1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường ứng dụng marketing – mix trong hoạt động kinh doanh của siêu thị co opmart hà nội

67 233 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 5,72 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTrong thời gian thực tập tại Siêu thị Co.opMart Hà Nội, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập của mình với đề tài “Tăng cường ứng dụng marketing – mix trong hoạt động kinh doan

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Trong thời gian thực tập tại Siêu thị Co.opMart Hà Nội, em đã hoàn thành

chuyên đề thực tập của mình với đề tài “Tăng cường ứng dụng marketing – mix trong hoạt động kinh doanh của Siêu thị Co.opMart Hà Nội”

Em xin cam đoan các số liệu, tư liệu sử dụng trong chuyên đề này được thu thập từ nguồn thực tế tại Siêu thị Co.opMart Hà Nội Các giải pháp là của bản thân em rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tại siêu thị và không sao chép của bất cứ tác giả nào Nếu phát hiện có hình thức sao chép, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Người thực hiện

Nguyễn Hà Trang

Trang 2

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SIÊU THỊ CO.OPMART HÀ NỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG MARKETING – MIX TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4

1.1 Tổng quan về Siêu thị Co.opmart Hà Nội 4

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống siêu thị Co.opmart, Siêu thị Co.opmart Hà Nội 4

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Siêu thị Co.opmart Hà Nội 6

1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Siêu thị Co.opmart Hà Nội 6

1.2 Kết quả kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội 12

1.3 Tầm quan trọng của việc tăng cường ứng dụng marketing - mix vào hoạt động kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội 14

1.3.1 Vai trò của marketing – mix trong hoạt động kinh doanh siêu thị của Siêu thị Co.opmart Hà Nội 14

1.3.2 Những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING – MIX TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ CO.OPMART HÀ NỘI 18

2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội .18 2.1.1 Đặc điểm của các mặt hàng kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội .18

Trang 3

2.1.2 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh siêu thị của Siêu thị Co.opmart Hà Nội

20

2.2 Thực trạng ứng dụng marketing- mix trong hoạt động kinh doanh của siêu thị Co.opmart Hà Nội 21

2.2.1 Chính sách về sản phẩm 21

2.2.2 Chính sách giá 26

2.2.3 Chính sách phân phối 30

Trang 4

2.2.4 Chính sách xúc tiến thương mại 31

2.2.5 Chính sách về con người 36

2.3 Đánh giá thực trạng ứng dụng marketing – mix trong hoạt động kinh doanh của siêu thị Co.opmart Hà Nội 37

2.3.1 Kết quả đạt được 37

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 39

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG MARKETING – MIX TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ CO.OPMART HÀ ĐÔNG 41

3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội đến năm 2020 41

3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng marketing – mix trong hoạt động kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội đến năm 2020 43

3.2.1 Giải pháp về sản phẩm 43

3.2.2 Giải pháp về giá 44

3.2.3 Giải pháp về phân phối 45

3.2.4 Giải pháp xúc tiến thương mại 46

3.2.5 Giải pháp con người 48

3.2.6 Giải pháp khác 50

3.3 Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành liên quan 51

KẾT LUẬN 54

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU

2010 - 2014 16Bảng 1.3 Một vài siêu thị lớn quanh siêu thị Co.opMart Hà Nội 17Bảng 2.1 Một vài nhà cung cấp và các nhóm sản phẩm chính của siêu thị

Co.opmart trong các năm từ 2010 - 2014 22Bảng 2.2 Tổng doanh thu bán hàng và doanh thu từng ngành hàng của siêu

thị Co.opMart Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014 24Bảng 2.3 Một số sản phẩm giảm giá trong đợt khuyến mãi 30/03 –

03/04/2015 của Siêu thị Co.opMart Hà Nội 28Bảng 2.4 Một số mặt hàng thực phẩm tươi sống giảm giá theo phần trăm

trong đợt khuyến mãi từ ngày 11/04 – 03/05/2015 của Siêu thịCo.opMart Hà Nội 30Bảng 2.3 Đặc điểm các dịch vụ cung cấp tại siêu thị Co.opMart Hà Nội 35Bảng 2.4 Cơ cấu lao động của siêu thị Co.opMart Hà Nội tháng 4/2015 36

B

IỂU ĐỒ :

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu doanh thu 5 ngành hàng của Siêu thị Co.opMart Hà Nội từ

năm 2010 - 2014 (đơn vị tính: %) 25Biểu đồ 3.1 Kế hoạch doanh thu các ngành hàng của Siêu thị Co.opMart Hà

Nội trong năm 2015 (theo %) 43

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Nêu tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu

Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động kinh doanh đóngvai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam là thànhviên chính thức của ASEAN, gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vàongày 07/11/2006 Đây có thể coi là một bước ngoặt quan trọng đối với một nướcđang trên đà phát triển, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Việt Namngày càng tăng trưởng, hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới Mở ra nhiều

cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời với đó là sự cạnhtranh gay gắt hơn Mặt khác, năm 2008 bắt đầu diễn ra khủng hoảng kinh tế toàncầu và hậu quả của nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nhiều nước vàkhu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam Kinh tế khó khăn, nhiều doanhnghiệp phá sản, người dân thắt chặt chi tiêu, trong điều kiện đó, để có thể đứngvững và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh ngiệp cần phải tìm chomình một hướng đi đúng đắn, một chiến lược kinh doanh hợp lý

Siêu thị Co.opmart Hà Nội là một doanh nghiệp thương mại hoạt độngtrong lĩnh vực bán lẻ ở miền Bắc, địa bàn hoạt động kinh doanh chủ yếu là cácquận nội thành Hà Nội, là địa điểm mà tất cả các hệ thống siêu thị đã có mặt lâuđời như: Big C, Metro, Fivimart đều đang tìm hướng phát triển thêm Tháng 1năm 2015, thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa hoàn toàn, nhiều tập đoàn lớn trênthế giới như Lotte của Hàn Quốc, Aeon của Nhật Bản, hay Wal Mart của Mỹ sẽđầu tư vào Việt Nam, điều này đồng nghĩa với thị phần trong ngành bán lẻ của hệthống các siêu thị sẽ bị giảm đi phần nào

Trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường thìmột trong các nhân tố để nâng cao năng lực cạnh tranh là Marketing Marktinghay marketing- mix là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng đểđạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu, hạn chế điểm yếu, phát huythế mạnh và tận dụng được cơ hội hấp dẫn trên thị trường Nó đóng vai trò quantrọng trong việc xây dựng và phát triển của một doanh nghiệp

Siêu thị Co.opMart Hà Nội cũng đã chú trọng và ứng dụng công tácmarketing- mix trong hoạt động kinh doanh cũng như bán hàng, công ty đã đạtđược những thành công nhất định thu hút được khách hàng đến thăm quan vàmua sắm, nhiều hộ gia đình đã lựa chọn Co.opMart Hà Nội là địa chỉ mua sắmđáng tin cậy, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định về giá bán, sản phẩm,

