Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, việc thúc đẩy xuất khẩu được nhà nước đặc biệt coi trọng. Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn , giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong nước, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển.
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
- -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010-2015
VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
Họ và tên sinh viên : Đỗ Thị Hải Yến
Mã số sinh viên : 1211110760 Lớp : Anh15
Giáo viên hướng dẫn : PGS,TS Phạm Duy Liên
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (Tiếng Việt) iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (Tiếng Anh) iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦY MẠNH MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 4
1.1 Giới thiệu về thị trường cà phê tại Trung Quốc 4
1.1.1 Thị trường cà phê tại Trung Quốc 4
1.1.2 Một số quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trường run uốc 9
1.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trườn Trun Quố 12
1.2.1 Lợi thế từ hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam 12
1.2.2 Tiềm năn xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường run uốc 13
1.3 Kinh nghiệm của Bra-xin về xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc và bài học cho Việt Nam 15
1.3.1 Lý do chọn Bra-xin 15
1.3.2 Kinh nghiệm rút ra 16
1.3.3 Bài học cho Việt Nam 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010- 2015 21
2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc iai đoạn 2010– 2015 21
2.1.1 Khối lượng xuất khẩu 21
2.1 2 Kim ngạch xuất khẩu 23
2.1.3 Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu 24
Trang 32.1.4 Chất lượng cà phê xuất khẩu 25
2.1.5 Giá cả xuất khẩu 26
2.1.6 Kênh phân phối xuất khẩu 29
2.1.7 Phươn thức vận tải 30
2.1.8 Hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu 31
2.1.9 Nguồn cung cà phê xuất khẩu tại Việt Nam 32
2.2 Đánh iá về thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quố iai đoạn 2010- 2015 37
2.2.1 Những thuận lợi và thành tựu đạt được 37
2.2.2 Hạn chế và thách thức 41
2.3 Một số vấn đề rút ra từ đánh iá thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trun Quố iai đoạn 2010 – 2015 44
CHƯƠNG 3 ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 47
3.1 Cơ sở, quan điểm và mụ tiêu đề xuất giải pháp 47
3.1.1 Cơ sở của việc đề xuất giải pháp 47
3.1.2 uan điểm khi đề xuất giải pháp 52
3.1.3 Mục tiêu của giải pháp 53
3.2 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trun Quố đến năm 2020 54
3.2.1 Một số giải pháp vĩ mô cụ thể 54
3.2.2 Một số giải pháp vi mô cụ thể 58
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (Tiến Việt)
STT Từ viết tắt Nội dun
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (Tiến Anh)
STT Từ viết tắt Nội dun N hĩa tiến Việt
1 ASEAN Association of South East
3 FAO Food and Agriculture
Organization
Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc
4 FOB Free On Board Giao hàng tại lan can tàu
5 MFN Most Favour Nation Ưu đãi Tối huệ quốc
6 HACCP Hazard Analysis and
Critical Ccontrol Points
Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
7 HS
Harmonized Commodity Description and Coding System
Hệ thống điều hòa mô tả và
11 USDA United States Department
of Agriculture
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
12 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế
14 CFS Container Freight Station Trạm giao hàng lẻ
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Biểu thuế nhập khẩu cà phê của Trung Quốc 10 Bảng 2.1 Khối lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2010- 2015 21 Bảng 2.2 Kim ngạch cà phê xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2010 –
2015 23 Bảng 2.3: Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam 26
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Khối lượng nhập khẩu mặt hàng cà phê của Trung Quốc giai đoạn 2010- 2015 7 Biểu đồ 1.2 Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê của Trung Quốc giai đoạn 2010- 2015 8 Biểu đồ 1.3 Nguồn nhập khẩu cà phê của Trung Quốc 9 Biểu đồ 1.4 Lượng tiêu thụ cà phê tại Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2015 14 Biểu đồ 2.1 Giá xuất khẩu trung bình của Cà phê thô Việt Nam, niên vụ 2010-
2015 28 Biểu đồ 2.2: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2015 34 Biểu đồ 3.1: Dự báo sản lượng cà phê của một số nước xuất khẩu chính trên thế giới niên vụ 2015/2016 47
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính ấp thiết ủa đề tài
Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, việc thúc đẩy xuất khẩu được nhà nước đặc biệt coi trọng Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn , giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong nước, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển
Kinh doanh cà phê đang ngày càng chiếm vị thế quan trọng trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước
ta, chỉ đứng sau gạo Hằng năm, xuất khẩu cà phê đã đem về một lượng ngoại tệ không nhỏ và bên cạnh đó còn giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động Trong xu thế mở cửa hội nhập kinh tế thế giới như ngày nay, thì thị trường hàng hóa nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng không ngừng được mở rộng Sản lượng xuất khẩu cà phê của việt nam đứng thứ 2 thế giới sau Brazil Việt Nam đã được cả thế giới biết đến là cường quốc xuất khẩu cà phê và thương hiệu cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế Chất lượng cà phê của Việt Nam ngày càng đươc nâng cao, đặc biệt là cà phê Robusta.Ở khu vực Châu Á thì Trung Quốc là một trong những bạn hàng lớn của Việt Nam Trung Quốc một nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, thị trường rộng lớn với dân số hơn 1,4 tỷ người, dân số trẻ chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số Giới trẻ Trung Quốc và các tầng lớp xã hội khác ngày càng thích uống cà phê và xem cà phê cũng là một thức uống quan trọng không kém gì trà của người Trung Quốc Trung Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam dài hơn 1300 km, nhiều cửa khẩu thông thương sang Trung Quốc (của khẩu quốc tế Móng Cái-Quản Ninh) Trung Quốc ủng hộ giao thương qua đường biên mậu với nhiều chính sách ưu đãi và giảm 50% thuế VAT đối với hàng nhập khẩu từ Việt nam vào các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) Trung Quốc cũng không phải là một thị trường khó tính và khắt khe đối với các sản phẩm nông sản nhập khẩu Tuy nhiên thị phần xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc còn rất nhỏ, và vị thế của cà phê Việt Nam vào thị trường này là chưa cao Vì vậy, việc đẩy mạnh hàng hóa xuất khảu nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng vào thị trường Trung Quốc là việc cầp thiết đối với nước ta hiện nay Tuy nhiên để làm được điều này, Việt Nam cần tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết các vướng
Trang 9mắc, cản trở xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và tìm ra các giải pháp căn bản
để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc, nên em quyết định chọn đề tài: “Thự trạn
xuất khẩu à phê ủa Việt Nam san Trun Quố iai đoạn 2010-2015 và các iải pháp thú đẩy xuất khẩu à phê Việt Nam đến năm 2020 ” để thấy được
những khó khăn cũng như hạn chế trong quá trình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc nhằm đề ra các giải pháp giải quyết những khó khăn, khắc phục những hạn chế và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường Trung Quốc đến năm 2020
2 Tình hình n hiên ứu
Trong thời gian qua có những thông tin tài liệu về ngành cà phê chủ yếu qua các bài báo phân tích hoặc qua các trang web thống kê như VICOFA (Vietnam Coffee and Cocoa Association ).Trên thế giới, để có thể tra cứu về ngành cà phê một cách chính xác có thể tìm kiếm trên trang web của Tổ chức thương mại quốc tế WTO, Tổ chức cà phê thế giới ICO và một số công trình, khóa luận nghiên cứu về
cà phê song phần lớn đều về hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển sản xuất Tuy nhiên, đó chỉ là những thông tin chung nhất về ngành cà phê Việt Nam, về ngành cà phê thế giới, những phân tích về sự biến động trong giai đoạn gần đây, còn chưa có
đề tài nào đi sâu nghiên cứu chi tiết về thị trường cà phê Việt Nam nói chung và xuất khẩu cà phê Việt Nam sang một thị trường cụ thể Chính vì vậy khóa luận của
em tập trung vào phân tích tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc để từ đó đưa ra được những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt
Nam
3 Mụ tiêu n hiên ứu
Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2015, từ đó đề ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này đến năm 2020
