1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ký của Nguyễn Tuân với vấn đề nhịp điệu

175 557 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 291,4 KB

Nội dung

Nguyễn Tuân là một trong chín nhà văn được chọn học trong chương trình phổ thông với tư cách là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại.Ông là một trong số không nhiều nhà vă

Trang 1

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn

thạc sỹ Ngôn ngữ học với đề tài: “Nhịp văn xuôi trong ký Nguyễn Tuân”.

Để thực hiện được luận văn, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi

đã được sự dạy bảo, động viên giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè đồngnghiệp và gia đình

Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến TS Hoàng CaoCương - người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện

đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, Ban chủnhiệm khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo trường đại học Sư phạm Thái Nguyên

đã tạo đều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và người thân, xin cảm ơnanh em bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi thực hiện thành côngluận văn này

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 08 năm 2010

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Nga

3

LỜI CẢM ƠN

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài 1

2.Lịch sử vấn đề 2

3.Mục đích nghiên cứu 3

3.1 Mục đích nghiên cứu 3

3.2 Đối tượng nghiên cứu 3

4.Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6.Đóng góp của luận văn 4

7.Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 5

1.1.Nguyễn Tuân và thể ký 5

1.2.Giới thiệu một số thuật ngữ có liên quan trực tiếp tới đề tài 10

1.2.1 Ký 10

1.2.2 Nhịp điệu 16

1.2.2.1 Nhịp điệu là gì? 16

1.2.2.2 Nhịp văn xuôi và nhịp trong văn xuôi Việt Nam 18

1.2.2.3 Nhịp điệu với nhạc tính và hình tượng trong văn xuôi 26

1.2.3 Một số phương thức chính thường gặp trong văn xuôi có nhịp 30

1.2.3.1 Lặp Ngữ âm 31

1.2.3.2 Lặp Từ vựng 32

1.2.3.3 Lặp Cú pháp 34

4

MỤC LỤC

Trang 3

1.2.3.4 Phép Đối 38

1.2.3.5 Cấu trúc Sóng đôi 39

1.2.3.6 Câu đơn Đặc biệt 40

1.2.3.7 Trường cú 42

Chương 2 NGUYỄN TUÂN TẠO NHỊP CHO KÝ 45

2.1 Nhận xét chung 45

2.2 Ví dụ minh họa 48

2.2.1 Lặp Ngữ âm 48

2.2.2 Lặp Từ vựng 49

2.2.3 Lặp Cú pháp 49

2.2.4 Phép đối 50

2.2.5 Cấu trúc sóng đôi 50

2.2.6 Câu đơn Đặc biệt 51

2.2.7 Trường cú 51

2.3 Nhận xét bước đầu về cách tạo nhịp của Nguyễn Tuân trong ký 52

2.4 Tiểu kết 57

Chương 3 TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA NHỊP ĐIỆU TRONG KÝ NGUYỄN TUÂN 58

3.1 Tăng cường tiết nhịp nhằm gây ấn tượng nhạc điệu 58

3.2 Tăng cường tiết nhịp nhằm liên kết chặt văn bản 63

3.3 Tăng cường tiết nhịp nhằm nhấn mạnh chủ đề 71

3.4 Tiểu kết 77

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 84

5

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Maiacốpxki từng nói Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu, là năng lượng chủ yếu

của câu thơ Tuy nhiên, nhịp điệu không là đặc quyền chỉ của thơ Trong vănxuôi cũng tồn tại nhịp điệu Nhịp trong văn xuôi không gò bó quá như trongthơ mà tương đối tự do Văn xuôi có nhịp điệu thường gặp, đặc biệt trong

"văn xuôi có chất thơ " (prose poetique) Chưa ai xác định được ranh giới

giữa văn xuôi có nhịp điệu và văn xuôi thông thường nên chỉ có thể hiểu nhịpđiệu là sự phân bố chỗ ngắt giọng, âm thanh bằng trắc, điểm dừng có vai tròthẩm mỹ, tuy rằng nó độc lập với các vần, luật thơ Việc nghiên cứu về nhịpđiệu của văn xuôi tuy khó khăn hơn, song lại là công việc rất nên được quantâm, bởi vì thực tiễn văn chương cho thấy nhiều áng văn xuôi khi đưa đượcnhịp điệu vào thì sức lan tỏa trở nên rộng lớn hơn, biểu cảm mạnh hơn.Những bài ký của Nguyễn Tuân, Thép Mới, Nguyễn Trung Thành, HoàngPhủ Ngọc Tường, v.v… Chính là những mẫu mực ngày nay cho cách dùngvăn chương có nhịp điệu

1.2 Nguyễn Tuân là một trong chín nhà văn được chọn học trong chương trình

phổ thông với tư cách là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại.Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho mình một phongcách sáng tạo nghệ thuật độc đáo và có nhiều cống hiến cho văn chương ViệtNam thế kỉ XX Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ với nhữngtrang viết độc đáo và tài hoa Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn.Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn họcnghệ thuật (đợt 1)

4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang 5

Văn nghiệp của Nguyễn Tuân trải qua hai giai đoạn trước và sau cáchmạng Với thể loại ký, Nguyễn Tuân đã tìm được cho mình một hướng điriêng, mà cho đến nay chưa ai vượt được Ông được tôn vinh là nhà tùy bút

số một Việt Nam Ông để lại được dấu ấn và tên tuổi của mình chính nhờ thểloại này

1.3 Nguyễn Tuân là nhà văn luôn có ý thức khám phá và cống hiến tài năng của

mình cho văn chương Ông đã từng thử sức ngòi bút của mình qua nhiều thểloại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết… nhưng tuỳ bút là thể loại mà ông thànhcông nhất Từ trước tới nay đã có nhiều công trình khảo sát, nghiên cứu vềsáng tác của Nguyễn Tuân ở nhiều góc độ khác nhau Song, để tìm hiểu vànghiên cứu chuyên sâu vào nhịp điệu văn xuôi trong ký Nguyễn Tuân, làm rõhơn phong cách Nguyễn Tuân thì chưa có công trình nào thực hiện một cách

hệ thống Bên cạnh đó, với tinh thần đổi mới phương pháp và quan điểm dạyhọc môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là chú ý tích hợp các phươngdiện nghệ thuật liên quan đến tác phẩm văn học, chúng tôi đã chọn nhịp điệutrong thể ký của Nguyễn Tuân để nghiên cứu

2 Lịch sử vấn đề

Nhịp và nhạc điệu trong tác phẩm văn chương trong thơ ca truyềnthống thường được bàn thông qua các nguyên tắc về niêm, luật trong thi ca.Nhịp và nhạc điệu trong văn xuôi ít được bàn luận hơn, do chỗ các sáng táctrong truyền thống đa phần là thi ca hoặc bị thi ca hóa (lối văn bát cổ) Đây làđặc trưng của thi pháp trung đại (Trần Đình Sử, Phan Ngọc)

Trong thời cận và hiện đại, khi văn xuôi thực sự có chỗ đứng trên vănđàn, nhịp và nhạc điệu tồn tại như một thực tế tự nhiên, nhưng vẫn chưa đượccác nhà lí luận quan tâm bởi các lí do sau đây:

- Ranh giới giữa thơ và văn, giữa văn vần và thơ trong thực tế chưa hẳn đã rõràng

Trang 6

- Khi bàn về thơ, người ta chú ý nhiều đến số lượng chữ trong dòng, cách gieovần, nhưng chưa chú ý thoả đáng đến cắt nhịp và vai trò của nhịp.

