuất Cung cấp những bản tin thời tiết nông vụ, cảnh báo sâu bệnh

và hướng dẫn phòng trừ của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp nông dân chủ động trong bố trí thời vụ tránh được điều kiện thời tiết bất lợi, phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cây lúa Đẩy mạnh công tác khuyến nông chuyển giao có hiệu quả và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, cụ thể hiện nay là đẩy mạnh chương trình “Ba giảm ba tăng”, chương trình “Một phải 5 giảm”

Nâng cao kiến thức kỹ thuật nông nghiệp bằng tập huấn, trình diễn mô hình, hội thảo đầu bờ,…Tăng cường khả năng tiếp cận kiến thức nông nghiệp cho nông dân qua các phương tiện thông tin đại chúng

Giảm chi phí sản xuất bằng áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa trong nhiều giai đoạn sản xuất lúa

Từ khóa: các nhân tố, thu nhập nông hộ, mô hình hồi quy bội, Diên Khánh

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam có 66,9% dân số và 68,4% lực lượng lao động ở nông thôn (Tổng cục thống kê, 2014) Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước Việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chương trình mà điển hình là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Để xây dựng thành công nông thôn mới, một xã phải hoàn thành 19 tiêu chí Trong đó, nâng cao thu nhập cho nông dân là tiêu chí hết sức quan trọng Vì khi thu nhập được nâng cao sẽ góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, đảm bảo an sinh xã hội

Cũng vì thế ở nước ta những nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

tương đối đa dạng đặc biệt là thu nhập của nông hộ như: “Các yếu tố tác động đến thu

nhập hộ gia đình nông thôn Trung du Bắc Bộ - Trường hợp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” (Hoàng Thị Thu Huyền, 2009), “Một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của người trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên” (Đinh Phi Hổ, Phạm Ngọc Dưỡng, 2010),

“Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà

Ôn, tỉnh Vĩnh Long” (Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” (Nguyễn Thị Vân,

2012), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trong các mô hình sản xuất

trên đất lúa tại tỉnh Vĩnh Long” (Lê Xuân Thái, 2014),…

Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ được ứng dụng trong điều kiện cụ thể của từng địa phương Vì ở mỗi nơi có đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau Các yếu tố như: diện tích đất sản xuất, trình độ học vấn, số lao động, kinh nghiệm sản xuất, kiến thức nông nghiệp, chí phí sản xuất,…của nông dân cũng không giống nhau Vì thế có nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở địa phương này lại không ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở địa phương khác

Trang 13

Diên Khánh là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Khánh Hòa, tương đối đa dạng về sinh thái bao gồm vùng núi cao, vùng gò đồi và vùng đồng bằng Địa bàn huyện có hệ thống sông suối khá lớn với ba sông lớn: sông Cái, sông Chò, sông Suối Dầu và hàng chục sông suối nhỏ cung cấp lượng nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất của người dân Đất đai màu mỡ do được bồi đắp phù sa từ các con sông Có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình: nắng nóng, ít có mùa đông lạnh Bão ít xảy ra và không gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống Nhìn chung, điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 33.755 ha trong đó đất nông nghiệp là 20.975,58 ha chiếm 62,14% Dân số của huyện là 136.686 người Thu nhập bình quân đầu người 23 triệu đồng/người/năm (Chi cục thống kê huyện Diên Khánh, 2014) Đa

số người dân tham gia sản xuất nông nghiệp mà lúa là cây trồng chính Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực hàng năm khoảng 12.000 ha Trong đó, diện tích gieo trồng lúa trên 8.000 ha Sản lượng lương thực hàng năm vào khoảng 55.000 tấn, sản lượng lúa chiếm trên 95% (UBND huyện Diên Khánh, 2014) Tuy nhiên, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng vẫn còn thấp Đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn Từ thực trạng đó cho thấy việc tìm kiếm các giải pháp có căn

cứ khoa học là thách thức của các cơ quan quản lý Muốn có những chính sách nhằm nâng cao thu nhập nông hộ thì các nhà quản lý cần nhận diện được các yếu tố ảnh

hưởng đến nó Vì thế việc nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông

hộ tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa" là rất cần thiết nhằm cung cấp những cơ sở

khoa học cho các cơ quan quản lý đề ra chính sách nâng cao thu nhập cho người dân đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện ngày càng toàn diện hơn

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ

2.2 Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, xác định những nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ Thứ hai, xem xét tác động của chúng đến thu nhập của nông hộ

Trang 14

Thứ ba, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ trên địa bàn nghiên cứu

3 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Có những nhân tố chính nào ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ?

(2) Các nhân tố đó tác động như thế nào đến thu nhập của nông hộ?

(3) Các hàm ý chính sách nào nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Đối tượng khảo sát: các nông hộ trồng lúa tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Địa điểm nghiên cứu

- Về không gian: đề tài tập trung khảo sát trên địa bàn 4 xã: Diên Điền, Diên Sơn, Diên Lâm, Suối Hiệp của huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

4.2.2 Thời gian nghiên cứu

Số liệu sơ cấp được điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo bản câu hỏi được thực hiện từ tháng 8/2015 đến tháng 9/2015

Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2012 đến năm 2014

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, lời cam đoan, lời cảm ơn, các danh mục phụ lục, trích yếu luận văn, tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 4 chương với kết cấu và nội dung cụ thể như sau:

Trang 15

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Nội dung của chương này đưa ra cơ sở lý thuyết về nông hộ, các lý thuyết và quan điểm liên quan đến thu nhập, những công trình đã nghiên cứu vấn đề này trước đó Trên cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả sẽ đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương này tập trung vào các phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong đề tài và mô hình cùng với các giả thuyết nghiên cứu làm nền tảng cho chương 3

Chương 3: Phân tích và thảo luận kết quả Nội dung chính của chương là tiến hành nghiên cứu, phân tích và đưa ra những kết quả cụ thể liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ

Chương 4: Kết luận và khuyến nghị Dựa trên những kết quả đã đạt được ở chương 3, chương cuối này sẽ đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao thu nhập nông hộ Đồng thời, những thiếu sót và hạn chế của đề tài cũng được đề cập trong chương này

