1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phát triển kinh tế vùng ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc nước ta đến năm 2020

31 3,3K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 218 KB
File đính kèm Phat trien KT vung Trung du Mien nui phia Bac.rar (39 KB)

Nội dung

Tiểu luận:Phát triển kinh tế vùng ở các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài tiểu luận Phát triển kinh tế vùng là nhằm thúc đẩy và bảo đảm sự phát triển cân đối, bền vững của đất nước, có tính đến các yếu tố đặc thù và cơ hội của toàn lãnh thổ và của các vùng, giảm bớt những khác biệt giữa các vùng, không phải bằng cào bằng, kìm hãm nhau, mà bằng bảo tồn và phát huy những đặc tính riêng về môi trường tự nhiên, văn hóa và tiềm năng phát triển của các vùng. Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng và lợi thế phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và kinh tế cửa khẩu; là địa bàn có nhiều đồng bào các dân tộc cùng sinh sống gắn bó lâu đời với bản sắc văn hóa riêng, có truyền thống yêu nước, đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, căn cứ cách mạng. Trong các vùng kinh tế của cả nước hiện nay, các tỉnh Trung du và Miền núi phía bắc là vùng có nhiều tiềm năng, có vị trí địa chiến lược quan trọng nhưng hiện nay lại là vùng nghèo và kém phát triển nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp; các vấn đề về xã hội, về anh ninh dân tộc, tôn giáo tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp…. Một trong những những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, là những hạn chế trong việc vận dụng những kiến thức về phát triển kinh tế vùng – lãnh thổ của các tỉnh trong cùng khu vực; các tiềm năng lợi thế và những nét riêng biệt của mỗi tỉnh chưa được phát huy hiệu quả việc liên kết, hỗ trợ và cùng nhau phát triển chưa thực sự được quan tâm và đẩy mạnh. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế vùng ở các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020” làm đề tài tiểu luận thuộc chuyên đề bắt buộc. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng, phân tích thực trạng phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc nói chung, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng trong thời gian tới. 3. Giới hạn (Đối tượng và phạm vi nghiên cứu) Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc nước ta, đề ra những nhiệm vụ và giải pháp phát triển vùng cho phù hợp trong thời gian tới. Về không gian: nghiên cứu công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh phía bắc nước ta. Về thời gian: nghiên cứu từ năm 2010 đến nay, đặc biệt là từ ngày 872013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định số 1064QĐTTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở nghiên cứu của đề tài: Dựa trên cơ sở lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, định hướng và chiến lược phát triển kinh tế vùng của Đảng và Nhà nước ta; các học thuyết về phát triển kinh tế lãnh thổ của các nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống... 5. Ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế vùng ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc nước ta. Qua đó góp phần làm sáng tỏ hơn những yêu cầu đặt ra trong phát triển kinh tế cho vùng. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng và đưa ra một số định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nước ta trong thời gian tới. 6. Cấu trúc của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về vùng kinh tế và phân vùng kinh tế . Chương 2: Thực trạng kinh tế, xã hội các tỉnh Trung du và Miền núi phía bắc hiện nay. Chương 3: Quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi phía bắc trong thời gian tới Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VÙNG KINH TẾ VÀ PHÂN VÙNG KINH TẾ 1. Vùng kinh tế. Vùng kinh tế là một không gian kinh tế xác định đặc thù của quốc gia, là một tổ hợp kinh tế lãnh thổ tương đối hoàn chỉnh có chuyên môn hóa kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp Đặc trưng của vùng kinh tế: + Có tính chuyên môn hóa theo ngành được hợp thành theo một tỷ lệ về lượng nó phản ánh vị trí, trình độ chuyển môn hóa trong quá trình phân công lao động của vùng. + Vùng kinh tế là vùng phát triển tổng hợp một số ngành chính trong liên kết khai thác tiềm năng của vùng tạo thành chuỗi sản xuất mang tính đặc trưng của vùng nó phản ánh mức độ liên kết trong quá trình phân công lao động của vùng. + Vùng kinh tế gắn với nền kinh tế mở nó phản ánh mức độ liên kết của vùng: Phát triển vùng kinh tế phải gắn với yếu tố hội nhập từ yếu tố kỹ thuật công nghệ đến yếu tố quản lý, từ cách thức tổ chức sản xuất trong việc phân công sản xuất và phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả. + Vùng kinh tế thể hiện tính linh động của vùng trong phát triển nó phản ánh mức độ năng động của vùng: cơ cấu vùng không phải là cố định, bất biến, mà là có sự thay đổi thương xuyên, liên tục. Vì vậy, mọi cách nhìn bất biến đổi với vùng sẽ kìm hãm sự phát triển của vùng. 2. Phân vùng kinh tế Cơ sở pháp lý về phân vùng kinh tế Cơ sở pháp lý đầu tiên của nhà nước về phân vùng lãnh thổ của các ngành kinh tế, các ngành chuyên môn từ những năm 60, 70 thế kỷ trước là Thông tư 19UBVP ngày 1121963 của Ban phân vùng kinh tế UBKHNN và QĐ 270CP ngày 3091977 của HĐCP (nay Chính phủ) đã hướng dẫn và thực hiện phân vùng kinh tế dựa trên cơ sở: Phân vùng kinh tế ngành: Phân chia lãnh thổ theo chiều dọc thành các vùng kinh tế ngành làm căn cứ cho nhà nước, tổ chức và quản lý theo ngành Mục đích: Xác định hợp lý phương hướng phát triển chủ yếu của ngành trong vùng, hiện tại cũng như tương lai, kết hợp đúng đắn giữa các ngành trong kế hoạch hóa và tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân theo ngành và theo lãnh thổ, phân vùng kinh tế ngành còn là cơ sở cho quy hoạch vùng kinh tế. Nội dung: Phân vùng kinh tế ngành là phân vùng công nghiệp và nông nghiệp, trong công nghiệp có phân vùng khai thác than, dầu mỏ, hơi đốt, luyện kim... còn phân vùng nông nghiệp có phân vùng trồng trọt, chăn nuôi... Phân vùng địa lý tự nhiên: Chuyên nghiên cứu, phát hiện hệ thống các khu vực tự nhiên đồng nhất về phát triển, do đó mà có đặc thù riêng, không lặp lại trong không gian Mục đích: Tạo ra những không gian đặc thù riêng biệt, đồng nhất về địa mạo, khí hậu thủy văn, phân vùng thổ nhưỡng và phân vùng sinh vật Nội dung: Dựa vào nhân tố địa đới chi phối bởi sự phân bố năng lượng mặt trời không đồng đều trên trái đất, tạo ra các vành đai nóng, ôn hòa, lạnh và các đới rừng xa van, hoang mạc...; hay dựa vào nhân tố phi địa đới chi phối bởi năng lượng kiến tạo trong lòng đất, hình thành các châu lục, vùng núi, cao nguyên, đồng bằng, các địa chất – địa hình phân bố trong các xứ. Phân vùng địa chất công trình: Phân chia vùng theo các phân vị miền – theo địa kiến tạo (theo địa mạo hay phức hệ địa tầng) Mục đích: Để đánh giá mức độ thuận lợi của tầng phân vị đối với xây dựng Nội dung: Phân theo vùng dựa vào địa mạo; phân theo khu dựa vào sự phân bổ các phức hệ địa tầng; phân theo khoảnh dựa vào một trong những yếu tố đặc trưng khác như các hiện tượng và quá trình địa chất động lực công trình, địa chất thủy văn, tính chất cơ lý của đất đai. Phân vùng khí hậu thủy văn: Dựa trên hai đặc trưng, phân hóa về tài nguyên nhiệt, phân hóa về tài nguyên ẩm. Mục đích: Tạo ra những không gian đặc thù riêng biệt, đồng nhất về khí hậu thủy văn Nội dung: Hiện nay đang sử dụng phổ biến phân vị hai cấp: + Miền khí hậu: Phân định theo tài nguyên nhiệt (biên độnăm, tổng bức xạnăm), có hai miền là miền Bắc và miền Nam; + Vùng khí hậu: Dựa vào chỉ tiêu mưa ẩm, do đó đã phân vùng thành 7 vùng khí hậu thủy văn: Vùng Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Phân vùng địa lý kinh tế: Dựa trên một không gian kinh tế xác định đặc thù của quốc gia, là một tổ hợp kinh tế lãnh thổ tương đối hoàn chỉnh có chuyên môn hóa kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp Mục đích: Dựa vào phân vùng địa lý kinh tế, nhà nước có thể nắm được đầy đủ tiềm năng về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội của các bộ phận lãnh thổ khác nhau nhằm xác định chiến lược và các chương trình phát triển kinh tế xã hội . Nội dung: + Phân vùng kinh tế ngành; + Phân vùng kinh tế vùng; + Phân vùng kinh tế theo thành phần kinh tế. 3. Lịch sử phân vùng và phân vùng kinh tế Thế kỷ XIX đến năm 1954, cuối thời kỳ Pháp thuộc (1945 – 1947), Việt Nam có 69 tỉnh tương ứng: Bắc kỳ, gồm 29 tỉnh: Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Hóa (thuộc Tam Nông, Phú Thọ bây giờ), Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Nình Bình, Quảng Yên (thuộc Quảng Ninh bây giờ), Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang…; Trung Kỳ, gồm 19 tỉnh: Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiện – huế); Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận); Tây Nguyên (KonTum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng); Nam Kỳ, gồm 21 tỉnh: Khu vực Sài Gòn (5 tiểu khu Tây Ninh,Thủ Dầu Một (Bình Dương, Bình Long và Bình Phước), Biên Hòa, Bà Rịa, Sài Gòn); Khu vực Mỹ Tho (4 tiểu khu Mỹ Tho (Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên), Gò Công (Tiên Giang), Tân An (Long An) và Chợ Lớn (quận Bình Tân và một số huyện Long An)); Khu vực Vĩnh Long (Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc (An Giang)); Khu vực Bát Xác (Châu Đốc (An Giang), Hà Tiên (Thuộc Kiên Giang), Long Xuyên (thuộc An Giang), Rạch Giá (thuộc Kiên Giang), Cần Thơ và Sóc Trăng). Giai đoạn 1954 – 1975, Việt Nam tạm thời chia cắt bởi vĩ tuyết 17 và phân chia thành 2 miền (miền Bắc và miền Nam) do chi phối của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, do đó: Ủy ban Kế hoạch nhà nước phối hợp với Bộ Nông nghiệp nghiên cứu vùng kinh tế nông nghiệp ở miền Bắc thành 4 vùng nông nghiệp lớn: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Khu Bốn cũ (từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh (Quảng Trị)); Vận dụng Nghị quyết Đại hội III, phân miền Bắc thành 4 vùng gắn với hệ thống phân vị 3 cấp: Vùng kinh tế xã hội lớn (ứng với các vùng); Vùng kinh tế hành chính tỉnh (hay liên tỉnh); Vùng kinh tế cơ sở huyện (hay liên huyện). Giai đoạn 1976 – 1985, tập trung phân vùng nông – lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông – lâm – hải sản. Trên cơ sở 40 tỉnh, thành, đặc khu được chia thành 4 vùng kinh tế cơ bản và các tiểu vùng, đó là: Vùng Bắc Bộ gồm 16 tỉnh được chia thành 2 tiểu vùng là Vùng Trung du – Miền núi (10 tỉnh) và Đồng bằng sông Hồng (6 tỉnh), gồm: Hà Tuyên (nay là Hà Giang và Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai, Yên Bái), Nghĩa Lộ, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), Hà Nội, Hà Sơn Bình (nay là Hà Tây cũ, Hòa Bình), Hải Hưng, Hải Phòng, Thái Bình...; Vùng Bắc Trung Bộ gồm 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh (nay Nghệ An, Hà Tĩnh), Bình – Trị Thiên (nay Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) (không chia tiểu vùng); Vùng Nam Trung Bộ được chia thành 2 tiểu vùng Duyên hải khu V và Tây Nguyên, gồm 7 tỉnh: Gia lai – Kon Tum, Đắc Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam – Đà Nẵng, Phú Khánh (nay là Phú Yên, Khánh Hòa), Nghĩa Bình (nay là Bình Định), Thuận Hải (nay là Bình Thuận, Ninh Thuận); Vùng Nam Bộ được chia thành 2 tiểu vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (nay là Đồng bằng sông Cửu Long), gồm 14 tỉnh: Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Sông Bé (nay là Bình Dương, Bình Phước), Tây Ninh, đặc khu kinh tế Vũng Tàu – Côn Đảo, An Giang, Bến tre, Cửu Long (nay là Vĩnh Long, Trà Vinh), Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Minh Hải (nay là Bạc Liêu, Cà Mau). Giai đoạn 1986 – 2000, phân vùng thành hệ thống 7 vùng với 61 tỉnh, thành gắn với phát triển nông – công nghiệp một cách toàn diện: Vùng Đông Bắc, gồm 11 tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái. Vùng Tây Bắc, gồm 3 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Vùng Đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh: TP Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Vùng Bắc Trung Bộ, gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm 6 tỉnh: Tp Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Vùng Đông Nam Bộ, gồm 8 tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gồm 12 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Hiện nay căn cứ vào văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và Nghị định số 922006NĐCP, hiện nay nước ta chia thành 6 vùng kinh tế lớn: 1. Trung du và Miền núi phía bắc (gồm Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ) gồm 15 tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình với tổng diện tích 101.377,9km2 và dân số 12.244,6 nghìn người (mật độ 110,5 ngườikm2 2. Đồng bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm 10 tỉnh (Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình) với diện tích tự nhiên toàn vùng là 14.492,4km2 và dân số 18.478,4 nghìn người (mật độ dân số 1.275 ngườikm2); 3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (Vùng Duyên hải Trung Bộ), trong đó: vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) với diện tích 51.524,6km2 và 10.090,4 nghìn người; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm có 8 tỉnh (Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) với diện tích tự nhiên 44.360,5km2 và dân số 8.780,0 nghìn người (mật độ 197 ngườikm2); 4. Tây nguyên gồm 5 tỉnh (Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) với diện tích tự nhiên 54.640,6km2 và dân số 5.124.900 người; 5. Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 06 tỉnh (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh) với diên tích 23.605,2km2 và dân số 14.095,7 nghìn người (mật độ 547 ngườikm2); 6. Đồng bằng Sông Cửu Long gồm 13 tỉnh (An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long) với diện tích là 40.548,2km2 và tổng dân số là 17.232,9 nghìn người (mật độ 425 ngườikm2). 4, Nhân tố tác động đến phân vùng kinh tế Thế kỷ XXI, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, “Liên kết, khu vực hóa, toàn cầu hóa” và sự tăng cường các quan hệ liên vùng đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác và vừa có sự cạnh tranh, cụ thể: Phân vùng kinh tế cho phép phát huy tốt lợi thế so sánh của vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác tổng hợp các nguồn lực cho phát triển. Phân vùng kinh tế không chỉ tăng hiệu quả liên kết nội bộ mà còn tạo mối liên kết vượt ra ngoài vùng. Một ngành mới ra đời cần phải có không gian lãnh thổ riêng phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành đó, kéo theo đó là ảnh hưởng đến sự phát triển của hàng loạt ngành liên quan. 5. Nguyên nhân phân hóa vùng và các vấn đề phát sinh Thứ nhất, là sự phân bố không đồng đều các nguồn lực tự nhiên tạo nên những thuận lợi, khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên ở một số vùng. Thứ hai, CNH, HĐH và chuyển dịch CCKT diễn ra không đồng đều giữa các vùng dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm gay gắt của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tại các vùng Thứ ba, thiếu vốn đầu tư tại chỗ của vùng và khó khăn trong thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài do cơ chế, chính sách và khả năng điều hành trong tổ chức phân vùng và phát triển vùng Thứ tư, các tiến bộ KHCN thường được áp dụng trước ở những vùng trung tâm, vùng động lực, sau đó mới lan tỏa đến các vùng khác, tạo nên sự chênh lệch về năng suất và hiệu quả. Thứ năm, giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia cũng tạo ra sự khác biệt do chính sách ưu tiên phát triển nội vùng, vùng chiến lược, vùng trọng điểm, vùng động lực... Thứ sáu, mức độ và hiệu quả can thiệp, điều tiết của nhà nước cũng góp phần gia tăng thêm hoặc giảm nhẹ sự khác biệt. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI CÁC TỈNH TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI TỈNH PHÍA BẮC NƯỚC TA 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi phía bắc nước ta Vị trí địa lý: Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía bắc và đông bắc giáp các tỉnh phía nam Trung Quốc, phía tây giáp với Thượng Lào và phía nam giáp với các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Diện tích: trên 95.272 km2. Địa hình: Mang đặc điểm địa hình của cả miền núi và trung du. Đơn vị hành chính: gồm 14 tỉnh và được chia làm 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. + Đông Bắc gồm các tỉnh: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái Tây Bắc gồm các tỉnh:, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình. Dân số toàn vùng : khoảng 11, 4 triệu người (năm 2012). Các lợi thế của Vùng Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện: Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có khoáng sản và trữ năng thuỷ điện lớn nhất nước ta. Lòng đất ở đây giàu than, quặng sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, đất hiếm, apatit... Các mỏ than tập trung chủ yếu ở khu Đông Bắc (Quảng Ninh, Thái Nguyên). Khu Đông Bắc cũng có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn cả là mỏ sắt (Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), kẽm – chì ở Chợ Điền (Bắc Kạn), đồng – vàng (Lào Cai). Khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm vùng kinh tế này khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân. Trữ năng thuỷ điện của hệ thống sông Hồng (11 triệu kw) chiếm hơn 13 trữ năng thuỷ điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kw. Nguồn thuỷ năng lớn này đang được khai thác. Nhà máy thuỷ điện Thác Bà trên sông Chảy có công suất thiết kế là 110 nghìn kw. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà có công suất thiết kế là 1,9 triệu kw. Chính phủ hiện đang xây dựng một số nhà máy thuỷ điện lớn như nhà máy thuỷ điện Sơn La (trên sông Đà) với công suất là 3,6 triệu kw, thuỷ điện Đại Thị (trên sông Gâm) 250 nghìn kw… Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, các loại rau quả cận nhiệt và ôn đới: Trung du và miền núi phía Bắc có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở vùng trung du). Nơi đây có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Bởi vậy, Trung du và miền núi phía Bắc có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La. Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, cũng như trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả…) và các cây ăn quả như mận, đào, lê. Ở Sa Pa có thể trồng rau mùa đông và sản xuất hạt giống quanh năm. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc: Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều đồng cỏ, chủ yếu là trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m. Các đồng cỏ thường không lớn. Tuy vậy ở đây có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). 2. Thực trạng kinh tế, xã hội của vùng 2.1 . Vùng Đông Bắc Hiện trạng phát triển: Năm 1990, dân số của vùng là 9,4 triệu người, năm 1994 là 10,6 triệu người và đến 2009 là 9,5 triệu người với mật độ dân số 148 ngườikm2. GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 13,7 triệu đồngngười, bằng 71% bình quân của cả nước (19,3 triệu đồng); Đông Bắc có tỷ lệ dân đô thị là 20,6% (năm 2009), thấp hơn mức bình quân cả nước (29,6%) và rất không đồng đều giữa các tỉnh, cao nhất là Quảng Ninh (50,3%), thấp nhất chưa đến 10%; Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật là 16% (Quảng Ninh là 28%), cao hơn mức trung bình của cả nước (13,3%) và vùng Tây Bắc (13,0%) và Tây Nguyên (9,8%) và Đồng bằng sông Cửu Long Hệ thống đường bộ với tổng chiều dài là 44.250km, mật độ 66km100km2 (quốc lộ 1A từ Hà Nội đến Lạng Sơn dài 154km; quốc lộ 2 từ Hà Nội qua Việt Trì, Phú Thọ, Tuyên Quang và cửa khẩu Thanh Thủy Hà Giang dài 314; Quốc lộ 3 từ Hà Nội đi thành phố Thái Nguyên xuyên Bắc Kạn đến Cao Bằng dài 343km; quốc lộ 4 qua Lạng Sơn – Cao Bằng – Hà Giang; quốc lộ 18 nối Bắc Ninh – Móng Cái...) và tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào cai; Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP từ 20,6% năm 1999 tăng lên 36,8% năm 2009, tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm tương đối từ 46,5% xuống 26,2% và dịch vụ tăng từ 32,9% lên 37,0%. Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 120.768,8 tỷ đồng, chiếm 5,3% so với cả nước (trong khi nông nghiệp chiếm 8,14% giá trị sản xuất và tỷ lệ dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ). 2.2 Vùng Tây Bắc Thực trạng phát triển kinh tế Tổng GDP năm 2009 tính theo giá hiện hành của Tây Bắc mới đạt gần 30 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,8% GDP của cả nước. Dân số vấn tăng với mức 1,4%năm, GDP bình quân đầu người mới chỉ đạt 11,1 triệu đồng (bằng 57,5% so với mức bình quân cả nước); Tổng số lao động trong độ tuổi lao động ở Tây Bắc 1.859,1 nghìn người, trong đó 1.604,5 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (chiếm 84,7%); Lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm ưu thế với 80,7%, công nghiệp – xây dựng chiếm 5,5% và dịch vụ chiếm 13,8%. Năm 2009 số người biết chữ trong độ tuổi lao động chiếm 22,0% (cả nước 6,5%), số lao động có trình độ tốt nghiệp từ tiểu học trở lên chiếm 51,7% và trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 11,4% Hệ thống đô thị của vùng với 3 thành phố lớn là Điện Biên Phủ, Sơn La và Hòa Bình, 2 thị xã Mường Lay và Lai Châu. Dân số đô thị toàn vùng là 398,6 nghìn người, chiếm 14,6% dân số toàn vùng (2009) là trung tâm tạo động lực phát triển cho toàn vùng; Không gian sản xuất được nối với các tuyến trục giao thông chủ yếu là đường thủy và đường bộ, mạng lưới đường bộ với mật độ 65km100km2 thấp nhất so với cả nước và phân bố không đều do đặc thù vùng núi hiểm trở (quốc lộ 6 xuất phát từ Hà Nội qua thành phố Hòa Bình và Sơn La, lên Tuần Giáo và kết thúc ở Tp Điện Biên Phủ dài 478km; quốc lộ 37 xuất phát từ Sao Đỏ đến Cò Còi (Sơn La) dài 465km; quốc lộ 4 D là tuyến dọc theo biên giới phía Bắc nối Sa Pa để về xuôi dài 200km; quốc lộ 12 xuất phát từ Pa Nậm Cúm qua thị xã Lai Châu về Điện Biên dài 195km; quốc lộ 279 từ Hà Khẩu (quốc lộ 18 Quảng Ninh) đến khẩu Tây Trang (Điện Biên) dài 623km...) Đánh giá chung: Ðược sự quan tâm đặc biệt của Ðảng, Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong vùng, các tỉnh đã bước đầu phát huy lợi thế về đất đai, tài nguyên khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu, thủy điện... để bứt phá đi lên. Nhìn vào toàn cảnh bức tranh kinh tế hiện nay đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung: chè 86 nghìn ha, sản lượng 400 nghìn tấnnăm ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ; vùng cây ăn quả 180 nghìn ha; bước đầu triển khai trồng mới 16 nghìn ha cây caosu tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Giang, mở ra một hướng đi mới cho các tỉnh trong vùng. Các dự án công nghiệp lớn tiếp tục được triển khai như thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu, Nhà máy luyện đồng Sinh Quyền, Nhà máy ximăng Yên Bình Yên Bái... đã và đang phát huy được hiệu quả đề ra. Những vấn đề đặt ra (thách thức) trong phát triển kinh tế của vùng Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên các tỉnh trung du và miền núi phía bắc vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: quy mô nền kinh tế vùng nhìn chung còn nhỏ, hiệu quả thấp, thiếu sức cạnh tranh; kết cấu hạ tầng vừa thiếu, vừa yếu, nhiều nguồn lực và lợi thế của vùng chưa được khai thác và phát huy tốt; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo cao, diện cận nghèo và tái nghèo còn lớn; tình trạng di cư tự do và các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hoạt động trái pháp luật diễn ra phức tạp... đang là tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. Trước tình hình trên, các địa phương trong vùng khẩn trương hoàn thành và tổ chức triển khai tốt quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội đến năm 2020; thúc đẩy sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế; tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở NƯỚC TA THỜI GIAN TỚI 1. Định hướng, quan điểm Cần duy trì tốc độ phát triển kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc cao hơn nhịp độ chung của cả nước; cải thiện rõ rệt và đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh và bảo đảm quốc phòng, an ninh; khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và kinh tế cửa khẩu để phát triển kinh tế, từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống người dân trong vùng so với mức bình quân chung của cả nước; cơ bản sắp xếp ổn định dân cư, nhất là vùng đồng bào tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện, đưa dân ra biên giới, khắc phục cơ bản tình trạng di dân tự do; bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; gắn phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu tổng quát Phấn đấu duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao hơn nhịp độ phát triển chung của cả nước; cải thiện rõ rệt và đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh và bảo đảm quốc phòng, an ninh; khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu để phát triển kinh tế, từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống của người dân trong vùng so với mức bình quân chung của cả nước; cơ bản hoàn thành sắp xếp ổn định dân cư, nhất là vùng đồng bào tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện, đưa dân ra biên giới, khắc phục cơ bản tình trạng di dân tự do; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; gắn phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia. 2.2. Mục tiêu cụ thể a) Về phát triển kinh tế. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2011 2015 là 7,5% và thời kỳ 2016 2020 trên 8%. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 2.000 USD. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2015 tỷ trọng nông lâm thủy sản trong GDP của Vùng là 27%, công nghiệp xây dựng 34,1% và dịch vụ 38,9%; đến năm 2020, tỷ trọng tương ứng của các ngành là 21,9% 38,7% 39,4%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 16 17%năm. Tỷ lệ đổi mới công nghệ đạt 20%năm. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ thu ngân sách trên GDP chiếm trên 12% và đạt khoảng 13% vào năm 2020. b) Về phát triển xã hội: Phấn đấu các mục tiêu về xã hội của vùng đạt mức trung bình của cả nước; giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 3 4%; trong mỗi kế hoạch 5 năm giải quyết việc làm cho khoảng 250 300 nghìn lao động; tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở khu vực thành thị khoảng 4,5 5%, tăng tỷ lệ sử dụng lao động ở khu vực nông thôn lên trên 85%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65% vào năm 2020. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở. Đến năm 2020, nâng tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến trường lên trên 92% và huy động trẻ em trong độ tuổi tiểu học đến trường đạt 99%. Phấn đấu nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 80% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020; tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 60 70% vào năm 2015 và trên 80% vào năm 2020; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 20% vào năm 2015 và dưới 15% vào năm 2020; số giường bệnhvạn dân đạt 20,5 giường vào năm 2015 và 25 giường vào năm 2020. Củng cố và xây dựng các thiết chế văn hóa thông tin cấp xã, phường, phấn đấu đến năm 2020 có 90% số làng, thôn, bản có nhà văn hóa, tụ điểm sinh hoạt cộng đồng. Nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ truyền dẫn phát sóng phát thanh và truyền hình, phấn đấu phủ sóng truyền hình mặt đất cho 100% dân cư vào năm 2015; đa dạng hóa các chương trình phát sóng, đảm bảo số giờ phát sóng do các đài địa phương sản xuất. c) Về bảo vệ môi trường: Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên; hạn chế gia tăng ô nhiễm và sự cố môi trường; nâng độ che phủ rừng lên 50% vào năm 2020. Đến năm 2020, hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. d) Về quốc phòng, an ninh: Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh kể cả về cơ sở vật chất, vũ khí, khí tài và lực lượng nhằm giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt việc xây dựng các tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nhất là trên tuyến biên giới và các địa bàn xung yếu, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh và bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và vận động quần chúng chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước nhằm hạn chế, đẩy lùi tai nạn giao thông. Đẩy mạnh công tác phòng, chống các loại tội phạm và các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới tại các thôn bản. 3. Giải pháp chủ yếu 3.1. Các lĩnh vực ưu tiên phát triển Tập trung đầu tư xây dựng và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, hạ tầng đô thị, hạ tầng khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là mạng lưới đường giao thông gắn kết các tỉnh trong Vùng và với các vùng lân cận. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án nêu trong Nghị quyết số 37NQTW ngày 0172004 của Bộ Chính trị, Kết luận số 26KLTW ngày 0282012 của Bộ Chính trị và chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37NQTW ngày 1682004 của Bộ Chính trị; xây dựng mới và nâng cấp hoàn thiện các trung tâm y tế chất lượng cao và các bệnh viện khu vực tại Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai; đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo cho các trường Đại học Tây Bắc, Đại học Thái Nguyên, Đại học Hùng Vương (Phú Thọ); hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà ở giáo viên tại các địa phương trong Vùng. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Vùng. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất. Tập trung phát triển các khu kinh tế cửa khẩu trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác phát triển “hai hành lang kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc. Ưu tiên phát triển công nghiệp điện, chế biến sâu khoáng sản, chế biến nông lâm sản, chế tạo và lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng. Đầu tư hạ tầng du lịch tại các khu căn cứ cách mạng; gắn phát triển du lịch của Vùng với các tour du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. 3.2. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư Phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước, tăng cường công tác chống thất thu, xử lý nghiêm các trường hợp trốn lậu thuế, gian lận thương mại; đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời ngân sách nhà nước. Ưu tiên vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để đầu tư các công trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn như: Kết cấu hạ tầng giao thông, các trung tâm y tế cấp vùng, khắc phục xử lý ô nhiễm môi trường, các cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu; đồng thời cân đối ngân sách để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với người nghèo, hộ gia đình chính sách; tăng cường công tác kiểm soát chi, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách cho phát triển kinh tế xã hội trong Vùng. Xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư đến năm 2020; trên cơ sở đó đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế; tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển các công trình trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật quy mô lớn. Phát triển thị trường tài chính minh bạch; đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa thể thao nhằm huy động tối đa nguồn lực để phát triển. 3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tạo điều kiện thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển. Đa dạng hóa các loại hình đầu tư BOT, BTO, BT, đẩy mạnh đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) để tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội. Xây dựng chính sách hỗ trợ để phát triển có trọng điểm các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; xây dựng chính sách phát triển các loại thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh. Từng bước mở rộng thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ tư vấn pháp luật, khoa học công nghệ, tư vấn quản lý và thị trường sản phẩm trí tuệ nhằm thu hút nhân tài. 3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Xây dựng và ban hành các chính sách nhằm phát huy và thu hút nhân tài, lao động kỹ thuật trình độ cao đến làm việc lâu dài ở các địa phương trong Vùng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội của Vùng. Tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa để nâng cao trình độ nhận thức và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tăng cường công tác đào tạo nghề, hỗ trợ và giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức thích hợp; có chính sách đào tạo nghề cho lao động chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp; xây dựng kế hoạch và triển khai công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao có đủ năng lực tham gia vào các dự án hợp tác chuyển giao công nghệ tiên tiến về lĩnh vực công nghệ sinh học, điện tử, công nghệ thông tin .v.v., từng bước nâng dần tính cạnh tranh của nền kinh tế phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực. Mở rộng hợp tác giữa các địa phương với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo; khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các trường đại học, các cơ sở đào tạo để đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân tại doanh nghiệp. 3.5. Giải pháp về khoa học và công nghệ Tập trung nghiên cứu ứng dụng, tạo bước phát triển mới, có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên nghiên cứu ứng dụng các dự án khoa học công nghệ phục vụ trực tiếp cho các sản phẩm mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến về giống cây trồng và vật nuôi, kỹ thuật bảo quản và chế biến sản phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới thân thiện môi trường trong những ngành có lợi thế như khai thác và chế biến sâu khoáng sản, chế biến sản phẩm nông sản, thực phẩm. Mở rộng hình thức liên kết, hợp tác giữa các cơ sở sản xuất với cơ quan nghiên cứu ứng dụng khoa học và các trường đại học nhằm đưa khoa học vào thực tế cuộc sống. 3.6. Giải pháp về cải cách hành chính Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và giải quyết tốt các thủ tục hành chính. Xây dựng và ban hành đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách đảm bảo phát huy dân chủ, sáng kiến, sáng tạo và làm cho toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp hoạt động tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nâng cao hiệu quả trong quản lý điều hành của chính quyền các cấp; phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan nhằm khắc phục sự chồng chéo trong thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng cường công tác phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. 3.7. Giải pháp về tăng cường hợp tác và phát triển thị trường Mở rộng hợp tác về công tác dự báo thị trường, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp nguồn nhân lực giữa các địa phương trong Vùng với vùng Đồng bằng sông Hồng nhằm phát huy hiệu quả các tiềm năng của Vùng. Tăng cường hợp tác giữa các địa phương trong Vùng về lĩnh vực xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; phối hợp tuyên truyền và quảng bá du lịch, hình thành các tour du lịch; khai thác, sử dụng và bảo vệ bền vững tài nguyên nước, bảo vệ môi trường. Tăng cường hợp tác phát triển thương mại, du lịch qua biên giới với Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định. 4. Liên hệ tại Quảng Ninh 4.1. Tiềm năng và thế mạnh Quảng Ninh nằm ở địa đầu vùng Đông Bắc Việt Nam, hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc thù về điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên, xã hội, kinh tế, con người Việt Nam; có rừng vàng, biển bạc, sông núi, nước non, có đường biên giới đất liền với nước CHND Trung Hoa và có đường biên giới biển thông ra thế giới. Quảng Ninh có thể kết nối với Hải Phòng phát triển thành cụm cảng quốc tế phía Bắc, kết nối với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng thành trung tâm trung chuyển hàng hóa xuất khẩu của miền Bắc ra các thị trường quốc tế rộng lớn, nhất là với khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Không chỉ có vị thế nổi bật mang tầm quốc tế, với trên 500 di tích lịch sử danh lam thắng cảnh được xếp hạng, đặc biệt là Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên, kỳ quan thiên nhiên mới của Thế giới; là danh thắng Yên Tử trung tâm Phật giáo của Việt Nam... Quảng Ninh có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (biển đảo, sinh thái, văn hóa lịch sử, tâm linh...) và các ngành công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa ở Quảng Ninh (được coi là ngành công nghiệp mới nhất nhằm quảng bá văn hóa dân tộc, hình ảnh quốc gia đến với bè bạn thế giới). Ở trong lòng đất, Quảng Ninh được thiên nhiên ưu ái ban tặng một kho báu tài nguyên khoáng sản giàu có, dồi dào nhất là than đá, đá vôi, đất sét. Đây là điều kiện, là cơ hội tốt để phát triển một trung tâm khai khoáng, trung tâm nhiệt điện, vật liệu xây dựng của cả nước. Hiện nay đã có những thương hiệu được thế giới biết đến như Than antraxit, gạch ngói Giếng Đáy, ngói Hạ Long, gốm viglacera Hạ Long; sứ nặng lửa Đông Triều... Và điều quan trọng nhất cũng là thế mạnh không bao giờ có thể khai thác hết được đó là nguồn lực con người. Quảng Ninh đã là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng từ hàng ngàn đời nay với 22 dân tộc anh em đang sinh sống, đến thời đại Hồ Chí Minh lại có thêm truyền thống cách mạng vẻ vang của giai cấp công nhân Vùng Mỏ với tinh thần kỷ luật và đồng tâm. Yếu tố này tạo cho Quảng Ninh có khả năng tập hợp, đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng để giải quyết được những vấn đề đột phá. Những tiềm năng và thế mạnh đó là cơ sở để Quảng Ninh thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và phát triển bền vững theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Kết luận của Hội nghị TW3 (khóa XI). 4.2. Định hướng phát triển và nhu cầu thu hút đầu tư Định hướng phát triển kinh tế của Quảng Ninh trong những năm tới là phát triển kinh tế xanh gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa chủ yếu vào yếu tố phát triển chưa bền vững (tài nguyên hữu hạn than, đất; nhân công rẻ) sang phát triển bền vững (dựa vào vị trí địa chính trị, tri thức, khoa học công nghệ, tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, cảnh quan, văn hóa, truyền thống, con người...); từ phát triển theo bề rộng (vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên) sang phát triển theo chiều sâu (với đặc điểm của nền kinh tế xanh, trung tâm là Di sản Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long) một cách hài hòa và hợp lý (những gì đang có vẫn phải phát huy nhưng theo hướng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường bền vững). Định hướng không gian kinh tế xã hội của tỉnh sẽ phát triển theo hướng một trục hai cánh. Trục chính là Hạ Long (chuyển đổi phương thức phát triển) vì Hạ Long đã là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế xã hội của Quảng Ninh. Tuy nhiên, Hạ Long sẽ phải chuyển đổi phương thức phát triển ở đẳng cấp cao hơn trong phát triển xanh theo hướng là thành phố đa năng của vùng, thành phố du lịch, cảng biển quốc tế văn minh, hiện đại; lấy phát triển công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa làm trọng tâm và đột phá. Cánh phía Tây (bao gồm Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hoành Bồ, Ba Chẽ) phát triển công nghiệp ở tầm cao mới là chuỗi công nghiệp không khói với sự hỗ trợ của phát triển kinh tế xanh do ở đây có nền tảng hạ tầng và môi trường