- Đặc trưng loại hình ngôn ngữ, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, ảnh hưởngnhiều đến tri nhận thi ca: hầu như mỗi tiếng, do đặc điểm ngữ nghĩa có tínhđộc lập tương đối, đều có thể được tách ra để tạo thành chân, thành nhịptương đương với hai đơn vị cơ bản của nhạc điệu phổ quát

- Tài liệu lí luận về nhịp trong văn xuôi chưa nhiều

3 Mục đích nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của công trình là tìm hiểu đặc trưng và hiệu quả của nhịpđiệu trong ký Nguyễn Tuân Qua đó, mong muốn bước đầu khắc họa đượcthần thái của ký Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông

Đề tài giúp cho việc hiểu tác phẩm ký của Nguyễn Tuân chân xác hơn

và giúp cho việc giảng dạy, học tập về Nguyễn Tuân ở các bậc học có kết quảtốt hơn

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của công trình này là nhịp điệu trong các tác phẩm ký sau

1945 của Nguyễn Tuân

4 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau:Giới thiệu được những nét cơ bản về Nguyễn Tuân và thể ký

Nêu được cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài, cụ thể là liên quan đếnnhịp điệu và các phương thức tạo nhịp văn xuôi

Khảo sát tư liệu để tìm ra các phương thức tạo nhịp văn xuôi của kýNguyễn Tuân

So sánh với vài tác giả ký nổi tiếng khác để thấy được nét riêng củanhịp văn xuôi trong ký Nguyễn Tuân

Chỉ ra được các tác dụng văn chương của nhịp trong ký Nguyễn Tuân

Trang 7

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn giới hạn trong khảo sát nhịp và tính nhạc trong 13 bài ký sau

1945 của Nguyễn Tuân, khoảng 200 trang tác phẩm Đương nhiên để khắchọa sâu đặc tính nhịp và nhạc điệu của ông, luận văn có tiến hành so sánh ôngvới các tác giả ký quen thuộc khác (sau 1945) như Thép Mới, Nguyễn TrungThành, Hoàng Phủ Ngọc Tường…

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp hệ thống, phân loại

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp phân tích diễn ngôn

- Phương pháp ứng dụng của thi pháp học

6 Đóng góp của luận văn

- Đề tài luận văn là sự tiếp nối những công trình khoa học nghiên cứu

về tác giả Nguyễn Tuân Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cốgắng tìm ra điểm mới khi đi sâu vào mảng nhịp văn xuôi của ký Nguyễn Tuân

- một lĩnh vực còn chưa được quan tâm một cách đầy đủ và hệ thống

- Đề tài Nhịp văn xuôi trong ký Nguyễn Tuân góp phần làm rõ hơn

phong cách và đặc điểm thể loại ký của Nguyễn Tuân nói chung và các bài kýcủa ông mà luận văn đã chọn nghiên cứu nói riêng

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Thư mục tham khảo, luậnvăn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Nguyễn Tuân tạo nhịp cho ký

Chương 3: Tìm hiểu vai trò của nhịp điệu trong ký Nguyễn Tuân

Trang 8

năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam

một lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị Năm 1945, Cáchmạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng vàkháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới Từ 1948đến 1958, ông giữ chức tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam Các tác phẩm

chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập bút ký Sông Đà (1960), một số

tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tuỳ bút về cảnh sắc và hương vịđất nước

Nguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị văn hóa cổ truyền củadân tộc Ông yêu tha thiết tiếng Việt, những kiệt tác văn chương của Nguyễn

Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà , những nhạc điệu hoặc ca từ củacác lối hát ca trù hoặc dân dã mà thiết tha, những nét đẹp rất riêng của Việt

Trang 9

Nam Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao Ông viết văn trướchết để

Trang 10

khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là

"chủ nghĩa xê dịch" Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp vớichế độ thuộc địa (hai lần bị tù) Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa.Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ,điêu khắc, sân khấu, điện ảnh Ông còn là một diễn viên kịch nói và là mộtdiễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam.Ông thường vận dụng con mắt củanhiều ngành nghệ thuật khác nhau để mài sắc khả năng quan sát, diễn tả củanghệ thuật văn chương Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sựnghề nghiệp của mình Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao độngnghiêm túc, thậm chí "khổ hạnh" và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơnnửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy

Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tácphẩm đầu tay Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: Thơ, bút ký, truyện ngắnhiện thực trào phúng Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở

trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua.

Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoayquanh ba đề tài: "chủ nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời", và "đờisống truỵ lạc" Nguyễn Tuân đã tìm đến lí thuyết "chủ nghĩa xê dịch" nàytrong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc Nhưng viết về "chủ nghĩa

xê dịch", Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đốivới cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòibút đầy trìu mến và tài hoa

Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp củaquá khứ còn "vang bóng một thời" Ông mô tả vẻ đẹp riêng của thời xa xưavới những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã.Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà Nho tài

Trang 11

hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng vẫn không chịu quy thuận về với xã

hội thực dân (như Huấn Cao - Chữ người tử tù) Nguyễn Tuân cũng hay viết

về đề tài đời sống truỵ lạc Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy cómột nhân vật "tôi" hoang mang bế tắc Trong tình trạng khủng hoảng tinhthần ấy, vẫn chợt lóe lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục những khát khao

về một thế giới tinh khiết, thanh cao (Chiếc lư đồng mắt cua).

Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục

vụ cuộc chiến đấu của dân tộc Nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục

vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính vàphong cách độc đáo của mình Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiềutrang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhândân lao động trong chiến đấu và sản xuất

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân quả là độc đáo và sâu sắc.Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách này có thể thâu tóm trong một chữ

"Ngông" Mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyênbác Và mọi sự vật được miêu tả dẫu chỉ là cái ăn, cái uống, vẫn được quansát một cách tinh tường từ phương diện văn hoá của nó Sau Cách mạng, ôngkhông đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai Văn Nguyễn Tuân, bao giờcũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại

Do cá tính và phong cách riêng, Nguyễn Tuân tìm đến thể tài tuỳ bútnhư một tất yếu Cả cuộc đời cầm bút, Nguyễn Tuân trung thành với lối chơi

ấy Tuỳ bút là sở trường của Nguyễn Tuân và tài năng ấy cũng được ông pháthuy cao độ thể văn này Chỉ có thể văn xuôi tự do phóng túng này mới giúpnhà văn mặc sức phô bày những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những tài hoa

và sự uyên bác của mình một cách tự nhiên thoải mái Tên tuổi của NguyễnTuân gắn liền với thể loại tuỳ bút Trên cơ sở thống kê sự nghiệp sáng tác củanhà văn chúng tôi thấy: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự tổng cộng khoảng

Trang 12

1153 trang, trong khi đó tuỳ bút chiếm khoảng 3118 trang Nguyễn Tuân dù

viết gì cũng hướng đến tuỳ bút, nói như Trương Chính thì: "Truyện ngắn, truyện dài, phóng sự của ông tất cả đều là những thiên tuỳ bút trá hình"

[25,tr.54]

Tuỳ bút Nguyễn Tuân mang đậm chất ký, nghĩa là ghi chép sự thật và

thông tin thời sự chính xác, "một thứ tuỳ bút pha du ký" [25,tr.120] Pôlêvôi

đã nói: "Một bài ký sự hay quả thật là một bài có đủ mọi đặc trưng của thể loại báo chí thuần tuý, nó hết sức cụ thể, có thể tái hiện được sự thật chân chính Những nhân vật tạo nên phải là những con người có thật trong cuộc sống hiện thực, những sự việc mô tả phải dính chặt với địa điểm đúng như người ta thường nói: Ký sự có địa chỉ chính xác của nó" [26,tr.426] Điều này

thật có lí khi thể loại ký ở nước ngoài còn được gọi là "văn học báo cáo", "vănhọc tư liệu - nghệ thuật" Từ việc bám sát người thật việc thật, những bài kýđều nhằm mục đích phục vụ kịp thời cho những nhu cầu hiểu biết thực tế củangười đọc Bởi vậy, có thể thấy một đặc điểm trong những bài ký của NguyễnTuân là thường xuyên liệt kê, thống kê, đếm và kể số lượng một cách chínhxác, để khẳng định tính xác thực của đối tượng phản ánh Nguyễn Tuân đưavào các bài ký của mình những địa danh, những sự vật, những con người "cóđịa chỉ", những số liệu chính xác, tỉ mỉ, những sự kiện có thật trong cuộc sống

Nguyễn Tuân viết ký như một tất yếu, song đó không chỉ là nhữngtrang ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe của một con người "đi đểviết", mà nó còn là nơi để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư… về con người vàcuộc sống Nói cách khác, bên cạnh việc phản ánh hiện thực, tác giả ký cònbộc lộ cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của mình một cách tự do Và ở ký NguyễnTuân, những suy nghĩ, cảm xúc chủ quan của tác giả là nguyên nhân khiến

cho tác phẩm đậm chất trữ tình Trong tuỳ bút Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi,

ngoài những báo cáo về các trận chiến đấu cụ thể của Hà Nội thắng Mỹ, là

Trang 13

những xúc cảm của nhà văn về thiên nhiên, cảnh trí, truyền thống của đất Hà Nội, về tâm hồn, tính cách của người Hà Nội.

