1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG CÁC SÁNG TÁC THƠ CỦA NGUYỄN TRÃI

13 2,2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 89,5 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi chủ yếu qua các tác phẩm thơ văn của ông với nội dung khuyên răn luân lí. Ông khuyên con người ta không coi trọng vật chất mà nên sống với chữ đức, hiểu được giá trị bền vững của đạo đức, coi trọng danh dự và sự giàu có về tâm hồn hơn là sự giàu có về tiền bạc.

Trang 1

TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG CÁC SÁNG TÁC THƠ CỦA NGUYỄN TRÃI

I Phần mở đầu

Khổng Tử đã nói: “Thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo”, trên thực tế, thơ ca từ xưa

đến nay không chỉ là sự lên tiếng của những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt mà còn bộc lộ

cả tư tưởng con người Nguyễn Trãi – ngôi sao khuê rực sáng trên văn đàn Việt Nam và chịu ảnh hưởng của các tư tưởng thế kỉ XV không những là một thi sĩ mà ông còn là một triết gia, một nhà tư tưởng lớn của dân tộc Tư tưởng ấy được thể hiện trong những sáng tác thơ văn và do hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể của đất nước lúc bấy giờ, nó đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của các tư tưởng Nho, Phật, Lão Nguyễn Trãi được đánh giá là nhà Nho số một trong lịch sử Nho giáo Việt Nam Đúng như Nguyễn Mộng Tuân nhận

xét: “Nho lâm kỷ hứa chiêm Sơn Đẩu” (Rừng Nho lâu nay coi ông như Thái Sơn, Bắc Đẩu).

II Phần nội dung

1 Nho giáo

Nho giáo là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán Tự từ Nho gồm từ nhân

(người) đứng cận chữ Nhu (cần, đợi, chờ) Nhà nho là những người đọc sách thánh

hiền, được thiên hạ trọng dụng để dạy bảo người đời, ăn ở cho phù hợp với luân thường đạo lý

Người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử (551-479 TCN), tên Khâu, Tự Trọng

Ni người nước Lỗ, Khổng Tử đã hệ thống hóa những tri thức cũng như tư tưởng trước

đây thành học thuyết gọi là Nho học hay Nho giáo

Nho giáo là học thuyết có lịch sử tuổi thọ lâu dài nhất ở phương Đông Theo những tài liệu được văn bản hóa sớm nhất được coi là kinh điển thì Nho giáo ra đời sớm nhất đánh dấu bằng cuốn Thượng Thư thời nhà Thương, Trung Quốc Ta gặp trong Thượng Thư hình thức tổ chức biên soạn tác phẩm theo thể loại: Cáo, thệ, mệnh, du, điển, huấn, minh Khổng Tử là người có công biên soạn và hệ thống hóa Nho giáo

Trong tư tưởng của Nho gia, trọng tâm là cõi người, các vấn đề cuộc sống, thiết chế chính trị, ứng xử cá nhân, nhóm người trong xã hội khác nhau Nho gia nhấn mạnh tình nghĩa, ràng buộc cơ hồ tự nhiên, đề cao nghĩa tình, xử sự với nhau là cái tình, và

Trang 2

điểm xuất phát là đạo hiếu, mối quan hệ tình cảm đạo hiếu, trong đó chữ hiếu phải làm đầu

Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là Quân Tử ( Quân = người làm vua, Quân tử =

chỉ tầng lớp trên ở trong xã hội để phân biệt với kẻ "Tiểu nhân" những người thấp kém

về điạ vị xã hội; "Quân tử" là những người cao thượng có phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với kẻ "Tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện Điều

này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người

cầm quyền) Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "Tự Đào Tạo", phải "Tu Thân" Sau khi Tu Thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "Hành Đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ

các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, đó

là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận mình là phát hiện ra) và cần phải tuân theo Trời giáng mệnh làm Vua cho người nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh) Cần phải hiểu cơ sở triết lí của Nho giáo mới nắm được logic phát triển

Khổng Tử đặt ra một loạt Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội Tam Cương và Ngũ Thường là lẽ đạo đức mà Nam giới phải theo Tam Tòng và Tứ Đức là lẽ đạo đức mà Nữ giới phải theo Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức thì xã hội sẽ được an bình.

