1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM

21 450 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 800,68 KB

Nội dung

PHẦN I: TÓM TẮT LỊCH SỬ VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM Giai đoạn 1978 - 1987: “Xây dựng và phát triển” Năm 1961 là một cột mốc thời gian quan trọng đối với Ngành Dầu khí Việt Nam: Năm thành lập

Trang 1

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM

TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Hà Nội, 9/2014

Trang 2

PHẦN I:

TÓM TẮT LỊCH SỬ VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Giai đoạn 1978 - 1987: “Xây dựng và phát triển”

Năm 1961 là một cột mốc thời gian quan trọng đối với Ngành Dầu khí Việt Nam: Năm thành lập Đoàn Địa chất 36 - đoàn nghiên cứu địa chất, địa vật lý dầu khí đầu tiên của Việt Nam trực thuộc Tổng cục Địa chất Đoàn bộ đầu tiên đóng ở thị xã Bắc Ninh, đến năm 1963 chuyển về thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - một tỉnh trung tâm của đồng bằng Bắc bộ, là địa bàn hoạt động chính của công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí vào thời kỳ đó Đoàn 36 không ngừng phát triển và trở thành Liên đoàn Địa chất 36 vào năm 1969

Liên đoàn Địa chất 36 gồm có các đoàn: Đoàn 36F (thăm dò địa chấn, chủ yếu bằng phương pháp địa chấn phản xạ), Đoàn 36Đ (thăm dò diện), Đoàn 36T (thăm dò trọng lực), Đoàn 36S (Khoan sâu - đến trên 3200m), Đoàn 36K (khoan cấu tạo - đến 1200m), Đoàn 36C (địa chất vùng rìa, sau chuyên khảo sát bể Mesozoi An Châu) và phòng thí nghiệm phân tích mẫu (thường gọi tắt là phòng Hóa) Đến Xuân - Hè năm

1973 Phòng Tổng hợp thuộc Liên đoàn bộ Liên đoàn địa chất 36 sát nhập với phòng thí nghiệm phân tích mẫu (phòng Hóa) và thư viện của Liên đoàn Địa chất 36 để hình thành một đoàn nghiên cứu chuyên đề, phiên hiệu là Đoàn Nghiên cứu chuyên đề địa

chất dầu khí 36B (thường gọi là Đoàn 36B), đóng ở Chợ Gạo, Hưng Yên - tiền thân

của Viện Dầu khí sau này Tất cả các đoàn địa chất nói trên đều chịu sự quản lý trực

tiếp của Liên đoàn Địa chất 36 Đoàn trưởng Đoàn 36B đầu tiên là ông Nguyễn Ngọc Sớm, đoàn phó là các ông Nguyễn Giao (phụ trách khối địa chất) và Lương Trọng Đảng (phụ trách phòng thí nghiệm phân tích mẫu) và một số cán bộ kỹ thuật chủ chốt khác

Bốn tháng sau ngày giải phóng miền Nam, vào ngày 3 tháng 9 năm 1975, Tổng Cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (thường gọi là Tổng Cục Dầu khí) được thành lập trên

cơ sở Liên đoàn Địa chất 36 và một số bộ phận của Tổng cục Hóa chất Trong quyết định này đã nói rõ cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Dầu khí có Viện Dầu khí Việt Nam với vùng hoạt động của Tổng cục được mở rộng ra phía Nam, gồm đồng bằng Sông Cửu Long và thềm lục địa phía Nam Với chủ trương coi trọng công tác nghiên cứu khoa học, ngay trong năm đó Tổng cục Dầu khí đã có quyết định giao ông Lê Văn Cự, Tổng cục phó, phụ trách công tác nghiên cứu khoa học cùng các ông Hồ Đắc Hoài, Nguyễn Giao phụ trách việc xây dựng Viện Do những bất cập về nhận thức vai trò của khoa học, bất cập về công tác tổ chức và gặp những khó khăn về lựa chọn địa điểm xây dựng Viện ở Hà Nội, Nam Định hay Hưng Yên nên việc triển khai thành lập Viện Dầu khí Việt Nam chưa thực hiện được Đoàn Nghiên cứu chuyên đề địa chất dầu khí 36B vẫn thực hiện những chức năng như trước đây: phân tích mẫu và nghiên cứu tổng

