1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát hiện trạng nước mặt trên sông nhu gia thuộc khu vực xã thạnh phú huyện mỹ xuyên

67 2,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Khảo sát hiện trạng nước mặt trên sông nhu gia thuộc khu vực xã thạnh phú huyện mỹ xuyên

Trang 1

Mục Lục

Trang 2

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Nước là một tài nguyên quan trọng của nước ta, nước đem lại những lợi íchkinh tế xã hội không nhỏ, phục vụ đời sống nhân dân và cộng đồng xã hội Làthành phần quan trọng của mọi sự sống, quyết định sự tồn tại phát triển của đấtnước, nhưng cũng là một hiểm họa cho con người nếu khai thác quá mức Là nguồntài nguyên có thể phục hồi nhưng cũng có thể cạn kiệt nếu chúng ta khai tháckhông hợp lý

Sự tăng nhanh về dân số và việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên nước,cũng như tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước Nước thải từ các nhàmáy, cụm công nghiệp, khu dân cư đô thị, nước thải sinh hoạt, chưa qua xử lý đượcthải ra môi trường ngày càng nhiều đã gây tác động xấu đến chất lượng nguồn nướcmặt Vấn đề ô nhiễm sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai nếu như tìnhtrạng này vẫn tiếp diễn

Mỹ xuyên là một huyện trực thuộc tỉnh Sóc Trăng nằm ở phía Nam củathành phố Sóc Trăng, là cầu nối thương mại giữa các vùng lân cận nhất là thànhphố Sóc Trăng Trong những năm gần đây nền kinh tế của Mỹ Xuyên tăng theohướng công nghiệp hóa, khuyến khích đầu tư, tập trung phát triển đô thị Vì vậy vớiđặc thù là một đô thị trên đà phát triển, với mật độ dân số khá cao nên nguy cơ gây

ô nhiễm nguồn nước mặt là rất lớn Mỹ Xuyên có nguồn nước dồi dào do có hệthống sông ngòi, kênh gạch chằng chịt với nhiều con sông lớn đáp ứng nhu cầusinh hoạt và sản xuất của người dân mà trong đó đáng kể đến nhất là hệ thống sôngNhu Gia

Sông Nhu Gia là một trong những con sông của huyện Mỹ Xuyên là nơi tiếpnhận phần lớn nước thải phát sinh do các khu dân cư, sản xuất nông nghiệp, chợ vàviệc nuôi trồng chế biến thủy sản làm cho nước có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọnghơn Ô nhiễm nước mặt là một vấn đề đáng lo ngại gây tác động tiêu cực tới cuộcsống người dân Việc đánh giá chất lượng nước mặt thường xuyên góp phần phụcvụ tốt hơn cho canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của người dân tronghuyện

Xuất phát từ thực tế nêu trên nên đề tài là “ Khảo sát hiện trạng nước mặt trên sông Nhu Gia thuộc khu vực xã Thạnh Phú huyện Mỹ Xuyên” được thực

hiện Nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng nước mặt, nắm bắt tình hình chất lượngnước mặt hiện tại để có các biện pháp quản lý phù hợp, xử lý kịp thời các nguồngây ô nhiễm để không ảnh hưởng đến nguồn nước cho nước sinh hoạt, sản xuất vàtưới tiêu của người dân

Trang 3

2. Mục đích và mục tiêu chọn đề tài

Mục đích: Khảo sát hiện trạng nước mặt trên địa bàn xã Thạnh Phú huyện Mỹ

Xuyên tỉnh Sóc Trăng nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.

Mục tiêu:

- Để hoàn thành các mục đích ở trên đề tài cần thực hiện các mục tiêu sau:

- Khảo sát hiện trạng nước sông Nhu Gia qua các chỉ tiêu như: pH, COD, BOD, coliform…

- Đánh giá chất lượng nước sông Nhu Gia đoạn qua xã Thạnh Phú dựa trên quy chuẩn Việt Nam 08:2015 để đánh giá nguồn nước có bi ô nhiễm hay không từ đó để cung cấp thông tin cần thiết về chất lượng nguồn nước đến người dân trong khu vực

- Đề xuất biện pháp khắc phục tại vùng ô nhiễm và đề ra các biện pháp quản lýphù hợp

3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nước mặt của sông Nhu Gia tại khu vực

xã Thạnh Phú

Khách thể nghiên cứu: Các chỉ tiêu cơ bản của nước mặt quy định trong

QCVN 08:2015 như pH, COD, nitrat, hàm lượng coliform…

4. Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: thực hiện 1 tháng từ 23/03/2016 đến 23/04/2016 Địa điểm nghiên cứu: Sông Nhu Gia khu vực xã Thạnh Phú huyện Mỹ

Xuyên tỉnh Sóc Trăng

5. Nội dung nghiên cứu

o Khảo sát hiện trạng chất lượng nước mặt tại một số điểm trên sông Nhu Giatại khu vực xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cần thực hiệncác nội dung:

o Tiến hành thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu cơ bản như: pH, COD, BOD,

NO3-… tại khu vực nghiên cứu

o Dựng đồ thị minh họa các chỉ tiêu đo được qua các lần lấy mẫu phân tích từ

đó đưa ra kết luận về hiện trạng ô nhiễm

o Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn xã Thạnh Phú giúp các cấp quản

lý môi trường theo dõi diễn biến chất lượng nước mặt

o Đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm

Trang 4

6. Phương pháp nghiên cứu

o Phương pháp tìm kiếm dữ liệu: Sưu tầm các tài liệu sẵn có, chọn lọc phântích tổng hợp dữ liệu

o Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực hiện khảo sát thực địa lấy mẫu,thí nghiệm, phân tích

o Phương pháp thống kê: Hệ thống hóa các chỉ tiêu cần thống kê, tiến hànhđiều tra thống kê, tổng hợp thóng kê và phân tích

Trang 5

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC MẶT

1.1 Lược sử các vấn đề nghiên cứu

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và cho sự sốngtrên Trái Đất Nước là dung môi lý tưởng để hòa tan, phân bố các chất vô cơ, hữu

cơ, làm nguồn dinh dưỡng cho giới thủy sinh cũng như động, thực vật trên cạn, chothế giới vi sinh vật và cả con người Nước giúp các tế bào sinh vật trao đổi chấtdinh dưỡng, tham gia vào các phản ứng hóa sinh và cấu tạo tế bào mới Có thể nóirằng ở đâu có nước là ở đó có sự sống và ngược lại (Lương Đức Phẩm, 2007)

Nước là một lọai nguyên liệu đặc biệt, không chất nào có thể thay thế được.Nước cũng xem là tài nguyên nước của Quốc Gia Tổng trữ lượng nước trên TráiĐất rất lớn (1386 triệu km3),nhưng nước ngọt và nước sạch dùng cho con người cóhạn vì sự tái tạo lại hầu như phân bố không điều và không kịp cho nhu cầu sử dụng.Nước ngọt chỉ chiếm 2,7% trong đó giữ lại ở dạng băng là 77,2%, nước ngầm22,4%, hồ đầm 0,35%, sông suối 0,01% ( Trịnh Lê Hùng, 2012)

Do nhu cầu đời sống và sản xuất, con người phải dùng nước cho sinh hoạtbản thân mình cũng như phải dùng một khối lượng nước nhất định để tạo ra mộtđơn vị sản phẩm Trong đời sống động vật có thể chết nếu mất từ 10 đến 20%lượng nước có trong cơ thể Trung bình mỗi ngày, một người cần đưa vào cơ thể(qua ăn, uống nước) từ 2,5 đến 4 lít nước Còn nước dùng cho sinh hoạt của mộtngười lớn hơn rất nhiều Xã hội càng phát triển nhu cầu nước cho sinh hoạt càngtăng lên Nhu cầu nước dùng cho sản xuất cũng rất lớn Ví dụ, trong sản xuất thựcphẩm, để làm ra một tấn bún hoặc bánh phở trung bình cần 10 m3 nước, trong sảnxuất công nghiệp, để tinh chế 150 lít dầu mỏ cần dùng 3m3 nước (Trịnh Lê Hùng,2012)

Trang 6

Cũng như các nguồn nước tự nhiên khác, thành phần và chất lượng nước bềmặt chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, nguồn gốc, xuất xứ, các điều kiện môitrường xung quanh và cả tác động của con người khi khai thác và sử dụng nguồnnước.