Sau khi Tu Thân, người quân tử phải Hành Đạo, tức là phải làm quan, làm

chính trị Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ" Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ là gia đình, cho đến lớn là Trị Quốc, và

đạt đến mức cuối cùng là Bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ) Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị có hai phương châm:

Nhân Trị: Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người

và coi người như bản thân mình Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử

Trang 3

khác - sách Luận ngữ) "Nhân" được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng

Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ)

Chính Danh: Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi

người phải làm đúng chức phận của mình "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ) Khổng Tử nói với vua Tề Cảnh

Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ)

Khổng Tử giảng chữ "Nhân" cho học trò không lúc nào giống lúc nào, nhưng

xét cho kỹ, cốt tủy của chữ Nhân là lòng thương người như chính Khổng Tử nói :

“Đối với người như đối với mình, không thi hành với người những điều mà bản thân không muốn ai thi hành với mình cả Hơn nữa cái mình muốn lập cho mình thì phải lập cho người, cái gì mình muốn đạt tới thì phải làm cho người đạt tới, phải giúp cho người trở thành tốt hơn mà không làm cho người xấu đi” (Sách Luận ngữ)

“Nghĩa” là lẽ phải, đường ngay, việc đúng Mạnh Tử nói

“Nhân là lòng người, Nghĩa là đường đi ngay thẳng của người” “Nhân là cái nhà của người, Nghĩa là đường đi ngay thẳng của người”

Nhà Nho phải có hai thứ chính thống: một bên là đạo lí, một bên là vương quyền, ứng xử tùy theo thời cuộc: Xuất xử, hành tàng Nhà Nho chính thống gồm nhà Nho ở ẩn và nhà Nho hành đạo Nhà Nho hành đạo chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo chính thống, chịu yêu cầu của giáo hóa trực tiếp Đại đa số là những người dày công học tập, rèn luyện kĩ xảo văn chương, nhiều người có tài năng thực sự, họ viết nhiều áng văn chương tâm huyết, nhiều cảm xúc, tâm sự đích thực Nhà Nho ở ẩn sau một thời gian tham gia chính quyền đã rút lui về ở ẩn Họ sáng tác những tác phẩm văn chương gắn với tâm trạng bất đắc chí, văn chương thể hiện tâm sự, cảm xúc mang dấu

ấn và sự chiêm nghiệm cá nhân rõ ràng hơn

Nhà Nho tài tử đối lập Tài với Đức, Tình với Tính, họ coi trọng con người cá nhân, đòi tự do, phóng khoáng và hưởng lạc thú trần tục Nguyễn Công Trứ là điển hình

Trang 4

lớn nhất cho nhà Nho tài tử Việt Nam Văn chương của nhà Nho tài tử thể hiện hoài bão

cá nhân rõ nét:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”

(Nguyễn Công Trứ) Trong hàng nghìn năm chịu ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, Nho giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của người Việt

Ở nước ta, Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời Từ khi nước ta bị xâm lược và sáp nhập vào Trung Quốc, từ đời Hán (206 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên), Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ II sau công nguyên) đã được coi là An Nam học tổ, người mở đầu cho Nho học ở nước ta Trong thời kỳ tự chủ,

từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Nho giáo cùng với Phật giáo và Đạo giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần nước ta Cuối thế kỷ XIV, Nho giáo giành được ưu thế so với Phật giáo, chi phối đời sống tinh thần nước ta Đến thế kỷ XV, sau khi Lê Lợi chiến thắng quân Minh (1428) nhà nước Lê sơ dành cho Nho giáo địa vị độc tôn- học thuyết chính thống của nhà nước- cuối thế kỷ đó, vào thời Lê Thánh Tông (làm vua từ 1460 đến 1497), nó đạt đến mức toàn thịnh Từ thế kỷ XV, cho đến giữa thế kỷ XIX, thậm chí đến đầu thế kỷ XX, trong đời sống tinh thần của nước ta, Nho giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo, chi phối Ảnh hưởng của Nho giáo, do thực tế lịch sử đó rất lớn