công nghiệp hỗ trợ từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang. Cánh phía Đông (bao gồm Cẩm Phả, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn, Móng Cái, Cô Tô, Bình Liêu) sẽ bao gồm chuỗi đô thị vệ tinh sinh thái và dịch vụ cao cấp hiện đại để phát triển dịch vụ biên mậu, du lịch với hai động lực là hai khu kinh tế đặc biệt Móng Cái và Vân Đồn; do ở đây có môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, có hạ tầng thương mại quốc tế thuận lợi; lại là cửa ngõ giao thương trung chuyển hàng hóa giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Để phát triển kinh tế xanh, một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển trên quan điểm lấy nguồn lực bên trong là cơ bản chiến lược, lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá, với những trọng tâm cần thu hút sau: Một là, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại (bao gồm các cấu thành về hạ tầng giao thông; hạ tầng điện lưới quốc gia; hạ tầng thủy lợi và ứng phó biến đổi khí hậu; hạ tầng đô thị; hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp; hạ tầng thương mại; hạ tầng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo, y tế; hạ tầng văn hóa thể thao du lịch) theo định hướng phát triển kinh tế xanh và không gian phát triển kinh tế xã hội 1 trục 2 cánh. Hai là, huy động mọi nguồn lực về tài chính, khoa học công nghệ, chất xám khắc phục ô nhiễm môi trường đối với các thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, nhất là các bãi đổ thải từ khai thác than, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt... Ba là, huy động nguồn lực đầu tư phát triển: Các ngành dịch vụ, tập trung phục vụ du lịch như dịch vụ văn hóa, ẩm thực, mua sắm... ; Phục vụ thương mại biên giới và thương mại đầu mối; Hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, hàng hải, hàng không, y tế... Phát triển các trung tâm dịch vụ hậu cần cảng biển và nghề cá. Đầu tư phát triển và tiến tới hình thành ngành công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa, trọng tâm vào các lĩnh vực: công nghiệp truyền thông, nghệ thuật biểu diễn, trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo và các sự kiện văn hóa thể thao (quốc gia, quốc tế)... ; Về công nghiệp: Thu hút đầu tư đổi mới công nghệ trong khai thác than, nhiệt điện, đóng tàu, vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa”, hợp lý, bền vững. Đầu tư phát triển công nghiệp địa phương, trọng tâm là công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao; Về nông nghiệp: Trọng tâm đầu tư phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, gắn với nuôi, trồng, chế biến các sản phẩm từ nông lâm thủy sản phục vụ du lịch và xuất khẩu. Dự kiến 10 năm (20112020) tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội của Quảng Ninh cần hàng chục tỷ USD, trong đó huy động trong nước chiếm khoảng 45%, vốn nước ngoài 55%. Để có được nguồn vốn này, Quảng Ninh coi trọng phát huy tối đa nội lực và thu hút mạnh mẽ ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá. KẾT LUẬN Phân vùng và phát triển kinh tế các vùng theo những đặc thù, lợi thế riêng nhằm phát huy tổng hòa sức mạnh của nền kinh tế là chủ trương và chiến lược hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Các tỉnh Trung du và Miền núi phía bắc hiện nay còn nhiều khó khăn, nhưng có nhiều tiềm năng và thuận lợi để vươn lên, phát triển ngang bằng cùng các vùng khác trong cả nước.; để thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi phải phát huy được sức mạnh đoàn kết, thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; sự quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ tạo động lực của Trung ương cả về cơ chế chính sách và ưu tiên các nguồn vốn đầu tư nhất là về phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ bản đối với các công trình trọng điểm, chiến lược; bện cạnh đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các tỉnh trong vùng, nhất là các đồng chí giữ vị trí trọng trách, chủ chốt của các tỉnh phải có cái nhìn có tầm cỡ chiến lược, rộng mở , toàn diện và tổng thể hơn; không vì những lợi ích trước mắt của tỉnh nhà mà phá vỡ quy hoạch chung của cả vùng; cần có những cái bắt tay chặt chẽ, cùng bàn, cùng làm, tạo nên chuỗi các giá trị kinh tế của cả vùng, tất cả các địa phương đều có lợi vì mục tiêu nhân dân trong toàn vùng có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, góp phần vì sự phát triển chung của cả nước.. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đề án 1677 (2014), Giáo trình Cao cấp lý luận Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế và kinh tế phát triển, Tài liệu tập huấn, Học việc Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2 Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 20112020 3 Tổng Cục Thống kê (1999, 2005 và 2010), Niên giám Thống kê các tỉnh, Nxb Thống kê. 4 Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 5 Nguyễn Minh Tuệ và Lê Thông (2012), Địa lý Nông – Lâm – Thủy sản Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm. 6 Lê Thông (2012), Địa lý Kinh tế Xã hội Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm. 7 Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). H.2004.

MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài tiểu luận Phát triển kinh tế vùng nhằm thúc đẩy bảo đảm phát triển cân đối, bền vững đất nước, có tính đến yếu tố đặc thù hội toàn lãnh thổ vùng, giảm bớt khác biệt vùng, cào bằng, kìm hãm nhau, mà bảo tồn phát huy đặc tính riêng môi trường tự nhiên, văn hóa tiềm phát triển vùng Vùng Trung du Miền núi phía Bắc địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối ngoại nước, có vai trò quan trọng môi trường sinh thái vùng Bắc Bộ; có tiềm lợi phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch kinh tế cửa khẩu; địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống gắn bó lâu đời với sắc văn hóa riêng, có truyền thống yêu nước, đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng Trong vùng kinh tế nước nay, tỉnh Trung du Miền núi phía bắc vùng có nhiều tiềm năng, có vị trí địa chiến lược quan trọng lại vùng nghèo phát triển nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân nhiều khó khăn, thu nhập thấp; vấn đề xã hội, anh ninh dân tộc, tôn giáo tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp… Một những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, hạn chế việc vận dụng kiến thức phát triển kinh tế vùng – lãnh thổ tỉnh khu vực; tiềm lợi nét riêng biệt tỉnh chưa phát huy hiệu việc liên kết, hỗ trợ phát triển chưa thực quan tâm đẩy mạnh Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài : “Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020” làm đề tài tiểu luận thuộc chuyên đề bắt buộc Mục đích nghiên cứu Trên sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, định hướng Đảng, Nhà nước ta phát triển kinh tế vùng liên kết vùng, phân tích thực trạng phát triển kinh tế vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, từ đề xuất giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng liên kết vùng thời gian tới Giới hạn (Đối tượng phạm vi nghiên cứu) - Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trung du miền núi phía bắc nước ta, đề những nhiệm vụ và giải pháp phát triển vùng cho phù hợp thời gian tới - Về không gian: nghiên cứu công tác thực chương trình xây dựng nông thôn tỉnh phía bắc nước ta - Về thời gian: nghiên cứu từ năm 2010 đến nay, đặc biệt từ ngày 8/7/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành Quyết định số 1064/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du Miền núi phía Bắc đến năm 2020 Phương pháp nghiên cứu - Cơ sở nghiên cứu đề tài: Dựa sở lý luận, quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, định hướng chiến lược phát triển kinh tế vùng Đảng Nhà nước ta; học thuyết phát triển kinh tế lãnh thổ nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế nước - Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng phương pháp chủ nghĩa vật biện chứng chủ nghĩa vật lịch sử, phương pháp lịch sử lôgíc, phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 Ý nghĩa thực tiễn tiểu luận - Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa vấn đề lý luận phát triển kinh tế vùng tỉnh trung du miền núi phía bắc nước ta Qua góp phần làm sáng tỏ yêu cầu đặt phát triển kinh tế cho vùng - Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng và đưa số định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng tỉnh trung du miền núi phía Bắc nước ta thời gian tới Cấu trúc tiểu luận Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có chương: Chương 1: Cơ sở lý luận vùng kinh tế phân vùng kinh tế Chương 2: Thực trạng kinh tế, xã hội tỉnh Trung du Miền núi phía bắc Chương 3: Quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế vùng trung du miền núi phía bắc thời gian tới Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VÙNG KINH TẾ VÀ PHÂN VÙNG KINH TẾ Vùng kinh tế Vùng kinh tế không gian kinh tế xác định đặc thù quốc gia, tổ hợp kinh tế - lãnh thổ tương đối hoàn chỉnh có chuyên môn hóa kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp Đặc trưng vùng kinh tế: + Có tính chuyên môn hóa theo ngành hợp thành theo tỷ lệ lượng - phản ánh vị trí, trình độ chuyển môn hóa trình phân công lao động vùng + Vùng kinh tế vùng phát triển tổng hợp số ngành liên kết khai thác tiềm vùng tạo thành chuỗi sản xuất mang tính đặc trưng vùng - phản ánh mức độ liên kết trình phân công lao động vùng + Vùng kinh tế gắn với kinh tế mở - phản ánh mức độ liên kết vùng: Phát triển vùng kinh tế phải gắn với yếu tố hội nhập từ yếu tố kỹ thuật công nghệ đến yếu tố quản lý, từ cách thức tổ chức sản xuất việc phân công sản xuất phân bổ nguồn lực cách có hiệu + Vùng kinh tế thể tính linh động vùng phát triển - phản ánh mức độ động vùng: cấu vùng cố định, bất biến, mà có thay đổi thương xuyên, liên tục Vì vậy, cách nhìn bất biến đổi với vùng kìm hãm phát triển vùng Phân vùng kinh tế * Cơ sở pháp