Sáng kiến kinh nghiệm:Dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong bài: Tiêu chuân ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần Sinh học 8 có kèm theo bài giảng điện tử. Việc áp dụng kiến thức liên môn là một nội dung phong phú, để sử dụng được phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm từng môn học đòi hỏi người giáo viên cần có kiến thức và thời gian nghiên của bài dạy để phù hợp với nội dung của bài.
Trang 1PHÒNG GD& ĐT ANH SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
DẠY HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG BÀI: TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG VÀ NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN
SINH HỌC 8 MÔN: SINH HỌC
Anh sơn, tháng 04 năm 2015
Trang 21 ĐẶT VẤN ĐỀ……… Trang 3
2 GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ……… Trang 4
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề……… Trang 4
2.2 Thực trạng của vấn đề ……… … Trang 5
2.3 Giải quyết vấn đề……… … Trang 6
2.4 Kết quả thực hiện……… … Trang 15
3 KẾT LUẬN ……… Trang 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… Trang 18
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trang 3Môn sinh học là môn khoa học thực nghiệm cùng với các môn học khác góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động, làm chủ tập thể, đào tạo con người có năng lực trí tuệ, vừa có kỹ năng, năng lực hành động thực tế vừa có phẩm chất đạo đức tốt và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn
Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai Việc dạy và học môn Sinh học nói chung và Sinh học lớp 8 nói riêng phải phát huy cao hơn, hiệu quả hơn trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa
và quan điểm tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau Và vì thế
việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chương trình Sinh học lớp 8, tôi thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức liên môn này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của
học sinh trong từng bài học Tiếp nối vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài:“
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong bài: Tiêu chuân ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần- Sinh học 8”.
Phần 2: NỘI DUNG
Trang 42.1 Thực trạng của vấn đề:
2.1.1 Cơ sở lý luận:
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học như: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực ở người học Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác nhau để bảo đảm cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp
Dạy học liên môn là hình thức dạy học xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung, những chủ đề giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau làm cho nội dung học trong chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học Giữa dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn với dạy học theo chủ đề đơn môn có những sự khác biệt Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt Đối với một chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụngtrong các môn học khác Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn
Theo quan điểm nhiều giáo viên dạy học môn sinh học theo chủ đề tích hợp liên môn sẽ có nhiều ưu điểm
Trang 5- Đối với học sinh:
Thứ nhất, dạy học môn sinh học theo chủ đề tích hợp liên môn làm cho qúa
trình học tập có ý nghĩa hơn và từ đó học sinh xác đinh rõ mục tiêu, các mối quan
hệ của quá trình học
Thứ hai, các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn, các kiến thức gắn liền
với kinh nghiệm sống của học sinhnên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc
Thứ ba, các chủ đề tích hợp liên môn giúp cho học sinh không phải học lại
nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn
- Đối với giáo viên:
Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học Do đó, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học Vì vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp
2.1.1 Thực trạng của vấn đề:
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức của môn Sinh học gắn liền với cuộc sống thường ngày Vì vậy, các vấn đề mang tính thời sự rất dễ dàng được tích hợp vào trong dạy học môn Sinh như vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên, sự già hóa dân số, các vấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe…Trong chương trình môn Sinh học ở trường THCS, học sinh có thể sử dụng kiến thức ở hầu hết các môn học như môn Toán, môn Hóa học, môn Vật lý, môn Địa lý, môn Văn học, môn Tin học, môn GDCD, môn Công nghệ… để xây dựng chủ đề liên môn Trong khi đó, thực tiễn dạy học môn Sinh học ở trường THCS từ các năm học đến nay đã gặp một số tồn tại như phân phối chương trình chưa cân đối về bố cục, nội dung hay về thời lượng dạy trong 1 môn và giữa các môn Thậm chí còn chồng chéo với các môn khác như môn Công nghệ, môn Hóa học, môn Địa lý, môn GDCD Vì vậy, dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn sẽ khắc phục những tồn tại đó Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, không phải đơn vị kiến thức nào giáo viên cũng dạy theo chủ đề Nhiều nội dung vẫn thực hiện như phân phối chương trình của các năm học trước, hoặc
Trang 6nhiểu đơn vị kiến thức nên dạy học theo chủ đề tích đơn môn thì hiệu quả sẽ cao hơn
2.2 Giải quyết vấn đề:
2.2.1 Nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
Trên quan điểm dạy học tích hợp liên môn thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học, chúng tôi xác định các nguyên tắc dạy học như sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từng môn học
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
- Nguyên tắc đảm bảo tính nội dung: Không làm tăng tải nội dung chương trình, không tích hợp ngược Nội dung trong chủ đề yêu cầu học sinh khai thác, vận dụng kiến thức của môn Sinh học với các môn liên quan phải tương đồng để phát hiện
và giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo, hợp tác…
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Chủ đề tích hợp liên môn phải gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, phù hợp với năng lực của học sinh, phù hợp với điều kiện khách quan của từng trường hiện nay Các chủ đề tích hợp liên môn đảm bảo để tổ chức cho học sinh học tập tích cực, giúp học sinh khai thác kiến thức môn, phát hiện một số kỹ năng, năng lực chung
2.2.2 Các bước xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
Bước 1 Xác định chủ đề tích hợp: Rà soát và phân tích nội dung chương trình của từng môn để tìm ra những nội dung chung có liên quan với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ môn
Bước 2 Xác định mục đích tích hợp: Đảm bảo đúng mục tiêu trong chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học và các môn liên quan khác
Bước 3 Tìm các nội dung tích hợp: Lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức và
kĩ năng cho từng môn học
Bước 4 Xác định mức độ tích hợp như cần đạt được những nội dung gì? thời lượng bao nhiêu? Phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, địa phương và năng lực của học sinh
Bước 5 Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định Dự giờ, rút kinh nghiệm… Sau đó có thể điều chỉnh chủ đề sau khi thực nghiệm
2.2.3 Xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
Để đảm bảo nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, đảm bảo đúng các bước xây dựng chủ đề; đặc biệt là đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng trong
Trang 7chương trình Sinh học 8 với thời lượng 2 tiết/ tuần đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng của các môn khác khi liên môn Trên cơ sở đó, sau đây chúng tôi
xin trình bày chi tiết kế hoạch thực hiện 1 chủ đề sau: Tiêu chuẩn ăn uống và
nguyên tắc lập khẩu phần
- Môn Sinh học:
Bài 36- Tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần- Sinh học 8
- Môn Giáo dục công dân:
+ Bài 1- Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể- GDCD 6
+ Bài thực hành ngoại khóa: Giáo dục kĩ năng sống- GDCD 6
+ Bài 19, 20- Sống và làm việc có kế hoạch- GDCD 7
- Môn Toán:
+ Kỹ năng tính toán, thống kê
- Môn Công nghệ :
+ Chương III: Nấu ăn trong gia đình- Công nghệ 7
- Môn Hóa học:
+ Bài 25- Sự ôxy hóa- Hóa học 8
+ Bài 47: Chất béo- Hóa học 9
+ Bài 50: Glucôzơ- Hóa học 9
+ Bài 53: Prôtêin- Hóa học 9
- Môn Vật lý:
+ Bài 21- Nhiệt năng- Vật lý 8
- Môn Văn:
+ Một số câu ca dao, tục ngữ
- Môn Địa lý:
+ Kỹ năng phân tích đồ thị, biểu đồ
2.2.4 Mục tiêu dạy học:
a Về kiến thức:
* Thông qua chủ đề các em:
- Nắm được Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực
phẩm chính Xác định được cơ sở và nguyên tắc xác đinh khẩu phần (Kiến thức
Bài 36- Tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần- Sinh học 8)
Trang 8- Nắm được quá trình ôxy hóa, cấu tạo và vai trò của các chất dinh dưỡng (Kiến
thức Bài 25- Sự ôxy hóa- Hóa học 8, Bài 47: Chất béo- Hóa học 9, Bài 50:
Glucôzơ- Hóa học 9, Bài 53: Prôtêin- Hóa học 9)
- Biết được kỹ năng nấu ăn và tổ chức bữa ăn hợp lý, bảo quản chế biến, an toàn
thực phẩm (Kiến thức chương III: Nấu ăn trong gia đình- Công nghệ 7
- Biết được kĩ năng tính toán, thống kê, vẽ đồ thị (Kiến thức toán, địa lý).