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm hộ gia đình và nông hộ

1.1.1 Khái niệm hộ gia đình

Theo Vương Thị Vân (2009) đã đưa ra 3 tiêu thức chính thường được nói đến

khi định nghĩa khái niệm hộ gia đình: có quan hệ huyết thống và hôn nhân; cùng cư trú; có cơ sở kinh tế chung Tác giả cũng cho rằng, đại đa số các hộ ở Việt Nam đều gồm những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống Vì vậy, khái niệm hộ thường được hiểu đồng nghĩa với gia đình, nhiều khi được gộp thành khái niệm chung

là hộ gia đình

Cùng quan điểm với Vương Thị Vân (2009) nhưng có phần mở rộng hơn Phạm Thị Hương Dịu (2009) cho rằng gia đình là nhóm người cùng huyết tộc và hôn nhân Gia đình hạt nhân: 1 vợ, 1 chồng và các con – là đơn vị cơ bản của xã hội Gia đình

mở rộng gồm nhiều thế hệ khác nhau sống dưới một mái nhà Một gia đình có thể bao gồm nhiều hộ Gia đình có trách nhiệm và nghĩa vụ đảm bảo đời sống cho các thành viên của nhóm Gia đình là cơ sở của hộ vì chứa đựng các yếu tố để hình thành các loại hộ khác nhau Tác giả Hương Dịu đã phân biệt hộ và gia đình như sau: (i) Gia đình: có mối tương quan về mặt xã hội như khía cạnh sinh học truyền thống, hôn nhân; (ii) Hộ: là một đơn vị kinh tế nhỏ nằm trong một nền kinh tế nói chung; (iii) Hộ được coi là Gia đình khi các thành viên có quan hệ huyết thống và hôn nhân; (iv) Gia đình

được coi là Hộ khi các thành viên có chung cơ sở kinh tế

Từ các quan niệm trên cho thấy hộ gia đình được hiểu như sau:

- Trước hết, hộ gia đình là tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên

có quan hệ hôn nhân và huyết thống, tuy vậy cũng có cá biệt trường hợp thành viên của

hộ không phải cùng chung huyết thống (con nuôi, người tình nguyện và được sự đồng ý của các thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh tế lâu dài )

1.1.2 Khái niệm nông hộ và phân loại nông hộ

1.1.2.1 Khái niệm nông hộ

Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm nông hộ Theo Lê Đình

Thắng (1993, trang 19) cho rằng “Nông hộ là là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức

kinh tế cơ sở trong nông nghiệp nông thôn”

Trang 17

Đào Thế Tuấn (1997, trang 75) “Nông hộ là chủ yếu hoạt động nông nghiệp

theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và phi hoạt động nông nghiệp ở nông thôn”

Theo tổ chức Nông Lương thế giới FAO (2007) định nghĩa nông hộ là những

hộ có các hoạt động trong nghề trồng trọt, nghề rừng, nghề cá, nghề chăn nuôi và nghề nuôi trồng thủy sản Các sản phẩm nông nghiệp được hình thành thông qua quá trình quản lý và tổ chức sản xuất bởi các thành viên trong gia đình và phần lớn chủ yếu dựa vào lao động nhà, bao gồm cả nam lẫn nữ

Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao

Hộ nông dân có những đặc điểm sau: (i) Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ

sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng; (ii) Quan hệ giữa tiêu dùng

và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ tự cấp, tự túc, trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường; và (iii) Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiến khó giới hạn thế nào là một hộ nông dân

Như vậy, nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, họ vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng thể hiện trình độ phát triển của nông hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn, trình độ này quyết định giữa quan hệ giữa nông hộ và thị trường

Ngoài các hoạt động nông nghiệp, nông hộ còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với nhiều mức độ khác nhau, do đó xác định phạm vi hoạt động của nông hộ một cách chính xác là hết sức khó khăn

Tuy nhiên trong đề tài này tác giả thống nhất quan điểm như sau: Hộ nông dân

là những hộ mà toàn bộ thu nhập hoặc một phần thu nhập phục vụ đời sống của họ là

từ sản xuất nông nghiệp

1.1.2.2 Phân loại nông hộ

Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động nông hộ gồm có:

- Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không có phản ứng với thị trường: Loại hộ này

Trang 18

có mục tiêu là tối đa hóa lợi ích, đó là việc sản xuất các sản phẩm cần thiết để tiêu dùng trong gia đình Để có đủ sản phẩm, lao động trong nông hộ phải hoạt động cật lực và đó cũng được coi như một lợi ích, để có thể tự cấp tự túc cho sinh hoạt, sự hoạt động của họ phụ thuộc vào:

+ Khả năng mở rộng diện tích đất đai

+ Có thị trường lao động họ mua nhằm lấy lãi

+ Có thị trường lao động để họ bán sức lao động để có thu nhập

+ Có thị trường sản phẩm để trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của mình

- Hộ nông dân sản xuất hàng hóa chủ yếu: Loại hộ này có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị trường vốn, ruộng đất, lao động

Theo tính chất lao động của ngành sản xuất hộ gồm có:

+ Hộ thuần nông: Là loại hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp

+ Hộ chuyên nông: Là hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí, mộc, nề, rèn, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp

+ Hộ kiêm nông: Là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính

+ Hộ buôn bán: Ở nơi đông dân cư, có quầy hàng và buôn bán ở chợ

- Các loại hộ trên không ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép

1.2 Khái niệm thu nhập nông hộ và phương pháp xác định thu nhập của nông hộ

Theo Tổng cục thống kê (2010), đưa ra khái niệm thu nhập của hộ nói chung là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của

hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm

Thu nhập của hộ bao gồm:

- Thu từ tiền công, tiền lương;

- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

- Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

- Thu khác được tính vào thu nhập như thu do biếu, mừng, lãi tiết kiệm …

Trang 19

Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh …

Theo tổ chức Nông Lương thế giới FAO (2007, trang 207) cũng đưa ra khái

niệm về thu nhập của nông hộ như sau: “Thu nhập được xem là một phần thưởng mà

các chủ sở hữu các yếu tố sản xuất cố định nhận được khi đem các yếu tố như đất đai, vốn, lao động tham gia sản xuất”

Thu nhập của hộ gia đình = Tổng giá trị nông sản thu về – Tổng chi phí cho các yếu tố đầu vào – chi phí thuê lao động – chi phí lãi vay – chi phí thuê đất

(Các khoản chi phí này không bao gồm chi phí lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất)

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ

1.3.1 Đất đai và tài nguyên thiên nhiên

Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc thù, nơi đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, là môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển Cùng với đất, nước là điều kiện quyết định cho sự tồn tại và phát triển của con người, cây trồng, vật nuôi Nước giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển Ngoài ra, còn có nhiệt độ, ẩm độ không khí, ẩm độ đất, tốc độ gió và số giờ nắng trong ngày cũng là yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng Khi người nông dân canh tác trên một mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu thì suất đầu tư sẽ thấp hơn nhưng lại thu về được sản lượng cao hơn so với canh tác trên mảnh đất cằn cỗi, bạc màu

1.3.2 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho hộ gia đình bởi vì con người là trung tâm, là nguồn tài nguyên vô tận để tạo ra của cải vật chất Nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp có tính chất thời vụ, phụ thuộc vào chu kỳ sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng và vật nuôi Có lúc cần rất nhiều lao động nhưng cũng có thời gian hầu như không cần sự tác động trực tiếp của lao động Lao động trong nông nghiệp đa phần là lao động tay chân, không cần phải qua đào tạo vẫn có thể làm được nên đa phần trình độ của nguồn nhân lực trong nông nghiệp không cao

