Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, chúng tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ của phụ huynh, việc trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên đã cung cấp những tài liệu phong phú để chúng tôi h
Trang 1Lời mở đầu
Hiện nay, phần lớn các gia đình đều chỉ có từ một đến hai con, nên ngay từ nhỏ trẻ đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người Trong con mắt của cha mẹ, con cái luôn thông minh, đáng yêu và là niềm hi vọng của cả gia đình Vì thế, dành cho con những điều kiện tốt nhất trở thành ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh
Khi con đến tuổi đi mẫu giáo, phụ huynh nên cẩn thận lựa chọn trường phù hợp nhất cho con mình Khi con trẻ rời xa sự che chở của cha mẹ, hòa nhập vào cuộc sống tập thể ở trường mẫu giáo cũng là lúc cha mẹ có rất nhiều lo lắng Họ lo lắng: con của mình ăn có no không, ngủ có ngon không, có bị các bạn nhỏ khác bắt nạt không, có được giáo viên yêu quý không Các em nhỏ mới đi học mẫu giáo thường hay quấy khóc vì chưa quen với môi trường mới, cha mẹ thấy thế thì rất thương xót Khi nghe giáo viên khen ngợi con mình, phụ huynh rất phấn khởi; khi giáo viên nói về những điểm chưa tốt của con, phụ huynh cảm thấy không vui Vậy, làm thế nào để phụ huynh và giáo viên có thể dễ dàng trao đổi với nhau? Cuốn sách này giới thiệu nhiều tình huống trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên, từ đó bạn đọc có thể nắm được những kĩ năng trao đổi cần thiết
Tác giả của cuốn sách là những giáo viên mầm non có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, trong đó có nhiều giáo viên đã có con nhỏ, họ vừa hiểu tâm lý của phụ huynh vừa có kinh nghiệm dạy dỗ trẻ nhỏ Cuốn sách gồm 7 chương: tìm hiểu giáo viên, tìm hiểu trẻnhỏ, tìm hiểu phụ huynh, nguyên tắc cơ bản trao đổi với giáo viên, những tình huống trao đổi khác nhau, vấn đề giáo viên thấy cần trao đổi nhất, vấn đề phụ huynh thấy cầntrao đổi nhất Cuốn sách còn kết hợp kể và phân tích những câu chuyện gần gũi trong cuộc sống; thuật lại chi tiết những tình huống và kĩ năng phụ huynh trao đổi với giáo viên Hi vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh
Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, chúng tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ của phụ huynh, việc trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên đã cung cấp những tài liệu phong phú để chúng tôi hoàn thành ấn phẩm Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thànhtới các bậc phụ huynh
Cuốn sách có một số phương pháp chỉ dừng lại ở phương diện thực tiễn, chưa có những lí luận sâu sắc, rất mong độc giả thông cảm!
Tác giả
Chương 1: Hiểu về giáo viên mầm non
Trang 2Giáo viên mầm non là những thầy cô giáo khai sáng cho trẻ nhỏ, họ có kiến thức chuyên ngành nhất định, có thể sắp xếp cuộc sống của trẻ nhỏ ở trường một cách hợp
lí và khoa học, có thể tổ chức nhiều hoạt động khác nhau căn cứ vào đặc điểm mỗi lứatuổi của trẻ, có thể có những phương pháp và kĩ năng nhất định giải quyết những vấn
đề xảy ra với trẻ Nhưng họ chỉ là giáo viên mầm non, không phải là chuyên gia dạy trẻ, năng lực chuyên môn cũng có hạn, hơn nữa, mỗi trẻ nhỏ có môi trường sống khác nhau, tính cách khác nhau, điều này khiến giáo viên có một số thiếu sót khi giải quyết những vấn đề của các bé Nhìn từ góc độ khoa học, giáo viên cũng là người bình thường, họ có những đặc điểm giống như mỗi chúng ta, họ thích những trẻ ngoan ngoãn, thông minh, thích trao đổi với những bậc phụ huynh thấu tình đạt lí Phụ huynh và giáo viên không nên bất đồng quan điểm mà nên có sự phối hợp với nhau
1 Trách nhiệm của giáo viên mầm non
Câu chuyện
Một buổi tối thứ hai nọ, đã đến giờ đón trẻ, phụ huynh lần lượt đến đón con mình, chỉ
có Tuấn Tú vẫn đang đợi cha đến đón Đã 5h30 phút, trường mẫu giáo yên tĩnh trở lại,nhưng phụ huynh của Tuấn Tú vẫn chưa đến 6h, các bạn khác đều đã về hết, Tuấn Túvẫn lo lắng chờ cha, con không rời mắt khỏi cổng trường, đôi mắt như đang ngấn đầy nước mắt Lúc đó, cô giáo Trang lại gần, xoa đầu con, nhẹ nhàng nói: “Tuấn Tú đừng
lo, chắc cha con tan làm muộn nên đang trên đường đi đó, vẫn còn cô ở bên con mà! Nào, hai cô trò ta cùng xem sách một lát nhé, cô kể cho con nghe câu chuyện này!” Sau đó có một người đàn ông vội vàng bước vào nói: “Cháu là Tuấn Tú phải không?
Bố cháu không đến được, nhờ chú đến đón cháu” Rồi người đó quay sang giải thích ngắn gọn với cô giáo Cô Trang hỏi : “Con có biết chú này không?” Tuấn Tú lắc đầu:
“Không ạ!” Cô giáo liền nói: “Tôi rất tiếc, cháu không biết anh nên tôi không thể giao cháu cho anh được Hay để tôi gọi điện cho cha của cháu, nếu đúng là cha cháu nhờ anh thì anh mới có thể đón cháu về” Cô liền gọi điện cho cha của Tuấn Tú, xác định đúng việc cha nhờ người đón Tuấn Tú, cô cũng để cho cậu bé nói chuyện với cha, sau đó mới yên tâm để người đó đón Tuấn Tú
Buổi sớm ngày hôm sau, cô Trang bảo cha của Tuấn Tú nán lại một chút để trao đổi
Cô nói, nếu phụ huynh quá bận không thể đón con hoặc nhờ người khác đón thì nhất định phải báo trước cho cô giáo biết để cô chuẩn bị
Phân tích
Trách nhiệm của giáo viên mầm non:
(1) Hoàn thành tốt công tác giảng dạy trên lớp để con trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức
Trang 3(2) Nhận thức đúng đắn về thế giới quan của con trẻ và có phương pháp dạy đúng đắn; yêu quý, tôn trọng trẻ nhỏ; duy trì phương pháp dạy hay; là tấm gương cho học trò; ngăn chặn mọi hình thức kỉ luật.
(3) Quan sát để hiểu học trò, căn cứ vào tiêu chuẩn bài giảng trường mẫu giáo do nhà nước quy định, kết hợp với tình hình cụ thể của mỗi lớp để có kế hoạch giảng dạy; đồng thời tổ chức, triển khai các hoạt động vui chơi học tập một cách khoa học
(4) Nghiêm túc chấp hành quy định an toàn, đảm bảo vệ sinh trường lớp, hướng dẫn
và phối hợp với y tá chăm lo cho cuộc sống của các con, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe
(5) Căn cứ vào nội dung, thời gian giảng dạy thiết kế phòng vui chơi để con trẻ thể hiện được sự chủ động của mình; cung cấp tài liệu, đồ chơi đa dạng, an toàn, phù hợp với năng lực và mức độ phát triển của từng lớp
(6) Duy trì liên lạc chặt chẽ với phụ huynh, tìm hiểu môi trường ở nhà của trẻ, trao đổiphương pháp dạy phù hợp đối với những trẻ có sự khác biệt về đặc điểm, tính cách; có
kế hoạch tới thăm gia đình các cháu, tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa có phụ huynh tham gia, phối hợp với phụ huynh hoàn thành công tác giảng dạy
Trách nhiệm của giáo viên mầm non không chỉ là dạy trẻ kiến thức và các kĩ năng mà quan trọng hơn là đảm bảo sự an toàn, khỏe mạnh của trẻ, để mỗi ngày ở trường đều
là một ngày vui Mặc dù đã đến giờ tan học nhưng khi phụ huynh của Tuấn Tú chưa đến, cô Trang đã ở lại cùng bé, vừa là để con không hoảng sợ, vừa là để chờ phụ huynh đến Hơn thế nữa, sáng ngày hôm sau cô đã tiến hành trao đổi để phụ huynh biết: nếu có gì thay đổi thì nhất định phải báo trước với giáo viên
Trang 4Ngọc vẫn không thấy hài lòng với cô Vân Trước đây, cô Thúy rất yêu quý Bảo Ngọc,nhớ lúc mới vào học, Bảo Ngọc rất quấy khóc, cô Thúy ngày nào cũng tươi cười đón con vào lớp Cô bế con, dỗ dành cho con vui mỗi khi con buồn, đồng thời cô thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của con ở trường Nhưng cô giáo Vân dường như không muốn trao đổi nhiều với phụ huynh, mỗi khi phụ huynh có ý hỏi về tình hình con mình, cô hình như muốn từ chối Trong những buổi hoạt động ngoại khóa, cô Vân rất chu đáo tổ chức các hoạt động, trò chơi khác nhau cho các con, nhưng phụ huynh lại cảm thấy rằng cô Vân chưa thực sự nhiệt tình Trong lúc mẹ của Bảo Ngọc không hài lòng với cô giáo Vân thì có một số chuyện nhỏ đã làm cho người
mẹ thay đổi cách nghĩ của mình
Sau ngày Tết dương lịch, vì ở nhà ăn uống không đúng giờ nên khi đến lớp Bảo Ngọc thấy khó chịu và nôn trớ Hôm đó là ngày cô Vân lên lớp, buổi chiều thời tiết đột ngộttrở lạnh, thấy vẻ mặt khác thường của Bảo Ngọc nên cô hỏi con cảm thấy ra sao Bảo Ngọc nói thấy hơi lạnh, nhưng con lại không mang theo áo nên cô đã cởi áo trắng ngoài của mình mặc cho con Chưa được bao lâu thì Bảo Ngọc trớ hết ra cả áo của cô giáo Cô liền lau sạch chỗ trớ, mang nước cho Bảo Ngọc súc miệng rồi gọi điện cho phụ huynh đón con về Cô không hề nói một lời về chuyện đã xảy ra, mẹ Bảo Ngọc sau khi về nhà hỏi con thì mới biết được chuyện đó Ngày hôm sau, mẹ Bảo Ngọc đếnsớm để cảm ơn cô giáo, nhưng vẫn như mọi khi cô chỉ cười mà không nói thêm gì nhiều
Một chuyện khác, lớp của Bảo Ngọc bắt đầu học viết các con số, nhưng vì là một đứa trẻ hiếu động nên con viết không đẹp Mấy ngày gần đây, nhận vở bài tập của con, mẹBảo Ngọc thấy con viết rất ngay ngắn Khi mẹ hỏi, con trả lời: “Cô giáo cầm tay con viết mẹ ạ! Cô chỉ cho con viết thế nào cho đẹp; hôm nay, trước mặt các bạn, cô còn khen con nữa đấy!”
Phân tích
Có thể do đặc thù của công việc mà hầu hết các giáo viên mầm non đều năng động, nhiệt tình, hướng ngoại, nhưng cũng có những người hướng nội như cô Vân Điều nàykhông nói nên rằng cô không có phẩm chất của một giáo viên xuất sắc, chỉ là cô không muốn thể hiện ra ngoài mà thôi
Các thầy cô giáo có những tính cách khác nhau, sôi nổi, điềm tĩnh, đáng yêu hoặc chínchắn Chỉ cần quan sát tỉ mỉ, phụ huynh sẽ nhận ra, mỗi giáo viên đều rất yêu quý và tôn trọng trẻ nhỏ Họ luôn lấy việc trẻ nhỏ phát triển khỏe mạnh là ưu tiên hàng đầu, mong muốn cùng phụ huynh dìu dắt trẻ bước vào tương lai
Góp ý
Trang 5(1) Phụ huynh có thể trao đổi trực tiếp với những giáo viên cởi mở, hướng ngoại.(2) Khi giáo viên có tính cách hướng nội, phụ huynh có thể thông qua các hình thức khác như gọi điện thoại, viết thữ hay gửi email để trao đổi về tình hình cua con mình.
3 Giáo viên thích những phụ huynh như thế nào?
Câu chuyện
Mỹ Hạnh bước vào lớp 4 tuổi đã gần nửa năm, lớp học lại vừa đổi giáo viên mới, mẹ của Mỹ Hạnh có rất nhiều vấn đề muốn trao đổi với giáo viên: Mỹ Hạnh nghe giảng trên lớp có tiến bộ không? Mỹ Hạnh có tranh cãi với các bạn nhỏ khác không? Hay tình hình ăn uống thế nào, còn khảnh ăn như trước nữa không? Khi chiều nào cô Lýcũng đều thông báo tình hình của từng con với các phụ huynh khác, mẹ Mỹ Hạnh muốn nói mà không biết nên bắt đầu từ đâu, hình như cô Lý cũng không muốn trao đổi nhiều với mẹ Mỹ Hạnh Mẹ Mỹ Hạnh nghĩ: “Hay là cô giáo không thích mình? Mình chưa từng phản ánh điều gì về cô Lý với hiệu trưởng mà? Tại sao cô lại không muốn trao đổi nhiều với mình nhỉ?” Người mẹ càng nghĩ càng không hiểu vì sao.Phân tích
Trên thực tế, nhìn từ góc độ tính chất của công việc, giáo viên không thể lựa chọn thích hay không thích phụ huynh có tính cách như thế này thế kia, bởi với tất cả phụ huynh, giáo viên đều phải giải đáp những câu hỏi của họ một cách lịch sự và kiên nhẫn Mặt khác, với đạo đức nghề giáo, họ cũng không thể lựa chọn Đối với mỗi giáoviên, việc quan tâm chăm sóc, biết tôn trọng, khen ngợi các con đều là trách nhiệm của họ Phụ huynh là người thân thiết nhất với con trẻ nên giáo viên có nghĩa vụ thôngbáo tình hình ở trường của các con với phụ huynh Vậy, tại sao mẹ Mỹ Hạnh lại có cách nghĩ: “Hình như cô giáo không thích mình?”
