Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc tế. Được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch thương mại.Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, các mối giao lưu thương mại cũng ngày càng được mở rộng. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa dạng và phong phú. Tham gia hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 1993 mà tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sau hơn nhiều năm hoạt động đã đạt được rất nhiều thành quả, góp phần đa dạng hoá dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. Trong số đó phải kể đến việc hệ thống và chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Kể từ khi áp dụng quy trình trên cơ sở ứng dụng công nghệ điện tử, hiệu quả kinh doanh của BIDV đã được nâng cao rõ rệt: thời gian giao dịch giảm xuống, sai sót trong giao dịch giảm và giảm thiểu cả chi phí quản lý hoạt động. Đề tài báo cáo thực tập “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Hà Nam” sẽ giúp cho chúng ta hiểu hơn về hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: MỘT VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐÂU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 4
1.1 Sơ lược về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 4
1.1.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 4
1.1.3 Mạng lưới 5
1.1.4 Công nghệ 5
1.1.5 Cam kết 6
1.1.6 Khách hàng 6
1.1.7 Thương hiệu BIDV 6
1.2 Lịch sử hình thành 7
1 3 Cơ cấu tổ chức 13
CHƯƠNG 2:LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG 14
2.1 Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế 14
2.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 14
2.1.2.Vai trò của thanh toán quốc tế 15
2.1.3.Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu 16
2.2.Quy trình thanh toán quốc tế tại các ngân hàng 17
2.2.1 Khái niệm quy trình thanh toán quốc tế 17
2.2.2 Quy trình thanh toán quốc tế ở các ngân hàng Việt Nam hiện nay 17
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH HÀ 18
3.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hà Nam 18
3.1.1.Đặc điểm hoạt động thanh toán quốc tế 18
3.1.2.Sơ lược về kết quả kinh doanh từ việc áp dụng các quy trình thanh toán quốc tế tại NHĐT & PT Việt Nam, chi nhánh Hà Nam 20
3.1.3 Đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hà Nam 23
3.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hà Nam 27
3.2.1.Định hướng chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 27
3.2.2 Phương hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hà Nam 28
3.2.3 Đề xuất của cá nhân 29
KẾT LUẬN 32
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHĐT&PTVN Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 3Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc tế Được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch thương mại.Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, các mối giao lưu thương mại cũng ngày càng được mở rộng Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa dạng và phong phú
Tham gia hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 1993 mà tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sau hơn nhiều năm hoạt động đã đạt được rất nhiều thành quả, góp phần đa dạng hoá dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng Trong số đó phải kể đến việc hệ thống và chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế Kể từ khi áp dụng quy trình trên cơ sở ứng dụng công nghệ điện tử, hiệu quả kinh doanh của BIDV đã được nâng cao rõ rệt: thời gian giao dịch giảm xuống, sai sót trong giao dịch giảm và giảm thiểu cả chi phí quản lý hoạt động Đề tài báo cáo thực tập “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Hà Nam” sẽ giúp cho chúng ta hiểu hơn về hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng
Trang 4CHƯƠNG 1: MỘT VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐÂU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1 Sơ lược về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam
Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
1.1.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phảm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Trang 51.1.2 Nhân lực
- Hơn 16.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy
1.1.3 Mạng lưới
- Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 118 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc
- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công
ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước…
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc
- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
Dương năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010
Trang 61.1.5 Cam kết
- Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất
lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp
- Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.
- Với Cán bộ Công nhân viên:Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi
thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức
1.1.6 Khách hàng
- Doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như World Bank, ADB, JBIC, NIB…
- Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ của BIDV
1.1.7 Thương hiệu BIDV
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng
- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam
- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong
55 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước
Trang 71.2 Lịch sử hình thành
- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
- Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
- Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
- Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay) Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…
Trang 8Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diện sau đây:
* Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao:
BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an tòan và hiệu quả, giai đoạn 2006 –
2010, Tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 45%/năm
* Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn:
BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng
* Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt:
BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh,
là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo Bắt đầu từ năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia Cũng trong năm 2006, với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV trở thành Ngân hàng thương mại tiên phong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận
Trang 9* Đầu tư phát triển công nghệ thông tin:
Nhận thức công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của BIDV trên thị trường, BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các
hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact Center; Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hướng theo dịch vụ (SONA); kiểm soát truy nhập máy trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM
* Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại:
Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển
mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá
Tiếp tục thực hiện nội dung Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 – 2010, năm
2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu triển khai tại chi nhánh Theo đó, Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ Tại chi nhánh được sắp xếp thành 5 khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản
lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại
Trang 10Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu phát triển mới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế
* Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản
Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt động, là
cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu của ngân hàng, đến nay BIDV đã có 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc
* Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng tạo của các thành
viên…
* Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới.