4 Đối tƣợn và phạm vi n hiên ứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động xuất khẩu cà phê củaViệt Nam sang thị trường Trung Quốc
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Trung Quốc
Trang 10- Thời gian: thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2010 – 2015 và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc đến năm 2020
5 Phươn pháp n hiên ứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, diễn giải, thống
kê, so sánh và đánh giá số liệu thứ cấp từ các sách báo, tạp chí, và Internet
6 Kết ấu khóa luận
Để đạt được mục đích nghiên cứu, ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được thực hiện bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
- Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2010- 2015
- Chương 3: Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đến năm 2020
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS., TS Phạm Duy Liên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện khóa luận Đồng thời, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy giáo, cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường
Ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã chú ý đầu tư nghiêm túc để nghiên cứu và tìm hiểu Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian chuẩn bị, nguồn tài liệu tham khảo, năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tác giả rất mong nhận được những ý kiến của quý thầy cô giáo và người đọc để khóa luận được hoàn chỉnh hơn
Sinh viên thực hiện
Đỗ Hải Yến
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦY MẠNH MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
TRUNG QUỐC 1.1 Giới thiệu về thị trườn à phê tại Trun Quố
1.1.1 hị trườn cà phê tại run uốc
1.1.1.1 Tập quán và thị hiếu tiêu dùng
Cà phê lần đầu tiên được giới thiệu với Trung Quốc trong những năm cuối thế kỷ XIX bởi một người Pháp truyền giáo ở tỉnh Vân Nam, ở phía tây nam của đất nước sản xuất cà phê sau đó chờ đợi trong suốt hơn một thế kỷ, cho đến năm 1988 khi Chính phủ Trung Quốc, phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc bắt đầu một dự án tái tạo ngành Các công ty lớn như Nestlé
cũng khuyến khích cà phê phát triển trong khu vực (ICO, Coffee in China, 2014)
Theo nghiên cứu thị trường của Euromonitor, thị trường cà phê Trung Quốc chủ yếu gồm cà phê hòa tan Thật vậy, cà phê hòa tan chiếm khoảng 99% doanh số bán lẻ theo khối lượng và 98% theo giá trị, mặc dù cà phê rang xay đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn Các loại cà phê hòa tan phổ biến nhất là sản phẩm 3-in-1 chứa cà phê, đường và chất làm trắng, cũng như các loại hương liệu Các quán cà phê và văn hóa cà phê nói chung ngày càng phổ biến rộng rãi đã thúc đẩy tăng trưởng của thị trường cà phê rang xay Hơn nữa, doanh số bán hàng ở quán cà phê đang gia tăng nhanh hơn so với doanh số bán lẻ, với số lượng quán cà phê ở Trung Quốc ước tính khoảng 13.834 quán vào cuối năm 2013 Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng sản phẩm cao cấp hơn Doanh số bán
lẻ của cà phê viên nén (coffee pod) là tăng trưởng năng động nhất mặc dù chúng
vẫn là sản phẩm thuộc thị trường ngách (Nguyễn Hoàng Mỹ Phương, 2015)
Cà phê vẫn chủ yếu được trồng ở tỉnh Vân Nam, chiếm hơn 95% sản lượng
cà phê của Trung Quốc Vân Nam là tỉnh trồng chè truyền thống Tuy nhiên, với khí hậu miền núi (độ cao trung bình khoảng 2.000 m) và khí hậu ôn hòa là rất phù hợp
để sản xuất cà phê Vân Nam cũng giáp Việt Nam, Lào và Myanmar, ở trung tâm của vành đai cà phê, phát triển cà phê Arabica độc quyền, và là một tỉnh lớn với diện tích 394.000 km2 và dân số 46 triệu người Cũng có một lượng nhỏ cà phê
Trang 12Robusta được trồng trên đảo Hải Nam, nằm ở phía nam Trung Quốc, và ở Phúc Kiến phía đông nam
1.1.1.2 Tình hình cung
Hiện trạng sản xuất (1994/1995 đến 2014/2015)
Sản lượng Cà phê ở Trung Quốc đã leo thang nhanh chóng trong vòng hai mươi năm qua Số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) cho rằng sản lượng trong vụ mùa năm 2014/15 đạt hơn 2 triệu bao Điều này khiến Trung Quốc trở thành nhà sản xuất lớn thứ 14 của cà phê trên thế giới , trên Costa Rica nhưng sau Nicaragua , so cách đây mười năm đứng thứ 30 trên toàn thế giới với
mức 361.000 bao (ICO, 2014, Coffee in China)
Trong những năm gần đây, cả sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức hai chữ số, và không thấy dấu hiệu chậm lại Người ta ước tính rằng Trung Quốc hiện nay sản xuất nhiều cà phê hơn Kenya và Tanzania cộng lại,
và tiêu thụ hơn Châu Úc Khi nền kinh tế của Trung Quốc tiếp tục phát triển, nhu cầu về cà phê cũng theo đó gia tăng Sự hiện diện của các cửa hàng cà phê không còn là mới lạ Mặc dù vẫn còn chủ yếu là một nước uống chè, nhưng nhu cầu cà phê của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng
Tuy vậy, sản lượng cà phê Trung Quốc hiện khá nhỏ Cà phê Trung Quốc cũng chiếm chưa đến 1% trong tổng sản lượng toàn cầu niên vụ 2014- 2015 Cà phê Trung Quốc đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn khi chất lượng cà phê Trung Quốc ngày càng được cải thiện
1.1.1.3 Tình hình cầu
Với dân số trên 1,4 tỷ người vào năm 2015, mức tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc hứa hẹn là một thị trường tiềm năng Trung quốc có truyền thống uống trà nên việc uống cà phê còn khá mới mẻ đối với người dân, vì thế hăng năm trung bình mỗi người dân tiêu thụ khoảng 0,04kg Và theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor Tiêu thụ cà phê của Trung Quốc đã tăng 4 lần từ mức thấp của
thế giới năm 1999 lên 44.142 tấn, và dự báo tăng hơn 1/3 vào năm 2018 (Tin Tây
Nguyên, 2014, Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê) Trung bình mỗi người dân
Trung Quốc tiêu thụ khoảng 0,04 kg cà phê mỗi năm Tuy đây là con số nhỏ so với các nước tiêu thị cà phê trên thế giới nhưng thói quen uống trà từ bao năm nay đang
Trang 13được thay đổi thay vào đó việc thể hiện phong cách mới bằng việc uống cà phê Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng cho các nước xuất khẩu cà phê
1.1.1.4 Tình hình cạnh tranh trên thị trường
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê ở thứ hai nhất nhì thế giới, nhưng cà phê Việt Nam hầu như không có tiếng trên thương trường quốc tế, trái với Brazil hay những nước xuất khẩu ít hơn như Colombia, Ethiopia, hay thậm chí Kenya, do cà phê Việt Nam chủ yếu được dùng để chế biến các loại cà phê hòa tan giá rẻ
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc là Indonesia, với vị thế là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới,cà phê Indonesia nổi tiếng với chất lượng cà phê cao được nhiều người ưa chuộng
Theo nghiên cứu thị trường của Euromonitor, thị trường cà phê Trung Quốc chủ yếu bao gồm cà phê hòa tan Thật vậy, cà phê hòa tan chiếm khoảng 99% doanh
số bán lẻ về khối lượng và 98% về giá trị Các loại phổ biến nhất của cà phê hòa tan
là sản phẩm 3-trong-1 có chứa cà phê, đường và sữa, cũng như hương liệu tự nhiên Mặc dù với mức tăng trưởng nhanh về tiêu thụ cà phê, Trung Quốc vẫn là một quốc gia uống trà, với doanh số bán lẻ trà cao hơn cà phê ở tỉ lệ 10:1 Tuy nhiên, trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm, cà phê chiếm một thị phần mạnh mẽ hơn, lên đến 60% trong năm 2015 Các ngành dịch vụ thực phẩm vẫn còn nhỏ, nhưng phản ánh sở thích ngày càng tăng về nhu cầu cà phê của xã hội Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng của chuỗi cửa hàng thương mại và cửa hàng cà phê cho thấy tiềm năng tăng
trưởng hơn nữa (ICO, 2014 Coffe in China)
1.1.1.5 Khối lượng nhập khẩu
Tổng lượng nhập khẩu cà phê của Trung Quốc ở 2014/15 đã đạt đến 1,6 triệu bao, so với 742.000 trong năm 2014/15 Hiện đã có một sự gia tăng đáng kể trong nhập khẩu theo thời gian , tăng trưởng tốc độ trung bình hàng năm 15 % trong mười năm qua
Tốc độ tăng trưởng nhiều nhất là vào năm 2012 tăng 53,08% so vơi năm
2011 do các doanh nghiệp Việt Nam đang bắt đầu tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó có Trung Nguyên với doanh số tại Trung Quốc gia tăng
Trang 14gần 200%.Năm 2013 tuy khối lượng xuất khẩu giảm nhẹ so vơi năm 2012 nhưng vẫn tăng so vơi năm 2011 và tiếp tục đà tăng trưởng đến năm 2015
Biểu đồ 1.1 Khối lƣợn nhập khẩu mặt hàn à phê ủa Trun Quố iai đoạn
2010- 2015
(Đơn vị tính:nghìn bao, 60 kg/bao)
(Nguồn:Tác giả tổng hợp từ số liệu thương mại giữa các nước của Tổng cục
Thống kê Liên hiệp quốc)
Tốc độ tăng trưởng nhiều nhất là vào năm 2012 tăng 53,08% so vơi năm
2011 do các doanh nghiệp Việt Nam đang bắt đầu tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó có Trung Nguyên với doanh số tại Trung Quốc gia tăng gần 200%.Năm 2013 tuy khối lượng xuất khẩu giảm nhẹ 2,97% so vơi năm 2012 nhưng vẫn tăng so vơi năm 2011 và tiếp tục đà tăng trưởng đến năm 2015 Năm