Trang 8

hay các dịch vụ chăm sóc khách hàng Vì vậy sau thời gian thực tập tại Siêu thị

Co.opmart Hà Nội, em quyết định chọn đề tài “Tăng cường ứng dụng Marketing –mix trong hoạt động kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội” để nghiên cứu nhằm thu hút thêm khách hàng, khắc phục được những hạn

chế và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: từ thực tế hoạt động kinh doanh nói chung và ứngdụng marketing- mix trong hoạt động kinh doanh của siêu thị Co.opMart Hà Nộinói riêng để tài đề xuất các giải pháp để tăng cường ứng dụng marketing – mixtại siêu thị Co.opmart Hà Nội Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cần cụ thể hóacác nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu khái quát chung về Siêu thị Co.opMart Hà Nội qua các nộidung: lịch sử hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộmáy công ty; phân tích kết quả kinh doanh của siêu thị trong giai đoạn từ năm

2010 đến năm 2014, sự cần thiết phải tăng cường ứng dụng marketing - mixtrong hoạt động kinh doanh của siêu thị

- Nghiên cứu thực trạng ứng dụng marketing- mix vào hoạt động kinhdoanh của Siêu thị Co.opMart Hà Nội, bao gồm các nội dung: đặc điểm mặt hàng

và lĩnh vực kinh doanh, thực trạng ứng dụng marketing –mix trong các chínhsách; đánh giá kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân

- Từ nguyên nhân của những hạn chế, kết hợp với phương hướng kinhdoanh của siêu thị sắp tới, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụngmarketing-mix vào hoạt động kinh doanh của Siêu thị Co.opMart Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là thực trạng kết quả kinh doanh và ứng dụng các

công cụ marketing-mix trong hoạt động kinh doanh, cụ thể là các chính sách vềsản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách về con người và xúctiến thương mại của Siêu thị Co.opmart Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu thực trạng ứng dụng marketing-mix trong hoạt động

kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014 và đề xuấthướng giải pháp đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong chuyên đề đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp sau: thống kê, sosánh, dự báo và phân tích tổng hợp dựa trên những số liệu thu thập được từ kếtquả kinh doanh của Siêu Thị Co.opmart Hà Nội

Trang 9

5 Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần lời mở đầu, phụ lục và kết luận, kết cấu bài chuyên đề gồm

ba chương:

- Chương 1: Khái quát chung về siêu thị Co.opmart Hà Nội và sự cầnthiết khách quan phải tăng cường ứng dụng Marketing – Mix trong hoạt độngkinh doanh

- Chương 2: Thực trạng ứng dụng Marketing – mix trong hoạt động kinhdoanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội

- Chương 3: Phướng hướng và giải pháp nhằm tăng cường ứng dụngMarketing – mix trong hoạt động kinh doanh của Siêu thị Co.opmart

Trang 10

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SIÊU THỊ

CO.OPMART HÀ NỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG MARKETING – MIX

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH1.1 Tổng quan về Siêu thị Co.opmart Hà Nội

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống siêu thị Co.opmart, Siêu thị Co.opmart Hà Nội

1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Liên hiệp hợp tác xã (HTX) Thương mại SaigonCo.op (đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Co.opmart)

- Tên chính thức: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ ChíMinh (HTX HCM)

- Tên giao dịch: Saigon Union of Trading Co-opratives

Hình 1.1 Hình ảnh nhãn hiệu của Siêu thị Co.opmart Hà Nội từ năm

2012 đến nay

Ý nghĩa bộ nhận diện thương hiệu mới Co.opmart

Qua quá trình 2 năm chuẩn bị với sự tư vấn của nhà tư vấn chiến lượcthương hiệu hàng đầu thế giới: công ty Landor, hình ảnh mới của Co.opmartđược tiếp nối từ sắc đỏ và xanh thân quen được chuyển hóa thành sắc hồng thắm

Trang 11

biểu trưng cho tâm huyết, sắc xanh dương đậm của niềm tin mạnh mẽ và sắcxanh lá tươi mới đầy năng động

Hình ảnh biểu tượng cho sự tận tâm phục vụ cùng với bản chất nhân văncao đẹp của tinh thần hợp tác xã Không bao giờ tự hài lòng với bản thân, luônkhát khao hướng tới những tầm cao mới song vẫn duy trì giá trị cốt lõi của mình

là thân thiện và tin cậy, bộ nhận diện thương hiệu và các trải nghiệm mua sắmmới đều xuất phát từ niềm đam mê tận tâm phục vụ

Tầm nhìn “Với lòng tận tâm phục vụ và khát khao vươn lên, Co.opmartkhẳng định Thương hiệu siêu thị dẫn đầu tại Việt Nam và phát triển ra khu vực,nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng và cộng đồng”

Cam kết “Co.opmart gắn bó và chăm sóc khách hàng bằng sự tận tâm vàthấu hiểu Chúng tôi luôn nỗ lực cải tiến nhằm mang lại sự hài lòng và những lợiích thiết thực cho khách hàng và cộng đồng

Tính đến tháng 12/2014, hệ thống Co.opmart có 74 siêu thị bao gồm 31Co.opmart ở TP HCM và 43 Co.opmart trên các tỉnh/thành cả nước

1.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển siêu thị Co.opmart Hà Nội

- Tên chính thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Sài GònCo.opMart Hà Nội (Siêu thị Co.opmart Hà Nội)

- Tên giao dịch: Sai Gon Co.op Ha Noi Company Limited

- Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng Thành viên góp vốn gồm Liên hiệp

HTX HCM với giá trị 15.300.000.000 đồng chiếm 51%, và Công ty Cổ phần đầu

tư phát triển Sài Gòn Co.op góp 14.700.000.000 đồng, chiếm 49%

Trang 12

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Siêu thị Co.opmart Hà Nội

mỳ và các thực phẩm công nghệ khác , cung cấp dịch vụ mang đến sự tiện lợi

và hài lòng cho khách hàng khi mua sắm tại siêu thị Co.opmart Hà Nội

- Nghiên cứu thị trường nhằm phát hiện các nhu cầu hiện tại và nắm bắtđược các nhu cầu trong tương lai của khách hàng đối với các mặt hàng đang kinhdoanh để có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đó

và dịch vụ để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, tuân thủ các quy định về bảo

vệ môi trường cũng như các chính sách cho người lao động về thời gian làm việc,thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, thưởng, chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện

và môi trường làm việc

- Làm cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng

1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Siêu thị Co.opmart Hà Nội

Siêu thị Co.opMart Hà Nội có cơ câu tổ chức giống như các siêu thịkhác trong hệ thống siêu thị SaigonCo.op, gồm 1 Giám đốc và 2 phó giámđốc điều hành

Trang 13

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của siêu thị Co.opmart Hà Nội

(Nguồn: phòng tổ chức hành chính) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trực thuộc

+ Giám đốc: là người điều hành và quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề

liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, cũng như là người chịu tráchnhiệm toàn diện về các mặt hoạt động kinh doanh của siêu thị với ban TổngGiám đốc SaigonCo.op và khách hàng

+ Phó giám đốc: chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc về hoạt động

kinh doanh của các ngành hàng do mình phụ trách: doanh số, tồn kho, tốc độluân chuyển hàng hóa, trưng bày hàng hóa, chủng loại, giá cả, chất lượng, nguồnhàng, tỷ lệ lợi nhuận, các chương trình khuyến mãi, giảm giá, Thực hiện quản

lý chất lượng theo ISO và Concept

+ Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Kế toán trưởng của

Liên hiệp về việc tổ chức công tác kế toán tại đơn vị trực tiếp làm việc Tham

Trang 14

tài chính của siêu thị đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng pháp luật Thựchiện các báo cáo định kỳ cho các Phòng ban chức năng của Liên hiệp HTXThương mại TP.HCM, đệ trình Giám đốc phê duyệt.

