Hộ sản theo Quy định tại Điều 1 Nghị định số 14/CP, ngày 02/3/1993của Chính phủ ban hành quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn đểphát triển nông Lâm-ngư-diêm nghiệp và kinh tế n
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng hộ sản xuất của
ngân hàng thương mại
3
1.2- Các hình thức tín dụng hộ sản xuất của NH thương mại 5 1.2.1- Vai trò của tín dụng trong hoạt động của NH thương mại 5 1.2 2- Vai trò của tín dụng NH đối với phát triển hộ sản xuất 6,7 1.2.3- Các hình thức tín dụng hộ sản xuất của NH thương mại 8-12
1.3 Chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NH thương mại 13 1.3 1- Quan niệm về chất lượng tín dụng của NH thương mại 13,14 1.3.2- Các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng tín dụng hộ sản xuất 15,16 1.3 3- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ SX 17-22
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại
NHNN& PTNT Tỉnh Hà Tĩnh
23
2.1- Khái quát về hoạt động của NHNN& PTNT Tỉnh Hà Tĩnh 23 2.1 1- Cơ cấu tổ chức của NHNN& PTNT Tỉnh Hà Tĩnh 23-25 2.1.2- Hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNN& PTNT Tỉnh HT 26 2.1.3- Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN& PTNT Tỉnh
2.2.2- Các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 40-45
Chương III: Một số giải phát nhằm nâng cao chát lượng tín
dụng hộ sản xuất tại NHNN& PTNT Tỉnh Hà Tĩnh
46
3.1- Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNN&
PTNT Tỉnh Hà Tĩnh
46
Trang 23.1.1- Mục tiêu kinh doanh 46 3.1.2- Nhiệm vụ, biện pháp thực hiện 46-49
3.2- Giải pháp nâng cao chát lượng tín dụng hộ sản xuất tại
3.2.3- Tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn
vốn kinh doanh, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn
52
3.2 4- Chăm lo phát triển nguồn lực con người 52 3.2 5- Tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn 53 3.2.6- Tranh thủ, Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền
địa phương, các tổ chức kinh tế-xã hội trên địa bàn
54
3.3.2- Đối với UBND các cấp và các sở ngành địa phương 56 3.3 3- Đối với NHNN& PTNT Việt nam 57 3.3 4- Đối với NHNN& PTNT Tỉnh Hà Tĩnh 57-58
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Sự hình thành và phát triển của kinh tế hộ sản xuất đã mang lại nhữngkết quả to lớn cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nông thônnói riêng Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, giờ đây Việt Nam đãtrở thành một trong ba nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới.Trong tình hình thực tế hiện nay, hộ sản xuất là đơn vị chủ yếu cung cấphầu hết nông sản, thực phẩm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân Do đó pháttriển kinh tế hộ sản xuất với mô hình thích hợp là yêu cầu cấp thiết tronggiai đoạn phát triển kinh tế trước mắt và trong tương lai
Một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho quá trình phát triểnkinh tế hộ sản xuất là sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng thương mại Trongnhững năm qua NHNo & PTNT đã ý thức đầy đủ trách nhiệm của mìnhvượt qua mọi khó khăn và thử thách để đến với hộ sản xuất Bằng nhữngbiện pháp thích hợp NHNo & PTNT Tỉnh Hà Tĩnh đã phần nào đáp ứngkịp thời nhu cầu về vốn cho các hộ sản xuất, ngày càng nâng cao hiệu quảcông tác tín dụng ngân hàng với hộ sản xuất
Sau một thời gian thực tập, nghiên cứu văn bản nghiệp vụ cũng nhưtìm hiểu thực tế tình hình cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Tỉnh HàTĩnh cùng với những kiến thức của bản thân được tích luỹ trong suốt quátrình học tập trên ghế nhà trường em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệpcủa mình với đề tài: “Nâng cao chất lượng Tín dụng hộ sản xuất tại NHNo
& PTNT Tỉnh Hà Tĩnh”
Trang 4Đề tài có kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng hộ sản xuất của
ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng của hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT Tỉnh Hà Tĩnh
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Tỉnh Hà Tĩnh
Trang 5CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1- Hộ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân
1.1.1 Khái niệm về hộ sản xuất
Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinhdoanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh Vì vậy mà hộ sảnxuất mang nhiều sắc thái kinh tế khác nhau, giàu nghèo địa dư hành chínhcũng khác nhau; quy mô sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý khác nhau
Hộ sản theo Quy định tại Điều 1 Nghị định số 14/CP, ngày 02/3/1993của Chính phủ ban hành quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn đểphát triển nông Lâm-ngư-diêm nghiệp và kinh tế nông thôn: “ Hộ sản xuấtbao gồm các hộ nông dân, hộ tư nhân cá thể, công ty cổ phần, các tổ chứchợp tác và các doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh dịch
vụ trong các ngành nông-lâm-ngư-diêm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ởnông thôn”
Nông nghiệp nông thôn Việt Nam ngày nay có rất nhiều hộ sản xuấtcòn nghèo nàn, trình độ nhận thức về kinh tế - xã hội - văn hoá còn rất hạnchế, thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh Trong khi đó về thủ tục vànguyên tắc cho vay của ngân hàng đặt ra là vay phải có vật tư đảm bảo vàđồng vốn vay phải sử dụng có hiệu quả, thì vị trí của hộ sản xuất trongnông nghiệp nông thôn thực sự là rất quan trọng Để đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế hàng hoá ở nông thôn và giải quyết tạm thời những khó khăn,ngoài những nhân tố tác động đến sự phát triển đó thì NHNo & PTNT phải
là người trợ thủ đắc lực, là người đồng hành góp phần vào sự ổn định và
Trang 6phát triển kinh tế nông thôn, từng bước đưa công nghiệp hoá nông nghiệpnông thôn phát triển.