Trang 3

hợp số liệu dầu khí theo các chuyên đề Kết quả nghiên cứu được đưa vào các báo cáo sản xuất hoặc công bố dần trên Nội san Dầu khí hoặc Bản tin khoa học - kỹ thuật dầu khí

Ngày 22 tháng 5 năm 1978, Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí Nguyễn Văn Biên ký quyết định số 655/DK-QĐ TC về việc giao nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Viện Dầu khí Việt Nam Ban lãnh đạo đầu tiên của Viện Dầu khí Việt Nam là các ông Nguyễn Văn Tời - Bí thư Đảng ủy, Trần Xanh - Viện phó phụ trách, Hồ Đắc Hoài

- Viện phó Trong Điều 2 của quyết định này có nêu rõ cơ quan Viện đóng tại Hà Nội

Do một số tình hình đặc biệt lúc bấy giờ, ngày 28/8/1978 Bộ trưởng phụ trách công tác Dầu khí Đinh Đức Thiện đã ra quyết định số 1015/QĐ-TC khẳng định Viện Dầu khí

trước mắt đóng trụ sở ở thị xã Hưng Yên Như vậy, có thể coi ngày 22 tháng 5 năm

1978 là ngày khai sinh chính thức của Viện Dầu khí Việt Nam

Trụ sở đầu tiên của Viện đặt tại Hưng Yên, các vị lãnh đạo gồm: Ông Vũ Văn Nhi - Bí thư Đảng Ủy; ông Hồ Đắc Hoài - Viện trưởng, Phó Bí thư Đảng ủy Trong 10 năm đầu, Viện Dầu khí Việt Nam đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tổ chức nghiên cứu thăm dò và đánh giá sơ bộ tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích Đệ tam và trước Đệ tam

Với chủ trương xây dựng mô hình phát triển Viện Dầu khí Việt Nam giống như Viện Dầu mỏ của Liên bang Nga (Gubkin), Pháp (IFP), thời kỳ đầu Viện Dầu khí Việt Nam

đã đẩy mạnh hợp tác với Gubkin và IFP trong lĩnh vực cung cấp thiết bị phân tích như thiết bị phân tích dầu thô, mẫu lõi, sắc ký khí, mua 11 phòng thí nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…

Đồng thời trong thời kỳ này Viện cũng được mở rộng nhờ chủ trương sát nhập một bộ phận lớn của đoàn 36C (năm 1978), xây dựng phân Viện phía Nam (1982), xây dựng Trung tâm xử lý số liệu dầu khí (1984), thực hiện một số đề tài cấp Nhà nước, tổ chức sản xuất thử các sản phẩm liên quan đến dầu khí, tiến hành nghiên cứu thử nghiệm trong lĩnh vực chế biến condensate từ mỏ Tiền Hải C, tổ chức thành công Hội nghị khoa học kỹ thuật (giai đoạn 1981 - 1985), một bộ phận nghiên cứu tổng hợp của Viện được chuyển địa điểm từ Hưng Yên về về nhà D1 khu tập thể Thành Công do nhu cầu hợp tác nghiên cứu khoa học phát triển (1982) Đây là tiền đề cho sự chuyển địa điểm làm việc chính thức của Viện Dầu khí Việt Nam về Hà Nội (1988)

Với định hướng đúng đắn, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực, vật lực cộng với sự say

mê nghiên cứu khoa học của tập thể CBCNV, Viện Dầu khí đã nhanh chóng trở thành một Viện nghiên cứu dầu khí hiện đại nhất của Việt Nam giai đoạn đó Cũng từ đó, nhiều Trung tâm/Phòng/Ban của Viện được thành lập đã phát triển và tách ra thành những trung tâm độc lập trực thuộc Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam như Trung tâm xử lý số liệu dầu khí, Phân viện lọc hóa dầu thuộc Tổng cục Dầu khí