lý phân vùng kinh tế Cơ sở pháp lý nhà nước phân vùng lãnh thổ ngành kinh tế, ngành chuyên môn từ năm 60, 70 kỷ trước Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 Thông tư 19UB/VP ngày 11/2/1963 Ban phân vùng kinh tế UBKHNN QĐ 270/CP ngày 30/9/1977 HĐCP (nay Chính phủ) hướng dẫn thực phân vùng kinh tế dựa sở: - Phân vùng kinh tế ngành: Phân chia lãnh thổ theo chiều dọc thành vùng kinh tế ngành làm cho nhà nước, tổ chức quản lý theo ngành Mục đích: Xác định hợp lý phương hướng phát triển chủ yếu ngành vùng, tương lai, kết hợp đắn ngành kế hoạch hóa tổ chức quản lý kinh tế quốc dân theo ngành theo lãnh thổ, phân vùng kinh tế ngành sở cho quy hoạch vùng kinh tế Nội dung: Phân vùng kinh tế ngành phân vùng công nghiệp nông nghiệp, công nghiệp có phân vùng khai thác than, dầu mỏ, đốt, luyện kim phân vùng nông nghiệp có phân vùng trồng trọt, chăn nuôi - Phân vùng địa lý tự nhiên: Chuyên nghiên cứu, phát hệ thống khu vực tự nhiên đồng phát triển, mà có đặc thù riêng, không lặp lại không gian Mục đích: Tạo không gian đặc thù riêng biệt, đồng địa mạo, khí hậu thủy văn, phân vùng thổ nhưỡng phân vùng sinh vật Nội dung: Dựa vào nhân tố địa đới chi phối phân bố lượng mặt trời không đồng trái đất, tạo vành đai nóng, ôn hòa, lạnh đới rừng xa van, hoang mạc ; hay dựa vào nhân tố phi địa đới chi phối lượng kiến tạo lòng đất, hình thành châu lục, vùng núi, cao nguyên, đồng bằng, địa chất – địa hình phân bố xứ - Phân vùng địa chất công trình: Phân chia vùng theo phân vị miền – theo địa kiến tạo (theo địa mạo hay phức hệ địa tầng) Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 Mục đích: Để đánh giá mức độ thuận lợi tầng phân vị xây dựng Nội dung: Phân theo vùng dựa vào địa mạo; phân theo khu dựa vào phân bổ phức hệ địa tầng; phân theo khoảnh dựa vào yếu tố đặc trưng khác tượng trình địa chất động lực công trình, địa chất thủy văn, tính chất lý đất đai - Phân vùng khí hậu thủy văn: Dựa hai đặc trưng, phân hóa tài nguyên nhiệt, phân hóa tài nguyên ẩm Mục đích: Tạo không gian đặc thù riêng biệt, đồng khí hậu thủy văn Nội dung: Hiện sử dụng phổ biến phân vị hai cấp: + Miền khí hậu: Phân định theo tài nguyên nhiệt (biên độ/năm, tổng xạ/năm), có hai miền miền Bắc miền Nam; + Vùng khí hậu: Dựa vào tiêu mưa ẩm, phân vùng thành vùng khí hậu thủy văn: Vùng Tây Bắc, Đông Bắc, đồng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ - Phân vùng địa lý kinh tế: Dựa không gian kinh tế xác định đặc thù quốc gia, tổ hợp kinh tế - lãnh thổ tương đối hoàn chỉnh có chuyên môn hóa kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp Mục đích: Dựa vào phân vùng địa lý kinh tế, nhà nước nắm đầy đủ tiềm mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội phận lãnh thổ khác nhằm xác định chiến lược chương trình phát triển kinh tế xã hội Nội dung: + Phân vùng kinh tế ngành; + Phân vùng kinh tế vùng; + Phân vùng kinh tế theo thành phần kinh tế Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 Lịch sử phân vùng phân vùng kinh tế * Thế kỷ XIX đến năm 1954, cuối thời kỳ Pháp thuộc (1945 – 1947), Việt Nam có 69 tỉnh tương ứng: - Bắc kỳ, gồm 29 tỉnh: Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Hóa (thuộc Tam Nông, Phú Thọ bây giờ), Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Nình Bình, Quảng Yên (thuộc Quảng Ninh bây giờ), Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang…; - Trung Kỳ, gồm 19 tỉnh: Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiện – huế); Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận); Tây Nguyên (KonTum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông Lâm Đồng); - Nam Kỳ, gồm 21 tỉnh: Khu vực Sài Gòn (5 tiểu khu Tây Ninh,Thủ Dầu Một (Bình Dương, Bình Long Bình Phước), Biên Hòa, Bà Rịa, Sài Gòn); Khu vực Mỹ Tho (4 tiểu khu Mỹ Tho (Vĩnh Long, An Giang Hà Tiên), Gò Công (Tiên Giang), Tân An (Long An) Chợ Lớn (quận Bình Tân số huyện Long An)); Khu vực Vĩnh Long (Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh Sa Đéc (An Giang)); Khu vực Bát Xác (Châu Đốc (An Giang), Hà Tiên (Thuộc Kiên Giang), Long Xuyên (thuộc An Giang), Rạch Giá (thuộc Kiên Giang), Cần Thơ Sóc Trăng) * Giai đoạn 1954 – 1975, Việt Nam tạm thời chia cắt vĩ tuyết 17 phân chia thành miền (miền Bắc miền Nam) chi phối chiến tranh giải phóng dân tộc, đó: - Ủy ban Kế hoạch nhà nước phối hợp với Bộ Nông nghiệp nghiên cứu vùng kinh tế nông nghiệp miền Bắc thành vùng nông nghiệp lớn: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng sông Hồng, Khu Bốn cũ (từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh (Quảng Trị)); Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 - Vận dụng Nghị Đại hội III, phân miền Bắc thành vùng gắn với hệ thống phân vị cấp: Vùng kinh tế - xã hội lớn (ứng với vùng); Vùng kinh tế - hành tỉnh (hay liên tỉnh); Vùng kinh tế sở huyện (hay liên huyện) * Giai đoạn 1976 – 1985, tập trung phân vùng nông – lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông – lâm – hải sản Trên sở 40 tỉnh, thành, đặc khu chia thành vùng kinh tế tiểu vùng, là: - Vùng Bắc Bộ gồm 16 tỉnh chia thành tiểu vùng Vùng Trung du – Miền núi (10 tỉnh) Đồng sông Hồng (6 tỉnh), gồm: Hà Tuyên (nay Hà Giang Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (nay Lào Cai, Yên Bái), Nghĩa Lộ, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nam Ninh (nay Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), Hà Nội, Hà Sơn Bình (nay Hà Tây cũ, Hòa Bình), Hải Hưng, Hải Phòng, Thái Bình ; - Vùng Bắc Trung Bộ gồm tỉnh Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh (nay Nghệ An, Hà Tĩnh), Bình – Trị - Thiên (nay Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) (không chia tiểu vùng); - Vùng Nam Trung Bộ chia thành tiểu vùng Duyên hải khu V Tây Nguyên, gồm tỉnh: Gia lai – Kon Tum, Đắc Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam – Đà Nẵng, Phú Khánh (nay Phú Yên, Khánh Hòa), Nghĩa Bình (nay Bình Định), Thuận Hải (nay Bình Thuận, Ninh Thuận); - Vùng Nam Bộ chia thành tiểu vùng Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ (nay Đồng sông Cửu Long), gồm 14 tỉnh: Đồng Nai, Tp Hồ Chí Minh, Sông Bé (nay Bình Dương, Bình Phước), Tây Ninh, đặc khu kinh tế Vũng Tàu – Côn Đảo, An Giang, Bến tre, Cửu Long (nay Vĩnh Long, Trà Vinh), Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Minh Hải (nay Bạc Liêu, Cà Mau) Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 * Giai đoạn 1986 – 2000, phân vùng thành hệ thống vùng với 61 tỉnh, thành gắn với phát triển nông – công nghiệp cách toàn diện: - Vùng Đông Bắc, gồm 11 tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái - Vùng Tây Bắc, gồm tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình - Vùng Đồng sông Hồng, gồm 11 tỉnh: TP Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh Vĩnh Phúc - Vùng Bắc Trung Bộ, gồm tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế - Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm tỉnh: Tp Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa - Vùng Đông Nam Bộ, gồm tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước Tây Ninh - Vùng Đồng sông Cửu Long, gồm 12 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng Bạc Liêu * Hiện vào văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, nước ta chia thành vùng kinh tế lớn: Trung du Miền núi phía bắc (gồm Đông Bắc Bộ Tây Bắc Bộ) gồm 15 tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình với tổng diện tích 101.377,9km2 dân số 12.244,6 nghìn người (mật độ 110,5 người/km2 Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 Đồng Sông Hồng vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm 10 tỉnh (Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định Ninh Bình) với diện tích tự nhiên toàn vùng 14.492,4km2 dân số 18.478,4 nghìn người (mật độ dân số 1.275 người/km2); Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ (Vùng Duyên hải Trung Bộ), đó: vùng Bắc Trung Bộ gồm tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị Thừa Thiên Huế) với diện tích 51.524,6km2 10.090,4 nghìn người; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm có tỉnh (Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận Bình Thuận) với diện tích tự nhiên 44.360,5km2 dân số 8.780,0 nghìn người (mật độ 197 người/km2); Tây nguyên gồm tỉnh (Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông Lâm Đồng) với diện tích tự nhiên 54.640,6km2 dân số 5.124.900 người; Đông Nam Bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 06 tỉnh (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước Tây Ninh) với diên tích 23.605,2km2 dân số 14.095,7 nghìn người (mật độ 547 người/km2); Đồng Sông Cửu Long gồm 13 tỉnh (An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh Vĩnh Long) với diện tích 40.548,2km2 tổng dân số 17.232,9 nghìn người (mật độ 425 người/km2) 4, Nhân tố tác động đến phân vùng kinh tế * Thế kỷ XXI, khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, “Liên kết, khu vực hóa, toàn cầu hóa” tăng cường quan hệ liên vùng trở thành xu tất yếu thời đại, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác vừa có cạnh tranh, cụ thể: Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 10 C hươ ng ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở NƯỚC TA THỜI GIAN TỚI Định hướng, quan điểm Cần trì tốc độ phát triển kinh tế vùng Trung du Miền núi phía Bắc cao nhịp độ chung nước; cải thiện rõ rệt đồng hệ thống hạ tầng kinh tế -xã hội đáp ứng ngày tốt yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh bảo đảm quốc phòng, an ninh; khai thác hợp lý có hiệu tiềm năng, mạnh phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch kinh tế cửa để phát triển kinh tế, bước thu hẹp khoảng cách trình độ phát triển mức sống người dân vùng so với mức bình quân chung nước; xếp ổn định dân cư, vùng đồng bào tái định cư dự án thủy lợi, thủy điện, đưa dân biên giới, khắc phục tình trạng di dân tự do; bảo tồn phát huy sắc dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, ổn định trị bảo vệ vững chủ quyền