Trang 20

1.3.3 Chi phí sản xuất

+ Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là khoản chi phí được dùng để sản xuất ra một lượng nông sản phẩm nào đó trong một khoảng thời gian nhất định

Tổng chi phí sản xuất (TC) = Chi phí cố định (FC) + Chi phí biến đổi (VC)

+ Chi phí cố định: là những khoản chi phí không thay đổi và không phụ thuộc vào

khối lượng công việc hoàn thành nhằm sản xuất ra nông sản phẩm Bao gồm khoản thuê nhà kho, khấu hao tài sản cố định, tiền thuê đất, chi phí bảo hiểm tài sản, kinh doanh v.v

+ Chi phí biến đổi: là những khoản chi phí sẽ thay đổi phụ thuộc vào quy mô, khối

lượng công việc được hoàn thành trong quá trình sản xuất Bao gồm các khoản chi phí

về hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc

Việc phân ra chi phí cố định và chi phí biến đổi để có giải pháp sử dụng có hiệu quả, bởi vì các khoản chi phí cố định, nếu không sử dụng các nguồn lực này theo đúng thời gian thì sẽ bị lãng phí Tài sản cố định mặc dù không được sử dụng vẫn phải chịu khấu hao

+ Chi phí cận biên (MC): là chi phí tăng thêm để tạo ra sản phẩm bổ sung

+ Chi phí biến đổi bình quân (AVC): là chi phí biến đổi tính bình quân cho mỗi

đơn vị sản phẩm

+ Tổng chi phí bình quân (AC): là tổng chi phí tính cho mỗi đơn vị sản phẩm

1.3.4 Tiến bộ khoa học công nghệ

Sự ra đời và phát triển của khoa học công nghệ có tác động rất lớn đối với cuộc sống của loài người, trong đó tác động mạnh mẽ đối với nông nghiệp Giúp cho sản lượng nông nghiệp được nâng lên, chất lượng tốt hơn, giải phóng sức lao động, năng suất lao động được nâng cao Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo thứ nhì thế giới Ứng dụng khoa học và công nghệ vào nông nghiệp đã đóng góp tăng trưởng của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm qua

1.4 Tổng quan các lý thuyết và quan điểm có liên quan

Theo Todaro (1969) chỉ ra rằng quá trình phát triển nông nghiệp tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền nông nghiệp độc canh sang đa dạng hóa và chuyên môn hóa theo lợi thế so sánh Tương ứng là sự thay đổi tăng trưởng nông nghiệp do thay đổi

Trang 21

phương thức phát triển theo bề rộng (Extensification) sang phương thức phát triển theo chiều sâu (Intensification) trên cơ sở tăng năng suất lao động

Park (1992) nhấn mạnh năng suất lao động là điều kiện để thay đổi thu nhập Các yếu tố tác động đến năng suất lao động cũng chính là tác động đến thu nhập

Mankiw (2003) nhận định rằng sự khác biệt thu nhập giữa các nước chính là do

sự khác biệt về năng suất lao động

Theo Lewis (1954) và Oshima (1993) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp bao gồm: quy mô diện tích đất nông nghiệp của hộ, trình độ

cơ giới (chi phí dịch vụ bằng cơ giới), vốn vay, trình độ kiến thức nông nhiệp, trình độ sinh học (chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật)

Wharton (1959) nhận thấy với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau, hai nông dân khác nhau về trình độ kỹ thuật nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau Hơn nữa, kiến thức nông nghiệp cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất Để sản xuất, người nông dân phải có đất với chất lượng tốt và quy mô lớn; có tiền mua các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và sức kéo; có lao động

để tiến hành sản xuất Tuy nhiên, nông dân phải có đủ kiến thức mới có thể phối hợp các nguồn lực đó đạt hiệu quả

Theo Mincer (1974) nhận định rằng thu nhập của hộ phụ thuộc vào trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp

Trong nông nghiệp, khi người nông dân có trình độ học vấn cao thì khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh hơn Đồng thời, kinh nghiệm sản xuất nhiều thì khả năng xử lý tình huống trong sản xuất sẽ tốt hơn Từ đó, năng suất cây trồng, vật nuôi sẽ tăng kéo theo thu nhập của nông dân cũng tăng

Đồng quan điểm với Mincer nhưng Scoones (1998) đã mở rộng thêm, ông cho rằng những yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình bao gồm: (1) các khoản tiết kiệm và tín dụng, cho biết khả năng của một hộ gia đình để tiết kiệm và tiếp cận tín dụng cho đầu tư cho các hoạt động tạo thu nhập; và (2) vốn con người, mô tả các yếu

tố như giáo dục, lực lượng lao động Nguồn vốn này được khai thác sử dụng trong quá trình người lao động tham gia vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao động

và hiệu quả công việc của họ

Hammad (2004) trích trong Nguyễn Thị Vân (2012) lại cho rằng chi phí sản xuất có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất

Trang 22

Safa (2005) đã chứng minh rằng các đặc trưng của hộ như: độ tuổi, quy mô lao động của hộ, kinh nghiệm sản xuất và kiến thức về lĩnh vực sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ

Karttunen (2009) giải thích thu nhập của hộ chịu ảnh hưởng bởi nguồn lực vốn con người của hộ gia đình và các yếu tố nhân khẩu xã hội như giới tính, trình độ kiến thức trong lĩnh vực sản xuất

David (2005) đã đưa ra hàm sản xuất dưới dạng tổng quát biểu diễn mối quan

hệ kỹ thuật hiệu quả của việc kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm đầu

ra, hàm có dạng:

Y = f(X1, X2,… , Xn)

Với Y là sản lượng đầu ra, Xi là các yếu tố đầu vào

Yếu tố đầu vào bao gồm nhiều yếu tố như: vốn sản xuất, lao động, đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác, công nghệ,…

Cụ thể hơn, hàm sản xuất thường được để ở dạng hàm Cobb-Douglas như sau:

Y = A.Kα.Lβ Trong đó:

Y: là sản lượng

K: quy mô vốn

L: quy mô lao động

A: năng suất các yếu tố tổng hợp (công nghệ, thể chế kinh tế,…)

α và β là độ co dãn của sản lượng theo vốn và lao động

Tổng hệ số co dãn (α + β) cho biết xu hướng của hàm sản xuất về suất sinh lợi theo quy mô

Nếu (α + β) = 1, năng suất biên không đổi theo quy mô

Nếu (α + β) > 1, năng suất biên tăng dần theo quy mô

Nếu (α + β) < 1, năng suất biên giảm dần theo quy mô

Với cùng một chi phí sản xuất, thu nhập sẽ chịu ảnh hưởng của sản lượng đầu

ra Tuy nhiên, cũng có thể nói thu nhập chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào

Nếu là thu nhập từ nông nghiệp thì các yếu tố đầu vào là vốn đầu tư cho sản xuất, lao động nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, đất sản xuất nông nghiệp,…

Trang 23

Từ các lý thuyết, quan điểm nêu trên, hầu hết đã chỉ ra rằng, thu nhập trong sản xuất bao gồm cả sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố: vốn, lao động, quy

mô đất sản xuất, trình độ kiến thức nông nghiệp, kinh nghiệm sản xuất, chí phí sản xuất, khả năng tiếp cận tín dụng

1.5 Kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho nông dân ở một số nước trên thế giới

1.5.1 Kinh nghiệm của Thái Lan (Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền

có năng suất cao, được vay vốn lãi xuất thấp từ ngân hàng nông nghiệp,… Ngoài ra, Thái Lan cũng hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 5 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm Để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ này, Chính phủ Thái Lan sử dụng các chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới

Chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét, đánh giá đầy đủ các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Từ đó, tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông sản, thủy sản, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước

Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ thực hiện một

số chương trình hỗ trợ sau:

Thực hiện chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product - OTOP), tức là mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao; chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận được một triệu baht từ Chính phủ cho dân làng vay để phát triển kinh tế - xã hội Trên thực

tế đã có trên 75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này

Trang 24

Chương trình: “Thái Lan là bếp ăn của thế giới” nhằm khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có những hành động thiết thực kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn cho hàng nông sản xuất khẩu và người tiêu dùng

Công tác đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức cho người nông dân được coi trọng Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học mở các khóa học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông nghiệp Ví dụ trường Chulalongkorn (lọt vào top 200 trường đại học hàng đầu thế giới) đã đầu tư thiết bị thí nghiệm hiện đại, hợp tác với chuyên gia từ những nước

đi đầu trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, đồng thời tạo cơ chế đãi ngộ cho nhiều nghiên cứu sinh trẻ sang nghiên cứu tại các trường đại học ở Mỹ, Nhật Bản

và châu Âu Nhờ những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nên những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằn cũng được khai thác, sử dụng trồng không chỉ có ngô, lúa nương, mà còn trồng được nhiều loại lúa cao sản với năng suất cao

1.5.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc (Tạp chí Cộng sản, 2014)

Trung Quốc đất nước đông dân nhất thế giới mà nông dân chiếm khoảng 60% dân số Một nước khá thành công với chính sách “Tam nông” với tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh” Đó là mở cửa giá thu mua, mở cửa thị trường mua bán lương thực và một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trở thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực

Để thực hiện được các tiêu chí trên thì chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ tài chính lớn cho chính sách này với ba mục tiêu: “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông nghiệp phát triển và nông dân tăng thu nhập.” Định hướng hỗ trợ tài chính cho “Tam nông” ở Trung Quốc hiện nay là: “Nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa, nông dân chuyên nghiệp hóa” Để tăng thu nhập cho nông dân, Trung Quốc đã tăng đầu tư

hỗ trợ về giá thu mua giống, hỗ trợ mua lương thực không thấp hơn giá thị trường, mua máy móc thiết bị đi cùng với chính sách xây dựng cơ chế hướng nghiệp, đào tạo

kỹ năng làm việc, đặc biệt là cho lao động trẻ

Với chủ trương giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, hiện nay ở Trung Quốc, số doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước, hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã trình

Trang 25

Chính phủ đề án thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn; trong đó chú trọng phát triển công nghệ sinh học để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị; bảo đảm an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu hoạch

Bên cạnh đó, Trung Quốc phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao Đến nay, Trung Quốc đã xây dựng 4.139 khu công nghiệp tiêu chuẩn hóa cấp tỉnh và quốc gia; làm bùng nổ phát triển nông nghiệp, nông thôn chuyên sâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (Mỗi thôn có một sản phẩm) Đến nay, Trung Quốc đã có 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp kéo theo sự phát triển của 90.980.000 hộ sản xuất trên 1,3 tỷ mẫu đất trồng cây các loại; 95,7 triệu mẫu đất chăn nuôi thủy, hải sản

Chính sách Tam nông ở Trung Quốc đã đạt hiệu quả khá tốt, năm 2009 thu nhập bình quân của dân cư nông thôn đạt 8.000 tệ/năm, tăng 8,5% so với năm 2008 Năm 2009, Trung Quốc đã làm 300.000 km đường bộ nông thôn; hỗ trợ 46 triệu người nghèo đảm bảo đời sống tối thiểu, triển khai 320 huyện thực hiện thí điểm bảo hiểm dưỡng lão xã hội ở nông thôn

Với chính sách khuyến nông và tăng quyền cho nông dân: nội dung cốt lõi của chính sách này là nông dân được trao đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp miễn là không chuyển đổi mục đích sử dụng Nông dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp Những quy định đó đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại quy

mô lớn canh tác công nghệ cao

1.5.3 Kinh nghiệm của Pháp (Tạp chí tài chính, 2012)

Pháp là một trong những nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh, 54% diện tích đất đai dành cho nông nghiệp, với 890.000 nông dân, 367.000 trang trại, 10.000 công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Thị trường tiêu dùng nội địa của Pháp

có 60 triệu dân Hiện nay, nông nghiệp của Pháp đứng thứ 2 trong liên minh EU và đứng thứ 3 trên thế giới Chính phủ Pháp cho rằng do nông nghiệp phải đối phó với rất nhiều rủi ro nên vai trò của bảo hiểm là rất cần thiết Pháp có định hướng phát triển bảo hiểm nông nghiệp là mở rộng phạm vi bảo hiểm, đa dạng hóa công cụ quản lý rủi

ro, ngoài ra còn thành lập các quỹ về rủi ro sức khỏe và môi trường

Chính sách bảo hiểm nông nghiệp ở Pháp gồm 3 mức độ:

Trang 26

- Những rủi ro thường xuyên xảy ra nhưng không nghiêm trọng Cấp độ bảo hiểm này được Chính phủ trợ giúp, trợ giá nhưng chỉ trong thời gian ngắn;

- Những rủi ro ít xảy ra nhưng nghiêm trọng Cấp độ bảo hiểm này được các tổ chức trung gian đứng ra xử lý;

- Những rủi ro ít nghiêm trọng không xảy ra thường xuyên, không được bảo hiểm

Để thực hiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp, Pháp có các công cụ quản lý về

kỹ thuật như dự báo thời tiết, hợp tác kỹ thuật các trang trại và các công cụ công cộng như thành lập quỹ bồi thường thiên tai, biến đổi khí hậu, quỹ của những nhà sản xuất; Chế độ giảm các chi phí xã hội, tài chính: miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi… Những công cụ này dùng để giải quyết rủi ro về thiên tai nhưng cần có sự đóng góp của nông dân bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước

Quỹ bảo hiểm quốc gia của Pháp được thành lập năm 1964, dùng để bồi thường các thiệt hại cho người nông dân khi gặp thiên tai sẽ nhận được các khoản bồi thường hoặc trợ giá từ Chính phủ Các khoản này chỉ để hỗ trợ tái sản xuất của nông dân

So với các nước khác, Pháp mới thực hiện lĩnh vực bảo hiểm nên đang phải đưa

ra những cải cách, một trong những cải cách đó là việc tái bảo hiểm (những công ty lớn mua lại bảo hiểm của những công ty bảo hiểm nhỏ) Công ty nhỏ thường chỉ đủ khả năng chi trả 120% thiệt hại, nếu thiệt hại quá lớn thì công ty lớn sẽ chịu trách nhiệm chi trả phần còn lại, tuy nhiên nếu mức bồi thường vượt quá 350 triệu Euro, Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho nông dân

Do gặp khó khăn về ngân sách và quy trình nhận trợ giúp khá phức tạp nên hiện nay Chính phủ Pháp đã cải cách chế độ bảo hiểm như tiến hành bảo hiểm theo từng loại hình sản phẩm, từng loại hình trang trại, khuyến khích các công ty bảo hiểm tư nhân và cho phép họ cạnh tranh, Chính phủ không can thiệp vào hoạt động bảo hiểm này

Mạng lưới tín dụng nông nghiệp ở Pháp ngoài sự tham gia của ngân hàng trung ương còn có 7 ngân hàng tư nhân Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ xây dựng thủ tục đăng ký cho vay lãi suất ưu đãi, Bộ Nông nghiệp quản lý toàn bộ quá trình, khi cần thiết, ngân hàng sẽ tham khảo ý kiến của Bộ Nông nghiệp Mức vay ưu đãi tùy thuộc vào các yếu tố như ưu đãi cho nông dân mới tham gia sản xuất, ít vốn, thiếu kinh nghiệm…

Trang 27

Chính sách ưu đãi còn liên quan đến hỗ trợ các vấn đề khác khi nông dân gặp khó khăn bất thường, cụ thể là giãn nợ cho nông dân Ngoài ra, Chính phủ Pháp còn có chính sách bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp, cho hoạt động tín dụng của ngân hàng qua nhiều hình thức như bảo đảm 50% (có thể lên đến 80%, tùy trường hợp) tiền ngân hàng cho vay Sự đảm bảo của Nhà nước đã đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển ngành nông nghiệp, kết quả là giá trị nông sản nhờ vào chính sách này đã được nâng cao hơn, thị trường bình ổn hơn Sau khủng hoảng kinh tế Pháp, đã có nhiều hoạt động để thu hút nông dân vay tín dụng Chính phủ Pháp đã đưa việc vay tín dụng lên website để nông dân có thể bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề tín dụng hoặc các khó khăn khi vay ngân hàng Ở mỗi vùng sẽ có một đại diện của Chính phủ đứng ra giải quyết các vấn đề của nông dân nêu trong trang web, họ sẽ xác minh để giải quyết từng trường hợp cụ thể, thời hạn trả lời là 5 ngày làm việc

1.6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trước

1.6.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước

Theo nghiên cứu của Ghafoor và cộng sự (2010) về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và tiết kiệm của nông hộ tại huyện Sargodha, tỉnh Punjab của Parkistan Mục tiêu nghiên cứu tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và tiết kiệm của nông

hộ, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó và gợi ý các chính sách Đối với mô hình các nhân tố ảnh hưởng đên thu nhập, tác giả đã chọn 6 biến để đưa vào mô hình: tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất sản xuất, số lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp, chi phí gia đình, chi phí sản xuất nông nghiệp Tác giả đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tiến hành khảo sát 90 hộ nông dân trong huyện Sargodha Kết quả cho thấy biến trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất sản xuất, chi phí sản xuất nông nghiệp, số lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng có

ý nghĩa đến thu nhập nông hộ với giá trị p-value lần lượt là 0,023; 0,028; 0; 0,04

Đối với nghiên cứu này, tác giả đã dựa vào cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan Tuy nhiên, số mẫu tác giả thu thập chỉ có 90 mẫu là quá thấp

Nghiên cứu của Parvin và Akteruzzaman (2012) về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ vùng Haor ở Bangladesh Tác giả đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, phỏng vấn 60 nông dân vùng Haor Mô hình được tác giả đề xuất

có 5 biến: tuổi của chủ hộ, số người trong hộ, quy mô đất sản xuất, trình độ học vấn,

Trang 28

thu nhập phi nông nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 biến ảnh hưởng có ý nghĩa đến thu nhập của nông hộ là: số người trong hộ, quy mô đất sản xuất, thu nhập phi nông nghiệp với với giá trị t-value lần lượt là: 2,41; 3,61; 3,54 Cũng giống như nghiên cứu của Ghafoor, Parvin và Akteruzzaman cũng có số mẫu nghiên cứu khá thấp

Nghiên cứu của Thabit (2015) về phân tích kinh tế các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ canh tác theo phương thức truyền thống ở Nam tiểu bang Darful ở Sudan nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó Tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 7 biến độc lập: tuổi của chủ hộ, số người trong hộ, số lao động trong hộ, các hoạt động tạo thu nhập, diện tích canh tác, khoảng cách từ nhà đến chợ và biến giả là điều kiện thời tiết Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 biến ảnh hưởng có ý nghĩa đến thu nhập của nông hộ: tuổi của chủ hộ, các hoạt động tạo thu nhập, diện tích canh tác, điều kiện thời tiết với giá trị t-value lần lượt là 3,90; 185; 16,57; 2,03 Từ kết quả nghiên cứu tác giả đã gợi ý nhiều chính sách nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ sản xuất theo phương thức truyền thống ở Nam tiểu bang Darful, Sudan

1.6.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Theo Hoàng Thị Thu Huyền (2009) “Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia

đình nông thôn Trung du Bắc Bộ - Trường hợp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” nhằm

đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến thu nhập nông hộ, đề tài đã phỏng vấn 200 nông dân bằng bảng câu hỏi với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Tác giả

đã sử dụng phương pháp hồi quy bội, ứng dụng hàm sản xuất Cobb-Douglass với 5 biến: quy mô đất nông nghiệp, quy mô lao động gia đình, vốn vay từ định chế chính thức, kiến thức, đa dạng cơ cấu kinh tế hộ Kết quả có 2 biến ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ: biến quy mô đất nông nghiệp, sự đa dạng cơ cấu kinh tế hộ và cả 2 biến đều

có ảnh hưởng thuận chiều đến thu nhập nông hộ

Theo một nghiên cứu khác của Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2010)

“Một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của người trồng cà phê ở khu vực Tây

Nguyên” nhằm tìm kiếm các giải pháp có căn cứ khoa học nhằm nâng cao thu nhập

của nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên Nghiên cứu tiến hành điều tra trực tiếp 293

hộ trồng cà phê ở hai tỉnh Lâm Đồng và Đắc Lắc thuộc khu vực Tây Nguyên, sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của người trồng