1.1.2 Vai trò hộ sản xuất đối với nền sản xuất hàng hoá
Nước ta là một nước nông nghiệp, hộ sản xuất giữ một vai trò vô cùngquan trọng trong nền kinh tế đất nước, hộ sản xuất chiếm tới gần 80% laođộng xã hội, nên đây là lực lượng dồi dào đóng góp không nhỏ vào lĩnhvực kinh tế - xã hội
Hộ sản xuất kinh tế đa dạng trên các ngành nghề khác nhau như Nông
- Lâm - Ngư - Diêm nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp họ đã tạo ramột khối lượng sản phẩm to lớn đáp ứng nhu cầu cho xã hội và phân phốicho các ngành kinh tế khác Do đó cần có một cơ chế tín dụng nói chung vàtín dụng đối với hộ sản xuất nói riêng sao cho phù hợp và thích ứng vớitừng điều kiện, loại ngành cụ thể của nông nghiệp nông thôn nước ta Đểcho cơ chế đó thực sự đi vào cuộc sống hàng ngày của người nông dân, đòihỏi người nông dân chấp nhận được việc chuyển tải vốn của ngân hàngnông nghiệp vào thị trường của họ; ngược lại NHNo & PTNT cũng phảinhận thức được đầy đủ vai trò của họ đối với nền kinh tế nước ta hiện nay.Kinh tế hộ còn là một bộ phận hết sức quan trọng trong nền kinh tế thịtrường nó được thể hiện: tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống ngườidân, đảm bảo sự ổn định đối với nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn
đề xã hội và là cái nôi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chính
vì vậy mà việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất là vấn đề tất yếucủa các ngân hàng thương mại hiện nay
1.1.3 Đặc điểm của Hộ Sản xuất:
Hộ sản xuất mang nhiều sắc thái kinh tế khác nhau, giàu nghèo, địa dưhành chính cũng khác nhau; quy mô sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý
Trang 7khác nhau, chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau nên Hộ sản xuất cónhững đặc điểm sau:
- Thiếu vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh
- Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành nông, lâm, ngư,diêm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn có chu kỳ sản xuất kinhdoanh mang tính thời vụ như: Trồng cây hàng năm thì chu kỳ sản xuất 6tháng, Trồng cây lâm nghiệp chu kỳ sản xuất kinh doanh trên 5 năm Dochu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau, nên thời hạn vay vốn cũng khácnhau
- Hiệu quả kinh tế phụ thuộc nhiều về điều kiện tự nhiên như: Thờitiết, khí hậu …
- Trình độ dân trí thấp, nên trình độ sản xuất kinh doanh còn nhiều hạnchế
1.2- Các hình thức tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại:
1.2.1- Vai trò của tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại:
- Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng
và các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổngtài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro caonhất
- Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho ngânhàng thương mại Rủi ro này có nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổnthất, làm giảm thu nhập của ngân hàng Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất
có thể chiếm phần lớn vốn chủ sở hữu Đẩy ngân hàng đến phá sản Do vậy
Trang 8vai trò của tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại là quantrọng nhất nó quyết định sự sống còn của ngân hàng thương mại.
1.2.2 Vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển hộ sản xuất
Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xãhội nói chung và phát triển kinh tế hộ nói riêng Đặc biệt đối với Việt Nam
- một nước nông nghiệp với 80% dân cư sống và làm việc trong lĩnh vựcnông nghiệp và nông thôn, nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ, phân tánchia cắt, manh mún, trình độ khoa học kỹ thuật, năng suất lao động thấp -vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ càng thể hiện rõnét:
- Tạo ra chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế, gắn với phân công lạilao động ở nông thôn Nếu trước đây người nông dân chủ yếu là trồng câylương thực với truyền thống là cây lúa nước thì ngày nay nhờ có nguồn vốntín dụng mà nông dân đã mạnh dạn đầu tư vào cây công nghiệp, cây ănquả, bên cạnh đó vốn tín dụng còn giúp người nông dân chuyển dịch laođộng nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn tạo ra công ăn việc làm và tăng thunhập
Ở đây vai trò của nguồn vốn tín dụng còn thể hiện được việc thực hiệntốt các chủ trương đường lối về phát triển Nông - Lâm - Ngư - Diêmnghiệp của Đảng và Chính phủ Trực tiếp giúp các hộ sản xuất phát huyđược tính tự chủ năng động sáng tạo, xuất phát từ nguyên tắc của tín dụngngân hàng là tiền vay phải trả đúng kỳ cả gốc và lãi Hộ sản xuất khi đượccấp tín dụng đều phải chủ động sử dụng vốn có hiệu quả, trong quá trìnhsản xuất kinh doanh phải không ngừng đổi mới và áp dụng những thànhtựu khoa học trong nông nghiệp để làm tăng năng suất cây trồng vật nuôi
Từ đó tạo ra sự phát triển vững chắc kinh tế nông thôn, giúp cho người dân
Trang 9nâng cao dân trí, kiến thức khoa học kỹ thuật và kinh doanh, đưa nôngnghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Tín dụng ngân hàng góp phần rút ngắn khoảng cách về mức sốnggiữa nông thôn và thành thị, xoá bỏ phân hoá giàu nghèo, đưa nông thôntiến kịp thành thị
- Tín dụng ngân hàng chủ động khai thông nguồn vốn trong dân cưđồng thời cũng không ngừng đáp ứng nhu cầu về vốn để tập trung sản xuấttheo kiểu phát triển hàng hoá và trên cơ sở đó có được thị trường, sức cạnhtranh góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống
Nếu chỉ trông chờ vào vốn của nhà nước thì không đủ vốn để đầu tưvào các công trình thuộc kết cấu hạ tầng ở các địa bàn nông thôn Tín dụngngân hàng góp phần không nhỏ vào việc khôi phục, hoàn thiện và phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn, tạo sự biến đổi sâu sắc đời sốngkinh tế xã hội nông thôn cả về chất và lượng
- Tín dụng ngân hàng tạo ra những mô hình kinh tế mới ở nông thôn.Kinh tế hộ là đơn vị kinh tế có sự kết hợp hài hoà giữa sản xuất với xã hội,giữa phương thức sản xuất, quy mô sản xuất, điều kiện sản xuất với lựclượng cụ thể của gia đình Nhiều hộ đã tích tụ và tìm kiếm được vốn (vốntín dụng ngân hàng) đã đầu tư mua sắm máy móc để sản xuất kinh doanh,chế biến nông sản, đầu tư vào chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản với quy môlớn Nhiều hộ đầu tư vào khai hoang phục hoá, nhận đất trồng, đồi núi trọc
để trồng và kinh doanh cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây công nghiệp Một số hộnhận trao đổi chuyển nhượng ruộng đất để có ruộng đất liền vùng, liềnkhoanh với diện tích lớn hơn để đi vào tổ chức sản xuất hàng hoá trang trại.Cũng nhờ có các hình thức đầu tư của nguồn vốn tín dụng: cho vaytrực tiếp cho hộ, cho vay tổ hợp tác, cho vay hộ thông qua tổ vay vốn,
Trang 10thông qua doanh nghiệp Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp nhà nước màkinh tế hộ và kinh tế hộ nông trường liên kết với kinh tế quốc doanh, hợptác xã, đã tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá lớn.
Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn góp phần xoá bỏ hình thức cho vaynặng lãi đã tồn tại khá phổ biến từ xưa tới nay ở nông thôn
Qua nhiều năm đổi mới vốn tín dụng đã đi vào từng làng quê, từngngành nghề, từng gia đình nó góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn,tạo những quan hệ lành mạnh về kinh tế xã hội hạn chế được những mặttiêu cực: cho vay nặng lãi ở nông thôn
Tóm lại: qua nghiên cứu chúng ta thấy tín dụng ngân hàng có vai tròquan trọng và nhạy cảm trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn vàkinh tế hộ sản xuất Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng góp phần đáng kể vàoviệc giải quyết vấn đề nông nghiệp - nông thôn đang là mối quan tâm hàngđầu của cả nước
1.2.3 Các hình thức tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng thương mại:
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là tài trợ cho khách hàngtrên cơ sở tín nhiệm ( tín dụng) Hình thức tín dụng truyền thống của ngânhàng thương mại là cho vay ngắn hạn có đảm bảo bằng tài sản, giúp kháchhàng mua hàng hóa, nguyên, nhiên, vật liệu sau đó mở rộng nhiều hìnhthức khác nhau Các ngân hàng thương mại lớn hiện nay thực hiện đa dạngcác hình thức tín dụng từ cho vay ( tiền) ngắn hạn, trung và dài hạn, bảolãnh cho khách hàng Các hình thức tín dụng này một mặt mang lại thunhập, mặt khác mang lại rủi ro cho ngân hàng Để mở rộng tín dụng có hiệuquả các ngân hàng, bên cạnh phải xây dựng và thực hiện chính sách tín
Trang 11dụng đúng đắn, phải không ngừng đa dạng hóa các hình thức tín dụng chophù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Phân loại tín dụng ngân hàng
- Phân loại theo thời gian ( thời hạn tín dụng):
Tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn dưới 1 năm(12 tháng) Loại hình tín dụng này chủ yếu được sử dụng để bù đắp sựthiếu hụt về vốn lưu động của các hộ sản xuất và nhu cầu chi tiêu ngắn hạncủa các cá nhân Tín dụng ngắn hạn có thể thực hiện bằng đồng nội tệ hoặcngoại tệ Tín dụng ngắn hạn thường có lãi suất cố định và là loại hìnhchiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng ngân hàng
Tín dụng trung hạn
Tuỳ thuộc vào quy định của từng quốc gia mà giới hạn thời gian củatín dụng trung hạn khác nhau Có quốc gia quy định tín dụng trung hạn cóthời gian từ 1-3 năm, có quốc gia lại quy định từ 1-5 năm (như Việt Nam)hay từ 1-7 năm Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư muasắm tài sản cố định, cải tạo đổi mới trang thiết bị công nghệ, mở rộng kinhdoanh xây dựng các dự án mới có quy mô vừa và nhỏ phục vụ đời sống sảnxuất
Trang 12gia, những dự án quy mô lớn như nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, công trìnhgiao thông, cơ sở hạ tầng hay những lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế.Các khoản tín dụng dài hạn thường áp dụng phương pháp giải ngân và trả
nợ nhiều lần, lãi suất áp dụng cũng thường là lãi suất biến đổi
Việc chia tín dụng theo thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì
nó liên quan mật thiết đến tính an toàn, thanh khoản và lợi nhuận của ngânhàng
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, tín dụng ngân hàng được chia thành:
+ Tín dụng có bảo đảm
+ Tín dụng không có bảo đảm
Tín dụng không có bảo đảm là loại tín dụng không có tài sản thế chấp,cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba, việc cho vay này dựa trên uy tín củakhách hàng đã được ngân hàng công nhận Tín dụng không cần tài sản đảmbảo có thể được cấp cho khách hàng truyền thống làm ăn thường xuyên cólãi, có tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần, dây dưa,các khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ, các khoản cho vay đối vớinhững tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn, hoặc những khoản cho vay cóthời hạn ngắn mà ngân hàng có khả năng kiểm soát cao
Tín dụng có bảo đảm là cam kết của người nhận tín dụng về việc dùngtài sản của mình đang sở hữu hoặc đang sử dụng, hay khả năng trả nợ củabên thứ ba để trả nợ cho ngân hàng
- Căn cứ vào phương thức cho vay, tín dụng ngân hàng bao gồm:
Cho vay từng lần theo món:
Trang 13Đây là hình thức cho vay trong đó cứ mỗi lần vay khách hàng phải kýkết một hợp đồng tín dụng với ngân hàng, các thủ tục vay được hoàn thànhđầy đủ cho từng lần vay.
