Đánh giá chung về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM (LILAMA) (Trang 62 - 68)

- Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiế p:

2.4 Đánh giá chung về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

máy Việt Nam

Qua trình bày trên, chúng ta thấy rằng Lilama đã thu hút được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới để đầu tư hợp tác. Đối tác của Lilama đến từ khắp mọi nơi trên thế giới Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Đan Mạch, Trung Quốc…Và đó đều là

những tập đoàn có uy tín lớn trên thế giới như đối tác trong công ty Liên doanh CIMAS là tập đoàn CTCI – là tập đoàn đóng vai trò tổng thầu lớn nhất Đài Loan, Tập đoàn Huyndai, Tập đoàn Mitssubishi, Tập đoàn CPI- tập đoàn điện lực hàng đầu của Trung Quốc…

Hợp tác với các tập đoàn hàng đầu nên các công ty liên doanh của Lilama đang làm việc có hiệu quả không chỉ đáp ứng nhu cầu tư vấn, thiết kế các dự án của Tổng công ty mà còn đáp ứng nhu cầu thiết kế xây dựng cho các dự án trong thị trường nội địa.

Các công ty liên doanh đang thực hiện tư vấn thiết kế cho các dự án do Lilama đảm trách. Công ty liên doanh tư vấn quốc tế LHT đang thực hiện tư vấn thiết kế cho dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 1 do Lilama làm tổng thầu EPC với giá trị hợp đồng xấp xỉ 305 triệu USD. Hợp đồng trên dự kiến sẽ hoàn thành vào 12/2008.

Sau khi ra đời Liên doanh LFC đang thực hiện tư vấn cho dự án nhà máy xi măng Sông Thao. Đây là dự án do Lilama và Tập đoàn dầu khí Việt Nam- PetroVietNam làm chủ đầu tư.

CIMAS là liên doanh hoạt động hiệu quả với lợi nhuận trên 200.000USD/năm, đóng góp hàng chục triệu đồng vào ngân sách nhà nước. Trong năm 2006, CIMAS đã chính thức nhận được hợp đồng EPC cho dự án Nhà máy điện Cà Mau tại Việt Nam - một dự án do Lilama làm tổng thầu EPC. Cùng với sự tư vấn của công ty tư vấn thiết kế CIMAS và sự nỗ lực của hơn 7000 kỹ sư, công nhân của Lilama Nhà máy điện Cà Mau 1 đã hoàn thành đúng tiến độ phát điện lên mạng lưới quốc gia với công suất 750 MW vào cuối tháng 3/2008. ăm 2007 doanh thu của công ty là 8 triệu USD.

Các doanh nghiệp liên doanh đang hỗ trợ để Lilama dần dần khẳng định thương hiệu của mình.

Bên cạnh sự hoạt động thành công của các công ty liên doanh, việc phát hành trái phiếu của Lilama thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Với nguồn vốn lớn thu được từ hoạt động phát hành trái phiếu đang được Lilama sử dụng vào các dự án nhà máy điện theo mục đích phát hành trái phiếu. Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1,

Thuỷ điện Hủa Na, Nhà máy xi măng Đô Lương, Trụ sở Tổng công ty tại đường Phạm Hùng và Khu nhà hỗn hợp ở và kết hợp việc làm Lilama tại Tp Hồ Chí Minh đang được thực hiện.

Tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty Lắp máy được tóm tắt qua bảng sau:

Bảng 2.7 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Lilama giai đoạn 2005-2007

2005 2006 2007

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

13% 24% 30%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Lắp máy Việt Nam) Theo báo cáo của Bộ Tài chính năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các doanh nghiệp nhà nước đạt 10-20%. Theo số liệu bảng 2.7 tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Lilama cao từ 13-30% đã khẳng định được sự hiệu quả hoạt động của nguồn vốn.

Ngoài các dự án đang thực hiện, Lilama cũng đã thực hiện nhiều biện pháp xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư quốc tế. Các biện pháp này đã đem lại hiệu quả cao. Các cuộc tiếp xúc giữa đoàn đại biểu cấp cao của Tổng công ty với các tập đoàn lớn trên thế giới được diễn ra. Đoàn đại biểu cấp cao của Lilama thường đem các dự án đi kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc thu hút đầu tư nước ngoài không còn là vấn đề của các cấp lãnh đạo mà còn là vấn đề được chú trọng của các doanh nghiệp. Năm 2007, Lilama đã thực hiện nhiều chương trình tiếp xúc trực tiếp với các đối tác nước ngoài.

Từ ngày 3 đến 9/6/2007, đoàn đại biểu cấp cao của Lilama do Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Thế Thành và Tổng Giám đốc Phạm Hùng dẫn đầu đã sang thăm, làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong chuyến đi này Tổng công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng lớn. Đặc biệt là ký kết thoã thuận về dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 giữa Lilama v à Mitsubishi thương mại đây là những dự án đầu tiên mà Lilama kêu gọi thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Cũng trong năm này, trong chuyến tháp tùng đoàn của Thủ tướng Chính phủ đi thăm và làm việc tại các nước Liên Bang Nga, Cộng Hoà CZech và Ba Lan từ

ngày 5/9 đến 14/9, Tổng công ty Lilama đã tiếp xúc, làm việc và ký thoả thuận hợp tác với một số đối tác của Nga.

