1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp nghiên cứu trên địa bàn một số tỉnh bắc trung bộ

220 438 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n bïi v¨n dòng GI¶I QUYÕT VÊN §Ò NHµ ë CHO NG¦êI LAO §éNG C¸C KHU C¤NG NGHIÖP NGHI£N CøU TR£N §ÞA BµN MéT Sè TØNH B¾C TRUNG Bé Hµ Néi 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÙI VĂN DŨNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 62 31 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN BÌNH TRỌNG Hà Nội 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình khoa học độc lập của mình. Những số liệu và nội dung được đưa ra trong luận án là trung thực. Nội dung của luận án chưa từng được công bố ở cả trong và ngoài nước. Người cam đoan NCS. Bùi Văn Dũng ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP ............................................... vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Giới thiệu luận án............................................................................................... 1 2. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 5. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu đạt được .......................................................... 5 Chương 1. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ...... 7 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề..................... 7 1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp...................................................................................................... 7 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp ............................................................................................... 9 1.1.3. Nhận xét chung và những khoảng trống về chủ đề nghiên cứu................. 16 1.1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 19 1.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 20 1.2.1. Khung nghiên cứu đề tài ............................................................................. 20 1.2.2. Quy trình nghiên cứu của đề tài.................................................................. 22 1.2.3. Phương pháp điều tra .................................................................................. 22 1.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu ..................................................... 27 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 29 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP .... 30 2.1. Bản chất và ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp ................................................................................................ 30 2.1.1. Khu công nghiệp: Khái niệm và vai trò...................................................... 30 iii 2.1.2. Bản chất của việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp................................................................................................................... 36 2.1.3. Ý nghĩa của giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN........... 43 2.2. Yêu cầu, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp ........................................................... 49 2.2.1. Yêu cầu của việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN...... 49 2.2.2. Tiêu chí đánh giá giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc các khu công nghiệp.................................................................................................... 56 2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp.................................................................................................... 59 2.3. Kinh nghiệm quốc tế và địa phương về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp và những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ ................................................................. 64 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp.................................................................................................... 64 2.3.2. Thực tiễn giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động của một số địa phương nước ta ..................................................................................................... 69 2.3.3. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ .......................................................................................................................... 76 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 79 Chương 3. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ .................................................................................................... 80 3.1. Đặc điểm địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ có liên quan đến giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp ....................................... 80 3.1.1. Điều kiện thuận lợi và những khó khăn ảnh hưởng đến giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ................................................................................................................ 80 3.1.2. Khái quát về các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ 81 3.1.3. Khái quát tình hình nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ......................................................................... 90 iv 3.2. Tình hình giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ ................................................................. 93 3.2.1. Tình hình cung ứng nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp........ 93 3.2.2. ..... Tình trạng nhà ở của người lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ......................................................................... 95 3.2.3. Tác động của giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ.................................................... 100 3.2.4. Đánh giá về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ.................................................... 107 3.3. Phân tích nguyên nhân, hạn chế trong giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ............ 118 3.3.1. Môi trường chính sách vĩ mô còn nhiều bất cập...................................... 118 3.3.2. Sự tham gia của doanh nghiệp sử dụng lao động tại các khu công nghiệp vào cung ứng các dịch vụ xã hội nói chung và giải quyết vấn đề nhà ở nói riêng là chưa nhiều ....................................................................................................... 124 3.3.3. Tổ chức quản lý, phối hợp các chương trình, kiểm tra, giám sát của Nhà nước và sự tham gia của các tổ chức công đoàn chưa chặt chẽ.......................... 127 3.3.4. Khả năng chi trả của người lao động thuê nhà ở còn hạn chế .................. 132 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 134 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ NHỮNG NĂM TỚI................................... 136 4.1. Quan điểm và phương hướng giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới............ 136 4.1.1. Bối cảnh phát triển nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới .................................................... 136 4.1.2. Quan điểm giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới ........................... 141 4.1.3. Phương hướng giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới ........................... 143 v 4.2. Những giải pháp cơ bản giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới ....... 150 4.2.1. .Hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế chính sách giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp ........................................................ 150 4.2.2. Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp sử dụng lao động tại các khu công nghiệp và các ban quản lý khu công nghiệp, các công ty xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, nhà nước và người dân có nhà ở cho thuê vào cung ứng các dịch vụ xã hội nói chung và giải quyết vấn đề nhà ở nói riêng.................... 