1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945

33 591 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 842,19 KB

Nội dung

Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 Abstract: Tìm hiểu về tác giả Nam Cao và Nguyên Hồng trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945:

Trang 1

Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam

Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945

Abstract: Tìm hiểu về tác giả Nam Cao và Nguyên Hồng trong dòng văn học hiện thực

phê phán 1930 – 1945: bức tranh xã hội Việt Nam trước năm 1945; Nam Cao và số phận những người cùng khổ; Nguyên Hồng-nhà văn gắn bó máu thịt với nhân dân lao động Nghiên cứu cái đói và miếng ăn – nguồn cảm hứng lớn trong truyện ngắn của Nam Cao

và Nguyên Hồng Trình bày những đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện của hai tác gải qua: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện; ngôn ngữ nghệ thuật; giọng điệu

Keywords: Truyện ngắn; Văn học Việt Nam; Nghiên cứu văn học; Nguyên Hồng,

1918-1982; Nam Cao, 1917-1951

Content

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Lí do chọn đề tài 7

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3 Mục đích 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp 9

6 Ý nghĩa của đề tài 9

7 Bố cục luận văn 10

CHƯƠNG 1 11

CƠ SỞ LÍ THUYẾT 11

1.1 Dẫn nhập 11

1.2 Cơ sở lí luận của việc dạy và học tiếng mẹ đẻ 11

1.2.1 Tiếng mẹ đẻ 11

1.2.2 Cơ sở lí luận của việc dạy và học tiếng mẹ đẻ 13

1.2.2.1 Lí thuyết hành vi luận 13

1.2.2.2 Lí thuyết bẩm sinh luận 14

1.2.2.3 Lí thuyết tương tác luận 15

1.2.3 Các mô hình dạy tiếng mẹ đẻ 17

1.3 Phương pháp dạy học tiếng Việt cấp tiểu học 19

1.3.1 Phương pháp phân tích ngôn ngữ 20

1.3.2 Phương pháp luyện theo mẫu 20

1.3.3 Phương pháp giao tiếp 20

CHƯƠNG 2 22

CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA MỚI VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 22

2.1 Dẫn nhập 22

2.2 Chương trình môn tiếng Việt cấp tiểu học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học 23

2.2.1 Nội dung chương trình môn tiếng Việt tiểu học 23

2.2.1.1 Kiến thức 23

Trang 3

5

2.2.1.2 Kĩ năng 26

2.2.2 Những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở việc thiết kế chương trình 27

2.2.2.1 Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở mục tiêu môn học 28

2.2.2.2 Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở quan điểm tích hợp xây dựng chương trình 28

2.2.2.3 Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở nội dung chương trình 29

2.3 Sách giáo khoa tiếng Việt cấp tiểu học và yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy 34

2.3.1 Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa 35

2.3.1.1 Nguyên tắc giao tiếp 35

2.3.1.2 Nguyên tắc tích hợp 36

2.3.1.3 Nguyên tắc tích cực hoá hoạt động của học sinh 37

2.3.2 Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở sách giáo khoa 38

2.3.2.1 Về nội dung sách giáo khoa 38

2.3.2.2 Về hình thức sách giáo khoa 50

2.3.3 Một vài ha ̣n chế 52

2.3.3.1 Biểu hiện quá tải 52

2.3.3.2 Tính liền mạch 53

2.4 Tiểu kết 54

CHƯƠNG 3 57

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN TRUNG 57

3.1 Dẫn nhập 57

3.2 Thiết kế nghiên cứu 57

3.2.1 Đôi nét về đối tượng nghiên cứu 57

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 57

3.2.3 Mẫu nghiên cứu 57

3.2.3.1 Mẫu giáo viên 57

3.2.3.2 Mẫu học sinh 58

3.3 Kết quả 59

Trang 4

3.3.1 Thái độ của giáo viên đối với việc dạy và học tiếng Việt theo chương trình và

sách giáo khoa mới 59

3.3.1.1 Thái độ của giáo viên đối với chương trình, sách giáo khoa và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học 59