Các cuộc tiếp xúc này đã đem lại cho Lilama những dự án lớn mang lại hiệu quả cao trong tương lai. Đặc biệt là, việc hợp tác giữa Lilama và Tập đoàn CI của Trung Quốc dưới hình thức BOT các dự án điện.

Đây là hình thức đầu tư mà Nhà nước không phải bỏ vốn mà các nhà đầu tư phải tự bỏ vốn sở hữu của mình, chịu hoàn toàn trách nhiệm về dự án trong suốt thời gian dự án được thực hiện. Điều này đã giảm được sức ép về vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lên ngân sách nhà nước, đồng thời, phát huy được tính chủ động và sáng tạo của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư thường không thể đáp ứng đủ tổng vốn đầu tư của dự án mà thường chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định nào đó (thông thường là 30% tổng vốn đầu tư), vì vậy các nhà đầu tư thường phải vay tín dụng từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế. Dự án đầu tư theo hình thức BOT phải được tính toán cẩn thận và xác định là có hiệu quả thì các ngân hàng, tổ chức tài chính mới có thể cho vay. Như vậy, hình thức đầu tư BOT đã kết hợp được rất nhiều bên có năng lực tham gia dự án mà không cần đến vốn từ ngân sách nhà nước mà vẫn đảm bảo dự án được thực hiện có hiệu quả và theo đúng chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Chính phủ các nước.

Theo số liệu của ngành điện, nhu cầu tiêu thụ điện hàng năm của cả nước tăng khoảng 14% - 15% và để đáp ứng được mức tăng này mỗi năm phải bỏ ra khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư. Trong khi đó, khả năng tự đầu tư của ngành điện chỉ đáp ứng được 250-300 triệu USD từ các khoản khấu hao cơ bản, tăng giá và phụ thu, lợi nhuận sau thuế... Tổng nguồn vốn đầu tư để đáp ứng được các nhu cầu về điện và năng lượng chiếm tới 12% giá trị GDP. Chính phủ chỉ có thể cung cấp 25% số vốn cần thiết, trong khi nguồn vốn ODA chỉ có thể tài trợ được 17%. Như vậy rõ ràng nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân sẽ là nguồn vốn chủ đạo, chiếm 58% còn lại. Vì lý do này mà hiện nay tất cả các dự án phát triển điện đều được Chính phủ cam kết bao tiêu toàn bộ sản lượng điện sản xuất ra thông qua các hợp đồng mua bán với

ngành điện trong nhiều năm. Đây chính là cơ hội khá thuận lợi cho các dự án đầu tư BOT và rất hấp dẫn các đối tác đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Ưu điểm lớn nhất của hình thức đầu tư BOT trong nước là khả năng huy động được vốn cũng như năng lực về quản lý, về khoa học kỹ thuật của mọi thành phần kinh tế, mọi cá nhân để thực hiện, mở rộng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, do vậy, các dự án BOT có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Thông qua thực hiện các dự án theo hình thức đầu tư BOT, các nhà đầu tư buộc phải tính toán hiệu quả kinh tế một cách chính xác, do đó phải nghiên cứu, hoàn thiện và áp dụng các phương pháp quản lý tối ưu, phải đầu tư đổi mới kỹ thuật, áp dụng những công nghệ tiên tiến. Như vậy, hình thức BOT sẽ góp phần nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân hiện nay cũng như trong tương lai, đồng thời đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài những thành công đã đạt được, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập các công ty liên doanh của Lilama còn nhiều hạn chế. Vẫn còn tình trạng công ty liên doanh làm ăn thua lỗ. Công ty Poslilama là công ty liên doanh của Lilama được thành lập vào năm 1995. Poslilama một công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, là công ty liên doanh giữa Tổng Công Ty Lắp Máy Việt Nam và Tập Đoàn POSCO của Hàn Quốc chuyên về lắp đặt và gia công kết cấu thép và thùng, bể chứa bằng thép, công trình dân dụng, tòa nhà cao ốc và nhà máy công nghiệp. Công ty Liên doanh Kết cấu thép POS-Lilama với vốn đầu tư hơn 20 triệu USD, vốn pháp định 8,4 triệu USD, phía Việt Nam là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam góp vốn 30%, tương đương 36,3 tỷ đồng. Tuy nhiên hoạt động không hiệu quả trong năm 2005, số lỗ luỹ kế lên tới gần 129 tỷ đồng. Mà trong các công ty Liên doanh các bên đối tác chỉ chịu trách nhiêm giới hạn trong số vốn mình đã góp như đã trình bày ở chương 1. Do đó, với sỗ lỗ luỹ kế 129 tỷ đồng Lilama với mức vốn góp 30% tương đương với mức lỗ là 38,7 tỷ đồng. So với số vốn góp điều lệ 36,3 tỷ đồng Lilama chẳng những mất hết phần vốn góp trong liên doanh mà còn bị âm thêm gần

2,4 tỷ đồng nữa. Do đó, Poslilama đã bị bên nước ngoài mua lại với giá rẻ và hiện nay Poslilama đang hoạt động dưới hình thức 100% vốn nước ngoài.