2014 tăng 14,75% so vơi năm 2013 và năm 2015 khối lượng nhập khẩu tiếp tục tăng 14,83% cho thấy nhu cầu nhập khẩu cà phê của Trung Quốc vẫn đang gia tăng trưởng ổn định và ở mức cao
1.1.1.6 Kim ngạch nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của thị trường Trung Quốc giai đoạn
2010 – 2015 trung bình đạt 134,4 triệu USD và có mức tăng trưởng bình quân
Trang 15khá cao, đạt 27% một năm Từ năm 2010- 2013, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Quốc đều tăng trưởng cao Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu
cà phê của Trung Đông tăng đến 46,1% so với năm 2011, tương ứng với mức tăng trưởng 53,1% về khối lượng nhập khẩu Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn này Trong giai đoạn 2014, khối lượng nhập khẩu có giảm nhẹ
và do giá cà phê bình quân trên thị trường thế giới giảm nên kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Quốc năm này giảm 16,4% so với năm 2013 Và lại tăng trở lại vào năm 2015, tăng 14,3% so với năm 2014 do khối lượng nhập khẩu tăng,
dù giá cà phê thế giới có giảm Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu cà phê của thị trường này năm 2015 so với năm 2010 đã tăng 198% và đưa giá trị nhập khẩu cà phê của Trung Quốc vượt mức 174 triệu USD
Biểu đồ 1.2 Kim n ạ h nhập khẩu mặt hàn à phê ủa Trun Quố iai đoạn
2010- 2015
(Đơn vị tính: triệu USD)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thương mại giữa các nước của Tổng cục Thống kê Liên hiệp quốc giai đoạn 2010– 2015)
1.1.1.7 Nguồn cung cà phê trên thị trường Trung Quốc
Do điều kiện tự nhiên không phù hợp với việc trồng trọt, mặt hàng cà phê phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và cả cho mục đích tái xuất khẩu ở Trung Quốc chủ
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Trang 16yếu vẫn là nhập khẩu từ các nước sản xuất và xuất khẩu như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Bra-xin, USA… và các nước nhập khẩu để tái xuất như Đức, Mỹ, Malaysia, Pháp… Trong đó, Việt Nam đứng đầu trong danh sách các nhà xuất khẩu
cà phê sang Trung Quốc, chiếm 49%, do vị trí địa lý thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa Hơn nữa, Liên minh châu Âu có chính sách giảm rào cản, và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các nước thành viên để tăng sức cạnh tranh chung của toàn khối thăng hạng trong thời gian tới
Biểu đồ 1.3 N uồn nhập khẩu à phê ủa Trun Quố
(Nguồn:ICO Tổ chức cà phê thế giới)
1.1.2 Một số quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trườn run uốc
1.1.2.1 Hàng rào thuế quan
Ngoài biểu thuế áp dụng chung cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên WTO hiện nay, Trung Quốc cũng áp dụng Hệ thống Ưu đãi Thuế suât tối huệ quốc (MFN) cho một số nước là thành viên WTO và tuyên bố áp dụng MFN với nước đó Theo đó, mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam được hưởng
ưu đãi theo mức MFN tiêu chuẩn Do đó, thuế suất áp dụng cho cà phê nhập khẩu từ Việt Nam sẽ thấp hơn so với mức thuế thông thường áp dụng cho mặt hàng này Hơn nữa, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê thô sang Trung Quốc– mặt hàng mà hầu như không chịu sự tác động của thuế nhập khẩu Chính điều này đã giúp gia tăng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam
Trang 17Bản 1.1 Biểu thuế nhập khẩu à phê ủa Trun Quố
(Đơn vị tính: %)
Mã HS Mô tả
Thuế suất
ưu đãi MFN
Thuế suất thôn thườn
090111 Cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein 8 50
090112 Cà phê chưa rang, đã khử chất cafein 8 50
090021 Cà phê rang, chưa khử chất cafein 15 80
090122 Cà phê rang, đã khử chất cafein 15 80
09019090 Các chất thay thế có chứa cà phê 30 80
(Nguồn:vietnamexport.com , Biểu thuế xuất nhập khẩu Trung Quốc năm 2015) 1.1.2.2 Hàng rào phi thuế quan
Luật ảo vệ thự vật
Hạt cà phê xanh sấy khô chưa qua xử lý được coi là sản phẩm tươi và cần tuân thủ theo quy trình kiểm dịch thực vật Quy trình bao gồm việc quét qua máy kiểm tra sâu bệnh và các loại thực vật có hại, theo Luật bảo vệ tực vật Các thủ tục kiểm dịch được tiến hành tạo sân bay và cảng biển dưới sự kiểm soát của các cơ quan kiểm dịch địa phương Cà phê xay và các sản phẩm chế biến được miễn tuân thủ quy định của Luật bảo vệ thực vật, và chỉ cần tuân theo quy trình kiểm dịch an toàn
vệ sinh thực phẩm theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm
Quy định về vệ sinh an toàn thự phẩm
Để tuân thủ theo thông báo số 370 của bộ y tế lao động và phúc lợi xã hội các tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia theo luật an toàn vệ sinh thực phẩm Luật này nhầm đánh giá các loại và thành phần của nguyên liệu sản phẩm, kiểm tra loại
và thành phần các chất phụ gia, dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố nấm (mycotoxin) và nhiều chất khác Quy định cấm nhập khẩu có thể áp dụng đối với thực phẩm nếu chất phụ gia, thuốc trừ sâu hoặc các thành phần khác bị cấm tại Nhật, hoặc khi số lượng vượt quá mức độ cho phép, hoặc khi lượng độc tố nấm trên mức cho phép
Trang 18Theo đó, các sản phẩm cà phê sẽ được kiểm tra tại nơi sản xuất trước khi nhập khẩu vào thị trường này Nếu mức độ vượt quá mức cho phép theo tiêu chuẩn Trung Quốc, các cơ quan có liên quan sẽ đưa ra hướng dẫn
Một hệ thống quy định về tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu được thông qua đến năm 2006, theo đó nếu không có quy định gì về dư lượng thuốc trừ sâu thì sẽ không bị kiểm soát Tuy nhiên, sửa đổi luật đã đưa ra một hệ thống danh sách xác thực Trên nguyên tắc, hện nay việc phân phối sản phẩm bị cấm nếu sản phẩm có chứa một hàm lượng thuốc trừ sâu, thậm chí ngay cả khi không có các quy định liên quan
Sản phẩm hạt cà phê xanh chịu sự kiểm soát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội, phù hợp với chương trình làm việc hàng năm của Bộ này Nếu sản phẩm
bị phát hiện vi phạm quy định về dư lượng thuốc trừ sâu, việc kiểm tra quét qua máy sẽ được thực hiện thường xuyên hơn Nếu vẫn tiếp tục vi phạm, sẽ áp dụng kiểm tra bắt buộc, theo đó, tất cả các lô hàng sẽ được kiểm tra và chi phí sẽ do nhà nhập khẩu chịu Kể từ tháng 3 năm 2011, các sản phẩm hạt cà phê xanh bị kiểm tra bắt buộc là các sản phẩm được sản xuất tại Ethiopia, kiểm tra nhiễm γ- BHC (lindane) , DDT, thuốc trừ sâu chứa clo hoặc clodan và các sản phẩm sản xuất tại Indonesia, kiểm tra nhiễm thuốc diệt côn trùng trên diện rộng carbaryl
Theo luật an toàn vệ sinh thực phẩm, việc bán sản phẩm có chứa các chất gây hại hoặc có độc tố hoặc các sản phẩm không vệ sinh bị cấm Việc bán các sản phẩm
cà phê chứa trong container hoặc bao gói cần tuân theo quy định nhãn mác bắt buộc theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, và các điều khoản có liên quan đến nhãn an toàn như ghi r phụ gia thực phẩm, các thông tin về dị ứng, thành phần của sản phẩm và nguồn gốc, các thông tin về thay đổi gen
Luật Hải quan
Theo quy định Luật Hải quan, việc nhập khẩu những loại hàng hóa mà nhãn mác không trung thực về xuất xứ của các thành phần sẽ bị cấm
Các quy định và yêu cầu có liên quan đến việc kinh doanh mặt hàng cà phê không có các quy định pháp lý cụ thể liên quan đến việc bán các mặt hàng cà phê Dưới đây là tóm tắt các quy định có liên quan:
Trang 19Theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm có chứa các chất gây hại hoặc có độc tố hoặc các sản phẩm không vệ sinh bị cấm Việc bán các sản phẩm cà phê chứa trong container hoặc bao gói cần tuân theo quy định nhãn mác bắt buộc theo Luật an toàn
vệ sinh thực phẩm, các thông tin về dị ứng, thành phần của sản phẩm và nguồn gốc các thông tin về thay đổi gen
Luật về trá h nhiệm đối với sản phẩm
Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm quy định trách nhiệm của nhà sản xuất nhà nhập khẩu đối với các thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng có liên quan đến tình trạng nhiễm bệnh của sản phẩm Sản phẩm cà phê chế biến cần tuân thủ theo Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm, và cần quan tâm đến quy trình quản lý an toàn có liên quan đến ngộ độc thực phẩm, thành phần của sản phẩm, container và
bao gói sản phẩm
Luật về á iao dị h thươn mại
Luật về các giao dịch thương mại quy định việc bảo vệ quyền lợi của người mua hàng trong các giao dịch thương mại trực tiếp với người tiêu dùng Việc bán các sản phẩm cà phê theo hình thức này như bán hàng qua thư, marketing trực tiếp, marketing thông qua các kênh truyền thông cần tuân thủ theo các điều khoản của luật này
Luật về đ mạnh việ thu om rá thải đượ ph n loại và tái hế ontain r và ao ói sản phẩm
Theo luật về đẩy mạnh thu gom rác thải được phân loại tái chế container bao gói sản phẩm, nhà nhập khẩu bán các sản phẩm có sử dụng container và bao túi với các chất liệu chịu sự kiểm soát của Luật như hộp và bao gói giấy, container và bao gói làm từ nhựa) sẽ phải áp dụng quy trình tái chế Tuy nhiên, với các doanh nghiệp quy mô nhỏ (theo một mức độ nhất đinh) sẽ được miễn tuân thủ theo quy định của Luật này