3.3.1.2 Phương pháp dạy học môn tiếng Việt của giáo viên 61

3.3.2 Thái độ của học sinh đối với việc dạy và học môn tiếng Việt theo chương trình và sách giáo khoa mới 63

3.3.2.1 Học sinh lớp 4, 5 63

3.3.2.2 Học sinh lớp 1, 2, 3 70

3.4 Tiểu kết 75

KẾT LUẬN 76

1 Về chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học mới 76

2 Tìm hiểu phương pháp dạy và học tiếng Việt theo chương trình và sách giáo khoa mới trong nhà trường (trường hợp trường tiểu học Xuân Trung) 78

PHỤ LỤC 84

A PHIẾU TÌM HIỂU Ý KIẾN HỌC SINH 84

B PHIẾU QUAN SÁT 87

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: NAM CAO VÀ NGUYÊN HỒNG TRONG DÒNG VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN 1930 - 1945 7

1.1 Bức tranh xã hội Việt Nam trước năm 1945 7

1.2 Nam Cao và số phận những người cùng khổ 8

1.2.1 Nam Cao – từ cuộc đời đến tác phẩm 8

1.2.2 Những mảnh đời đói nghèo, tủi nhục 8

1.3 Nguyên Hồng – nhà văn gắn bó máu thịt với nhân dân lao động nghèo 9 1.3.1 Những ngày thơ ấu không bình yên của Nguyên Hồng 8

1.3.2 Nhà văn của những người cùng khổ 9

CHƯƠNG 2: CÁI ĐÓI VÀ MIẾNG ĂN – CHỦ ĐỀ CHÍNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ NGUYÊN HỒNG 10

2.1 Tâm lý con người khi bị cái đói giày vò 10

2.2 Cái đói trong truyện ngắn Nam Cao 11

2.2.1 Sự ám ảnh về cái đói và miếng ăn của người nông dân 11

2.2.2 Cái đói và miếng ăn - thử thách ghê gớm của người trí thức 12

2.2.3 Tha hóa nhân cách - vấn đề nhức nhối trong sáng tác Nam Cao 12

2.3 Cái đói trong trang văn của Nguyên Hồng 13

2.3.1 Những nạn nhân khốn khổ của cái đói 13

2.3.2 Xu hướng cưỡng lại sự tha hóa 15

Trang 6

2.4 Khát vọng nhân văn của Nam Cao và Nguyên Hồng qua vấn đề cái

đói 15

2.4.1 Nguyên nhân đói khát 16

2.4.2 Khát vọng về một cuộc sống “no cơm” 16

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN 17

3.1 Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện 17

3.1.1 Tình huống bi hài kịch nội tâm 17

3.1.2 Tình huống đói khát cùng đường, miếng ăn là miếng nhục 19

3.2 Ngôn ngữ nghệ thuật 19

3.2.1 Ngôn ngữ đối thoại gần với tiếng nói quần chúng 20

3.2.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sâu lắng 20

3.3 Giọng điệu 21

3.3.1 Giọng triết lý 21

3.3.2 Giọng cảm thương thống thiết 22

KẾT LUẬN 24

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cái đói và miếng ăn từ lâu đã trở thành một nỗi ám ảnh lớn trong tiềm thức của nhân dân ta qua nhiều thế kỉ Có thể nói nó trở thành vấn nạn khủng khiếp chi phối mọi mặt đời sống con người

Do sức ám ảnh quá lớn mà cái đói và miếng ăn đã đi vào văn chương thật tự nhiên Mặc dù không hẹn trước nhưng những tư tưởng lớn thường gặp nhau tại một điểm, điều đó rất đúng với trường hợp hai nhà văn hiện thực suất sắc Nam Cao và Nguyên Hồng Điều lí thú ở hai nhà văn này đó là có những điểm tương đồng trong con người nghệ sĩ, cũng như trong tác phẩm Sự gặp gỡ giữa họ ở đề tài cái đói không phải

là sự mô phỏng, sao chép mà là sự gặp gỡ trong sáng tạo nghệ thuật Đến với những trang viết của hai nhà văn hiện thực chúng ta đều cảm nhận được ấn tượng mạnh mẽ nhất đọng lại đó là cái đói, cái nghèo, cái cùng quẫn, bi thương

Ngày nay nền kinh tế toàn cầu đang có những bước chuyển biến đáng kể, cái đói ngày càng lùi xa Tuy nhiên, có không ít kẻ vẫn tiếp tục bị đói Nhưng cái đói này nguy hiểm hơn cái đói sinh lý nhiều