+ Bộ phận hành chính:

- Tham mưu cho ban Giám đốc về việc thực hiện tổ chức, cán bộ laođộng, tiền lương, thanh tra, giám sát, bảo vệ các công tác quản lý hànhchính khác

- Tham mưu cho lãnh đạo xây dựng, cơ cấu tổ chức bộ máy, bố trí sắp xếplao động thực hiện tốt chức năng đơn vị

- Tham mưu cho lãnh đạo thực hiện các chế độ, chính sách cho người laođộng về các lĩnh vực: y tế, lao động tiền lương, thưởng, giờ nghỉ, điều kiện môitrường làm việc tốt, đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước

- Tham mưu cho lãnh đạo xây dựng, kế hoạch tuyển dụng và đạo tạonguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn, phù hợp vớimục tiêu và phương hướng phát triển của công ty

- Tham mưu cho lãnh đạo xây dựng hệ thống nội quy, quy định để quản lý,kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với công ty

- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn chỉ đạo về mặt nghiệp vụ cho các đơn vị cơ

sở để đảm bảo thực hiện đúng nội quy, quy chế của Tổng công ty và các siêu thịtrong hệ thống

- Được quyền yêu cầu các phòng ban, đơn vị trực thuộc cung cấp cácthông tin, tài liệu có liên quan đến công tác an toàn lao động, phòng cháy chữacháy và các công tác hành chính khác

- Báo cáo cho lãnh đạo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công côngviệc theo từng giai đoạn và thời gian cụ thể

- Thực hiện tốt các quy định của nhà nước về quy trình quản lý liên quan

Trang 15

đến thu, chi, các báo cáo sổ sách, giấy tờ kế toán để đối chiếu, kiểm tra việc giaonhận vốn do công ty giao

- Lập kế hoạch cân đối, quản lý chế độ tài chính của công ty

- Có thể trực tiếp hoặc kết hợp kiểm tra các bộ phận khác của công ty vềhoạt động liên quan đến tài sản, tiền vốn

- Được quyền từ chối thanh toán các khoản không đảm bảo thủ tục chứng

từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật và công ty

- Thường xuyên kiểm tra, đảm bảo thời gian sử dụng và vệ sinh an toànthực phẩm cho hàng hóa

- Có quyền kiểm tra và từ chối những đơn hàng, nhà cung cấp chất lượngkém, hư hỏng

- Tư vấn và giải đáp các thắc mắc về hàng hóa cho khách hàng: giá cả, nơisản xuất, thành phần

- Nắm chắc và giải quyết được các vấn đề liên quan đến hàng hóa trongngành hàng phụ trách: đổi trả hàng, bảo hành

- Kết hợp với các bộ phận marketing, quầy dịch vụ, thu ngân, bảo vệ thựchiện đơn đặt hàng qua email, điện thoại

+ Bộ phận Marketing

- Thực hiện các chương trình: khách hàng thân thiết, thành viên và VIP

- Thu thập và giải quyết các ý kiến đóng góp, các khiếu nại, than phiền củakhách hàng nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ

- Tham mưu với ban Giám đốc về các chương trình xúc tiến bán, PR giảmgiá, quà tặng, các chương trình khuyến mãi, các vấn đề liên quan đến việc chothuê mặt bằng tại siêu thị

- Lên kế hoạch và thực hiện các chương trình quan hệ công chúng

- Thực hiện các công tác tại quầy dịch vụ khách hàng: nhận đặt hàng quađiện thoại và email, phát thanh các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng,

Trang 16

gói quà cho khách hàng

- Làm đầu mối liên hệ với các bộ phận khác: bàn giao hàng, kế toán, vitính, ban giám đốc

- Xây dựng và thiết kế cẩm nang mua sắm, trưng bày, trang trí, tạo dựnghình ảnh cho siêu thị

+ Bộ phận bảo trì

- Tham mưu với ban giám đốc về công tác quản lý đầu tư và xây dựng cơbản, sửa chữa và thay mới các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp vớiyêu cầu công việc

- Vận hành, bảo trì các thiết bị điện toán

- Giám sát thi công trong đầu tư, sửa chữa xây dựng cơ bản và các phươngtiện xe của công ty kịp thời, hiệu quả, nhanh chóng đáp ứng được cho công táckinh doanh

- Có quyền lập biên bản đình chỉ thi công, từ chối nghiệm thu các côngtrình không đảm bảo chất lượng, không đúng với bản vẽ thiết kế đã được duyệthoặc các công việc sửa chữa và thay thế phương tiện không phù hợp với quy địnhcủa pháp luật và công ty

+ Bộ phận bảo vệ

- Duy trì tốt các nội quy, quy định của công ty, chịu trách nhiệm về tài sản,giữ gìn an ninh trật tự, ngăn chặn sự gây rối mất trật tự và những kẻ đột nhập bấthợp pháp vào siêu thị

- Phân công lao động hợp lý vào các công việc bàn giao hàng, trông giữ xe,bảo vệ khu ra vào của siêu thị

- Được quyền kiểm tra hàng hóa trước khi khách hàng và nhân viên ra khỏisiêu thị nếu phát hiện những nghi ngờ

- Đảm bảo giao hàng cho khách theo đúng yêu cầu đã thỏa thuận về thờigian, địa điểm và đầy đủ hàng hóa

+ Bộ phận thu ngân

- Thanh toán tiền cho khách hàng sau khi mua hàng

- Phát cẩm nang mua sắm và tờ rơi của siêu thị cho khách hàng

- Kiểm kệ và giao lại tiền cho công ty và sau mỗi ca làm và cuối ngày

- Cung cấp hóa đơn và chịu trách nhiệm cho sai sót khi thanh toán tronghóa đơn

- Có quyền không thanh toán những sản phẩm bị mất mã vạch

Trang 17

+ Bộ phận vi tính

- Đảm bảo hệ thống máy tính và internet hoạt động bình thường và liên tục

- Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy in, máy tính, hệ thống âm thanhkịp thời khi gặp sự cố

- Chạy hệ thống âm thanh, loa đài theo đúng quy định của Liên hiệp HTXSaigonCo.op thống nhất trên toàn hệ thống và của siêu thị đơn vị

Trang 18

1.2 Kết quả kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội

Bảng 1.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội từ năm 2010 - 2014 ST

13 Lợi nhuận sau thuế (đồng) 2.082.705.886 2.700.722.308 3.485.501.643 4.847.955.316 6.547.362.256

14 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/

Doanh thu (%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2010 – 2014: phòng kế toán)