1.2 Sự ần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàn à phê ủa Việt Nam san thị trườn Trun Quố
1.2.1 Lợi thế từ hoạt độn sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Theo lý thuyết về “Lợi thế so sánh“ của Ricardo, quốc gia có lợi thế so sánh, tức là sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp hơn so với các nước khác, về mặt hàng
Trang 20nào thì nên chuyên môn hóa để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đó Hiện nay, cà phê được xem là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Do
đó, Việt Nam cần tập trung sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này
Hơn nữa, Việt Nam có lợi thế về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp để trồng nhiều loại nông sản, trong đó có cà phê Một mặt, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở miền Nam và khu vực Tây Nguyên phù hợp với việc canh tác cà phê vối (Robusta); mặt khác, khí hậu lạnh và khô hanh vào mùa đông ở các tỉnh miền Bắc lại thích hợp cho việc trồng cà phê chè (Arabica) Ngoài điều kiện về khí hậu, đất đỏ Bazan ở vùng Tây Nguyên cũng tạo điều kiện phát triển tốt cho cây trồng
Nguồn nhân lực dồi dào cũng được xem là một trong những lợi thế của Việt Nam từ trước đến nay Hơn nữa người dân Việt Nam có đức tính cần cù chịu khó, tinh thần học hỏi tiếp thu khoa học công nghệ để áp dụng vào trồng và chế biến cà phê xuất khẩu
Cà phê Việt Nam có năng suất cao, trung bình khoảng 3,5 tấn/ha, gấp 3 lần so với năng suất trung bình cà phê thế giới Năng suất cao này chính là do Việt Nam có nhiều giống tốt, có các yếu tố thuận lợi về đất đai, khí hậu, đặc biệt người dân có kinh nghiệm lâu năm trong việc trồng cây cà phê
Từ những lợi thế đã phân tích, tiềm năng cho cà phê Việt Nam là rất lớn để tiến đến chiếm lĩnh thị trường quốc tế, và đóng góp tích cực cho quá trình hội nhập của Việt nam với thế giới
1.2.2 iềm năn xuất khẩu cà phê của Việt Nam san thị trườn run uốc
Như đã đề cập ở trên, cà phê là ngành hàng có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam, đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê, sau Brazil, và đứng đầu thế giới về mặt hàng cà phê Robusta Năm 2015, xuất khẩu cà phê đóng góp 2,62 tỷ USD vào kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Hải quan Việt Nam, 2015, Xuất khẩu hàng hóa Việt
Nam) Hơn nữa, ngành cà phê còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của
Việt Nam khi giải quyết vấn đề việc làm và tận dụng nguồn lao động dồi dào trong nước Hiện nay, cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ 2 sau gạo trong nhóm nông sản
Trang 21Thuận lợi trong thủ tục xuất khẩu, cộng với điều kiện về mặt địa lý sẽ là cơ sở
để tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang Trung Quốc, đặc biệt là vào các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc
Thị trường Trung Quốc được đánh giá là thị trường tiềm năng cho thương mại Việt Nam nói chung và cho xuất khẩu cà phê nói riêng Dù chè vẫn là thức uống chính thống của quốc gia này, nhưng xu hướng tiêu dùng cà phê ngày càng tăng lên theo sự tiến bộ và phát triển của xã hội đã mở ra cánh cửa mới cho các nhà xuất khẩu cà phê Với dân số 1.4 tỉ người và đang có xu hướng chuộng cà phê bởi nhu cầu nhập khẩu cà phê có xu hướng tăng nhanh chóng theo thời gian, Illy người đứng đầu ủy ban của Tổ chức cà phê Thế giới (ICO) về quảng cáo cà phê cho biết Trung Quốc sẽ tăng nhu cầu để trở thành một trong số 5 nước đang tiêu thụ hàng đầu thế giới Hiện Trung Quốc nằm trong danh sách 10 thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam trong những năm qua Trong giai đoạn 2010 – 2015, khối lượng
và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đều có xu hướng tăng, đồng thời Việt Nam đứng đầu trong xếp hạng các đối tác nhập khẩu cà phê hàng đầu của Trung Quốc Đây là một kết quả khả quan của xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường này Với nguồn cung cà phê dồi dào, chú trọng vào nâng cao chất lượng và công tác xây dựng thương hiệu, và các chính sách phát triển hợp lý, thiết lập được phương thức buôn bán chuyên nghiệp hơn, cà phê Việt Nam chắc chắn sẽ còn nhiều khả năng mở rộng tiêu thụ ở Trung Quốc
Biểu đồ 1.4 Lƣợn tiêu thụ à phê tại Trun Quố iai đoạn 2010 – 2015
Trang 22Trong tình hình các thị trường xuất khẩu cà phê truyền thống của Việt Nam bắt đầu có dầu hiệu bão hòa thì việc khai thác các thị trường mới nổi như Trung Quốc nhiều khả năng mang lại dấu hiệu khởi sắc cho xuất khẩu của cà phê Việt Nam Như số liệu thể hiện ở Biểu đồ 1.3, trong giai đoạn 2010 – 2015, Việt Nam đứng đầu trong top 10 đối tác nhập khẩu cà phê vào thị trường Trung Quốc, và vẫn còn tiềm năng phát triển trong thời gian tới
Như đã phân tích, thị trường Trung Quốc là thị trường có nhu cầu tiêu thụ cà phê cao, ổn định và đang có xu hướng tăng Trung Quốc đang dần chuyển mình thành nước có dân số trẻ với một thế hệ những người tiêu dùng mới với nhu cầu tiêu thụ cà phê mạnh, đảm bảo một lượng cầu cao về cà phê trong những giai đoạn sắp tới Theo dữ liệu từ hãng nghiên cứu Euromonitor International, người Trung Quốc tiêu thụ 4,5 tỷ cốc cà phê mỗi năm, thấp hơn nhiều so với mức tiêu thụ 133,9
tỷ cốc mỗi năm của người Mỹ Từ năm 2015-2020, tiêu thụ cà phê của Trung Quốc
sẽ tiếp tục tăng 18%, theo Euromonitor, trong khi nhu cầu cà phê của Mỹ được dự báo chỉ tăng 0,9% Dân số của Trung Quốc lớn đến nỗi nước này là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất một loạt hàng hóa cơ bản Trung Quốc tiêu thụ 30% sản lượng gạo toàn cầu Tuy vậy, chỉ 1% số người uống cà phê trên thế giới là người Trung Quốc (Bởi vậy, đây là một thị trường đầy tiềm năng đối với các nước xuất khẩu cà phê,
trong đó có Việt Nam (Diệp Vũ, 2015, Cà phê đang lên ngôi ở Trung Quốc)
1.3 Kinh n hiệm ủa Bra-xin về xuất khẩu à phê san thị trườn Trung Quố và ài họ ho Việt Nam
1.3.1 Lý do chọn Bra-xin
Thứ nhất, Bra-xin và Việt Nam có những điểm tương đồng trong điều kiện tự
nhiên và điều kiện kinh tế Cả hai quốc gia đều có nằm trong vùng nhiệt đới, có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để canh tác cây cà phê Hiện nay, cà phê đang là nông sản chủ lực của hai quốc gia này
Thứ hai, Bra-xin là quốc gia có lịch sử lâu đời về trồng trọt, chế biến và tiêu
thụ cà phê Ngành cà phê là ngành nông nghiệp mũi nhọn của đất nước này, giá trị xuất khẩu cà phê chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu hàng năm của Bra-xin Và trong suốt nhiều thập kỷ qua, Bra-xin vẫn luôn được xem là cường quốc cà phê, là đất nước sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ cà phê số 1 thế giới
Trang 23Thứ ba, trong giai đoạn 2010 – 2015, Bra-xin luôn giữ vững vị trí là thị trường
xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 vào thị trường Trung Quốc Kim ngạch nhập khẩu cà phê
từ Bra-xin của Trung Quốc chiếm đến hơn gần 7 % tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của thị trường này trong giai đoạn 2010- 2015
Từ thực tiễn nêu trên, nghiên cứu kinh nghiệm của Bra-xin cà phê vào thị trường Trung Quốc sẽ giúp cho ngành cà phê của Việt Nam có những bài học thiết thực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường tiềm năng này
1.3.2 Kinh n hiệm rút ra
Thứ nhất, Bra-xin đã thành công trong việc kích thích tiêu thụ cà phê nội địa nhằm gia tăng sự chủ động trong đối phó với biến động bất thường của thị trường thế giới, đảm bảo năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê nước này trên các thị trường tiêu thụ chính
Hiện nay Braxin hiện đang là nước tiêu thụ cà phê vào dạng lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, với trung hằng năm khoãng 20,3 triệu bao
Với lượng tiêu thụ cà phê nội địa nhiều nhất thế giới, cà phê xuất khẩu của Bra-xin cũng sẽ được đảm bảo trước các nguy cơ biến động bất thường của thị trường, chất lượng cà phê xuất khẩu được nâng cao, thương hiệu cà phê Bra-xin trở nên phổ biến hơn Nhờ vậy, ngành cà phê Bra-xin sẽ tiếp tục phát triển bền vững
Để đạt được lượng tiêu thụ nêu trên, Chính phủ Bra-xin đã phối hợp với các ban ngành liên quan thực hiện các chương trình quốc gia nhằm tăng cường nhận thức của người dân về cà phê Bra-xin và sau đó là tăng lượng tiêu thụ cà phê của mỗi người dân Các chương trình này bao gồm:
- Chương trình “Programma de Qualidade do Café” Đây là chương trình xây dựng thương hiệu cà phê quốc gia Các thương hiệu này được phân theo tiêu chuẩn chất lượng, gồm các hạng mục: truyền thống, cao cấp, đặc biệt Chương trình này nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân Bra-xin về cà phê nước mình, đồng thời nâng cao chất lượng cà phê để nâng lượng tiêu thụ Bắt đầu từ cuối năm