Trang 4

3

Giai đoạn 1988 - 2006: “Xây dựng và phát triển”

Khởi đầu với “của hồi môn” khi “về nhà mới” của một đơn vị nghiên cứu khoa học là vài chiếc bàn ghế cũ kỹ, cái gẫy chân, cái long mộng, thậm chí thiếu đến mức hai người ngồi làm việc chung một bàn Máy móc, thiết bị lạc hậu, cũ kỹ đến mức nếu so với trang bị thí nghiệm dầu khí của thế giới lúc bấy giờ thì chúng chỉ như những cục sắt vụn Về công nghệ thông tin, cả Viện chỉ có duy nhất một chiếc máy tính PC thế hệ

2 ở phòng Toán ứng dụng, sau thêm hai chiếc Olivetti, kèm theo một chiếc máy in laser, giá trị thời đó đến hàng trăm triệu đồng Còn ở phòng Địa vật lý, Địa chất, mọi việc xử lý, minh giải tài liệu đều làm bằng tay, vẽ bằng tay, bằng bút chì và tẩy!

Ngày 7/7/1988, Bộ chính trị đã ra nghị quyết 15 về phương hướng phát triển Ngành Dầu khí đến năm 2000 và Luật Dầu khí ra đời năm 1993 đã tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ cho ngành dầu khí nói chung và Viện Dầu khí Việt Nam nói riêng Trong thời gian này, Viện đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế Cụ thể Viện thực hiện và tham gia 3 chương trình nghiên cứu cấp nhà nước là KT-01, KT-03 và KHCN-09 Những nghiên cứu của Viện đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học, góp phần cho công tác đánh giá điều tra cơ bản trên quy mô cả nước, đánh giá tiềm năng trữ lượng của các đối tượng triển vọng của các bể trầm tích trên đất liền và thềm lục địa Việt Nam, thẩm định các dự án, quy hoạch phát triển công nghiệp dầu khí, ứng dụng triển khai các công nghệ mới trong khai thác dầu khí, làm cơ sở khao học cho việc hoạch định chính sách, chiến lược, quyết định của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam

Năm 1996, Liên doanh Trung tâm Xử lý số liệu dầu khí giữa Viện Dầu khí và công ty Fairfield Inc (Mỹ) được thành lập Từ 1997 - 1999, các phòng thí nghiệm của Viện bằng tài trợ ODA của Chính phủ Pháp được nâng cấp Ngoài ra, Viện còn mở rộng lĩnh vực hoạt động sang nghiên cứu các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp khí; tăng cường đào tạo nhân lực và mở rộng hợp tác quốc tế theo hướng đa phương nhưng

có chọn lọc trong việc tìm kiếm đối tác Viện đã ký hợp tác với các Viện nghiên cứu dầu khí tại Liên Xô cũ, Pháp, Đan Mạch, Anh; ký nhiều hợp đồng với các nhà thầu dầu khí tại Việt Nam như: Total, BP, Petronas, Shell, Mobil, JVPC, Vietsovpetro, Cuu Long JOC, Hoan Vu JOC…và tạo được niềm tin với các đối tác trong và ngoài nước

Có thể khẳng định rằng các kết quả nghiên cứu của Viện Dầu khí trong giai đoạn này

có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần đẩy nhanh công tác tìm kiếm, thăm dò và gia tăng sản lượng khai thác của toàn Ngành, làm nền tảng cơ sở xây dựng định hướng phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam trong các giai đoạn sau

Trong giai đoạn này cũng đánh dấu sự trưởng thành của các bộ phận khi được tách ra thành các đơn vị hoạt động độc lập, như Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến

Trang 5

Dầu khí (RDCPP) được đổi tên và tách ra từ “Phân viện lọc hóa dầu”, Công ty Dung

dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (DMC) và Trung tâm An toàn và Môi trường Dầu

khí (RDCPSE) từ các bộ phận nghiên cứu tương ứng của Viện

Giai đoạn 2007 - nay: “Tập hợp lực lượng - Tăng tốc phát triển ”

Ngày 29/8/2006, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thành lập, đánh dấu một

giai đoạn trưởng thành vượt bậc của Ngành Dầu khí Việt Nam về cơ cấu tổ chức quản

lý và quy mô/khả năng hoạt động, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Viện Dầu

khí Việt Nam

- Ngày 29/01/2007 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quyết định thành lập lại Viện Dầu

khí Việt Nam trên cơ sở Viện Dầu khí bao gồm các trung tâm trực thuộc (CTAT,

EMC, EPC cùng được Tổng công ty Dầu khí thành lập ngày 8/5/2006) và sáp

nhập hai Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí

(PVPro) và Trung tâm Nghiên cứu và phát triển An toàn và Môi trường Dầu khí

(CPSE)

- Từ ngày 04/01/2008 Viện Dầu khí Việt Nam hoạt động theo hình thức tổ chức

khoa học - công nghệ tự trang trải kinh phí theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP

- Ngày 04/9/2007 Tập đoàn thành lập lại hai Trung tâm CTAT, Trung tâm EPC

trực thuộc Viện Dầu khí Việt Nam

- Ngày 14/11/2008 Viện thành lập lại EPC

- Ngày 20/8/2008 thành lập Trung tâm phân tích thí nghiệm (PVILabs) trên cơ sở

chi nhánh Viện Dầu khí tại Miền Nam

- Đầu năm 2010 sáp nhập Trung tâm Lưu trữ Dầu khí (PAC) vào Viện

- Năm 2014 thành lập Trung tâm Đào tạo và Thông tin Dầu khí (CPTI) trên cơ sở

Ban Thông tin Đào tạo Cho đến hiện nay, Viện Dầu khí Việt Nam đã trở thành một tổ chức khoa học - công

nghệ hàng đầu của công nghiệp dầu khí Việt Nam, với một số lĩnh vực ngang tầm khu

vực, có khả năng triển khai nghiên cứu phát triển và cung cấp dịch vụ khoa học - kỹ

thuật một cách có hiệu quả cho toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí với 8 trung tâm

chuyên ngành: Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu khí; Phân tích Thí

nghiệm; Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ; Nghiên cứu & Phát triển Chế biến Dầu

khí; Nghiên cứu & Phát triển An toàn & Môi trường Dầu khí; Nghiên cứu Kinh tế &

Quản lý Dầu khí; Lưu trữ Dầu khí; Đào tạo và Thông tin Dầu khí

Các kết quả nghiên cứu khoa học của Viện trong những năm qua đã góp phần tư vấn

xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển của ngành, sáng tỏ cấu trúc địa chất, đánh

giá tiềm năng dầu khí Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ tiên tiến

trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, gia tăng thu hồi dầu, lựa chọn quy trình công nghệ

lọc hóa dầu, chế biến khí, giải quyết nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực an toàn và bảo vệ

môi trường cũng như kinh tế và quản lý dầu khí

Trang 6

5

Các thành tích nêu trên đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng những danh hiệu cao quý: Huân chương lao động hạng: nhất, nhì, ba; Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2012) và Huân chương Độc lập hạng ba (năm 2013)