Đọc những bài ký Nguyễn Tuân, gặp những câu văn giàu hình ảnh vàchất trữ tình như thế, ta thấy nhà văn đã tái hiện không chỉ là nhịp sống màcòn là nhịp điệu tâm hồn của chính tác giả Phải thừa nhận rằng, để viết đượcnhững câu văn như thế, Nguyễn Tuân phải là người có khiếu quan sát, trítưởng tượng và óc liên tưởng thẩm mỹ phong phú độc đáo Bởi nếu như chỉmiêu tả theo lối kể đơn thuần chắc chắn sẽ không thể tạo nên những lời vănvừa giàu chất thơ, lại vừa đa dạng về hình ảnh như thế

Mạch văn trong ký Nguyễn Tuân tuôn chảy theo dòng cảm xúc hết sứcthoải mái, chuyện này chồng chéo lên chuyện kia không theo một trình tự nào

và cũng không bị hạn chế bởi không gian, thời gian Khi thì lướt rất nhanh,chỉ điểm một vài nét chấm phá, khi thì dừng lại rất lâu ở một cảnh, một sựviệc rồi xoay dọc, xoay ngang, quan sát tỉ mỉ nhu muốn người đọc cũng ấntượng sâu về nó Có những lúc tác giả huy động hết tất cả mọi giác quan củamình để miêu tả kết hợp giữa mát nhìn, tai nghe, mũi ngửi, trí óc liên tưởng…

Và chính những đặc điểm này đã thực sự làm cho ký Nguyễn Tuân có đượcnhững nét riêng biệt mà người đọc không thể nhầm lẫn

Nhận xét về phong cách Nguyễn Tuân, Phan Cự Đệ đã đưa ra những

đánh giá xác đáng: "Những trang ký của Nguyễn Tuân chứng tỏ anh là một nhà văn từng trải, lịch lãm, một cây bút thích la cà, tọc mạch, một con người

tỉ mỉ, kĩ tính, đã nghiên cứu cái gì thì tìm hiểu đến từng chi tiết, con số"

[25,tr.115]

Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa, cùng vốn kiến thức uyên bác, sự

am hiểu sâu sắc nền văn hoá dân tộc cũng như văn hoá nhân loại và thái độlao động nghệ thuật nghiêm túc, là những yếu tố tạo nên thành công củaNguyễn Tuân ở thể loại ký Có thể nói, những trang ký của Nguyễn Tuân luôn

Trang 14

có sức cuốn hút mãnh liệt đối với người đọc bởi tính xác thực, tính thời sự vàchất trữ tình của nó Nguyễn Tuân đã làm cho thể loại văn xuôi này thăng hoa

và ngược lại, ký cũng làm nên một Nguyễn Tuân có vị trí không ai có thể thaythế được trong nền văn học Việt Nam thế kỉ XX

1.2 Giới thiệu một số thuật ngữ có liên quan trực tiếp tới đề tài

1.2.1 Ký

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về ký (reportage, essai) Có ngườicăn cứ vào phương thức biểu hiện và chất liệu kết cấu để chia ký thành baloại: ký tự sự, ký trữ tình và ký chính luận Lại có người căn cứ vào bút pháp

và đối tượng được phản ánh để chia ký thành hàng chục thể loại: bút ký, hồiký,du ký, phóng sự, tuỳ bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm

Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc

Phi đồng chủ biên) định nghĩa ký là: "Một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tuỳ bút, " [10, tr.162] Ranh giới của

việc phân chia các thể ký nêu trên chỉ có tính chất tương đối, các thể ký luônluôn chuyển hoá xâm nhập lẫn nhau Nói cách khác, không có ranh giới rạchròi giữa các thể ký mà chúng biến hoá tuỳ theo ý định sáng tác và đặc điểm,bút pháp của nhà văn Trong sáng tác, các nhà văn có thể không quan tâm đếnđặc trưng của từng thể loại mà chủ yếu là vận dụng các khả năng, phương tiệncủa văn học để nhằm thể hiện một cách tốt nhất mục đích của mình

Có người cho rằng đặc trưng của ký là tính chủ quan, chủ quan trongghi chép người thật, việc thật,được nhiều người sử dụng trong sáng tác vănhọc và làm báo(ký văn học và ký báo chí) Không nên xem những tác phẩm

ký là kết quả của sự xâm nhập báo chí vào văn học Trước khi có hoạt độngbáo chí, trong lịch sử văn học từ nghìn xưa đã có những tác phẩm ký, như Sử

ký của Tư Mã Thiên cách đây mấy nghìn năm vừa là tác phẩm sử học vừa có

Trang 15

thể coi là ký Tuy vậy, không thể không thừa nhận báo chí có nhiều tác độngđến văn học, tính chất chính luận thời sự và chiến đấu của báo chí cũng đãthâm nhập vào văn học nhất là đối với loại thể ký của nó Trong khuôn khổluận văn này, chúng tôi chỉ bàn về ký văn học Việc xác định một khái niệmđúng đắn về ký khó khăn một phần vì trong ký có nhiều loại khác nhau, vảlại, cũng vì cách gọi tên tác phẩm của mình của một số nhà văn Chẳng hạn,

Tây sương ký của Vương Thục Phủ thực chất là một vở kịch, Tây du ký của Ngô Thừa Ân là một tiểu thuyết, Nhật ký người điên của Lỗ Tấn là một truyện ngắn, Nhật ký ở rừng của Nam Cao là một truyện ngắn

Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đưa ra định nghĩa ký là

"Tên gọi chung cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học(báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại ) chủ yếu là văn xuôi tự sự, gồm các thể như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký

"[2,tr.176] Tuy nhiên, khi xem xét ký trong hệ thống trữ tình - tự sự - kịch tathấy: Hệ thống này hoàn toàn đúng cho văn chương thẩm mĩ mà không baogồm hết các loại, vốn không phải là văn chương thẩm mĩ nhưng vẫn có giá trịnghệ thuật cao Đó là văn chính luận Không thể xếp văn chính luận vào kýnhư quan niệm từ trước đến nay vì văn chính luận chủ yếu không phải nhằmthông tin sự thật mà thông tin lí lẽ Có thể sắp xếp bút ký chính luận vào vănchính luận Như vậy, ký sẽ không bao gồm tuỳ bút và bút ký chính luận.Nhưng khi xem xét ký trong hệ thống Thơ - tiểu thuyết - kịch - ký thì ký lạibuộc phải bao hàm các loại văn xuôi còn lại Và nếu chấp nhận hệ thống trữtình - tự sự - kịch thì ký hay tuỳ bút cần phải được xếp vào loại trữ tình Bởi

vì trong tuỳ bút có nhiều chi tiết trữ tình chủ quan, sự việc chỉ là cái cớ để tác

giả bộc lộ tâm trạng, là cái đinh để tác giả treo lên bức tranh tình cảm của

mình Như vậy, ký chỉ còn liên quan đến loại văn tự sự

Trang 16

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa ký là "thể văn tự

sự viết về người thật việc thật, có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất " [23,tr.664] Định nghĩa này cho phép ta hình dung rõ hơn

về thể ký bởi nó nêu lên đặc trưng của ký

Tính xác thực là đặc trưng quan trọng nhất của ký Xét về bản chất vàgốc gác, ký không nhằm thông tin thẩm mĩ mà là thông tin sự thật nhưngkhông vì thế mà ký thiếu tính nghệ thuật Sở dĩ ký có tính nghệ thuật bởi vìtrước hết ngay trong hiện thực cũng đã bao hàm cái thẩm mĩ đồng thời chínhnhiệt tình khao khát mong biết được sự thật cũng góp phần tạo nên nhữngquan hệ thẩm mĩ Do đặc điểm "viết về người thật việc thật" nên ký phải

"trung thành với hiện thực đến mức cao nhất" Tuy nhiên, đã là một tác phẩmnghệ thuật, không thể không nói đến hư cấu Tác giả ký không bao giờ chỉdừng lại ở chỗ trình bày sự thật, bởi vì những lí do sau: Một là, hiện thực chỉ

là xuất phát điểm, là cái cớ để thông qua đó nhà văn trình bày quan niệm thẩm

mĩ của mình Hai là, về bút pháp, văn học thường sử dụng những phương thứccủa văn học nói chung để tạo ra một giọng điệu phong phú, sinh động Ba là,trong thể ký văn học, cái Tôi bao giờ cũng là cái tôi thẩm mĩ, người nghệ sĩtái tạo hiện thực trên cơ sở những cảm xúc thẩm mĩ, trình bày những quanđiểm thẩm mĩ của mình qua tác phẩm Chính bởi vậy, bên cạnh những thủpháp nghệ thuật khác, thủ pháp hư cấu vẫn thường được nhà văn sử dụng Nóicách khác, nhà văn có thể sử dụng những hình thức không xác định để trìnhbày cái xác định Hư cấu nghệ thuật được sử dụng trong ký còn bởi một thựctế: tác giả không thể đồng thời chứng kiến tát cả các khía cạnh của sự việcđang xảy ra Muốn có được một bức tranh toàn cảnh của sự việc, nhà văn cóthể nghe từ nhiều nguồn khác nhau rồi thông qua đó sử dụng sự hồi tưởng haytrí tưởng tượng để tái tạo hiện thực Nhưng không phải người viết ký tưởngtượng và hư cấu thế nào cũng được Về nguyên tắc, những thành phần xác