Là một học thuyết đạo đức, Nho giáo được đánh giá là một trong những học thuyết hoàn thiện nhất, đầy đủ nhất và có sức bền qua thời gian Trong thời Hán học đang thịnh, các nhà Nho cõi chữ Hán là chữ ta, Khổng Tử, Mạnh Tử, Trình Di, Chu Hy

là thánh hiền, Nho giáo là đạo học ở nước ta và ai cũng nghĩ như Phan Đình Phùng:

“Nước mình mấy ngàn năm nay, đất nước chẳng rộng, quân lính không mạnh, tiền của chẳng giàu; cái chỗ dựa để dựng nước là nhờ cái gốc của vua tôi, cha con theo năm đạo cương thường mà thôi… cái ơn giáo hoá của Thi Thư vốn là chỗ dựa cho mình đấy”

Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, nước ta đã mất vào tay thực dân Pháp, đến đầu thế kỷ này, các nhà nho yêu nước như Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…, chịu ảnh hưởng của phong trào duy tân, Âu hoá của Nhật Bản, Trung Quốc mới nhìn nhận cách khác Họ lên án chế độ chuyên chế, lên án cách học khoa cử, coi Hán học chỉ đào tạo ra một lớp hủ nho Tuy các nhà nho duy tân chưa lên

Trang 5

án Nho giáo nhưng họ cũng thấy Nho giáo để lại hậu quả tiêu cực: làm cho nước yếu dân hèn

Xu hướng phủ định Nho giáo còn tiếp tục và tăng cường trong lớp người chịu ảnh hưởng văn hoá phương Tây, dù về tư tưởng họ theo quan điểm tư sản hay vô sản Trong các tôn chỉ của Tự Lực Văn đoàn có một điểm là: “Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa” Những người mác- xít cũng coi Nho giáo là cốt lõi của

tư tưởng phong kiến, coi nó là phản động vì đề cao quân quyền, phụ quyền, nam quyền, chủ trương tam tòng tứ đức áp bức phụ nữ, khinh lao động, đứng về phía giai cấp bóc lột…

2 Tại sao ở Nguyễn Trãi, tư tưởng Nho giáo nổi trội hơn hết thảy?

Ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi chủ yếu qua các tác phẩm thơ văn của ông với nội dung khuyên răn luân lí Ông khuyên con người ta không coi trọng vật chất mà nên sống với chữ đức, hiểu được giá trị bền vững của đạo đức, coi trọng danh dự và sự giàu có về tâm hồn hơn là sự giàu có về tiền bạc Danh lợi

là sắc không, đạo đức mới là của chầy Muốn có đạo đức thì phải làm điều thiện, sống

có hiếu, có khí tiết, không uốn mình, không cầu xin danh lợi, không oán thán, biết tha thứ cho người khác, sống trong sạch, lành mạnh, thanh tịnh, luôn nhận phần thiệt thòi về mình Tư tưởng Lão - Trang thể hiện ở quan niệm sống phủ nhận danh lợi, ung dung tự tại, vô vi và hòa hợp với thiên nhiên

Một số ý kiến cho rằng, ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo, dù chỉ giữ vị trí thứ yếu trong tư tưởng Nguyễn Trãi, chính là ảnh hưởng của tam giáo đồng nguyên trong hệ tư tưởng Lý - Trần Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hoá Việt Nam Trước Nguyễn Trãi là một văn hoá Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Phật giáo, sau Nguyễn Trãi là một văn hoá Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Nho giáo từ Trung Quốc Nguyễn Trãi chủ trương xây dựng một nền văn hóa dân tộc, Nho giáo trong tư tưởng của ông có thể gọi là tư tưởng Nho giáo dân gian Sự thất bại của Nguyễn Trãi trong việc chế định nhã nhạc và việc Lương Đăng hoàn toàn mô phỏng nhã nhạc triều Minh trong việc soạn nhạc cung đình triều Lê

đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự tiến triển của tình trạng nhị nguyên văn hoá giữa cung đình và dân gian Sức sống của nền văn hoá dân tộc giờ đây phải tìm về kho tàng văn hoá dân gian, ở đó các cương lĩnh Nho giáo đã bị lật ngược lại, còn trong triều đình