Thực ra, vấn đề ở đây là mẹ Mỹ Hạnh và cô Lý chưa có sự trao đổi tốt nhất Mẹ Mỹ Hạnh muốn nói chuyện với cô giáo nhưng cô lại không kịp thời nhận ra yêu cầu này
từ phụ huynh, dẫn đến hiểu lầm giữa hai bên Khi đó, mẹ Mỹ Hạnh hoàn toàn có thể chủ động tìm gặp cô Lý để hiểu về tình hình của con hoặc bày tỏ với cô giáo về suy nghĩ và yêu cầu của mình Như vậy, hiểu lầm giữa hai bên sẽ được giải tỏa, phụ huynh có thể yên tâm làm việc, giáo viên có thể hoàn thành tốt hơn công tác của mình
Không thể phủ nhận rằng, giáo viên mầm non hiện nay khác so với trước kia, khối lượng công việc và áp lực từ công việc đều rất lớn, vì thế mỗi giáo viên đều mong muốn được phụ huynh tín nhiệm và ủng hộ Giáo viên luôn hi vọng có thể làm phụ
Trang 6huynh hài lòng, nhưng đôi khi không thể tránh khỏi việc phụ huynh hiểu lầm hoặc thấy không hài lòng Vì thế, khi mình có thiếu sót, giáo viên mong muốn phụ huynh
có thể kịp thời chỉ ra và góp ý để điều chỉnh Ngoài ra, việc dạy trẻ ở trường mẫu giáo rất cần có sự ủng hộ của phụ huynh, đặc biệt là lớp 5 tuổi Giáo viên cần có sự phối hợp của phụ huynh để xây dựng tinh thần chủ động học hỏi, thói quen sinh hoạt lành mạnh và sự tự tin cho trẻ Do đó, phụ huynh nên tin tưởng, ủng hộ giáo viên, yên tâm giao con cho nhà trường rồi chung tay góp sức với giáo viên vì sự trưởng thành khỏe mạnh của các con
Góp ý
(1) Tin tưởng, ủng hộ giáo viên
(2) Trao đổi trực tiếp với giáo viên, bày tỏ yêu cầu hoặc những điểm chưa hài lòng của mình, không nên lo lắng giáo viên sẽ đối xử khác với con mình
(3) Phối hợp với giáo viên sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung học tập
(4) Nhận thức rằng: “Dạy trẻ là trách nhiệm chung của nhà trường và gia đình”, dạy trẻ ở nhà trường theo hướng dẫn của giáo viên
4 Làm thế nào giáo viên nắm được điểm đặc biệt của trẻ?
Câu chuyện
Vui chơi một buổi sáng, sau khi ăn cơm trưa, các con lần lượt chìm vào giấc ngủ ngonlành Cô Lê chăm nom các con ngủ trưa, cẩn thận đi giém chăn cho từng con Khi đếnbên giường của Lâm, cô thấy con vẫn đang đùa nghịch con thỏ nhỏ ở trong chăn, cô cười nói: “Lâm, thỏ cũng phải đi ngủ rồi, cô để thỏ lên đầu giường, con và thỏ thi xem
ai ngủ trước nhé!” Nói xong, cô để thỏ vào giá đồ chơi, đi xem các bạn nhỏ khác Hơn nửa giờ sau, cô quay lại giường của Lâm thì thấy con vẫn chưa ngủ mà đang nghịch những sợi chỉ ở chăn Cô có chút tức giận: “Lâm, con đang làm gì đó? Không ngủ trưa lại còn nghịch lung tung, thật không biết nghe lời!” Lâm giật mình òa khóc Những ngày sau đó, Lâm hầu như không ngủ trưa Sau khi tan lớp, cô Lê tìm gặp mẹ Lâm để nói về chuyện này Qua trao đổi với mẹ, cô giáo biết được ở lớp 3 tuổi Lâm
có hiện tượng tè dầm, lên lớp 5 tuổi cũng vậy, ở nhà con vẫn có hiện tượng này Qua quan sát, người mẹ nhận thấy Lâm rất thích đồ chơi Garfield, một điều rất kì lạ là nếu
ôm đồ chơi khi ngủ thì con sẽ ít tè dầm hơn Vì thế, người mẹ thường để con ôm đồ chơi khi ngủ, hiệu quả cũng khá tốt Qua lời kể của phụ huynh, cô Lê đã hiểu vì sao Lâm không ngủ và thường xuyên mang đồ chơi theo mình
Trang 7Đến giờ ngủ trưa, cô Lê đặt chú thỏ trên giường của Lâm để con yên tâm ngủ, cô cũngước lượng thời gian đánh thức con dậy đi vệ sinh Lâm đã dần dần hiểu ra con không
tè dầm không phải là do ôm chú thỏ khi ngủ mà là do con đã khôn lớn, có thể tự ngủ
mà không cần thỏ nữa Con đã không còn phụ thuộc vào chú thỏ và có thể ngủ trưa một cách ngon lành Cũng từ đó, Lâm luôn ngủ trưa đủ giấc, con thực sự trở thành một em bé ngoan, khỏe mạnh
Phân tích
Lâm không phải không muốn ngủ trưa mà con sợ mình sẽ tè dầm khi không có chú thỏ, xấu hổ với các bạn khác Con nghịch chăn cũng là để cho thời gian ngủ trưa nhanh trôi qua Nếu như mẹ Lâm sớm chia sẻ với cô giáo điều này thì chắc chắn sẽ không có chuyện cô giáo phê bình con
Góp ý
Phụ huynh nên sớm chia sẻ những điểm đặc biệt của con mình với giáo viên, cùng giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp để con trẻ dễ dàng khắc phục những khó khăn đó Các hiện tượng như: trẻ bị phê bình nên tâm trạng không ổn đjnh, trẻ dị ứng với loại đồ ăn nào đó, trẻ hay nheo mắt khi nhìn, đều là những biểu hiện đặc biệt củacác con Phụ huynh nên nói trước với giáo viên để các con được giúp đỡ, quan tâm nhiều hơn Chẳng hạn như "Con vừa hạ sốt, mong cô để ý nhiệt độ cơ thể của con" hoặc "Đợt này con đang uống thuốc Đông y, phiền cô chú ý xem con có bị đau bụng hay không" Như vậy, giáo viên sẽ nắm rõ hơn tình hình của trẻ, tránh được nhiều vấn đề rắc rối có thể xảy ra
5 Giáo viên quan tâm nhất diều gì ở trẻ?
Mỗi trẻ nhỏ đều là viên ngọc quý của cha mẹ, đều nhận được sự chăm sóc chu đáo từ gia đình, cha mẹ giúp đỡ trẻ mọi vấn đề trong cuộc sống Tuy nhiên, ở một lớp mẫu giáo có từ 20 đến 30 con trẻ, giáo viên có thể không quan sát hết được những biểu hiện không tốt của một số trẻ hoặc khó tránh được việc các con cãi vã, thậm chí đánh nhau Vì thế, điều giáo viên quan tâm nhất là các con có hòa đồng với các bạn khác hay không, các con có thể chủ động trong một số tình huống đơn giản hay không.Câu chuyện
Văn rất thích đồ chơi xếp hình, ngày nào con cũng chơi cùng các bạn nam khác Một hôm, vì sợ các bạn tranh hết đồ chơi mà Văn vội vã cởi giày quăng một chỗ rồi tiến vào khu xếp hình Các bạn nhỏ say mê với tác phẩm riêng của mình Văn xếp một lâu đài rất đẹp, con thực sự bị cuốn hút, nhưng một lát sau vì hình khối không đủ mà con cãi vã với các bạn khác Khu xếp hình ồn ào hẳn lên, cô giáo khuyên bảo thế nào các
Trang 8con cũng không ai chịu nhường ai, tranh cãi không ngừng Vậy là trò chơi đã không mang lại cho các con niềm vui học hỏi như ý nghĩa ban đầu của nó Văn vì không tìm thấy giày của mình mà khóc òa lên
Phân tích
Trẻ nhỏ hiện nay đều là cục cưng trong gia đình, từ nhỏ các con luôn cho rằng mình làquan trọng nhất Nhược điểm của các con là không muốn chơi cùng người khác, rõ ràng khi xếp hình một mình thì các con xếp rất tốt nhưng lại khó chơi cùng các bạn, vìcác con nhận thức chưa tốt làm thế nào để chia sẻ nhiệm vụ với bạn chơi Đây cũng chính là điểm mà các giáo viên quan tâm nhất
Trong câu chuyện trên, vì không có thói quen để giày đúng nơi quy định mà Văn mãi không tìm thấy giày của mình, con cũng không hòa đồng, không chịu chia sẻ đồ chơi với các bạn Lúc này, giáo viên cần trao đổi với phụ huynh để biết được thói quen vui chơi ở nhà của trẻ Chẳng hạn như: Văn có những thói quen tốt hay có thể tự chăm sóc cho mình được không? Con có vui vẻ khi chơi trò chơi cùng các bạn xung quanh không? Khi làm tốt một việc gì đó con có biểu hiện kiêu ngạo không? Phụ huynh có tạo cơ hội để con cùng chơi với bạn khác không? Sau khi hiểu hơn về Văn, cô giáo
sẽ có phương pháp để uốn nắn con Giáo viên giúp trẻ học cách chơi cùng các bạn thông qua những câu chuyện kể, những bức tranh minh họa Trong các trò chơi, cô khuyến khích các con phát huy ưu điểm và tính chủ động của mình, hình thành thói quen chơi cùng với các bạn một cách vui vẻ, đồng thời cũng giúp các con ngày càng thân thiết với các bạn, cảm nhận được niềm vui của sự đoàn kết
Góp ý
Phụ huynh nên phối hợp để giúp đỡ giáo viên Cách tốt nhất là tranh thủ thời gian gửi con nói chuyện trực tiếp với giáo viên hoặc có thể dùng giấy ghi chú để trao đổi với giáo viên về những thói quen ở nhà của trẻ Ví dụ, phụ huynh chia sẻ và đánh giá khách quan khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ cũng như những thói quen sinh hoạt khác để cùng giáo viên thống nhất phương pháp dạy trẻ, hiểu hơn về nội dung về nội dung vui chơi, học tập ở trường của các con Khi có thời gian phụ huynh có thể vào website của trường để gửi thư trao đổi với giáo viên, có những phương pháp điều chỉnh mặt chưa tốt ở trẻ
6 Giáo viên phiền lòng nhất với những trẻ như thế nào?
Câu chuyện
Trong một hoạt động vui chơi ở trường mẫu giáo, cô Trà tổ chức cuộc thi tiếp sức chocác bạn nhỏ trong lớp của mình, cô mời các bậc phụ huynh cùng tham gia Các bạn
Trang 9nhỏ nhanh chóng bị cuốn hút vào cuộc thi, có con háo hức ở bên ngoài tập những động tác khởi động, có con cổ vũ reo hò các bạn cố lên, có con đang thể hiện hết mìnhtrong cuộc thi Bỗng cô Trà thấy Kiên lặng lẽ nghịch lá cây ở phía cuối hàng, dường như con không để ý gì tới cuộc thi Cô lại gần, hướng sự quan tâm của con vào cuộc thi: “Kiên, con xem các bạn chạy nhanh không kìa, các con nhất định phải về đích đầutiên đó!”
Kiên ngước mắt nhìn các bạn nhỏ đang chạy mà không có phản ứng gì, con tiếp tục nghịch chiếc lá trong tay Đến lượt Kiên, các bạn khác đều reo hò cổ vũ cho con, nhưng con vẫn không có biểu hiện gì thích thú với cuộc thi Trò chơi kết thúc, Kiên làngười cuối cùng chạy về đích Lúc đó, cha của Kiên đứng ngoài xem mà rất buồn lòng Sau cuộc thi, cô Trà gặp cha Kiên để tìm hiểu về con Rất nhiều hoạt động Kiên đều không thích tham gia, trong giờ học con cũng chưa bao giờ chủ động giơ tay phát biểu Nhiều lần cô giáo đặt câu hỏi, con cũng không muốn trả lời, dường như tất
cả các hoạt động đều không cuốn hút được sự chú ý của con Nghe lời kể của cô giáo, cha Kiên cũng bày tỏ sự đồng tình: “Cô nói đúng, ở nhà Kiên cũng không hay chơi với các bạn khác, không có việc gì lôi cuốn cháu cả, điều này làm chúng tôi rất phiền lòng”
Sau lần nói chuyện với cô giáo, cha Kiên nhớ ra rất nhiều chuyện, sau khi lên mẫu giáo Kiên rất ít tham gia các hoạt động tập thể của trường Vì bận công việc nên mỗi lần nhà trường tổ chức ngày vui chơi phụ huynh-học sinh, cha mẹ Kiên đều không đếnđược, cha mẹ lo Kiên không có người ở bên nên quyết định để con ở nhà Cuối tuần, Kiên thường làm các bài tập cha mẹ chuẩn bị sẵn hoặc chơi một mình hồi lâu mà rất ítkhi ra ngoài vui chơi Mấy ngày trước, nhà trường cũng tổ chức hoạt động ngoại khóa,nhưng vì Kiên sức khỏe yếu do bị sinh non, cha sợ con ốm nên đã gọi điện xin phép
cô giáo cho con ở nhà Một chuỗi các chuyện đã qua khiến cha Kiên nhận ra điều gì
đó Ngày hôm sau, cha có cuộc nói chuyện dài với cô giáo, trao đổi với cô về những vấn đề Kiên không tích cực tham gia các hoạt động, không dễ hòa nhập với tập thể lớp, không hứng thú với nhiều sự việc
Phân tích
Sự trưởng thành khỏe mạnh của trẻ không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc tích lũy kiến thức và kĩ năng mà một bộ phận quan trọng là sự phát triển khỏe mạnh về tinh thần Khi lớn dần lên, con trẻ phải tự mình hòa nhập vào trường học, xã hội, giao lưu tiếp xúc với mọi người xung quanh và tham gia các hoạt động xã hội Việc trẻ tích cực tham gia các hoạt động, sớm hòa nhập với tập thể là điều rất quan trọng trong quá trình trưởng thành
Cách làm của cha mẹ Kiên tưởng chừng đã thể hiện sự yêu thương vô bờ với con cái, nhưng điều đó lại vô tình lấy đi cơ hội vui chơi cùng các bạn của con ngay từ nhỏ
Trang 10Kiên thiếu đi niềm vui và sự nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể, không quen chơi chung với các bạn, con dần trở nên vô cảm với nhiều sự việc khác Thêm vào đó,cha Kiên ít trao đổi với giáo viên, bỏ qua cơ hội giao lưu với con mỗi lúc rảnh rỗi Tất
cả đã dẫn đến việc Kiên có những biểu hiện như câu chuyện trên
Hoạt động ngoại khóa đã thu hút sự quan tâm của phụ huynh, và cha Kiên kịp thời nhận ra cách làm chưa đúng của mình Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
sự trưởng thành sau này của Kiên
Góp ý
Phụ huynh nào cũng đều mong muốn con mình được thầy cô và bạn bè yêu quý, có tuổi thơ vui vẻ Vậy, khi gặp phải những vấn đề như câu chuyện trên phụ huynh phải làm như thế nào?