53A

Trang 19

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong năm năm ta thấytrong suốt giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 công ty đều kinh doanh có lãi.Biểu hiện là lợi nhuận trước thuế của công ty trong 5 năm đều dương, của nămsau cao hơn năm trước, và tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu tương đối đồngđều, năm 2010 siêu thị bắt đầu kinh doanh vào tháng 4, kết quả kinh doanh trong

8 tháng năm 2010 khá tốt, tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu đạt 1,65% Sang năm

2011 con số này sụt giảm chỉ còn 1,59%; đến năm 2012 lại tăng vượt trội là1,79%; cao nhất trong năm năm kinh doanh, sang năm 2013 lại chỉ đạt 1,59%,nhưng năm 2014 con số này tăng trở lại 1,71% Mặc dù tỷ suất lợi nhuận qua cácnăm tương đối đồng đều, không có biến động quá lớn, điều này chứng tỏ việc sửdụng nguồn vốn kinh doanh tương đối hiệu quả, nhưng con số này tăng giảm thấtthường, cho thấy việc kinh doanh của công ty không được ổn định, để có thể nắm

rõ hơn tình trạng kinh doanh của công ty, ta cần đi phân tích tình hình doanh thu,chi phí, lợi nhuận của siêu thị

Siêu thị Co.opmart Hà Nội là một doanh nghiệp thương mại hoạt độngtrong lĩnh vực bán lẻ vì vậy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếmphần lớn trong cơ cấu tổng doanh thu (thường chiếm khoảng 98%) Vì vậy doanhthu bán hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi của tổng doanh thu Doanh thucủa năm 2010 chỉ tính trong 8 tháng cuối năm kinh doanh được 134.524.390.242đồng, sang năm 2011 tăng 47.268.240.942 đồng, con số này tăng nhiều là donăm 2011 hoạt động kinh doanh đầy đủ 12 tháng Năm 2012 doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ tăng 28.060.842.348 đồng (tăng 15,44%) so với năm 2011.Trong năm 2013, doanh thu tăng trưởng vượt bậc hơn hẳn năm 2012 là115.976.004.150 đồng tương ứng 55,26%, là năm kinh doanh hiệu quả nhất trongsuốt giai đoạn từ 2010- 2014 Năm 2014 mức doanh thu có tăng , cụ thể tăng84.748.843.303 đồng, tương ứng 26,01% so với năm 2013, nhưng tỷ lệ tăngtrưởng giảm hơn một nửa so với năm 2013, sự sụt giảm này có thể giải thích dotác động sâu của suy thoái kinh tế và sự tham gia mới của một vài siêu thị gần địabàn kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội khiến lượng khách đến mua sắm

và chi tiêu cho siêu thị sụt giảm mạnh

Doanh thu bán hàng bằng tổng giá vốn hàng bán cộng lợi nhuận gộp về bánhàng, trong đó giá vốn hàng bán thường chiếm khoảng 92% trong doanh thu bánhàng; cụ thể trong năm 2010 giá vốn hàng bán là 123.493.100.560 đồng; đếnnăm 2011, con số này là 166.753.464.511 đồng chiếm 91,71% doanh thu Sangnăm 2012 giá vốn hàng bán tăng 25.052.610.303 đồng tương ứng 15,02% so với

Trang 20

năm 2011, trong khi doanh thu tăng 15,44%; điều này đồng nghĩa lợi nhuận gộp

về bán hàng tăng lên, chứng tỏ việc kinh doanh đã hiệu quả hơn Năm 2013, lợinhuận gộp bán hàng tăng 7.218.959.490 đồng tương ứng 40% gấp đôi năm 2012

là 20% Tuy nhiên năm 2014, lợi nhuận gộp về bán hàng chỉ tăng được7.579.898.465 đồng, tương ứng 30% so với năm 2013, con số này cho thấy mứctăng trưởng đã sụt giảm 10%, việc kinh doanh của siêu thị đang có vấn đề

1.3 Tầm quan trọng của việc tăng cường ứng dụng marketing - mix vào hoạt động kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội

1.3.1 Vai trò của marketing – mix trong hoạt động kinh doanh siêu thị của Siêu thị Co.opmart Hà Nội

Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiêp và các nhà kinhdoanh cần hiểu biết sâu rộng về thị trường mình tham gia, những nhu cầu và mongmuốn của khách hàng, nhất là phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới.Mặt khác, môi trường cạnh tranh quyết liệt, khoa học công nghệ thay đổi nhanhchóng, ngày càng có nhiều sản phẩm mới ra đời, nhiều cửa hàng, siêu thị, trung tâmthương mại mới mở ra, tạo nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng, đi liền với đó sựtrung thành của họ cũng giảm sút Các doanh nghiệp muốn tồn tại phải không ngừngthay đổi, “chạy đua” và tìm ra được con đường đúng đắn cho riêng mình

Marketing-mix là một hệ thống đồng bộ các công cụ được doanh nghiệp sửdụng để tác động đến khách hàng và đạt được mục tiêu Trong thị trường phứctạp hiện nay, marketing-mix đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó là công cụmạnh nhất giúp doanh nghiệp chinh phục khách hàng và chiến thắng đối thủ cạnhtranh Marketing- mix bao gồm nhiều yếu tố, trong đó những yếu tố chính màsiêu thị Co.opMart Hà Nội có thế sử dụng để tác động đến khách hàng là: cácchính sách về sản phẩm; chính sách về giá; chính sách về phân phối; chính sách

về con người và các chính sách xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động về

dự trữ, đóng gói, vận chuyển, quảng cáo, phân tích hành vi mua sắm của ngườitiêu dùng, các lợi ích dành cho nhà bán buôn, bán lẻ, các quan hệ công chúng,các chương trình khuyến mãi

Có thể thấy công việc quan trọng nhất của marketing- mix trong ngành dịch

vụ bán lẻ là tăng thêm các giá trị lợi ích cho khách hàng, thực hiện các cam kết,đem lại sự hài lòng và tạo ra lòng trung thành của khách hàng Marketing đượcxem như “tiếng nói của khách hàng” qua quá trình thực hiện các khảo sát, tìmhiểu để nắm bắt nhu cầu, mong muốn của khách hàng Nhờ đó mà siêu thị có thểcung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng với chất lượng tốt nhất

Trang 21

Khách hàng ngày càng có “quyền lực” hơn bao giờ hết Họ có thể quyếtđịnh việc sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ ở đâu, vào lúc nào và thông qua hìnhthức như thế nào Điều này cũng có nghĩa khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơncho chính bản thân mình Họ ít trung thành với một nhãn hiệu và thích tự tìmhiểu thông tin từ bạn bè, người thân, quảng cáo trên mạng internet, báo đài, cácchuyên gia về sản phẩm, dịch vụ mà họ muốn mua Điều này quyết định đến sựthay đổi trong việc thực hiện các chiến lược marketing- mix: trong cách truyềntải thông điệp, trong cách tiếp cận với khách hàng Tuy nhiên, khả năng pháttriển sản phẩm, dịch vụ thông qua các ý tưởng sáng tạo, mới mẻ đồng thời lại phùhợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng là một nhiệm vụ không

hề dễ dàng Những suy nghĩ của khách hàng rất quan trọng, nhất là đối với ngànhdịch vụ bán lẻ; một sản phẩm, dịch vụ mới muốn thành công phụ thuộc rất nhiềuvào việc tổng hợp mọi sự hiểu biết về nhu cầu thị trường Marketing-mix là quátrình từ tìm hiểu được các thông tin rồi biến thành những ý tưởng kinh doanh và

từ những ý tưởng kinh doanh đó tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới khác biệttrên thị trường, đáp ứng chính xác nhu cầu phân khúc thị trường mục tiêu, từ đónhận được những đánh giá tích cực của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mới.Trước tiên gia tăng lợi ích cho khách hàng, sau đó là nguồn lợi doanh thu chochính doanh nghiệp