153 4.2.3. Tăng cường vai trò nhà nước trong tổ chức quản lý, phối hợp các chương trình, thực hiện kiểm tra, giám sát và sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, trước hết là tổ chức công đoàn trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động.............................................................................................................. 159 4.2.4. ........... Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động các khu công nghiệp ........................................................... 162 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 162 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 164 DANH MỤC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Chữ viết tắt Diễn giải ATLĐVSLĐ An toàn lao động vệ sinh lao động BHXH Bảo hiểm xã hội BQL Ban quản lý CNH Công nghiệp hóa CHH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSHT Cơ sở hạ tầng ĐTB Điểm trung bình GTVTVN Giao thông vận tải Việt Nam KCHT Kết cấu hạ tầng KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KKT Khu kinh tế KTXH Kinh tế xã hội KKTVA Khu kinh tế Vũng Áng KTTM Kinh tế Thương mại HĐH Hiện đại hóa LCN Làng công nghiệp NLĐ Người lao động NSNN Ngân sách nhà nước Nxb Nhà xuất bản TNHH Trách nhiệm hữu hạn SXCN Sản xuất công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP Trang Bảng: Bảng 1.1. Số lượng, đối tượng được điều tra.........................................................23 Bảng 1.2. Thang đánh giá Likert ...........................................................................27 Bảng 3.1. Tình hình lao động và nhà ở tại các KKT, KCN trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ năm 2014 ............................................................ 90 Bảng 3.2. Tình trạng cung ứng nhà ở cho người lao động làm việc các KCN......93 Bảng 3.3. Tình trạng nhà ở cho thuê được xây dựng dựa trên diện tích đất.........94 Bảng 3.4. Số người thuê nhà trên diện tích nhà cho thuê của người dân ..............95 Bảng 3.5. Thực trạng nhà ở của người lao động các KCN trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ theo sở hữu năm 2013 ............................................. 96 Bảng 3.6. Tình trạng nhà ở của người lao động theo giới tính, hôn nhân và hộ khẩu năm 2013 ...................................................................................... 97 Bảng 3.7. Tình trạng thuê phòng ở của người lao động năm 2013 .......................98 Bảng 3.8. Diện tích phòng thuê trung bình của người lao động năm 2013 ...........99 Bảng 3.9. Thu nhập hàng tháng mà doanh nghiệp trả cho người lao động ở năm thành lập và năm 2013................................................................. 101 Bảng 3.10. Thu nhập thực tế của người lao động làm việc các KCN năm 2013...102 Bảng 3.11. Chi tiêu thực tế một tháng của người lao động làm việc các KCN năm 2013 ............................................................................................. 103 Bảng 3.12. Thời gian làm việc của người lao động ở các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ .................... 104 Bảng 3.13. Sự gắn bó của người lao động với các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ phân theo trạng thái lao động nhập cư, độ tuổi và có gia đình .................................................................... 105 Bảng 3.14. Điều kiện sinh hoạt của công nhân lao động....................................... 106 Bảng 3.15. Tỷ lệ giải quyết nhà ở cho công nhân lao động của các loại doanh nghiệp năm 2013 ................................................................................. 107 viii Bảng 3.16. Tỷ lệ tình trạng phòng cho thuê đối với người lao động năm 2013 .... 108 Bảng 3.17. Xu thế thuê phòng ở của người lao động làm việc các KCN .............. 109 Bảng 3.18. Đánh giá của đối tượng được điều tra theo giới, tình trạng hôn nhân và trình độ đào tạo về mức độ đáp ứng các nhu cầu nhà ở ......... 110 Bảng 3.19. Đánh giá của đối tượng được điều tra (theo nhóm tiêu chí về thu nhập, chi thuê nhà hàng tháng) về mức độ tiếp cận nhà cho thuê từ hộ gia đình ........................................................................................... 113 Bảng 3.20. Cảm nhận của người lao động về chất lượng dịch vụ nhà ở ............... 115 Bảng 3.21. Nhận định của doanh nghiệp, người lao động và cán bộ quản lý về môi trường chính sách với nhà cho thuê hiện nay ............................... 123 Bảng 3.22. Đánh giá của các đối tượng điều tra về sự tham gia của các bên vào hoạt động xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc các KCN trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ ................................................ 126 Bảng 3.23. Điểm trung bình về nhận định của các đối tượng về công tác quy hoạch phát triển các KCN và xây dựng nhà ở của Nhà nước.............. 129 Bảng 3.24. Đánh giá của doanh nghiệp, người lao động và cán bộ quản lý các cấp về hoạt động kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương trong việc đảm bảo cung ứng cho thuê nhà đối với người lao động ... 131 Bảng 3.25. Thu nhập chi tiêu của người lao động làm việc các KCN trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ năm 2013............................................ 133 Bảng 4.1. Dự báo về số lượng diện tích và lao động và nhu cầu nhà ở các KCN trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ ....................................... 139 Bảng 4.2. Nhu cầu nhà ở của người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ.............................................................. 144 Bảng 4.3. Diện tích, giá cả, thời hạn thanh toán mua nhà ...................................144 Bảng 4.4. Nguyện vọng về thuê nhà ở để làm việc các khu công nghiệp ...........145 Bảng 4.5. Cải thiện mức độ tiếp cận nhà ở được cung cấp bởi khu vực người dân cho người lao động (điểm từ 15, trong đó 5 tốt nhất) ................. 147 ix Bảng 4.6. Các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết để nâng mức cảm nhận của người lao động các khu công nghiệp về chất lượng dịch vụ nhà ở ..... 149 Bảng 4.7. Tổng hợp ý kiến trả lời về việc xây dựng nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp ............................................................................ 151 Bảng 4.8. Dự kiến tỷ lệ người lao động của doanh nghiệp ÔngBà được thuê nhà ở từ doanh nghiệp, hoặc từ các Ban quản lý khu công nghiệp ..... 153 Bảng 4.9. Dự kiến tỷ lệ người lao động của doanh nghiệp ÔngBà được thuê nhà ở từ các Ban quản lý khu công nghiệp, Công ty xây dựng kết cấu hạ tầng KCN.................................................................................. 155 Sơ đồ: Sơ đồ 1.1. Khung phân tích của luận án ................................................................. 21 Hình: Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu của luận án ..........................................................22 Hộp: Hộp 4.1. Viglacera hỗ trợ vay vốn .....................................................................158 Hộp 4.2. Lời than vãn của người dân có đất xây dựng nhà ở cho thuê ..............159 1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Luận án được viết với tổng số trang là 166, trong đó số trang của từng chương, từng phần được chia cụ thể như sau: (mở đầu: 6 trang, chương 1: 23 trang, chương 2: 50 trang, chương 3: 56 trang, chương 4: 28 trang, kết luận: 3 trang). Luận án được thực hiện thông qua quá trình tham khảo 128 tài liệu (gồm có 78 tài liệu tiếng Việt, 18 tài liệu nước ngoài và 32 tài liệu trên mạng internet). Tổng số phụ lục của luận án là 26 trang (bao gồm 03 phụ lục). Luận án được minh họa thông qua 36 bảng, 01 sơ đồ, 01 hình và 02 hộp trích dẫn. Luận án được kết cầu gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các bản phụ lục và 4 chương, 10 tiết. Chương 1. Tổng quan và phương pháp nghiên cứu giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp. Chương 2. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp. Chương 3. Thực trạng giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp ở một số tỉnh Bắc Trung bộ. Chương 4. Phương hướng và giải pháp giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp ở một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới. Luận án được thực hiện có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp. Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, trên quan niệm nhà ở cho người lao động là một trong những nhân tố quan trọng cho việc phát triển bền vững khu công nghiệp nói riêng, phát triển bền vững kinh tế xã hội ở địa phương nói chung. Luận án đã phân tích thực trạng giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp ở một số tỉnh Bắc Trung bộ; đánh giá thành tựu và hạn chế trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN về hình thức sở hữu, mức độ đáp ứng về diện tích nhà ở cho người lao động; dịch vụ nhà ở, các tiện 2 ích, dịch vụ xã hội và an toàn cho người lao động; tác động đến lợi ích của doanh nghiệp và xã hội. Phân tích nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp ở một số tỉnh Bắc Trung bộ trên phương diện môi trường chính sách vĩ mô; động lực tham gia cung ứng nhà ở của các chủ thể, sự gắn bó làm việc và khả năng tài chính của người lao động thuê nhà ở; và tổ chức quản lý cung ứng và kiểm tra, giám sát giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN. Luận án đã đề xuất các phương hướng và các giải pháp chủ yếu giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới. 2. Lý do chọn đề tài Bắc Trung bộ là phần phía Bắc của Trung bộ Việt Nam có địa bàn từ Nam dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân, gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Vùng Bắc Trung bộ nằm kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, bộ; nhiều đường ôtô hướng Đông Tây nối Lào với biển Đông. Có hệ thống sân bay (Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Sơn Dương, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An, Chân Mây…) có các đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản, là trung tâm du lịch quan trọng của đất nước (động Phong Nha Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Khu di tích Kim Liên v.v..) tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước Lào, Mianma… Bắc Trung bộ có diện tích: khoảng 51.552 km2, dân số: khoảng gần 12 triệu dân. Bắc Trung bộ có nhiều khoáng sản quý, đặc biệt là đá vôi nên có nhiều điều kiện phát triển ngành khai thác khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Đây là ngành quan trọng nhất của vùng. Ngoài ra vùng còn có các ngành khác như chế biến gỗ, cơ khí, dệt may, chế biến thực phẩm. Kết cấu hạ tầng, công nghệ, máy móc, nhiên liệu vùng Bắc Trung bộ cũng đang được cải thiện; cung ứng được nhiên liệu, năng lượng. Các trung tâm có nhiều ngành công nghiệp: Thanh Hoá, Vinh, Huế với qui mô vừa và nhỏ. Nhiều khu công nghiệp đã và đang được triển khai. 3 Sau hơn 15 năm triển khai, các khu công nghiệp của 6 tỉnh Bắc Trung bộ đã và đang khẳng định được hướng đi của mình. Các khu công nghiệp đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương; tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội; đào tạo đội ngũ công nhân mới có trình độ kỹ thuật, kỷ luật cao, v.v.. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện tại cũng đang nảy sinh các vấn đề xã hội ở các khu công nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung bộ, đặc biệt là vấn đề nhà ở cho người lao động rất thiếu, người lao động nhập cư từ các địa phương khác về khu công nghiệp phần lớn phải thuê nhà ở, đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, khó khăn về quản lý nhân lực, tâm lý người lao động không ổn định, các dịch vụ xã hội đi cùng không đảm bảo, v.v..; về phía quản lý nhà nước thì cơ chế chính sách chưa thực sự đầy đủ và hoàn thiện để khuyến khích sự đầu tư, ràng buộc, tạo điều kiện đầy đủ cho các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, một số doanh nghiệp các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ đã đầu tư xây dựng khu nhà ở cho người lao động nhưng qua một thời gian triển khai vẫn không hiệu quả. Nguyên nhân là do không được đầu tư đồng bộ, chuyên nghiệp như: công tác quản lý, an ninh, trật tự chưa đảm bảo, thiếu các công trình phụ trợ như sân chơi, nhà trẻ, nhà mẫu giáo... trong khi giá cho thuê lại cao, không phù hợp với đối tượng người lao động. Trong những năm tới, yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Bắc Trung bộ càng trở nên bức thiết và điều đó phải thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt phải tập trung phát huy những thế mạnh của vùng, của địa phương, trong đó có hoàn thiện và phát triển các khu công nghiệp. Việc phát triển các khu công nghiệp tiếp tục nảy sinh nhiều vấn đề về kết cấu hạ tầng xã hội mà trước hết là giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài: Giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp Nghiên cứu trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp, khảo sát thực trạng giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ, luận án đưa ra phương hướng và các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của luận án, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: Góp phần làm rõ các vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp; Phân tích thực trạng giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay; Đề xuất các phương hướng và các giải pháp giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp. 4.2. Về phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Về nội dung Đề cập đến các khía cạnh về hình thức sở hữu, số lượng, chất lượng và giá cả nhà ở đối với người lao động dưới tác động của môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ. Phạm trù người lao động ở đây được hiểu là công nhân lao động. 5 4.2.2. Phạm vi không gian và thời gian Về không gian, giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp nghiên cứu trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ. Về thời gian, số liệu nghiên cứu thực trạng từ năm 2008 đến năm 2015 và khuyến nghị những giải pháp cho đến năm 2020. 5. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu đạt được Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, trên quan niệm nhà ở cho người lao động là một trong những nhân tố quan trọng cho việc phát triển bền vững khu công nghiệp nói riêng, phát triển bền vững kinh tế xã hội ở địa phương nói chung, luận án đã phân tích rõ mối quan hệ giữa nhu cầu về hình thức sở hữu, số lượng và chất lượng nhà ở cho người lao động các KCN và các nhân tố tác động đến việc giải quyết nhà ở như luật pháp, cơ chế chính sách, sự tham gia của các chủ thể cung ứng nhà ở, sự gắn bó và khả năng chi trả của người lao động, tổ chức quản lý kiểm tra giám sát nhà nước. Thứ hai, phân tích được kinh nghiệm của một số nước và một số khu công nghiệp trong nước về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN và rút ra bài học cho Việt Nam về mô hình nhà ở, quyền sở hữu của người lao động làm việc các KCN về nhà ở, về số lượng và chất lượng nhà ở, cũng như cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý cung ứng nhà ở và kiểm tra, giám sát của nhà nước về giải quyết nhà ở cho người lao động các KCN. Thứ ba, qua số liệu thu thập được từ điều tra khảo sát trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ, luận án phân tích tình hình nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ; đánh giá thành tựu và hạn chế trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN về hình thức sở hữu, mức độ đáp ứng về diện tích nhà ở cho người lao động; dịch vụ nhà ở, các tiện ích, dịch vụ xã hội và an toàn cho người lao động; tác động đến lợi ích của doanh nghiệp và xã hội. Phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp ở một số tỉnh Bắc Trung bộ trên phương diện 6 môi trường chính sách vĩ mô; động lực tham gia cung ứng nhà ở của các chủ thể, sự gắn bó làm việc và khả năng tài chính của người lao động thuê nhà ở; và tổ chức quản lý cung ứng và kiểm tra, giám sát giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN. Thứ tư, đề xuất các phương hướng và các giải pháp chủ yếu giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới. Thứ năm, ba nội dung mà các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chưa đề cập đến hoặc chưa phân tích một cách có cơ sở khoa học thuyết phục được luận án tập trung làm rõ là: 1) Xác định hình thức sở hữu, sử dụng nhà ở phù hợp với các đối tượng lao động làm việc tại các khu công nghiệp; 2) Đề xuất hình thức hỗ trợ tài chính phù hợp với từng hình thức sở hữu, sử dụng nhà ở đối với người lao động; 3) Mối quan hệ giữa trách nhiệm và lợi ích của nhà nước doanh nghiệp người có nhà cho thuê trong giải quyết nhà ở cho người lao động các KCN. 7 Chương 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề Nghiên cứu vấn đề nhà ở cho người lao động ở các khu công nghiệp (KCN) là vấn đề đang được sự quan tâm đặc biệt, là sự đòi hỏi từ thực tiễn xây dựng và phát triển các KCN nói riêng và trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung. Sau đây, xin tổng quan một số nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề này. 1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp Thứ nhất, về hình thức sở hữu, sử dụng và các quy chuẩn về nhà ở của người lao động trong khu công nghiệp Trong tác phẩm Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh (1995) 14, Ph.