(1) Phối hợp chặt chẽ với giáo viên
Trao đổi vớii giáo viên về tình hình vui chơi học tập của trẻ ở trường cũng như những biểu hiện ở nhà Khi gặp phải những vấn đề quan trọng hoặc vấn đề nhạy cảm, phu huynh nên kịp thời thông báo để giáo viên nắm được tình hình Phụ huynh nên tích cực phối hợp với công tác giảng dạy của giáo viên, học cách dạy trẻ một cách khoa hoc Cuối tuần, cha mẹ nên để trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, xem các con có tích cực hay không; hoặc cha mê chú ý xem con trẻ quan tâm làm việc gì nhất hay cáccon chủ động làm những gì, Phụ huynh nên chia sẻ tất cả với giáo viên, rất có thể chúng sẽ là cơ sởđể giáo viên lựa chọn phương pháp dạy hiệu quả Nếu như phụ huynh quá bận không thể trực tiệp đưa đón con cái thì có thể dùng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, gửi email để trao đổi với giáo viện Phụ huynh cần nói rõ những phát hiện, những suy nghĩ hoặc băn khoăn của mình để phối hợp cùng giáo viên dạy
dỗ trẻ
(2) học cách dạy trẻ đúng đắn cùng giáo viên
Phụ huynh không có chuyên môn sư phạm, không nắm rõ đặc điểm lứa tuổi và biểu hiện tâm lí của trẻ như giáo viên Cha mẹ có thể trao đổi với nhà trường qua nhiều hình thức để tích lũy kinh nghiệm dạy trẻ một cách khoa học Điều này có thể giúp đỡrất nhiều cho sự phát triển toàn diện, khỏe mạnh của các con Nếu thường xuyên đọc sách báo của trường mẫu giáo thì cha mẹ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc giải quyềt các vấn đề như: làm thế nào để trẻ hiểu về những kiến thức khá trừu tượng, làm thế nào khi trẻ không theo kịp các bạn cùng lớp và làm thế nào để khuyến khích trẻ giao lưu nhiều hơn với các bạn
(3) Là người hướng dẫn tận tình của trẻ
Trang 11Những lúc rảnh rỗi, cha mẹ nên cùng chơi với con, thông qua các trò chơi có thể nhận
ra các sở thích của trẻ Cha mẹ nên khuyến khích trrẻ chơi cùng các bạn, có thể mời các bạn nhỏ tới nhà chơi để trẻ đóng vai là người chủ nhỏ, bồi dưỡng tinh thần lạc quan tích cực cho trẻ Hãy để trẻ học những cách cư xử lễ phép, để trẻ hình thành thói quen đến lớp mỗi ngày, tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ có thêm nhiều bạn tốt
và cũng làm cho cuộc sống nhiều niềm vui
Bằng những nỗ lực và sự quan tâm của mình, phu huynh sẽ thấy các con lớn khôn, khỏe mạnh, vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động vui chơi Các con nhất định được thầy cô và bạn bè yêu quý
7 Đối với thầy cô trẻ nào đáng yêu nhất?
Với các thầy cô giáo, mỗi trẻ nhỏ đều có những nét đáng yêu Câu chuyện dưới đây nói lên rằng, trong mắt của các thầy cô, bé nào cũng đáng yêu
Câu chuyện
Mấy ngày sau khi khai giảng năm học mới, do công việc nhiều, phải thường xuyên trao đổi với phụ huynh, lại cộng thêm bị cảm lạnh nên cô giáo Nhiệm luôn bị ho, giọng nói không còn ấm áp như mọi khi Các con trong lớp nhanh chóng nhận ra sự thay đổi này ở cô: “Cô ơi, giọng cô sao hôm nay lạ thế?”, “Cô ốm rồi, cô bị cảm phải không?”, “Ha ha giọng cô nghe giống giọng chú sói trong chuyện! Ha ha ”- Bọn trẻ tranh nhau bàn luận, cười nói Cô giáo mỉm cười gật đầu, cô chỉ tay vào cổ mình
và nói: “Cô bị đau họng, ya ya ” Lúc đó các con đều vây quanh cô giáo, có trẻ dùng bàn tay nhỏ bé của mình xoa phía sau gáy cho cô, có trẻ đấm lưng, còn có trẻ đưa cô khăn giấy: “Cô ơi, cô dùng khăn giấy đi Bị cảm phải dùng khăn giấy không thì bị lây đó! Hi hi ” Cô giáo rất cảm động: “Cô cám ơn tất cả các con!”
Trong thời gian hoạt động ngoài trời, khi cả lớp đang nô đùa vui vẻ thì cô giáo không thấy Đào đâu cả Cô đang định đi tìm thì nghe thấy giọng nói ở phía sau: “Cô ơi, cô uống nước đi ạ!” Cô quay lại thì thấy Đào đang bưng cốc nước đầy tiến lại phía mình Cử chỉ đó làm cô vô cùng cảm động, cô vội vàng cúi xuống ôm Đào vào lòng:
“Cám ơn con , Đào của chúng ta lớn khôn thật rồi!” Ngày hôm sau các con đều mangthuốc ở nhà đến cho cô giáo, phụ huynh cũng thấy rất hài lòng với biểu hiện của trẻ
“Cô giáo à, hôm qua khi vừa về tới nhà con đã đi tìm tủ thuốc, nói muốn mang thuốc cho cô giáo Tôi thấy bọn trẻ đã thực sự hiểu chuyện rồi Cô cũng cần chú ý sức khỏe nhé!” Ánh mắt cô giáo rưng rưng đầy xúc động
Phân tích
Trang 12Những cử chỉ nhỏ đầy yêu thương của trẻ làm cô giáo cảm động sâu sắc, ai nói trẻ conkhông biết quan tâm chăm sóc người khác? Những biểu hiện nhỏ của trẻ như: xoa vai gáy, đưa giấy ăn, bưng nước cho cô, đều là những điểm nổi bật trong quá trình trưởng thành khỏe mạnh của trẻ Những cử chỉ quan tâm chăm sóc của cha mẹ, thầy
cô dành cho trẻ thường ngày là tấm gương tốt để trẻ học tập
Khi mọi người xung quanh cần được yêu thương, giúp đỡ, trẻ nhỏ cũng có thể làm theo người lớn chăm sóc người khác, đó là niềm vui, niềm tự hào vô bờ của thầy cô Trong cuộc sống, những trẻ biết đón nhận và chia sẻ yêu thương luôn là những trẻ đáng yêu nhất trong mắt thầy cô
8 Đối với thầy cô những trẻ nào cần quan tâm nhiều hơn?
Lứa tuổi đi học mẫu giáo là lứa tuổi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi người Ở giai đoạn này, mỗi trẻ đều có những yêu cầu và khó khăn riêng Trong cuộc sống thường ngày cũng như trong quá trình học tập, mỗi khi trẻ nhỏgặp khó khăn, chúng ta cần ở bên giúp đỡ Vậy, đối với thầy cô, những trẻ nào
cần được quan tâm nhiều hơn?
Câu chuyện thứ nhất
Trong lớp mẫu giáo có một bạn nhỏ cần được quan tâm chăm sóc nhiều hơn, đó là Văn Văn bị b não ở mức độ nhẹ, vì thế trong học tập cũng như trong các hoạt động ngoài trời, con luôn chậm hơn các bạn khác Trong giờ học, con không tập trung, thường rời khỏi vị trí của mình, lúc thì chơi đồ chơi, lúc thì đi vệ sinh, nói chung con tìm rất nhiều lí do để không phải học Trong các hoạt động ngoài trời, con không cùngchơi với các bạn mà chỉ ngồi một mình xem các bạn nô đùa
Câu chuyện thứ hai
Bảo Trân là bạn nhỏ mới chuyển đến sau khai giảng Con là cô bé hoạt bát, thông minh, lanh lợi Trong lớp, con rất hòa đồng với các bạn, còn là cán bộ nhỏ của lớp nữa, các bạn đều rất thích nô đùa cùng con Khi bạn khác gặp khó khăn, Bảo Trân luôn chủ động giúp đỡ Điều duy nhất mà cô giáo phiền lòng là Bảo Trân rất khảnh
ăn, con khăng khăng ăn cơm không chứ nhất định không chịu ăn thức ăn mặc dù đồ
ăn rất ngon
Phân tích
Trong câu chuyện thứ nhất, Văn thiếu tự tin vì chân tay con không linh hoạt, giọng nói không rõ ràng như các bạn khác Đó cũng là nguyên nhân con không tập trung họctập, không chơi cùng các bạn trong lớp Mặc dù cùng trang lứa nhưng Văn học tập,
Trang 13vui chơi kém hơn các bạn Những lúc khó khăn ấy, con thường lựa chọn cách trốn tránh học tập, bỏ qua cơ hội vui chơi cùng các bạn nhỏ khác Vì thế, giáo viên đặc biệtquan tâm giúp đỡ, hi vọng con có thể theo kịp các bạn.
Khảnh ăn là thói quen ăn uống không tốt, thói quen này kéo dài sẽ làm cho cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, không tốt cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ Nếu không ăn rau xanh cơ thể sẽ thiếu vitamin và khoáng chất, không tốt cho da; nếu không ăn thịt
cá, cơ thể sẽ thiếu protein và canxi, ảnh hưởng tới sự phát triển của xương Vì hàm lượng dinh dưỡng trong tinh bột, thịt, cá và các loại rau xanh là không giống nhau nênmỗi bữa cơm cần có các món ăn đa dạng thì cơ thể mới có đủ dinh dưỡng Bảo Trân trong câu chuyện thứ hai rất khảnh ăn, cơ thể sẽ thiếu chất dinh dưỡng, lâu dần sẽ trở nên gầy yếu, có thể gây ra nhiều bệnh khác Vì thế, phụ huynh và giáo viên cần chú ý sửa thói quen không tốt này của con, không thể sao nhãng hoặc để trẻ làm theo ý của các con
Góp ý
Trong lớp mẫu giáo những trẻ khảnh ăn, sức khỏe yếu, mắc bệnh, những trẻ nhút nhát
ít nói, những trẻ có yêu cầu đặc biệt hoặc mẫn cảm với thời tiết, đồ ăn, đều cần sự quan tâm nhiều hơn từ giáo viên Khi trẻ gặp khó khăn hoặc có biểu hiện, yêu cầu gì đặc biệt, phụ huynh nên trực tiếp trao đổi với giáo viên, giáo viên nhất định sẽ chú ý, đảm bảo cho các con phát triển mạnh khỏe
9 Giáo viên thường dùng cách nào để phạt trẻ
Người xưa có câu: “Nhân vô thập toàn”, ở cơ quan hay trường học, người lớn đều có thể mắc những sai lầm ở các mức độ khác nhau huống chi là trẻ nhỏ? Các con có thể phạm một số lỗi nhỏ như không tuân thủ nội quy lớp học, cãi nhau với các bạn khác Bất luận trong học tập hay trong cuộc sống, nếu trẻ nhỏ mắc lỗi thì giáo viên thường phạt các con như thế nào? Trường mẫu giáo thường xảy ra các tình huống sau:
Tình huống 1: Cô giáo đang tổ chức hoạt động vui chơi sôi nổi, các bạn háo hức làm
theo lời chỉ dẫn của cô thì bỗng xuất hiện một trẻ đeo mặt nạ, đó chính là Thiên Bộ dạng của Thiên làm cho các trẻ khác cười phá lên Con còn nghịch ngợm kéo tóc các bạn gái hoặc kéo quần áo của các bạn bên cạnh thế là bọn trẻ đua nhau mách cô giáo
Tình huống 2: Nghị là đứa bé tinh nghịch nhưng rất thông minh, trong các hoạt động
của lớp, con thường xuyên làm ảnh hưởng tới các bạn bên cạnh, chẳng hạn như con tranh nói chuyện, nói leo hoặc ngồi xuống khi cô chưa cho phép Những lúc đó, cô giáo thường ra hiệu bằng ánh mắt hoặc cánh tay để ngăn những biểu hiện tinh nghịch
Trang 14ấy của con nhưng không có bất cứ hiệu quả nào, Nghị vẫn làm ảnh hưởng tới các bạn khác, nhiều lần cắt ngang bài giảng của cô.