Cho vay luân chuyển (cho vay theo hạn mức)
Cho vay theo hạn mức là phương thức cho vay trong đó khách hàngchỉ cần ký kết hợp đồng tín dụng trong một lần duy nhất trong đó xác địnhhạn mức tín dụng, thời hạn của hạn mức Sau khi ký hợp đồng khách hàng
có thể tiến hành vay trả nhiều lần nhưng tổng dư nợ không được vượt quáhạn mức, lãi suất được áp dụng đối với từng lần vay cụ thể Phương thứcnày thường áp dụng với những người kinh doanh mua bán, có luồng tiền ravào thường xuyên
Cho vay theo dự án đầu tư
Theo phương thức cho vay này, ngân hàng thương mại sẽ tiến hànhgiải ngân theo tiến độ thực hiện dự án Mỗi lần rút vốn vay khách hàng lậpgiấy nhận nợ kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụngvốn trong hợp đồng tín dụng
Cho vay hợp vốn
Cho vay hợp vốn là hình thức cho vay trong đó nhiều ngân hàng cùnggóp vốn để tiến hành thực hiện cho vay Phương thức cho vay này thường
áp dụng đối với những khoản tín dụng quy mô lớn, một ngân hàng không
đủ điều kiện để cho vay
Cho vay chiết khấu
Về thực chất đây là hình thức khách hàng bán quyền sở hữu các giấy
tờ có giá cho ngân hàng theo một tỷ lệ nhất định Khách hàng sẽ nhận được
Trang 14tiền để sử dụng cho mục đích của mình và ngân hàng sẽ nắm giữ giấy tờ cógiá đó cho tới khi chúng đến hạn thanh toán.
Cho vay uỷ thác
Đây là hình thức cho vay mà trong đó ngân hàng chỉ là người đứng raphát tiền cho vay cho người được vay Nguồn cho vay, đối tượng cho vay,quy mô cho vay, lãi suất, thời hạn đều do người đứng ra uỷ thác quyếtđịnh Ngân hàng chỉ là người đại diện thực hiện và được hưởng phí uỷ thác
Cho vay trả góp
Đây là hình thức cho vay mà phương thức trả nợ được chia thànhnhiều lần (số tiền trả mỗi lần là như nhau và khoảng cách thời gian các lầntrả lãi là bằng nhau) Số tiền mỗi lần trả sẽ được tính toán theo phươngpháp giá trị hiện tại ròng (NPV) sao cho đảm bảo tính thời gian của tiền tệ.Phương thức cho vay này thường áp dụng đối với những khách hàng dân
cư, những dự án có luồng thu nhập ổn định
Cho vay bằng tài sản (Leasing)
Cho vay bằng tài sản (Cho thuê tài chính) là hình thức cho vay trong
đó ngân hàng đứng ra mua tài sản và tiến hành cho khách hàng thuê Ngânhàng thu hồi gốc và lãi dưới dạng số tiền mà khách hàng phải trả từng kỳ(tháng, quý, năm ) Thời hạn thuê thông thường phải đảm bảo ngân hàngthu hồi đủ ít nhất 80% giá trị tài sản cho thuê, hết thời hạn thuê khách hàng
có thể thoả thuận mua hoặc thuê tiếp tài sản
Cho vay phát hành thẻ
Cho vay phát hành thẻ thường áp dụng đối với những khách hàng cánhân trong tiêu dùng Số tiền vay của khách hàng được thể hiện trên giá trị
Trang 15thanh toán của thẻ (thẻ tín dụng) Phương thức cho vay này rất phổ biếntrong các xã hội phát triển.
Cho vay thấu chi
Đây là phương thức cho vay dựa trên số dư tài khoản tiền gửi củakhách hàng Theo thoả thuận trước với ngân hàng, khách hàng có thể đượcphép chi vượt số tiền chi trên số dư tài khoản của mình Số dư chênh lệch
đó được coi như một khoản cho vay của ngân hàng và khách hàng sẽ phảitrả lãi vay cho số chênh lệch đó
Ngoài những cách phân loại trên, tín dụng ngân hàng còn có thể đượcphân loại theo những căn cứ sau:
+ Theo ngành kinh tế (tín dụng nông nghiệp, tín dụng công nghiệp,dịch vụ )
+ Theo đối tượng tín dụng (tài sản lưu động, tài sản cố định )
+ Theo loại tiền (nội tệ, ngoại tệ )
1.3- Chất lượng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng thương mại: 1.3.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
Đối với ngân hàng thương mại, cái được biểu hiện ra bên ngoài vừa cụthể, vừa trìu tượng của hoạt động tín dụng chính là chất lượng tín dụng Chỉkhi chất lượng tín dụng tốt thì ngân hàng mới có nhiều khách hàng, uy tínngân hàng được nâng cao tạo điều kiện thúc đẩy ngân hàng phát triển.Chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàngphù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm sự tồn tại phát triểnngân hàng
Trang 16Như vậy, khi xem xét chất lượng tín dụng, cần tính tới ba nhân tố, đó
là ngân hàng thương mại, khách hàng và nền kinh tế
Thứ nhất: chất lượng hoạt động tín dụng xét từ giác độ ngân hàng
Thứ hai: chất lượng hoạt động tín dụng xét từ giác độ khách hàng
Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý, thủ tục đơn giảnkhông phiền hà, thu hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được đúngnguyên tắc và quy định của tín dụng phù hợp với tốc độ phát triển của xãhội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, góp phần làm lànhmạnh tài chính doanh nghiệp
Thứ ba: chất lượng tín dụng xét từ giác độ nền kinh tế
Chất lượng tín dụng đối với nền kinh tế thể hiện ở sự phục vụ sản xuấtkinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, tăng thêm sản phẩm cho xãhội góp phần tăng trưởng kinh tế và khai thác khả năng tiềm ẩn trong nềnkinh tế, thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, tranh thủ vay vốnnước ngoài có lợi cho nền kinh tế
Từ những điều trên ta có thể rút ra:
Trang 17+ Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độthích nghi của ngân hàng thương mại và sự thay đổi của môi trường bênngoài, nó thể hiện sức mạnh một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh đểtồn tại.
+ Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố như thu hútđược khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn của vốntín dụng, chi phí tổng thể, chí phí nghiệp vụ
+ Chất lượng tín dụng không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả củamột quá trình kết hợp hoạt động giữa con người trong một tổ chức, giữacác tổ chức với nhau vì một mục đích chung Do đó để đạt được chất lượngtín dụng cần có sự quản lý tốt
1.3.2 Các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng tín dụng hộ sản xuất:
Đối với các ngân hàng thương mại, cho vay có vai trò quan trọngtrong phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhận thức được tầmquan trọng của hoạt động tín dụng, mỗi ngân hàng cần phải tìm biện phápnâng cao chất lượng đối với các khoản cho vay hộ sản xuất Thực tế chấtlượng hoạt động tín dụng là một khái niệm tương đối và không có một chỉtiêu tổng hợp nào để phản ánh nó một cách chính xác Thông thường đểđánh giá chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất của một ngân hàngthương mại người ta dùng một tập hợp các chỉ tiêu khác nhau nhưng về cơbản chất lượng tín dụng hộ sản xuất của một ngân hàng thương mại đượcđánh giá qua các chỉ tiêu sau:
Thứ nhất: chỉ tiêu tổng dư nợ
Thứ hai: chỉ tiêu về nợ quá hạn
Thứ ba: chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng
Trang 18kỳ riêng rẽ mà phải xem xét chúng trong cả một quá trình trên cơ sở phântích các yếu tố tác động bên ngoài để chỉ số này phản ánh một cách tốt nhất
cụ thể thực tế hoạt động tín dụng của ngân hàng trong nền kinh tế
Chỉ tiêu về nợ quá hạn
nîdTæng
h¹nqu¸
Nî
= h¹nqu¸
đã khó sẽ càng trở nên khó khăn hơn trong việc trả nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn cao biểu hiện hiện tượng chất lượng tín dụng củangân hàng là thấp, rủi ro cao vì với một số lớn các khoản nợ không đượchoàn trả đúng hạn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phân phốiluồng vốn vào ra, với việc không thu được nợ thì ngân hàng sẽ phải đối mặtvới việc mất khả năng thanh toán hoặc tệ hơn là phá sản Bên cạnh việcxem xét chỉ tiêu nợ quá hạn người ta còn xem xét chỉ tiêu nợ khó đòi Khi
Trang 19xem xét các chỉ tiêu nợ khó đòi người ta thường xem xét cả về số tương đốilẫn tuyệt đối Số tuyệt đối ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập hàng năm củangân hàng Về số tương đối được xác định bởi tỷ lệ nợ khó đòi:
h¹nqu¸
Nî
ßi
® khãNî
= ßi
® khãnîlÖTû
hoặc
nî
d Tæng
ßi
® khãNî
= ßi
® khãnîlÖTû
Mục đích của các ngân hàng thương mại là làm cho các tỷ lệ này càngnhỏ càng tốt
Cả hai chỉ tiêu này đều giúp ngân hàng quản lý rủi ro các khoản chovay và đều càng nhỏ càng tốt Tuy nhiên khác biệt cơ bản của hai tỷ lệ này
là tỷ lệ nợ quá hạn chỉ xem xét đến giá trị của các khoản nợ quá hạn, trongkhi đó tỷ lệ nợ khó đòi xem xét đến giá trị các khoản nợ khó đòi trong nợquá hạn
Ngoài ra người ta còn tính đến một chỉ tiêu gián tiếp là tỷ lệ mất vốnhàng năm:
Tỷ lệ mất vốn =
n
©qunh
×bnî
D
nîxo¸
îc
®vaychotiÒnsèTæng
x 100
Các tổ chức tín dụng đều có những khoản cho vay không có khả năngthu hồi, nhưng một tổ chức tín dụng quản lý tốt là một tổ chức có tỷ lệ này
ở mức thấp nhất Rất nhiều tổ chức tín dụng vẫn phản đối việc xoá nợ bởi
họ tin rằng những khoản cho vay này vẫn có thể thu hồi được Một khi mónvay nợ đã được xoá, các nỗ lực thu hồi vẫn tiếp tục nếu điều đó có ý nghĩakinh tế
Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ tín dụng
Trang 20Ngân hàng hoạt động với mục đích quan trọng nhất là lợi nhuận Chỉtiêu này sẽ chỉ ra trong tổng thu nhập của ngân hàng thì phần đóng góp củatín dụng là bao nhiêu Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng lớn sẽkhẳng định chất lượng của các khoản vay là tốt.