Ăngghen đã chú ý nghiên cứu điều kiện sinh hoạt của giai cấp vô sản Anh trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX, làm sáng tỏ vai trò đặc biệt của giai cấp vô sản trong xã hội tư sản. Theo Ph.Ăngghen, cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa giai cấp lao động vào những điều kiện sinh hoạt khác hẳn trước đây, đó là, sự tập trung sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sự phát sinh và phát triển của giai cấp đại tư sản công nghiệp và của giai cấp vô sản công nghiệp. Trong khi bàn đến sự thay đổi về điều kiện sinh hoạt của giai cấp vô sản Anh, Ph.Ăngghen cũng đã bàn đến sự thay đổi về sở hữu nhà ở, việc khó khăn trong tìm, thuê nhà ở của giai cấp vô sản Anh. Trong tác phẩm Về vấn đề nhà ở (1995) 15 một trong số những tác phẩm cơ bản của chủ nghĩa Mác công bố từ tháng 5 năm 1872 đến tháng 1 năm 1873, Ph.Ăngghen đã luận chiến gay gắt chống lại các đề án tư sản và tiểu tư sản về việc giải quyết vấn đề nhà ở, trong đó ông phê phán những biện pháp bác ái tư sản nhằm giải quyết vấn đề nhà ở hết sức đầy đủ trong cuốn sách của E.Dacxo “Những điều 8 kiện cư trú của các giai cấp lao động và việc cải cách những điều kiện đó”. Ph.Ăngghen cho rằng, nạn khan hiếm nhà ở, nạn khủng hoảng nhà ở là sản phẩm tất yếu của hình thái xã hội tư sản... người ta chỉ có thể loại trừ được nạn khủng hoảng nhà ở cũng như những hậu quả của nó đối với sức khỏe, v.v.., khi đã hoàn toàn thay đổi toàn bộ trật tự xã hội đã sản sinh ra nạn khủng hoảng đó. Trong bài viết về: Cung cấp nhà ở cho công nhân nhà máy (Housing provision for factory workers) được Liliany S.Arifin (2004) 90, khẳng định những nhu cầu bức thiết về vấn đề nhà ở của công nhân các nhà máy công nghiệp ở các quốc gia trên thế giới. Trên thực tế ở châu Âu vào thế kỷ XVIII, châu Á vào thế kỷ XX, quá trình công nghiệp hóa đã dẫn đến những vấn đề nhà ở hết sức nghiêm trọng như: thiếu nhà ở cho người lao động thu nhập thấp, nhà ở không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh môi trường… nhưng chỉ nhận được rất ít sự quan tâm của các công ty cũng như Chính phủ. Những vấn đề liên quan đến cung ứng nhà ở cho người lao động tại khu công nghiệp do Liliany S.Arifin đặt ra đã từng được các nhà khoa học như Rahman (1993) 93, Chia (1981) 81... đề cập đến. Nghiên cứu của IFC (2009) 85 tiếp tục làm rõ những nội dung liên quan đến vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc các KCN. Thứ hai, về vai trò nhà nước trong giải quyết nhà ở cho người lao động Haryana Government (2010) 83 đã làm rõ vai trò của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương trong việc thu hút các doanh nghiệp vào làm việc các KCN cũng như xây dựng và tổ chức thực thi các chính sách liên quan đến giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc tại khu vực này trong đó nhấn mạnh đến việc xây những nhà ở độc thân cho người lao động làm việc các KCN; Kim, KyeongDuk (1996; 2012) 87; 88 đã phân tích sự cần thiết của việc nhà nước phải can thiệp để giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc các KCN cũng như các biện pháp chính sách mà quốc gia này đã sử dụng để hỗ trợ người lao động dù đơn thân hay cùng gia đình di cư ra làm việc các KCN nơi đô thị đều có khả năng sở hữu, hoặc thuê để ở trong những ngôi nhà phù hợp với hoàn cảnh của họ... 9 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp Thứ nhất, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp Nguyễn Ngọc Dũng, Một số vấn đề xã hội Trong xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam (2005) 47 đã chỉ ra, trong xây dựng và phát triển các KCN ở Việt Nam đang còn nảy sinh một số các vấn đề xã hội. Việc xây dựng các KCN mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đồng thời phát sinh hàng loạt vấn đề tác động đến môi trường sống, sinh hoạt của cư dân đô thị. Nó đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ giữa phát triển KCN với xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội (nhà ở, y tế, văn hóa, giáo dục, vui chơi giải trí, môi trường đô thị...). Việc thu hút lao động vào các khu công nghiệp đã bước đầu tạo nên các hiện tượng di dân cơ học, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ với số lượng lớn từ các địa phương khác mà chủ yếu từ các vùng nông thôn vào các địa bàn có khu công nghiệp đã tạo nên sức ép lớn về nhà ở và các công trình phục vụ xã hội như trường học, bệnh viện... cho người lao động. Vì vậy, việc quy hoạch xây dựng khu công nghiệp ngoài việc tổ chức khu sản xuất, khu các công trình kỹ thuật phục vụ sản xuất, đồng thời cần phải tổ chức hệ thống công trình dịch vụ xã hội nhằm đảm bảo tốt cho môi trường lao động, sinh hoạt cho người lao động KCN. Hệ thống các công trình phục vụ công cộng của KCN được hình thành như một bộ phận của hệ thống phục vụ công cộng của đô thị... Trong bài Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 (2010) 48, Nguyễn Tấn Dũng đã phân tích những nội dung cơ bản về an sinh xã hội và phúc lợi xã hội nhằm khẳng định là một trong những nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020. Tác giả khẳng định, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội không chỉ là bảo vệ quyền 10 của mỗi con người, mà còn là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, mức độ, quy mô, phạm vi an sinh xã hội và phúc lợi xã hội của các nước có sự khác nhau, tùy thuộc vào quan niệm, chế độ chính trị xã hội, trình độ phát triển và chính sách của mỗi quốc gia. Trong bài Xây dựng nhà ở cho người lao động trong KCN: Góp phần đảm bảo an sinh xã hội, Khổng Thành Công (2011) 34, cho rằng, để phát triển công nghiệp bền vững, ổn định (điển hình ở Vĩnh Phúc), các KCN có sự phát triển như mong muốn thì cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có vấn đề giải quyết nhà ở cho người lao động để họ yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, ngoài việc tạo môi trường làm việc tốt, thu nhập và công việc ổn định cho người lao động, cần phải quan tâm đến nơi ăn ở, sinh hoạt của họ. Hiện nay, việc triển khai xây dựng nhà ở trong KCN cũng gặp phải một số khó khăn như: nguồn vốn đầu tư lớn nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn do nguồn vốn hạn chế; việc tiếp cận các nguồn vốn vay của doanh nghiệp gặp khó khăn, chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất cho vay của ngân hàng cao... vì vậy, phải có chủ trương, giải pháp đồng bộ về việc giải quyết chỗ ở cho công nhân các KCN. Vũ Quốc Huy trong bài Nhà ở cho người lao động các KCN (2014) 76 đã cho rằng sự phát triển các KCN, khu chế xuất (KCX) ở Việt Nam đã đem lại nhiều mặt tích cực cho nền kinh tế. Thực tế cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của các KCN, KCX không những tạo động lực to lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy quá trình tiếp thu công nghệ cao, hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo ra khối lượng lớn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay các KCN đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nổi