Tình huống 3: Trong một hoạt động ngoài trời, các bạn nhỏ vui chơi với nhiều túi cát
có hình dạng khác nhau: có trẻ đội túi cát lên đầu, có trẻ cõng trên lưng hoặc dùng vợtđẩy đi, còn có trẻ đầu đội túi cát đi trên cầu thăng bằng Thấy vậy, Diệu liền chạy về phía cuối hàng chờ đợi đến lượt mình chơi Đến lượt Diệu rồi, con vừa đi được mấy bước túi cát đã rơi xuống đất, con nhặt lên tiếp tục đi, sau vài lần không được cuối cùng con đã bỏ cuộc, niềm hứng khởi ban đầu cũng tan biến mất Trong thời gian còn lại của hoạt động, cô giáo phát hiện Diệu và Nhiên ôm túi cát chạy vòng quanh sân trường, vừa chạy vừa hét: “Nhanh lên nào, nhanh lên nào, tớ đuổi kịp bạn rồi!”, các con còn liên tục chạy va vào các bạn khác nữa
(2) Khi trẻ vi phạm nội quy lớp học, giáo viên thường phạt trẻ đứng một lát hoặc tranhthủ thời gian chơi của trẻ để nói chuyện với các bé Giáo viên sẽ chỉ rõ cho trẻ thấy rằng vi phạm nội quy lớp học là một việc rất không tốt
(3) Đối với những trẻ thích nô đùa, đuổi bắt trong các hoạt động ngoài trời, giáo viên thường phạt trẻ bằng cách yêu cầu các bé dừng trò chơi, quay về lớp học nghỉ ngơi
Trang 15(4)Đối với những trẻ tinh nghịch hơn như những trẻ đẩy bạn, đánh bạn, mắng bạn hay giằng đồ chơi của các bạn giáo viên nên dùng phương pháp "trừng trị lạnh nhạt", không quan tâm tới trẻ trong một thời gian để kiềm chế những hành động quá khích của trẻ Giáo viên cũng có thể để trẻ ở một phòng khác để trẻ suy nghĩ, hối lỗi "Trừngphạt lạnh nhạt" là phương pháp rất nhạy cảm, giáo viên phải hết sức chú ý đảm bảo mình luôn quan sát thấy trẻ, tránh để xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
Khi trẻ mắc lỗi hoặc có những biểu hiện không tốt, giáo viên nên phối hợp với phụ huynh giúp trẻ sửa chữa Trừng phạt hợp lý là cách hiệu quả giúp trẻ tiến bộ Phụ huynh nên hiểu và ủng hộ những phương pháp thích hợp của giáo viên Nếu có góp ý hoặc có những phương pháp hay, phụ huynh nên kịp thời trao đổi với giáo viên để cùng dạy dỗ trẻ thật tốt
10 Nội dung công việc hàng ngày của giáo viên
Trong cuộc sống, mỗi ngành nghề đều có đặc điểm riêng, chẳng hạn như công việc của bác sĩ là khám bệnh, phẫu thuật Rất nhiều người cho rằng, nghề giáo vừa nhàn vừa thoải mái, công việc mỗi ngày chỉ là đến lớp dạy trẻ học tập, tìm hiểu những kiến thức mới Nhưng công việc của giáo viên mầm non khá nhỏ nhặt, tỉ mỉ Do lứa tuổi mẫu giáo còn nhỏ nên giáo viên quan tâm chăm sóc, yêu thương trẻ nhiều hơn
Công việc hàng ngày của giáo viên mầm non cơ bản như sau:
7: 20 Cô giáo đến trường, ân cần nhận trẻ vào lớp, kiểm tra vệ sinh buổi sáng cho trẻ,
tổ chức, hướng dẫn các con tham gia các hoạt động thích hợp Ví dụ, giáo viên hướng dẫn người trực nhật lau và sắp xếp bàn ghế, ghi lại thông tin dự báo thời tiết, bố trí góc tự nhiên; ghi lại tình hình uống thuốc của các bé, tiến hành trao đổi với phụ
huynh Sau khi lớp đã đông đủ, giáo viên mở nhạc, cùng các bé tập bài thể dục buổi sáng
8: 00 Giáo viên cho trẻ ăn sáng, chú ý tới sự thay đổi tâm trạng của các bé, điều chỉnh bữa sáng phù hợp với lứa tuổi và sức ăn của trẻ Giáo viên nên chú ý tạo thói quen ăn uống tốt cho trẻ, quan tâm nhiều hơn tới các bé bị ốm, các bé khảnh ăn, các bé béo phì Sau bữa ăn, giáo viên nhắc trẻ để bát đĩa đúng nơi quy định, nhắc trẻ lau miệng, súc miệng
8: 30 Giáo viên tới từng không gian riêng trong lớp học để hướng dẫn trẻ (ví dụ: không gian đồ chơi búp bê sẽ giúp trẻ bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp, hòa nhập tập thể ); chú ý tới những yêu cầu khác nhau của trẻ, thông qua việc cô trò cùng vui chơi mà có những cách dạy dỗ hiệu quả
Trang 169: 00 Cô giáo mở nhạc, hướng dẫn trẻ sắp xếp lại đồ chơi, đồng thời đưa ra những yêucầu liên quan.
9: 10 Giáo viên đánh giá hoạt động của các bé ở từng không gian riêng, để trẻ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước
9: 20 Giáo viên cùng các bé học bài học buổi sáng
9: 45 Giáo viên cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước, uống sữa; khuyến khích trẻ chủđộng uống nước theo sự thay đổi của thời tiết, nhắc nhở những trẻ hoạt động nhiều uống nhiều nước
10: 00 Giáo viên hướng dẫn trẻ tập các bài thể dục có dụng cụ
10: 25 Trong các hoạt động ngoài trời, các trò chơi tập thể, giáo viên quan tâm tới những yêu cầu khác nhau của trẻ, bồi dưỡng ý thức tự bảo vệ bản thân của trẻ
10: 40 Dạy tiếng Anh cho trẻ
11: 00 Giáo viên cùng các bé chơi trò chơi hoặc kể chuyện
11: 05 Trong lúc chơi trò chơi, giáo viên và trẻ nhỏ cùng nhau giải quyết những vấn
đề xảy ra và sáng tạo trò chơi mới
11: 20 Sau khi vui chơi, giáo viên để trẻ trở về lớp rửa tay Giáo viên cần nhắc trẻ xắn tay áo, rửa tay đúng cách và dừng mọi trò chơi để ăn cơm trưa
11: 30 Giáo viên tổ chức cho trẻ ăn cơm trưa, sửa chữa những lỗi sai của từng trẻ để xây dựng thói quen ăn uống tốt cho các con Giáo viên cần quan tâm nhiều hơn tới những trẻ ốm yếu, những trẻ béo phì; thông qua việc điều chỉnh lượng thức ăn hợp lí
để các con có sức khỏe tốt hơn
12: 00 Sau khi ăn cơm trưa, giáo viên kể chuyện trước giờ ngủ trưa đồng thời hướng dẫn trẻ cởi bớt quần áo khi đi ngủ
14: 25 Giáo viên mở nhạc hoặc chuyện kể để trẻ tỉnh dậy, bồi dưỡng khả năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ, giúp đỡ những trẻ chưa tự lo cho mình được một cách thích hợp đồng thời kiểm tra kĩ công tác vệ sinh buổi chiều
14: 30 Giáo viên cho trẻ ăn nhẹ vào buổi chiều, nhắc trẻ uống nước
14: 45 Giáo viên tổ chức hoạt động ngoài trời, lắng nghe ý kiến của các bé, kết hợp chơi trò chơi với hoạt động thể dục
Trang 1715: 00 Giáo viên cho trẻ chơi các trò chơi yên tĩnh, ổn định tâm trạng trẻ để bước vào giờ học buổi chiều.
15: 10 Giáo viên giảng bài học buổi chiều, căn cứ vào thực tế để giúp đỡ và ủng hộ trẻmột cách thích hợp, khiến trẻ luôn có tâm trạng vui vẻ và hiểu bài
15: 40 Giáo viên để trẻ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước; tổ chức các trò chơi các nhân, trò chơi tập thể cho trẻ
16: 00 Giáo viên để những trẻ khát nước uống nước
16: 20 Hoạt động nhẹ nhàng trước giờ ăn chiều
16: 30 Trẻ ăn bữa chiều
17: 00 Giáo viên nhận xét đánh giá từng trẻ, đồng thời biểu dương khen thưởng những
Giáo viên đôi khi có sai sót, mong các bậc phụ huynh bỏ qua và thông cảm cho các thầy cô
11 Giáo viên chú trọng việc chăm sóc trẻ hay việc truyền đạt kiến thức?
Câu chuyện thứ nhất
Ở một lớp mẫu giáo 5 tuổi, cô giáo vận dụng chủ đề sức khỏe của xương, tổ chức hoạtđộng vẽ tranh “vận động viên nhỏ tuổi” Trong hoạt động hôm đó, cô giáo giới thiệu cho các con những kiến thức về sức khỏe như: “Con bạn nào biết xương là gì không nào?”, “Những món ăn nào có lợi cho sự phát triển của xương, các con có biết
không?” Giáo viên yêu cầu các bé vẽ tranh về vận động viên nhỏ tuổi theo suy nghĩ
Trang 18của bản thân, sau đó để trẻ giới thiệu tên gọi và ý nghĩa bức tranh của mình với cả lớp.Các con đã sôi nổi thảo luận cùng cô giáo những kiến thức liên quan đến xương, đồngthời vẽ tranh về vận động viên nhỏ tuổi mình yêu thích.
Câu chuyện thứ hai
Công việc của một giáo viên cấp dưỡng ở lớp 5 tuổi là: Trước giờ ăn cơm, cô khử trùng tất cả các dụng cụ ăn uống, 10 phút sau dùng nước sạch rửa lại một lần nữa, sắp xếp bàn ghế cho các bé, xuống nhà bếp lấy bát đĩa và hướng dẫn người trực nhật bày bát đĩa ra bàn Đúng giờ ăn, cô xuống bếp mang cơm, thức ăn, canh lên Sau đó cô chia đồ ăn cho các bé, cô chú ý quan tâm đến các bé ốm yếu, các bé béo phì và những
bé khảnh ăn
Phân tích
Trường mẫu giáo cần kết hợp chặt chẽ việc dạy dỗ và chăm sóc trẻ, vừa bảo vệ chăm
lo sức khỏe cho các bé vừa giúp các bé phát triển về tâm lý, trí tuệ Coi trọng cả hai công tác trên là việc rất quan trọng bởi chăm sóc sức khỏe và truyền đạt kiến thức đều
là phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của trẻ
Trong trường mẫu giáo, công việc của giáo viên dạy học và giáo viên cấp dưỡng là không giống nhau Giáo viên dạy học có trách nhiệm truyền đạt kiến thức, kĩ năng chocác bé, việc chăm sóc là nhiệm vụ thứ yếu; trong khi đó, nhiệm vụ chính của giáo viêncấp dưỡng là chăm lo cuộc sống sinh hoạt của trẻ Giáo viên dạy học và giáo viên cấp dưỡng cần phối hợp chặt chẽ với nhau, hoàn thành tốt nhiệm vụ để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh
Giáo viên căn cứ vào nội dung học tập, thiết kế bài giảng phù hợp với lứa tuổi và sở thích của trẻ, truyền đạt kiến thức cho các bé đồng thời giúp các con hiểu sâu hơn về cuộc sống xung quanh Trong câu chuyện thứ nhất, mặc dù chỉ là một giờ vẽ tranh nhưng hoạt động đó đã kết hợp rất nhiều lĩnh vực Chẳng hạn, khi kết hợp các lĩnh vực mĩ thuật với sức khỏe và ngôn ngữ, giáo viên không chỉ bồi dưỡng năng lực vẽ tranh cho trẻ mà còn giúp các con hiểu thêm về sức khỏe, phát triển khả năng biểu đạt ngôn ngữ
Ngoài việc truyền đạt kiến thức cho trẻ, giáo viên còn điều chỉnh những hành vi không tốt bằng cách kể cho các bé những câu chuyện như “Cùng con rèn luyện thói quen tốt”, “Con rất lễ phép” hoặc hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi Nội dunggiáo dục trong bài hát, câu chuyện sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt trong cuộc sống
Trang 19Giáo viên cấp dưỡng tận tình chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho các bé, chú ý tâm trạng, cảm xúc của từng bé và cả những chi tiết nhỏ nhặt hàng ngày để có thể mang đến cho trẻ một môi trường học tập thoải mái, đảm bảo vệ sinh Giáo viên cấp dưỡng cần làm tốt công tác giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, quản lí tốt hoạt động mỗi ngày của trẻ, phối hợp với y tá để trẻ luôn khỏe mạnh.