Nước bề mặt là nguồn nước tự nhiên gần gũi với con người nhất và cũngchính vì vậy mà nước bề mặt cũng là nguồn nước dễ bị ô nhiễm nhất Ngày càngchúng ta càng thấy hiếm có một nguồn nước bề mặt nào đáp ứng được chất lượngtối thiểu cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp mà không cần xử lý trước khi đưavào sử dụng Do hàm lượng cao của các chất có hại cho sức khỏe và có nhiều visinh vật có khả năng gây bệnh cho con người trong nước bề mặt mà ngày nayngười ta thường xuyên đặt ra vấn đề quản lý bề mặt, giám định chất lượng nguồnnước, kiểm tra các thành phần hóa học, lý học, sinh học, mức độ ô nhiễm phóng xạnguồn nước và nhất thiết phải khử trùng nếu như nước cấp được dùng cho mụcđích sinh hoạt (Nguyễn ThịThu Thủy, 2003)

Nguồn nước chủ yếu của nước bề mặt là nước sông, chất lượng nước sôngphụ thuộc vào các yếu tố xung quanh như mức độ phát triển công nghiệp, mật độdân số trong lưu vực, hiệu quả của công tác quản lý các dòng chảy vào sông Ngoài

ra, chất lượng nước sông còn phụ thuộc vào điều kiện thủy văn, vận tốc dòng chảy,thời gian lưu và tiết trong khu vực Nơi có mật độ dân số cao, công nghiệp pháttriển và công tác quản lý các dòng thải công nghiệp, dòng thải nước sinh hoạtkhông được chú trọng thì nước sông thì nước sông thường bị ô nhiễm bởi các chấtđộc hại, các chất hữu cơ ô nhiễm… Nơi có lượng mưa nhiều, điều kiện xói mòn,phong hóa dễ dàng thì nước sông thường bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hòa tan,

độ đục cao do các chất huyền phù và các chất rắn, chất mùn có trong nguồn nước(Nguyễn Thị Thu Thủy, 2003)

Hiện nay, các thành phố lớn mức độ ô nhiễm nước mặt xảy ra nghiêm trọngvới nhiều nguyên nhân như: nước thải sinh hoạt, nước từ rác thải Nước thải sinh

Trang 7

hoạt không xử lý, nồng độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải điều vượtquá tiêu chuẩn cho phép, các thông số chất rắn lơ lững (SS),BOD, COD vượt 5 –

10 lần, thậm chí có nơi vượt quá 20 lần tiêu chuẩn cho phép (Phạm Quốc Nguyên,2011)

Kết quả quan trắc Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia,(12/2003) cho thấy nồng độ vi khuẩn E.coli tại các sông ngòi, kênh rạch ở ĐBSCL

đã vượt quá mức cho phép 2-5 lần; nồng độ BOD và COD3 vượt giới hạn cho phép1-3 lần; nồng độ ammoniac và một số độc chất phát sinh từ hoạt động công nghiệp

và nông nghiệp vượt 5-10 lần tiêu chuẩn cho phép

1.2 Tài nguyên nước mặt

Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảyvào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất Lượng giáng thủy này được thu hồi bởicác lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộcvào một số yếu tố khác Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đấtngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nướcnày, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc

độ bốc hơi địa phương Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước

Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển, sự thoát hơi nước ở thực vật vàđộng vật , hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơixuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơithấp tạo nên các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụlại ở những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hìnhthành nên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất

Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan các muối khoáng trong các nhamthạch nơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo dòng

Trang 8

chảy và bồi lắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển saumột thời gian dài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càngtrở nên mặn Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trêncác lục địa và nước mặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các

hồ nước mặn trên các lục địa

Tài nguyên nước mặt ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiềuthủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo (hồ chứa),giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá Trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhậnđược 1.944mm nước mưa, trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000mm, còn lại941mm hình thành một trữ lượng nước mặt vào khoảng 310 tỷ m3 Tính bình quân,mỗi người dân Việt có thể hứng được một lượng nước bằng 3.870 m3 mỗi năm,hoặc 10.600 lít nước mỗi ngày Trong khi đó tại các nước công nghiệp phát triểnnhất, tổng nhu cầu về nước trong một ngày bình quân theo đầu người, bao gồm cả

340 lít nước sinh hoạt, 2.540 lít nước cung cấp cho nông nghiệp và 4.520 lít côngnghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400 lít/người.ngày Ở nước ta, tại các đô thị lớn,lượng nước sinh hoạt cấp cho mỗi người hàng ngày hiện nay chỉ mới vào khoảng

100 ÷ 150 lít Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là cung cấp cho nhân dân nôngthôn khoảng 70 lít/người*ngày vào năm 2010 và 140 lít/người*ngày vào năm 2020

Ở một số vùng đặc biệt khan hiếm nước vào mùa khô, như vùng Lục Khu thuộctỉnh Cao Bằng, mục tiêu phấn đấu hiện nay là cung cấp 15 lít nước/người*ngày.Chỉ riêng nguồn nước ngọt từ mưa tiềm năng đã vượt khá xa yêu cầu về cấp nước(Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003)

Ngoài nguồn nước mặt từ mưa, nước ta còn có nguồn nước rất lớn do cáccon sông xuyên biên giới đem từ lãnh thổ các nước ngoài vào như sông Hồng, sông

Mã, sông Cả, sông Mê-Kông Lượng nước này ước tính bằng 520 tỷ m3, gấp 1,7lần lượng nước ngọt hình thành trong nước Một số sông xuyên biên giới như sông

Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Bằng Giang ở Cao Bằng chuyển một lượng nước từ Việt

Trang 9

Nam qua lãnh thổ Trung Quốc Tuy nhiên lượng này không đáng kể so với tổnglượng nước hình thành trên lãnh thổ Việt Nam Các phụ lưu của sông Mê-Kôngnhư Nậm Rốm, Sê-Kông, Sê-Băng-Hiêng, Sê-San, Srê-Pok chuyển một lượng nướckhá lớn từ lãnh thổ Việt Nam vào các nước láng giềng như Lào, Campuchia, nhưngrồi từ lượng nước đó lại chảy trở lại vào ĐBSCL (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003) 1.3 Vai trò của tài nguyên nước

Nước là khởi nguồn của sự sống trên trái đất, đồng thời cũng là nguồn đểduy trì sự sống tiếp tục tồn tại nơi đây Sinh vật không có nước sẽ không thể sốngnổi và con người nếu thiếu nước cũng sẽ không tồn tại Nước là vô cùng quan trọng

và hãy lưu ý tới vai trò của nó đối với sức khỏe của bạn Con người cần một lượngnước nhất định để duy trì cuộc sống nều không sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng Do nước

là một chất truyền dẫn cho hầu hết các phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể, cácphản ứng này phục vụ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng ta và giúp thúcđẩy quá trình hấp thụ thức ăn… nên vai trò của nước đối với cơ thể là hết sức quantrọng

Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt Thiếunước các loài cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được Bên cạnh đó, trong sảnxuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu Trong công tácthủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất

Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp làrất lớn Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp nhưthan, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn

Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch đường biển đang ngày càngphát triển Đặc biệt ở một nước nhiệt đới như ở nước ta có nhiều sông hồ và đường

bờ biển dài hàng ngàn kilomet

Trang 10

Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược,giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa rất lớn,quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hộicủa một quốc gia.