Trang 6

thì về chính trị là chế độ trung ương tập quyền theo hướng chuyên chế, về tư tưởng - văn hóa thì theo hướng độc tôn Nho giáo, bài xích Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian Nguyễn Trãi sống trong bầu không khí của Nho giáo và vì thế hấp thu một cách tự nhiên những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo

Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế, lật đổ nhà Trần, nhà

Hồ thành lập Cũng trong năm đó, nhà Hồ mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự

và đỗ Thái học sinh, đứng thứ tư, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng

Nguyễn Trãi chan chứa lòng thương dân, yêu dân và trọng dân Ông khẳng định nhân dân là lực lượng sản xuất ra vật chất của xã hội và động lực quyết định sự hưng vong của triều đại, đất nước Ông được coi là nhân vật lịch sử có tư tưởng nhân dân cao quý nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam

Về quan điểm sống, Nguyễn Trãi khuyên con người ta nên tu thân theo các tiêu

chuẩn Nho giáo: sống trung dung, tuân theo tam cương ngũ thường, đặc biệt là đạo hiếu

và đạo trung

Về ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng Nguyễn Trãi, Trần Đình Hượu cho rằng: “Về hệ thống, tư tưởng nhân sinh của Nguyễn Trãi vẫn thuộc Nho giáo nhưng là một Nho giáo khoáng đạt, rộng rãi, không câu nệ và vì vậy không chỉ là gần gũi mà còn

là phong phú hơn, cao hơn lối sống thuộc dân tộc trước đó”

Trong cả cuộc đời, khi còn chống Minh cũng như khi làm quan trong triều đình, bao giờ Nguyễn Trãi cũng coi Nho giáo là đạo lí chính, nhưng tư tưởng Nho giáo không

bao giờ độc chiếm tâm hồn ông Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đã ví: “nếu hình dung Nho giáo là một đường thẳng thì tư tưởng Nguyễn Trãi là một đường quanh co cùng hướng, lượn quanh, không bao giờ trùng mà cũng không bao giờ đi quá xa đường thẳng” Bên cạnh Nho giáo, bao giờ cũng có một cái gì khác, thường là trái Nho giáo,

hoặc tư tưởng Lão – Trang, hoặc là nếp sống theo truyền thống dân tộc Chính điều đó

đã làm cho Nguyễn Trãi gần gũi với chúng ta hơn, và tư tưởng Nho giáo ở ông không phải là sự hấp thụ một cách máy móc, nguyên bản mà là một sự tiếp thu sáng tạo, có chọn lọc

Nguyễn Trãi đã chán “thói nhà nho lạnh nhạt, tình đời bạc bẽo”,”thân ta bị cái

mũ nhà nho lừa đã lâu”, nhưng ông vẫn không bỏ được cái nguyên lý Nho giáo là hai chữ “quân thân”: “Đạo làm con liễn đạo làm tôi”

Trang 7

Nguyễn Trãi là người có ý thức về tài năng cá nhân mình rất mạnh mẽ: “Đống lương tài có mấy bằng mày” Là con người trong thơ, Nguyễn Trãi hiện diện như một day dứt, một con người thao thức khôn nguôi của thời đại Ông hiện diện không nhằm khẳng định Nho hay Đạo, mà là khẳng định một con người muốn hiến dâng tài năng cho cuộc sống một cách trọn vẹn

Xuất hay xử là lý thuyết của Nho giáo Nhưng với người ẩn dật, lý luận Nho giáo không cung cấp đủ thức ăn tinh thần Nho giáo không cho họ triết lí để sống cô độc, không cho họ nhìn ra cái đẹp của thiên nhiên mà vui thú, nhìn ra cái vô nghĩa của cuộc đời để xa lánh, thây kệ, yên tâm hưởng cảnh nhàn Những người ẩn dật thường tìm những chỗ thiếu thốn đó ở Trang Tử

Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định “nguồn gốc Trung Quốc của Nho giáo không làm cho Nguyễn Trãi thành nhà tư tưởng vọng ngoại” Trong quan niệm của ông