Đó là: Đói tình thương – Đói đạo đức – Đói công bằng – Đói giáo dục – Đói lí tưởng

Vì vậy, viết về đề tài “cái đói và miếng ăn”, người viết mong

rằng sẽ đánh thức lương tri của một bộ phận nào đó trong con người Việt Nam: đừng để những cám dỗ về miếng ăn mà bán rẻ nhân cách Đây cũng là vấn đề nhức nhối mà Nam Cao và Nguyên Hồng đặt ra, đến nay vẫn mang tính thời sự nóng hổi

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cái đói và miếng ăn luôn đeo đuổi nhân dân ta qua nhiều thế kỉ Thế nhưng kiểm lại những trang viết về vấn đề này trong lịch sử văn học

Trang 8

Việt Nam thấy cũng chưa nhiều Kim Lân viết về cái đói (Vợ nhặt), Nguyễn Công Hoan viết về cái đói (Thằng ăn cắp, Giá ai cho cháu một hào, Bữa no đòn…), Thạch Lam viết về miếng ăn (Đói, Tối ba mươi…) Phải nói rằng, trong số những tên tuổi nói trên, Nam Cao và Nguyên Hồng là hai cây bút viết về cái đói nhiều và hay hơn cả Vì vậy,

có thể xem cái đói và miếng ăn là một trong những nguồn cảm hứng chủ yếu trong những sáng tác của họ

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nam

Cao, tuy nhiên nghiên cứu về cái đói và miếng ăn, các nhà nghiên cứu chưa đi sâu cụ thể mà chỉ đề cập một cách đơn lẻ trong một số bài viết

như Nguyễn Đăng Mạnh có bài nói về Cái đói và miếng ăn trong

truyện Nam Cao (8 trang) đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay, số 71,

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Với mục đích khoa học đã đề ra, luận văn tập trung xem xét, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản xung quanh cái đói và miếng ăn trong sáng tác ở thể loại truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 Luận văn không xem xét đến truyện ngắn sáng tác sau 1945

vì số lượng không lớn và nhất là chủ đề cái đói và miếng ăn không được thể hiện nhiều Tuy nhiên để làm rõ vấn đề, trong quá trình nghiên

Trang 9

cứu, người viết đã khảo sát thêm tiểu thuyết Sống mòn, vì đây là sáng

tác thể hiện tập trung vấn đề mà Nam Cao đặt ra cho người trí thức

Để đạt được mục đích khoa học đã đặt ra, người viết muốn đặt vấn đề mà mình khảo sát trong cái nhìn tổng hợp các luận điểm của các nhà nghiên cứu trước để có thể nhìn vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc,

hệ thống hơn

4 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp so sánh

Như chúng ta đã biết, Nam Cao và Nguyên Hồng đã đạt được những thành tựu nổi bật và có nhiều đóng góp vào nền văn xuôi Việt Nam hiện đại Nhưng khi viết về cái đói mỗi nhà văn lại có cách tiếp cận khác nhau Để thấy được những nét độc đáo riêng của họ cần phải

có sự so sánh về cái đói giữa Nam Cao với Nguyên Hồng và giữa họ với các nhà văn khác như: Ngô Tất Tố, Kim Lân, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan… Nghĩa là từ một đề tài hết sức nhỏ nhặt, đời thường là cái đói và miếng ăn, nhờ so sánh mà ta có thể phát hiện tư tưởng nghệ thuật rất khác nhau của các tác giả

- Phương pháp lịch sử

Phương pháp này đòi hỏi việc nghiên cứu phải gắn liền với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam Từ đó thấy được cuộc sống đói nghèo, cơ cực của nhân dân ta trước năm 1945 Có như vậy mới đảm bảo tính khách quan, khoa học

- Phương pháp hệ thống

Việc đặt các yếu tố trong một hệ thống sẽ giúp người nghiên cứu thấy rõ hơn ý nghĩa của chúng, bởi vì tác phẩm văn chương là một chỉnh thể toàn vẹn, các yếu tố trong tác phẩm có mối liên hệ mật thiết