1.4 Khái quát về ô nhiễm nguồn nước

1.4.1 Định nghĩa ô nhiễm nước

Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn liền với sự sống của mọi sinh vật đang ngày càng bị giảm chất lượng do chính các hoạt động nhiều mặt của con người gây ra Khoa học kỹ thuật phát triển đã thúc đẩy quá trình sản xuất ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cho con người Cùng với lượng của cải vật chất được tạo ra, một lượng to lớn các loại chất thải cũng hình thành Các chất thải này đã được xả vào hồ, sông, biển hay vào đất Các thành phần có trong các loại chất thải sẽ có mặt trong nước làm cho nước không còn sạch nữa, giá trị sử dụng của nó giảm đi và ta nói rằng nước đã bị ô nhiễm (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003)

1.4.2 Nguyên nhân ô nhiễm

1.4.2.1 Nguồn nhiễm bẩn do sinh hoạt

Nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan chứacác chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người được gọi chung lànước thải sinh hoạt Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàmlượng cao của các chất hữu cơ không bền vững, dễ bị phân hủy sinh học(carbonhydrat, protein, mỡ ), chất dinh dưỡng (phospho, nitơ ), chất rắn và vitrùng Ngoài ra còn có những chất khó phân hủy cũng được tạo ra trong quá trình

xử lý Từ số liệu tổng lượng trung bình của các tác nhân gây ô nhiễm do một ngườihàng ngày đưa vào môi trường, ta dễ dàng tính được tổng tải lượng từng tác nhân ônhiễm cho một khu dân cư hoặc một đô thị Từ đó phục vụ cho công tác đánh giátải lượng ô nhiễm nguồn nước và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cưhoặc đô thị đó Tuy nhiên trong thực tế khối lượng trung bình của các tác nhân gây

ô nhiễm do con người là khác nhau ở các điều kiện sống khác nhau Hàm lượng tácnhân gây ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào chất lượng bữa ăn, lượng nước sửdụng và hệ thống tiếp nhận nước thải (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003)

Trang 11

Chất thải dạng rắn là nguồn nhiễm bẩn nước Trường hợp nước thải này bị xảthải trực tiếp ra môi trường, chất thải rắn sẽ theo dòng chảy thấm vào đất, có khảnăng đi vào tầng nước ngầm làm giảm chất lượng nước Việc xả các loại thải rắntrên mặt đất hoặc xử lý bằng biện pháp lấp đất là nguồn gây ô nhiễm nước mặt vànước ngầm quan trọng Nước mưa, nước mặt từ các vùng lân cận thấm vào lớp chấtthải rắn có thể mang theo các chất ô nhiễm hòa tan đi sâu xuống đất tới mực nướcngầm Các chất được nước mang theo bao gồm các chất hữu cơ, các clorua, nitrat,các muối hòa tan của các kim loại sắt, mangan, các thành phần gây độ cứng và cácnguyên tố vi lượng (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003).

1.4.2.2 Nguồn ô nhiễm do công nghiệp

Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp, giao thông vận tải Từng loại nước thải không có đặc điểm chung

mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất Nước thải của các xí nghiệpchế biến thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ với hàm lượng cao; nước thải của các

xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có kim loại nặng, sulfur; nước thải của xínghiệp ắc quy có nồng độ acid, độ chì cao.(Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003)

1.4.2.3 Nguồn ô nhiễm do nông nghiệp

a. Chảy tràn do mưa

Đây là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước sông hồ Khối lượng và đặc điểm củanước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích vùng mưa và thành phần, khối lượngchất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước chảy qua

b. Nước tưới tiêu và chất thải động vật

Lượng nước tưới cây thường bị tiêu hao do bốc hơi mặt lá từ 1/2 ÷ 2/3, phần còn lạiđược tiêu ra các kênh dẫn hoặc thấm vào bề mặt đất Phần nước còn lại này có độmặn tăng từ 3 ÷ 10 lần so với độ mặn của nó trước khi tưới do hiện tượng hòa tancác muối có trong phân bón và sự cô đặc bởi hiện tượng bay hơi Những ion chủ

Trang 12

yếu trong nước sau khi tưới gồm Ca2+, Mg2+, Na+, HCO3-, Cl- và NO3- Vì quá trìnhtưới được thực hiện trong các vùng khô cạn nên phần nước thấm xuống đất mangtheo các loại ion khác nhau có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước ngầmtrong các vùng đó

Dòng chảy mặt khi có mưa chảy qua các chuồng trại chăn nuôi thường mangtheo những lượng lớn các chất gây ô nhiễm đối với nước ngầm và nước mặt.Những chất gây ô nhiễm trong trường hợp này bao gồm các loại muối, các chất hữu

cơ khác nhau, các loại vi khuẩn được nước vận chuyển sâu xuống đất, trong đó cónitrat, nitrit là thành phần gây ô nhiễm quan trọng nhất

c. Phân bón và các loại thuốc trừ sâu

Khi bón phân cho cây trồng thường có một phần thấm qua đất đến mực nướcngầm Trong thành phần các loại phân bón có chứa các hợp chất của nitơ, phospho

và kali Phosphat và những loại phân bón kali dễ dàng bị các hạt đất hấp phụ nên ítgây các hiện tượng ô nhiễm Ngược lại hợp chất nitơ trong dạng hòa tan chỉ đượcthực vật sử dụng hay đất hấp thu một phần, phần còn lại di chuyển theo nước gâynên tình trạng ô nhiễm (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003)

1.4.3 Các tác nhân gây ô nhiễm

Có nhiều tác nhân gây ô nhiễm nước để tiện cho việc kiểm soát và khống chế

ô nhiễm nước người ta chia thành: ♦ Các ion vô cơ hòa tan nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tựnhiên, đặc biệt là trong nước biển Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớncác ion Cl-, SO42-…

- Ion clo có trong nước do sự hòa tan các muối khoáng hoặc do quá trình phân hủycác chất hữu cơ (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2003)

- Ion SO42- có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn gốc hữu cơ (Nguyễn ThịThu Thủy, 2003)

Trang 13

♦ Các chất dinh dưỡng (N, P): Muối của nitơ và photpho là các chất dinh

tảo phát triển Amoni, nitrat, photphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trongcác nguồn nước tự nhiên, hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã làm giatăng nồng độ các ion này trong nước tự nhiên Mặc dù không độc hại đối với người,nhưng khi có mặt trong nước ở nồng độ tương đối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽgây ra hiện tượng phú dưỡng Theo nhiều tác giả, khi hàm lượng photphat trongnước đạt đến mức 0,01 mg/l (tính theo P) và tỷ lệ P:N:C vượt quá 1:16:100, thì sẽgây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước Phú dưỡng chỉ tình trạng của một hồnước đang có sự phát triển mạnh của tảo Mặc dầu tảo phát triển mạnh trong điềukiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước, nhưng sựphát triển bùng nổ của tảo sẽ gây ra những hậu quả làm suy giảm mạnh chất lượngnước Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra với các hồ, hoặc các vùng nước ít lưuthông trao đổi Khi mới hình thành, các hồ đều ở tình trạng nghèo chất dinh dưỡngnước hồ thường khá trong Sau một thời gian, do sự xâm nhập của các chất dinhdưỡng từ nước chảy tràn, sự phát triển và phân hủy của sinh vật thủy sinh, hồ bắtđầu tích tụ một lượng lớn các chất hữu cơ Lúc đó bắt đầu xảy ra hiện tượng phúdưỡng với sự phát triển bùng nổ của tảo, nước hồ trở nên có màu xanh, một lượnglớn bùn lắng được tạo thành do xác của tảo chết Dần dần, hồ sẽ trở thành vùngđầm lầy và cuối cùng là vùng đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bịngừng trệ