Trang 17

định của người thật việc thật (tên tuổi, ngoại hình, địa chỉ, nguồn gốc…)người viết phải phấn đấu thể hiện xác thực đến mức tối đa Nhà văn có thểtưởng tượng hư cấu rộng rãi hơn với những thành phần không xác định (nhưnội tâm nhân vật, cảm xúc, thiên nhiên, nhân vật phụ…) cũng như việc sắpxếp, tổ chức hệ thống tác phẩm Tóm lại, trong tác phẩm ký văn học, nhà văn

có thể hư cấu nhưng nhìn chung có phần hạn chế và thường ở những thànhphần không xác định

Sáng tác văn học dạng thể ký thường thịnh hành ở các giai đoạn vănhọc sử ứng với thời kỳ xã hội có khủng hoảng của các quan hệ cũ, nảy sinhmột nếp sống mới, làm tăng cường chú ý đến sự miêu tả các thói tục Có thểthấy những ví dụ sinh động trong nền văn học thế giới biểu hiện rõ rệt điềunày: văn học Nga giữa thế kỷ 19 khi sự hỗn loạn xã hội với chế độ nông nôsụp đổ, quý tộc suy đồi, tầng lớp hạ lưu bị bần cùng hóa, ký trở thành mộttrong những thể loại chủ đạo của văn học; hoặc nước Anh đầu thế kỷ 18 khicác tạp chí châm biếm đăng những bài phác họa chân dung và cảnh sinh hoạt,

đã trở thành ngọn nguồn cho sự nở rộ thể ký

Trong văn học Việt Nam, ký là một thể loại nhạy bén, linh hoạt, luônbám sát dòng chảy hiện thực vốn có nhiều biến động của đất nước suốt mấychục năm chiến tranh Ngay trong văn xuôi trung đại, ký là một thể loại mangyếu tố trữ tình rõ nét hơn cả Đồng thời với việc ghi chép trung thực nhữngbiến cố lịch sử, tái hiện chân thực bức tranh đời sống, miêu tả sinh động cảnhsắc thiên nhiên, bao giờ các tác giả cũng ít nhiều bộc lộ quan điểm đánh giá,những suy ngẫm chủ quan và những rung động nảy sinh từ chính trái timmình Người đọc có thể thấy được tính chất, mức độ của yếu tố trữ tình xuất

hiện trong ký trung đại qua một số tác phẩm tiêu biểu: Thanh Hƣ động ký của Nguyễn Phi Khanh (1384), Thƣợng kinh ký sự của Lê Hữu Trác (1783),

Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ (khoảng cuối thế kỉ XVIII),… Sau

Trang 18

những tác phẩm ký bằng chữ Hán, vào những năm cuối thế kỉ XIX đã xuấthiện tác phẩm ký bằng chữ quốc ngữ mà trong đó yếu tố chủ quan của người

viết dần được bộc lộ đậm nét Tiêu biểu hơn cả là Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi 1876 của Trương Vĩnh Ký.

Trong khoảng hai thập niên đầu thế kỉ XX, khi nhiều tờ báo bằng chữquốc ngữ lần lượt ra đời như: Gia Định báo - 1865, Đại Việt công báo - 1905,Đông Dương tạp chí - 1913, Nam Phong tạp chí - 1917, An Nam tạp chí -1922, thể loại ký đã có điều kiện phát triển với phương tiện sáng tác và bút

pháp mới Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu như: Hương Sơn hành trình

ký (1914) của Nguyễn Văn Vĩnh, Mười ngày ở Huế (1918) và Một tháng ở Nam Kỳ (1919) của Phạm Quỳnh Tuy có bước thay đổi đáng kể về chữ viết

nhưng giọng biền ngẫu, bản ngã cá tính còn dè dặt, miêu tả cụ thể nhưng vẫnthiên về ngoại cảnh hơn là về tình cảm nội tâm Đây chính là bước khởi đầu

về thời kì chuyển tiếp từ ký trung đại sang ký hiện đại

Từ 1930 - 1945, các thể ký văn học đã được khẳng định với những tácphẩm phóng sự về nông thôn của Ngô Tất Tố, về đời sống của phu nghèothành thị mọi tệ nạn trộm cắp, cờ bạc…của Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, về

Hà Nội ba sáu phố phường của Thạch Lam và đặc biệt là qua phong cách

tuỳ bút tài hoa, độc đáo của Nguyễn Tuân Trong các thể của loại hình ký, cóthể nói gây nhiều chú ý hơn cả là những bài tuỳ bút Về thể loại này, hai nhàvăn Thạch Lam và Nguyễn Tuân được coi là hai "khai quốc công thần" với

vai trò tiên phong, chủ lực Và tác phẩm tuỳ bút đầu tiên có lẽ là bài Chơi thành Cổ Loa (1938) của Nguyễn Tuân Đây là một bài tuỳ bút rất ngắn.Trong

khuôn khổ 4 trang sách in (từ trang 131 đến trang 134 - Nguyễn Tuân toàn tập,

tập 1), tác giả miêu tả cảnh rêu phong hoang phế của thành Cổ Loa, bộc lộnhững hoài niệm về những tấn bi kịch trong truyền thuyết và ngậm ngùi, xót

Trang 19

xa trước sức tàn phá của thời gian Giọng điệu câu văn biến hoá rất linh hoạt:

"Đường

Trang 20

lối đã thuộc, dấu tích đã nhớ, ta chỉ còn đem cặp mắt thu cái tàn đô của Cổ Loa, rồi đứng trước nếp thành cổ, nhớ lại người xưa, đem con tim khối óc mà cảm khái cuộc đời đổi thay!".

Như vậy, đến năm 1945, thể ký đã cơ bản hoàn tất quá trình thai nghén

và sinh thành thể loại tuỳ bút Cùng với thơ mới, truyện ngắn, phóng sự, bút

ký, tiểu thuyết, tuỳ bút là thể loại đóng góp đáng kể để làm nên một thời đạivăn chương với nhiều thành tựu rực rỡ Tác giả Lê Dục Tú đã có nhận định:

"Phóng sự và tuỳ bút là hai tiểu loại ký tiêu biểu làm nên những thành tựu nổi bật của ký giai đoạn 1930 - 1945" [6, tr.408].

Từ 1945 - 1975, trong văn học Việt Nam, ký giữ một vai trò đặc biệtquan trọng Nhiều tác phẩm ký có giá trị lần lượt xuất hiện, góp phần tạo nên

bộ mặt đa dạng của đời sống văn học Trong hai cuộc kháng chiến chốngPháp và chống Mỹ, thể ký thực sự là mũi nhọn xông xáo khắp các chiếntrường khói lửa, các nẻo đường mưa tuôn nắng dội, len lỏi vào những ngóc

ngách tận cùng của đời sống: Ký sự - Trần Đăng, Ký sự Cao Lạng - Nguyễn

Huy Tưởng, Tuỳ bút kháng chiến - Nguyễn Tuân, Bất khuất - Nguyễn Đức

Thuận, Sống như anh - Trần Đình Vân, Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi, Những ngày nổi giận - Chế Lan Viên, Ký chống Mỹ - Nguyễn Tuân, Đường

lớn - Bùi Hiển, Rất nhiều ánh lửa - Hoàng Phủ Ngọc Tường… "Những tác

phẩm ấy đã phản ánh kịp thời, nhiều mặt của hiện thực đời sống bộn bề, phong phú, xứng đáng là "bộ đội tiền tiêu" của văn học nghệ thuật"

[10,tr.163]

Từ sau 1975, ngoài các nhà văn đã khẳng định tên tuổi ở giai đoạntrước vẫn còn đều đặn sáng tác (Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyên Ngọc…),những cây bút có tác phẩm ký tiêu biểu ở thời kì này là: Võ Văn Trực, BăngSơn, Nguyễn Ngọc Tư… Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, kýcàng có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngàycàng sâu và rộng của độc giả

Trang 21

Nói tóm lại, ký được hiểu là một thể loại văn học rộng lớn nằm giữa thểvăn xuôi hư cấu và thi ca Như vậy, ký là một thể loại văn học có hình thức làvăn xuôi tự sự, phản ánh chất liệu thực của đời sống và cho phép tác giả phátbiểu được cảm xúc trực tiếp của mình trước các sự kiện mà tác phẩm đangphản ánh.