Marketing- mix đóng một vai trò trung tâm trong các hoạt động chuyển tảithông tin từ doanh nghiệp đến với khách hàng, tác động trực tiếp nhất đến vớikhách hàng Vì vậy chiến lược marketing- mix cần được xây dựng trong cả ngắnhạn và dài hạn để phù hợp với mục tiêu và phương hướng kinh doanh của Siêuthị Co.opMart Hà Nội

1.3.2 Những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội

Sau hơn tám năm gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO), thịtrường bán lẻ Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, Việt Nam luôn xếpthứ hạng cao trong chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ (GRDI), nằm trong Top 32thị trường bán lẻ hấp dẫn đầu tư nước ngoài Siêu thị Co.opMart Hà Nội nằmtrong hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op và là siêu thị đầu tiên trong hệ thống cómặt tại Hà Nội vào năm 2010, đây là giai đoạn đầu của khủng hoảng kinh tế, tuynhiên mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tại Hà Nội lúc đó vẫn chưa bịảnh hưởng sâu Cụ thể qua bảng dưới đây:

Trang 22

Bảng 1.2 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tại Hà Nội

2014 mức tăng trưởng tăng lên nhưng còn chậm và đạt 11,32% Thị trường kinhdoanh bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tại Hà Nội tương đối ổn định và đang có xuhướng tăng trở lại, dù vậy nó vẫn không tránh khỏi bị ảnh hưởng xấu của khủnghoảng kinh tế toàn cầu

Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, tính đến tháng 12/2014, trênđịa bàn thành phố đã có 135 siêu thị và 28 Trung tâm thương mại (TTTM), con

số này gia tăng đáng kể so với năm 2013 chỉ là 94 siêu thị và 16 TTTM Mặtkhác, từ tháng 1/2015, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, ngàycàng nhiều doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài gia nhập, làm cho thị trườngbán lẻ Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng sôi động, đồng nghĩavới đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn Các nhà bán lẻ nước ngoài cónhững lợi thế như: nguồn vốn lớn; nguồn hàng phong phú, đa dạng; trình độquản lý, kỹ năng tiếp thị, quảng cáo, chiến lược kinh doanh, lợi thế về chi phí

và giá bán Đây là thách thức lớn không chỉ với các siêu thị trong nước và với

cả các siêu thị đã đầu tư lâu dài vào Việt Nam như Big C và Metro vàCo.opmart Hà Nội

Quanh khu vực hoạt động của siêu thị Co.opMart Hà Nội hiện nay còn cónhiều siêu thị tương đối lớn về cả diện tích, cơ cấu mặt hàng và có tiếng ở miềnBắc như hệ thống siêu thị Fivimart, Big C hay Metro đã xuất hiện ở miền Bắc từrất lâu, nhiều khách hàng có thói quen đi mua sắm ở các siêu thị này dù nhà gần

Trang 23

Co.opmart Hà Nội hơn Nguồn doanh thu ban đầu của Co.opMart bị chia sẻ mộtphần tương đối cho các siêu thị này.

Bảng 1.3 Một vài siêu thị lớn quanh siêu thị Co.opMart Hà Nội

Siêu thị SapoMart

Số 8 Quang Trung,

Hà Đông, Hà Nội (HN)

Khoảng 30.000 mặt hàng

Hơn 12.000 m² (3 tầng)Siêu thị Big C

222 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, HN

ở gần Big C hơn sẽ chuyển hẳn sang mua sắm tại Big C, do có những mặt hàngtại Big C thường được đánh giá là rẻ hơn với siêu thị Co.opMart Hà Nội

Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu mua sắm xanh,sạch và văn minh cũng sẽ tăng lên, điều này có lợi hơn cho Co.opMart khi kháchhàng sẽ lựa chọn đến những địa chỉ tin cậy để mua sắm thực phẩm, đi cùng với

đó, yêu cầu về cả chất lượng hàng hóa cũng như các dịch vụ chăm sóc kháchhàng đòi hỏi phải nâng cao và phát triển hơn nữa để giữ được nhóm khách hàngtrung thành đồng thời thu hút thêm khách hàng mới đến với siêu thị

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING – MIX TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ CO.OPMART HÀ NỘI

2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội

2.1.1 Đặc điểm của các mặt hàng kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nội

Với phương hướng kinh doanh của siêu thị Co.opmart Hà Nội luôn thỏamãn khách hàng và hướng đến sự hoàn hảo, siêu thị đã đưa ra chính sách chấtlượng như sau: “Hệ thống Co.opmart – nơi mua sắm đáng tin cậy”, “Hàng hóaphong phú, chất lượng và giá cả phải chăng, phục vụ ân cần, luôn đem lại giá trịgia tăng cho khách hàng” Mặt hàng kinh doanh của Siêu thị Co.opmart Hà Nộirất phong phú và đa dạng Trong khu vực tự chọn của siêu thị có nhiều ngànhhàng phục vụ gần như đầy đủ tất cả nhu cầu cho cả gia đình Cụ thể được chiathành năm ngành hàng chính: thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, nhómhàng may mặc, nhóm hàng đồ dùng, nhóm hàng hóa mỹ phẩm

- Ngành hàng thực phẩm tươi sống và nấu chín: rau ngót, rau muống, su su,bí củ quả: các loại trứng thịt gia cầm, gia súc; thủy hải sản của vùng nước mặn,nước ngọt, nước lợ sơ chế, thịt tẩm ướp và có cả nấu chín đáp ứng tương đốiđầy đủ nhu cầu thức ăn cơ bản hàng ngày cho người tiêu dùng Với nguồn hàngđược đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: xanh, sạch; hoa quả được chuyển từcác vùng miền trên khắp cả nước và nhập khẩu của một số nước đảm bảo trên thếgiới như nho Nam Phi, cam Ai Cập hay táo Newzeland… Những mặt hàng nàyđều là hàng tươi sống mà người dân phải tiêu dùng hàng ngày, luôn đáp ứng nhucầu thiết yếu cho con người Khách hàng thường là những người đảm nhiệm nộitrợ chính trong gia đình, sản phẩm thường được mua đến đâu tiêu dùng hết đếnđấy Hàng hóa được nhập kho hàng ngày có hạn sử dụng ngắn từ một ngày đếnvài ngày, vài tuần tùy vào từng mặt hàng

-Nhóm hàng thực phẩm công nghệ là những mặt hàng có thời gian sử dụng

từ vài tháng đến một hai năm được dùng thường xuyên nhưng không mang tínhnhất thiết, thường được mua trước tích trữ trong một thời gian ngắn, khách hàngmua theo sở thích hoặc ngẫu hứng, trong đó có nhiều nhóm mặt hàng:

Trang 25

+ Quầy nước, sữa, rượu thực phẩm bổ dưỡng, trà, cà phê, nước giải khát+ Quầy bánh kẹo, socola, ngũ cốc; các loại hạt, đậu sấy, mứt, thạch,rau câu

+ Quầy sản phẩm đông lạnh: gồm các mặt hàng cần bảo quản lạnh như xúcxích, thịt nguội, các đồ đóng hộp cần bảo quản lạnh, sữa chua, sữa tươi, các loại

bơ và phô mai

+ Quầy dầu ăn và gia vị: các loại gia vị bột canh, mỳ chính, hạt nêm, cácgia vị tẩm ướp

+ Quầy mỳ ăn liền: các loại mỳ, cháo, miến gói hoặc đóng hộp

+ Quầy gạo và các loại hạt, đậu; đồ khô: nấm hương, mộc nhĩ

- Nhóm hàng hóa mỹ phẩm được bầy bán trên tầng hai với các mặt hànghóa phẩm, mỹ phẩm có hạn sử dụng lâu dài thường hai, ba năm Những mặt hàngnày khách hàng chọn cố định một nhãn hiệu ưu thích như bột giặt Omo, dầu gộiPantene dùng trong thời gian lâu dài, khi gần hết hoặc cần mới mua và mua đểtích trữ sẵn trong nhà Những sản phẩm này thường được mua định kỳ theo nhucầu của hộ gia đình, thường được quyết định bởi người mua sắm chính cho giađình như người vợ hoặc mẹ Nhóm hàng này bao gồm các quầy chuyên dụng:+ Quầy chăm sóc nam gồm các sản phẩm chuyên dụng cho nam như dầugội nam, bọt cạo dâu hay gel vuốt tóc

+ Quầy chăm sóc cơ thể: gồm các mặt hàng xà bông, sữa tắm, sữa dưỡng,dầu gội, dầu xả, dưỡng tóc, các loại bàn chải và kem đánh răng, nước súcmiệng

+ Quầy giặt tẩy: bầy bán các sản phẩm bột giặt, nước giặt, xả, các loại nướctẩy rửa bồn cầu, rửa chén bát, nước lau sàn

+ Quầy trẻ em và sơ sinh: gồm các mặt hàng bỉm, tã, quần áo cho trẻ nhỏ,

sơ sinh, các sản phẩm cho em bé sữa tắm, gội, giặt xả

+ Quầy chăm sóc sắc đẹp: son, phấn, kem dưỡng, kem nền, phấn mắt vàcác sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ

+ Quầy giấy: giấy ăn, giấy đa năng

- Nhóm hàng may mặc: những mặt hàng bán theo thời vụ, mùa đông, mùa

hè, mỗi giai đoạn siêu thị lại bầy bán các mẫu trang phục khác nhau Nhóm hàngmay mặc ít được khách hàng quan tâm hơn so với các ngành hàng khác vì kháchhàng thường không có chủ đích đi siêu thị để mua sắm sản phẩm thời trang; chỉkhi có thời gian rảnh rỗi, ngẫu hứng muốn mua, hoặc các mặt hàng được sắp xếpbắt mắt, thu hút được khách hàng thì họ mới đến thăm quan và mua sắm Những

Trang 26

mặt hàng được sắp xếp theo khu:

+ Quầy thời trang: quần áo, giầy dép, mũ, nón, tất cho trẻ em và người lớn+ Quầy may mặc tổng hợp: chăn, chiếu, ga, gối, các loại khăn mặt, khăntắm, ô

- Nhóm hàng đồ dùng

+ Điện gia dụng: bếp từ, bếp ga, lò vi sóng, quạt, máy sấy, bàn là các sảnphẩm sử dụng điện, thời hạn sử dụng lâu dài, có bảo hành Khách hàng khôngmua thường xuyên hay định kỳ mà chỉ khi nào sản phẩm ở nhà hỏng hoặc muốnthay đổi và bổ sung thêm mới có nhu cầu mua sắm

+ Quầy đồ nhựa: các loại hộp, chậu, rổ, khay

+ Quầy đồ dùng trong nhà bếp: các loại nồi bằng nhôm, inox, xoong, chảo,bát đũa, ấm chén

2.1.2 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh siêu thị của Siêu thị Co.opmart Hà Nội

Kinh doanh siêu thị là một hình thức bán lẻ hàng hóa có đặc điểm riêngkhác các hình thức bán hàng khác, cụ thể như sau:

- Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ - bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêudùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại Đây là một kênh phânphối ở mức phát triển cao, được quy hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình thứcnhững cửa hàng quy mô, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh, dothương nhân đầu tư và quản lý, được Nhà nước cấp phép hoạt động

- Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service): đây là phương thức bánhàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại cửa hàng bán lẻkhác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh Khách hàngxem xét và chọn hàng hóa, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi thanh toán tại quầytính tiền đặt gần lối ra vào, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ,hướng dẫn của tiếp thị viên hay mậu dịch viên – các nhân viên tư vấn trong mỗingành hoặc quầy hàng

- Phương thức thanh toán thuận tiện: hàng hóa gắn mã vạch, mã số đượcđem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, nhân viên dùng máy quét để đọc giá, tính tiềnbằng máy và tự động in hóa đơn Đây chính là tính chất ưu việt của siêu thị, đemlại sự thỏa mãn cho người mua sắm Đặc điểm này được đánh giá là cuộc đại

"cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ Khách hàng có thể lựa chọnphương thức thanh toán bằng tiền mặt hay thẻ ngân hàng

- Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá: qua nghiên cứu cách thức vận

Trang 27

động của người mua hàng khi vào cửa hàng, siêu thị có cách bố trí hàng hóathích hợp trong từng gian hàng nhằm tối đa hoá hiệu quả của không gian bánhàng Do người bán không phải lúc nào cũng có mặt tại các quầy hàng nên hànghóa phải có khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua Siêu thị thường sắpxếp, trưng bày hàng hóa theo quy luật nhất định Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợinhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diệntích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyếnmại phải thu hút khách hàng bằng kiểu trưng bày “ vào là nhìn thấy sự khác biệtngay”, có bảng giá khuyến mãi ghi rõ giá gốc, giá bán;hàng có trọng lượng lớnphải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lượng lớn, đầy kệ đểtạo cho khách hàng cảm giác là hàng hoá đó được bán rất chạy

- Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như: thựcphẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng, điện tử với chủng loại rất phong phú, đadạng Siêu thị thuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, khác với cáccửa hàng chuyên doanh chỉ chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng nhất định.Chủng loại hàng hóa của siêu thị lên tới hàng chục nghìn mặt hàng Thôngthường, một siêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của ngườitiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh

- Cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ khách hàng thường được trang bị tươngđối hiện đại để đảm bảo sự tiện nghi, thoải mái cho khách hàng, đồng thời tăngnăng suất làm việc của nhân viên

