1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cái mới trong quan niệm về con người trong Truyện Kiều – Nguyễn Du

9 2,8K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 78,5 KB

Nội dung

Khi tác giả miêu tả thiên nhiên thì đó không phải là động tác phác thảo vài nét cơ bản vào không gian, mà là sự bộc lộ những tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình cũng như chủ thể tác giả giấu mặt. Bởi thế Voltaire mới khẳng định: Thơ là âm nhạc của tâm hồn”.

Trang 1

Cái mới trong quan niệm về con người trong Truyện Kiều – Nguyễn Du

Văn học là bộ môn khoa học về con người, đúng như Macxim Gorki đã từng khẳng

định: “Văn học là nhân học” Con người chính là đối tượng chủ yếu của văn học Dù

miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, hay cỏ cây hoa lá, văn học đều nhằm mục đích miêu

tả và thể hiện vào con người Cổ tích hay thần thoại là sản phẩm của trí tưởng tượng, nói đến cái hiện thực tồn tại trong đầu óc con người, góp phần thể hiện ước mơ, khát vọng con người

Về quan niệm nghệ thuật về con người, Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa

như sau: “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu

ẩn chìm trong hình thức tác phẩm Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật.

Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: "Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình” Tức, quan niệm nghệ thuật

về con người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học của tác giả,

từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó Vì vậy, chúng ta sẽ thấy được giá trị của hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm Giáo

sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng một cách nhìn khá bao quát:

“Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết

lí của tác phẩm”.

Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người Từ đó, chúng ta có thể đi đến khái quát cách hiểu quan niệm nghệ thuật về con người như sau: Có thể hiểu

Trang 2

quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể,ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng

Khi tác giả miêu tả thiên nhiên thì đó không phải là động tác phác thảo vài nét cơ bản vào không gian, mà là sự bộc lộ những tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình cũng

như chủ thể tác giả giấu mặt Bởi thế Voltaire mới khẳng định: "Thơ là âm nhạc của tâm hồn”.

II Nội dung

Trong văn học, con người chính là nhân vật trung tâm Mỗi thể loại có một cách quan niệm và biểu hiện con người riêng nhưng vẫn có cái chung Quan niệm về con người trong Truyện Kiều mặc dù cũng nằm trong quan niệm chung của văn học trung đại nhưng có nhiều nét mới Trước hết đó là quan niệm con người vũ trụ

3.1 Con người vũ trụ

Thời trung đại, con người chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên thường dựa vào tự nhiên, khai thác tự nhiên để sống Do đó, con người trung đại tin ở sự thống nhất trong thế giới Thiên nhiên là bạn tri âm tri kỷ của con người Người phương Đông xưa cũng quan niệm: thiên nhiên có mối giao hòa, giao cảm với con người bởi con

người là một "tiểu vũ trụ" có quan hệ tương thông tương cảm với "đại vũ trụ"- thiên nhiên ngoại giới (Thiên nhân tương cảm, thiên nhân hợp nhất) Con người là một yếu

tố trong mô hình vũ trụ: Thiên - Địa - Nhân hợp thành "Tam Tài" Con người sống trong vòng "Thiên phú địa tái" (Trời che, đất chở) Cho nên, quan niệm “Thiên – Địa

– Nhân” hay “Thiên Nhân tương cảm” cổ xưa ấy đã chi phối nhiều đến sự biểu hiện

trong tác phẩm nghệ thuật Do đó thơ văn trung đại thường chỉ xuất hiện một con người đứng trước trời đất

Trang 3

Tầm vóc của con người thường được đo bằng chiều kích của vũ trụ Trước vũ trụ, con người dù có mạnh mẽ, lớn lao bao nhiêu cũng trở nên hết sức bé nhỏ so với cái mênh mông, dằng dặc của đất trời:

Thế sự du du nại lão hà

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca (Cảm hoài – Đặng Dung)

Hay như trong thơ Nguyễn Công Trứ:

Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng Một tiếng kêu vang lạnh cả trời

Đó còn là cái cô đơn, mênh mông rợn ngợp như trong thơ Bà Huyện Thanh Quan:

Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta

Trong văn học trung đại, con người không xuất hiện với tư cách cá nhân Họ buồn không phải một cá nhân buồn, mà cả vũ trụ cũng buồn theo, đúng như Nguyễn Du đã từng nói:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Đó là “con người vũ trụ” sống trong quy tắc “hô, ứng” Vui buồn của mỗi con người buộc cả vũ trụ chuyển động

“Vật mình, vẫy gió, tuôn mưa,

Dầm dề giọt ngọc thẫn thờ hồn mai.”