Giai đoạn sắp tới là giai đoạn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phấn đấu nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng tốc phát triển các lĩnh vực cốt lõi với hàng loạt giải pháp về khoa học - công nghệ, con người và quản lý Thực hiện theo chiến lược phát triển của Tập đoàn, trong thời gian sắp tới, Viện sẽ cùng các đơn vị đào tạo khác của ngành là Đại học Dầu khí và Trường Cao đẳng nghề Dầu khí kết hợp trở thành Học viện Dầu khí Việt Nam Đây sẽ là mô hình để triển khai các giải pháp đột phá về con người, Viện sẽ phấn đấu xây dựng một tổ chức học tập, lấy con người làm trung tâm, coi đó là vốn quý nhất để đầu tư, phát triển, trên cơ sở bảo đảm ba giá trị cốt lõi “Đạo đức - Chuyên nghiệp - Trí tuệ”, là nguồn chất xám cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của ngành Với vai trò là đơn vị đi đầu thực hiện đồng bộ các giải pháp đột phá về khoa học - công nghệ, Viện Dầu khí Việt Nam sẽ đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển; ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tăng cường liên kết khoa học - đào tạo - sản xuất, tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng nghiên cứu, trở thành nền tảng, động lực cho sự phát triển bền vững của ngành

Với niềm tin vào tương lai phát triển, Viện cam kết và nguyện mãi xứng đáng là Trí tuệ Dầu khí Việt Nam

{Để hiểu rõ hơn lịch sử Viện, đề nghị tham quan Phòng truyền thống và xem phim tư liệu của Viện tại đó}

Trang 7

PHẦN II:

VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY

Viện Dầu khí Việt Nam là Tổ chức khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước hoạt động trong tất cả mọi lĩnh vực công nghiệp dầu khí từ thượng nguồn đến hạ nguồn Tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ duy nhất của Tập đoàn Dầu khí với

8 Trung tâm nghiên cứu chuyên ngành Dầu khí: Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu khí; Phân tích Thí nghiệm; Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ; Nghiên cứu & Phát triển Chế biến Dầu khí; Nghiên cứu & Phát triển An toàn & Môi trường Dầu khí; Nghiên cứu Kinh tế & Quản lý Dầu khí; Lưu trữ Dầu khí; Đào tạo và Thông tin Dầu khí

TẦM NHÌN - SỨ MỆNH - GIÁ TRỊ CỐT LÕI

TẦM NHÌN:

Phát triển Viện Dầu khí Việt Nam thành đơn vị nghiên cứu khoa học - đào tạo - ứng dụng hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực về mọi lĩnh vực thuộc chuỗi hoạt động dầu khí: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, phân phối, chế biến, lọc hóa dầu, an toàn môi trường, kinh tế, quản lý và đào tạo

SỨ MỆNH:

Gắn kết chặt chẽ 3 chức năng chính Nghiên cứu - Ứng dụng - Đào tạo để đảm bảo:

- Là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu - phát triển và đưa ra các giải pháp KHCN

để góp phần phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam bền vững;

- Là đơn vị tư vấn đáng tin cậy về 5 lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;

- Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;

- Mang lại lợi ích lâu dài cao nhất cho người lao động, Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam, đối tác và nhân dân Việt Nam thông qua sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí

GIÁ TRỊ CỐT LÕI:

- Đạo đức (Virtual): Trung thực, Khách quan

- Chuyên nghiệp (Professionlism): Thành thạo, Năng động và Hiệu quả

- Trí tuệ (Intellect): Sáng tạo, Khoa học

Trang 8

7

CHỨC NĂNG

NGHIÊN CỨU:

- Điều tra cơ bản và chuyên sâu theo các yêu cầu của Nhà nước

- Tiến hành các nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí

DỊCH VỤ - ỨNG DỤNG - CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ:

- Tư vấn, thẩm định dự án dầu khí và các lĩnh vực liên quan

- Phân tích mẫu phục vụ khâu đầu, khâu sau và an toàn - sức khỏe - môi trường

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chuyển giao công nghệ

ĐÀO TẠO - THÔNG TIN:

- Đào tạo trình độ tiến sĩ; đào tạo chuyên sâu và ngắn hạn;

- Lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin, tài liệu kỹ thuật về hoạt động dầu khí;

- Tổ chức thực hiện, xuất bản Tạp chí Dầu khí;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, triển lãm dầu khí và quảng cáo về ngành

Trang 9

THÀNH TÍCH ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN

Trang 10

9

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

Ngày đăng: 09/07/2016, 23:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w