quốc gia Mục tiêu 2.1 Mục tiêu tổng quát Phấn đấu trì tốc độ phát triển kinh tế cao nhịp độ phát triển chung nước; cải thiện rõ rệt đồng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng ngày tốt yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh bảo đảm quốc phòng, an ninh; khai thác hợp lý có hiệu tiềm năng, mạnh phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch kinh tế cửa để phát triển kinh tế, bước thu hẹp khoảng cách trình độ phát triển mức sống người dân vùng so với mức bình quân chung Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 17 nước; hoàn thành xếp ổn định dân cư, vùng đồng bào tái định cư dự án thủy lợi, thủy điện, đưa dân biên giới, khắc phục tình trạng di dân tự do; bảo tồn phát huy sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân; gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định trị bảo vệ vững chủ quyền quốc gia 2.2 Mục tiêu cụ thể a) Về phát triển kinh tế - Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2015 7,5% thời kỳ 2016 - 2020 8% GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 2.000 USD - Chuyển dịch cấu kinh tế, đến năm 2015 tỷ trọng nông lâm thủy sản GDP Vùng 27%, công nghiệp - xây dựng 34,1% dịch vụ 38,9%; đến năm 2020, tỷ trọng tương ứng ngành 21,9% - 38,7% 39,4% - Kim ngạch xuất tăng bình quân 16 - 17%/năm Tỷ lệ đổi công nghệ đạt 20%/năm Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ thu ngân sách GDP chiếm 12% đạt khoảng 13% vào năm 2020 b) Về phát triển xã hội: - Phấn đấu mục tiêu xã hội vùng đạt mức trung bình nước; giảm tỷ lệ hộ nghèo năm từ - 4%; kế hoạch năm giải việc làm cho khoảng 250 - 300 nghìn lao động; tỷ lệ lao động chưa có việc làm khu vực thành thị khoảng 4,5 - 5%, tăng tỷ lệ sử dụng lao động khu vực nông thôn lên 85%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65% vào năm 2020 Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 18 - Củng cố nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học sở Đến năm 2020, nâng tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến trường lên 92% huy động trẻ em độ tuổi tiểu học đến trường đạt 99% - Phấn đấu nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia y tế 80% vào năm 2015 100% vào năm 2020; tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 60 - 70% vào năm 2015 80% vào năm 2020; giảm tỷ lệ trẻ em tuổi suy dinh dưỡng xuống 20% vào năm 2015 15% vào năm 2020; số giường bệnh/vạn dân đạt 20,5 giường vào năm 2015 25 giường vào năm 2020 - Củng cố xây dựng thiết chế văn hóa thông tin cấp xã, phường, phấn đấu đến năm 2020 có 90% số làng, thôn, có nhà văn hóa, tụ điểm sinh hoạt cộng đồng - Nâng cấp đại hóa công nghệ truyền dẫn phát sóng phát truyền hình, phấn đấu phủ sóng truyền hình mặt đất cho 100% dân cư vào năm 2015; đa dạng hóa chương trình phát sóng, đảm bảo số phát sóng đài địa phương sản xuất c) Về bảo vệ môi trường: - Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác hợp lý bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên; hạn chế gia tăng ô nhiễm cố môi trường; nâng độ che phủ rừng lên 50% vào năm 2020 - Đến năm 2020, hầu hết dân cư thành thị nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% sở sản xuất, kinh doanh áp dụng công nghệ trang bị thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; 80% sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; đô thị loại trở lên tất khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại 100% chất thải y tế xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 19 d) Về quốc phòng, an ninh: - Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh kể sở vật chất, vũ khí, khí tài lực lượng nhằm giữ vững ổn định trị, trật tự an toàn xã hội; thực tốt việc xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững tình hình - Xây dựng trận quốc phòng toàn dân gắn với trận an ninh nhân dân, tuyến biên giới địa bàn xung yếu, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh bảo vệ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục vận động quần chúng chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp nhà nước nhằm hạn chế, đẩy lùi tai nạn giao thông Đẩy mạnh công tác phòng, chống loại tội phạm tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa thôn Giải pháp chủ yếu 3.1 Các lĩnh vực ưu tiên phát triển - Tập trung đầu tư xây dựng bước đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, hạ tầng đô thị, hạ tầng khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt mạng lưới đường giao thông gắn kết tỉnh Vùng với vùng lân cận Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án nêu Nghị số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 Bộ Chính trị, Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 Bộ Chính trị chương trình hành động Chính phủ thực Nghị số 37-NQ/TW ngày 16/8/2004 Bộ Chính trị; xây dựng nâng cấp hoàn thiện trung tâm y tế chất lượng cao bệnh viện khu vực Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai; đầu tư sở vật chất nâng cao lực đào tạo cho trường Đại học Tây Bắc, Đại học Thái Nguyên, Đại học Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 20 Hùng Vương (Phú Thọ); hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp học nhà giáo viên địa phương Vùng - Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cấu kinh tế địa bàn Vùng Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm tăng suất, chất lượng sản phẩm giá trị sản xuất - Tập trung phát triển khu kinh tế cửa sở đẩy mạnh hợp tác phát triển “hai hành lang" kinh tế Việt Nam với Trung Quốc Ưu tiên phát triển công nghiệp điện, chế biến sâu khoáng sản, chế biến nông lâm sản, chế tạo lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng Đầu tư hạ tầng du lịch khu cách mạng; gắn phát triển du lịch Vùng với tour du lịch vùng Đồng sông Hồng nước 3.2 Giải pháp huy động sử dụng vốn đầu tư - Phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước, tăng cường công tác chống thất thu, xử lý nghiêm trường hợp trốn lậu thuế, gian lận thương mại; đảm bảo thu đúng, thu đủ kịp thời ngân sách nhà nước - Ưu tiên vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để đầu tư công trình, dự án khả thu hồi vốn như: Kết cấu hạ tầng giao thông, trung tâm y tế cấp vùng, khắc phục xử lý ô nhiễm môi trường, sở hạ tầng xã hội thiết yếu; đồng thời cân đối ngân sách để thực sách an sinh xã hội, người nghèo, hộ gia đình sách; tăng cường công tác kiểm soát chi, đảm bảo sử dụng có hiệu nguồn vốn ngân sách cho phát triển kinh tế - xã hội Vùng - Xây dựng ban hành danh mục chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư đến năm 2020; sở đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư từ thành phần kinh tế; tranh thủ Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 21 tối đa sử dụng có hiệu nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển công trình trọng điểm hạ tầng kỹ thuật quy mô lớn - Phát triển thị trường tài minh bạch; đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao nhằm huy động tối đa nguồn lực để phát triển 3.3 Giải pháp chế sách - Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tạo điều kiện thu hút nguồn lực nước để đầu tư phát triển Đa dạng hóa loại hình đầu tư BOT, BTO, BT, đẩy mạnh đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) để tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội - Xây dựng sách hỗ trợ để phát triển có trọng điểm khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; xây dựng sách phát triển loại thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh Từng bước mở rộng thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ tư vấn pháp luật, khoa học - công nghệ, tư vấn quản lý thị trường sản phẩm trí tuệ nhằm thu hút nhân tài 3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Xây dựng ban hành sách nhằm phát huy thu hút nhân tài, lao động kỹ thuật trình độ cao đến làm việc lâu dài địa phương Vùng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực chỗ phù hợp với tốc độ chuyển dịch cấu kinh tế - xã hội Vùng - Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa để nâng cao trình độ nhận thức chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Tăng cường công tác đào tạo nghề, hỗ trợ giới thiệu việc làm nhiều hình thức thích hợp; có sách đào tạo nghề cho lao động chuyển đổi sang ngành nghề phi nông nghiệp; xây dựng kế hoạch triển khai công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động làm việc khu công nghiệp Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 22 - Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao có đủ lực tham gia vào dự án hợp tác chuyển giao công nghệ tiên tiến lĩnh vực công nghệ sinh học, điện tử, công nghệ thông tin v.v., bước nâng dần tính cạnh tranh kinh tế phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế khu vực - Mở rộng hợp tác địa phương với sở nghiên cứu, đào tạo; khuyến khích doanh nghiệp liên kết với trường đại học, sở đào tạo để đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân doanh nghiệp 3.5 Giải pháp khoa học công nghệ - Tập trung nghiên cứu ứng dụng, tạo bước phát triển mới, có hiệu nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh Ưu tiên nghiên cứu ứng dụng dự án khoa học - công nghệ phục vụ trực tiếp cho sản phẩm mũi nhọn góp phần chuyển dịch cấu kinh tế Vùng, đặc biệt nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến giống trồng vật nuôi, kỹ thuật bảo quản chế biến sản phẩm - Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ thân thiện môi trường ngành có lợi khai thác chế biến sâu khoáng sản, chế biến sản phẩm nông sản, thực phẩm Mở rộng hình thức liên kết, hợp tác sở sản xuất với quan nghiên cứu ứng dụng khoa học trường đại học nhằm đưa khoa học vào thực tế sống 3.6 Giải pháp cải cách hành - Nâng cao hiệu công tác cải cách hành theo hướng công khai, minh bạch đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư giải tốt thủ tục hành Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 23 - Xây dựng ban hành đầy đủ, kịp thời chế, sách đảm bảo phát huy