1.2.2 Nhịp điệu

1.2.2.1 Nhịp điệu là gì?

Nhịp điệu (rhythm) là một thuật ngữ được sử dụng ở nhiều lĩnh vực

chứ không riêng trong văn học nghệ thuật Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê

chủ biên) định nghĩa nhịp điệu là "sự lặp lại một cách tuần hoàn các âm mạnh và nhẹ theo những trật tự, cách thức nhất định "[23,tr.892] Với ý nghĩa

đó, chúng ta có thể nhận ra nhịp điệu khi nghe tiếng đập của trái tim, tiếngtích tắc của kim đồng hồ quay, tiếng chân bước đều của đoàn quân duyệtbinh…và rất nhiều âm thanh, chuyển động hằng ngày khác có nhịp điệu

Theo nghĩa rộng nhất, nhịp điệu là hình thức phân bố trong thời giannhững chuyển động nào đó Như vậy, có thể nói về nhịp điệu của bất kì sựchuyển động, trong đó có âm thanh của bất kì thứ ngôn ngữ nào chúng tanghe được mà không cần hiểu nghĩa Nhịp điệu thể hiện tính chất đều đặn củachuyển động, sự cân đối của những độ dài về thời gian hay sự luân phiên dướidạng chuyển động âm thanh

Nhịp điệu được tạo bởi âm thanh và những khoảng lặng Những âmthanh và sự im lặng này hợp thành đơn vị âm thanh, lặp đi lặp lại phát sinhthành nhịp điệu Có người cho rằng, nhịp điệu là vấn đề của thời gian (matter

of timing), vì hiện tượng nhịp điệu xảy ra trong khoảng thời gian bằng nhau,

là sự lặp lại một "biến cố" một cách đều đặn Lại có người cho nhịp điệu làvấn đề của nhận thức (matter of cognitive) nên coi nhịp điệu là một chuỗinhững biến cố liên hệ với nhau trong những điều kiện nổi bật Nhà thơ Geard

Trang 22

Manley Hopkins cho rằng nhịp điệu là một loại biểu tượng tái diễn có định kìcủa âm thanh (recurrent figure of sound) Nói cách khác, nhịp điệu là sự lặplại của những âm thanh giống nhau Nhưng mỗi âm thanh không phải lúc nàocũng có những âm vực như nhau mà mạnh - nhẹ, dài - ngắn khác nhau nênnhững nhịp điệu cũng không hề giống nhau.

Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc

Phi đồng chủ biên) cho nhịp điệu là "Một phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính chu kì, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ tương đồng trong thời gian hay quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng thẩm mĩ " [10,tr.238].

Như vậy, trong văn học nghệ thuật, nhịp điệu là sự lặp lại có quy luậtnhững thành tố, đơn vị đồng nhất và tương tự nhau sau những khoảng đềunhau trong không gian hoặc trong thời gian Nhịp điệu nghệ thuật là sự thốngnhất và tác động qua lại giữa chuẩn mực và sai lệch, trật tự và không trật tựnhằm cảm thụ và tạo dựng hình thức, xây dựng nội dung hình tượng Nói

cách khác, nhịp điệu trong văn học "là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, môtíp,… nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật" [10,tr.238]

Đã là nhịp phải có sự luân phiên đều đặn các yếu tố cùng loại để vừaphân chia vừa tổng hợp hiệu quả thẩm mĩ Tác phẩm có bao nhiêu cấp độ thì

có bấy nhiêu cấp độ về tổ chức nhịp điệu Có hai tổ chức có cấu trúc nhịp điệu

là cấu trúc hình thức và cấu trúc chủ đề, hình tượng Trong thơ ca, nhịp điệu

do nhiều yếu tố góp phần cấu thành: trọng âm, vần, phép lặp, chuỗi âm tiết,hiệu ứng âm thanh, số lượng âm tiết… Chẳng hạn, sự lặp lại trong thơ là dòngthơ với độ dài của nó gồm số tiếng và vần như là những điểm ngắt Dòng thơlại có kiểu ngắt nhịp của luật thơ,có độ dài ngắn, cân đối hoặc không cân đối

Trang 23

khác nhau Còn trong văn xuôi, người ta chú ý đến các đơn vị nhấn, trọng âm,kết thúc câu, câu trùng điệp, phép lặp Về cấu trúc chủ đề, hình tượng thì nhịpđiệu thể hiện ở sự lặp lại các sự kiện, hình ảnh, các đơn vị nhấn mạnh, khônggian, thời gian… Câu văn dài ngắn, khúc khuỷu được lặp lại cũng tạo nênnhịp điệu cảm nhận đời sống Ở cấp độ tư tưởng, hình tượng, cốt truyện, trầnthuật, … đơn vị của sự lặp lại không phải bao giờ cũng dễ phát hiện Vì thế,nhiều khi độc giả không phát hiện được nhịp điệu của tác phẩm Trong vănxuôi tự sự, đó có thể là sự luân phiên giữa mạch kể chuyện và mạch tả, sự lặplại các môtíp như ngày - đêm, bốn mùa, chia tay - gặp gỡ, buồn - vui…

Nhịp điệu liên quan chặt chẽ với tình cảm Từ thời xa xưa, Arixtốt đãgiải thích rằng nếu sự vận động mà chúng ta cảm thấy bằng tình cảm rơi vàomột trật tự nhất định nào đấy thì cái đó là nhịp điệu (Nghệ thuật thơ ca) Còntheo Hêghen, nhịp là một cách quy định cố định và sự lặp lại một dạng thứckhông đổi Nhịp diễn tả bước đi tạo hình của thế giới, bước vận động của nộitâm, để con người tự nhìn thấy mình Qua nhịp điệu và sự vang ngân, conngười cảm giác được mình, thấy được dòng tình cảm của mình Nói nhịp điệuchính là sự vận động của tâm hồn là vì lẽ đó

1.2.2.2 Nhịp văn xuôi và nhịp trong văn xuôi Việt Nam

Trong tiềm thức của không ít người, thơ luôn thuộc về loại hình ngônngữ có tiết tấu, nhịp điệu Tư duy thơ khác tư duy văn xuôi Văn xuôi không

có tiết tấu, nhịp điệu Tiết tấu, nhịp điệu trong văn xuôi nếu có thường là sựgián đoạn còn trong thơ, nhịp điệu vận động khá đều đặn theo một chu kì, quyluật nào đó Những người nhất quyết theo quan điểm này giải thích rằng vănxuôi khó thuộc hơn thơ bởi chúng không có tính nhạc, không có vần nhịpuyển chuyển! Tuy nhiên, độ dài ngắn của phát ngôn không bao giờ trở thànhtiêu chí phân biệt lời thơ và lời văn Nhiều câu văn ngắn, nếu cố tình vẫn cóthể đọc thuộc lòng, nhưng không thể xếp đồng hạng với lời thơ Tính thơ

Trang 24

thuộc về tính nhạc của ngôn từ nghệ thuật Song ngay cả ngôn ngữ sử dụngtrong đời thường cũng có thể có tính thơ, tính nhạc nếu được người nói bắtvần và chú trọng đến tiết tấu, nhịp điệu Vậy là hiển nhiên văn xuôi cũng sẽnhịp điệu riêng của nó nếu nhà văn chủ ý chau truốt câu chữ cho nhịp nhàng,cân đối Cũng cần lưu ý rằng, những câu văn xuôi có nhịp điệu dù có gần vớithơ đến đâu chúng vẫn không phải là thơ, chúng là văn xuôi có chất thơ, cótính nhạc Chất thơ và nhạc chính là chiếc cầu nối mềm mại đưa văn xuôithấm vào hồn người êm ái và dịu dàng hơn bao giờ hết.

Nhịp điệu văn xuôi được thể hiện trước hết ở nhịp ngắt giữa các câuvăn và nhịp ngắt giữa các bộ phận của câu văn Bởi vậy, khi trực tiếp làm việctrên văn bản, người đọc rất chú ý đến các dấu câu và tác dụng của nó

"Dấu câu là ký hiệu dùng trong văn viết Dấu câu là phương tiện dùng

để phân biệt các ý nghĩa, các đơn vị ngữ pháp trong một câu văn Chúng được dùng để chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần câu, giữa các thành phần trong câu, giữa các thành tố trong cụm từ, trong các liên hợp cụm từ Nhờ có dấu ngắt câu mà ta đọc đúng, hiểu đúng bài văn viết dễ dàng hơn, đặc biệt là khi đọc diễn cảm bài văn, bài thơ " [22,tr73].