♦ Các kim loại nặng Hầu hết các kim loại nặng có độc tính cao đối vớingười và động vật Trong nước thải sinh hoạt thường có các kim loại nặng là chì(Pb), thủy ngân (Hg), Crom (Cr), Cadimi (Cd), Asen (As)

- Chì là kim loại nặng có độc tính đối với não và có khả năng tích lũy lâu dài trong

cơ thể Trong môi trường nước, tính năng của hợp chất chì được xác định chủ yếuthông qua độ tan của nó Độ tan của chì phụ thuộc vào pH, pH tăng thì độ tăng

Trang 14

giảm và phụ thuộc vào các yếu khác như độ muối của nước, điều kiện oxy hóa khử(Lương Đức Phẩm, 2007).

- Thủy ngân là kim loại ở dạng lỏng dưới điều kiện nhiệt độ thường, có áp sức áp hơiđáng kể Thủy ngân kìm hãm khả năng tự làm sạch của các nguồn nước ngay ởmức nồng độ 18 Quá trình trao đổi chất của cơ thể vi sinh vật bị rối loạn do sựkiềm hãm hoạt động của enzym khi có mặt thủy ngân Một số vi sinh vật có khảnăng chuyển hóa hợp chất thủy ngân vô cơ thành dạng metyl, làm tăng thêm tínhđộc của nó Tảo và vi sinh vật nước biển có khả năng tích lũy thủy ngân với hệ số500- 100.000 lần (Lương Đức Phẩm, 2007)

Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học: hidratcacbon, protein, chất béo…nguồn gốc động vật và thực vật Đây là những chất gây ô nhiễm chính có nhiềutrong nước thải sinh nước thải từ xí nghiệp chế biến thực phẩm Trong thành phầncác chất hữu cơ từ nước thải các khu dân cư có khoảng 40-60% protein, 25-50%hidratcacbon, 10% chất béo Các hợp chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước,dẫn đến suy thoái tài nguyên thủy sản và làm giảm chất lượng nước cấp sinh hoạt(Lương Đức Phẩm, 2007)

Các chất hữu khó bị phân hủy: Các chất loại này thuộc các chất hữu cơ cóvòng thơm, các chất đa vòng ngưng tụ, các hợp chất clo hữu cơ, phospho hữu cơ…Trong số các chất này có nhiều hợp chất là các chất hữu cơ tổng hợp Hầu hếtchúng là các chất có độc tính đối với con người và vi sinh vật Chúng tồn lưu lâudài trong môi trường và cơ thể vi sinh vật gây độc tích lũy, ảnh hưởng nguy hại đếncuộc sống (Lương Đức Phẩm, 2007)

Dầu mỡ: là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu

cơ Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp Dầu thô có chứa hàng ngàn cácphân tử khác nhau, nhưng phần lớn là các hydrocacbon có số cacbon từ 2 đến 26.Trong dầu thô còn có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, kim loại Các loại dầu nhiênliệu sau tinh chế và một số sản phẩm dầu mỡ khác còn chứa các chất độc Do đó,dầu mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước Độc tính

Trang 15

và tác động của dầu mỡ đến hệ sinh thái nước không giống nhau mà phụ thuộc vàoloại dầu mỡ.

Các vi sinh vật gây bệnh: Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gâytác hại cho mục đích sử dụng nước trong sinh hoạt Các sinh vật này có thể truyềnhay gây bệnh cho người Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước,chúng cần có vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản Một số các sinh vậtgây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnhtiềm tàng Các sinh vật này là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào, giun sán

Mùi: các chất khí và các chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùi vị.Nước thiên nhiên có thể có mùi đất, mùi tanh, mùi thối hoặc mùi đặc trưng của cáchóa chất hòa tan trong nước như mùi ammoniac, mùi sunfua hydro… theo thànhphần và hàm lượng các muối hòa tan trong nước (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2003)

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

1.5.1 Độ pH

Độ pH đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước, nó phản ánh tính chất củanước là axit, trung tính hay kiềm Nguồn nước có tính acid hoặc kiềm rất cao khôngthể khai thác cho các hoạt động giải trí như bơi lội, chèo thuyền và còn làm ảnhhưởng đến hệ thủy sinh vật Nồng độ acid sulfuric cao làm ảnh hưởng đến mắt củanhững người bơi lội ở nguồn nước này, ăn mòn thân tàu thuyền, hư hại lưới đánh

cá nhanh hơn Nguồn nước lân cận một số xí nghiệp công nghiệp có thể có pH thấpđến 2 hoặc cao đến 11; trong khi cá chỉ có thể tồn tại trong môi trường có 4,5 < pH

< 9,5 Hàm lượng NaOH cao thường phát hiện trong nước thải ở các xí nghiệp sảnxuất bột giặt, thuộc da, nhuộm vải sợi NaOH ở nồng độ 25ppm đã có thể làm chết

Các vi sinh vật phát triển trong môi trường háo khí cũng sản sinh ra acid.Quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ có thể tạo ra lượng CO2 đủ để làm giảm cácgiá trị pH một cách đáng kể Các vi khuẩn phát triển trong điều kiện nồng độ oxy

Trang 16

vi khuẩn

thấp có thể chỉ oxy hóa từng phần chất tác dụng và thường giải phóng các sản phẩmtrao đổi chất trung gian mang tính acid Ngay cả khi có đủ oxy trong thời kỳ pháttriển háo khí bình thường, một số vi khuẩn có thể tạo ra các sản phẩm hữu cơ mangtính acid, sau đó những sản phẩm này được mang vào tế bào và tiếp tục quá trìnhchuyển hóa Trong một hỗn hợp các vi khuẩn, các sản phẩm do một loại vi sinh vậttạo ra có thể sẽ được loài khác sử dụng Một ít loài vi khuẩn sản sinh lượng acidlớn gây nên giá trị pH thấp không thích hợp cho sự phát triển của những vi khuẩnkhác Các vi sinh vật cũng có thể làm tăng pH của môi trường xung quanh dochúng tạo ra các sản phẩm mang tính kiềm hay do chúng loại bỏ những ion nào đó

ra khỏi môi trường Nguyên nhân chung nhất để pH tăng lên là sự chuyển hóa cácprotein, các peptit hoặc các acid amin (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003)

1.5.2 Nhu cầu oxy hóa học (COD)

Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy cần thiết (cung cấp bởi các chấthóa học) để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước tạo thành CO2 và H2O COD làmột đại lượng dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước COD biểu thị cảlượng chất hữu cơ không thể oxy hóa bằng vi khuẩn Chất oxy hóa thường dùng ởđây là permanganate hoặc bicromat (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2003)

1.5.3 Nhu cầu oxy sinh học (BOD)

Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn có trong nước phânhủy các chất hữu cơở điều kiện yếm khí Trong môi trường nước, khi quá trình oxyhóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxy hòa tan Phản ứng này xảy ra nhưsau:

Chất hữu cơ + O2 CO2 +H2O

Vận tốc của quá trình oxy hóa nói trên phụ thuộc vào số vi khuẩn có trong nước vànhiệt độ của nước

Trang 17

BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước.BOD có thể xác định bằng phương pháp hóa học khi sử dụng kali permanagat,xanh metylen, xác định từ COD Hoặc có thể dùng phương pháp sinh học, dùngchai BOD hay phương pháp hô hấp Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiềuthời gian Sau 5 ngày khoảng 70-80% các chất hữu cơ bị oxy hóa, do đó BOD5 biểuthị một phần tổng BOD (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2003)

1.5.4 TSS (chất rắn lơ lững)

Chất rắn trong nước tồn tại ở dạng lơ lững và dạng hòa tan do các chất rửatrôi từ đất, sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ, động thực vật và doảnh hưởng của nước thải sinnh hoạt và công nghiệp Chúng có ảnh hưởng xấu đếnchất lượng nước mặt hoặc nước thải Các nguồn nước có hàm lượng chất rắn caothường có vị và có thể tạo nên các phản ứng lý học không thuận lợi cho người sửdụng Nước cấp có hàm lượng lơ lững cao gây nên cảm quan không tốt Ngoài rahàm lượng cặn lơ lững còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho việc kiểm soát quátrình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Có thể xem tất cả các chất ngoại trừ nước có trong chất lỏng đều thuộc chấtrắn Tuy vậy ở đây ta xem những thành phần tồn dư sau khi làm bay hơi và sấy ở

103 ÷ 105oC là chất rắn Những chất rắn này được phân thành các loại chất rắn hòatan, chất rắn bay hơi, chất rắn không bay hơi và chất rắn lơ lửng

Chất rắn lơ lửng là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) trong nước thải Khi vậntốc của dòng chảy bị giảm xuống (do nó chảy vào các hồ chứa lớn) phần lớn cácchất rắn lơ lửng sẽ bị lắng xuống đáy hồ; những hạt không lắng được góp phần tạothành độ đục của nước Các chất lơ lững hữu cơ sẽ tiêu thụ oxy để phân hủy làmgiảm DO của nguồn nước

Việc xác định chất rắn lơ lững đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu hiện tượng

ô nhiễm nước Số liệu về chất rắn lơ lửng là một trong những thông số dùng đểđánh giá cường độ nước thải sinh hoạt và xác định hiệu quả của các thiết bị xử lý

Trang 18

Trong kiểm soát ô nhiễm dòng chảy thì tất cả chất rắn lơ lững được xem là chất rắnlắng đọng vì ở đây thời gian không phải là yếu tố giới hạn (Nguyễn Võ Châu Ngân,2003).

1.5.6 Hàm lượng đạm nitrat (NO3 - )

Nitrat là dạng oxy hóa cao nhất trong chu trình nitơ và thường đạt đên nhữngnồng độ đáng kể trong các giai đoạn cuối cùng của quá trình oxy hóa sinh học(Nguyễn Khắc Cường, 2002) Ngoài ra nitrat tìm thấy trong các thủy vực là sảnphẩm của quá trình nitrat hóa hay do cung cấp từ nước mưa khi trời có sấm chớp

Trong thủy vực có nhiều đạm ở dạng NO3-, chứng tỏ quá trình oxy hóa đãkết thúc Tuy vậy, các nitrat chỉ bền trong điều kiện hiếu khí Trong điều kiện yếmkhí NO3- bị khử thành nito tự do tách ra khỏi nước, loại trừ được sự phát triển củatảo và các loại thực vật khác sống trong nước Nhưng mặt khác khi hàm lượngnitrat trong nước khá cao có thể gây độc hại với người, vì khi vào điều kiện thíchhợp, ở hệ tiêu hoa chúng sẽ chuyển hóa thành nitrit kết hợp với hồng cầu tạo thànhchất không vận chuyển oxy, gây bệnh xanh xao thiếu máu (Đặng Kim Chi, 2001)

1.5.6 Hàm lượng photphat ( PO 4 3- )

Là một trong những nguồn dinh dưỡng cho thực vật dưới nước, gây ô nhiễm

và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực

Hàm lượng photphat có thể là thừa trong nước thải làm cho các loại tảo, các loạithực vật lớn phát triển mạnh làm gây tắc thủy vực Hiện tượng tảo sinh trưởngmạnh do nước thừa dinh dưỡng, thực chất là hàm lượng P ở trong nước cao Sau đótảo và vi sinh vật bị tự phân,thối rửa làm nước ô nhiễm thứ cấp, thiếu oxy hòa tan

và làm cho tôm cá chết (Lê Đức Phẩm, 2007)

1.5.7 Coliform

Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men lactose để

sinh khí ở nhiệt độ 35 ± 0.5oC, coliform có khả năng sống ngoài đường ruột của

Trang 19

động vật (tự nhiên), đặc biệt trong môi trường khí hậu nóng Nhóm vi khuẩncoliform chủ yếu bao gồm Citrobacter, Enterobacter, Escherichia, Klebsiella vàFecal coliforms Chỉ tiêu tổng coliform không thích hợp để làm chỉ tiêu chỉ thị choviệc nhiễm bẩn nguồn nước bởi phân trong khi việc xác định số lượng Fecal

coliform có thể sai lệch do có một số vi sinh vật (không có nguồn gốc từ phân) có

thể phát triển ở nhiệt độ 44oC Do đó số lượng E coli được coi là một chỉ tiêu thíchhợp nhất cho việc quản lý nguồn nước (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003)

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Tổng quan về huyện Mỹ Xuyên

2.1.1 Lịch sử hình thành

Mỹ Xuyên là tên làng thuộc tổng Định Chí, hạt Sóc Trăng từ ngày

18-04-1893, được thành lập do sáp nhập làng Vĩnh Xuyên với một phần làng Hoà Mỹ,một phần làng Thạnh Lợi Từ ngày 01-01-1900, hạt Sóc Trăng đổi thành tỉnh SócTrăng Năm 1916, làng Mỹ Xuyên thuộc tổng Nhiêu Khánh, quận Châu Thành,tỉnh Sóc Trăng

Ngày 07-03-1974, làng Mỹ Xuyên thuộc tổng Nhiêu Khánh, quận Bãi Xàu,tỉnh Sóc Trăng Ngày 01-01-1950, tổng Nhiêu Khánh thuộc quận Châu Thành Saunăm 1956, Mỹ Xuyên là xã thuộc quận Châu Thành, tỉnh Ba Xuyên, đồng thờinhận thêm phần đất của làng Hoà Thuận vừa giải thể Ngày 13-01-1958, quận ChâuThành đổi thành quận Mỹ Xuyên, gồm có 2 tổng với 9 xã: tổng Nhiêu Khánh có 4

xã, tổng Nhiêu Hoà có 5 xã Quận lỵ đặt tại xã Mỹ Xuyên Ngày 27-08-1962, dờiquận lỵ đến Bãi Xàu và đổi tên là Trang Kỉnh

Sau 30-04-1975, Mỹ Xuyên là huyện của tỉnh Hậu Giang Ngày 16-09-1989,huyện Mỹ Xuyên được xác định các đơn vị hành chánh trực thuộc, gồm thị trấn MỹXuyên và 15 xã: Tài Văn, Đại Tâm, Tham Đôn, Viên An, Thạnh Thới An, ViênBình, Thạnh Thới Thuận, Thạnh Phú, Hoà Tú 1, Hoà Tú 2, Ngọc Đông, Ngọc Tố,Gia Hoà 1, Gia Hoà 2, Thạnh Quới Ngày 26-12-1991, Quốc hội Việt Nam banhành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng Huyện

Mỹ Xuyên thuộc tỉnh Sóc Trăng

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1 Vị trí địa lý.