Trang 29

cà phê ở khu vực Tây Nguyên trong thời kỳ hội nhập Đồng thời, nhóm sử dụng mô hình hồi quy bội để đánh giá ảnh hưởng của các các yếu tố đến thu nhập nông hộ trồng

cà phê ở Tây Nguyên Mô hình được lựa chọn có dạng như sau:

LnThunhap =b0 + b1lnDTthuhoach +b2lnLaodong +b3lnVonvay +

b4lnTDsinhhoc + b5TDcogioi + b6TDkienthuc +b7loaicaphe + b8hopdong

Trong đó:

Thunhap là thu nhập của hộ gia đình trong năm

Laodong là số lao động chính trong gia đình trực tiếp sản xuất

Vonvay là quy mô vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức trong năm thu hoạch TDsinhhoc là trình độ ứng dung công nghệ sinh học thể hiện qua chi phí sinh học bao gồm: chi phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chi nước tưới được

sử dụng trong năm thu hoạch

TDcogioi là trình độ cơ giới thể hiện qua chi phí cho việc mua hoặc thuê các thiết bị cơ giới phục vụ cho sản xuất

Loaicaphe (biến giả) loại cà phê mà hộ gia đình đang trồng, có giá trị =1 nếu hộ gia đình trồng cà phê chè, có giá trị = 0 nếu hộ gia đình trồng cà phê vối

Hopdong (biến giả) có giá trị =1 nếu hộ gia đình có ký hợp đồng bán sản phẩm cho các đơn vị thu mua cà phê, có giá trị = 0 nếu không ký hợp đồng

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê là: quy mô diện tích vườn cà phê đang thu hoạch, loại giống cà phê đang trồng, trình độ kiến thức nông nghiệp của chủ hộ và trình độ ứng dụng công nghệ sinh học Từ đó đề ra các nhóm giải pháp: tạo điều kiện về mặt pháp lý cho các hộ sản xuất cà phê có nhu cầu “dồn điền, đổi thửa” để tạo ra các vườn cà phê lớn nhằm phát huy lợi thế nhờ quy mô trong sản xuất cà phê Bên cạnh đó là nâng cao kiến thức sản xuất cà phê cho hộ nông dân, mở rộng diện tích cà phê chè tại các khu vực có điều kiện tự nhiên phù hợp

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập

của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” nhằm nhận diện

các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn, huyện Trà

Ôn, tỉnh Vĩnh Long Nhóm tác giả phỏng vấn trực tiếp 182 hộ gia đình ở khu vực nông

thôn huyện Trà Ôn Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp hồi

Trang 30

quy bội Kết quả đề tài đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn là số nhân khẩu, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, độ tuổi của lao động, trình độ học vấn của chủ hộ và số hoạt động tạo ra thu nhập Cụ thể, thu nhập bình quân của hộ gia đình ở nông thôn có quan hệ thuận chiều với biến kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, độ tuổi của lao động, số hoạt động tạo thu nhập và quan hệ nghịch chiều với số nhân khẩu trong hộ

Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đề ra các giải pháp thiết thực, gắn liền với tình trạng thực tế ở địa phương

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân (2012) “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng

đến thu nhập nông hộ tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” với mục tiêu là tìm ra các yếu

tố ảnh hưởng đến toàn bộ thu nhập nông hộ tại một vùng đô thị hóa Phương pháp sử dụng là phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phân tích so sánh, phương pháp phân tích hồi quy Nghiên cứu đã ứng dụng dạng hàm Cobb-Douglas với năm biến trong đó

có một biến giả Mô hình được đưa về dạng tuyến tính để lượng hóa ảnh hưởng của các yếu tố có dạng sau:

Ln(Y) = β0 + β1 LnX1 + β2 LnX2 + β3 LnX3 + β4 LnX4 + D Trong đó: Y là thu nhập lao động gia đình

X1 là quy mô diện tích đất nông nghiệp

X2 là tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động hộ

X3 là vốn sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp

X4 là số năm đến trường của chủ hộ

D là mất đất nông nghiệp

D = 1: Nhóm hộ mất đất nông nghiệp

D = 0: Nhóm hộ không mất đất nông nghiệp

Kết quả cho thấy, quy mô đất nông nghiệp, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động hộ, vốn sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, học vấn, mất đất nông nghiệp đều có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thu nhập nông hộ Trong đó, vốn sản xuất có tác động mạnh nhất đến thu nhập nông hộ tại huyện Ý Yên, Nam Định

Tuy nhiên, một yếu tố được tác giả nhấn mạnh ở phần tổng quan có ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ là kiến thức nông nghiệp thì lại không được lựa chọn đưa vào

mô hình

Trang 31

Lê Xuân Thái (2014) “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ trong các

mô hình sản xuất trên đất lúa tại tỉnh Vĩnh Long”, nhằm mục đích tìm ra các yếu tố

ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và thu nhập của nông hộ trong mô hình sản xuất Tác giả điều tra khảo sát 190 hộ nông dân với phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tác giả đã sử dụng mô hình hội quy bội với 9 biến trong mô hình: số người trong hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, học vấn lao động, ngày lao động gia đình, diện tích canh tác, chi phí sản xuất, tham gia tổ dhức đoàn thể ở địa phương, hỗ trợ sản xuất Từ kết quả phân tích tác giả đã chỉ ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân người/hộ Trong đó, diện tích canh tác, chi phí đầu tư sản xuất, tham gia các tổ chức tại địa phương có mối quan hệ thuận chiều với thu nhập Số người trong hộ có mối quan hệ nghịch với thu nhập bình quân người trên hộ Lợi nhuận của mô hình trồng màu đạt cao nhất là 133,027 triệu đồng trên ha, sau đó là mô hình 2 vụ lúa 1 vụ màu là 56,299 triệu đồng trên ha, cuối cùng là mô hình 3 vụ lúa 52,277 triệu đồng trên ha

Một nghiên cứu gần đây về thu nhập nông hộ của Trần Kim Dung (2015)

“Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã

Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa” nhằm tìm ra những yếu tố và mức độ ảnh hưởng của

chúng đến thu nhập của các nông hộ trồng mía nguyên liệu Tác giả đã điều tra 300 nông hộ trồng mía nguyên liệu với phương pháp lấy mẫu thuận tiện trên địa bàn thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Mô hình hồi quy gồm có 10 biến độc lập: tuổi, giới tính, học vấn, kinh nghiệm, lao động, vay vốn, tập huấn, năng suất, chi phí, chữ đường, giá bán Kết quả có 4 biến có ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ trồng mía nguyên liệu là: kinh nghiệm, chi phí, năng suất và chữ đường