“Đất chia Nam Bắc, đạo không sai khác” Nguyễn Trãi vận dụng tư tưởng Nho giáo nói chung, tư tưởng nhân dân của học thuyết đó nói riêng như những chân lí ổn định Tư tưởng Nho giáo ở Nguyễn Trãi xuất phát chủ yếu từ gốc Khổng – Mạnh: “Lòng hãy cho bền đạo Khổng môn”

3 Biểu hiện của tư tưởng Nho giáo trong các tác phẩm thơ của Nguyễn Trãi

Thời đại của Nguyễn Trãi là thời Nho giáo độc tôn, ảnh hưởng của Nho giáo đã bao trùm không khí thời đại Bản thân Nguyễn Trãi là một nhà nho hành đạo, tích cực

và có công lớn với đất nước Đồng thời ông cũng là một nhà Nho ẩn dật nhưng lại mang một tư tưởng Nho giáo bình dị, thiết thực Chất Nho trong thơ Nguyễn Trãi mang bản sắc thuần Việt

a Tư tưởng thiên mệnh

Nguyễn Trãi là một Nho sĩ nên ông tin ở mệnh trời - thiên mệnh Theo Nho giáo, trời là cái lí vô hình làm chủ mọi biến hóa trong vũ trụ mà không thế lực nào có thể ngăn cản nổi Khổng Tử nói:

“Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử”

(không hiểu được mệnh trời thì không phải là người quân tử)

Thiên mệnh là lẽ biến hóa của tự nhiên, phải công nhận, vì vậy mọi người phải

“tri thiên mệnh” Nguyễn Trãi cho rằng sự thành bại, giàu sang, phú quý hay đói rách nghèo hèn đều do mệnh trời sắp đặt:

Trang 8

“Được thua phú quý dầu thiên mệnh Chen chúc làm chi cho nhọc nhằn”

“Mới biết danh hư là có số

Ai mà cãi được đạo trời”

Thậm chí, với thi nhân, số mệnh và văn chương cũng là do mệnh trời sắp đặt mà nên:

“Số hữu nan đào tri thị mệnh Văn như vị táng đã quan thiên”

(Số có khốn khó biết là do mệnh Văn nếu chưa bị chôn là tại trời) (Oán thán)

Với niềm tin đó Nguyễn Trãi bao giờ cũng an nhiên tự tại, gặp thất bại cũng lấy làm đau khổ, có thành công cũng không tự đắc:

“Vắn dài được mất dầu thiên mệnh Trải quái làm chi cho nhọc nhằn Cho hay bỉ thái mới lề cũ

Nếu có nghèo thời có ai”

Ngay ở sự vắn dài, già trẻ của cuộc đời, ông cũng “mặc”:

“Già, mặc số trời đất” (Bài 18)

Nhưng cái tin vào thiên mệnh ở Nguyễn Trãi khác với Nguyễn Du Nếu như Nguyễn Du cực đoan đến mức mù quáng trong cách nhìn nhận nguyên nhân của mọi sự đều “tại trời”:

“Lạ gì bỉ sắc tư phong Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”

thì ở Nguyễn Trãi, tri thiên mệnh gắn liền với chữ “an” trong tâm hồn Đó là chân dung một vị quan thông hiểu mọi việc trên đời và có thái độ bình thản trước mọi sự trong cuộc sống Nguyễn Trãi coi đó là lý tưởng sống, nhắc nhở người đời sống hiền hòa yên

ổn, chớ tranh khỏe, tranh khôn, chỉ nên vun xới thiện tâm và làm điều nhân đức:

“Lộc trời cho đã có ngần Tua hay thửa phận chớ phàn nàn Giàu nhiều của, con chẳng có Sống hơn người, mệnh khó khăn” (Bài 175)