Từ bài học của Poslilama đặt các liên doanh khác của Lilama cảnh giác trước những khó khăn của hoạt động liên doanh. Đó là Lilama tốn công giải tỏa mặt bằng, góp phần phổ cập thương hiệu…trong các liên doanh, để rồi một ngày do thua lỗ, bên nước ngoài dường như thôn tính phần vốn trong nước với giá rẻ. Đây không phải là vấn đề của riêng Tổng công ty Lắp máy Việt Nam gặp phải mà đây là một vấn đề lớn. Bởi lẽ, phần lớn (khoảng 70% dự án) các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được thực hiện dưới hình thức các liên doanh giữa bên nước ngoài và bên Việt Nam, trong đó bên Việt Nam thường là các doanh nghiệp nhà nước (98% trong các dự án liên doanh). Lựa chọn hình thức liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài có một số ưu điểm như: tiếp cận thị trường nội địa nhờ góp sức của bên Việt Nam, tiếp cận nguồn đất đai đang do doanh nghiệp nhà nước chiếm giữ mà chưa sử dụng, có được hậu thuẫn của các cơ quan nhà nước Việt Nam, nhất là cơ quan chủ quản của bên Việt Nam và chia sẻ rủi ro. Tuy vậy, hình thức liên doanh cũng bộc lộ khá nhiều yếu điểm, như việc quản trị công ty đôi khi rất khó khăn do triết lí và văn hóa kinh doanh của các bên khác nhau, đôi khi bên Việt Nam có khả năng vốn rất hạn chế, sau khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thường lệ thuộc vào bên nước ngoài trong việc tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung hoặCác cơ quan quản lý chưa có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, tháo gỡ những khó khăn về tài chính của các liên doanh, đặc biệt là sau khi cấp phép, các liên doanh bước vào sản xuất kinh doanh. Nhiều liên doanh chưa xây dựng cơ chế quản lý, điều hành thích hợp. Một số đối tác Việt Nam chưa tạo được thế đứng vững mạnh trong liên doanh, thậm chí phó mặc cho phía nước ngoài giải quyết khó khăn nên đã dẫn đến thua lỗ kéo dài.

Một số cán bộ phía Việt Nam được cử vào bộ máy quản lý, điều hành liên doanh chưa làm tròn trách nhiệm trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi, không thông tin kịp thời cho các đối tác Việt Nam và các cơ quan quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, có không ít đối tác Việt Nam chưa có biện pháp xử lý kiên quyết khi liên doanh thua lỗ.

Dù chưa có chứng minh bằng thực nghiệm và cơ sở dữ liệu, song có nhiều dấu hiệu cho thấy bên nước ngoài có thể thao túng liên doanh khá dễ dàng, nếu bên Việt Nam thường chỉ là các doanh nghiệp nhà nước. Tỷ lệ vốn góp áp đảo (thường 70% vốn góp từ nước ngoài) chỉ là một khía cạnh. Thậm chí, bên nước ngoài chỉ cần chiếm một tỷ lệ vốn rất thấp, kiểu như 10% cổ phần của các cổ đông chiến lược nước ngoài trong các ngân hàng quốc nội, song cổ đông nhỏ bé ấy vẫn có thể thao túng công ty, bởi lẽ phần quốc nội, dù là 30% hay tới 90%, đều không có đại diện rõ ràng. Bằng cách mua chuộc đại diện bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị các liên doanh những lợi ích tư, ví dụ lương bổng cao (2,500-3,000 USD/tháng), cấp học bổng cho người thân, bên nước ngoài có thể vô hiệu hóa vai trò giám sát của các vị đại diện quốc hữu này và khai thác khối tài sản hầu như vô chủ góp từ Việt Nam.

Chính sự yếu kém về năng lực của bên Việt Nam cùng những khó khăn của hoạt động liên doanh đã làm cho Poslilama làm ăn thua lỗ và bị nước ngoài thôn tính.

Ngoài ra, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam mới chỉ tập trung vào lĩnh vực tư vấn thiết kế, thu hút đầu tư trực tiếp vào các dự án mới bắt đầu thực hiện gần đây. Điều này là do, Lilama hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng như điện, xi măng… Các dự án cần vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm nên chưa thu hút được các nhà đầu tư vào các lĩnh vực này. Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án chỉ mới bắt đầu hình thành.

Mặt khác, các cổ phiếu của các công ty thành viên của Lilama chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Do chưa tạo được sự tin tưởng của các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM (LILAMA) (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w