Tất nhiên khi xem xét chất lượng của một hoặc một số hoạt động tíndụng đặc thù thì chúng ta sẽ dựa trên những chỉ tiêu chung này để vận dụngcho phù hợp, đồng thời những chỉ số cũng được xem xét trong cả một thời
kỳ dài để thấy khuynh hướng biến động của nó phù hợp với thực tiễnkhông, nhằm giúp cho các đánh giá được chính xác hơn
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất:
Các nhân tố về phía khách hàng
Năng lực thị trường của hộ sản xuất
Biểu hiện ở khối lượng của sản phẩm tiêu thụ, chất lưọng sản phẩm cóđáp ứng nhu cầu thị trường không? Vị trí hộ sản xuất trên thị trường ra sao?
Hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của hộ sản xuất, mối quan hệ vớicác bạn hàng, đối tác Năng lực thị trường của hộ sản xuất còn được lượnghoá qua tiêu thức cơ bản là sự gia tăng của doanh số tiêu thụ sản phẩm.Năng lực thị trường càng cao, nhu cầu đầu tư càng lớn, rủi ro thịtrường của hộ sản xuất càng nhỏ là một nhân tố nâng cao chất lượng tíndụng
Năng lực tài chính của hộ sản xuất
Năng lực tài chính của hộ sản xuất thể hiện ở khối lượng vốn tự có và
tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn của hộ sản xuất đang sử dụng.Điều kiện tín dụng quy định một tỷ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong
Trang 21tổng số nguồn vốn hoạt động hay tỷ lệ vốn tự có tương ứng với khối lượngvốn vay, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án vốn vay.
Năng lực tài chính của hộ sản xuất còn thể hiện ở khả năng thanh toáncủa hộ sản xuất, tính lỏng của tài sản Năng lực tài chính của hộ sản xuấttrong tín dụng trung và dài hạn còn đòi hỏi hộ sản xuất phải có số vốn lưuđộng tối thiểu cho việc duy trì hoạt động thường xuyên của tài sản cố định.Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng các điềukiện tín dụng càng lớn càng góp phần nâng cao chất lượng tín dung nóichung và chất lượng tín dụng trung và dài hạn nói riêng
Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm.
Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng thường đưa ra đòi hỏi có tài sản đảmbảo bằng các hình thức thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba.Điều kiện tối thiểu là quy mô tín dụng chỉ bằng 70% giá trị tài sản đảmbảo
Ý muốn chủ quan của hộ sản xuất vay vốn ngân hàng cũng là một
trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng
Các nhân tố về phía ngân hàng
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp nói chung và các ngânhàng thương mại nói riêng muốn tồn tại và kinh doanh có lãi phải xây dựngđược cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả Một chiến lược kinhdoanh có hiệu quả sẽ giúp ngân hàng có một phương hướng phát triển nhấtquán, giúp cho ngân hàng khai thác tốt nhất năng lực hiện có của đơn vị vàđồng thời nó cũng giúp ngân hàng có thể thích ứng một cách nhanh nhấtvới những biển đổi trong môi trường kinh doanh của mình Chính vì vậy
Trang 22công tác lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh hiện được các ngân hàng hếtsức coi trọng và nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng của hoạt động tín dụng.
Chất lượng của công tác thẩm định dự án
Thẩm định là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tính toánphức tạp Do công việc này là cơ sở để quyết định cho vay hay không nênchất lượng của công tác này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hoạt độngtín dụng Nếu chất lượng của công tác thẩm định không cao, tức là nhânviên tín dụng không xác định được thực chất của dự án có hiệu quả haykhông thì những khoản tín dụng mà ngân hàng cấp sẽ gặp những rắc rốitrong việc thu hồi các món nợ của mình Chính vì vậy, công tác thẩm địnhđòi hỏi những cán bộ tín dụng hiểu nghiệp vụ chuyên môn, nắm rõ địnhhướng phát triển kinh tế địa phương, nắm rõ các hoạt động sản xuất kinhdoanh và có các kiến thức xã hội sâu sắc
Mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ sẽ có những chính sách tín dụngriêng của mình để nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Chính sách tíndụng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đế quy mô, tính chất của các khoản tíndụng cũng như phương thức hoạt động tín dụng của ngân hàng Chính sáchtín dụng không những phụ thuộc vào mục tiêu của bản thân ngân hàng màcòn phụ thuộc vào ác yếu tố khác như: chính sách của Chính phủ và củacác cơ quan quản lý Như vậy việc đưa ra một chính sách tín dụng hợp lý sẽgiúp cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn, nó giúp ngân hàng nângcao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng
Công tác tổ chức tín dụng của ngân hàng
Công tác tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vàonhiều yếu tố như quy mô của ngân hàng, chính sách tín dụng của ngânhàng, quy mô và loại hình tín dụng, quy trình tín dụng tại ngân hàng đó
Trang 23Trong quá trình hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ tiếp xúc trực tiếpvới người vay, nhận đơn xin vay, phỏng vấn khách hàng, thu thập thông tin
về khách hàng và dự án trước khi có quyết định chính thức trình cán bộ cấpcao hơn Những thông tin về khách hàng và dự án sau khi được các phòngban chức năng của ngân hàng xem xét và nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ quyếtđịnh cụ thể về phương thức giải ngân và thu nợ sau này Trong quá trìnhnày nếu các khâu được thực hiện tốt sẽ giúp cho ngân hàng lựa chọn đượcnhững dự án tốt để cấp tín dụng, cũng tạo uy tín tốt cho ngân hàng tronglòng khách hàng, điều này giúp cho ngân hàng có thể nâng cao chất lượnghoạt động tín dụng của mình
Như vậy, công tác tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng có thể hỗ trợđắc lực cho cán bộ tín dụng thực hiện công việc của mình và nó ảnh hưởngquan trọng đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Chất lượng đội ngũ nhân sự
Một ngân hàng với một đội ngũ lãnh đạo tốt sẽ đưa ra được nhữngchính sách hợp lý và phương hướng phát triển phù hợp với khuynh hướngphát triển của nền kinh tế Một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi sẽ giúp ngânhàng có được những khoản cho vay với chất lượng cao nhất Các cán bộcủa các phòng ban, các bộ phận chức năng khác sẽ giúp ngân hàng mở rộngcác hoạt động kinh doanh của mình tạo dấu ấn của ngân hàng trong lòng thịtrường
Những nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế phát triển có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng tín dụng Môi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể tham gia nền
Trang 24kinh tế đang hoạt động có hiệu quả sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô tín dụng,chất lượng hoạt động tín dụng cũng được nâng lên.