2.2 Thực trạng ứng dụng marketing- mix trong hoạt động kinh doanh của siêu thị Co.opmart Hà Nội

2.2.1 Chính sách về sản phẩm

Hiện Co.opMart Hà Nội đang bày bán trên 30.000 mặt hàng thiết yếu làthực phẩm, đồ gia dụng, quần áo, hóa mỹ phẩm, thực phẩm chế biến và tươisống, đặt biệt có một số đặc sản của Hà Nội như trái cây, bánh, mứt Hồng Lam, Ngoài ra còn có các quầy lưu niệm, đồng hồ, mắt kính, vàng bạc đá quý, giàydép, túi xách, thủ công mỹ nghệ,…với nhiều mẫu mã đa dạng phong phú và hấpdẫn, dễ lựa chọn kích thích nhu cầu của người tiêu dùng Theo truyền thống của

hệ thống Co.opMart, 80% hàng hóa bày bán tại Co.opMart Hà Nội đều là hàng từcác đơn vị trong nước đạt chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao, hoặc chứng chỉcủa tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) Các nhà cung cấp mặt hàng cho siêuthị đều là những doanh nghiệp, tập đoàn nổi tiếng trên thế giới, có những nhãnhiệu mà khách hàng lựa chọn và tin dùng từ nhiều năm trước đây Các sản phẩm

Trang 28

luôn được cập nhật theo các dòng hàng mới từ nhà cung cấp.

Hàng nhãn riêng, ra mắt từ đầu năm 2004, các sản phẩm hàng nhãn riêngCo.opMart là sự phối hợp giữa Saigon Co.op với các nhà sản xuất có uy tín trênthị trường Hiện hàng nhãn riêng Co.opmart tập trung vào phân khúc hàng tiêudùng thiết yếu có sức tiêu thụ mạnh như thực phẩm tươi sống, thực phẩm côngnghệ, hóa mỹ phẩm, đồ dùng, may mặc với đa dạng về mẫu mã và kiểu dángphong phú Từ năm 2012 trở đi, Co.opmart mở rộng các mặt hàng mang thươnghiệu riêng của siêu thị cùng với tên “ Co.opMart” Mua sắm hàng nhãn riênggiúp khách hàng tiết kiệm hơn so với sản phẩm của nhà cung cấp khác

Bảng 2.1 Một vài nhà cung cấp và các nhóm sản phẩm chính của siêu thị

Co.opmart trong các năm từ 2010- 2014

Công ty Unilever Việt Nam -Sản phẩm giặt tẩy: Omo, Surf; nước xả vải Comfort

- Nhãn hàng P/S, Close Up: kem đánh răng và bàn chải

- Nhãn hàng nước tẩy, rửa: Sunlight, Vim, Cif

- Nhãn hàng chăm sóc tóc và cơ thể: Lux, Dove,Rexona, AXE, Ponds, Vaseline

Tập đoàn P&G Việt Nam - Nhãn hàng chăm sóc tóc và cơ thể: dầu gội và xả

Head & Shoulders, Pantene, Rejoice, xà phòng tắmCamay, Safeguard, bàn chải Oral-B, các sản phẩmdưỡng da của OLAY

- Nhãn hàng giặt tẩy: Tide, Ariel, Downy

- Các loại tã bỉm: PamperCông ty sữa Vinamilk - Nhãn hàng về sữa chua, sữa tươi: Vinamilk, SuSu,

Flex, Proby

- Sữa bột Dielac, RiDielac

- Sữa đậu nành GoldSoyTổng công ty cổ phần may

Việt Tiến

Cung cấp các sản phẩm may mặc nam với các nhãnhàng: Viettien, VIETLONG, Camellia, Manhattan Công ty cổ phần đầu tư phát

triển VIETGAP

- Cung cấp các sản phẩm rau, củ quả, sạch,

Masan Group - Nhãn hàng nước mắm: Chinsu, nước mắm đệ nhị,

nước mắm Nam Ngư

- Mỳ : Omachi, Kokomi,Công ty TNHH Dầu thực

vật Cái Lân (CALOFIC)

- Nhãn hiệu dầu ăn: Neptune, dầu đậu nành Simpy

- Dầu oliu: Olivoila

- Dầu cho trẻ em: Kiddy

(Nguồn: Cẩm nang mua sắm tháng 3)

Trang 29

Với mỗi sản phẩm có nhiều nhãn hiệu để khách hàng có thể có sự lựachọn phù hợp nhất cho mình: từ chất lượng, giá cả Sản phẩm bầy bán luôn cóđầy đủ tem in cơ sở sản xuất, chất lượng, thành phần, tất cả hàng hóa đều có tem

từ hoặc mã vạch để tiện cho việc thanh toán và phòng tránh trộm cắp Hàng hóađược phân chia theo 5 nhóm ngành hàng gồm thực phực phẩm tươi sống (TPTS),thực phẩm công nghệ (TPCN), ngành hàng may mặc, ngành hàng đồ dùng vàngành hàng hóa mỹ phẩm (HMP) Chính sách cho từng ngành hàng khác nhau

Để tăng doanh thu và doanh số bán hàng, Ban giám đốc đặt ra mục tiêu, kế hoạchcho từng tổ (ngành hàng) cần phải đạt được mỗi tháng Nhân viên trong cáctổngoài lương chính sẽ được hưởng phần trăm trên doanh thu mỗi tháng, gắn liềnlợi ích của nhân viên với lợi ích của siêu thị tạo động lực cho người lao động làmviệc chăm chỉ, nhiệt tình hơn tâm lý vẫn thoải mái

Trang 30

Bảng 2.2 Tổng doanh thu bán hàng và doanh thu từng ngành hàng của siêu thị Co.opMart Hà Nội từ năm 2010 đến năm

2014 (đơn vị tính: đồng) Năm

Nhóm ngành hàng

Thực phẩm công nghệ 53.809.756.234 76.354.905.025 88.138.263.415 140.106.675.113 164.231.265.874Thực phẩm tươi sống 26.904.878.117 36.358.526.285 44.069.138.258 74.940.678.232 102.498.573.322Hóa mỹ phẩm 33.631.097.521 39.994.378.821 48.266.193.764 78.199.074.643 102.644.528.312

Đồ Dùng 13.452.439.024 19.997.189.412 16.788.245.891 19.715.766.123 20.528.971.362May mặc 6.726.219.346 9.089.631.641 12.591.632.204 13.033.179.107 20.674.982.115Tổng doanh thu bán hàng 134.524.390.242 181.792.631.184 209.853.473.532 325.829.477.682 410.578.320.985

(Nguồn: Phòng tổ chức hàng chính)

Trang 31

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu doanh thu 5 ngành hàng của Siêu thị Co.opMart Hà

Nội từ năm 2010- 2014 (đơn vị tính: %)