Huyện Mỹ Xuyên nằm gần Trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Sóc Trăng, Phía bắcgiáp thành phố Sóc Trăng và huyện Mỹ Tú, phía nam giáp thị xã Vĩnh Châu và

Trang 21

huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu Phía Đông giáp huyện Trần Đề, phía Tây giáphuyện Thạnh Trị.

- Diện tích: 37.095,15 ha diện tích tự nhiên

- Dân số: 156.370 nhân khẩu

Huyện bao gồm 10 xã và 01 thị trấn: thị trấn Mỹ Xuyên và các xã Đại Tâm, ThạnhPhú, Thạnh Quới, Tham Đôn, Hòa Tú 1, Hòa Tú 2, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2, Ngọc Tố

và Ngọc Đông Huyện Mỹ Xuyên có nhiều dân tộc sống hòa đồng với nhau gồm

có dân tộc Kinh 10.211 người, chiếm 65,36% dân số; dân tộc Khmer 51.807 ngườichiếm 33,13% dân số; dân tộc Hoa 4.336 người, chiếm 2,77% dân số; dân tộc khác

16 người Mật độ dân số 421 người/km2

Hình 2.1: Bản đồ huyện Mỹ Xuyên

Địa hình huyện Mỹ Xuyên bằng phẳng, chênh lệch độ cao, thấp ít Caotrình đất biến thiên từ 0,3 - 1m Nhiều nơi có giồng cát cổ trải dài như các giồng cát

ở Đại Tâm, Tham Đôn, Thạnh Phú, thị trấn Mỹ Xuyên Đất đai của huyện đa phần

bị nhiễm phèn và mặn ở mức trung bình Mỹ Xuyên có hệ thống kênh, rạch pháttriển, đan xen thành mạng lưới dày đặc vừa cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuấtnông nghiệp, thau chua rửa mặn, vừa là tuyến giao thông thủy quan trọng

Trang 22

2.1.2.2 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu của tỉnh Sóc Trăng nói chung và huyện Mỹ Xuyên có đặc điểm khíhậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chia làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từtháng 5 đến tháng 11 Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 2011-2014 dao động trong

khoảng 27,0-27,4°C Nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 4 (36,4°C) và nhiệt độthấp nhất vào tháng 1 (18,2°C)

Nắng: Tổng giờ nắng bình quân trong năm giai đoạn 2011-2014 trong

khoảng 2.326,1-2.611,9 giờ

Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.540,2 – 1.893,2 mm, chênh lệch

lớn theo mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có thángkhông mưa

Gió: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các

hướng gió chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chialàm hai mùa rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam Mùa mưa chịu ảnhhưởng của gió mùa Tây Nam là chủ yếu Mùa khô thì chịu ảnh hưởng của gió mùaĐông Bắc là chủ yếu

Các yếu tố khác: huyện Mỹ Xuyên cũng như khu vực tỉnh Sóc Trăng nằm

trong khu vực rất ít gặp bão Theo tài liệu về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong

100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào Sóc Trăng (năm 1952, 1997) gây thiệt hạirất lớn Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng Lốc tuy nhỏ nhưngcũng gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân

2.1.2.3 Chế độ thủy văn

Nguồn nước mặt của huyện Mỹ Xuyên và tỉnh Sóc Trăng nói chung tươngđối dồi dào với hệ thống kênh rạch chằng chịt Sông rạch tỉnh Sóc Trăng nằm trongvùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, cao độ mực nước của hai

Trang 23

đỉnh triều và hai chân triều không bằng nhau, biên độ triều trung bình từ 194 220cm Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự phatrộn giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về.Dòng của sông Hậu khá mạnh vào mùa mưa, đây cũng là thời kỳ mùa lũ ở sôngHậu Do ảnh hưởng bởi dòng thủy triều và hải triều nên nước trên sông bị nhiễmmặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa

-Phần sông rạch giáp biển bị nhiễm mặn quanh năm, do đó không thể phục vụcho tưới nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây tạo thuận lợi trongviệc nuôi trồng thủy sản.Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều biển Đông,dòng chảy sông Hậu và mưa nội đồng Thuỷ triều biển Đông có biên độ lớn nênvùng ven biển, ven cửa sông Hậu có biên độ 1,5 m đến 3,0m Tuy nhiên khi vàosâu trong nội đồng biên độ giảm nên chỉ có biên độ khoảng 0,5 - 1,5m vào mùa khô

và 0,3m - 0,7m vào mùa mưa Sự tác động mạnh của thuỷ triều đã kéo theo sự xâmnhập mạnh mẽ của nước mặn vào tỉnh Sóc Trăng theo các hướng truyền chính là từsông Mỹ Thanh và vào các kênh rạch thông với cửa sông Hậu Với chế độ thuỷ vănnày cũng tạo điều kiện cho việc tháu chua, rửa mặn và cải tạo môi trường nướcmặt Tuy nhiên, nếu không có hệ thống công trình quản lý và vận hành tốt thì mặn

có thể xâm nhập sâu vào trong nội đồng

2.1.3 Tình hình kinh tế xã hội

2.1.3.1 Kinh tế- xã hội

Kết quả nổi bật trong lĩnh vực phát triển kinh tế của huyện trong 5 năm(2010-2015) đã nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp, trong đó chuyển đổi cơcấu giống, đưa giống lúa thơm đặc sản ST có chất lượng cao vào sản xuất trên 74%diện tích; tổ chức hội thảo, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được1.201 lớp, thu hút 38.332 lượt nông dân tham dự; hỗ trợ vốn cho nông dân đưa cơgiới hóa vào sản xuất, thu hoạch lúa đạt trên 90% diện tích canh tác Huyện quyhoạch, chỉ đạo các xã nằm cặp kênh Thạnh Mỹ: Hòa Tú 1, Hòa Tú 2, Gia Hòa 1,Gia Hòa 2, Ngọc Tố, Ngọc Đông; liên xã dọc tuyến kênh 19-5: Tham Đôn, Đại

Trang 24

Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Qưới xây dựng vùng sản xuất lúa thơm đặc sản tập trungtheo mô hình cánh đồng mẫu lớn; kết hợp nuôi trồng thủy sản, đưa cây màu xuốngruộng, trồng màu trên bờ bao nuôi tôm Đặc biệt là phát triển và giữ vững mô hìnhtôm lúa bền vững với diện tích hơn 10 nghìn ha Nhờ vậy, năng suất lúa tăng bìnhquân 0,83 tấn/ha so với năm 2010, nâng tổng sản lượng lúa đến nay lên 156.773tấn/năm, trong đó lúa thơm đặc sản chiếm 68%; tổng sản lượng tôm nuôi đạt25.600 tấn, tăng 12.443 tấn so với năm 2010, đạt 169,54% chỉ tiêu Nghị quyết, gópphần tăng giá trị sản lượng thu hoạch bình quân đạt 140 triệu đồng/ha Mỹ Xuyênxây dựng được 17 hợp tác xã, 108 tổ kinh tế hợp tác, 28 trang trại theo tiêu chí mới,bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, góp phần tạo nguồn thu lớncho địa phương.Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trung bình hằng năm đạt11,55% Cơ chế chính sách về huy động nguồn lực và thu hút đầu tư bước đầuđược tạo lập và tổ chức thực hiện có hiệu quả Tổng thu ngân sách trên địa bànhuyện 5 năm qua đạt 219,8 tỷ đồng, hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết ;GDP bình quân đầu người 1.400 USD, đạt 121,74% chỉ tiêu Nghị quyết Năng lựcsản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được cải thiện,nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch, tạo đà thuận lợi chophát triển ở những năm sau.