2004, đến nay, chương trình này không chỉ tạo dựng được thương hiệu cà phê trong nội địa mà đã lan rộng giúp cho thương hiệu cà phê Bra-xin được nhận diện trên
toàn thế giới (Associação Brasileira da Indústria de Café, 2009, Programma de
Trang 24Qualidade do Cafr)
- Chương trình “Café na Merenda, Saúde na Escade” Chương trình này được xây dựng với mục đích tuyên truyền về lợi ích của cà phê và hình thành thói quen tốt về uống cà phê trong học sinh Bộ Giáo dục, Bộ Y tế phối hợp với ABIC tuyên truyền về lợi ích và thói quen uống cà phê, còn các doanh nghiệp cà phê sẽ cung cấp
cà phê miễn phí đến hệ thống trường học trên khắp đất nước Chương trình này nhằm đem đến một thói quen tốt cho thế hệ trẻ của đất nước duy trì và đảm bảo một
thế hệ người tiêu thụ mới cho cà phê của Bra-xin (Associação Brasileira da
Indústria de Café, 2009, Café na Merenda, Saúde na Escade)
Thứ hai, Bra-xin đã xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng, đảm bảo nguồn cung xuất khẩu cho các thị trường, trong đó có Trung Quốc
Sản xuất cà phê của các hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản lượng cà phê của
cả nước Hợp tác xã có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm: kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn cà phê và buôn bán trực tiếp Và mỗi hợp tác xã lại có rất nhiều chuyên gia chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các hộ nông dân Trong mỗi mùa vụ, các chuyên gia sẽ đến thăm các trang trại trong hợp tác xã để hướng dẫn kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình từ sản xuất đến thu hoạch, phát hiện các
vấn đề và giúp giải quyết khó khăn khi cần thiết (Trần Thị Quỳnh Chi, 2013, Kinh
nghiệm phát triển ngành cà phê ở Bra- xin)
Thứ ba, chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân về vốn, công nghệ
cũng như có những định hướng dài hạn phù hợp
Chính phủ có các chương trình tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê rang xay thành cà phê hoà tan, tài trợ 50% chi phí nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cà phê chế biến cho các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê chế biến
Chính phủ Braxin định hướng dài hạn trong ngành cà phê của mình đi theo hướng xuất khẩu cà phê chế biến, do đó đã và đang có những kế hoạch hỗ trợ cho các nhà máy chế biến mới cho hướng xuất khẩu cà phê hoà tan Hiệp hội các nhà rang xay cà phê Braxin (ABIC) và Cục Xúc tiến thương mại và Đầu tư Braxin
Trang 25(APEX) đã bắt đầu chương trình hành động nhằm thúc đẩy việc sản xuất cà phê rang xay của Braxin
Ngành cà phê của Braxin được thế giới khái quát bằng 6 chữ: “ Truyền thống - Chất lượng - Hiện đại ” Cà phê Braxin được sản xuất ở những nông trường chuyên canh lớn, áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến và công nghệ chế biến hiện đại bảo đảm cả về số lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất chế biến Việc sản xuất tại các nông trường lớn chuyên canh không những đem lại thuận lợi về quy mô, năng suất mà Braxin cũng sẽ áp dụng các kỹ thuật mới về giống cây trồng, phân bón, thu hoạch hay các công nghệ tiên tiến hiện đại Chủng loại cà phê được nghiên cứu và áp dụng những loại mới nhất chất lượng cao như cà phê hảo hạn, cà phê hữu cơ
1.3.3 Bài học cho Việt Nam
Từ thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức chế biến sản xuất cà phê xuất khẩu của Braxin chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong
việc xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến của mình sang các thị trường khác trên
1.3.3.1 Đẩy mạnh tiêu thụ cà phê nội địa
Tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam còn thấp, chỉ khoảng 1,36 kg/người/năm Điều này khiến cho cà phê Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu Phần lớn người dân không uống cà phê là do chưa hiểu biết về tác dụng của cà phê, cụ thể là caffein đến sức khỏe, từ đó chưa hình thành thói quen dung nạp một lượng caffein cần thiết mỗi ngày Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chủ động đối phó được với biến động bất thường của thị trường xuất khẩu, đồng thời, đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành cà phê của Việt Nam
Để đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, Việt Nam cần có một chiến lược dài hạn Tuy nhiên, trước mắt, những giải pháp sau cần được tiến hành:
- Thông tin, tuyên truyền về tác dụng của cà phê và caffein đến với người dân; tuyên truyền về lượng cà phê và caffein tối thiểu cần dung nạp mỗi ngày;
- Xây dựng và phát triển các thương hiệu cà phê nội địa có uy tín;
- Hỗ trợ tiêu thụ cà phê trong thời gian đầu để hình thành thói quen sử dụng cà phê trong người dân
Trang 261.3.3.2 Tăng cường mối liên kết giữa nông dân trồng cà phê và vai trò của Hiệp hội ngành hàng
Các hộ dân trồng cà phê ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn hoạt động theo quy
mô nhỏ lẻ, và rất cần có sự liên kết, hợp tác với nhau dưới mô hình hợp tác xã, và chuyên môn hóa việc quản lý từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu nhằm tạo điều kiện tốt cho họ áp dụng những cải tiến mới về mặt khoa học kỹ thuật giúp tăng năng suất, phòng ngừa sâu bệnh, nâng cao chất lượng cây trồng Hơn nữa, việc liên kết này mở ra cơ hội sản xuất với quy mô lớn, hỗ trợ tốt cho hoạt động thu mua của các doanh nghiệp; nhờ đó, đảm bảo nguồn cung và giúp ngành cà phê nước ta chủ động
về giá xuất khẩu trên thế giới
Hiệp hội Cà phê – Ca cao việt Nam (VICOFA) cần xây dựng đội ngũ cố vấn
và chuyên gia để nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, đồng thời đầu tư vào cơ
sở hạ tầng và tăng cường các hoạt động hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu của nông dân Ngoài ra, Hiệp hội cũng cần thường xuyên dự báo và cung cấp kịp thời thông tin về tình hình nguồn cung và biến động giá cà phê trên thế giới để doanh nghiệp nắm bắt
và chủ động trong kinh doanh
1.3.3.3 Chủ động công tác xúc tiến xuất khẩu
Thị trương Trung Quốc lf thị trường mới được chú ý từ năm 2012, các thông tin về thị trường bằng tiếng Anh không có nhiều Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam có rất ít thông tin về thị trường, đây là một trong những rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Để thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đối với thị trường tiềm năng này, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cần được tổ chức có hệ thống, tập trung vào các hoạt động chính:
- Nghiên cứu thị trường và cung cấp thông tin về thị trường cho doanh nghiệp thông qua các bài báo trên tạp chí chuyên ngành, hội thảo về thị trường
- Tổ chức các chuyến tham quan thị trường, tham gia hội chợ để doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu
- Đầu tư cho quảng cáo sản phẩm cà phê Việt Nam tại các nước Trung Quốc
Trang 271.3.3.4 Chú trọng đến nâng cao chất lượng cà phê và xây dựng thương hiệu
Hiện nay, mặc dù nổi danh về xuất khẩu cà phê với khối lượng lớn, Việt Nam vẫn chưa được thế giới chứng nhận về chất lượng tuyệt hảo như thành công mà Bra-xin đã gặt hái Vì vậy, hướng đi sắp tới của ngành không nên chỉ chú trọng vào việc
mở rộng diện tích trồng, mà cần phải tập trung phát triển theo chiều sâu, nghĩa là đầu tư vào công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng của sản phẩm từ khâu thu hoạch cho đến chế biến
Hơn nữa, khi thế giới ngày càng đánh giá cao về vai trò của thương hiệu, năng lực cạnh tranh của cà phê Việt sẽ giảm sút đáng kể vì chưa chú trọng đúng mức vào việc xây dựng và quảng báo thương hiệu trên thị trường quốc tế Bra-xin là một ví
dụ điển hình cho việc xây dựng thương hiệu thành công, với chiến lược quảng bá bền vững; nhờ đó, họ gặt hái được nhiều thành công khi xuất khẩu ra thị trường thế giới Việc tạo dựng và đầu tư đúng mức vào quảng bá thương hiệu sẽ là bước ngoặt quan trọng để cà phê Việt Nam bước ra thế giới và phát huy hết tiềm năng của mình
Tóm lại chương 1, tác giả đã nghiên cứu về thị trường nhập khẩu cà phê của Trung Quốc, từ tập quán tiêu dùng đến các quy định về nhập khẩu, đồng thời tìm hiểu về lợi thế xuất khẩu của cà phê Việt Nam và xu thế phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, từ đó xác định việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang Trung Quốc là hết sức cần thiết Hơn nữa, thực tế cho thấy cà phê Việt Nam đang chiếm vị trí rất có lợi tại thị trường Trung Quốc khi luôn nằm trong top những quốc gia xuất khẩu cà phê nhiều nhất sang thị trường này Ngoài ra, chương 1 cũng phân tích kinh nghiệm xuất khẩu cà phê của Bra-xin, từ đó rút ra những kinh nghiệm về sản xuất và xuất khẩu, làm cơ sở để hình thành bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Trang 28CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010- 2015 2.1 Tình hình xuất khẩu à phê ủa Việt Nam san thị trườn Trun Quố iai đoạn 2010– 2015