Trang 11Là ngân hàng thương mại nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do UNDP xếp hạng, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB…
Thực hiện chiến lược đa phương hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thị trường, BIDV đã thiết lập các liên doanh: Vid Public Bank (với Malaysia năm 1992), Lào Việt Bank (năm 1999) Bảo hiểm Lào -Việt (năm 2008), Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga ( năm 2006), Công ty quản lý quỹ đầu tư BVIM (với Hoa Kỳ năm 2006), Công ty địa ốc BIDV Tower (với Singapore năm 2005), Công ty quản lý quỹ đầu tư tại Hồng Kông và thiết lập hiện diện tại Cộng hoà Séc.v.v Với việc đầu tư vào thị trường Lào trên cả ba lĩnh vực: Ngân hàng, Bảo hiểm và Đầu tư tài chính, BIDV đã cùng các đối tác Lào tạo nên một cầu nối hữu hiệu cho quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước Lào - Việt liên tục phát triển
Từ những thành công trong quan hệ hợp tác quốc tế của BIDV, đặc biệt là những thành công có tính mẫu mực trong 10 năm qua tại thị trường Lào, BIDV đã được Chính phủ Việt Nam tiếp tục giao nhiệm vụ tiên phong thực hiện các hoạt động, hợp tác đầu tư tại thị trường Campuchia Năm 2009, BIDV đóng vai trò chủ trì thiết lập các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán tại thị trường Campuchia với sự hiện diện của Văn phòng đại diện BIDV tại Campuchia, Công ty Đầu tư Phát triển CPC (IDCC) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) và Công ty Bảo hiểm CPC –Việt Nam (CVI), Công ty Chứng khóan CPC – Việt Nam (CVS)
* Doanh nghiệp Vì cộng đồng
BIDV đã có nhiều đóng góp tích cực hiệu quả với sự phát triển tiến bộ chung của cộng đồng Trong những năm qua, BIDV đã hưởng ứng và chủ động tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều chương trình chính sách xã hội đối với cộng đồng bên cạnh việc đảm bảo tốt chính sách, chế độ cho hơn 1,4 vạn cán bộ nhân viên
Trang 12trong toàn hệ thống Chỉ tính riêng trong 5 năm (từ 2004 -2008), BIDV đã dành cho công tác xã hội 106,5 tỷ đồng bằng nhiều hình thức khác nhau như: hỗ trợ Y
tế, Giáo dục, nhà ở cho người nghèo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai… Năm 2009, BIDV có bước đột phá trong thực hiện công tác An sinh xã hội, hỗ trợ giảm nghèo với Đề án An sinh xã hội – Vì cộng đồng 2009-2010 với tổng kinh phí dành cho người nghèo là 302 tỷ đồng, nhận đỡ đầu 5/62 huyện nghèo nhất cả nước là Thường Xuân (Thanh Hoá), Sốp Cốp (Sơn La), Kỳ Sơn (Nghệ An), An Lão (Bình Định) và Điện Biên Đông (Điện Biên) và thực hiện hỗ trợ các vùng nghèo khác trên toàn quốc tập trung vào các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, Xóa nhà tạm cho người nghèo, Khắc phục Hậu quả thiên tai…
BIDV cũng giữ vai trò hạt nhân trong cộng đồng doanh nghiệp vận động và ủng
hộ công tác ASXH tại các nước bạn Lào, Campuchia, Myanmar, Cuba…
* Bồi đắp văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là tài sản quý báu của BIDV do các thế hệ cán bộ công nhân viên BIDV xây dựng, gìn giữ và bồi đắp từ hơn 5 thập kỷ nay với các nguyên tắc ứng xử là kim chỉ nam cho hoạt động:
Đối với khách hàng, đối tác: BIDV luôn nỗ lực để xây dựng mối quan hệ hợp tác
tin cậy và lâu dài, cùng chia sẻ lợi ích, thực hiện đầy đủ các cam kết đã được thống nhất
Đối với cộng đồng xã hội: BIDV dành sự quan tâm và chủ động tham gia có
trách nhiệm các chương trình, hoạt động xã hội, cống hiến cho lợi ích và sự phát triển của cộng đồng
Đối với người lao động: Với quan điểm “Mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế cạnh
tranh”, BIDV cam kết tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo cơ hội làm việc và phát triển nghề nghiệp bình đẳng, đồng thời thúc đẩy năng lực và niềm đam mê, gắn bó trong mỗi người lao động
Trang 13Truyền thống 55 năm là sức mạnh, là hành trang để BIDV vững bước vào tương lai với những mục tiêu, kế hoạch mới nhằm đưa BIDV trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu trong khu vực.