1.6.3 Đánh giá về các nghiên trước

Nhìn chung, các nghiên cứu trước về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ hầu hết sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp hồi quy bội Dạng hàm sử dụng là hàm sản xuất Cobb – Douglas Phương pháp lấy mẫu được

sử dụng là ngẫu nhiên phân tầng hoặc phương pháp thuận tiện Các biến được đưa vào

mô hình chia làm 2 nhóm: nhóm tác động đến đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, nhóm tác động đến đầu ra của sản xuất nông nghiệp

Trang 32

+ Nhóm tác động đến đầu vào trong sản xuất nông nghiệp:

Về nguồn nhân lực: tuổi, trình độ học vấn, số lao động, kiến thức trong lĩnh vực sản xuất, kinh nghiệm,…

Về đất đai: diện tích đất sản xuất, điều kiện thổ nhưỡng,

Về công nghệ, kỹ thuật: có tham gia tập huấn khoa học kĩ thuật, số lần tham gia, số lần tham gia hội thảo,

Về vốn sản xuất: có hay không vay vốn, vốn dành cho sản xuất nông nghiệp, khả năng tiếp cận tín dụng,…

Về chi phí trong lĩnh vực sản xuất: chủ yếu là chi phí lưu động

+ Nhóm tác động đến đầu vào trong sản xuất nông nghiệp: năng suất, sản lượng thu hoạch, giá bán,…

1.7 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề xuất

1.7.1 Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan về lý thuyết và các công trình nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, tác giả đề xuất mô hình định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông

hộ huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa tổng quát có dạng sau:

Y = f(X1, X2, X3, X4, X5) Trên cơ sở ứng dụng dạng hàm Cobb – Douglas, hàm ước lượng:

Trang 33

1.7.2 Các giả thuyết đề xuất

Bảng 2.1 Biến số, diễn giải và giả thuyết dấu của các biến

Biến phụ thuộc

Y: THU NHAP Thu nhập trên 1 ha

(đồng/ha)

Mincer (1974), Park (1992), Scoones (1998), Mankiw (2003)

Biến độc lập

X1: DIENTICH Diện tích đất sản xuất lúa (ha)

Lewis (1954), Hoàng Thị Thu Huyền (2009), Nguyễn Thị Vân (2012),

Lê Xuân Thái (2014)

+

X2: SONAMSX Số năm sản xuất (năm)

Mincer (1974), Safa (2005), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011)

+

X3: NANGSUAT Năng suất lúa (tấn/ha) Trần Kim Dung (2015) +

X4: KIENTHUC Kiến thức sản xuất nông nghiệp

(điểm)

Wharton (1959), Safa (2005), Karttunen (2009), Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2010)

Biến X1 (DIENTICH) là toàn bộ diện tích nông hộ trồng lúa quy ra ha

Biến X2 (SONAMSX) là số năm tính từ khi nông dân bắt đầu sản xuất lúa đến thời điểm năm điều tra (năm)

Trang 34

Biến X3 (NANGSUAT) là sản lượng lúa thu được trên toàn bộ diện tích sản xuất lúa của nông hộ (tấn/ha)

Biến X4 (KIENTHUC) là kiến thức nông nghiệp được đánh giá dựa vào những hiểu biết chung về nông nghiệp và hiểu biết riêng về kỹ thuật trồng lúa Những đánh giá này được tính bằng điểm Tổng số có 20 câu hỏi Các câu hỏi sẽ được cho một số điểm cụ thể Số điểm tối đa là 25 điểm đối với nông dân trả lời đúng toàn bộ câu hỏi

Biến X5 (CHIPHI) là toàn bộ chi phí sản xuất lúa của nông hộ tính trên đơn vị diện tích 1 ha (đồng/ha)

Giải thích kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình:

Giả thuyết H1: biến X1(DIENTICH) kỳ vọng tác động thuận chiều đến thu nhập Vì khi diện tích đất sản xuất lúa tăng lên, nông hộ sẽ có điều kiện sản xuất trên diện tích lớn hơn, dễ dàng áp dụng cơ giới hóa hơn, sản lượng sẽ tăng dẫn đến thu nhập tăng

Giả thuyết H2: biến X2 (SONAMSX) kỳ vọng tác động thuận chiều đến thu nhập Vì khi số năm sản xuất tăng lên hay kinh nghiệm nhiều hơn thì khả năng xử lý các tình huống trong sản xuất nông nghiệp tốt hơn Do đó năng suất, sản lượng lúa tăng lên dẫn đến thu nhập tăng

Giả thuyết H3: biến X3 (NANGSUAT) kỳ vọng tác động thuận chiều đến thu nhập Vì khi năng suất lúa tăng lên thì sẽ làm cho thu nhập tăng

Giả thuyết H4: biến X4 (KIENTHUC) kỳ vọng tác động thuận chiều đến thu nhập Vì khi kiến thức về khoa học kỹ thuật nông nghiệp nhiều thì giúp người nông dân nâng cao năng suất lúa từ đó thu nhập sẽ tăng

Giả thuyết H5: biến X5 (CHIPHI) kỳ vọng tác động ngược chiều đến thu nhập Khi chi phí sản xuất tăng sẽ làm cho thu nhập giảm

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 của đề tài đã trình bày cơ sở lý thuyết về hộ, hộ nông dân, thu nhập nông hộ, tổng quan các lý thuyết và các quan điểm liên quan đến thu nhập Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, những chính sách nâng cao thu nhập cho nông dân ở một số nước trên thế giới, đề xuất

mô hình đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập nông hộ và các giả thuyết nghiên cứu của đề tài

Trang 35

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình thực hiện nghiên cứu trải qua 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

2.1.1 Nghiên cứu sơ bộ

Trong giai đoạn này, nội dung cơ bản là nghiên cứu cơ sở lý thuyết về các yếu

tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ, đồng thời tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây nhằm xây dựng mô hình định lượng cụ thể là mô hình hồi quy bội

Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên mục tiêu, câu hỏi, mô hình nghiên cứu, nhằm lấy được các thông tin cần thiết từ nông dân để phục vụ đề tài Đề tài tiến hành khảo sát thực nghiệm 20 nông dân thuộc đối tượng nghiên cứu Thông qua đó, bảng câu hỏi được hoàn chỉnh phù hợp với thực tế địa phương Sau đó tiến hành điều tra chính thức tại địa bàn nghiên cứu

2.1.2 Nghiên cứu chính thức

Ở giai đoạn này, đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 120 nông dân trên địa bàn huyện Diên Khánh thông qua bảng câu hỏi

Bảng kết quả phỏng vấn sau khi được thu thập sẽ được kiểm tra để loại bỏ những phiếu trả lời mâu thuẫn, những phiếu trả lời không sử dụng được Sau đó số liệu sẽ được mã hóa, nhập vào máy tính Dữ liệu được làm sạch bằng phần mềm Tác giả sử dụng bảng tần số, bảng kết hợp để kiểm tra lỗi nhập dữ liệu, loại bỏ những quan sát có điểm bất thường

