Tầm quan trọng của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM (LILAMA) (Trang 27 - 32)

- Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiế p:

1.2 Tầm quan trọng của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

Lắp máy Việt Nam .

Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là một doanh nghiệp lớn của nhà nước chuyên nhận thầu thiết kế, chế tạo thiết bị và xây lắp công nghiệp dân dụng trong và ngoài nước. Ngày 01/12/1960, Bộ trưởng Bộ kiến trúc (nay thuộc Bộ xây dựng) quyết định chuyển Cục cơ khí điện nước thành Công ty lắp máy Hà Nội, đơn vị tiền thân của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama). Công ty ra đời từ ba công trường lắp máy lớn nhất miền bắc : Công trường lắp máy Hải Phòng, Công trường lắp máy

Việt Trì và Công trường lắp máy Hà Nội. Toàn bộ công ty có 591 cán bộ công nhân viên, 02 kỹ sư cơ khí và 08 kỹ thuật viên lắp máy. Công ty được thành lập với nhiệm vụ chính là khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh.

Trong những năm từ 1960 đến 1975, Lilama đã lắp đặt thành công nhiều nhà máy như : Thuỷ điện Thác Bà, Nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình, các nhà máy thuộc Khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Với nền kinh tế quan liêu bao cấp sau chiến tranh đã đem lại nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó Lilama không phải là ngoại lệ. Do đó, tháng 10/1980 Công ty lắp máy chuyển sang hoạt động theo mô hình “Liên hiệp các xí nghiệp lắp máy”. Vượt lên muôn vàn khó khăn Liên hiệp các xí nghiệp lắp máy đã lắp đặt thành công và cho đưa vào sử dụng hàng nghìn công trình lớn nhỏ như Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Sông Hinh, Yaly…

Để khắc phục những yếu kém của nền kinh tế quan liêu bao cấp, năm 1986 Việt Nam đã tiến hành mở cửa nền kinh tế. Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, ngày 1/12/1995 Tổng công ty Lắp máy Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 999/BXD- TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng dựa trên cở sở sáp nhập các đơn vị thành viên của Liên hiệp xí nghiệp lắp máy theo mô hình Tổng công ty 90. Là một đơn vị chuyên ngành của Bộ xây dựng, tham gia vào các công trình xây dựng lớn của đất nước trong các lĩnh vực điện, xi măng, dầu khí, cơ khí, khai thác mỏ, hoá chất, lương thực thực phẩm, công nghiệp nhẹ, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng. Từ khi chuyển thành Tổng công ty việc phối hợp giữa các đơn vị thành viên được tăng cường, đã có những bước chuyển đổi từ một đơn vị chỉ nhận thầu xây lắp đơn thuần đến nay đã tăng cường và mở rộng khả năng chế tạo thiết bị, kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, tư vấn thiết kế và mở rộng hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.

Năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO điều này đem lại cho Tổng công ty Lắp máy cũng như các doanh nghiệp thuộc mọi phần kinh tế những thời cơ và thách thức mới.

Gia nhập WTO có nghĩa là gia nhập thị trường thương mại toàn cầu, với hành lang pháp lý là quy chế WTO với những Hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết với các nước thành viên của WTO sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế. Gia nhập WTO các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại để đi tắt đón đầu trong một số lĩnh vực đào tạo, thuê chuyên gia, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực tư vấn thiết kế và quản lý sản xuất. Bên cạnh đó, WTO còn có những chính sách đặc biệt nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển như : hỗ trợ về kỹ thuật và đào tạo, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với Tổng công ty Lắp máy khi Tổng công ty hoạt động tronh lĩnh vực chế tạo, lắp máy là ngành đòi hỏi trình độ công nghệ tiên tiến hiện đại.

Nhưng tham gia WTO cũng có nghĩa là các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Ở nhiều doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước tính tự chủ không cao, khả năng vận hành và tính thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế. Trong lĩnh vực lắp máy, Lilama đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình đấu thầu để tìm kiếm công trình. Chi phí nhân công, lắp đặt của các nhà thầu Trung Quốc chỉ chiếm 50% - 60% so với thiết kế của Lilama. Nếu không tăng năng suất lao động, thì sẽ khó cạnh tranh được khi đấu thầu quốc tế.

Gia nhập WTO Việt Nam phải thực hiện hàng loạt những cam kết, thoả thuận đã ký từ những Hiệp định thương mại song phương, đa phương, đồng thời tuân thủ triệt để quy chế WTO. Điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Theo các cam kết đa phương của Việt Nam trong WTO về doanh nghiệp nhà nước: “Các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát, hoặc được hưởng độc quyền hoặc đặc quyền. Các doanh nghiệp sẽ hoạt động hoàn toàn theo tiêu chí thương mại, Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và không coi mua sắm của doanh nghiệp nhà nước là mua sắm chính phủ. Nhà nước can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp với tư cách là một cổ đông bình đẳng với các cổ đông khác”

Với những cam kết đó Nhà nước phải xoá bỏ dần những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước. Tổng công ty Lắp máy một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng đòi hỏi vốn lớn trước đây được bảo hộ rất nhiều nay những bảo hộ này dần dần xoá bỏ đem lại không ít khó khăn cho Tổng công ty.