1 3 Cơ cấu tổ chức
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:
* Khối kinh doanh
- Ngân hàng thương mại gồm 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm máy cà thẻ POS trên phạm vi toàn lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng Trong đó có 2 đơn vị
- Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
- Bảo hiểm: Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) (Hay tên giao dịch khác Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV): Gồm Hội sở chính và 21 Công ty thành viên (các chi nhánh cũ)
- Đầu tư – Tài chính:
+ Công ty Cho thuê Tài chính I
+ Công ty Cho thuê Tài chính II
+ Công ty Đầu tư Tài chính (BFC)
+ Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,
- Các Liên doanh
+ Công ty Quản lý Đầu tư BVIM
+ Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank)
Trang 14+ Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB)
+ Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB)
+ Công ty liên doanh Tháp BIDV
*Khối sự nghiệp
- Trung tâm Đào tạo (BTC)
- Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)
CHƯƠNG 2:LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
2.1 Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế
2.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
Theo định nghĩa của trang web bách khoa toàn thư Wikipedia, “thanh toán quốc tế” có nghĩa là “một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại
thương”[10] Đây là cách hiểu thông thường nhất của khái niệm TTQT, khi quan
hệ giao thương giữa bên mua và bên bán có yếu tố nước ngoài và ngân hàng đóng vai trò trung gian trong thanh toán giữa hai bên Tuy nhiên TTQT không đơn thuần chỉ xảy ra giữa cá nhân hay tổ chức mà còn là giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ Vì vậy một khái niệm mang tính vĩ mô được đưa ra trong Giáo trình Thanh Toán Quốc Tế của trường Đại học Ngoại Thương như sau:
“Việc trao đổi các hoạt động kinh tế và thương mại giữa các quốc gia làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nước này đối với một nước khác trong từng giao dịch hoặc trong từng định kỳ chi trả do hai nước quy định Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức đòi và hoặc chi trả
Trang 15tiền tệ Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia”
Trong khuôn khổ phân tích quy trình thanh toán quốc tế của các ngân hàng, khái niệm TTQT hiểu theo nghĩa hẹp được áp dụng cho toàn bài báo cáo
2.1.2.Vai trò của thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang tiến hành sự nghiệp xây dựng đất nước Thông qua hoạt động TTQT, chúng ta có thể tận dụng được vốn, công nghệ nước ngoài để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế đất nước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới
Hoạt động TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau Hoạt động TTQT của các ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó là công cụ,
là cấu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới
Hoạt động TTQT giúp cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu Do vị trí địa lý của các bạn hàng thường cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng của người mua, của bên
nợ Đồng thời trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, tình trạng lừa đảo ngày càng tăng nên rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu ngày càng nhiều Tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ giúp các nhà xuất khẩu hạn chế được rủi ro trong quá trình kinh doanh quốc tế, nhờ đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển
Đối với ngân hàng thương mại, việc mở rộng hoạt động TTQT có vị trí và vai trò hết sức quan trọng Đây không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà còn được coi là một nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
Trang 16bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác phát triển Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng có nhu cầu giao dịch kinh doanh quốc tế, trên cơ sở đó ngân hàng phát triển được các nghiệp vụ như huy động vốn ngoại
tệ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác, nhờ
đó quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh đối ngoại giúp cho ngân hàng nâng cao uy tín và ngày một tạo niềm tin vững chắc cho ngân hàng
Tóm lại, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần tăng thu nhập, uy tín và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng
2.1.3.Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu
Phương thức TTQT là việc tổ chức quá trình trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giưã người xuất khẩu và người nhập khẩu Thực chất phương thức thanh toán là cách thức người bán thu tiền còn người mua trả tiền
Trong buôn bán Quốc tế có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau Tuy vậy, việc lựa chọn các phương thức đều phải xuất phát từ nhu cầu của người bán, thu tiền nhanh, đầy đủ và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng
Trong ngoại thương có 5 phương thức thanh toán sau thường được áp dụng bao gồm:
Phương thức thanh toán bằng tiền mặt (Cash Payment)
+ CIA: cash in advance
+ CBD: Cash before delivery
+ COD: Cash on delivery
+ CAD: Cash against document
Phương thức chuyển tiền ( Remittance )
Phương thức ghi sổ ( Open account )
Trang 17Phương thức nhờ thu ( Collection of payment )
+ Nhờ thu phiếu trơn ( clean collection )
+ Nhờ thu kèm chứng từ ( documentary collection )
Phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary credit )
Hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được áp dụng phổ biến nhất trong TTQT
2.2.Quy trình thanh toán quốc tế tại các ngân hàng
2.2.1 Khái niệm quy trình thanh toán quốc tế
Từ hai khái niệm về thanh toán quốc tế ở trên, ta có thể hiểu QTTTQT chính là các chương trình đã được quy định về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, được Tổng Giám Đốc ngân hàng ban hành nhằm thống nhất trình tự và thủ tục thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng đó, từ đó nâng cao chất lượng dịch
vụ và đảm bảo an toàn cho hệ thống
2.2.2 Quy trình thanh toán quốc tế ở các ngân hàng Việt Nam hiện nay
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế ở các ngân hàng Việt Nam hiện nay được quy định bởi các quy trình sau:
Quy trình phát hành thư tín dụng
Quy trình thanh toán thư tín dụng trả ngay (IB)
Quy trình thanh toán thư tín dụng trả chậm (UB)
Quy trình phát hành bảo lãnh nhận hàng theo thư tín dụng (SG)
Quy trình ký hậu vận đơn khi chứng từ chưa về đến ngân hàng (AE)
Quy trình nhờ thu đến (IC)
Quy trình nhờ thu đi (OC)
Quy trình chiết khấu bộ chứng từ (BP)