Các tham số được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) trên phần mềm SPSS 20 với các bước như sau:

Bước 1: Hồi quy tuyến tính với đầy đủ các biến lựa chọn trong mô hình để cho

ra kết quả ban đầu

Bước 2: Kiểm tra sự vi phạm giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính

- Hiện tượng đa cộng tuyến (thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF và ma trận tương quan)

Trang 36

- Hiện tượng phương sai sai số thay (sử dụng kiểm định Park)

- Hiện tượng tự tương quan thông qua đại lượng thống kê Durbin-Watson (d)

- Hiện tượng phân phối chuẩn của các phần dư, sử dụng biểu đồ tần số Histogram và biểu đồ Q-Q plot để khảo sát phân phối của phần dư

Bước 3: Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tác giả sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh, hệ số này phản ánh có bao nhiêu phần trăm sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bới các biến độc lập Giá trị này càng lớn thì mức độ giải thích của các biến độc lập trong mô hình đối với biến phụ thuộc càng cao

Sử dụng bảng phân tích phương sai để kiểm định độ phù hợp của mô hình (xem xét có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay không) tác giả sử dụng kiểm định F, mô hình phù hợp khi mức ý nghĩa thống kê của kiểm định F nhỏ hơn 0.05 (SigF<0,05), tức là có ít nhất một hệ số hồi quy khác không

Bước 4: Kiểm định từng hệ số hồi quy

Để kết luận 1 biến độc lập ảnh hưởng có ý nghĩa hoặc không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, tác giả căn cứ vào mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng phần trong

mô hình Những biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc khi mức ý nghĩa thống kê của kiểm định t (Student) đối với các hệ số hồi quy nhỏ hơn 0,05 (Sig < 0,05)

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng hệ số hồi quy chuẩn hóa beta để đánh giá tầm quan trọng của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, trị tuyệt đối của biến beta càng lớn thì mức độ quan trọng của biến đó càng cao

Trang 37

Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu tóm tắt

Nguồn: Xây dựng của tác giả

2.2 Cách tiếp cận nghiên cứu

Tác giả vừa sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia

và thảo luận nhóm

Phỏng vấn thử (N=20)

Cơ sở lý thuyết và những kết quả nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến thu

nhập nông hộ

Xây dựng

mô hình lý thuyết

Bản câu hỏi mẫu

Phân tích hồi qui

Hoàn thiện bản câu hỏi

Nghiên cứu chính thức (N=120)

Phân tích thống kê mô tả

Bản câu hỏi chính thức

Kết quả và phân tích kết quả

Gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Ngày đăng: 14/07/2016, 17:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Phạm Thị Hương Dịu (2009), Kinh tế hộ nông dân, khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ nông dân
Tác giả: Phạm Thị Hương Dịu
Năm: 2009
3. Hoàng Thị Thu Huyền (2009) “Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn Trung du Bắc Bộ - Trường hợp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn Trung du Bắc Bộ - Trường hợp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
4. Đinh Phi Hổ (2007), “Kiến thức nông nghiệp: Hành trang cho nông dân trên con đường hội nhập”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 199 – 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức nông nghiệp: Hành trang cho nông dân trên con đường hội nhập
Tác giả: Đinh Phi Hổ
Năm: 2007
5. Đinh Phi Hổ, Phạm Ngọc Dưỡng (2010), “Một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của người trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên”, Tạp chí phát triển kinh tế số 250 - 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của người trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên”
Tác giả: Đinh Phi Hổ, Phạm Ngọc Dưỡng
Năm: 2010
6. Đinh Phi Hổ (2011), “Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển – nông nghiệp”, NXB Phương Đông, TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển – nông nghiệp”
Tác giả: Đinh Phi Hổ
Nhà XB: NXB Phương Đông
Năm: 2011
7. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 5-2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự
Năm: 2011
8. Đào Thế Tuấn (1997), "Kinh tế hộ nông dân”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ nông dân
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích số liệu nghiên cứu với SPSS”, NXB Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích số liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2008
12. Lê Xuân Thái (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trong các mô hình sản xuất trên đất lúa tại tỉnh Vĩnh Long”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 35-2014, trang 79-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trong các mô hình sản xuất trên đất lúa tại tỉnh Vĩnh Long
Tác giả: Lê Xuân Thái
Năm: 2014
13. Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa
Tác giả: Lê Đình Thắng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1993
16. Nguyễn Thị Vân (2012), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Tác giả: Nguyễn Thị Vân
Năm: 2012
17. Vương Thị Vân (2009), Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa Kinh tế, trường Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Vương Thị Vân
Năm: 2009
20. FAO (2007), Handbook on rural households livelihood and well-being, United Nations Publication, chapter 10, p. 207 – 213 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook on rural households livelihood and well-being
Tác giả: FAO
Năm: 2007
21. Karttunen K. (2009), “Rural Income Generation and Diversification: A Case Study in Eastern Zambia”, Agricultural Policy, 47, 158, University of Helsinki Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rural Income Generation and Diversification: A Case Study in Eastern Zambia
Tác giả: Karttunen K
Năm: 2009
22. Lewis, W.A. (1954), “Economic Development with Unlimited Supplies of Labour”, Manchester School of Economic and Social Studies, 22, pp.131-191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic Development with Unlimited Supplies of Labour
Tác giả: Lewis, W.A
Năm: 1954
23. Mincer J. A. (1974), Schooling, Experience, and Earnings, National Bureau of Economic Research, Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Schooling, Experience, and Earnings
Tác giả: Mincer J. A
Năm: 1974
27. Safa, M.S.(2005), “Socio- Economic Factors Affecting the Income of Small-scale, Agroforestry Farms in Hill Country Areas in Yemen: A Comparison of OLS and WLS Determinants”, Small-scale Forest Economics, Management and Policy, pp.117-134 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Socio- Economic Factors Affecting the Income of Small-scale, Agroforestry Farms in Hill Country Areas in Yemen: A Comparison of OLS and WLS Determinants
Tác giả: Safa, M.S
Năm: 2005
28. Scoones, I. (1998) “Sustainable Rural Livelihoods: A Framework for Annalysis”. IDS Working paper 72, Institute Development Studies Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sustainable Rural Livelihoods: A Framework for Annalysis
29. Tabachnick, B.G &amp; Fidell, L.S (1996), Using Multivariate Statistics, 3 rd Edition, New Yord, HarperCollins College Publishers Sách, tạp chí
Tiêu đề: Using Multivariate Statistics
Tác giả: Tabachnick, B.G &amp; Fidell, L.S
Năm: 1996
30. Todaro, M.P. (1969), “A Model of Labour Migration and Urban Unemployment in Less Developed Countries”, American Economic Review, 60, pp.138-148 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Model of Labour Migration and Urban Unemployment in Less Developed Countries
Tác giả: Todaro, M.P
Năm: 1969

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w