Trang 10

với nhau, giá trị của yếu tố này là do giá trị của các yếu tố xung quanh quy định Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không xem xét từng tác phẩm của Nam Cao và Nguyên Hồng ở dạng đơn lẻ, tách biệt

mà sẽ đặt chúng trong một chỉnh thể toàn vẹn

- Ngoài ra luận văn còn sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp

Phân tích, tổng hợp là một trong những thao tác không thể thiếu đối với mọi công trình Trên cơ sở những tư liệu đã được thống

kê, phân loại, chúng tôi sẽ tập trung vào những tiêu điểm cần thiết, tìm

ra những nét đặc sắc và độc đáo qua vấn đề cái đói trong sáng tác Nam Cao và Nguyên Hồng

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NAM CAO VÀ NGUYÊN HỒNG TRONG DÒNG VĂN HỌC

HIỆN THỰC PHÊ PHÁN 1930 – 1945 1.1 Bức tranh xã hội Việt Nam trước năm 1945

Bức tranh xã hội Việt Nam trước năm 1945 đã đi vào văn học khá sớm, nhưng mỗi trào lưu, mỗi nhà văn lại phản ánh những khía cạnh khác nhau Văn học lãng mạn tiêu biểu là tiểu thuyết Tự lực văn

đoàn đã cho chúng ta những bức tranh quê tuy có lúc là cảnh bùn lầy

nước đọng nhưng nhìn chung đều đẹp đẽ, thơ mộng Xã hội Việt Nam

chỉ thực sự được tái hiện khi các tác phẩm của dòng văn học hiện thực

ra đời với những đóng góp đặc sắc của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng… Với họ, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ không có cảnh êm đềm, thi vị mà đó là nơi diễn ra nhiều thảm cảnh đau lòng

Nạn đói lan tràn, nhân dân rơi vào cảnh đói khát triền miên Khủng khiếp nhất đó là cái đói năm Ất Dậu, đâu đâu ta cũng bắt gặp những xác chết, những bóng ma dật dờ Thi sĩ Bàng Bá Lân đã ghi lại cảnh chết đói kinh hoàng đó như sau:

“ Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi

Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương!

Những thây ma thất thểu đầy đường,

Rồi ngã gục không đứng lên vì đói!”

Với những sáng tác của mình, Nam Cao và Nguyên Hồng đã đem đến cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam trước năm 1945, trong đó con người với những nỗi thống khổ của mình đã rung lên hồi chuông báo động: Hãy cứu lấy con người

Trang 12

1.2 Nam Cao và số phận những người cùng khổ

1.2.1 Nam Cao – từ cuộc đời đến tác phẩm

Trong cuộc đời, Nam Cao gặp rất nhiều lận đận Ông cũng không gặp may mắn trên con đường văn chương Trước cách mạng, Nam Cao luôn sống trong tâm trạng đau khổ, u uất, bất đắc chí Ốm yếu, thất nghiệp, Nam Cao sống lay lắt bằng nghề viết báo, viết sách và dạy học tư… làm nhiều nghề như thế nhưng vẫn không đủ sống Ôm ấp những hoài bão lớn về tương lai, về sự nghiệp, nhưng những ước mơ đó luôn

bị át đi, ghìm lại trong những tính toán nhỏ nhen hàng ngày về miếng cơm, tiền nhà, tiền quà bánh… Chính vì vậy, trong sáng tác của mình, Nam Cao luôn bị ám ảnh bởi cái đói và miếng ăn Tuy nhiên, chuyện cơm áo lúc này không phải là chuyện riêng đối với nhà văn mà dường như chung cho tất cả giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ Xuân Diệu đã từng than thở:

“Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt

Cơm áo không đùa với khách thơ”

1.2.2 Những mảnh đời đói nghèo, tủi nhục

Xuất thân trong một gia đình nghèo Nam Cao hiểu và thấm thía

số phận của những con người nghèo khổ Những nhân vật ấy gợi lên trong ta một niềm thương xót không bờ bến Đó là những em nhỏ cần được chăm sóc (Dần, Tí, Ninh…) Đó là những người già có số phận khổ đau (Lão Hạc, bà cái Tí, bà Quản Thích…), là những người phụ nữ bất hạnh (Nhi, Nhu, Thị Nở, mụ Lợi, dì Hảo…) Đó là những kẻ bị tha hóa như (người bố tham ăn, anh cu Lộ, Trạch Văn Đoành, Chí Phèo…