bật là vấn đề xây dựng và phát triển nhà ở cho người lao động các KCN. Theo tác giả, trong thời gian tới cần có những cơ chế, chính sách ưu đãi hơn nữa, đặc biệt, là hỗ trợ tài chính để phát triển nhà ở cho người lao động tại các địa phương. Nguyễn Bá Ngọc và Bùi Xuân Dự trong bài Một số vấn đề lý luận trong khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội (2011) 43 đã bàn về một số vấn đề lý luận trong khả 11 năng tiếp cận dịch vụ xã hội, theo các tác giả: một người nghèo ở miền núi được cấp thẻ bảo hiểm y tế nhưng không được sử dụng khi đau ốm có thể vì không biết quyền lợi được hưởng, cơ sở y tế quá xa, hay chỉ là khó chịu với thái độ của bác sĩ... Một người nông dân có chút dư dật muốn được bảo đảm cuộc sống khi già nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể vì thiếu thông tin, thu nhập không ổn định hay vì lo ngại đồng tiền mất giá... vì vậy, có rất nhiều lý do có thể dẫn đến chính sách không vào được cuộc sống hay nói cách khác là khả năng tiếp cận thấp. Các tác giả cho rằng, muốn nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xã hội hay cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội thì vấn đề mấu chốt là phải nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận. Lê Quốc Hội Việc làm và đời sống của người lao động các KCN, khu chế xuất và khu kinh tế ở Việt Nam (2012) 36 đã phân tích thực trạng việc làm và đời sống của người lao động trong KCN, KCX và khu kinh tế (KKT) ở Việt Nam hiện nay, qua số liệu điều tra khảo sát các KCN Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng và Đồng Nai, tác giả cho rằng, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được thì vấn đề việc làm và đời sống của người lao động vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn bất cập. Tác giả cũng đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện đời sống, việc làm và thu nhập của người lao động các KCN ở Việt Nam trong thời gian tới như: giải pháp tiền lương và thu nhập, giải pháp nhà ở, cải thiện đời sống tinh thần, giáo dục và đào tạo... Thứ hai, phân tích thực trạng và khuyến nghị cụ thể về xây dựng nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp Trong báo cáo đề tài cấp Bộ Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào các lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Lê Xuân Bá (Chủ nhiệm) (2007) 37 đã đề cập đến cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào việc xây nhà ở cho người lao động tại các KCN, KCX. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn việc đầu tư của các thành phần kinh tế ở các KCN, KCX trong việc xây nhà ở cho người lao động trong thời gian qua, đánh giá những kết quả và chỉ ra những hạn chế vước mắc, bất cập có tính 12 khách quan và chủ quan trong cơ chế chính sách về vấn đề này, các tác đã đưa ra những luận cứ khoa học để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào các lĩnh vực xây nhà ở cho người lao động tại các KCN, KCX có hiệu quả hơn. Những khuyến nghị của đề tài chính là những căn cứ lý luận và thực tiễn làm nền tảng cho Chính phủ ban hành Nghị quyết số 182009NQCP ngày 20 tháng 4 năm 2009 về “Một số cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại các khu vực đô thị” và Quyết định số 662009QĐTTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về “Một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp”. Trong cuốn sách Một số vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp Việt Nam, Trần Việt Tiến (2009) 69 đã đề cập đến vấn đề nhà ở của người lao động. Trên cơ sở phân tích thực tế phần lớn người lao động nhập cư vào KCN phải thuê nhà ở tạm bợ với chi phí cao so với tiền lương của họ, tác giả nhấn mạnh việc giải quyết vấn đề nhà ở là trách nhiệm của nhà nước. Theo đó, tác giả khuyến nghị việc phát triển các KCN phải đảm bảo được quy hoạch một cách đồng bộ với phát triển các công trình dịch vụ tiện ích công cộng cần thiết; Bộ Xây dựng cần nghiên cứu chính sách xây dựng nhà ở cho công nhân các KCN; cần ban hành hệ thống tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu cho người lao động các KCN; nhà nước cần có chính sách đa dạng hóa hình thức đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân; và cần có chính sách hỗ trợ đầu tư ngoài hàng rào KCN, ưu đãi phát triển nhà ở cho công nhân; điều chỉnh hợp lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cho người lao động trong KCN; thành lập quỹ nhà ở cho người lao động làm việc trong KCN nhằm hỗ trợ tiền thuê, mua nhà cho người có thu nhập thấp làm việc trong KCN; kiểm soát giá cho thuê nhà chặt chẽ chống tình trạng đầu cơ, nâng giá thuê, mua nhà bất hợp lý 69, 164168. Đặng Quang Điều trong bài Cải thiện đời sống việc làm của người lao động các KCN (2011) 102 đã đánh giá vai trò của các khu công nghiệp trong sự phát 13 triển kinh tế, ổn định xã hội đất nước, tuy nhiên, các KCN cũng phát sinh nhiều vấn đề bất cập cần phải tiếp tục giải quyết, đặc biệt, là vấn đề cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Sau khi đã khảo sát thực trạng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cải thiện đời sống việc làm của người lao động tại các khu công nghiệp như là: giải pháp về thu nhập tiền lương; giải pháp về phát triển nhà ở; giải pháp phát triển hạ tầng xã hội; giải pháp về sinh hoạt cộng đồng; giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng và chính quyền... Trường Thủy trong bài Vấn đề nhà ở cho công nhân tại KCN, KCX và KKT: Cần nhiều cơ chế, chính sách (2011) 70 đã đánh giá vai trò của các KCN, KCX và KKT, tuy nhiên, vấn đề chỗ ở cho người lao động các KCN, hiện nay, không được đảm bảo. Chính vì vậy, việc giải quyết chỗ ở ổn định cho người lao động các KCN là vấn đề cấp bách và cần thiết đặt ra hiện nay. Theo tác giả, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau: Đối với loại hình nhà ở cho người lao động thuê do các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng, cần hoàn thiện và sớm ban hành các quy định, tiêu chuẩn về chất lượng nhà ở và điều kiện sinh hoạt, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đối với nhà ở của tư nhân cho người lao động thuê; Đối với loại hình nhà ở theo dự án cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có hướng dẫn cụ thể việc đăng ký giao dịch đảm bảo quyền sử dụng đất để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động... Ngô Sỹ Bích trong bài Vận dụng cơ chế, chính sách để xây dựng nhà ở cho công nhân tại KCN (2013) 42, tác giả xuất phát từ thực tiễn KCN Bắc Ninh đã đề xuất giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững các KCN. Theo tác giả, là phải xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên trong và bên ngoài KCN như: hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới cung cấp điện, nước, các dịch vụ bưu điện, ngân hàng bảo hiểm, hệ thống xử lý chất thải tập trung; xây dựng các khu đô thị xung quanh KCN, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ tiện ích công nghiệp và đời sống..., trong đó xây dựng nhà ở cho người lao động cần được đặt lên hàng đầu... 14 Nguyễn Đình Cường trong bài Nhà ở cho người lao động các KCN (2014) 45 cũng đã xuất phát từ sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phân tích những kết quả mang lại của các KCN như: góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, theo tác giả, cùng với sự phát triển các KCN tập trung cũng nảy sinh một số vấn đề bất cập, đặc biệt là vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc các KCN. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động nói chung và người lao động các KCN Hưng Yên nói riêng, như là: phải có hành lang pháp lý cụ thể được quy định trong các văn bản của pháp luật về xây dựng và quản lý nhà ở cho người lao động các KCN; quy hoạch KCN phải được gắn với quy hoạch khu nhà ở cho người lao động; ban hành hệ thống tiêu chuẩn nhà ở tối thiếu cho người lao động các KCN; cần có cơ chế ưu đãi các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở cho người lao động; các thủ tục hành chính liên quan đến dự án nhà ở cho người lao động các KCN phải được đơn giản hóa trong việc thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng... Trong nghiên cứu của Mai Ngọc Cường về Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn thành thị ở Việt Nam hiện nay (2013) 39, tác giả đã đề cập tới vấn đề nhà ở của người lao động di cư ra thành phố làm việc tại các khu công nghiệp, các đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Theo tác giả, số liệu điều tra từ ba địa phương trên cho thấy, có 72,43% người lao động phải thuê nhà ở trong đó, nhà ở của nhà nước và doanh nghiệp là 9,09%, của tư nhân là 49,7%, của tập thể là 4,85% và ở nhờ người thân họ hàng là 8,79%. Có đến 70% nhà ở công nhân thuê là nhà bán kiên cố và thô sơ và 73% người lao động thuê ở với diện tích từ 3 m2 đến 10 m2. Nghiên cứu đã đề cập đến tình trạng các dịch vụ về điện nước sinh hoạt trong các khu nhà ở cho người lao động. Nghiên cứu cũng đã khảo sát sự đánh giá của người lao động, của các cán bộ quản lý nhà nước, của doanh nghiệp về nhà ở của người lao động hiện nay; nhu cầu 15 về nhà ở của người lao động về diện tích nhà ở, về giá cả và về thời hạn thanh toán; trên cơ sở đó đã khuyến nghị về nhà nước có chính sách giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp. Những kiến nghị cụ thể của nghiên cứu này là: Việc quy hoạch phát triển KCN phải bao gồm quy hoạch trong và ngoài KCN, gắn kết KCN với khu đô thị có đầy đủ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở cho NLĐ; những dự án mới phát triển KCN nhất thiết phải có phương án xây dựng nhà ở cho người lao động mới được phê duyệt; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đối với các KCN đã đưa vào hoạt động để có đất xây dựng nhà ở, xây dựng công trình phúc lợi, thiết chế văn hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu cho NLĐ. Về lâu dài, các doanh nghiệp dịch vụ nhà ở của nhà nước địa phương, các Ban quản lý các khu công nghiệp trở thành người cung cấp chủ yếu về nhà ở cho người lao động di cư ra thành phố làm việc trong khu vực chính thức và phi chính thức. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cũng phải có trách nhiệm về nhà ở đối với người lao động. Chính quyền các thành phố nên tiếp tục đẩy mạnh các chương trình và dự án nhà ở xã hội cho người di cư và người thu nhập thấp. Từng bước thực hiện phương châm xã hội hóa việc xây dựng nhà ở cho NLĐ. Nhà nước có thể thành lập các Công ty xây dựng nhà ở cho người lao động. Để các công ty này hoạt động, ngoài việc đảm bảo quỹ đất xây dựng nhà ở gần các KCN, Nhà nước cần hỗ trợ vốn ban đầu cho các Công ty xây dựng nhà ở cho người lao động hoạt động. Ngoài ra, nguồn vốn của các công ty này dựa vào huy động từ tư nhân và người lao động mua nhà. Nhà nước cần nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi thích đáng cho doanh nghiệp và người dân đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động di cư ra thành phố làm việc trong khu vực chính thức và phi chính thức, nhất là tạo điều kiện về quỹ đất, có quy định ưu đãi về tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục cấp phép xây dựng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người lao động vay tiền mua nhà với lãi suất thấp và thời hạn thanh toán trong khoảng 8 đến 10 năm. 16 Ban hành cơ chế kiểm soát giá cho thuê nhà ở chặt chẽ, tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá nhà ở, mua hoặc cho thuê nhà ở mức bất hợp lý, không phù hợp với khả năng của người lao động. Có chính sách vận động các chủ nhà trọ tuân thủ các điều kiện về vệ sinh, môi trường khi cho thuê trọ cũng như đưa một khung giá thuê nhà hợp lý nhằm “trợ giúp” cho những người lao động ngoại tỉnh nhập cư, đặc biệt, là nhóm lao động nhập cư làm việc ở khu vực chính thức và phi chính thức. Nhà nước có chính sách hỗ trợ nhà ở và các chi phí điện nước cho người lao động di cư ra thành phố làm việc trong khu vực chính thức và phi chính thức: như thành lập quỹ nhà ở cho người lao động từ sự đóng góp của ngân sách địa phương, của doanh nghiệp, từ các tổ chức, cơ quan trên địa bàn nhằm hỗ trợ tiền thuê, mua cho người lao động có thu nhập thấp; đồng thời trợ giá thuê nhà ở, điện nước sinh hoạt cho người lao động. Chính quyền các thành phố nên xóa bỏ những quy định trong tiếp cận với dịch vụ điện và nước sạch có gắn với tiêu chí về đăng ký cư trú. Nhìn chung, phân tích tình hình phát triển các KCN, KKT, KCX được thành lập trong thời gian qua (điển hình như Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh...), các tác giả chỉ ra các KCN hiện thu hút được trên 1,6 triệu lao động, trong đó có khoảng trên 60% là người ngoại tỉnh, nhà ở xa so với KCN có nhu cầu về nhà ở. Trong khi đó, mới chỉ có khoảng 20% tổng số người lao động có chỗ ở ổn định, số còn lại vẫn đang phải thuê nhà trọ. Chỗ ở tạm bợ, chật hẹp, điều kiện vệ sinh, môi trường không đảm bảo đã gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đời sống của người lao động, thậm chí làm xáo trộn tình hình trật tự, an toàn xã hội tại nhiều khu công nghiệp. Chính vì vậy, các tác giả cho rằng, việc giải quyết chỗ ở ổn định cho người lao động tại các khu công nghiệp là vấn đề cấp bách và cần thiết đặt ra hiện nay... 1.1.3. Nhận xét chung và những khoảng trống về chủ đề nghiên cứu Trong những nghiên cứu chung về giải quyết vấn đề nhà ở của các nước trên thế giới và Việt Nam, đã làm rõ được những vấn đề sau: Thứ nhất, tại tất cả các quốc gia, vấn đề cung cấp nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp, người dân nghèo nói chung, người lao động các KCN nói riêng 17 còn vấp phải nhiều khó khăn do việc xây dựng và bán nhà cho các đối tượng này thường thu được rất ít lợi nhuận, do vậy, không hấp dẫn các doanh nghiệp, công ty trong vấn đề này. Một số đề tài nghiên cứu cho thấy sẽ khả thi hơn nếu có sự kết hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong khi cung cấp các dịch vụ nhà ở thu nhập thấp. Vấn đề này đôi khi còn phụ thuộc vào sự sẵn sàng của các doanh nghiệp cũng như phụ thuộc vào văn hóa của từng quốc gia nói riêng. Thứ hai, đối với những khu vực tập trung nhiều người lao động của các KCN, hình thức bán nhà cho người có thu nhập thấp cũng như người lao động làm việc các KCN nhiều khi không khả thi, do phần lớn người lao động đều có sự di động về việc làm. Vì vậy, nếu có thể chuyển đổi nhiều hình thức khác như cho thuê, kết hợp cho thuê bán lại,… thì có thể thu hút sự quan tâm của chính những người trong cuộc người lao động các KCN đối với vấn đề nhà ở của chính họ. Thứ ba, đối với việc giải quyết vấn đề nhà ở

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Trờng đại học kinh tế quốc dân bùi văn dũng GIảI QUYếT VấN Đề NHà CHO NGƯờI LAO ĐộNG CáC KHU CÔNG NGHIệP - NGHIÊN CứU TRÊN ĐịA BàN MộT Số TỉNH BắC TRUNG Bộ Hà Nội - 2015 B GIO DC V O TO TRNG I HC KINH T QUC DN BI VN DNG GII QUYT VN NH CHO NGI LAO NG CC KHU CễNG NGHIP - NGHIấN C U TRấN A BN MT S T NH BC TRUNG B Chuyờn ngnh: Kinh t Chớnh tr Mó s: 62 31 01 02 LUN N T IN S KINH T Ngi hng dn khoa hc: PGS TS TRN BèNH TRNG H Ni - 2015 i LI CAM OAN Tỏc gi xin cam oan õy l cụng trỡnh khoa hc c lp ca mỡnh Nhng s liu v ni dung c a lun ỏn l trung thc Ni dung ca lun ỏn cha tng c cụng b c v ngoi nc Ngi cam oan NCS Bựi Vn Dng ii MC LC Tran g LI CAM OAN i DANH MC CH VIT TT vi DANH MC CC BNG, S , HèNH, HP vii M U 1 Gii thiu lun ỏn Lý chn ti Mc ớch v nhim v nghiờn cu ca lun ỏn 4 i tng v phm vi nghiờn cu Cỏc kt qu nghiờn cu ch yu t c Chng TNG QUAN V PHNG PHP NGHIấN CU GII QUYT VN NH CHO NGI LAO NG CC KHU CễNG NGHIP 1.1 Tng quan cỏc cụng trỡnh nghiờn cu cú liờn quan n ch 1.1.1 Cỏc nghiờn cu quc t v gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip 1.1.2 Cỏc nghiờn cu nc v gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip 1.1.3 Nhn xột chung v nhng khong trng v ch nghiờn cu 16 1.1.4 Cõu hi nghiờn cu 19 1.2 Phng phỏp nghiờn cu 20 1.2.1 Khung nghiờn cu ti 20 1.2.2 Quy trỡnh nghiờn cu ca ti 22 1.2.3 Phng phỏp iu tra 22 1.2.4 Phng phỏp phõn tớch v x lý d liu 27 Tiu kt chng 29 Chng NHNG VN Lí LUN V KINH NGHIM V GII QUYT VN NH CHO NGI LAO NG CC KHU CễNG NGHIP 30 2.1 Bn cht v ý ngha ca vic gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip 30 2.1.1 Khu