Bên cạnh đó môi trường kinh tế cũng có thể có những thay đổi bấtngờ, ví dụ như những thay đổi về lãi suất, những biến động về tỷ giá, biếnđộng về thị trường Như vậy chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàngthương mại sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế mà nó hoạt động,vấn đề đối với các ngân hàng là làm tốt công tác dự báo và khả năng thíchứng nhanh khi có biến động nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng
Môi trường pháp lý
Ngân hàng thương mại khi hoạt động phải tuân thủ đầy đủ các quyđịnh về pháp luật của nhà nước, như vậy môi trường pháp lý có ảnh hưởngrất lớn đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng Một hệ thống pháp lýđầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp các ngân hàng thương mại dễ dàng hơntrong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình, góp phần vào việcnâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại
Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị ổn định sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩyhoạt động đầu tư vào ngân hàng cũng có thể mạnh dạn mở rộng hoạt độngtín dụng của mình Điều này giúp cho ngân hàng có thể thu được nhiều lợinhuận hơn từ hoạt động tín dụng Tác động của môi trường chính trị xã hộitới chất lượng hoạt động tín dụng không thường xuyên, nhưng khi cónhững biến động về chính trị tác động của nó tới các ngân hàng là vô cùnglớn Một sự thay đổi trong hệ thống chính trị có thể làm cho các ngân hàngmất phần lớn toàn bộ các khoản tín dụng của mình, điều này sẽ đẩy cácngân hàng đến bờ vực của sự phá sản
Trang 25
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT TỈNH HÀ TĨNH
2.1 Khái quát về hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1- Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh
NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh được thành lập và đi vào hoạt động ngày24/8/1991 theo quyết định số 115/NH-QĐ ngày 24/8/1991 của Thống đốcNgân hàng nhà nước Việt nam là chi nhánh ngân hàng nông nghiệp cấp Ichịu sự giám sát quản lý của NHNo&PTNT Việt Nam
Với trụ sở đặt tại số 01 Đường Phan Đình Phùng, Phường Nam Hà
- Thành Phố Hà Tĩnh, NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh Chức năng: Trựctiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt độngkinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp củaNHN& PTNT Việt Nam Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểmsoát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Ban đầu khi mới chia tách , NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh có 747người; trong đó NHNo&PTNT Tỉnh Nghệ tỉnh bàn giao 676 người và
31 người bàn giao từ Ngân hàng nhà nước Tỉnh Nghệ tỉnh, 7 phòng và 9
Trang 26chi nhánh ngân hàng Huyện Thị xã Nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh,chi nhánh đã thành lập 42 bàn tiết kiệm trực thuộc Hội sở và các chi nhánhhuyện, thị xã để thực hiện chức năng huy động nguồn vốn Đến ngày31/12/2007 số phòng nghiệp vụ là 7 phòng, 12 chi nhánh ngân hàng Huyệnthị xã ( ngân hàng cấp II) , 17 ngân hàng cấp III và 3404 tổ vay vốn ở nôngthôn Biên chế toàn tỉnh có 740 người trong đó lao động nữ : 64% ; laođộng nam 36%
- Trình độ trên đại học: 3 người
- NHN& PTNT Huyện Can Lộc
- NHN& PTNT Huyện Kỳ Anh
- NHN& PTNT Huyện Hương Sơn
- NHN& PTNT Huyện Đức Thọ
- NHN& PTNT Huyện Nghi Xuân
- NHN& PTNT Huyện Vũ Quang
- NHN& PTNT Kỳ Anh
- NHN& PTNT Huyện Cẩm Xuyên
- NHN& PTNT Thành Phố Hà Tĩnh
- NHN& PTNT Huyện Thạch Hà và NHNN& PTNT Huyện Lộc Hà
S ơ đồ cơ cấu tổ chức: đồ cơ cấu tổ chức: ơ đồ cơ cấu tổ chức: ấu tổ chức: ổ chức: c c u t ch c:ức:
Giám đốc
Trang 27Phó giám đốc I Phó giám đốc II Phó giám đốc III Phòng
KT-KH
Phòng tín dụng
Phòng kế toán NQ
Phòng điện toán
Phòng
H chính
Phòng tổ chức
Phòng kiểm tra, kiểm toán nộ bộ
Chi nhánh ngân hàng cấp IIHiện nay NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung mạnh vào việchuy động vốn bằng nhiều giải pháp linh hoạt, chủ động cân đối nguồn vốntheo đúng quy định tại văn bản số 115 của NHN& PTNT Việt nam, ưu tiênnhiều giải pháp cho việc phát hành thẻ tín dụng nội địa, triển khai chươngtrình giao dịch mới IPCAS tới 100% đơn vị, tiếp tục mở rộng các đối tượngcho vay truyền thống Thực hiện nghiêm việc phân loại đánh giá kháchhàng, kiểm tra nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh phát triển các dịch
vụ Đa dạng hóa đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng
Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức NHN& PTNT Tỉnh Hà Tĩnh hiện nay đang áp dụngtheo Quyết định số 169/QĐ/HĐQT ngày 07/9/2000 của NHN& PTNT Việtnam gồm 7 phòng từ năm 2008 áp dụng theo Quyết định 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của NHN& PTNT Việt nam gồm 8 phòng
- Chức năng của NHN& PTNT Tỉnh Hà Tĩnh: Trực tiếp kinh doanhtiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NHN& PTNT ViệtNam Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủyquyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Thực hiện các nhiệm vụkhác của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc NHN& PTNT Việt namgiao
- Cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành:
+ Giám đốc
+ 3 Phó giám đốc:
Trang 28+ Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Phòng kinh tế kếhoạch, Phòng tín dụng, Phòng kế toán và ngân quỹ, Phòng hành chính ,Phòng tổ chức cán bộ, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng điệntoán.