Trang 4

Con người không được miêu tả như một hiện tượng xã hội mà được như là một bộ phận của thiên nhiên, của vũ trụ Thiên nhiên là thước đo chuẩn mực của con người, khi nói về Thúy Vân, Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:

“Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Hay

“Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Khi nói sự bình phục của Kiều, Nguyễn Du viết:

“ Vừa tuần nguyệt sáng, gương trong”

Về tình yêu của Từ Hải và Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:

“Trai anh hùng, gái thuyền quyên Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”

Tác giả thường miêu tả những con người phi thường, hun đúc một sức mạnh nào đó của vũ trụ Từ Hải chính là nhân vật được Nguyễn Du xây dựng dựa trên quan niệm này:

“Râu hùm hàm én mày ngài Vai năm tất rộng thân mười thước cao”.

Trang 5

Đây là con người mà chí khí và tài năng được đo bằng chiều kích của vũ trụ Bởi thế, nói đến Từ Hải, người đọc như thấy hiện rõ trước mắt mình một hình ảnh cao rộng của trời đất và vũ trụ Như vậy, hình tượng con người vũ trụ trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam đã cho chúng ta thấy được quan niệm về con người của các tác giả trung đại Con người đó là một cá thể vũ trụ, mang dấu ấn vũ trụ, thiên nhiên qua đất trời, mây nước, cỏ cây, muông… với cái đạo vững bền, sâu thẳm của nó Đây là nét khu biệt không thể lẫn so với các kiểu con người trong các thời kì sau của văn học

3.2 Con người đạo đức

Bên cạnh đó, con người trong văn học trung đại còn là con người của tấm lòng, con người của chí khí và việc tỏ lòng, tỏ chí khí là nét đặc trưng của họ Bởi vậy, cái

có giá trị nhất của con người thuộc về tấm lòng, muốn đánh giá về một con người là xem tấm lòng của họ như thế nào Trong văn học trung đại, chúng ta chứng kiến

không ít những tác phẩm tỏ lòng như “Cảm hoài” “Thuật hoài” … Nguyễn Công Trứ

có khát vọng:

“Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng Một tiếng kêu vang lạnh cả trời”

Con người tỏ lòng trong văn học trung đại thường là các bậc đại trí nhưng trong Truyện Kiều, để “tỏ lòng” hiếu thảo, Kiều đã bán mình chuộc cha Con người tỏ lòng trong Truyện Kiều không bị ràng buộc bởi chữ “trung” mà bị ám ảnh bởi chữ “hiếu”

và chữ “tình”:

“Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn”

Khi bị giam ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều luôn luôn trăn trở:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trong mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Trang 6

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Con người đạo đức trong Truyện Kiều vừa là hình tượng con người trong truyền thống đạo đức của dân tộc nhưng cũng mang những nét mới Chính ở đây, Nguyễn Du đã thể hiện quan niệm mới mẻ về con người Truyền thống đạo đức Nho giáo phong kiến quan niệm:

“Trai thì trung hiếu làm đầu Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình”

Nhưng ở Truyện Kiều, quan niệm về con người mang những nét mới Thúy Kiều đã vượt qua rào cản của lễ giáo phong kiến để:

“Xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình”

Thúy Kiều đã bước từ chốn “phong gấm rủ là” “trướng rủ màn che” để bước chân vào chốn lầu xanh “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần” Với hình tượng mới mẻ ấy, Nguyễn

Du đã vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến đơn thuần Thậm chí Truyện Kiều của Nguyễn

Du cũng bị coi như một dâm thư:

Đàn ông chớ kể Phan Trần Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều.