cụng nghip: Khỏi nim v vai trũ 30 iii 2.1.2 Bn cht ca vic gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip 36 2.1.3 í ngha ca gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc KCN 43 2.2 Yờu cu, tiờu ỏnh giỏ v nhõn t nh hng n gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip 49 2.2.1 Yờu cu ca vic gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc KCN 49 2.2.2 Tiờu ỏnh giỏ gii quyt nh cho ngi lao ng lm vic cỏc khu cụng nghip 56 2.2.3 Nhõn t nh hng n gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip 59 2.3 Kinh nghim quc t v a phng v gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip v nhng bi hc kinh nghim cú th dng trờn a bn mt s tnh Bc Trung b 64 2.3.1 Kinh nghim quc t v gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip 64 2.3.2 Thc tin gii quyt nh cho ngi lao ng ca mt s a phng nc ta 69 2.3.3 Bi hc kinh nghim cú th dng trờn a bn mt s tnh Bc Trung b 76 Tiu kt chng 79 Chng THC TRNG GII QUYT VN NH CHO NGI LAO NG CC KHU CễNG NGHIP TRấN A BN MT S TNH BC TRUNG B 80 3.1 c im a bn mt s tnh Bc Trung b cú liờn quan n gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip 80 3.1.1 iu kin thun li v nhng khú khn nh hng n gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip trờn a bn mt s tnh Bc Trung b 80 3.1.2 Khỏi quỏt v cỏc khu cụng nghip trờn a bn mt s tnh Bc Trung b 81 3.1.3 Khỏi quỏt tỡnh hỡnh nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip trờn a bn mt s tnh Bc Trung b 90 iv 3.2 Tỡnh hỡnh gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip trờn a bn mt s tnh Bc Trung b 93 3.2.1 Tỡnh hỡnh cung ng nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip 93 3.2.2 Tỡnh trng nh ca ngi lao ng lm vic ti cỏc khu cụng nghip trờn a bn mt s tnh Bc Trung b 95 3.2.3 Tỏc ng ca gii quyt nh cho ngi lao ng ti cỏc khu cụng nghip trờn a bn mt s tnh Bc Trung b 100 3.2.4 ỏnh giỏ v gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip trờn a bn mt s tnh Bc Trung b 107 3.3 Phõn tớch nguyờn nhõn, hn ch gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip trờn a bn mt s tnh Bc Trung b 118 3.3.1 Mụi trng chớnh sỏch v mụ cũn nhiu bt cp 118 3.3.2 S tham gia ca doanh nghip s dng lao ng ti cỏc khu cụng nghip vo cung ng cỏc dch v xó hi núi chung v gii quyt nh núi riờng l cha nhiu 124 3.3.3 T chc qun lý, phi hp cỏc chng trỡnh, kim tra, giỏm sỏt ca Nh nc v s tham gia ca cỏc t chc cụng on cha cht ch 127 3.3.4 Kh nng chi tr ca ngi lao ng thuờ nh cũn hn ch 132 Tiu kt chng 134 Chng PHNG HNG V GII PHP GII QUYT VN NH CHO NGI LAO NG CC KHU CễNG NGHIP TRấN A BN MT S TNH BC TRUNG B NHNG NM TI 136 4.1 Quan im v phng hng gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip trờn a bn mt s tnh Bc Trung b nhng nm ti 136 4.1.1 Bi cnh phỏt trin nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip trờn a bn mt s tnh Bc Trung b nhng nm ti 136 4.1.2 Quan im gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip trờn a bn mt s tnh Bc Trung b nhng nm ti 141 4.1.3 Phng hng gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip trờn a bn mt s tnh Bc Trung b nhng nm ti 143 v 4.2 Nhng gii phỏp c bn gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip trờn a bn mt s tnh Bc Trung b nhng nm ti 150 4.2.1 .Hon thin mụi trng phỏp lý v c ch chớnh sỏch gii quyt nh cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip 150 4.2.2 Tng cng s tham gia ca doanh nghip s dng lao ng ti cỏc khu cụng nghip v cỏc ban qun lý khu cụng nghip, cỏc cụng ty xõy dng kt cu h tng khu cụng nghip, nh nc v ngi dõn cú nh cho thuờ vo cung ng cỏc dch v xó hi núi chung v gii quyt nh núi riờng 153 4.2.3 Tng cng vai trũ nh nc t chc qun lý, phi hp cỏc chng trỡnh, thc hin kim tra, giỏm sỏt v s tham gia ca cỏc t chc chớnh tr, xó hi, trc ht l t chc cụng on vic gii quyt nh cho ngi lao ng 159 4.2.4 Ci thin iu kin lm vic, nõng cao nng sut lao ng v tng thu nhp cho ngi lao ng cỏc khu cụng nghip 162 Tiu kt chng 162 K T LUN 164 DANH MC CễNG TRèNH CễNG B CA TC GI LIấN QUAN N TI LUN N DANH MC TI L I U THAM KHO PH LC Ch vit tt Din gii ATL-VSL An ton lao ng - v sinh lao ng BHXH Bo him xó hi BQL Ban qun lý CNH Cụng nghip húa CHH, HH Cụng nghip húa, hin i húa CSHT C s h tng TB im trung bỡnh Nh nc cú c ch khuyn khớch ti chớnh mnh hn doanh nghip sn xut KCN tham gia xõy dng nh cho cụng nhõn Nh nc cú c ch khuyn khớch ti chớnh mnh hn BQL khu cụng nghip, cỏc cụng ty xõy dng kt cu h tng KCN xõy dng nh cho cụng nhõn Nh nc cú c ch khuyn khớch t nhõn xõy dng nh cho cụng nhõn thuờ cụng nhõn t tỡm nh 2.9 Xin ễng/B cho bit ý kin v vic t chc xõy dng nh cho cụng nhõn Xin cỏm n s cng tỏc ca ễng/B Ngi cung cp thụng tin Nh riờng ca gia ỡnh, hoc bn thõn bn Nh ca doanh nghip sn xut m bn ang lm vic cho thuờ Nh Ban qun lý khu cụng nghip, cụng ty kinh doanh cho thuờ nh ca ngi thõn quen cho thuờ Thuờ nh ca t nhõn KCN (Vui lũng ỏnh du vo mt la chn di õy) Nh khỏc (Ghi c th) Cha cú v/chng ó cú v hoc chng S ó cú (ghi c th s con) PHIU KHO ST Mu V NGI LAO NG LM VIC TI KHU CễNG NGHIP THUấ NH 11 Tỡnh hỡnh nh ca bn hin nh th no? (ỏnh du vo ụ phự hp) _ _ _ _ _ _ _ _ (tờn tnh), ngy _ _ thỏng _ _ nm 2013 (Tt c thụng tin Phiu ny s ch c s dng nht vo mc ớch thng kờ v nghiờn cu) Chỳng tụi cam kt khụng cụng khai cỏc thụng tin m Bn cung cp THễNG TIN CHUNG V NGI LAO NG THUấ NH H v tờn ngi lao ng: Tui: Nam N S in thoi cỏ nhõn ca Anh/ Ch Quờ quỏn: Xó Huyn Tnh H khu thng trỳ: Hin ang lm vic ti Khu cụng nghip: Tờn v a ch ca doanh nghip 10 Trỡnh húa, chuyờn mụn (ỏnh du nhng ụ phự hp) < lp 12/12 lp 12/12 Cú bng trung cp chuyờn nghip hoc tng ng Cú bng cao ng tr lờn Mc thun li, d dng vic tỡm thuờ nh ca Bn Mc m bo v din tớch (rng hp) v thuờ nh ca Bn Mc phự hp gia giỏ thuờ nh t nhõn vi thu nhp ca Bn Tớnh n nh ca cỏc hp ng thuờ nh t nhõn ca Bn Triu ng Tng s tin chi tiờu mt thỏng cho bn thõn Trong ú: 1.1 Chi cho n mc 1.2 Chi phớ thuờ nh in nc hụn nhõn (du Tỡnh trng nhng ụ phự hp) 1.3 Chi khỏc Tin tit kim gi v, hoc úng gúp h tr cho gia ỡnh Triu ng Tng thu nhp bỡnh quõn hng thỏng H khu tm trỳ thuc din: KT: Trong ú: Thu t tin lng, tin cụng Thu t tin lm thờm gi Thu t tin doanh nghip h tr v nh Thu khỏc S lng ngi cựng Thuờ phũng mt mỡnh Thuờ phũng chung vi bn Cú v/chng, con, cựng II NHN XẫT V TèNH HèNH NH CHO NGI LAO NG TRONG KHU CễNG NGHIP HIN NAY 2.1 Xin Anh/Ch vui lũng nhn xột trng thỏi nh m cụng nhõn ti KCN thuờ hin V phng tin sinh hot Ngi thuờ, Bn thuờ nh mt mỡnh hay chung (Xin ghi c th) 12 Nu Cú in Cú i (radio) (bng cỏch cho im t n ú, l tt nht) Cú ti vi Thi gian trung bỡnh i t nh n trng hc gn nht Ngi Di 10 phỳt 14 Chi nhp bỡnh quõn thỏng nm 2012 ca bn 13 Thu tiờu bỡnh quõn hng thỏng nm 2012 ca bn T 10 n di 30 phỳt T 30 n di 60 phỳt Thi gian trung bỡnh i t nh n bnh vin, c s y t gn nht Di 10 phỳt T 10 n di 30 phỳt T 30 n di 60 phỳt Thi gian trung bỡnh i t nh n nh húa, cõu lc b th thao, gii trớ gn nht Ngi Di 10 phỳt T 10 n di 30 phỳt T 30 n di 60 phỳt T 60 phỳt tr lờn Mc m bo tin nghi sinh hot ca nh ca Bn ( n, Mc m bo trt t tr an ni Thun tin cho vic i lm ca Bn Nh hp v sinh, m b o cho sc khe ca Bn Mc thun li cho vic mu a sm phc v sinh hot hng 10 Mc thun li v nh tr, mu giỏo, trng hc, bnh v in, 11 Mc thun li cho tham gi a hot ng húa, th thao 12 Mc thun li tip c n cỏc dch v hnh chớnh cụn 13 ỏnh giỏ chung v trng hỏi nh ca Bn I V s tin cy Cỏc ch cho thuờ nh thc hin cỏc cung ng dch v nh ỳng t ln u Cỏc ch cho thuờ nh luụn thc hin ỳng nhng gỡ ó cam kt i vi ngi thuờ nh Cỏc ch cho thuờ nh khụng xy li quỏ trỡnh cung ng Khi gp khú khn, ngi i thuờ nh luụn c cỏc ch cho thuờ nh quan tõm giỳp II V s ỏp ng Cỏc ch cú nh cho thuờ núi rừ vi ngi lao ng no s c thuờ nh Cỏc ch cú nh cho thuờ cung cp ỳng cỏc dch v nh m ngi thuờ cn 2.2 Xin cho bit ý kin v iu kin sinh hot ti khu nh ca anh ch Cỏc ch cú nh cho thuờ luụn sn sng giỳp , t vic thuờ nh ca ngi lao ng cỏc KCN Cỏc ch cú nh cho thuờ luụn tr li ngi thuờ nh c lỳc bn rn III V nng lc phc v Cỏc ch cho thuờ nh bao gi cng t lch s, nhó nhn vi ngi thuờ nh Cỏc ch cho thuờ nh ngy cng to s tin tng vi ngi lao ng h i thuờ nh Thi gian trung bỡnh i t nh n ngõn hng, bu in Di 10 phỳt T 10 n di 30 phỳt T 30 n di 60 phỳt 2.3 Xin anh/ch nhn xột v