Dấu chấm " " là dấu ngắt câu đặt ở cuối câu trần thuật So với dấu phẩy

và dấu chấm phẩy, dấu chấm là chỗ có quãng ngắt tương đối dài hơn Ví dụ:

"Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình"

(Nguyễn Tuân)Dấu chấm hỏi "?" thường dùng ở cuối câu hỏi (Câu nghi vấn) Khi đọc,phải ngắt câu ở dấu hỏi với ngữ điệu hỏi thường là lên giọng ở cuối câu Ví dụ:

"Tiếng Việt Nam có đứng riêng hẳn như thế không? Thơ Việt Nam có thể bỏ vần mà vẫn Việt Nam hay không?"

(Hoài Thanh)

Trang 25

Dấu chấm lửng, còn gọi là dấu ba chấm "…", được dùng để biểu thị sựngắt quãng tạo ý châm biếm, mỉa mai, hoặc để chỉ ra rằng người nói chưa nóihết, hay chỉ ra rằng lời dẫn trực tiếp có bị lược bớt một số câu Ví dụ:

"Giơ tay hàng tuốt quân ta Té ra công sự chỉ là công …toi "

(Tú Mỡ)Cũng có khi dấu này dùng để ghi lại khoảng kéo dài của âm thanh

Ví dụ:

"ù…ù…ù…Tầm một lượt "

(Võ Huy Tâm) Nói chung, dấu chấm lửng có sự ngắt đoạn dài hơn so với dấu chấm.Dấu chấm phẩy ";" thường dùng trong câu phức hoặc câu đơn mở rộng,

để phân chia các thành phần tương đẳng, có tính độc lập tương đối Đoạnngừng do dấu chấm phẩy ký hiệu thường dài hơn so với dấu phẩy nhưng ngắnhơn so với dấu chấm Ví dụ:

"Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần…".

(Nguyễn Trung Thành)Dấu chấm than "!" đặt ở cuối câu cảm thán hoặc cuối câu cầu khiến,còn được gọi là dấu cảm, dấu than Đoạn ngừng của dấu này được xác định bởi mức độ cảm xúc do câu gây ra

Trang 26

Dấu hai chấm ":" dùng trong các câu phức không liên từ hoặc câu đơn,

để chỉ ra phần đứng sau nó là phần thuyết minh, giải thích, hoặc là nguyênnhân của phần đứng trước.Ví dụ:

"Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do ".

(Hồ Chí Minh)Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu hai chấm, và cần có ngữ điệu thích hợpđối với điều thuyết minh

Dấu phẩy là loại dấu câu có tần số xuất hiện trong văn xuôi nghệ thuậtrất cao Nó được dùng để tách các từ, cụm từ, tách các vế của câu ghép, táchcác thành phần biệt lập của câu Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu phẩy Nhìnchung, quãng ngắt ở dấu phẩy tương đối ngắn so với dấu chấm và các dấu câukhác Dấu phẩy có nhiều tác dụng Trước hết là dùng để phân các thành phầntương đẳng có trong một câu Ngoài ra nó còn dùng để phân các bộ phận nòngcốt và không nòng cốt; các vế trong câu ghép, phần chú thích và phần chínhvăn

Ví dụ:

"Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi"

(Hồ Chí Minh)Đôi khi dấu này được dùng để thay thế cho động từ "là " trong câu.Ví dụ:

"Tre hi sinh để bảo vệ con người Tre, anh hùng lao động Tre, anh hùng chiến đấu."

(Thép Mới)Nhưng đối với nhịp điệu, thì dấu phẩy đặc biệt quan trọng Nhiều khi

nó xuất hiện không vì phân cắt cấu trúc câu mà là vì lí do biểu cảm Ví dụ:

"Vẫn có Bác, ung dung, trông xuống, dịu dàng."

Trang 27

(Tố Hữu)

Trang 28

Dấu ngoặc đơn là dấu câu kép gồm hai sọc thẳng, nghiêng hoặc cong "|

…|, /…/, (…) "dùng để tách từ, các bộ phận của câu hoặc các câu có các nhậnxét bổ sung minh hoạ, làm sáng rõ phần cơ bản của câu, hoặc dùng để chỉnguồn gốc của lời trích dẫn Ví dụ:

"Nhân kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (ngày 3 tháng 7 năm 1888), trong lòng chúng ta, chúng ta hãy đốt một nén hương để tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc!"

(Phạm Văn Đồng)

" Tiếng trống của phìa (lí trưởng) thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ ".

(TôHoài) Đối với việc thể hiện dấu này, thông thường nhất là bằng sự hạ

Sự ngắt nhịp tác phẩm văn xuôi nghệ thuật do các dấu câu và nghĩa củacâu cùng với các phương thức tạo nhịp đã tạo nên nhịp điệu văn xuôi Nói

Trang 29

cách khác, văn xuôi nghệ thuật giàu nhịp điệu, nhạc điệu là bởi nhịp ngắt vàcác biện pháp tu từ ngữ pháp, tu từ ngữ âm tạo nên.

Trang 30

Trong văn chương Việt Nam, vấn đề nhịp của văn xuôi bắt đầu đượcchú ý khi nghiên cứu hình thức của các bài phú, cáo, hịch, văn tế thời kì trungđại Chúng đều được viết theo lối biền ngẫu.

Loại văn chương cổ xưa này (có cội nguồn từ Trung Quốc) lấy phươngthức đối làm nguyên tắc cơ bản, cốt tạo nên được những câu văn nhịp nhàngcân đối Năm đặc điểm sau đây tạo nên đặc trưng của lối văn biền ngẫu Đó là:1/ ngôn ngữ đối ngẫu, các câu văn cấu trúc sóng đôi đối nhau từng cặp; 2/ kiểucâu chỉnh tề: câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, câu 6 chữ đối với câu 6 chữ, hoặccâu 4/4 và câu 6/6 đối nhau; 3/ vần điệu hài hoà; 4/ nghiêng về lối dùng điểncố; thể hiện ước lệ, tượng trưng; và 5/ từ ngữ bóng bảy, khoa trương Trong cácđặc điểm này, đặc điểm 2/ là quan trọng nhất Chính đặc trưng nhịp nhàng dođối đưa lại đã giúp cho những câu văn xuôi theo lối biền ngẫu dễ nhập vàongười đọc Chẳng hạn những đoạn văn sau đã trở nên rất quen thuộc với chúngta:

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương Ði thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?"

(Trần Quốc Tuấn - Hịch tướng sĩ.Bản dịch của Dương Quảng Hàm)

"Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.

Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ."

Trang 31

(Nguyễn Đình Chiểu - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Trang 32

Trong văn học Việt Nam hiện đại, các tác giả tạo âm điệu nhịp nhàngchú trọng đến cân đối ở một khía cạnh khác, rộng hơn, tế nhị hơn tức là nhịpvăn Có thể nói đây là cả một sự sáng tạo trong nhịp điệu câu văn Văn xuôigiàu nhạc điệu phải kể đến văn chính luận của Hồ Chí Minh Những câu văn

trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 như những điệp khúc tiếp nối nhau

tăng thêm âm hưởng hùng biện cho bản tuyên ngôn:

"Sự thật là mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa Khi Nhật hàng đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp".

Ở đoạn văn trên, Bác đã khéo léo khẳng định luận điểm mang ý nghĩapháp lí bằng cách láy đi láy lại từ "sự thật", bởi sức mạnh của chính nghĩađồng thời bao giờ cũng là sức mạnh của sự thật Và cuối cùng là một khẳng

định chắc chắn như một sự thật không thể thay đổi: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập".

Có lúc nhịp điệu văn chính luận của Người là do những từ, những vếđối nhau tạo nên

Ví dụ:

"Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không

có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước".

(Hồ Chí Minh)

Trang 33

Nhịp trong văn xuôi nghệ thuật có thể là nhịp nhanh, gấp gáp hay nhịpchậm, dàn trải tương ứng với nhịp ngắt dài hay ngắn của câu văn Trong tácphẩm thơ thường rất dễ xem xét sự thống nhất của nhịp thơ, còn trong tácphẩm văn xuôi nghệ thuật, khó xác định nhịp hơn và nhịp cũng linh hoạt hơnbởi sự phối hợp giữa các độ dài câu của tác phẩm.

Chẳng hạn, ở ví dụ sau người đọc có thể cảm nhận được nhịp điệu chảytrôi chậm rãi, mềm mại, nhẹ nhàng qua những câu văn về dòng Hương giang

êm đềm của xứ Huế:

"Rời khỏi kinh thành/, sông Hương chếch về hướng chính bắc/, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói/, đang xa dần thành phố

để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc/ và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ//."

(Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ai đã đặt tên cho dòng sông?)