dân chủ, sáng kiến, sáng tạo làm cho toàn hệ thống quyền cấp hoạt động tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển - Nâng cao hiệu quản lý điều hành quyền cấp; phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm quan nhằm khắc phục chồng chéo thực chức nhiệm vụ giao, đồng thời tăng cường công tác phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí thực thi nhiệm vụ quan nhà nước 3.7 Giải pháp tăng cường hợp tác phát triển thị trường - Mở rộng hợp tác công tác dự báo thị trường, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cung cấp nguồn nhân lực địa phương Vùng với vùng Đồng sông Hồng nhằm phát huy hiệu tiềm Vùng - Tăng cường hợp tác địa phương Vùng lĩnh vực xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; phối hợp tuyên truyền quảng bá du lịch, hình thành tour du lịch; khai thác, sử dụng bảo vệ bền vững tài nguyên nước, bảo vệ môi trường - Tăng cường hợp tác phát triển thương mại, du lịch qua biên giới với Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phát triển khu kinh tế cửa khẩu, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định Liên hệ Quảng Ninh 4.1 Tiềm mạnh Quảng Ninh nằm địa đầu vùng Đông Bắc Việt Nam, hội tụ đầy đủ yếu tố đặc thù điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên, xã hội, kinh tế, người Việt Nam; có rừng vàng, biển bạc, sông núi, nước non, có đường biên giới đất liền với nước CHND Trung Hoa có đường biên giới biển thông giới Quảng Ninh kết nối với Hải Phòng phát triển thành cụm cảng Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 24 quốc tế phía Bắc, kết nối với Hà Nội tỉnh khác vùng thành trung tâm trung chuyển hàng hóa xuất miền Bắc thị trường quốc tế rộng lớn, với khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á Không có vị bật mang tầm quốc tế, với 500 di tích lịch sử danh lam thắng cảnh xếp hạng, đặc biệt Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên, kỳ quan thiên nhiên Thế giới; danh thắng Yên Tử trung tâm Phật giáo Việt Nam Quảng Ninh có nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch (biển đảo, sinh thái, văn hóa lịch sử, tâm linh ) ngành công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa Quảng Ninh (được coi ngành công nghiệp nhằm quảng bá văn hóa dân tộc, hình ảnh quốc gia đến với bè bạn giới) Ở lòng đất, Quảng Ninh thiên nhiên ưu ban tặng kho báu tài nguyên khoáng sản giàu có, dồi than đá, đá vôi, đất sét Đây điều kiện, hội tốt để phát triển trung tâm khai khoáng, trung tâm nhiệt điện, vật liệu xây dựng nước Hiện có thương hiệu giới biết đến Than antraxit, gạch ngói Giếng Đáy, ngói Hạ Long, gốm viglacera - Hạ Long; sứ nặng lửa Đông Triều Và điều quan trọng mạnh không khai thác hết nguồn lực người Quảng Ninh nơi hội tụ, giao thoa, thống đa dạng văn minh sông Hồng từ hàng ngàn đời với 22 dân tộc anh em sinh sống, đến thời đại Hồ Chí Minh lại có thêm truyền thống cách mạng vẻ vang giai cấp công nhân Vùng Mỏ với tinh thần kỷ luật đồng tâm Yếu tố tạo cho Quảng Ninh có khả tập hợp, đoàn kết lãnh đạo Đảng để giải vấn đề đột phá Những tiềm mạnh sở để Quảng Ninh thực đổi mô hình tăng trưởng, cấu lại kinh tế phát triển bền vững theo Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 25 tinh thần Nghị Đại hội Đảng lần thứ XI Kết luận Hội nghị TW3 (khóa XI) 4.2 Định hướng phát triển nhu cầu thu hút đầu tư Định hướng phát triển kinh tế Quảng Ninh năm tới phát triển kinh tế xanh gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa chủ yếu vào yếu tố phát triển chưa bền vững (tài nguyên hữu hạn than, đất; nhân công rẻ) sang phát triển bền vững (dựa vào vị trí địa trị, tri thức, khoa học công nghệ, tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, cảnh quan, văn hóa, truyền thống, người ); từ phát triển theo bề rộng (vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên) sang phát triển theo chiều sâu (với đặc điểm kinh tế xanh, trung tâm Di sản - Kỳ quan thiên nhiên giới Vịnh Hạ Long) cách hài hòa hợp lý (những có phải phát huy theo hướng tiết kiệm tài nguyên bảo vệ môi trường bền vững) Định hướng không gian kinh tế - xã hội tỉnh phát triển theo hướng trục hai cánh Trục Hạ Long (chuyển đổi phương thức phát triển) Hạ Long trung tâm trị, hành chính, kinh tế - xã hội Quảng Ninh Tuy nhiên, Hạ Long phải chuyển đổi phương thức phát triển đẳng cấp cao phát triển xanh theo hướng thành phố đa vùng, thành phố du lịch, cảng biển quốc tế văn minh, đại; lấy phát triển công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa làm trọng tâm đột phá Cánh phía Tây (bao gồm Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hoành Bồ, Ba Chẽ) phát triển công nghiệp tầm cao chuỗi công nghiệp không khói với hỗ trợ phát triển kinh tế xanh có tảng hạ tầng môi trường công nghiệp hỗ trợ từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang Cánh phía Đông (bao gồm Cẩm Phả, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn, Móng Cái, Cô Tô, Bình Liêu) bao gồm chuỗi đô thị vệ tinh sinh thái dịch vụ cao cấp phát triển dịch vụ biên mậu, du lịch với hai Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 26 động lực hai khu kinh tế đặc biệt Móng Cái Vân Đồn; có môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, có hạ tầng thương mại quốc tế thuận lợi; lại cửa ngõ giao thương trung chuyển hàng hóa Đông Bắc Á Đông Nam Á Để phát triển kinh tế xanh, giải pháp quan trọng đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư phát triển quan điểm lấy nguồn lực bên chiến lược, lâu dài; nguồn lực bên quan trọng đột phá, với trọng tâm cần thu hút sau: Một là, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đại (bao gồm cấu thành hạ tầng giao thông; hạ tầng điện lưới quốc gia; hạ tầng thủy lợi ứng phó biến đổi khí hậu; hạ tầng đô thị; hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp; hạ tầng thương mại; hạ tầng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, giáo dục- đào tạo, y tế; hạ tầng văn hóa thể thao du lịch) theo định hướng phát triển kinh tế xanh không gian phát triển kinh tế - xã hội trục cánh Hai là, huy động nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ, chất xám khắc phục ô nhiễm môi trường thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, bãi đổ thải từ khai thác than, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt Ba là, huy động nguồn lực đầu tư phát triển: Các ngành dịch vụ, tập trung phục vụ du lịch dịch vụ văn hóa, ẩm thực, mua sắm ; Phục vụ thương mại biên giới thương mại đầu mối; Hình thành phát triển loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, hàng hải, hàng không, y tế Phát triển trung tâm dịch vụ hậu cần cảng biển nghề cá Đầu tư phát triển tiến tới hình thành ngành công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa, trọng tâm vào lĩnh vực: công nghiệp truyền thông, nghệ thuật biểu diễn, trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo kiện văn hóa thể thao (quốc gia, quốc tế) ; Về công nghiệp: Thu hút đầu tư đổi công nghệ Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 27 khai thác than, nhiệt điện, đóng tàu, vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa”, hợp lý, bền vững Đầu tư phát triển công nghiệp địa phương, trọng tâm công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao; Về nông nghiệp: Trọng tâm đầu tư phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, gắn với nuôi, trồng, chế biến sản phẩm từ nông - lâm - thủy sản phục vụ du lịch xuất Dự kiến 10 năm (2011-2020) tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội Quảng Ninh cần hàng chục tỷ USD, huy động nước chiếm khoảng 45%, vốn nước 55% Để có nguồn vốn này, Quảng Ninh coi trọng phát huy tối đa nội lực thu hút mạnh mẽ ngoại lực, nội lực bản, chiến lược, lâu dài, ngoại lực quan trọng, đột phá Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 28 KẾT LUẬN Phân vùng phát triển kinh tế vùng theo đặc thù, lợi riêng nhằm phát huy tổng hòa sức mạnh kinh tế chủ trương chiến lược đắn Đảng, Nhà nước ta Các tỉnh Trung du Miền núi phía bắc nhiều khó khăn, có nhiều tiềm thuận lợi để vươn lên, phát triển ngang vùng khác nước.; để thực nhiệm vụ đòi hỏi phải phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất, đồng hệ thống trị toàn xã hội; quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ tạo động lực Trung ương chế sách ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư xây dựng công trình trọng điểm, chiến lược; bện cạnh đòi hỏi đội ngũ cán lãnh đạo tỉnh vùng, đồng chí giữ vị trí trọng trách, chủ chốt tỉnh phải có nhìn có tầm cỡ chiến lược, rộng mở , toàn diện tổng thể hơn; không lợi ích trước mắt tỉnh nhà mà phá vỡ quy hoạch chung vùng; cần có bắt tay chặt chẽ, bàn, làm, tạo nên chuỗi giá trị kinh tế vùng, tất địa phương có lợi mục tiêu nhân dân toàn vùng có sống ngày tốt đẹp hơn, góp phần phát triển chung nước./ Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Đề án 1677 (2014), Giáo trình Cao cấp lý luận Kinh tế trị, Quản lý kinh tế kinh tế phát triển, Tài liệu tập huấn, Học việc Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2- Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 3- Tổng Cục Thống kê (1999, 2005 2010), Niên giám Thống kê tỉnh, Nxb Thống kê 4- Nguyễn Văn Nam Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam, Nxb Thông tin Truyền thông, Hà Nội 5- Nguyễn Minh Tuệ Lê Thông (2012), Địa lý Nông – Lâm – Thủy sản Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm 6- Lê Thông (2012), Địa lý Kinh tế - Xã hội Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm 7- Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam (Chương trình nghị 21 Việt Nam) H.2004 Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 30 MỤC LỤC Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020” làm đề tài tiểu luận thuộc chuyên đề bắt buộc 2 Mục đích nghiên cứu Giới hạn (Đối tượng phạm vi nghiên cứu) Phát triển kinh tế vùng tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta đến năm 2020 31

Ngày đăng: 08/07/2016, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w