Khi trẻ muốn đi vệ sinh, giáo viên cấp dưỡng đưa các bé đi, nhắc các bé chú ý những việc khi đi vệ sinh Khi trời nóng, cô nhắc các bé uống nhiều nước; khi trời trở lạnh, nhắc các bé mặc thêm quần áo để phòng cảm lạnh Thông qua các hoạt động ngoài trời, cô giúp trẻ tập thể dục nhiều hơn, tăng cường sức khỏe, vì thế mà các cháu rất ít khi bị ốm Với những hoạt động chơi mà học, giáo viên giới thiệu những kiến thức và
kĩ năng đơn giản tự chăm sóc bản thân như: sơ cứu khi bị thương, bị chảy máu mũi; nên nghỉ ngơi khi ra mồ hôi quá nhiều Từ đó, trẻ sẽ được nâng cao kiến thức an toàn
để tự bảo vệ mình
Việc kết hợp chặt chẽ giữa dạy dỗ và chăm sóc trẻ sẽ tạo điều kiện tốt để các bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ Giáo viên tận tụy chăm lo cho từng bé, sắp xếp hoạt động hàng ngày một cách khoa học, hợp lí sẽ giúp trẻ dần hình thành lối sống văn minh, phát triển khỏe mạnh và vui vẻ Ở mỗi lớp học, giáo viên
sẽ có nội dung truyền đạt kiến thức và chăm sóc các bé khác nhau
Góp ý
Từ trang phục chúng ta có thể phân biệt giáo viên dạy học và giáo viên cấp dưỡng Thông thường, giáo viên cấp dưỡng sẽ đeo tạp dề, đội mũ Buổi sớm, các cô đến lớp dọn dẹp vệ sinh và chuẩn bị bữa sáng cho trẻ Còn giáo viên dạy học sẽ đón nhận trẻ, kiểm tra vệ sinh buổi sáng cho các bé Một số trường mẫu giáo có hoạt động tập thể dục buổi sớm, giáo viên hướng dẫn trẻ tập luyện, rửa tay, chơi một số trò chơi nhẹ nhàng trước giờ ăn sáng Phụ huynh có thể trao đổi với giáo viên dạy học hoặc giáo viên cấp dưỡng về nhiều vấn đề khác nhau
Trang 20Cô giáo Ly được rất nhiều trẻ yêu quý Thời gian tập thể dục buổi sáng, hầu hết các béđều đến lớp đúng giờ, cùng cô giáo chạy bộ, chơi trò chơi, các bé còn say sưa tập luyện nhiều động tác Một hôm, Mai đến trường muộn, trên đường đi con liên tục thúcgiục mẹ: “Nhanh lên mẹ, con đến muộn mất rồi Cô giáo bảo bạn nào 5 ngày liên tiếp đến tập thể dục buổi sáng thì đến cuối tuần cô sẽ phát phần thưởng đó mẹ ạ!” Mẹ Mai
vô cùng vui mừng: “Thì ra cô giáo làm vậy để khuyến khích trẻ đến lớp đúng giờ, thảo nào mà Mai không còn đi học muộn nữa” Năm học mới đã bắt đầu được hai tháng, phụ huynh đều cảm thấy cô Ly rất có trách nhiệm, rất tâm huyết với nghề Các
bé không những yêu quý cô giáo mà còn rất nghe lời cô nữa Mẹ Mai nhận thấy cô Ly
là một cô giáo tốt
Một buổi chiều đi đón trẻ, rất nhiều phụ huynh lo lắng: “Hôm nay, trường mẫu giáo tổchức tiêm phòng cho trẻ, không biết các bé sẽ vượt qua như thế nào?”, có phụ huynh nói: “Bọn trẻ ngày một lớn khôn, đây cũng là dịp để trẻ rèn luyện, không có cha mẹ bên cạnh chắc bọn trẻ sẽ không khóc đâu!”, phụ huynh khác thì nói: “Cô Ly nhất định
sẽ có cách hay, mọi người cứ yên tâm!” Quả nhiên, sau khi tiêm xong, mỗi bé đều có biểu tượng “em bé dũng cảm” dán trước ngực Ông nội của Đông hỏi: “Các cháu đều rất dũng cảm sao?” Bọn trẻ tranh nhau trả lời: “Cô giáo cháu nói, tiêm sẽ không bị
ốm nữa Cô còn nói, khi tiêm sẽ hơi đau một chút nhưng bạn nào ngoan không khóc thì sẽ nhận được biểu tượng “em bé dũng cảm” Chúng cháu đều không khóc để trở thành 'em bé dũng cảm'”, bọn trẻ vừa nói vừa vỗ tay vào ngực đầy tự hào
Cuối tuần, các phụ huynh đều nhận được thông báo: “Khuyến khích mỗi em nhỏ quyên góp một quyển sách và một đồ chơi để ủng hộ các bạn nhỏ ở trường mẫu giáo miền núi Tây Bắc còn nhiều khó khăn, để các bé nơi đó cảm nhận được ấm áp từ khắpmọi miền đất nước” Bọn trẻ nói: “Đất nước ta còn nghèo, có nhiều bạn nhỏ không có tiền mua sách và đồ chơi Chúng cháu mong muốn góp sách và đồ chơi gửi cho các bạn ấy” Cô giáo sẽ lấy tên cả lớp gửi những món quà này tới các em nhỏ vùng núi Tây Bắc xa xôi
Phân tích
Do hoàn cảnh gia đình, kinh nghiệm bản thân, trình độ chuyên môn mà giáo viên ở những độ tuổi khác nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau về nghề giáo Nhìn chung, cùng với thời gian gắn bó với nghề nhiều, giáo viên sẽ càng gần gũi với trẻ hơn, hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa công việc của mình; giáo viên cũng ngày càng tâm huyết với nghề, coi việc dạy dỗ trẻ là một phần cuộc sống của mình Việc giáo viên yêu nghề hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự trưởng thành của trẻ Khi yêu thích công việc,giáo viên sẽ nâng cao tư tưởng tình cảm và phẩm chất đạo đức của mình, từ đó mà phát huy tốt nhất tính tích cực và tính sáng tạo Phương pháp dạy dỗ và những cử chỉ của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành những phẩm chất tốt cũng như
kĩ năng giao tiếp của trẻ với các bạn xung quanh
Trang 21Những phẩm chất của một cô giáo tốt không phải là vốn có cũng không phải là tự phát, mà nó được hình thành trong thực tế cuộc sống xã hội Những phẩm ấy sẽ ảnh hưởng tới nhận thức của trẻ về cả thế giới Vì vậy, phụ huynh rất mong muốn con mình gặp được cô giáo tốt, đồng thời giáo viên cũng mong muốn phụ huynh có
thể thấu hiểu cho công việc của mình
13 Ưu điểm của giáo viên nghiêm khắc
có phụ huynh lại cho rằng cô không cần quá nghiêm khắc như vậy, các bé chỉ mới mấy tuổi, quá nghiêm khắc sẽ làm mất đi sự ngây thơ, hồn nhiên vốn có của trẻ thơ Nhưng sau một thời gian, vì tuân theo các quy định của cô giáo mà các bé luôn đến tập thể dục đúng giờ, các động tác cũng rất chính xác và đẹp mắt Trong khi ở các lớp khác, các bé đến không đúng giờ, khi tập luyện các bé cũng thiếu đi một số quy tắc nhất định nên xếp hàng khá phân tán, lỏng lẻo Nhiều phụ huynh bắt đầu thấy may mắn khi con mình được nuôi dạy bởi một cô giáo có tinh thần trách nhiệm cao như vậy
Vì muốn phụ huynh hiểu về các không gian vui chơi trong lớp học mà mỗi tuần cô Trinh đều tranh thủ thời gian tan học tổ chức hoạt động cho các bé và phụ huynh cùngtham gia Trước tiên, cô cùng các bé thu gom những tài liệu cũ, chuẩn bị giấy màu, hồdán
Cô tự mình dùng vỏ hộp sữa gắn kết thành một ngôi nhà Sau đó cô khuyến khích các
bé cùng suy nghĩ, sáng tạo ra nhiều đồ chơi từ những vật liệu cũ
Lúc đầu, phụ huynh chưa thực sự hiểu tại sao cô giáo làm vậy, nhưng chỉ một thời gian sau, phụ huynh nhận thấy sự thay đổi ở con mình Nam nói: “Bà nội rửa sạch vỏ hộp sữa cho cháu, cháu có thể làm thành một ngôi nhà đó!” Khi Đông đi ăn nhà hàng cùng bố mẹ, con mang vỏ sò về nhà rửa sạch, nói là muốn mang tới lớp, bởi ở góc mỹ thuật, con có thể tạo ra những con sò nhiều sắc màu Liên cùng mẹ cắt được nhiều con
cá đầy sắc màu từ những phong bì thư, em mang đến lớp để cô và các bạn cùng xem,
từ đó ai cũng có thêm nhiều ý tưởng
Trang 22Bọn trẻ dần dần thích quan sát các sự vật, học được cách thu gom tài liệu để học tập hoặc sáng tạo trò chơi Những nỗ lực của cô Trinh cũng được đền đáp: bọn trẻ yêu quý cô, phụ huynh khâm phục cô.
Phụ huynh đều mong muốn giáo viên nghiêm khắc một chút, tâm huyết với nghề để con trẻ có thể nhận được sự dạy dỗ tốt nhất Những cô giáo nghiêm khắc sẽ có yêu cầu cao, họ không chỉ tỉ mỉ trong công việc mà còn tích cực học hỏi, nghiên cứu để nâng cao chuyên môn
14 Ưu điểm của giáo viên hiền dịu
Câu chuyện
Mỗi lần đón trẻ, cô Dương đều rất ân cần, hiền dịu; cô nhẹ nhàng hỏi thăm các bé, nhiều khi cô còn chủ động trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, vui chơi của trẻ trên lớp Mỗi lần gặp cô, có bé sà vào lòng cô, có bé vuốt nhẹ bàn tay cô, còn có béđùa nghịch cùng cô nữa Nhìn thấy bọn trẻ yêu quý cô giáo như vậy, phụ huynh đều rất yên tâm
Trong giờ tập thể dục buổi sáng, mẹ của Vũ nhận thấy trong lớp của cô Ly, các bé xếphàng rất ngay ngắn, trật tự thực hiện các động tác; nhưng trong lớp của cô Dương, các
bé tập không chăm chỉ, vừa tập vừa nói chuyện Cô Dương nhắc: “Các con không được nói chuyện, chăm chỉ tập luyện nào!” Nhưng những cậu bé tinh nghịch vẫn không nghe lời, tiếp tục nô đùa Mẹ Vũ và một số phụ huynh khác xem các bé luyện tập mà thấy không hài lòng lắm
Bà nội của Tây nói, cô Dương là một cô giáo giỏi, cô gần gũi, dịu dàng và rất nhẫn nạivới trẻ, cô không hề lớn tiếng ngay cả khi phê bình các bé Còn cô Ly quá nghiêm khắc với trẻ, các bé mới chưa đầy 6 tuổi, không cần thiết phải yêu cầu các bé như những chú bộ đội nhỏ tuổi! Mẹ Vũ nghe vậy vẫn không thật sự đồng tình
Mẹ Vũ còn nhớ buổi học lần trước, hai cô giáo mỗi người lên lớp một tiết Cô Ly lên lớp tiết âm nhạc, bọn trẻ hoạt bát đáng yêu vừa hát vừa múa, mẹ Vũ vỗ tay cổ động không ngừng; đến giờ kể chuyện của cô Dương, cô xem tranh kể chuyện “Nhổ củ
Trang 23cải” Cô luôn nhẹ nhàng, gần gũi, giọng nói ấm áp, truyền cảm Lúc đầu bọn trẻ rất trật tự nghe cô kể, nhưng không đầy 10 phút sau, các bé không còn ngoan ngoãn nữa, Đông vừa mới kể chuyện, Bảo Ngọc đã vội vàng muốn kể, có bé muốn đi vệ sinh, có
bé muốn uống nước khung cảnh chẳng giống lớp học tẹo nào! Làm sao các bé có thểkhông tuân thủ nội quy lớp học như vậy? Cô Dương không hề tức giận, cô đáp ứng tất
cả yêu cầu của các bé rồi tiếp tục giảng bài Mẹ Vũ và một số phụ huynh khác vẫn có đôi chút lo lắng, cô giáo quá hiền nên bọn trẻ không sợ, không nghe lời cô, như
vậy sao được? Bọn trẻ không ngoan thì làm sao có thể học tốt được?
Phân tích
Phụ huynh mong muốn giáo viên vừa dịu dàng vừa nghiêm khắc với trẻ, các bé vừa
sợ vừa yêu quý và nghe lời cô, như vậy các bé đều hoạt bát đáng yêu đồng thời hiểu được nội quy lớp học Cô Dương quá hiền, thiếu nghiêm khắc với trẻ nên các bé trở nên nghịch ngợm, thiếu lễ phép, các bé sẽ tiến bộ rất chậm
Có nhiều giáo viên quá dịu dàng, không bao giờ lớn tiếng dạy dỗ trẻ sẽ không giúp trẻtrưởng thành đúng hướng Với những trẻ chưa hiểu chuyện, giáo viên cần nâng cao trách nhiệm dạy dỗ Khi trao đổi với phụ huynh, những giáo viên quá hiền sẽ không dám đưa ra nhiều yêu cầu vì sợ phụ huynh không vui, cũng không trực tiếp phản ánh những biểu hiện không tốt của trẻ trên lớp Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc triển khai nội dung bài giảng, cũng có thể dẫn đến hiểu lầm đáng tiếc
15 Mức lương của giáo viên mầm non
Câu chuyện
Phương đi mẫu giáo được không lâu, thì mẹ nghe nói giáo viên cấp dưỡng của lớp -
cô Lý chỉ là giáo viên hợp đồng, lương của cô có thể chỉ khoảng 3 triệu đồng Lương của cô thấp như vậy có nên nói với cô chuyện Phương hay tè dầm không nhỉ? Liệu cô
có chăm lo chuyện đi vệ sinh của bé không? Nếu cho cô biết, sợ cô nghĩ phụ huynh nhiều chuyện, gây nhiều phiền phức cho giáo viên
Phương rất nhút nhát, trên lớp em muốn đi vệ sinh nhưng không dám nói với cô, cuối cùng em đã tè dầm ra quần Cô Lý thay quần cho em, nhẹ nhàng nói: “Lần sau con nhớ đi vệ sinh trước khi vào học nhé, nếu quên con cũng không nên nhịn mà phải đi
vệ sinh ngay nhé!”, Phương khẽ gật đầu Cô Lý giặt sạch, phơi khô quần cho bé Khi tan học, cô nói với mẹ Phương: “Phương không may tè dầm, tôi đã giặt khô quần cho cháu rồi” Cô không nói nhiều nhưng mẹ Phương cảm nhận được sự quan tâm con trẻ của cô giáo
Trang 24Sau khi ngủ trưa, các bé thức dậy mặc quần áo Cô Lý thấy Phương có vẻ không thoảimái, vội đến gần thì phát hiện con lại tè dầm Cô đặt con ngồi lên ghế, vội vã đi lấy quần thay cho con Cô còn nhẹ nhàng bảo con: “Nếu không kịp nói với cô giáo con cóthể tự đi vệ sinh Nếu để quần ướt con mặc sẽ thấy rất khó chịu đúng không nào?”
“Vâng ạ!”– Phương gật đầu và nói
Sau khi biết Phương hay tè dầm, cô luôn chú ý thời gian nhắc con đi vệ sinh Ví dụ: sau khi uống nước 15 phút cô nhắc con đi vệ sinh, thời tiết mát mẻ nên đi vệ sinh nhiều hơn, trước và sau khi ngủ trưa đều phải đi vệ sinh Cô Lý tỉ mỉ chỉ cho mẹ Phương từng biện pháp, người mẹ vô cùng cảm động: “Không ngờ một cô giáo hợp đồng lương không cao như cô Lý lại có lòng tận tụy đến vậy.”
Phân tích
Trong cuộc sống hiện đại, dù là giáo viên chính thức hay giáo viên hợp đồng thì mức lương và trợ cấp phúc lợi của giáo viên mầm non đều không cao Có phụ huynh cho rằng, giáo viên có lương cao sẽ đối tốt với trẻ; giáo viên lương không cao sẽ không tận tụy với công việc, cũng sẽ không nhẫn nại với trẻ
Cuộc sống hiện nay, mỗi ngành nghề đều chú ý tới vấn đề tiền lương, giáo viên mầm non cũng vậy Nghề giáo yêu cầu mỗi giáo viên phải có đạo đức nghề nghiệp nhất định, nếu đã chọn nghề giáo thì không nên để vấn đề tiền lương ảnh hưởng tới công việc Hàng ngày, tiếp xúc với những đứa trẻ hoạt bát đáng yêu, nên giáo viên càng tâm huyết với nghề, hoàn thành tốt công tác giảng dạy để trẻ tiến bộ, phụ huynh yên tâm Là cô nuôi dạy trẻ, tất cả giáo viên đều không sợ bẩn, không sợ mệt Với tinh thần cống hiến hết mình, các cô luôn tận tụy chăm sóc từng trẻ
Vì vậy, phụ huynh có thể yên tâm trao đổi với từng giáo viên để hiểu và cùng phối hợp dạy dỗ trẻ Thông qua nhiều hình thức như họp phụ huynh, sổ liên lạc, gọi điện thoại giáo viên thông báo với phụ huynh tình hình hiện tại của trẻ, giới thiệu cho phụ huynh về phương pháp, yêu cầu cần đạt trong việc học của các bé Trên cơ sở những hiểu biết đó, phụ huynh sẽ tích cực phối hợp với giáo viên Đồng thời, giáo viên cũng có thể kịp thời nắm được những yêu cầu của phụ huynh, tận tâm chăm lo cho cuộc sống sinh hoạt và học tập của trẻ Nếu nhận được sự ủng hộ của phụ huynh, giáo viên sẽ hoàn thành công tác một cách thuận lợi hơn
Mặc dù có quan tâm tới vấn đề tiền lương nhưng giáo viên sẽ không để việc đó ảnh hưởng tới mỗi giờ lên lớp Giáo viên và phụ huynh nên hiểu rõ điều này để cùng nhau dạy dỗ trẻ thật tốt