2.1.1 Khối lượn xuất khẩu
Trong giai đoạn 2010- 2015, khối lượng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc tăng giảm không đồng đều; tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam có xu hướng giảm
từ năm 2010 đến năm 2015 và có dấu hiệu lạc quan trở lại vào năm 2012 Sự tăng giảm không đồng đều của khối lượng và tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc chủ yếu
là do sự biến động của khí hậu, sản lượng và giá cả xuất khẩu của cà phê trên thế giới
Bản 2.1 Khối lượn à phê xuất khẩu Việt Nam vào thị trườn Trun Quố iai
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thương mại giữa các nước của Tổng cục Thống
kê Liên hiệp quốc và thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam giai đoạn 2010– 2015)
Trang 29Trong giai đoạn 2010 – 2015, khối lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tuy có sự biến động qua các năm nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng bình quân 10,18%/năm
Năm 2011, khối lượng xuất khẩu ra thế giới tăng 13,89%, riêng đối với thị trường Trung Quốc, khối lượng xuất khẩu mặt hàng cà phê giảm 7,19 % so với năm 2010 Theo đó, tỷ trọng cà phê xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục giảm xuống 0,22% so với năm trước Năm 2012, chứng kiến mức tăng kỉ lục khối lượng nhập khẩu vào Trung Quốc, tăng 101,1% so với năm 2011 Xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường Trung Quốc đạt mức tăng trưởng ấn tượng như trên là do các nguyên nhân sau:
- Năm 2012, khối lượng nhập khẩu cà phê của khu vực Trung Quốc tăng cao, đạt mức tăng trưởng 53,1% so với năm 2011
- Năm 2012 cũng là năm các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có hướng mở rộng thị trường xuất khẩu vào Trung Quốc khi tình hình cầu trên các thị trường truyền thống đã dần bão hòa, Việt Nam xác định Trung Quốc chính là thị trường tiềm năng lớn Điều này thể hiện qua tỷ trọng khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Trung Đông trong tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2012 là gần cao nhất trong giai đoạn 2010- 2015, đạt 3,17%
Thị trường cà phê ảm đạm đầu năm 2013, 2014, 2015 chủ yếu xuất phát từ sản lượng cà phê thu hoạch trong nước sụt giảm do điều kiện thời tiết không thuận lợi cũng như giá cà phê thế giới sụt giảm Thực tế, năm 2013 xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đối mặt với sự suy giảm về khối lượng là 26,8 % so với năm 2012 Năm 2014, 2015, khối lượng nhập khẩu cà phê của Trung Quốc tăng như đã phân tích ở chương 1, nhưng khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này lại giảm lần lượt 4,01% và 17,32% và so với năm 2013 Mặc dù vậy tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc trong tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam có chuyển biến khá tốt đẹp Đây là thời gian duy nhất mà tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng Đặc biệt là năm 2015 với mức tỉ trọng cao nhất 3,69% Nguyên nhân là sản lượng cà phê thu hoạch trong nước giảm do thời tiết xấu, cũng như do giá cà phê giảm nhưng tỉ trọng vẫn tăng Cho thấy những kết quả đạt được
Trang 30như trên chứng tỏ các nhà xuất khẩu Việt Nam đã bắt đầu quan tâm và đầu tư đúng mức cho thị trường tiềm năng này
2.1 2 Kim n ạch xuất khẩu
Bản 2.2 Kim n ạ h à phê xuất khẩu vào thị trườn Trun Quố iai đoạn 2010 – 2015
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thương mại giữa các nước của Tổng cục Thống
kê Liên hiệp quốc và thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam giai đoạn 2010– 2015)
Trong giai đoạn 2010– 2015, kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Trung Quốc có xu hướng tăng giảm không đồng đều, chủ yếu xuất phát từ sự biến động của giá
cà phê trên thế giới và khối lượng xuất khẩu Những thay đổi này nhìn chung khá phù hợp với những thay đổi trong kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Quốc như đã phân tích ở chương 1 Trong khi đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam ra thế giới cũng có xu hướng thay đổi tương tự
Từ 2 bảng trên ta thấy, năm 2011 sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu trên thế giới tăng nhẹ 3,2% nhưng bên cạnh đó do giá cà phê tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu
cà phê sang Trung Quốc năm 2011 tăng 35,09% so với năm 2010, và tăng 48,7% kim ngạch xuất khẩu trên thế giới
Trang 31Năm 2012 được xem là năm phát triển vượt trội của cà phê Việt Nam, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê đều tăng đáng kể Sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 106,05% và kim ngạch tăng 145,07%, sản lượng xuất khẩu trên thế giới tăng 37,3 % và kim ngạch tăng 33,45% Năm 2013, 2014, 2015 do nhiều yếu tố khách quan, thời tiết xấu, tình hình đất đai ngày càng già cỗi, năng suất cà phê Việt Nam
có xu hướng giảm, sản lương giảm 26,8% sang Trung Quốc và giảm 24,8% sản lượng xuất khẩu trên thế giới Kim ngạch 2013 giảm mạnh 26,2% sang Trung Quốc so với năm 2012 và giảm 25,88% kim ngạch xuất khẩu trên thế giới do sản lượng và giá cà phê đều giảm mạnh Kim ngạch 2014 giảm 5,42% sang Trung Quốc và tăng 30,77% kim ngạch xuất khẩu thế giới so với năm 2013 Kim ngạch 2015 giảm mạnh do hiện tượng Enino mất mùa kim ngạch sang Trung Quốc giảm 19,13% nhưng kim ngạch xuất khẩu
ra thế giới giảm tới 24,91% cho thấy tình hình xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc vẫn khá ổn định so với sự biến động trên thế giới Chính vì thế, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này đã tăng vọt lên 0,37% so với tình hình xuất khẩu chung Từ năm
2010, ta thấy sản lượng xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc nói riêng và Thế giới nói chung ngày càng tăng Cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định thương hiệu của mình trên toàn thế giới Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với cà phê xuất khẩu của các nước khác như Indonesia và Châu Mỹ La Tinh, sự gia tăng sản lượng xuất khẩu đã chứng tỏ
cà phê của Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường này
2.1.3 Cơ cấu mặt hàn cà phê xuất khẩu
Cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay là cà phê Robusta (cà phê vối) chiếm khoảng 95% với giá trị thương phẩm không cao Trong khi đó loại cà phê Arabica (cà phê chè) lại rất được ưa chuộng ở thị trường Trung Quốc vì có hương vị thơm ngon
và tuyệt diệu hơn Cà phê Arabica chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là Việt Nam có các yếu tố thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên đất đai, khí hậu cho việc trồng loại cà phê Robusta và tốn ít kinh phí, kỹ thuật trồng không quá cầu kì, phức tạp Đối với loại cà phê Arabica thì hoàn toàn ngược lại, loại cà phê này đòi hỏi chi phí, kĩ thuật cao, tốn kém
Về sản phẩm cà phê xuất khẩu, Việt Nam hầu hết chỉ xuất khẩu cà phê nhân, thô vì loại cà phê này không qua các khâu chế biến Vì vậy mà giá trị xuất khẩu mặt hàng này
Trang 32đem lại không cao Do nhu cầu về sản phẩm ngày càng đa dạng cũng như thị hiếu tiêu dùng của người dân càng cao nên Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu các loại cà phê đã qua chế biến là cà phê rang xay và cà phê hòa tan và đang dần chiếm một tỷ trọng lớn trên tổng tỷ trọng cà phê xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc Mặt hàng chủ yếu chỉ là những sản phẩm cà phê chế biến đơn giản, lượng cà phê rang xay đã tách cafein chỉ dưới một tấn, còn lại cà phê rang xay chưa tách cafein chiếm một lượng rất cao Đối với những loại cà phê chế biến sâu yêu cầu kỹ thuật cao, hiện đại, Việt Nam sản xuất được rất ít Và loại cà phê hòa tan khi vào thị trường này đang dần chiếm được thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng Trung Quốc do“Trong khi một cốc cà phê được bán tại Thượng Hải, Bắc Kinh với giá tương đương khoảng 120.000 đồng Việt Nam thì một gói
cà phê hoà tan Việt Nam được bán buôn chỉ khoảng 2.000-3.000 đồng”, ông Phan Thanh, chuyên viên xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa cho biết Doanh nghiệp này hiện khá nổi danh tại thị trường các tỉnh Quảng Châu, Nam Ninh của Trung Quốc với thương hiệu “Vinacafe” Nên lượng cà phê xuất khẩu cà phê hoà tan của Việt Nam ngày càng tăng cao
2.1.4 Chất lượn cà phê xuất khẩu
Chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây đã có bước tiến vượt bậc trong sản xuất, trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối
Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến cà phê của Việt Nam không theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất cà phê Vì vậy, cà phê hạt xuất khẩu có chất lượng không cao Cà phê hạt của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc nói riêng, thế giới nói chung, vẫn chưa đạt chuẩn các chỉ tiêu của Hiệp hội Cà phê quốc tế (ICO) về độ ẩm, tạp chất, hạt hư (non, lép, đen) do khâu sơ chế còn dựa nhiều vào tự nhiên (phơi nắng) hoặc sấy thủ công Hầu hết cà phê Việt Nam phải qua chế biến tiếp ở khâu trung gian để đạt các tiêu chuẩn giao dịch trước khi xuất sang Hoa Kỳ Nguyên nhân chính làm cho chất lượng cà phê Việt Nam chưa cao là do người dân chưa tuân thủ đúng yêu cầu, quy trình ngay từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, tệ hơn là thu hoạch khi trái còn xanh , bởi điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới chất lượng của hạt, của sản lượng, mà còn tác động trực tiếp tới sự phát triển của cây, rút ngắn thời gian ra hoa, quả chín không đúng
Trang 33chu kỳ làm ảnh hưởng nặng nề vụ thu họach năm sau, kết quả nghiên cứu cho thấy nếu
để tới lúc chín thu họach thì chỉ cần 850 quả/1kg, nếu thu họach khi còn xanh thì phải từ 900– 920 quả mới đạt 1kg Lâu nay người mua và xuất khẩu trên thị trường cà phê Việt Nam vẫn theo thói quen áp dụng phương pháp truyền thống để đánh giá chất lượng cà phê như: dựa vào tỷ lê hạt đen, hạt vỡ, tạp chất, độ ẩm, thủy phân… Phương pháp này không những lạc hậu so với thế giới, mà còn vô tình đã tiếp tay cho việc thu hoạch cà phê chưa đến độ chín, dẫn đến chất lượng thấp, vậy mà thực trạng này đến nay vẫn chưa mấy cải thiện, vì thế chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện nay nhìn chung chưa đồng đều, lượng tạp chất cho phép còn lại trong cà phê xuất khẩu quá cao
Bản 2.3: Chất lƣợn à phê xuất khẩu ủa Việt Nam
Hình dáng Không đều, kích cỡ hạt nhỏ nhiều,
có lẫn cành cây, có cả đá và cỏ
Không đều, xám xanh, nhiều hạt còn xanh, thường khô quá hoặc không đủ khô
2.1.5 Giá cả xuất khẩu
Trang 34Giai đoạn 2010- 2015 chứng kiến khá nhiều biến động của giá cả cà phê thế giới cũng như giá cà phê Việt Nam Nhìn chung, giá cà phê có xu hướng tăng qua các năm Trong đó, giá cà phê Arabica có xu hướng cao hơn so với cà Robusta và mức độ tăng trưởng đồng thời cũng nhanh hơn
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Giá cà phê xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm đạt 2.043 USD/tấn, giảm 4,84% so với năm 2014 Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2015 Thị trường Bỉ có tốc độ tăng mạnh nhất, gấp 2,5 lần về khối lượng và gấp 2,35 lần về giá trị so với 6 tháng đầu năm 2014
Trước đó, mấy năm gần đây, xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn ở vị trí cao, được đánh giá là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam Ngành cà phê Việt Nam chủ yếu hướng tới xuất khẩu, với lượng xuất khẩu chiếm 95% sản lượng sản xuất Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, còn tính chung cả ngành cà phê thì đang đứng thứ hai thế giới về lượng xuất khẩu, đứng thứ 3 thế giới về giá trị
Theo đánh giá của giới chuyên gia, trong những năm tới, Việt Nam có thể vươn lên thành nước xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới
Báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu vừa được Bộ Công Thương công bố cuối tháng 7/2014 có đánh giá: Cà phê Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao nhờ điều kiện môi trường và khí hậu ưu đãi, chi phí sản xuất thấp, sản lượng thuộc hàng những nước cao nhất thế giới Tuy nhiên, chất lượng cà phê vẫn còn tương đối thấp do trang thiết bị chế biến, sấy khô nghèo nàn, công nghệ thu hoạch lạc hậu Bên cạnh đó, cà phê Việt Nam chưa có thương hiệu và các nhà xuất khẩu ở Việt Nam còn hạn chế về kỹ năng marketing Theo Bộ NN- PTNT, 90% sản phẩm cà phê vẫn là sản phẩm thô, có giá trị gia tăng thấp
Với những điểm yếu trên, cà phê Việt Nam chỉ chào bán được ở giá thấp hơn so với mức giá trung bình của thế giới Mặc dù vậy, với vị trí vững chãi trên thị trường thế giới và có cơ hội nâng cấp chất lượng chế biến và xử lý sau thu hoạch, tiềm năng xuất khẩu cà phê vẫn được đánh giá là cao
Trang 35Biểu đồ 2.1 Giá xuất khẩu trun ình ủa Cà phê thô Việt Nam, niên vụ 2010- 2015
(Đơn vị: USD/tấn)
Năm
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ ICO và Hải Quan Việt Nam)
Từ năm 2010 đến 2012, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân
25,42% Năm 2012 là năm mức giá xuất khẩu đạt cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2015 với mức giá 2293 USD/Tấn Và giá cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giảm dần vào các năm 2013, 2014, 2015 Diễn biến giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2010- 2015 biến động với diễn biến giá cà phê trên thị trường thế giới Điều này cho thấy, cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa chủ động được
về giá và phụ thuộc rất nhiều vào biến động trên thị trường thế giới Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:
- Tiêu thụ cà phê của Việt Nam hiện nay phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu Với sản lượng cà phê nhân bình quân đạt trên 2930000 bao/năm nhưng tiêu thụ nội địa chỉ ở mức 260000 bao/năm, đạt 11,27% sản lượng nên hơn 88,73% sản lượng cà phê mỗi năm hoàn toàn trông chờ vào thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, gây khó khăn trong việc chủ động về giá tiêu thụ
- Chất lượng cà phê của Việt Nam còn thấp, ít mặt hàng có thương hiệu nên dễ
bị thương nhân nước ngoài ép giá;
- Nguồn cung cà phê xuất khẩu không ổn định Khi giá cà phê giảm, người nông
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Trang 36dân bán tháo cà phê ra thị trường vì sợ lỗ, làm cho giá tiếp tục giảm sâu do thừa cung; đến một thời điểm người nông dân đã bán hết lượng cà phê thu hoạch thì dẫn đến tình trạng thiếu cung, đẩy giá cà phê lên cao nhưng vẫn không có hàng để tiêu thụ Điều này
đã làm cho giá cà phê Việt Nam xuất khẩu trồi sụt thất thường và chịu tác động lớn từ biến động giá cà phê thế giới
2.1.6 Kênh phân phối xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp là phương thức chính thâm nhập vào thị trường Trung Quốc của Việt Nam hiện nay Các doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng trực tiếp với các nhà nhập khẩu Trung Quốc phần lớn thông qua các văn phòng đại diện của Việt Nam tại Trung Quốc Phương thức này rất phổ biến do hiện nay các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin về thị trường, hiểu được nhu cầu của các nước nhập khẩu
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp của Việt Nam đã áp dụng một trong hai phương thức ký kết hợp đồng xuất khẩu cà phê ra nước ngoài như sau:
Thứ nhất, đó là phương thức giao ngay Theo phương thức này hai bên mua và bán
ký kết hợp đồng với giá cố định tại thời điểm hiện tại và thời gian giao hàng cố định Họ không quan tâm đến giá tại thời điểm giao hàng cao hơn hay thấp hơn giá cố định
Thứ hai, là phương thức “trừ lùi, chốt giá sau” Phương thức này được xem là một công cụ phòng chống rủi ro giá cả Do vậy, kể từ đầu thập niên 1990 của thế kỷ 20, đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng phương thức này mà không áp dụng phương thức giao ngay Phương thức kinh doanh chốt giá sau là hình thức cho phép người mua hoặc người bán “chốt giá” tại thời điểm nào đó trong tương lai, trước khi thực hiện giao, nhận hàng Người mua và người bán sẽ thỏa thuận về số lượng, chủng loại, tháng giao hàng Riêng đối với điều khoản giá thì sẽ áp dụng một trong hai hình thức: giá thanh toán là giá “trừ lùi” hoặc giá cộng thêm so với giá kỳ hạn Giá kỳ hạn này thường căn cứ vào giá trên sàn giao dịch hàng hóa London Nếu chất lượng hàng hóa của người bán thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng quy định trong hợp đồng kỳ hạn sẽ áp dụng “giá trừ lùi”, nếu tốt hơn sử dụng “giá cộng thêm” Nhưng VICOFA lại khuyến cáo các doanh nghiệp hạn chế bán cà phê theo hợp đồng trừ lùi, nhất là bán theo kỳ hạn quá xa Do không làm chủ thị trường London, nếu bán kỳ hạn quá xa sẽ dễ bị nhà đầu cơ ép giá
Trang 372.1.7 Phươn thức vận tải
Hiện nay, thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam chủ yếu chiếu theo các điều khoản quy định trong Incoterms 2010 về vận tải Trong đó, điều khoản FOB (Free On Board) – nhà xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng trên tàu, tại cảng đi, đồng thời chuyển giao nghĩa vụ về hàng hóa – và CIF (Cost, Insurance and Freight) – nhà xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng tại cảng đến và chịu mọi chi phí về vận tải và bảo hiểm loại A – là hai điều khoản phổ biến nhất Các nhà nhập khẩu Trung Quốc thường ưa chuộng phương thức giao hàng CIF; trong khi đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn sử dụng phương thức giao hàng FOB theo tập quán kinh doanh cũ Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn thiếu thông tin và liên kết với các hãng tàu nên việc thuê tàu chở hàng hay container là khá khó khăn Theo đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam trong trường hợp sử dụng FOB khi giao dịch với các doanh nghiệp Trung Quốc thường mua thêm bảo