2.1.2- Hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh:
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam ban hành kèm theo Quyết định số169/QĐ/HĐQT ngày 07/9/2000, Quyết định số 454/QĐ/HĐQT-TCCBngày 24/12/2004 và Quyết định số 1377/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt nam Hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh
gồm:
- Huy động vốn:
+ Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tíndụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳhạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng việt nam vàngoại tệ
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giákhác để huy động vốn của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước
+ Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việtnam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc cho phépbằng văn bản
+ Các hình thức huy động vốn khác
- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và các loại chovay khác theo quy định của ngân hàng nông nghiệp
Trang 29- Kinh doanh ngoại hối: Huy động và cho vay mua, bán ngoại tệ,
thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ
chứng từ và các dịch vụ khác
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác gồm: Thu phát tiền mặt,
- Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng
- Cân đối, điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh phụ thuộc
2.1.3- Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Tỉnh Hà
Tĩnh trong 3 năm ( năm 2005, 2006, 2007):
- Kết quả huy động vốn:
Kết quả huy động vốn phân theo thành phần kinh tế
( bi u 1) Đơ đồ cơ cấu tổ chức:n v tính: tị tính: tỷ ỷ
ng
đồ cơ cấu tổ chức:
Chỉ tiêu
Đến 31/12/2005 Đến 31/12/2006 Đến 31/12/2007 Nguồn
vốn
Tỷ trọng
Nguồn vốn Tỷ trọng Nguồn vốn Tỷ trọng
Trang 30Kết quả huy động vốn phân theo thời gian huy động vốn:
( bi u 2) Đơ đồ cơ cấu tổ chức:n v tính: tị tính: tỷ ỷ
ng
đồ cơ cấu tổ chức:
Chỉ tiêu
Đến 31/12/2005 Đến 31/12/2006 Đến 31/12/2007 Nguồn
vốn
Tỷ trọng
Nguồn vốn
Tỷ trọng Nguồn vốn Tỷ trọng
Tổng nguồn vốn huy động 1460 1.959 2.571
Tiền gửi có kỳ hạn dưới
12T
Qua số liệu ở biểu 1 và biểu 2 ở trên ta thấy nguồn vốn huy động từ
dân cư không ngừng tăng, năm 2005: 1.150 tỷ đồng, năm 2006: 1.642 tỷ
đồng, năm 2007: 2.139 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số
nguồn vốn huy động Năm 2005 nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ
trọng 78,7%, năm 2006 chiếm tỷ trọng 83,8%, năm 2007 chiếm tỷ trọng
83,2% Để đạt được kết quả trên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện tốt chính sách khách hàng và chiến
lược khách hàng, xác định nguồn tiền gửi trong dân cư là nguồn tiền gửi ổn
định Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế đạt thấp năm 2005: 310 tỷ, năm
2006: 316 tỷ, năm 2007: 431 tỷ đồng Vì vậy việc xác định chiến lược
khách hàng trong công tác huy động vốn là bằng mọi cách phải giữ và mở
rộng nguồn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế Đây là giải pháp trọng
tâm hàng đầu xuyên suốt quá trình kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh
Hoạt động sử dụng vốn:
Trang 31Để tiến hành được các nghiệp vụ cơ bản ngân hàng phải huy động
vốn Tuy nhiên vấn đề sử dụng vốn mới là khâu cuối cùng quyết định hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, qua đó thúc đẩy hoạt động huy
động vốn đạt hiệu quả Ta có thể thông qua biểu sau để xem xét tình hình
sử dụng vốn của NHNN&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh:
Kết quả sử dụng vốn phân theo thành phần kinh tế:
Đơ đồ cơ cấu tổ chức:n v tính: t ị tính: tỷ ỷ
( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)
Mức dư nợ liên tục tăng trưởng qua các năm đó là một thành công
lớn của NHNN&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh Tuy nhiên theo cơ cấu mức dư nợ
các thành phần kinh tế thì mức dư nợ doanh nghiệp nhà nước liên tục giảm
dần năm 2005: 0,49%, năm 2006: 0,45%, năm 2007: 0,37% là do các
doanh nghiệp nhà nước hầu hết đã được cổ phần hóa Mức dư nợ doanh
nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng dần nhưng tỷ trọng chưa cao,
cụ thể nămn 2005: 14,7%, năm 2006: 15,6%, năm 2007: 16,9% Mức dư nợ
hộ sản xuất có tỷ trọng cao nhất và tăng liên tục từ năm 2005: 84,75%, năm
2006 83,9%, năm 2007: 82,7% Mức dư nợ hộ sản xuất có tỷ trọng cao và
tăng liên tục qua các năm là phù hợp chỉ đạo chung của ngân hàng
NHNN&PTNT Việt nam, phù hợp với thực trạng kinh tế trên địa bàn Tỉnh
Hà Tĩnh và quan trọng hơn phù hợp với trình độ chuyên môn của đội ngũ
cán bộ tín dụng chi nhánh