Câu văn trên là một câu văn dài với tổng số 50 âm tiết nhưng chỉ có 4nhịp ngắn (ngắt giữa câu) và 1 nhịp dài (kết thúc câu) Như vậy, trung bìnhkhoảng cách giữa hai điểm ngắt nghỉ là 10 âm tiết Với 10 âm tiết trong mộtnhịp ngắt ấy, câu văn như dài ra, dàn trải mênh mang tưởng như chưa kết thúc

Song cũng có những câu văn nhịp của nó rất ngắn Ví dụ:

"Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng/, dài hàng cây số nước xô đá/,

đá xô sóng/, sóng xô gió/, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy//".

(Nguyễn Tuân - Người lái đò sông Đà)

Câu văn trên gồm 47 âm tiết, cũng là một câu văn tương đối dài nhưngngười đọc không thấy nhịp điệu chậm rãi, dàn trải mênh mang mà là nhịpđiệu mạnh mẽ, khoẻ khoắn Cũng gồm 4 nhịp ngắt ngắn và 1 nhịp ngắt dàinhư câu văn trước nhưng khoảng cách giữa các dấu câu lại ngắn hơn Nhất làđoạn "dài hàng cây số nước xô đá/, đá xô sóng/, sóng xô gió/, " có nhịp ngắt

Trang 34

các âm tiết là 7/3/3 Nhịp lẻ kết hợp cùng các động từ mạnh đã khiến cho câuvăn tái hiện được trước mắt người đọc hình ảnh một con sông Đà hung bạovới nước xiết, sóng dồn, đá cứng Nhịp điệu câu văn như là nhịp điệu củadòng nước cuồn cuộn cuốn phăng cả đá tảng mùa mưa lũ.

Cũng có khi, nhịp trong văn xuôi là sự kết hợp linh hoạt giữa nhữngcâu ngắn với câu dài, giữa nhịp chẵn và nhịp lẻ, sự đan xen giữa các biệnpháp tu từ ngữ pháp với biện pháp tu từ ngữ âm Nói nhịp văn xuôi phongphú, linh động hơn nhịp thơ là vì lẽ đó

1.2.2.3 Nhịp điệu với nhạc tính và hình tượng trong văn xuôi

Khi nói đến nhạc điệu trong tác phẩm văn học là người ta nói đến tính

nhạc, sự có mặt của yếu tố âm nhạc trong văn chương Âm nhạc là "nghệ thuật dùng những hình thức âm thanh nhất định diễn đạt tư tưởng và tình cảm

"[23,tr.21] Chính vì khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng như thế mà khi âmnhạc đi vào văn chương, kết hợp với ngôn từ nghệ thuật đã tạo thành nhạcđiệu riêng cho tác phẩm văn học Như ta đã biết, âm thanh trong văn học là sựkết hợp hài hoà các âm, ngữ điệu, vần, nhịp, độ ngân vang của các từ trong câuthơ, câu văn dựa trên cơ sở ngữ âm Trong quá trình sáng tạo văn học, nhiềunhà văn nhà thơ đã coi âm thanh như là cội nguồn của cảm hứng sáng tạo Âmthanh vừa là gợi ý, vừa là thế giới sáng tạo Tìm ra cách biểu lộ âm thanh hàihòa cũng có nghĩa là tìm ra được nhịp điệu của câu thơ, câu văn, tìm ra đượcgiọng điệu chính của hình tượng Sự hài hoà của âm thanh là tiêu chuẩn củacái đẹp trong văn chương, làm thơ văn trở nên có nhịp, lôi cuốn, dễ ngâmngợi…

Thơ có nhạc điệu của thơ và văn xuôi cũng có nhạc điệu riêng của vănxuôi, nhất là văn xuôi nghệ thuật Trong việc truyền đạt các trạng thái cảmxúc, nếu như nội dung của lời nói tác động nhiều đến ý thức thì thanh điệu, độmạnh nhẹ, cao thấp của âm thanh, tiết tấu, nhịp điệu lại tác động nhiều vào

Trang 35

lĩnh vực cảm xúc Âm thanh và nhịp điệu làm tăng thêm hàm nghĩa cho từngữ, gợi ra nhiều điều từ ngữ không thể nói hết.

Trang 36

Hai yếu tố chính của âm nhạc là giai điệu và nhịp điệu Tính nhạc trongvăn xuôi có yếu tố của nhịp rõ rệt, bởi chính nhịp ngắt, nhịp điệu đã tạo nhịpcho nhạc điệu văn xuôi Nhạc điệu của văn xuôi là một dãy âm thanh ngônngữ đẹp, đầy cảm xúc, du dương, hài hoà, ngân vang, thể hiện qua ba mặt sau:

sự trầm bổng, sự cân đối và sự trùng điệp Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lậpnhưng đa thanh điệu nên mỗi tiếng có thể coi như một nốt nhạc có cung bậcriêng Sáu thanh (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng, không) đã cố định cao độ củamỗi tiếng trong câu thành những cung bậc nhất định như nốt nhạc vậy Trong

âm nhạc, khoảng cách giữa hai nốt nhạc có cung bậc khác nhau gọi là

"quãng" Quãng là yếu tố có khả năng biểu biểu hiện của âm nhạc Quãngrộng biểu hiện sự tươi khoẻ, quãng hẹp biểu hiện sự đơn điệu, buồn Còn nhạcđiệu trong văn xuôi, các quãng được tách bởi các nhóm từ được giới hạn bằngnhịp Quãng rộng giữa hai nhịp ngắt thường biểu hiện sự dàn trải, rộng mở,uyển chuyển, nhịp nhàng Quãng hẹp giữa hai nhịp ngắt thường biểu hiện sựdứt khoát, mạnh mẽ, hoặc sự bất ngờ, đột ngột

Bên cạnh vai trò tạo nhịp cho nhạc điệu, nhịp trong văn xuôi còn thamgia khắc hoạ hình tượng (image) cho tác phẩm

"Hình tượng trong văn học là dạng hình tượng nghệ thuật, thể hiện bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật; cũng gọi là hình tượng ngôn từ "[2,tr.149].

Trong nghiên cứu văn học, hình tượng được hiểu theo ba cách sau đây: 1/hình tượng như là một chi tiết có màu sắc, hình ảnh, một ẩn dụ hoặc một hìnhthức chuyển nghĩa khác gắn với nghĩa bóng; 2/ hình tượng như là nhân vậtvăn học; và 3/ hình tượng như là một kiểu đặc biệt của nhận thức và phản ánhthế giới khách quan Vậy, khẳng định nhịp trong văn xuôi có vai trò khắc hoạhình tượng nghĩa là thế nào? Với ý nghĩa của nhịp là "sự nối tiếp và lặp lại "thì bản thân hình tượng đã được nhấn mạnh bằng cách lặp đi lặp lại những chitiết miêu tả hình tượng Thêm nữa, việc ngắt nhịp tác phẩm văn học cũng gópphần khắc họa hình tượng mà nhiều khi, ngôn từ chưa nói hết được

Trang 37

Chẳng hạn trong Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã

dùng nhịp điệu câu văn khắc hoạ hình tượng con sông Đà rất độc đáo

Để nói lên cái hùng vĩ của sông Đà, Nguyễn Tuân đã viết: "Hãy nghe đây cái âm thanh chào mời đò đưa và cũng rất nhiều hình tượng như cách nói, cách hò tên non sông đất nước của nhân dân lao động Việt Nam gọi những cái thác, những cái ga nước trên sông Đà từ Vạn Yên về xuôi: Thác Ẻn

- Thác Giàng - Bãi Chuối - Mó sách - Bãi Lồi - Bãi Lành - Mó Tôm - Mó Nàng

Nánh Kẹp Quai chuông Tà Phù Bãi Nai Ba Hòn Gươm Phố Khủa Ghềnh Đồng - Suối Bạc - O gà - Bãi Nhạp - Cánh Cuốn - Mèo Quen - Hang Miếng - Quần Cốc - Suối Trông - Bãi Ban - Diềm - Thác Rút - Thác Mạ

Bãi Thằng Rồ Mó Tuần Suối Hoa Hót Gió Thác Bờ…" Câu văn dài

cùng với việc liệt kê tên những cái thác và điểm ngắt nhịp rõ ràng bằng cácdấu gạch nối đã khắc họa một sông Đà hùng vĩ với hàng chục thác ghềnh,tưởng như vẫn còn nối tiếp nhiều nhiều cái ga nước như thế nữa

Hay để khắc họa hình tượng Đà giang - một con sông độc dữ, hungbạo, ông viết:

"Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá

xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy"