Một trong những thành tựu nổi bật nữa của Mỹ Xuyên là xây dựng cơ sở hạtầng, chăm lo tốt đời sống xã hội 5 năm qua, từ nhiều nguồn lực, Mỹ Xuyên đã đầu

tư 3.824 tỷ đồng, thực hiện 241 công trình trọng điểm: trường học, trạm y tế, điện,đường giao thông, trụ sở làm việc các xã đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu pháttriển kinh tế-xã hội, phục vụ dân sinh Đến nay, hàng chục công trình được đầu tưxây dựng và đưa vào sử dụng hiệu quả, như tuyến đường huyện lộ 15 (Hòa Tú 1 -Ngọc Đông), huyện lộ 20 nối dài (Cà Lăm - Gia Hội), đường 940, cầu Nhu Gia,Chàng Ré, Chợ Kinh Đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ Dương Kiển - Hòa Tú 2, Cổ

Cò - Ngọc Tố, thị trấn Mỹ Xuyên, Hòa Khanh - Thạnh Qưới, khu phố chợ thương

Trang 25

mại Hòa Tú 1, Gia Hòa 1 làm cho bộ mặt làng quê đổi thay nhanh chóng

Sự nghiệp giáo dục-đào tạo đạt được nhiều kết quả phấn khởi, mặt bằng dân tríđược nâng cao, tạo tiền đề phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn Hằng năm, huyệnđược công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở.Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đẩy mạnh và đạt nhiều tiến bộ, các loạidịch bệnh nguy hiểm được kịp thời khống chế và dập tắt Phong trào xây dựng giađình, khu dân cư, cơ quan văn hóa tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, khơi dậynhững giá trị văn hóa của dân tộc và nét bản sắc của vùng đất Mỹ Xuyên giàutruyền thống anh hùng cách mạng Toàn huyện có 91,62% số hộ gia đình, 70,87%

số ấp, 100% số cơ quan, trường học được công nhận danh hiệu văn hóa Các chínhsách xã hội, công tác chăm sóc, giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ, Bà Mẹ ViệtNam Anh hùng được đặc biệt quan tâm và đạt kết quả tốt Công tác xóa đói, giảmnghèo, tạo việc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội có tiến bộ Tỷ lệ hộ nghèohằng năm giảm rõ rệt, năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 27,93%, đếnnay chỉ còn 10,63% Đời sống vật chất và tinh thần đại bộ phận nhân dân khôngngừng được cải thiện, nâng cao Quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị và trật

tự, an toàn xã hội luôn được giữ vững

Xác định đầu tư hạ tầng là “đòn bẩy” cho phát triển kinh tế, những năm quahuyện Mỹ Xuyên đã tranh thủ mọi nguồn vốn để nâng cấp hệ thống hạ tầng Từđầu năm 2009, huyện đã thực hiện chuyển tiếp 17 công trình; khởi công mới 67công trình, bao gồm 6 công trình cầu giao thông, 17 công trình đường giao thông, 6kênh thủy lợi, 21 trường học và 17 công trình hạ tầng kỹ thuật khác, ngoài ra cònthực hiện dự án hỗ trợ sản xuất, đào tạo cán bộ thông qua nguồn vốn Chương trình

135

2.1.3.2 Giáo dục

Năm 2009, Mỹ Xuyên tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, phổ cập giáodục tiểu học, trung học cơ sở Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trường học

Trang 26

theo dự án đã được Ủy ban Nhân dân huyện phê duyệt và giao nhiệm vụ làm chủđầu tư Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện có nhiều nhà chùa đã hiến đất xâydựng trường học Cụ thể, chùa Tầm Vu (xã Thạnh Thới An) hiến trên 800 m2, chùaCần Giờ (xã Tham Đôn) hiến gần 2.500 m2, chùa Tắc Gồng (cũng ở xã Tham Đôn)hiến 8.000 m2, chùa Cần Đước (xã Thạnh Phú) đã hiến tặng trên 10.000 m2

Bên cạnh đó, huyện cũng tăng cường xây dựng và kiện toàn mạng lưới y tế

cơ sở, nâng cấp và xây dựng các trạm y tế theo kế hoạch năm 2009, tăng cườngcông tác chỉ đạo các xã phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh dễ phát sinh vàođầu mùa mưa như sốt xuất huyết, sốt rét và cúm A/H1N1 Tiếp tục triển khai cácbiện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường tuyên truyền, vận độnglồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản – kế hoạch hoá gia đình Phối hợpvới các địa phương đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng chốngHIV/AIDS tại cộng đồng dân cư

Công tác dạy nghề cho lao động cũng được quan tâm, Trung tâm dạy nghềhuyện Mỹ Xuyên được đánh giá là một trong những trung tâm đào tạo nghề có chấtlượng và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Trung tâm thường xuyên mở các lớpdạy nghề: may dân dụng, may công nghiệp, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, sửa chữa

xe máy, cắt uốn tóc, tin học, đan lát, thủ công mỹ nghệ… Ngoài ra, trung tâm còn

mở các lớp tập huấn, định hướng giải quyết việc làm, giảm nghèo cho 200 lao độngKhmer nghèo Trung tâm cũng liên kết với Trường đào tạo nghề Quân Khu 9 mởcác lớp cơ khí ngắn hạn, lớp cài đặt máy vi tính văn phòng, lớp kỹ thuật nôngnghiệp; phối hợp với Hợp tác xã Ngọc Bích tổ chức dạy nghề đan bẹ chuối làmhàng thủ công mỹ nghệ, giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng trăm phụ nữ Đồngthời, Trung tâm còn tư vấn, hỗ trợ cho các học viên đi xuất khẩu lao động tạiMalaysia

2.1.3.3 Du lịch

Trang 27

Về thị trấn Mỹ Xuyên, tham quan nhiều ngôi chùa nổi tiếng cả ba dân tộcKinh, Khmer, Hoa Nơi đây có ngôi như chùa Phật của người Việt xây dựng năm

1886 gọi là chùa Phước Lâm cổ tự; tiếp đến là chùa Luông Bassac Bãi Xàu củangười Khmer được xây dựng 1892, là nơi tu hành học tập và thờ cúng đáp ứng nhucầu tâm linh tín ngưỡng của Khmer trong thời kỳ khai hoang lập phum sóc Mangnét thân quen theo lối kiến trúc đình miếu nổi bật với gam màu đỏ với nhiều dòngchữ Hán là Chùa Thiên Hậu Quảng Châu và chùa Thiên Hậu Triều Châu, chùa ÔngBổn, chùa Xén Cón tạo nên sự đa dạng về nét văn hóa của người Hoa trên vùng đấtBãi Xàu xưa Chùa Ba Thắc ngôi chùa trùng tên gọi của một cửa sông đã mất trong

9 cửa sông Mê Kông.… Những quần thể kiến trúc này ra đời từ khoảng thế kỷXIX, đã tạo sự hấp dẫn cho du khách trên tuyến đường tìm về với thương cảng BãiXàu ngày nào