Hay đến cả những trí thức nhưng luôn sống trong cảnh cơm áo ghì sát

đất (Thứ, Điền, Hài, Hộ…) Mỗi nhân vật ấy là một nạn nhân của xã

hội, viết về cuộc đời của mỗi nhân vật ấy như một bản tố cáo, một lời nguyền rủa muôn đời chế độ xã hội bất công

Trang 13

1.3 Nguyên Hồng – nhà văn gắn bó máu thịt với nhân dân lao động nghèo

1.3.1 Những ngày thơ ấu không bình yên của Nguyên Hồng

Nguyên Hồng sinh ra trong một gia đình bất hạnh, ngay từ nhỏ cậu bé Nguyên Hồng đã lớn lên trong sự thiếu thốn đến cùng cực: thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu tình yêu thương, chăm sóc của người thân Tuổi thơ ông là những ngày tháng lang thang đầu đường xó chợ, đánh đáo kiếm ăn Ông đã phải lăn lộn vào đời sống dân nghèo để tự kiếm sống Chính cuộc sống thiếu thốn ấy đã giúp Nguyên Hồng trải nghiệm bản thân trong thế giới của những người cùng khổ Vì vậy trong sáng tác của mình ông rất dễ cảm thông, chia sẻ những nỗi đau, bất hạnh của con người

1.3.2 Nhà văn của những người cùng khổ

Nhân vật trọng tâm thể hiện tư tưởng nghệ thuật của Nguyên Hồng là những người cùng khổ Họ đủ mọi thành phần trong cái nhân loại cần lao của thành phố Hải Phòng trước cách mạng, từ những đứa

trẻ nghèo khổ, bất hạnh không có tuổi thơ (Thạo bé – Giọt máu, Tý con, Tân – Những mầm non, Nhân – Hai nhà nghề, Dũng – Mợ Du)

đến những người phụ nữ khổ đau, phải chịu nhiều nghịch cảnh như

mồ côi, hạnh phúc tan vỡ…(Chị Hai mươi hai, Láng, Lệ Hà, Mũn,

Mẹ Thưởng, Mụ Mão, Mợ Du, Quyến, Vịnh…) từ những kẻ lưu manh, gái điếm, đến những phu phen thợ thuyền, những người ăn xin,

ăn mày, những nghệ sĩ, trí thức tiểu tư sản nghèo Viết về những cảnh đời này Nguyên Hồng đã phản ánh một cách cụ thể, chi tiết từng mảnh đời, từng số phận để khái quát một cách toàn diện cuộc sống cơ cực, cay đắng của những con người bất hạnh trong xã hội cũ

Trang 14

CHƯƠNG 2 CÁI ĐÓI VÀ MIẾNG ĂN – CHỦ ĐỀ CHÍNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ NGUYÊN HỒNG 2.1 Tâm lý con người khi bị cái đói giày vò

Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động Trong cuộc sống, con người có vô vàn nhu cầu Ở đây chúng tôi chỉ xét đến nhu cầu cơ bản nhất của con người đó

là nhu cầu ăn Trong đời thường, dù bàn luận cao siêu đến mấy cũng phải quay về chuyện ăn Trước hết là miếng ăn “Con người được giải

phóng khi cái bao tử được giải phóng” Vì vậy, miếng ăn to hạng nhất

Trong tiếng Việt từ ăn được ghép vào rất nhiều từ: ăn nói, ăn mặc, ăn

tiêu, ăn chơi, ăn vạ, ăn tham…

Nhưng khi nhu cầu ăn không được đáp ứng thì con người ta sẽ bị đói Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng đã một lần từng trải qua cảm giác này Tuy nhiên, tùy theo mức độ của cái đói mà chúng ta có những cảm nhận khác nhau Nhưng nhìn chung có thể thấy rằng, cái đói có sức hủy diệt ghê gớm Nó làm cho con người cảm thấy mệt mỏi, dạ dày cồn cào, chân tay co quắp, con mắt đờ đẫn, vẻ mặt khù khờ… Vì vậy, sự thèm khát thường nảy sinh khi con người bị đói Từ

đó hình thành nên con người hành động theo bản năng sinh tồn tức những con người sống, ứng xử, hành động mê muội, theo sự thôi thúc của nhu cầu vật chất mà họ không ý thức được và không cưỡng lại