Đứng trước những thay đổi trong môi trường kinh doanh mới đồng thời thực hiện mục tiêu của Đảng được trình bày trong Nghị quyết 8 đến năm 2020 chúng ta phấn đấu trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Và một nước công nghiệp hoá không thể không có các tập đoàn công nghiệp nặng, Lilama đang xây dựng đề án thành lập tập đoàn công nghiệp nặng- xây dựng đầu tiên của nước ta hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Hiện nay, Lilama đang mở rộng lĩnh vực hoạt động sang các ngành như xi măng, đóng tàu…Đây là những ngành mà đối thủ cạnh tranh rất lớn mạnh như Tập đoàn đóng tàu Việt Nam (Vinashin), hay những nhà máy xi măng đã có thương hiêụ lớn trên thị trường như Xi măng Bỉm Sơn,…Do đó, để thực hiện được mục tiêu của mình buộc Lilama phải nâng cao sức cạnh tranh mới có thể đứng vững và phát triển những ngành mới xâm nhập.

Trong điều kiện mới và những mục tiêu mới buộc Lilama phải nâng cao sức cạnh tranh để tận dụng tối đa những cơ hội và khắc phục khó khăn để có thể tồn tại và phát triển.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá dịch vụ hấp dẫn với người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh.

Trong điều kiện cả đất nước đang hội nhập, Lilama không thể đứng ngoài việc xu hướng đó, hợp tác với các đối tác nước ngoài là phương hướng phát triển của Lilama. Hợp tác với các đối tác nước ngoài giúp Lilama tận dụng nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý từ đó có thể tiết kiệm chi phí, sử dụng tốt hơn các nguồn lực sẵn có. Trong hoạt động kinh doanh, liên kết, liên doanh vốn đã là một yêu cầu tự nhiên để tăng năng suất lao động của mỗi doanh nghiệp. Ngày nay, vào WTO thì việc liên kết,

liên doanh để bổ sung năng lực, khắc phục yếu kém để tăng năng lực cạnh tranh lại càng cấp bách. Liên kết trong khâu sản xuất là rất quan trọng, như giúp nhau đổi mới công nghệ, trao đổi kỹ năng quản trị DN, giúp nhau tiền vốn ... Trong cuộc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn hiện nay, mỗi DN đều cần liên kết, liên doanh, đó chính là cạnh tranh trong hợp tác, hợp tác để cạnh tranh tốt hơn, là để tăng thêm sức mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi DN cũng như của cả nền kinh tế.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Tổng công ty cũng cần cơ cấu lại bản thân thông qua việc cổ phần hoá. Cố phần hoá nhằm tạo ra một doanh nghiệp đa sở hữu, xác lập một cơ chế quản lý minh bạch, năng động, hiệu quả. Thông qua cổ phần hoá Tổng công ty có thể thu hút các nhà đầu tư chiến lược có vốn, công nghệ đầu tư vào Tổng công ty qua đó đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của Tổng công ty.

Mặt khác, đánh giá nguồn lực bên trong của Tổng công ty về trình độ khoa học công nghệ và nguồn nhân lực. Về trình độ khoa học công nghệ của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, do Lilama thường làm trọn gói các công đoạn nên đầu tư bị dàn trải, hiệu quả thấp, sản phẩm rất khó cạnh tranh. Thời gian qua Tổng công ty đã tập trung đầu tư cho một số lĩnh vực tuy nhiên thành phần kỹ thuật của ngành vẫn dưới mức trung bình.

Yếu tố con người của các ngành công nghiệp nặng nói chung và của Lilama nói riêng được đánh giá ở mức trung bình. Các ngành đang chịu chung một thực tế là bậc thợ không đi đôi với tay nghề. Kiến thức có được chủ yếu là do kinh nghiệm, khả năng đào tạo nâng cao trình độ là rất hạn chế. Hiện nay, Lilama với vai trò là tổng thầu EPC (tư vấn , thiết kế, cung cấp thiết bị- xây lắp vận hành) đầu tiên của Việt Nam, Tổng công ty Lắp máy gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện đặc biệt là nguồn nhân lực. Do đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài để học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến là một việc làm tất yếu.

Thu hút đầu tư nước ngoài còn giúp Tổng công ty có thể tiếp cận được với nguồn vốn mới. Nguồn vốn đầu tư góp phần thoã mãn nhu cầu vốn cho sự phát triển của Lilama trong tương lai. Đảm đương tổng thầu EPC cùng với kế hoạch phát triển thành tập đoàn công nghiệp hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nên nhu cầu vốn

của Tổng công ty là rất lớn. Nhu cầu đáp ứng của ngân sách cũng như nguồn vốn của Tổng công ty không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn phát triển trong tương lai. Để đáp ứng được nhu cầu vốn Tổng công ty cần huy động nguồn vốn từ nước ngoài cũng như trong mọi tầng lớp nhân dân.

Để thực hiện mục tiêu đó Lilama đang thực hiện các biện pháp để thu hút đầu tư quốc tế. Điều này cũng được khẳng định trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng 10 để phát triển ngành cơ khí chỉ có một việc làm duy nhất đó là thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM (LILAMA) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w