Qua biểu đồ về phần trăm doanh thu 5 ngành của siêu thị Co.opMart HàNội, ta thấy năm 2010 ngành hàng thực phẩm công nghệ chiếm 40% , sau là hóa

mỹ phẩm với 25%, thứ 3 là thực phẩm tươi sống với 20%, đồ dùng 10% vàdoanh thu của ngành hàng may mặc chỉ chiếm 5% Trong 4 năm sau đó, ngànhhàng thực phẩm công nghệ vẫn luôn có doanh thu dẫn đầu lần lượt là 42%, 42%,43% và 40%, đây là ngành hàng có những sản phẩm bán chạy nhất, vì những mặthàng này là sản phẩm tiết yếu cho gia đình như mì tôm, nước mắm, bột canh, mìchính, dầu ăn, sữa, nước khách hàng mua thường xuyên và đều đặn quanhnăm , chính vì nắm bắt được điều này, siêu thị luôn trưng bày ngành hàng này ởnơi dễ thấy nhất, ngay cửa ra vào của tầng 1 Luôn có những nhân viên tư vấncho khách hàng ở mỗi line (hàng trưng bày theo nhóm dọc) khi cần số lượng lớn,khách hàng có thể gọi nhân viên mang ra quầy tính tiền giúp Các nhà cung cấplớn thường có một vài nhân viên tiếp thị cho mặt hàng của công ty mình như sữa

TH true milk, sữa Vinamilk, Công ty Orion Các tiếp thị viên sẽ hỗ trợ cho nhânviên của siêu thị bán được nhiều hàng của của công ty mình hơn

Ngành hàng thực phẩm tươi sống đang ngày càng được chú trọng hơn dosiêu thị năm bắt đươc xu hướng tiêu dùng xanh, sạch của người dân Trong nămnăm từ 2010 đến 2014, doanh thu của ngành này lần lượt là 20%, 20%, 21%,

Trang 32

23%, 25% Đây là ngành duy nhất tăng doanh thu đều đặn mỗi năm Hànghóa thực phẩm tươi sống luôn được bảo quản đúng cách để giữ được độtươi ngon nhất Ngành hàng tươi sống có đặc điểm khác biệt nhất so với cácngành hàng còn lại là thời hạn sử dụng của háng hóa thướng rất ngắn, vìvậy các nhân viên ngành hàng thường đặt nhiều giá khuyến mãi, giá giảmsâu để tăng lượng bán Hàng hóa được trưng bày khoa học và đẹp mắt đểthu hút được thêm khách hàng

Ngành hàng hóa mỹ phẩm thường có doanh thu đứng thứ hai, trong nămnăm luôn chiếm hơn 20%, cụ thể năm 2010 là 25%, 2011 giảm còn là 22%, vàtăng dần đến 2014 lần lượt doanh thu đạt 23%, 24%, 25% Đây cũng là một trong

3 ngành hàng được siêu thị chú trọng và mong muốn tăng doanh số, doanh thubán hàng Nhà cung cấp thường kết hợp với siêu thị gia tăng lượng bán thông quacác chương trình khuyến mãi, giảm giá hay mua hàng có quà tặng

Hai ngành hàng đồ dùng và may mặc có doanh thu thấp nhất, chiếmchưa đến mười phần trăm mỗi năm Ngành hàng đồ dùng có đặc thù thờigian sử dụng của mỗi sản phẩm thường rất lâu, khách hàng mua với sốlượng ít, dù có giảm giá nhiều nhưng nhu cầu ít, khách hàng đôi khi không

để ý, vì vậy để có thể tăng doanh số bán hàng siêu thị thường áp dụng giảmgiá kết hợp tặng quà, mang các sản phẩm xuống quầy bán hàng ưu đãi tạingay lối ra vào để khách hàng có thể tham khảo Dù chưa có nhu cầu ngaynhưng thấy được nhiều lợi ích vẫn muốn mua sắm thêm Ngành hàng maymặc chủ yếu gồm hai nhóm chính đồ thời trang và chăn ga gối, khăn mặt

cả 2 mặt hàng này đều không phải là sản phẩm khách hàng hay mua trongsiêu thị Các mặt hàng thời trang dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau, từ trẻnhỏ, đến người già, có cả đồ nam và nữ Có phòng thử đồ gần nơi trưng bàyhàng hóa thời trang và cho phép khách hàng đổi trả trong vòng bẩy ngàynếu không vừa hoặc không ưng ý (trừ sản phẩm là đồ mặc trong)

2.2.2 Chính sách giá

Hệ thống siêu thị Co.opmart nói chung và siêu thị Co.opmart Hà Nội nóiriêng đều áp dụng phương pháp định giá cạnh tranh, đảm bảo lợi nhuận

Ở các siêu thị, đa phần các sản phẩm đều được định giá với mức phải chăng

để thu hút được nhiều đối tượng khách hàng nhưng chất lượng thì không phải lúc

Sv: Nguyễn Hà Trang 27 Lớp: QTKD Thương mại 53A

Trang 33

nào cũng tốt Riêng với Co.opMart thì thủ tục đưa hàng vào bán rất rõ ràng vớitừng chủng loại hàng hóa như thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, hàng đồchơi, vải sợi phải thỏa mãn các điều kiện: hàng hóa hợp thị hiếu người tiêudùng; đảm bảo đầy đủ quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãnmác, bao bì đủ để đáp ứng nhu cầu “Chiến lược giá rẻ” của Co.opMart khôngchỉ cung cấp những sản phẩm có giá cả phải chăng phù hợp với khả năng chi tiêucho khách hàng mục tiêu của mình mà còn quan tâm đến chất lượng sản phẩm đểkhách hàng có thể mua hàng với giá rẻ mà vẫn đạt chất lượng tốt.

Ngoài ra, Co.opMart còn ưu tiên những nhà cung cấp có chính sách kinhdoanh năng động, chính sách giá tốt cho khách hàng, ưu tiên hàng sản xuất địaphương Bên cạnh đó, các nhà cung cấp cũng phải tham gia, đóng góp cácchương trình khuyến mãi, quảng bá, tiếp thị do Co.opMart đặt ra để cùng hỗ trợnhau trong việc giảm giá bán sản phẩm, thực hiện “Chiến lược giá rẻ” giúp giatăng sức tiêu thụ cho sản phẩm nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận.Nhằm tạothuận lợi cho các chi nhánh siêu thị như Co.opmart Hà Nội, thì Tổng Liên Hiệpđưa ra danh sách các mặt hàng và cho phép các chi nhánh tự chọn một số sảnphẩm trong danh sách hàng để làm khuyến mãi riêng cho chi nhánh mình Giámđốc tại siêu thị đó sẽ tự chọn mặt hàng, tự duyệt chương trình và không cần phảigửi lại cho Tổng Liên Hiệp

Chính sách giá vào các thời điểm

Co.opmart đã thực hiện “chiến lược giá rẻ” thông qua các chương trìnhkhuyến mãi lớn liên tục ra trong mỗi tháng nhằm thu hút khách hàng đến siêu thịvới tần suất nhiều hơn và cũng mua sắm nhiều hơn Trong mỗi đợt khuyến mãi,các mặt hàng thường được giảm giá từ 10% - 40%, những dịp đặc biệt vào đợtsinh nhật tháng tư và tết nguyên đán là 2 dịp có nhiều sản phẩm giảm giá sâu lêntới 50%, đi kèm với đó còn có nhiều quà tặng kèm và ưu đãi hấp dẫn

Một vài chương trình được thực hiện trong thời gian gần đây như:

- “Tết Việt gắn kết mọi nhà” ( tết Nguyên Đán 2015)

- Từ ngày 30/03- 03/04/2015 “Mua sắm xanh nhanh tay tích điểm”

Ngày đăng: 11/07/2016, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w