được “Đói thì đầu gối cũng phải bò” Vì vậy, mặc dù rất mệt mỏi

nhưng cái đói nó không cho con người ngồi yên, nó kéo bàn chân con người lê khắp nơi để tìm ra bằng được miếng ăn cho thỏa cơn đói Họ

có thể ăn bất cứ cái gì kể cả đất, cát, côn trùng hay sâu bọ… Sự ám ảnh của cái đói khiến những người đói lâu ngày có tâm lý luôn nghĩ đến

Trang 15

miếng ăn, hễ có cơ hội là ăn cho thật thỏa, kể cả lạm vào phần của kẻ khác Sau khi bụng đã no nê thì lại còn nhìn ngang, liếc dọc xem có cái

gì có thể dành dụm, có thể mang về ăn tiếp hay không

Còn ăn là còn sống và không phải chịu sự hành hạ của cái đói nên con người tìm mọi cách để ăn Sự thật đau lòng là nhiều khi cái đói biến con người thành nô lệ Khi con người chỉ ao ước được một miếng

ăn thì “bảo quì nó sẽ quì”,“bảo bò nó sẽ bò” Cái đói làm cho con

người rơi vào tình trạng muông thú chỉ biết sống theo bản năng sinh tồn Con người bị vật hóa trở thành một con vật vô hồn, vô cảm, mất hết trí giác

Nam Cao trong những sáng tác của mình đã có những phát hiện chua chát về tâm lý con người khi bị cái đói giày vò Đó là những con người có suy nghĩ và xúc cảm nhưng xúc cảm của họ thường là sự thèm khát, tức tối, giận dữ, ghen tị hay là nỗi vui sướng, hả hê bệnh hoạn thường nảy sinh trước nhu cầu thỏa mãn cái đói

VD: Trong Một bữa no bà cái Tí xuất hiện tâm lí “ghen” với cả

người chết Cũng trong truyện ngắn này nhà văn đau xót phát hiện:

“Những lúc đói, trí người ta sáng suốt” Thật là tội nghiệp cho cái

“sáng suốt” của một bà lão già đã kiếm cớ đi thăm cháu, ăn chực một

bữa cơm để rồi bội thực mà chết

2.2 Cái đói trong truyện ngắn Nam Cao

2.2.1 Sự ám ảnh về cái đói và miếng ăn của người nông dân

Trước màu sắc xám của cái đói đang bao phủ, những người nông dân trong sáng tác của Nam Cao luôn lo sợ cái chết đói Thậm chí

“Ngay trong những căn nhà vững trãi, người ta cũng thức Người ta thở

dài, người ta chép miệng, rên lên như sốt rét Người ta lo chết đói”

Vì đói mà chị đĩ Chuột và những đứa con của mình phải ăn chè cám để trừ bữa Vì đói mà anh đĩ Chuột có một cái chết thật bi thảm

Trang 16

Dưới ngòi bút của Nam Cao tình yêu có lúc cũng bị đem ra thử

thách thật là tàn nhẫn bằng miếng ăn “ Đối với họ có lẽ cái ăn còn cần

hơn cả tình yêu”

Áp lực của miếng ăn, của cái đói ăn còn khiến nhiều nhân vật của Nam Cao tư duy chỉ xoáy vào mỗi chuyện ăn chẳng hạn như người

cha trong Trẻ con không được ăn thịt chó

Tình hình xã hội ngột ngạt, nạn đói lan tràn, nó ló đầu vào mọi nhà, mọi số phận Không chỉ nông dân phải gánh chịu hậu quả của cái đói mà những trí thức nghèo cũng cùng chung một cảnh ngộ

2.2.2 Cái đói và miếng ăn - thử thách ghê gớm của người trí thức

Tình hình xã hội ngột ngạt, nạn đói lan tràn, vây lấy con người,

nó ló đầu vào mọi nhà, mọi số phận Không chỉ nông dân phải gánh chịu hậu quả của cái đói mà những trí thức nghèo cũng cùng chung một cảnh ngộ, với bao lo toan, căng thẳng vì miếng cơm manh áo Bao số phận thê thảm của những gia đình trí thức mòn mỏi, tan tác vì thất nghiệp, vì đói khát

Trong bức tranh chung về cuộc sống người tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã góp vào những nét bút rất mực chân thực và sắc sảo làm cho hình ảnh vừa bi hài của lớp người này trở nên đầy ám ảnh