cht lng dch v nh (Bng cỏch cho im t n 5, Ngi lao ng i thuờ nh cm thy an ton s dng nh t cỏc i tng cung ng Kin thc, chuyờn mụn ca ch nh tr li cỏc cõu hi ca ngi lao ng cỏc KCN IV V s ng cm Cỏc ch cho thuờ nh cú gi phc v thun tin i vi ngi thuờ nh Cỏc ch cho thuờ nh luụn th hin s quan tõm n ngi lao ng thuờ nh Nhõn viờn phc v nh luụn quan tõm n ngi thuờ nh ú l tt nht) Cỏc ch cho thuờ nh hiu c nhng nhu cu c bit v li ớch ca ngi thuờ nh Cỏc ch cho thuờ nh luụn s chỳ ý c bit n nhng quan tõm ln nht ca ngi thuờ nh V V phng tin hu hỡnh Cỏc ch cho thuờ nh cú form, biu mu sn cú gii thiu cỏc dch v Nhõn viờn phc v nh n mc gn gng, lch s Trong cỏc phũng cú trang thit b i kốm Ni cú y h thng in, nc, nh v sinh phc v sinh hot tin li 1 Doanh nghip mong mun cụng nhõn lm vic sut i Kh nng ti chớnh ca ch u t xõy dng nh cho cụng nhõn 3 Li nhun mang li ca h doanh nghip xõy dng nh cho cụng nhõn S phự hp gia giỏ thuờ nh vi thu nhp v chi tiờu ca cụng nhõn Tớnh phự hp gia chi phớ v cht lng nh 2.4 Xin Anh/Ch ỏnh giỏ mc tỏc ng ca nhng nhõn t sau õy n vic xõy dng nh cho cụng nhõn ti KCN (bng cỏch cho im t n ú, l tỏc S gn bú gia quy hoch KCN vi quy hoch xõy dng nh cho cụng nhõn S n lc ca cỏc cp cú thm quyn vic thc hin quy hoch xõy dng nh cho cụng nhõn S tham gia tớch cc ca doanh nghip vo vic xõy dng nh cho cụng nhõn S tham gia ca khu vc t nhõn vo u t xõy dng nh cho thuờ Hiu lc ca cụng tỏc t chc kim tra, giỏm sỏt ca chớnh quyn a phng m bo an ninh, trt t khu nh Hiu lc x lý ca chớnh quyn iu kin tranh chp hp ng thuờ nh í thc tụn trng ni quy, k lut nh ca cụng nhõn ng Khụng ý ng ý Mong mun c thuờ nh di hn t Doanh nghip, hoc Ban Qun lý KCN, hoc cỏc cụng ty xõ y dng kt cu t nhõn t hn Thuờ nh Thuờ nh t ch s hu no cng c, nh ng giỏ c phự hp vi thu nhp v cht lng nh Din tớch ti thiu cn h l bao nhiờu m Giỏ c m l bao nhiờu triu ng Thi hn toỏn ti thiu l bao nhiờu n m ng mnh nht) 2.5 Xin Anh/Ch ỏnh giỏ tỡnh hỡnh t chc qun lý v gii quyt nh cho Xin cỏm n s cng tỏc ca Anh/Ch Ngi cung cp thụng tin Nh Nh nc Vo thi im thnh lp? Nh ca Nh Nh Nh doanh Ban qun tr t ngi nghip lý KCN nhõn thõn, ễng /b xõy dng XD quen cụng nhõn ti KCN (bng cỏch cho im t n ú, l tt nht) Nm 2011? Nm 2013? PHIU KHO ST Mu CN B QUN Lí CC CP V M BO NH CHO NGI LAO NG TRONG KCN (Tt c thụng tin Phiu ny s ch c s dng nht vo mc ớch thng kờ v nghiờn vo yu? (Vui lũngNu dũng ỏnh languyn1xó õy) hp) nh lm vic KCN (Vui lũng 2.6 Xinmi cú vo mt duchn di phự xin Anh/Ch cho bit 2.7 du nhu cu mua cu) ụ hi, ỏnh Anh/Ch cho bit nh vng v thuờ Chỳng tụi cam kt khụng cụng khai cỏc thụng tin m ễng/B cung cp THễNG TIN CHUNG H v tờn ngi tr li Tui: Nam N S in thoi cỏ nhõn ca Anh/ Ch n v cụng tỏc: V trớ cụng tỏc ang m nhim: Cỏn b qun lý nh cho thuờ Cỏn b thuc Ban qun lý KCN Cỏn b xó, phng Cỏn b qun, huyn Cỏn b s ban ngnh cp tnh II TèNH HèNH NH CA CễNG NHN LM VIC TI KHU CễNG NGHIP 2.1 ễng/B cho bit cụng nhõn ca KCN thuờ nh t cỏc ch s hu no l ch Mc thun li, d dng vic tỡm nh ca cụng nhõn Mc m bo v din tớch (rng hp) v nh ca cụng nhõn Mc phự hp gia giỏ thuờ nh vi thu nhp ca cụng nhõn Tớnh n nh ca cỏc hp ng thuờ nh ca cụng nhõn Mc m bo tin nghi sinh hot ca nh (in, nc,) Mc m bo trt t tr an ni Thun tin cho vic i lm Nh hp v sinh, m bo cho sc khe cụng nhõn Mc thun li cho vic mua sm phc v sinh hot hng ngy 10 Mc thun li v nh tr, mu giỏo, trng hc, bnh vin, bu in 11 Mc thun li cho tham gia hot ng húa, th thao 12 Mc thun li tip cn cỏc dch v hnh chớnh cụng 13 ỏnh giỏ chung v trng thỏi nh 1 Mc y ca h thng c ỏc bn lut phỏp, c ch c hớnh Mc ng b ca h thng cỏc bn lut phỏp, c ch chớnh sỏch v gii quyt Mc hp lý ca h thng cỏc bn lut phỏp, c ch Tớnh kh thi ca h thng cỏc bn lut phỏp, c ch Tỏc dng kớch thớch ca c ỏc c ch chớnh sỏch khuyn khớch doanh nghip xõy dng 2.2 Xin ễng b vui lũng nhn xột trng thỏi nh ca cụng nhõn hin (bng cỏch cho im t n ú, l tt nht) S gn bú gia quy hoch KCN vi quy hoch xõy dng nh cho cụng nhõn2.3 Xin ễng/B vui lũng nhn xột v mụi trng chớnh sỏch gii quyt nh cho ngi lao quyn vic thc S n lc ca cỏc cp cú thm ng hin (bng cỏch cho im t n ú, l tt nht) hin quy hoch xõy dng nh cho cụng nhõn S tham gia tớch cc ca doanh nghip vo vic xõy dng nh cho cụng nhõn S tham gia ca khu vc t nhõn vo u t xõy dng nh cho thuờ Hiu lc ca cụng tỏc t chc kim tra, giỏm sỏt ca chớnh quyn a phng m bo an ninh, trt t khu nh Hiu lc x lý ca chớnh quyn iu kin tranh chp hp ng thuờ nh í thc tụn trng ni quy, k lut nh ca cụng nhõn 1 Doanh nghip mong mun cụng nhõn lm vic sut i Kh nng ti chớnh ca c h u t xõy dng nh c ho Li nhun mang li ca c h doanh nghip xõy dng n h S phự hp gia giỏ thuờ nh vi thu nhp v chi tiờu ca cụng nhõn Phự hp gia chi phớ v ch t lng nh 2.4 Xin ễng/B ỏnh giỏ mc tỏc ng ca nhng nhõn t sau õy n vic xõy dng nh cho cụng nhõn ti KCN (bng cỏch cho im t n ú, l tỏc ng mnh nht) ng Khụng Khụng ý ng ý cú ý kin 2.5 Xin ễng/B ỏnh giỏ tỡnh hỡnh t chc qun lý v gii quyt nh cho cụng nhõn ti KCN (bng cỏch hn Nh nc cú c ch khuyn khớch ti chớnh mnhcho im t n ú, l tt nht) doanh nghip sn xut KCN tham gia xõy dng nh cho cụng nhõn Nh nc cú c ch khuyn khớch ti chớnh mnh hn BQL khu cụng nghip, cỏc cụng ty xõy dng kt cu h tng KCN xõy dng nh cho cụng nhõn Nh nc cú c ch khuyn khớch t nhõn xõy dng nh cho cụng nhõn thuờ cụng nhõn t tỡm nh 2.6 Xin ễng/B cho bit ý kin v vic t chc xõy dng nh cho cụng nhõn Xin cỏm n s cng tỏc ca ễng/B TT CH TIấU S KCN Qung Din tớch cỏc KCN Bỡnh S lao ng KCN VT Ngi cung cp thụng tin NM 2011 2012 2013 2014 Khu 4 4 Ha 602 602 602 602 Ngi 2,231 2,241 2,554 2,987 KCN (Vui lũng ỏnh du vo mt la chn di õy) S lao ng cú nh riờng (T xõy, Ngi 1,450 1,569 1,916 2,636 mua nh riờng) S lao ng phi thuờ nh H Tnh 672 639 351 Khu 2 2 Ha 304 304 304 304 Ngi 3,430 3,610 3,800 4,000 2,229 2,527 2,850 3,200 S lao ng phi thuờ nh Tr 781 S lao ng cú nh riờng (T xõy, Ngi mua nh riờng) Qung Ngi Ngi 1,200 1,083 950 800 Khu 4 4 Ha 80,116 80,116 80,116 80,116 Ngi 10,330 13,145 22,165 33,786 S KCN Din tớch cỏc KCN S lao ng KCN S KCN Din tớch cỏc KCN S lao ng KCN S lao ng cú nh riờng (T xõy, Ngi mua nh riờng) Thiờn Hu 1,577 3,325 6,639 S lao ng phi thuờ nh Tha 1,033 9,297 11,568 18,840 27,147 S KCN Din tớch cỏc KCN S lao ng KCN Ngi Khu 3 Ha 1,168 1,168 1,168 1,168 11,625 12,917 16,146 24,219 Ngi S lao ng cú nh riờng (T xõy, Ngi mua nh riờng) 6,523 7,248 8,053 8,477 S lao ng phi thuờ nh Ngi 5,102 5,669 8,093 15,742 Khu 3 3 S KCN ang hot ng Ngh Din tớch cỏc KCN Ha 670.53 An S lao ng lm vic KCN Ngi 11994 Ph lc Ph lc 2.1 S LIU V DIN TCH, LAO NG V NH CA KKT, KCN Tng s Ngi S lao ng KCN SU TNH BC TRUNG B I VO HOT NG N NM 2014 112.127 - Qung Bỡnh 2.987 - Qung Tri 4.000 - Tha Thiờn Hu 24.219 - H Tnh 33.786 - Ngh An 11.994 - Thanh Húa 35.141 Ngun: Kt qu iu tra kho sỏt ca tỏc gi, nm 2014 S lao ng cú nh riờng Ngi S lao ng phi thuờ nh Ngi S KCN, KKT Thanh Din tớch cỏc KCN Húa Khu Ha S lao ng lm vic KCN Ngi S lao ng cú nh riờng Ngi S lao ng phi i thuờ nh Ngi VT S Khu kinh t, Khu Cụng nghip Khu Din tớch Nm 2014 23 Ha 102.627,33 Ngun: Kt qu iu tra kho sỏt ca tỏc gi, nm 2014 trờn a bn cỏc tnh Bc Trung b Ph lc 2.3 Tỡnh hỡnh lao ng v nh ti cỏc KKT, KCN Ph lc Danh sỏch cỏc khu cụng nghip, khu kinh t cỏc tnh Bc Trung b s hon chnh n nm 2020 Khu cụng nghip Thanh Húa KCN Võn Du - Thch Thnh KCN Tõy Bc Ga - Thanh Húa KCN Nh Thanh KKT Nghi Sn CN L Mụn CN Lam Sn CN Hu Lc KCN H Trung Khu cụng nghip Ngh An KCN Ca Lũ 10 KCN Bc Vinh 11 KCN Nam Cm 12 KCN Hong Mai 13 KCN Phỳ Qu 14 KCN Ca Hi Khu cụng nghip H Tnh 15 KCN H Vng 16 KCN Gia Lỏch 17 KCN Vng ng 18 KKT Ca khu cu treo Khu cụng nghip Qung Bỡnh 19 KKT Hũn La 20 KCN Tõy Bc ng Hi 21 KCN Cng bin Hũn La 22 KCN Bc ng Hi Ph lc 2.2 S KCN v Din tớch cỏc KCN 23 KCN Hũn La 24 KCN Bng 25 KCN Cam Liờn 26 KCN Bc Quỏn Hu 27 KCN Lý Trch Khu cụng nghip Qung Tr 28 KCN Nam ụng H 29 KCN Cu Quan 30 KCN C Chin 31 KCN Long c 32 KCN ng a 33 KCN Quỏn Ngang 34 KKT Thng mi c bit Lao Bo 35 KKT Bin ụng Nam 36 KCN Tõy Bc H Xỏ Khu cụng nghip Tha Thiờn Hu 37 KCN Phỳ Bi 38 KCN Phỳ Bi m rng 39 KCN T H 40 KCN Phong Thu 41 KKT Chõn Mõy - Lng Cụ Ngun: Tỏc gi tng hp t bỏo cỏo ca cỏc tnh

Ngày đăng: 07/07/2016, 12:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w