Câu văn dài, có chỗ ngắt nhịp lẻ, ngắn, kết hợp với điệp từ "đá",

"nước", "sóng" xô quyện vào nhau, với từ láy nhân hóa gió "gùn ghè" đã khơidậy cảm giác mạnh và bất ngờ, thú vị nơi người đọc Hoặc đoạn tả cái hútnước quãng Tà Mường lại còn ghê gớm hơn với những câu chuyện thuyền lật,

bè chìm như vượt qua giếng bê tông sặc nước ặc ặc, lại như cái giếng dầu sôiùng ục Cái hung bạo của sông Đà còn được khắc hoạ bằng âm thanh - âmthanh của những thác nước:

Trang 38

"Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì/, rồi lại như là van xin/, rồi lại như là khiêu khích/, giọng gằn mà chế nhạo// Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa/, đang phá tuông rừng lửa/, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng// Tới cái thác rồi.//"

Ba câu văn trên có sự đan cài giữa nhịp ngắn và nhịp dài Có thể đánhdấu sự ngắt nhịp của đoạn văn đó như sau: "9/6/6/5//.18/5/5/12//.4// " Nhịpngắt linh hoạt ở hai câu đầu cùng với từ miêu tả âm thanh mạnh dần, sự cộnghưởng âm thanh của phép Lặp Ngữ âm (rống, mộng, lồng,), phép Lặp Từvựng (rồi lại như là, rừng, rừng lửa, trâu) đã khắc hoạ được cái khí thế bừngbừng của thiên nhiên đang ở đỉnh điểm phấn khích man dại, với âm thanhcuồng loạn của con thác giận dữ va đập ầm ầm vào đá Nhưng đến câu thứ ba,một nhịp ngắn gọn tạo bởi bốn âm tiết đã diễn tả được cảm giác phanh sữnglại vì đang nghe âm thanh dội lại và đột ngột thấy thác dữ hiện ra

Hình tượng sông Đà cũng được khắc hoạ là một con sông trữ tình thơ

mộng: "Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình/, đầu tóc

chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai /

và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân// "

Câu văn trên gồm 40 âm tiết và được ngắt nhịp như sau: 13/19/10//.Thực là một câu văn dài, nhịp dài,mềm mại, đầy hình ảnh và cảm xúc như mộtcâu thơ đẹp Lúc này sông Đà giống như một tình nhân dịu dàng, duyên dáng

Sự lặp đi lặp lại của nhịp điệu văn xuôi không chỉ khắc họa nên hìnhtượng nhân vật mà còn khắc hoạ được hình tượng tác giả (image author).Trong văn xuôi nghệ thuật, hình tượng tác giả thường ẩn đi sau lớp màn ngôn

từ Song cũng có trường hợp hình tượng nhân vật và hình tượng tác giả cùng

Trang 39

sánh đôi, nhất là trong các tác phẩm ký Trong trường hợp ấy, người đọc cóthể đồng thời tiếp cận với cả hai loại hình tượng này.

Trang 40

1.2.3 Một số phương thức chính thường gặp trong văn xuôi có nhịp

Khi được đề nghị so sánh việc xác định nhịp của một bài thơ với nhịptrong một đoạn văn xuôi, chắc chắn nhiều người sẽ cho là việc xác định nhịptrong câu thơ là dễ dàng hơn và dễ tìm được tiếng nói đồng thuận hơn so vớitrong một câu văn xuôi Sở dĩ có kết quả như vậy là vì nhịp thơ có thể xácđịnh được dễ dàng qua thể thơ, hệ thống vần, vị trí gieo vần và những âmhưởng khác vang lên trong đó Còn căn cứ xác định nhịp văn xuôi thì quánghèo nàn, cùng lắm là chỉ bám được vào mỗi hệ dấu câu chuyên dụng quendùng của tác giả Nhưng nếu có một quan niệm cởi mở hơn về nhịp thì vấn đề

sẽ khác hoàn toàn Nhịp không chỉ được thể hiện ở cái vẻ nhìn thấy được màcòn cả qua cách trình bày bằng âm thanh hình ảnh, chi tiết, tư tưởng, tìnhcảm , tức là tất cả những gì mà ta có thể cảm, nhận ra được từ cái văn bảntĩnh lặng đó Khi đó ta đang lần ngược trở lại quá trình sáng tạo âm thầm củatác giả và cùng đồng cảm với tác giả: tác giả đã dụng công, đã trau chuốtngôn từ đặng tạo nên những lặp lại hài hòa về âm, chữ , nghĩa, hình tượng Và

đó chính là công việc bắt đầu của thẩm nhận văn chương hiện đại: chúng tatìm hiểu các phương thức tạo nhịp trong một tác phẩm văn chương

Ngay từ thời Aristôt, bộ môn tu từ - hùng biện đã cho rằng tạo nhịpđiệu là một biện pháp tu từ ngữ âm mạnh, được sử dụng chủ yếu trong vănchính luận Nhờ nhịp văn hùng tráng hay tha thiết mà diễn giả lôi cuốn đượctình cảm và thái độ của cử tọa Trong văn xuôi hiện đại, đặc biệt là các tácphẩm ký, yếu tố nhịp nhàng của lời văn càng được tận dụng một cách có ýthức Trong ngữ pháp văn bản và phong cách học, các phương thức tạo nhịp

này đội một mũ chung là"liên kết văn bản qua phương thức lặp " Sau đây là

danh sách các phương thức lặp tạo ra hiệu quả nhịp điệu hiển nhiên và haydùng nhất mà ta bắt gặp trên các tài liệu lí thuyết bàn về chủ đề này

Ngày đăng: 14/07/2016, 08:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoài Anh (1997), "Nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa ", In trong Nguyễn Tuân người đi tìm cái đẹp. Hoàng Xuân tuyển soạn, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa
Tác giả: Hoài Anh
Nhà XB: NxbVăn học
Năm: 1997
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
3. Diệp Quang Ban (2009), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản và liên kết trong tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2009
4. Hoàng Cao Cương (1984), "Về khái niệm ngôn điệu ", Tạp chí Ngôn ngữ số 2/1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về khái niệm ngôn điệu
Tác giả: Hoàng Cao Cương
Năm: 1984
5. Hoàng Cao Cương (2007), "Cơ sở nối kết lời tiếng Việt ", Tạp chí Ngôn ngữ số 8/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở nối kết lời tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Cao Cương
Năm: 2007
6. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỉ XX
Tác giả: Phan Cự Đệ (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2004
7. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức(1983), Nhà văn Việt Nam 1945-1975, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam 1945-1975
Tác giả: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức
Nhà XB: NxbĐại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1983
8. Hà Văn Đức (1991), "Nguyễn Tuân - một bậc thầy về ngôn ngữ ", Tạp chí Khoa học, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân - một bậc thầy về ngôn ngữ
Tác giả: Hà Văn Đức
Năm: 1991
9. Hà Văn Đức (1992), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Luận án Phó tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
Tác giả: Hà Văn Đức
Năm: 1992
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)(2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từđiển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
11. Hoàng Ngọc Hiến (2000), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
12. Nguyễn Hoà (2008), Phân tích diễn ngôn một số vấn đề lí luận và phương pháp, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích diễn ngôn một số vấn đề lí luận vàphương pháp
Tác giả: Nguyễn Hoà
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
13. M.B.Khrapchenkô (1987), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự pháttriển của văn học
Tác giả: M.B.Khrapchenkô
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1987
14. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hoà (2009), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
15. Đặng Lưu (2001), "Phép lạ hoá trong lời văn Nguyễn Tuân ", Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phép lạ hoá trong lời văn Nguyễn Tuân
Tác giả: Đặng Lưu
Năm: 2001
16. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Nhà văn Việt Nam hiện đại- chân dung và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam hiện đại- chân dung và phong cách
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
17. Tôn Thảo Miên (2001), "Nguyễn Tuân- Dấu ấn của cá tính sáng tạo ", Tạp chí Văn học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân- Dấu ấn của cá tính sáng tạo
Tác giả: Tôn Thảo Miên
Năm: 2001
18. Nguyễn Thị Thanh Minh (2005), Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Minh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2005
19. Phương Ngân (2000), Nguyễn Tuân- Cây tuỳ bút tài hoa và độc đáo, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân- Cây tuỳ bút tài hoa và độc đáo
Tác giả: Phương Ngân
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 2000
20. Vương Trí Nhàn (2000), " Sự tiến hoá cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân ", Báo Văn hoá thể thao, số 55 ngày 11 tháng 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tiến hoá cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân
Tác giả: Vương Trí Nhàn
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w