Trang 9

Nguyễn Trãi tin ở Trời và ông coi Trời là đấng tạo hóa sinh ra muôn vật Cuộc đời của mỗi con người đều do mệnh trời sắp đặt Vận nước, mệnh vua cũng là do trời quy định Nhưng Trời không chỉ là đấng sinh thành, mà còn có tình cảm, tấm lòng giống như cha

mẹ Lòng hiếu sinh và đạo trời lại rất hòa hợp với tâm lý phổ biến và nguyện vọng tha thiết của lòng người, đó là hạnh phúc, ấm no và thái bình Nếu con người biết tuân theo

lẽ trời, mệnh trời, thì có thể biến yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng Và ngược lại, theo Nguyễn Trãi, nếu con người không theo ý trời, lòng trời, thì có thể chuyển yên thành nguy và tự rước họa vào thân Phải chăng đó là con đường mà Nguyễn Trãi đã ảnh hưởng và tiếp thu được ở tư tưởng Nho giáo

b Tư tưởng trung dung

Trình Tử, một đệ tử của đạo Nho đã từng định nghĩa:

“Bất thiên tri vị trung Bất dịch tri vị dung Trung giả thiên hạ tri chính đạo Dung giả thiên hạ tri định lý”

(Không thiên lệch chỗ khác gọi là trung Không thay đổi gọi là dung

Trung là đường chính trong thiên hạ Dung là lẽ nhất định trong thiên hạ)

Còn Khổng Tử thì nói: Quân tử trung dung, tiểu nhân phản trung dung Trong

Quốc âm thi, Nguyễn Trãi hiện lên là một vị đại nho thấm n huần nên văn hóa của dân tộc, luôn hướng về những chuyện kinh bang tế thế Thái độ sống của Nguyễn Trãi là thái

độ của người quân tử, lấy chữ “trung” làm đích đến của cuộc đời

“Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả Qua ngày qua tháng được an nhàn”

“Bền đạo trung dung chẳng thuở tàn Màng chi phú quý nhọc khoe khoang”

Nguyễn Trãi đã tiếp thu đạo trung dung như một bí kíp của cuộc sống, bí kíp của niềm vui, của hạnh phúc Có phải vì thấm thía điều đó mà Nguyễn Trãi luôn khuyên ta giữ đạo trung dung:

“Làm người thì giữ đạo trung dung

Trang 10

Khăn khắn dặn dò thuở lòng”

Ông luôn canh cánh trong lòng: “Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả”.

c Tam cương ngũ thường

Quân – thân, phụ - tử, phu – thê là những mối quan hệ có tính chất giường cột theo quan niệm của Nho giáo Nguyễn Trãi hay nhắc đến hai chữ “quân – thần”:

“Nhân gian mọi sự đều nguôi cả Một sự quân thần chẳng khứng nguôi” (Tự thán 36)

Từ khi đi học, đi thi mà còn chưa đỗ, Nguyễn Trãi đã luôn tự nhủ lòng:

“Một thân lẩn quất đường khoa mục Hai chữ mơ màng việc quốc gia Quân thân chưa báo lòng canh cánh Tình phụ cơm trời áo cha”

Tuy quyền cao chức trọng nhưng Nguyễn Trãi không vì thế mà kiêu căng, tự phụ, trái lại ông vẫn “khăn khắn” lo giữ đạo đức, cái đạo đức của một nho thần đọc sách, thờ vua, chăn dân:

“Thờ cha lấy thảo làm phép Rập chúa hằng ngay mấy cần” (Bài 184)

Khi không còn hợp thời được nữa, Nguyễn Trãi mặc dù “Lui, ngõ giữ đất Nho thần” nhưng ông luôn tận trung với nước:

“Lòng một tấc đơn còn nhớ chúa Tóc hai phần bạc bởi thiên thu” (Bài 37)

Đến khi phải chọn lựa, Nguyễn Trãi cũng đi theo quan niệm phổ biến của Nho gia “Dụng chi tắc hành xả chi tắc tàng”

Nguyễn Trãi băn khoăn giữa xuất và xử không phải là băn khoăn giữa làm quan hay ở ẩn lánh tục, mà lựa chọn nào cũng làm ông tiếc nuối vì:

“Lấy đâu xuất, xử lọn hai bề Được thú làm quan, mất thú quê” (Bài 109)

Thứ tình cảm ấy đã trở thành một cái gì đó vô hình mà hết sức bền chặt, không thay đổi theo cuộc đời:

“Bui có một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” (Bài 50)

Ngày đăng: 06/07/2016, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w