Hình tượng Từ Hải cũng vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến Vua quan thời Minh Mệnh,

Tự Đức đều rất mê Kiều Tự Đức muốn nọc Nguyễn Du ra đánh một trăm roi vì câu:

Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Trang 7

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.

Nhưng với Nguyễn Du, người “phụ nữ lầu xanh” và “tên giặc cỏ” ấy (theo quan niệm của nhiều người) lại là một cặp:

Trai anh hùng, gái thuyền quyên Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng

Con người đạo đức trong Truyện Kiều không phải là con người đạo đức theo quan niệm phong kiến đơn thuần mà đều vượt ra khỏi vòng lễ giáo phong kiến mặc dù Nguyễn Du là một nhà nho chính thống Đó là nét mới mẻ trong quan niệm về con người của Nguyễn Du

3.3 Con người cá thể hóa

Trong văn học trung đại còn tồn tại một quan niệm khác về con người đó là quan niệm về con người đấng bậc Điều này được thể hiện rõ nét nhất là trong tác

phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du Cách miêu tả của Nguyễn Du chịu sự chi phối của

quan niệm đấng bậc về con người Trong quan niệm của ông, những con người như Kim Trọng, Thúy Kiều, Từ Hải là những “đấng”, những “bậc” đáng kính trọng Họ là

“đấng tài hoa” (Đạm Tiên); “bậc tài danh” (Kim Trọng); “bậc bố kinh” (Thúy Kiều);

“đấng anh hùng” (Từ Hải) Đối với những nhân vật ấy, tác giả dành cho những lời trang trọng, tượng trưng

Trong văn học trung đại, con người không xuất hiện dưới hình thức cái tôi cá thể hóa, cái tôi riêng mà thường hòa lẫn và nhạt nhòa trong cái ta chung Đã là đàn ông thì phải “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, là phụ nữ thì “công, dung, ngôn, hạnh”, nói như Nguyễn Đình Chiểu:

Trai thì trung hiếu làm đầu Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình

Trang 8

(Truyện Lục Vân Tiên) Những nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu đại diện cho chuẩn mực của đạo đức phong kiến Những nhân vật phản diện như Trịnh Hâm hiện lên hết sức mờ nhạt Còn trong Truyện Kiều, bọn Tú Bà, Mã Giám Sinh là bọn vô loài, bọn chúng không có mẫu mực

gì cả, mỗi đứa một vẻ, đều là “tuồng” vô lại Bọn chúng được miêu tả theo đặc tính thực tế về nghề nghiệp cá nhân theo kiểu “Thoắt trông nhờn nhợt màu da”, hoặc:

“Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”… rất hiện thực Mỗi nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đều mang những nét cá tính riêng, bằng cách ấy, Nguyễn Du đã

“giết chết” Sở Khanh bằng một từ “lẻn”:

Tường đông lay động bóng cành

Rẽ song, đã thấy Sở Khanh lẻn vào

giết chết Mã Giám Sinh bằng một từ “tót”:

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng

Có thể nói, con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du hiện lên với cá tinh riêng, rõ rệt, “mỗi người một vẻ” Có người nói rằng, Nguyễn Du đã tiếp cận rất gần đến với chủ nghĩa hiện thực sau này

Là một nhà nho theo quan niệm Nho giáo chính thống nhưng Nguyễn Du có những quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người, cho dù thi nhân giải quyết vấn đề con người theo tư tưởng thiên mệnh Đi sâu khám phá quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam là bước đi ngắn nhất để chúng ta đến gần với cái bản chất nội tại của tác phẩm, nắm được sự thay đổi, cách tân và vận động của cả một giai đoạn, một thời kì văn học trung đại, đồng thời nêu bật được sức hấp dẫn của thời kì văn học này cũng như khẳng định những giá trị không lỗi thời của nó về sau

Trang 9

Quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người trong Truyện Kiều là điều làm nên giá trị vĩnh cửu của tác phẩm và thể hiện tài năng kiệt xuất của đại thi hào Nguyễn Du

Ngày đăng: 06/07/2016, 11:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w