16 Giáo viên có mong muốn phụ huynh chủ động hay không?
Trang 25Câu chuyện thứ nhất
Mỗi khi ngủ trưa ở lớp, Đăng thường hay tè dầm, bà ngoại Đăng nói với cô giáo: “Khi
ăn trưa cô chú ý cho cháu uống ít canh, trước khi ngủ trưa nhắc cháu đi vệ sinh, như thế sẽ tốt hơn” Ba cô giáo phụ trách lớp luôn nhắc Đăng uống ít canh, chú ý đi vệ sinh nhưng bé vẫn không có biến chuyển gì Cô giáo cũng rất khó nghĩ, Đăng ngủ rất say, cô không nỡ đánh thức bé dậy đi vệ sinh, một vài lần sau khi đi vệ sinh bé không
tè dầm nữa nhưng bé lại không thể tiếp tục ngủ trưa Điều này thực là khó khăn Về mặt sinh lí, Đăng đã 4 tuổi, khi bé hay tè dầm thì nên đưa bé đi khám bác sĩ, kiểm tra
hệ bài tiết có vấn đề gì hay không Nghe lời khuyên của cô giáo, phụ huynh đưa bé đi khám, sau khi điều trị một thời gian bé không còn thường xuyên tè dầm nữa
Câu chuyện thứ hai
Lan đi mẫu giáo đã được một tuần nhưng mỗi khi tới giờ uống sữa bé đều không chịu uống Cô giáo đã dùng rất nhiều cách như dỗ dành, kể chuyện cho bé nghe nhưng đều không có hiệu quả Cô giáo không hiểu lí do tại sao nên đem chuyện này trao đổi với phụ huynh Bà nội Lan nói: “Lúc nhỏ Lan có uống sữa nhưng đến khi 2 tuổi thì khôngbiết tại sao cháu không uống nữa Tôi mong muốn khi cháu đến mẫu giáo cô sẽ có cách để cháu thích uống sữa, cô cũng biết sữa rất nhiều dinh dưỡng mà” Cô giáo đã hiểu tình trạng của bé, hiểu được mong muốn của phụ huynh và cả tâm lí trẻ nữa Từ
đó, mỗi lần tới giờ uống sữa, cô đều để Lan mang sữa cho các bạn uống, khi ấy cô giáo thường nói: “Lan vất vả quá! Con lại đây uống chút sữa đi nào, ngày mai con lại giúp các bạn nhé!” Nghe vậy Lan thấy rất vui vẻ và thích thú Cô rót một chút sữa cho Lan uống, cứ thế mỗi lần lượng sữa bé uống cũng nhiều lên Chỉ một thời gian sau bé uống sữa bình thường như bao trẻ khác
Giáo viên hiểu được đặc điểm tâm lí, lứa tuổi của trẻ lại có chuyên môn về bồi dưỡng
và xây dựng thói quen tốt cho trẻ nên có thể đưa ra những ý kiến và phương pháp hay cho phụ huynh Mục đích cuối cùng là đồng nhất phương pháp dạy trẻ để các bé phát triển thật tốt Vì thế, giáo viên hi vọng phụ huynh chủ động trao đổi, đồng thời giáo viên cũng sẽ chủ động thông báo tình hình của trẻ trên lớp để phụ huynh nắm được.Khi tiến hành trao đổi, giáo viên và phụ huynh cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôntrọng lẫn nhau, cùng nỗ lực và có trách nhiệm dạy dỗ trẻ
Trang 26Để dạy trẻ ở nhà một cách tốt nhất, trước tiên phụ huynh cần hiểu được nội dung giáo dục ở trường, tích cực trao đổi với giáo viên, đáp ứng những yêu cầu của cô giáo Đồng thời, phụ huynh nên thường xuyên tham gia các hoạt động dành cho phụ huynh
ở trường, nắm được những biểu hiện ở trường của con cũng như khả năng tiếp nhận kiến thức của bé Phụ huynh căn cứ vào đó để sắp xếp, điều chỉnh phương pháp dạy trẻ ở nhà Ngoài ra, phụ huynh cũng cần chú ý học hỏi, nâng cao kĩ năng dạy trẻ, đảm bảo cho việc kết hợp gữa giáo dục nhà trường và gia đình đạt hiệu quả
Việc trao đổi sẽ kết hợp chặt chẽ giáo dục gia đình và nhà trường, mỗi bên có những
ưu điểm riêng, chỉ khi giữa giáo viên và phụ huynh có sự phối hợp chặt chẽ thì việc dạy trẻ mới thực sự có hiệu quả tốt nhất
17 Giáo viên chắc chắn có phương pháp dạy tốt đúng không?
Mẹ vô cùng giận dữ, không cho bé chơi súng nữa Đông lớn tiếng gào khóc: “Mẹ trả súng cho con, trả súng cho con” Bé khóc nhiều quá khiến mẹ không đành lòng, trả súng cho bé rồi nhắc nhở: “Con không được chơi trong phòng ngủ, không được làm ướt quần áo đó!”
Một hôm, mẹ đang giặt quần áo, Đông chơi một mình trong phòng Một lúc sau mẹ nhìn vào phòng thì thấy bé đã lôi tất cả đồ chơi trong tủ ra, bày bừa khắp phòng Thấy
mẹ bước vào nên bé vội khép cửa lại, cho dù mẹ gọi thế nào bé cũng không mở cửa
Mẹ kể cho cô Ly nghe những chuyện đó với mong muốn cô có thể giúp đỡ “Cô xem, sao Đông lại không nghe lời như vậy?”- người mẹ chau mày nói Cô Ly rất hiểu tâm lítrẻ nhỏ lại vô cùng nhẫn nại chỉ bảo các bé Cô giáo kiên nhẫn phân tích cho mẹ Đônghiểu: Mỗi trẻ có một tính cách khác nhau, không trẻ nào giống trẻ nào Thực ra, trẻ tinh nghịch, hay gây chuyện là do đặc điểm lứa tuổi Trẻ hiếu kì với nhiều sự vật nên muốn tìm hiểu, thử nghiệm nhiều cách chơi khác nhau Trong tình huống như vậy, nếu phụ huynh trách mắng thì sẽ làm tổn thương tới tính hiếu kì và nhu cầu tìm hiểu kiến thức của trẻ Phụ huynh nên tạo cho trẻ một không gian thoải mái để bé tự khám phá nhưng đồng thời cũng cần dạy trẻ việc gì có thể làm, việc gì không thể làm
Phân tích
Trang 27Phụ huynh luôn tin rằng giáo viên có kiến thức chuyên môn và hiểu tâm lí trẻ nhỏ, vớinhững trẻ tinh nghịch và cá biệt, giáo viên nhất định có phương pháp dạy hiệu quả hơn phụ huynh Khi trẻ quá hiếu động hoặc khi có vấn đề khó khăn gì, phụ huynh nên trao đổi với giáo viên để được giúp đỡ.
Nhưng có phải giáo viên lúc nào cũng có phương pháp dạy tốt hơn không? Thực ra cũng không nhất định Một giáo viên xuất sắc sẽ có rất nhiều phương pháp hay Cô cókinh nghiệm phân tích những biểu hiện của trẻ, tỉ mỉ tìm hiểu những mong muốn, yêu cầu của trẻ đồng thời cô cũng hiểu rất rõ sự hiếu kì, đam mê khám phá ở trẻ Nếu không biết phân tích, tìm hiểu, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm thì giáo viên chưa chắc
đã có cách dạy tốt Xã hội ngày càng phát triển, phụ huynh có thể thông qua nhiều conđường khác nhau học hỏi nội dung và phương pháp dạy trẻ
Để dạy dỗ trẻ thật tốt, phụ huynh và giáo viên cần hiểu tâm lí trẻ, áp dụng những phương pháp hiệu quả Cùng với đó, giáo viên và phụ huynh cần dạy trẻ những kiến thức phù hợp, căn cứ vào tính cách từng trẻ để lựa chọn những cách dạy khác nhau
Có như vậy, trẻ mới phát triển khỏe mạnh, trở thành những bông hoa đẹp trong cuộc sống
Chương 2: Hiểu về con trẻ
Từ 3 đến 6 tuổi, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể trẻ không ngừng phát triển; các
bé hoạt bát, hiếu động, thích bắt chước, sự tập trung của bé dễ thay đổi, hành vi rất dễ
bị tâm trạng chi phối Vì thế, người lớn cần có những ngôn ngữ và cử chỉ mẫu mực với trẻ, coi việc đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh là nhiệm vụ hàng đầu Khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, phụ huynh và giáo viên nên chú ý chọn những trò chơi phùhợp, tránh để trẻ nô đùa quá mệt
Mỗi trẻ là một cá thể độc lập, do môi trường sống khác nhau mà mỗi trẻ có những tínhcách khác nhau: có trẻ có lòng tự trọng rất lớn, có trẻ rất dễ tính, cũng có trẻ rất tự lập Vì thế, người lớn nên tôn trọng tính cách riêng của các bé; giao lưu, đối xử côngbằng với các bé; đáp ứng những yêu cầu hợp lí của trẻ Trong quá trình trưởng thành của trẻ, người lớn nên giúp đỡ các bé một cách hợp lí nhất, chỉ có như vậy mới khiến trẻ vui vẻ và khỏe mạnh lớn khôn
18 Đặc điểm thể chất của trẻ
Một cơ thể khỏe mạnh là khởi đầu tốt đẹp cho cuộc sống của mỗi trẻ, việc luyện tập
để có thể chất tốt từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng Bất kể một hoạt động luyện tập nào cũng đều cần tuân theo quy luật phát triển của trẻ nhỏ, trước tiên cần nắm vững các giai đoạn phát triển ở trẻ Thông thường, trình tự phát triển các động tác ở
Trang 28trẻ là: các tư thế, các động tác cơ bản, các động tác tinh tế, các kĩ năng khác Sự phát triển của mỗi giai đoạn sẽ là cơ sở vững chắc cho giai đoạn sau Chỉ khi có cơ sở vữngchắc, thể chất của trẻ mới có thể dần được nâng cao Do đó, phụ huynh nên chú trọng phát triển các tư thế và động tác cơ bản cho trẻ, quan tâm số lượng hơn chất lượng; đảm bảo thời gian và mức độ luyện tập hợp lí, không nên yêu cầu trẻ thực hiện các động tác quá khó, chỉ cần đạt mục tiêu tăng cường sức khỏe cho trẻ, để cơ thể trẻ phát triển toàn diện là được Dưới đây là những tiêu chí phát triển thể chất cho trẻ ở nhiều giai đoạn.
Tiêu chí phát triển thể chất cho trẻ 2,5 đến 3 tuổi
Các động tác:
Giúp trẻ luyện các động tác cơ bản như đi, chạy, nhảy, leo trèo
Dạy trẻ vẽ tranh, gấp giấy Ví dụ: học vẽ người, ngôi nhà, cây cối, mặt trời, sông núi Dạy trẻ điều khiển xe ba bánh của trẻ
Thích ứng với môi trường xung quanh:
Dạy trẻ vẽ hình tròn theo mẫu
Dạy trẻ nhận biết hình tròn
Dạy trẻ phân biệt từ 3 đến 4 màu sắc khác nhau
Dạy trẻ rửa tay, lau tay, cài cúc áo, đi giày, tất
Khuyến khích trẻ giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà
Tiêu chí phát triển thể chất cho trẻ từ 3 đến 3,5 tuổi
Các động tác:
Dạy trẻ đứng bằng một chân trong khoảng 3 giây mà không dựa vào đồ vật khác, luyện tập đổi đều hai chân
Luyện tập nhảy xa hoặc nhảy cao
Thường xuyên luyện tung bóng, ném bóng
Trang 29iếp tục phát triển các động tác đòi hỏi kĩ năng của tay, kết hợp linh hoạt vận động của tay và mắt như: xuyên vòng, nặn hình
Thích ứng với môi trường xung quanh:
Dạy trẻ nhận biết các hình khối: hình tròn, hình vuông, hình tam giác
Luyện tập vẽ hình vuông
Dạy trẻ nhận biết 4 màu sắc khác nhau trở lên
Dạy trẻ dùng ngón tay đếm đồ vật (kẹo bánh chẳng hạn), cố gắng đếm từ 7 đến 10
ắt đầu dạy trẻ đánh răng
Khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi tập thể
Tiêu chí phát triển thể chất cho trẻ từ 3,5 đến 4 tuổi
Các động tác:
Luyện tập đứng một chân từ 3 đến 6 giây, thay đổi hai chân thường xuyên
Luyện nhảy xa khoảng 0,3m
Để trẻ luyện tung bóng, liên tiếp khoảng 10 lần
Dạy trẻ nâng cao cánh tay ném bóng, cố ném xa từ 2 đến 3m
Dạy trẻ học cách sử dụng dao, kéo, luyện tập cắt giấy
Thích ứng với môi trường xung quanh:
Để trẻ luyện tập phân biệt các bức hình có màu sắc, kích cỡ khác nhau
Dạy trẻ lắp ghép hình từ những hình khối cho sẵn, gợi ý để trẻ lắp ghép các hình khối theo sáng tạo của trẻ
Dạy trẻ hiểu các khái niệm cao - thấp, dài - ngắn, nhiều - ít, nặng - nhẹ từ những sự vật thực tế Ví dụ: Con voi và con chuột thì con nào nặng hơn? Một quả táo và ba quả táo thì bên nào nhiều hơn?
Tiêu chí phát triển thể chất cho trẻ từ 4 đến 4,5 tuổi
Trang 30Các động tác:
Để trẻ đứng bằng một chân từ 5 đến 8 giây mà không dựa vào bất cứ đồ vật nào, luyệntập thay đổi hai chân
Luyện tập nhảy bằng một chân, mỗi chân nhảy liên tiếp 4 lần trở lên
Luyện tung bóng liên tiếp 20 lần
Dạy trẻ đi trên cầu thăng bằng (có thể vẽ hai đường thẳng song song để thay thế), luyện khả năng cân bằng của trẻ
Thích ứng với môi trường xung quanh:
Học vẽ tranh thiếu nhi như vẽ mặt trời, ngôi nhà, cây cối, cầu vồng, máy bay, em bé Bắt đầu học tô màu
Luyện dùng ngón tay đếm đồ vật đến 20, đồng thời biết sắp xếp số từ bé đến lớn
Dùng đồ vật để thực hiện phép cộng từ 5 trở xuống, ví dụ: “Trong lồng có 3 con gà, thả thêm 2 con nữa, hỏi có tất cả bao nhiêu con?”
Khuyến khích trẻ đi qua cầu thăng bằng dài 2m
Có thể tung bóng liên tiếp từ 30 đến 50 lần
Phát triển các thao tác tinh tế của trẻ như nặn con vật, gấp con chim, con ếch
Thích ứng với môi trường xung quanh:
Gợi ý trẻ tự vẽ tranh, bồi dưỡng sức sáng tạo cho trẻ, chú ý luyện tô màu
Trang 31Dạy trẻ nhận biết bên trái, bên phải, đồng thời thông qua việc yêu cầu trẻ “Dùng tay trái chỉ mắt phải, dùng tay phải chỉ tai trái” để luyện tập khả năng phản ứng của trẻ.