- Biết được kỹ năng tự chăm sóc bản thân, làm việc có kế hoạch (Kiến thức Bài
1- Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể- GDCD 6, Bài 19, 20- Sống và làm việc có kế hoạch- GDCD 7)
b Về kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn kỹ năng vận dung kiến thức vào đời sống
Giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, để tìm hiểu nguyên tắc xây dựng khẩu phần hàng ngày đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể
- Kỹ năng xác định giá trị: cần cung cấp hợp lí và đủ chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
- Kĩ năng khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
c Thái độ:
* Qua chuyên đề:
- Giáo dục học sinh tự rèn luyện chăm sóc bản thân
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học
- Yêu thích môn Sinh học cũng như các môn khoa học khác như: Địa lí, Giáo dục công dân, lịch sử…
2.2.5 Chuẩn bị.
- Máy chiếu
- Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính
- Phiếu học tập
- Bút dạ
- Các dụng cụ cần thiết khác
2.2.6 Hoạt động dạy - học.
a Kiểm tra bài cũ
Trang 9Vitamin và (1) tuy không cung cấp (2) cho cơ thể, nhưng không thể thiếu trong (3) ăn uống Cần cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và muối khoáng theo một tỉ lệ hợp lí bằng cách phối hợp các loại (4) trong bữa ăn hàng ngày
- Đáp án: (1): Muối khoáng, (2): Năng lượng, (3): Khẩu phần, (4): Thức ăn
b Bài mới
VB: Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người không giống nhau Việc xây dựng khẩu phần ăn uống cho mỗi người là cần thiết Một trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc trẻ em của nhà nước ta là giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng tới mức thấp nhất Vậy, dựa trên cơ sở khoa học nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ? Để tìm hiểu về vấn đề trên, chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động 1: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS xem bảng nhu cầu
dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt
Nam
(SGK/Tr 120) và trả lời câu hỏi :
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người
trưởng thành, người già khác nhau như
thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó ?
-Ở cùng 1 độ tuổi nhu cầu dinh dưỡng
của nam và nữ như thế nào?
- Cùng giới tính, cùng 1 độ tuổi nhưng ở
mức độ lao động khác nhau thì nhu cầu
dinh dưỡng như thế nào?
- Nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh
mới ốm khỏi so với người bình thường
có gì khác nhau?
- Vậy nhu cầu dinh dưỡng của mỗi
người phụ thuộc những yếu tố nào?
- HS tự thu nhận thông tin => nêu được:
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành vì ngoài năng lượng tiêu hao do các hoạt động còn cần tích luỹ cho cơ thể phát triển Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp vì sư vận động
cơ thể ít
- Ở nam giới cao hơn nữ giới
- Người lao động nặng cần năng lượng nhiều hơn người lao động nhẹ
- Người bệnh mới ốm khỏi cần cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để khôi phục
- Giới tính
Trang 10- Nếu nhu cầu dinh dưỡng không hợp lý
sẽ dẫn đến điều gì?
- Tại sao trẻ em suy dinh dưỡng không
hợp lý ở các nước đang phát tiển lại
chiếm tỉ lệ cao?
GV: Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ngày
một giảm
Vậy tại sao tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em
ngày một giảm?
- GV cho HS xem video clip và đồ thị
phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng ở
Việt nam
(Tích hợp môn Địa lý)
- GV giới thiệu Bảng đánh giá theo
chuẩn của tổ chức Y tế thế giới (WHO)
và chỉ sô BMI
(Tích hợp môn Toán)
- Lứa tuổi
- Hình thức lao động
- Trạng thái sinh lý
- Suy dinh dưỡng
- Béo phì
- Các nước đang phát triển chất lượng cuộc sông thấp => trẻ em suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao
- Do trình độ khoa học phát triển thu nhập bình quân ngày càng cao, nhu cầu chất lượng cuộc sống cao
- HS chú ý theo dõi, phân tích đồ thị phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng
- HS chú ý và tính toán xem chỉ số của mình theo chỉ số BMI
Kết luận:
- Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau và phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Giới tính
+ Lứa tuổi
+ Hình thức lao động
+ Trạng thái sinh lý cơ thể
Hoạt động 2: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin - Nghiên cứu bảng và trả lời