Có thể nói cái đói và miếng ăn là cái gông nặng nề đè dúi dụi anh trí thức nghèo xuống sát mặt đất để biến tất cả những ước mơ, những triết lí của anh ta trở thành huyênh hoang, vớ vẩn, giả dối, khôi hài

2.2.3 Tha hóa nhân cách – vấn đề nhức nhối trong truyện ngắn Nam Cao

Dấu hiệu tha hóa đầu tiên dễ dàng nhận thấy nhất trong hàng loạt nhân vật của Nam Cao là vì cái đói, cái ăn mà mất đi cái phần “người”, bộc lộ phần “con”

Ngày đăng: 08/07/2016, 17:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1992), Nam Cao và cuộc canh tân văn học đầu thế kỉ XX, Tạp chí văn học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nam Cao và cuộc canh tân văn học đầu thế kỉ XX
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1992
2. Đào Tuấn Cảnh (1992), Tsêkhôp và Nam Cao, một sáng tác hiện thực kiểu mới, Tạp chí văn học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tsêkhôp và Nam Cao, một sáng tác hiện thực kiểu mới
Tác giả: Đào Tuấn Cảnh
Năm: 1992
3. Nam Cao (2005), Tuyển tập Nam Cao, Văn học, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nam Cao
Tác giả: Nam Cao
Năm: 2005
4. Nguyễn Minh Châu (1997), Vô cùng thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vô cùng thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Năm: 1997
5. Huệ Chi, Phong Lê (1960), Đọc truyện Nam Cao soi lại những bước đường đi lên của một nhà văn hiện thực, Tạp chí văn nghệ, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đọc truyện Nam Cao soi lại những bước đường đi lên của một nhà văn hiện thực
Tác giả: Huệ Chi, Phong Lê
Năm: 1960
6. Vũ Khắc Chương (2000), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao, Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Ca
Tác giả: Vũ Khắc Chương
Năm: 2000
7. Nguyễn Đức Đàn (1968), Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam, KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đức Đàn
Năm: 1968
8. Phan Cự Đệ (1969), Những bước tiến mới về tiểu thuyết của Nguyên Hồng sau Cách mạng tháng tám 1945, Tạp chí văn học số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bước tiến mới về tiểu thuyết của Nguyên Hồng sau Cách mạng tháng tám 1945
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 1969
9. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
10. Hồng Diệu (1987), Cuộc đời Nam Cao: một bài học về lao động nghệ thuật, Báo Quân đội nhân dân, số 9508 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Cuộc đời Nam Cao: một bài học về lao động nghệ thuật
Tác giả: Hồng Diệu
Năm: 1987
11. Hà Minh Đức (1961), Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc, Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 1961
12. Hà Minh Đức (1982), Nam Cao và đôi nét về nghệ thuật sáng tạo tâm lý, Tạp chí văn học, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nam Cao và đôi nét về nghệ thuật sáng tạo tâm lý
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 1982
13. Hà Minh Đức (1993), Nam Cao – đời văn và tác phẩm, GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao – đời văn và tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 1993
14. Hà Minh Đức (1997) Lời giới thiệu Nam Cao – tác phẩm, in lại trong Nam Cao Đời văn và tác phẩm, Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời giới thiệu Nam Cao – tác phẩm, "in lại trong" Nam Cao Đời văn và tác phẩm
15. Hà Minh Đức (1997), Lý luận văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
16. Hà Minh Đức (2001), Một kỷ niệm nhỏ với nhà văn Nguyên Hồng, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một kỷ niệm nhỏ với nhà văn Nguyên Hồng
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
17. Hà Minh Đức (2001), Nguyên Hồng – Nhà văn của những khát vọng sống, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên Hồng – Nhà văn của những khát vọng sống
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
18. Trần Ngọc Dung (2004), Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945: Nguyễn Công Hoan – Thạch Lam – Nam Cao, Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945: Nguyễn Công Hoan – Thạch Lam – Nam Cao
Tác giả: Trần Ngọc Dung
Năm: 2004
19. Nhiều tác giả (1999), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), NXB GD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam (1900 – 1945)
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1999
20. Nhiều tác giả (2001), Nguyên Hồng – về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên Hồng – về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w