Học cách trừ các sự vật dưới 5, ví dụ: “Con có 5 cây bút chì, con dùng hết 2 cây, hỏi còn lại mấy cây?”
Luyện tập cho trẻ mặc, cởi quần áo
Luyện tập cho trẻ tự rửa mặt, rửa tay chân
Tiêu chí phát triển thể chất cho trẻ từ 5 đến 5,5 tuổi
Các động tác:
Dạy trẻ nhảy lò cò, đổi đều hai chân
Dạy trẻ chuyền bóng cho nhau, bắt bóng của nhau, luyện khả năng phối hợp các động tác cho trẻ
Luyện cho trẻ dùng kéo cắt những hình đơn giản đến những hình khó hơn
Tạo điều kiện để trẻ học bơi
Thích ứng với môi trường xung quanh:
Vẽ theo các mẫu hình đơn giản cho sẵn
Dạy trẻ cách cộng, trừ các sự vật dưới 10
Dạy trẻ đếm tới số 100, đếm ngược từ 10 xuống 1
Luyện cho trẻ mặc quần áo một cách thành thục
Dạy trẻ dùng đũa ăn cơm
Khuyến khích trẻ mô phỏng các công việc của người lớn như: phát vé cho hành khách, khám bệnh để phát triển tư duy sáng tạo ở trẻ
Tiêu chí phát triển thể chất cho trẻ từ 5,5 đến 6 tuổi
Các động tác:
Để trẻ luyện tập chuyền bóng cho nhau hoặc trực tiếp phát bóng
Trang 32Dạy trẻ chơi một số môn thể thao đòi hỏi kĩ năng như đá bóng, chơi cầu lông
Luyện tập nhảy dây, nhảy liên tiếp khoảng 10 lần
Thường xuyên gấp giấy, cắt giấy cùng trẻ, luyện các thao tác đòi hỏi kĩ năng
Thích ứng với môi trường xung quanh:
Luyện tập cho trẻ dùng những khối hình 6 mặt để ghép hình
Dạy trẻ viết dưới 10 số
Để trẻ luyện đếm ngược từ 30 xuống 1
Dạy trẻ biết 1 năm có 12 tháng, 1 tháng có 30 ngày, 1 tuần có 7 ngày, 1 ngày có 24 tiếng
Dạy trẻ phân biệt buổi sáng, buổi chiều, ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai.Dạy trẻ nhận biết 4 phương hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc
Luyện tập cho trẻ thắt dây giày
Góp ý
Phụ huynh cần có kiến thức về từng giai đoạn phát triển của trẻ, quan sát trẻ để nắm
rõ tình trạng phát triển thể chất của trẻ Nếu trẻ phát triển chưa kịp với yêu cầu của lứatuổi, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của giáo viên Ngoài ra, để trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoài trời sẽ tập luyện cho tất cả các cơ quan của trẻ, nâng cao thể chất của trẻ
19 Đặc điểm tính cách của trẻ
Câu chuyện
Đông rất thông minh, hay cười nói, chỉ có điều tính tình con không được tốt Khi bị người khác nhắc nhở, con thường tỏ ra không thích, bất cứ chuyện gì con cũng đều làm theo ý mình, nếu không vừa ý con lại cáu giận Có những lúc rõ ràng là con sai nhưng cha mẹ cũng không dám nói, bởi càng nói concàng bướng bỉnh hơn Mọi ngườiđều rất đau đầu, không biết nên làm thế nào
Phân tích
Trang 33Con người có bốn tính cách, mỗi tính cách có những đặc điểm khác nhau, được thể hiện như sau:
Tính hướng ngoại
Đặc điểm của tính cách này là tâm trạng không ổn định, tình cảm phát sinh nhanh nhưng dễ thay đổi, tư duy ngôn ngữ nhanh, nhạy bén, hoạt bát năng động Phản ứng tình cảm nhanh nhưng nhiều biến đổi và không mạnh mẽ, sự cảm nhận không sâu nhưng rất nhạy bén Về mặt hoạt động, những trẻ có tính cách này luôn hoạt bát, hiếu động, nhanh trí, thích tham gia nhiều trò chơi nhưng hay bỏ dở giữa chừng
Người có tính cách này có khả năng thích ứng cao, thích giao tiếp, nhiệt tình với mọi người, trong học tập tiếp thu nhanh nhưng cũng có nhược điểm như lơ là, không trungthành Những người này cần bồi dưỡng thêm tính suy nghĩ sâu sắc hơn, hoàn thành công việc không được bỏ dở giữa chừng
Tính hay cáu giận
Đặc điểm của tính cách này là dễ kích động, tình cảm phát sinh nhanh, mạnh và lâu dài, hành động nhanh, mạnh mẽ, khó kiềm chế ngôn ngữ cử chỉ của bản thân, phản ứng nhanh nhưng không linh hoạt Người có tính cách này dễ bị tình cảm tác động, một khi tình cảm phát sinh thì rất mãnh liệt, rất lâu mới bình tĩnh lại, hay cáu giận, không thể làm chủ tình cảm của bản thân
Các biểu hiện khác: tích cực tham gia nhiều hoạt động, có tinh thần sáng tạo, hăng sayvới công việc, khi gặp khó khăn thì luôn cố gắng vượt qua Ưu điểm của tính cách này
là có nghị lực, tích cực, nhiệt tình và có khả năng sáng tạo độc lập Nhược điểm là dễ
bị kích động, hay cáu giận, khó kiềm chế bản thân
Người có tính cách này cần chú ý bồi dưỡng tính kiên nhẫn, bình tĩnh kiềm chế bản thân
Tính hướng nội
Đặc điểm của tính cách này là trầm tĩnh, tình cảm phát sinh chậm và không mạnh mẽ, không thể hiện ra ngoài, hành động chậm rãi, biết kiềm chế, ít nói Về mặt tình cảm, những người thuộc tính cách này thường trầm lắng, chậm rãi, tâm trạng ổn định, không hay bị kích động, rất ít cáu giận, tình cảm không thể hiện ra bên ngoài Về mặt hành động, những người này thường ít nói, tấm lòng rộng mở, không tính toán chuyệnnhỏ nhặt, hay cầu toàn, khả năng tự kiềm chế cao Trong các hoạt động luôn là người suy nghĩ sâu sắc, biết trước biết sau, làm việc có trật tự và luôn kiên trì
Trang 34Ưu điểm của tính cách này là siêng năng, kiên trì, thực tế, nhưng cũng có nhược điểm
là chậm chạp, hay nghĩ theo hướng tiêu cực
Tính hay u uất
Đặc điểm của tính cách này là tình cảm mong manh, tình cảm phát sinh chậm và lâu dài, hành động chậm chạp, mềm yếu, dễ mệt mỏi Về mặt tình cảm, người có tính cách này khá bình tĩnh, không dễ bị xúc động Tình cảm mong manh, quá mẫn cảm,
dễ cảm thấy cô độc Về mặt hành động, những người này thường chậm chạp, nhút nhát, không thích xuất đầu lộ diện, phản ứng chậm
Nhược điểm của tính cách này là dễ tổn thương, u buồn, trầm lắng, bi quan
Có thể dễ dàng nhận thấy Đông là cậu bé có tính cách hay cáu giận Giáo viên, phụ huynh nên kết hợp những đặc điểm tính cách khác nhau của trẻ để có phương pháp giáo dục hiệu quả, tránh làm mất đi sự chủ động phát triển ở trẻ, đồng thời cần hết sứctôn trọng trẻ
Góp ý
Tìm hiểu kỹ những tính cách trên, phụ huynh có thể biết được con mình thuộc tính cách nào Mỗi bậc cha mẹ đều hi vọng con mình xây dựng được những phẩm chất tốt đẹp ngay từ nhỏ, bởi khi có những phẩm chất đó, sẽ dễ dàng hòa nhập xã hội Những người tự tin, có tính tự lập cao, hoạt bát cởi mở sẽ biết đối mặt và vượt qua thất bại, ngược lại, những người thiếu tự tin, không tự lập sẽ luôn chọn cách trốn tránh hoặc khuất phục Mặc dù có chịu ảnh hưởng của gen di truyền nhưng tính cách mỗi người chủ yếu chủ yếu do môi trường sống quyết định, nó được hình thành từ thời thơ ấu Vìvậy, phụ huynh cần chú ý bồi dưỡng những tính cách tốt đẹp cho trẻ từ nhỏ, để bé có nghị lực vượt qua thất bại, lạc quan với cuộc sống Nhiều bậc cha mẹ vì thiếu kinh nghiệm nên không kịp thời có những cách dạy dỗ hiệu quả, thường lỡ mất thời gian phù hợp nhất để bồi dưỡng trẻ Phụ huynh nên tạo cơ hội để trẻ tự học hỏi, tin tưởng trẻ và xây dựng sự tự tin cho trẻ Cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cái noi theo,
có như vậy, cha mẹ mới giúp trẻ bồi dưỡng được những phẩm chất tốt đẹp
20 Đặc điểm lứa tuổi của trẻ
Câu chuyện thứ nhất
Một giáo viên hỏi học trò: “Các con thấy máy bay bay nhanh hơn hay ô tô chạy nhanhhơn?” Cô giáo cho rằng máy bay nhanh hơn tàu và ô tô, nhưng bọn trẻ lại khăng khăng rằng: “Ô tô nhanh hơn máy bay!” Cô giáo phê bình các bé: “Sao các con lại nghĩ vậy, rõ ràng là máy bay nhanh hơn mà!” Các bé không chịu, thi nhau tranh luận:
Trang 35“Ô tô nhanh hơn! Con ngồi trong ô tô thấy cây cối ngoài cửa kính chạy nhanh về phía sau, còn máy bay trên trời thì bay rất chậm, đúng là ô tô nhanh hơn máy bay!”.
Câu chuyện thứ hai
Một người mẹ thường nói với con rằng: “Con ngoan, con ăn thêm một chút cho mau lớn nào!” Vậy là một cuộc đối thoại thú vị bắt đầu Bé nói: “Mẹ ơi, mẹ cùng con đến lớp mẫu giáo nhé?” Mẹ trả lời: “Không được đâu con, mẹ đã lớn rồi” Bé nói tiếp:
“Vậy thì đợi mẹ nhỏ đi con sẽ cùng mẹ đi mẫu giáo” Mẹ cười: “Mẹ làm sao có thể nhỏ được chứ?” Bé trả lời: “Mỗi ngày mẹ ăn ít một chút không phải là sẽ nhỏ đi sao?”
Phân tích
Người lớn luôn dở khóc dở cười với những câu trả lời ngây thơ của trẻ nhỏ nhưng lại không đi tìm lí do vì sao trẻ lại trả lời như vậy Nguyên nhân là do đặc điểm lứa tuổi của trẻ Trong giáo dục gia đình, những biểu hiện ngược với đặc điểm lứa tuổi của trẻ thường xuyên xuất hiện, phụ huynh lại xem nhẹ điều này, tạo nhiều áp lực hơn cho trẻthậm chí là quá nóng vội trong việc dạy trẻ Nhiều khi giáo viên và phụ huynh vô tình
áp đặt tư duy suy nghĩ và thói quen làm việc của mình cho trẻ, không quan tâm tới đặcđiểm lứa tuổi của các bé Người lớn nên hiểu rõ những đặc điểm này, không thể áp đặt
tư duy người lớn cho con trẻ Con trẻ chỉ có thể trưởng thành một cách từ từ, theo quyluật khách quan Nếu yêu cầu quá cao, thúc đẩy trẻ phát triển một cách mù quáng thì
đó là một sai lầm Do đó, trước khi dạy trẻ phụ huynh nên tìm hiểu kĩ đặc điểm lứa tuổi của trẻ Dưới đây là những đặc điểm cụ thể của trẻ từ 3 đến 6 tuổi, xin giới thiệu
để mọi người cùng biết
(1) Về phương diện sức khỏe
Ở trẻ 3 đến 4 tuổi, các cơ quan, hệ thống trong cơ thể đang trong quá trình không ngừng phát triển; các tổ chức khác trong cơ thể còn tương đối non, phát triển chưa hoàn chỉnh, chức năng chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị tổn thương và lây nhiễm bệnh tật
Sự phát triển ở từng trẻ có sự khác biệt rất rõ rệt Trong giai đoạn này, lớp vỏ đại não của trẻ rất dễ bị kích thích, sự tập trung dễ thay đổi, cử chỉ dễ bị tình cảm chi phối Khả năng tự lập của trẻ kém, trẻ chưa tự chăm sóc cho bản thân được Xương và cơ bắp của trẻ còn non, dễ bị tổn thương Chức năng của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp phát triển chưa hoàn thiện Khả năng cân bằng, tránh né cũng chưa tốt, các hoạt động chưa
có sự phối hợp nhịp nhàng, trẻ nhanh mệt mỏi
Ở trẻ 4 đến 5 tuổi, các cơ quan, hệ thống trong cơ thể không ngừng phát triển; các tổ chức khác trong cơ thể còn tương đối non, phát triển chưa hoàn chỉnh, chức năng chưahoàn thiện nên trẻ dễ bị tổn thương và lây nhiễm bệnh tật Sự phát triển ở từng trẻ có
Trang 36sự khác biệt rất rõ rệt Cơ bắp của trẻ phát triển nhanh, các động tác tiến bộ trông thấy Hoạt động của cơ bắp, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp ngày càng hoàn thiện hơn Khả năng thích ứng với biến đổi của môi trường xung quanh và khả năng miễn dịch của trẻcũng tốt hơn Trẻ trở nên tự lập hơn, các thói quen lành mạnh dần hình thành Nhận thức và khả năng tự bảo vệ của trẻ được nâng cao Hoạt động của trẻ dần mang tính
ổn định, linh hoạt hơn Trẻ có thể thích ứng với lượng vận động và thời gian vận độngnhất định nhưng các động tác chưa thật chính xác, khả năng tự kiểm soát còn tương đối kém
Ở trẻ 5 đến 6 tuổi, các cơ quan, hệ thống trong cơ thể không ngừng phát triển; các tổ chức khác trong cơ thể còn tương đối non, phát triển chưa hoàn chỉnh, chức năng chưahoàn thiện nên trẻ dễ bị tổn thương và lây nhiễm bệnh tật Sự phát triển ở từng trẻ có
sự khác biệt rất rõ rệt Chức năng của đại não hoàn thiện hơn, trẻ ít bị kích động, trẻ kiểm soát được hành động của mình, các bé hoạt động có mục đích hơn Trẻ bước đầu
có năng lực kiểm soát, có thể điều chỉnh tình cảm của bản thân Trẻ tự lập ở những việc cơ bản nhất trong cuộc sống, hình thành thói quen sinh hoạt tốt, bước đầu có nhận thức và khả năng tự chăm sóc cho mình Hoạt động của trẻ phát triển rõ rệt, chính xác và linh hoạt hơn, có sự phối hợp nhịp nhàng Trẻ thích khám phá những hoạt động khó và mang tính mạo hiểm, đồng thời tích cực tham gia hoạt động tập thể.(2) Về phương diện ngôn ngữ
Ở trẻ 3 đến 4 tuổi, do hệ thần kinh phát triển chưa hoàn thiện nên khả năng kiểm soát, phối hợp giữa cơ quan phát âm và thính giác còn tương đối kém, vì thế phát âm một
số từ không chuẩn, không rõ ràng Đây là thời điểm quan trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ Trong giai đoạn này, trẻ có thể nghe hiểu những đoạn hội thoại thường gặp trong cuộc sống, có thể biểu đạt suy nghĩ, yêu cầu cơ bản của mình với người khác, chỉ có điều ngôn ngữ của các bé chưa hoàn chỉnh, nhiều lúc còn ngập ngừng khi nói Các bé hiểu được ý nghĩa cơ bản, cụ thể nhất của các từ
Ở trẻ 4 đến 5 tuổi, hầu hết các bé có thể nói chuẩn phần lớn các âm, nghe hiểu được ý nghĩa của những câu nói, những đoạn hội thoại đơn giản trong cuộc sống hàng ngày
Số lượng từ vựng mà trẻ nắm bắt được cũng nhiều hơn, trên cơ sở sử dụng những câu đơn, trẻ bắt đầu liên kết được nhiều câu lại với nhau
Ở trẻ 5 đến 6 tuổi, do được chỉ bảo đúng cách, trẻ có thể nói chuẩn toàn bộ các âm trong tiếng mẹ đẻ, có thể nghe hiểu nhiều câu phức tạp và nắm được ý nghĩa của một đoạn hội thoại Trẻ hiểu được những câu phức có quan hệ nhân quả hay giả thiết Thêm vào đó, trẻ có thể dùng ngôn ngữ của mình, sắp xếp chuỗi câu để kể lại một sự việc theo trình tự, còn kèm theo cả ngữ điệu của mình nữa
(3) Về phương diện xã hội
Trang 37Trẻ từ 3 đến 4 tuổi bắt đầu hình thành nhận thức về quy tắc ứng xử, có những phán đoán đơn giản, trực tiếp nhất về đạo đức Trẻ thích giao tiếp và mong muốn chơi cùngcác bạn nhỏ khác Trẻ có tình cảm sâu sắc với cha mẹ đồng thời trở nên thân thiết với những người thường xuyên tiếp xúc Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu nhận thức được bản thân mình, có thể phân biệt “tôi”, “bạn”, “bạn ấy” nhưng chưa phân biệt được yêucầu của mình và yêu cầu của người khác Bên cạnh đó, tình cảm, cử chỉ của trẻ dễ bị kích động, khả năng kiềm chế kém, không thể chơi vui vẻ với người khác mà thường xuyên xảy ra tranh chấp, khi ấy trẻ cần sự giúp đỡ và chỉ bảo của người lớn Trẻ thích bắt chước, đây cũng là cách học hỏi quan trọng của trẻ Sự phát triển của trẻ chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường xã hội xung quanh, chỉ khi giao tiếp với mọi người, tự mình trải nghiệm thì trẻ mới có nhận thức đầy đủ về thực tế cuộc sống xã hội.