hiểm hàng hóa như một giải pháp hài hòa cho hai bên (International Distribution &
Transport Ltd, 2009)
Hơn thế nữa, Phương thức giao hàng này có thể phù hợp với các lô hàng nhỏ Nhưng trong điều kiện hiện nay, khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đang tăng trưởng cao, vì vậy các doanh nghiệp cũng dần chuyển sang giao hàng bằng container Khi đó, phương thức FOB sẽ gây ra những khó khăn nhất định Vì giao hàng theo container không thể giao ngay tại mạn tàu theo đúng điều kiện FOB mà phải giao cho người chuyên chở tại các bãi container (Container Yard – CY) hay tại các trạm giao hàng lẻ (Container Freight Station – CFS) ở trên bờ Việc kiểm tra, kiểm đếm giữa hai bên và cả việc thông quan của cơ quan Hải quan đều diễn ra tại CY hay CFS; và đây chính là lan can tàu của bên bán theo đúng nghĩa của hàng bán theo container (Mỹ Hạnh,
2008, Bao giờ FCA thay thế FOB)
Thông thường từ lúc giao container cho người chuyên chở tại CY cho tới lúc nhận được vận đơn của hãng tàu phải mất từ 5 đến 7 ngày Mùa xuất khẩu cao điểm phải chờ trên 10 ngày Do đó, thời gian hoàn thành bộ hồ sơ để gởi cho nhà nhập khẩu và nhận thanh toán từ ngân hàng cũng chậm hơn Đây chính là thiệt hại cho doanh nghiệp vì hàng đã giao cho nhà nhập khẩu nhưng chưa thể lấy được tiền Trong khi kinh doanh xuất khẩu nhiều doanh nghiệp phải vay ngân hàng ngay khi ký được hợp đồng, trễ nhận
Trang 38tiền ngày nào là chịu lãi ngày đó Điều này làm tăng tình trạng ứ đọng vốn và giảm hiệu quả xuất khẩu
2.1.8 Hoạt độn quản bá và xúc tiến xuất khẩu
2.1.8.1 Tham gia hội chợ, triển lãm
Những năm trở lại đây, Nhà nước và doanh nghiệp đã bắt đầu có chú ý và quan tâm đến các hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu nhằm gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm cà phê Việt Nam Việc tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và tại chính thị trường Anh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia giới thiệu sản phẩm của mình kết hợp với quảng cáo và xúc tiến bán hàng Hơn nữa, hội chợ, triển lãm thường tập trung rất nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong và ngoài nước, mang lại cho doanh nghiệp cơ hội nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác và mở rộng cơ hội giao dịch thương mại quốc tế
Tại Việt Nam trong những năm vừa qua đã diễn ra Lễ hội Buôn Ma Thuột vào các năm 2005, 2008 và 2011, 2015, Tuần lễ văn hóa cà phê tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, đã mở ra một kênh xúc tiến thương mại mới cho các doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, tần suất diễn ra các hoạt động hội chợ, triển lãm này vẫn chưa cao Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng trực tiếp tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành tại Trung Quốc và xem đây là kênh quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường này Tuy nhiên, việc tham gia các hội chợ triển lãm này vẫn còn hạn chế
do doanh nghiệp việt Nam thường thiếu thông tin về hoạt động của thị trường và các hội chợ, triển lãm ngoài nước Hơn nữa, các doanh nghiệp chưa liên kết chặt chẽ và chủ động trao đổi thông tin trong ngành cũng như thiếu sự quản lý và hỗ trợ pháp lý để tham gia hội chợ, phần lớn các doanh nghiệp tham gia riêng lẻ và độc lập Điều này phần nào
đã hạn chế việc tiếp cận các cơ hội kinh doanh, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng và phương thức kinh doanh của thị trường, do đó việc thâm nhập thị trường của mặt hàng cà phê Việt Nam vào thị trường tiềm năng này gặp khó khăn và giá trị xuất khẩu bị ảnh hưởng Một vấn đề nữa là các doanh nghiệp thiếu sự chuẩn bị và không tận dụng được lợi ích của hội chợ triển lãm trong quá trình tham gia và rất ít doanh nghiệp thành công trong việc giữ mối liên hệ với đối tác, khách hàng khi hội chợ triển lãm kết thúc Vì vậy, việc tham gia hội chợ triển lãm thường không đạt hiệu quả như mong muốn
Trang 392.1.8.2 Xây dựng thương hiệu
Việc xây dựng và phát triển thương hiệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của cà phê Việt Nam trên thị trường Trung Quốc với những sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả của các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cà phê trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhưng vẫn chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho hoạt động này Vì vậy, dù cà phê của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời gian qua với số lươn khá lớn nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của sản phẩm này
Trong hội thảo Coffee OutLook được tổ chức năm 2014, các chuyên gia cho rằng việc xây dựng thương hiệu cà phê tại nước ngoài là rất khó khăn,do chi phí cho việc phát triển thương hiệu là khá cao trong khi doanh nghiệp Việt Nam đa phần gặp hạn chế về nguồn vốn Một vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong quá trình xây dựng thương hiệu nữa là thiếu đội ngũ marketing chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ và sự thiếu am hiểu thị hiếu tiêu dùng của người nước ngoài Hơn nữa, hầu hết xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc dưới dạng cà phê thô và xuất khẩu gián tiếp; vì vậy, rất khó để người tiêu dùng nơi đây nhận biết được thương hiệu cà phê Việt Nam mà đa phần họ chỉ nhớ đến tên tuổi của nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm cuối cùng
2.1.9 N uồn cun cà phê xuất khẩu tại Việt Nam
2.1.9.1 Năng lực sản xuất
Trong giai đoạn 2010-2016, diện tích gieo trồng cà phê của Việt Nam không ngừng gia tăng, Sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trưởng trong nhiều năm qua và đang đứng thứ hai thế giới, nhưng giá trị sản phẩm chưa cao Không tăng diện tích trồng, tập trung phát triển chế biến, xây dựng thương hiệu và
nâng giá trị là hướng phát triển sắp tới của cà phê Việt
Ngành cà phê Việt Nam nhìn chung tăng trưởng đều trong giai đoạn 2010-
2015 Chỉ có năm 2015, diện tích trồng cà phê là 725 ngàn ha, tăng 2,7% so với năm 2013 Sản lượng mùa vụ 2014/15 gần 29300 ngàn bao (mỗi bao 60 kg), tương đương 1,7 triệu tấn, giảm nhẹ so với mùa vụ trước, chủ yếu là cà phê robusta Các
Trang 40tỉnh trồng nhiều cà phê là Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông đáp ứng được nhu cầu
cà phê thế giới và thị trường tiêu thụ tạiTrng Quốc Tính đến năm 2015, diện tích trồng cà phê của Việt Nam đã tăng 14,1% so với năm 2006 Nằm trong khu vực nhiệt đới Bắc bán cầu, Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với việc gieo trồng và canh tác cà phê Ngoài ra, điều kiện tự nhiên của từng vùng mang lại cho cà phê Việt Nam hương vị đặc trưng riêng biệt Theo đó, khu vực Tây Nguyên và miền Nam nóng, ẩm và đất bazan màu mỡ phù hợp với việc canh tác cà phê vối (Robusta), trong khi khí hậu lạnh và khô hanh vào mùa đông ở các tỉnh miền Bắc lại thích hợp cho việc trồng cà phê chè (Arabica) Cà phê Arabica tuy có hương vị tinh khiết hơn và có giá cao hơn cà phê Robusta, nhưng cà phê Arabica Việt Nam lại chưa thể tạo dựng thương hiệu trên thị trường cà phê thế giới do khó canh tác và dễ bị sâu bệnh, vì vậy vẫn được trồng khá hạn chế tại Việt Nam Trong khi đó, cà phê Robusta với đặc tính dễ trồng, có sức đề kháng sâu bệnh cao và hương vị đặc trưng vốn là thế mạnh của Việt Nam trong nhiều năm Hiện nay, gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được dùng để trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, và chỉ khoảng 1% còn lại trồng cà phê mít (Excelsa) (Tổng công ty Cà phê Việt Nam, 2015)
Tương tự, sản lượng cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2015 cũng có xu hướng tăng trưởng, ngoại trừ năm 2010 do ảnh hưởng của thời tiết, và sự sụt giảm này cũng là tình trạng chung của sản lượng cà phê thế giới trong năm 2007 Từ năm
2008, sản lượng cà phê của Việt Nam đã vượt 1 triệu tấn, với tỷ lệ gia tăng sản lượng hàng năm thấp nhấp là 0,16% và cao nhất đến 15,29% Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê nói chung, và đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê Robusta nói riêng
Mặc dù diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam trong giai đoạn 2010 –
2015 thể hiện một bức tranh lạc quan của ngành cà phê, nhưng quy mô sản xuất quá nhỏ lẻ, với trên 85% số hộ trồng cà phê có diện tích dưới 2 ha, làm hạn chế khả năng mở rộng sản xuất, giảm hiệu quả đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ đồng
bộ, dẫn đến chất lượng cà phê Việt Nam không đồng đều Ngoài ra, phát triển cà phê chưa theo quy hoạch, thiếu khả năng tiếp cận kiến thức kỹ thuật và thiếu hụt