Chùa Sro Lon hay còn gọi với cái tên dân gian chùa Chén Kiểu Đây là ngôichùa của người Khmer mang đậm nét nghệ thuật điêu khắc cách tân với nguyênliệu trang trí chủ yếu bằng các loại chén, dĩa kiểu Trong chùa, còn lưu giữ bộ cổvật của Công tử Bạc Liêu với bộ trường kỷ, tủ cẩm và giường ngủ mùa đông vàmùa hè Bên cạnh những nét kiến trúc đặc sắc của các ngôi chùa

2.2 Hiện trạng nước mặt tại tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng có mạng lưới sông rạch chằng chịt, mật độ >2 km/km2 chủ yếu làkênh rạch nhỏ, phân bố khá đều trên toàn tỉnh Hầu hết dòng chảy trên các sôngkênh rạch là dòng chảy hai chiều, trong phần lớn thời gian trong năm Diện tích bềmặt của kênh rạch là 23.478 ha chiếm 7,09% diện tích toàn tỉnh, là một tỉnh có diệntích sông kênh rạch lớn trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với 25 con sông

có chiều dài từ 10 km đến 81 km thuộc lưu vực sông Hậu và sông Mỹ Thanh, bêncạnh đó là hệ thống thủy lợi cấp 1, 2 và kênh nội đồng

Theo báo cáo của sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Sóc Trăng, năm 2015thì môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay đang đối mặt với tình

Trang 28

trạng ô nhiễm do việc gia tăng các nguồn thải, đặc biệt là ô nhiễm chất hữu cơ, dinhdưỡng Ở các đoạn sông, kênh rạch chảy qua các khu đô thị, dân cư, khu vực tậptrung hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp thì chất lượng môitrường nước mặt chịu sự tác động tổng hợp từ các nguồn thải nên có sự suy giảmđáng kể, có nơi đã ở mức ô nhiễm nghiêm trọng và kéo dài qua các năm như kênh 8mét, thành phố Sóc Trăng Ngoài ra chất lượng môi trường nước mặt còn chịu ảnhhưởng từ đặc điểm thủy văn, khả năng tự làm sạch của sông, kênh, rạch cũng nhưhiệu quả kiểm soát các nguồn thải đổ vào nguồn nước

2.3 Hiện trạng nước mặt tại sông Nhu Gia

Nhu Gia là một trong những nhánh chính của sông Mỹ Thanh, nối kênhQuản Lộ Phụng Hiệp với sông Mỹ Thanh Sông Nhu Gia là đường dẫn ngọt từkênh Quản lộ Phụng Hiệp cho một phần các huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, song cũng làđường dẫn mặn từ sông Mỹ Thanh vào nội đồng

Sông Nhu Gia là nguồn tiếp nhận chất thải từ quá trình sinh hoạt của ngườidân, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và nước thải từhoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Một số hộ gia đìnhchăn nuôi nhỏ lẽ, chất thải từ gia súc, gia cầm điều thải xuống nguồn nước Một số

hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ, lấy nguồn nước từ kênh rạch xả thải trực tiếp ra môitrường Một vấn đề bất cập nữa là nhà ở trên sông, rạch; họ thường xây dựng nhà

vệ sinh thải trực tiếp các chất thải sinh hoạt xuống nguồn nước, lâu ngày tạo mùihôi thối, khó chịu nếu chất thải không được khuếch tán đi nhất là khu vực gần chợNhu Gia

Dọc khu vực chợ Nhu Gia điều mà ta dễ nhận thấy là là những bãi rác trên

bờ sông Chủ yếu là rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình bao gồm: thức ăn thừa,giấy, đồ hộp, bọc nilon… khi thủy triều lên hoặc khi trời mưa, nước mưa chảy tràncuốn theo các chất thải này xuống sông Chưa kể một số người dân còn trực tiếpvứt rác thải xuống sông và việc xả trực tiếp nguồn nước thải chế biến thủy sản từ

Trang 29

doanh nghiệp tư nhân Tấn Nhất Phương gây ô ra mùi hôi thối khó chịu, việc sửdụng nhiều hóa chất trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản làm suygiảm số lượng cá trong nước, giảm đa dạng sinh học và nó còn đưa lượng lớn chấtđộc gây hại vào nước Chất lượng nước ngày càng giảm, nước ngày càng đục dohàm lượng các chất hòa tan trong nước cao, xác động vật trôi nổi tạo điều kiện cho

vi sinh vật phát triển có nguy cơ làm phát sinh dịch bệnh cho con người

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thời gian thực hiện

Đề tài được thực hiện từ ngày 23/03/2016 đến ngày 23/04/2016

3.1.2 Địa điểm thu mẫu

Địa điểm thu mẫu tại sông Nhu Gia thuộc khu vực xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyênđược chia thành 3 vị trí sau:

- Vị trí 1: cách chợ Nhu Gia 1000m

- Vị trí 2: cách chợ Nhu Gia 1200m

- Vị trí 3: tại khu vực chợ Nhu Gia

VT01

Trang 31

3.1.3 Thời gian thu mẫu

Thu mẫu theo 2 đợt

Đợt 1 ngày 06/04/2016

Đợt 2 ngày 10/04/2016

Số lượng mẫu: ở mỗi đợt thu mẫu, khi nước ròng thu 1 mẫu và nước lớn thu

1 mẫu Do đó, số lượng mẫu thu là 03 điểm x 2 mẫu/ngày=12 mẫu

Riêng chỉ tiêu coliform được thu ở đợt 1 khi nước lớn 1 mẫu và nước ròng 1mẫu Số lượng mẫu thu là: 3 điểm x 2 mẫu/ngày= 6 mẫu

Thông số phân tích: pH, TSS, BOD, COD, NO3-, PO43-, coliform

3.1.4 Địa điểm mẫu phân tích

Phòng thí nghiệm môi trường thuộc Trung tâm quan trắc tài nguyên- Sở TàiNguyên và môi trường thành phố Cần Thơ

3.2 Phương pháp và phương tiện nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.1 Phương pháp thu mẫu:

Lấy mẫu theo TCVN 6663-6:2008

Dụng cụ thu mẫu: can nhựa 2 lít đã được rửa sạch Khi lấy mẫu nước thìtráng dụng cụ lấy mẫu 2-3 lần bằng mẫu nước cần lấy

Mẫu nước được thu ở độ sâu 40-50 cm, miệng chai thu hướng về phía dòngnước tới, theo mặt cát ngang của rạch tránh những chất rắn như: rác, lá cây đưa vàodụng cụ thu mẫu Vị trí cách bờ 50-100 cm tại các điểm thu mẫu

3.2.1.2 Phương pháp bảo quản

Tấc cả các mẫu sau khi được thu tại hiện trường được bảo quản lạnh vànhanh chóng vận chuyển về phòng thí nghiệm

3.2.1.3 Phương pháp phân tích

Trang 32

Bảng 3.1: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu.

3000

3.2.2 Phương tiện nghiên cứu

3.2.2.1 Vật liệu nghiên cứu

Dụng cụ thu mẫu: thùng ướp đá, can nhựa, chai thủy tinh

Dụng cụ phân tích: cốc, bình erlen, buret, ống nghiệm, ống pipet, ống đong,bình định mức, giá sấy, bộ dụng cụ phá mẫu COD

3.2.2.2 Thiết bị lấy mẫu

Trang 33

Thiết bị thu mẫu: bình chưa mẫu (bình nhựa) có dung tích 2 lít và chai thủytinh có dung tích 250 ml.

Dụng cụ lấy mẫu được dán nhãn, ghi chép đầy đủ những chi tiết liên quanđến việc lấy mẫu như: thời điểm láy mẫu (nước lớn, nước ròng), vị trí lấy mẫu

Ngày đăng: 12/07/2016, 23:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w