Nhận thức về xã hội của trẻ 4 đến 5 tuổi được nâng cao rõ rệt: trẻ hiểu nhiều quy tắc ứng xử hơn; trẻ bắt đầu quan tâm tới tình cảm của người khác đồng thời biết thông cảm, giúp đỡ mọi người; vui chơi hòa hợp với các bạn Về phương diện tự nhận thức, trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu cảm nhận được hoạt động nội tâm, phản ứng tình cảm
và hành vi của mình, các bé cũng có thể điều chỉnh hành vi của mình trong nhiều tình huống Trẻ thích bắt chước
Từ 5 đến 6 tuổi, trẻ bước đầu hình thành hệ thống điều chỉnh hành vi, học được nhiều cách giao tiếp tích cực trong quá trình cùng chơi với các bạn Trẻ hiểu được và vận dụng cách ứng xử đúng chuẩn mực với mọi người, phát triển khả năng giao tiếp và thích ứng với xã hội Cũng trong giai đoạn này, trẻ càng hiểu những tình cảm, yêu cầukhác nhau của mọi người; coi trọng đánh giá của bạn bè và người lớn; mong muốn được hòa nhập cùng các bạn Đồng thời, trẻ bắt đầu ý thức rõ ràng được hành vi và tình cảm của mình Trẻ thích bắt chước
(4) Về phương diện khoa học
Trẻ từ 3 đến 4 tuổi nhận biết về thế giới xung quanh chủ yếu bằng các hoạt động của năm giác quan: tai, mắt, mũi, miệng, tay; quá trình này luôn gắn liền với quá trình vui chơi của trẻ Những hành động của trẻ thường là vô thức, chưa tỉ mỉ, chưa có tính tuầntự; tư duy của các bé còn non nớt, thường dựa vào trực giác
Trẻ từ 4 đến 5 tuổi nhận thức thế giới xung quanh thông qua các giác quan và những hoạt động vui chơi thực tiễn Mặc dù nhận thức về sự vật của các bé chỉ là nhận thức trực tiếp, đơn giản, mang tính bề ngoài nhưng đó là con đường quan trọng giúp trẻ tích lũy hiểu biết về mọi vật Từ đó, trẻ có cơ sở lý giải được nhiều sự vật, hiện tượng
và nhận ra mối liên hệ giữa chúng Trong giai đoạn này, tư duy chủ yếu của trẻ là tư duy về các sự vật có hình ảnh cụ thể
Trang 38Khi 5 đến 6 tuổi, trên cơ sở nhận thức về nhiều sự vật, hiện tượng, trẻ dần dần điều chỉnh nhận thức của mình, bước đầu hiểu được mối liên hệ bên trong của các sự vật, phát triển những quy luật đơn giản Lúc này, ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của trẻ Trẻ nhận thức tốt hơn về các con số, bước đầu hiểu tính tương đối về lượng Một số trẻ nắm được quan hệ bao hàm, quan hệ tồn tại giữa số và lượng đồng thời hiểu được khái niệm trừu tượng về phải, trái Tư duy chủ yếu của trẻ vẫn là tư duy về những sự vật có hình ảnh cụ thể nhưng cũng manh nha hình thành tư duy logic trừu tượng.
(5) Về phương diện nghệ thuật
Mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đã có lòng yêu thích cái đẹp và tiềm năng theo đuổi nghệ thuật Những đặc điểm của các hoạt động nghệ thuật như tính biểu cảm, tính tưởng tượng, tính hình tượng (hình tượng về thính giác, thị giác) phù hợp với đặc điểm nhận thức và mức độ tư duy của trẻ Do khả năng ngôn ngữ chưa hoàn thiện nên trẻ thường biểu đạt nhận thức, tình cảm và thái độ của mình với sự vật xung quanh thông qua các hoạt động nghệ thuật Cùng với sự phối hợp của ngôn ngữ và các giác quan, trẻ có thể biểu đạt tư duy của mình Trẻ nhỏ đặc biệt yêu thích những sự vật, hiện tượng có tiết tấu, có tính nhạc, tính vũ đạo Những hoạt động có tính tiết tấu là những hoạt động âm nhạc chủ yếu của trẻ Các cơ quan phát âm của trẻ mới bắt đầu phát triển, chưa hoàn thiện; khả năng về thính giác cần có quá trình phát triển dần dần nên ban đầu các bé hát không đúng âm điệu Giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển khả năng cảm nhận âm nhạc cũng như thính giác cho trẻ Phụ huynh cóthể tổ chức nhiều hoạt động nghệ thuật mang tính tổng hợp để tiềm năng âm nhạc của trẻ được phát triển Sự phát triển khả năng nghệ thuật ở mỗi trẻ có sự khác biệt rất rõ Những hoạt động nghệ thuật tự phát của trẻ vừa thể hiện sở thích vừa cho thấy tiềm năng thiên phú của trẻ trong một lĩnh vực nào đó Trẻ nhỏ thích nghe và kể lại chuyện,lắng nghe và hát lên những bài dân ca đầy tính nhạc, trẻ cũng thích xem những phim hoạt hình, những vở kịch múa rối nhiều màu sắc Trong các trò chơi, trẻ yêu thích diễn lại những động tác, biểu hiện tình cảm của nhân vật mình yêu mến đồng thời luôn thể hiện tính sáng tạo của bản thân trong đó
Những trẻ 3 tuổi thuộc giai đoạn bắt đầu học hỏi nghệ thuật, các bé thích tùy ý vẽ tranh, xé giấy, nặn hình Khoảng 3,5 tuổi các bé có thể vẽ những hình ảnh đơn giản nhưng các bé chưa đủ tự tin thể hiện tất cả
Khi lên 4 tuổi, các bé có ý thức thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình đồng thời miêu tả được nhiều sự vật, hiện tượng hơn
Sau 5 tuổi, trẻ dần hiểu được một số mối liên hệ đơn giản giữa các sự vật, đặc điểm nổi bật là trẻ có thể biểu đạt các sự vật, tình tiết một cách rõ ràng
Trang 3921 Khả năng tự lập của trẻ
Câu chuyện
Nhã là cô bé hoạt bát đáng yêu, hay cười nói và rất được mọi người yêu quý, chỉ có điều khả năng tự lập của bé rất kém Năm nay bé đã hơn 3 tuổi nhưng đến bữa ăn, cô giáo vẫn phải xúc Nếu để bé tự xúc thì không ăn được bao nhiêu mà văng cơm ra khắp người, khi uống canh bé cũng thường xuyên đánh đổ Giờ ngủ trưa, các bạn khác
có thể tự cởi quần áo, riêng bé thì không, luôn ngồi chờ sự giúp đỡ của cô giáo Khi mặc quần áo cũng vậy, nếu cô không giúp đỡ thì bé cũng chỉ biết ngồi đợi Cô giáo đãrất nhiều lần phản ánh chuyện này nhưng phụ huynh không mấy quan tâm, cho rằng khi lớn bé sẽ tự làm được
Trẻ từ 3 đến 4 tuổi khi ăn cơm cần nắm được những điều cơ bản sau: tự dùng thìa ăn cơm, thích ăn những món tốt cho sức khỏe, hình thành thói quen thường xuyên uống nước; tự đi vào nhà vệ sinh, hình thành thói quen đi vệ sinh khi cần, không nhịn tiểu; rửa tay, rửa mặt đúng cách, rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh, sau bữa cơm biết lau miệng, súc miệng Với sự chỉ bảo của người lớn, trẻ học cách đánh răng, dùng khăn mặt, cốc uống nước cá nhân, đồng thời sử dụng khăn tay hoặc giấy ăn hợp
vệ sinh
Trẻ từ 4 đến 5 tuổi học cách cầm đũa, ăn thức ăn tốt cho sức khỏe; chủ động uống nước; tự đi vệ sinh, rửa tay chân đúng cách; giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ, hình thành thói quen giữa gìn vệ sinh nơi công cộng
Trẻ từ 5 đến 6 tuổi cần có thói quen ăn uống lành mạnh, giữ gìn quần áo sạch sẽ; dần biết cách thêm bớt quần áo theo sự thay đổi của thời tiết và sức khỏe của bản thân
Trang 40Góp ý
Phụ huynh nên kết hợp những tiêu chí trên để bồi dưỡng khả năng tự lập cho trẻ
(1) Tăng cường nhận thức về tự lập trong cuộc sống cho trẻ
Để trẻ biết rằng mình có thể làm tốt một số việc và các bé vui mừng vì bất cứ chuyện
gì mình cũng có thể làm được
(2) Dạy trẻ các kĩ năng tự lập trong cuộc sống
Để trẻ chủ động làm một số việc đúng cách Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi của trẻ, đưa
ra các kĩ năng tự lập vào bài hát thiếu nhi, các trò chơi thú vị để trẻ vui mà học Mỗi trẻ có những đặc điểm khác nhau nên phụ huynh cũng cần đặt ra những yêu cầu khác nhau phù hợp với từng lứa tuổi Vì vậy, cha mẹ cần dựa trên tình hình thực tế để đưa
ra những yêu cầu từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp Điều quan trọng nhất là cha
mẹ cần khuyến khích, biểu dương khi các bé tiến bộ
(3) giữu vững thói quen tự lập cho trẻ
Các kĩ năng được hình thành trong một quá trình lặp đi lặp lại, phụ huynh cần thường xuyên luyện tập những kĩ năng tốt cho trẻ Đồng thời, cha mẹ và giáo viên nên luôn luôn kiểm tra, nhắc nhở trẻ, để các bé tự giác hơn Trong cuộc sống hàng ngày, phụ huynh nên tạo mọi điều kiện cho trẻ tự làm nhiều chuyện để phát triển kĩ năng một cách toàn diện
(4) Phối hợp giáo dục nhà trường và gia đình
Hiện nay, có không ít phụ huynh cho rằng, trẻ còn nhỏ, đợi lớn lên trẻ làm cũng chưa muộn nên chuyện gì cha mẹ cũng giúp con, ngay cả việc ăn cơm hay đi vệ sinh Nhiềutrẻ ở lớp mẫu giáo có thể làm được nhưng khi về nhà lại dựa dẫm vào người lớn, lâu dần trẻ sẽ hình thành thói quen ỷ lại Khi đó, nhà trường và gia đình cần phối hợp, thống nhất phương pháp dạy trẻ, cùng nhau bồi dưỡng khả năng tự lập cho trẻ Vì vậy,khi bé tự lập chưa tốt về mặt nào đó, giáo viên nên trao đổi với phụ huynh Ngoài ra rèn luyện ở trường, các bé cũng cần tới sự quan tâm, chỉ bảo của cha mẹ, có như vậy trẻ mới được dạy dỗ ngày càng tốt hơn
Tóm lại, xây dựng tính tự lập cho trẻ cần một quá trình lâu dài Trên cơ sở tạo cơ hội
để trẻ rènluyện, người lớn cần nhẫn nại, tỉ mỉ, tận tình chỉ dạy cho trẻ, phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường và gia đình, như vậy thì khả năng tự lập của trẻ nhất định được nâng cao